Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Ôn tập dạng đề so sánh văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.4 KB, 14 trang )

ÔN THI THPT QUỐC GIA: DẠNG ĐỀ SO SÁNH (phần 2)
ĐỀ 1:
Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”
của Nguyễn Tuân và hình tượng sông Hương trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Từ đó, trình bày suy nghĩ của anh, chị về việc bảo vệ
cảnh quan thiên nhiên của đất nước.
1. Yêu cầu chung:
Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo
lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể
hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;
không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn
dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn
văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái
quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được
triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao
tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích,
so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
Có thể trình bày theo định hướng sau:
I. MỞ BÀI:
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần bàn luận.


II. THÂN BÀI:
1. Nét tương đồng của 2 dòng sông:
a. Sông Đà và sông Hương đều được các tác giả miêu tả như một nhân vật trữ
tình có tính cách với những vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt, thể hiện tình yêu


thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước.
b. Sông Đà và sông Hương đều mang nét đẹp của sự hùng vĩ, dữ dội.
Vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà được thể hiện qua sự hung bạo và dữ dội của
nó trên nhiều phương diện khác nhau cảnh trí dữ dội, âm thanh ghê rợn, đá
sông Đà như đang bày trùng vi thạch trận.
Khi chảy giữa lòng Trường Sơn, sông Hương chảy dữ dội tựa một bản
trường ca của rừng già, tựa cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại...
c. Sông Đà và sông Hương đều có vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình:
Sông Đà: dáng sông mềm mại tựa mái tóc tuôn dài tuôn dài, màu nước thay
đổi qua từng mùa, vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính…
Sông Hương: với dòng chảy dịu dàng và đắm say giữa những dặm dài chói
lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Sông Hương còn mang vẻ đẹp của
người con gái ngủ mơ màng chờ người tình mong đợi đánh thức. Nó còn
được ví như điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế...
d. Cả hai đều được miêu tả qua ngòi bút tài hoa, uyên bác:
Tài hoa: hai dòng sông đều được miêu tả trên phương diện văn hóa,
thẩm mĩ:
 Sông Đà là nơi hội tụ hainét tiêu biểu, đặc trưng của thiên nhiên Tây Bắc
vừa hùng vĩ, uy nghiêm, dữ dội lại vừa trữ tình, thơ mộng.
 Sông Hương là dòng sông của âm nhạc, dòng sông của thơ ca, của lịch sử
gắn liền với những nét đặc sắc về văn hóa, với vẻ đẹp của người dân xứ
Huế.
Uyên bác: cả hai tác giả đều vận dụng cái nhìn đa ngành, vận dụng kiến thức
trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật để khắc họa hình tượng hai dòng sông.
2. Nét độc đáo riêng trong từng hình tượng dòng sông:
a. Sông Đà:


Trong đoạn trích, nhà văn tập trung tô đậm nét hung bạo, dữ dội của sông
Đà giống như một kẻ thù hiểm độc và hung ác

Thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nước dữ, gió dữ, đá dữ đặc biệt đá bày trùng
vi thạch trận chực lấy đi mạng sống của con người.
Sông Đà được cảm nhận ở chính nét dữ dội, phi thường, khác lạ: tiếng thét
của sông Đà như tiếng thét của ngàn con trâu mộng, đá trên sông đà mỗi
viên đều mang một khuôn mặt hung bạo, hiếu chiến...
Đặc biệt, tác giả miêu tả sự hung bạo của sông Đà để làm nổi bật sự tài hoa,
tài trí của người lái đò. Lúc này đây, sông Đà như một chiến địa dữ dội. Và
mỗi lần vượt thác của người lái đò là mỗi lần ông phải chiến đấu với thần
sông, thần đá...
b. Sông Hương:
Sông Hương được tô đậm ở nét đẹp trữ tình, thơ mộng, gợi cảm và nữ tính,
luôn mang dáng vẻ của một người con gái xinh đẹp, mong manh có tình yêu
say đắm. Khi ở thượng nguồn, nó là cô gái Digan phóng khoáng, man dại;
khi ở cánh đồng Châu Hóa, nó là cô thiếu nữ ngủ mơ màng; khi lại như
người tài nữ đánh đàn giữa đem khuya, hay là nàng Kiều tài hoa, đa tình mà
lại chung tình, là người con gái dịu dàng của đất nước.
Sông Hương được miêu tả qua chiều sâu văn hóa xứ Huế, nó như người mẹ
phù sa bồi đắp cho vùng đất giàu truyền thống văn hóa này từ bao đời nay.
Sông Hương được cảm nhận qua lăng kính của tình yêu: thủy trình của sông
Hương là thủy trình có ý thức tìm về người tình mong đợi. Khi chảy giữa
Huế, sông Hương mềm hẳn đi như một tiếng "vâng" không nói ra của tình
yêu. Trước khi đổ ra cửa biển, sông Hương như người con gái dùng dằng
chia tay người yêu, thể hiện một nỗi niềm vương vấn với một chút lẳng lơ
kín đáo.
Thông qua hình tượng sông Hương mang nét đẹp nữ tính, nhà văn thể hiện
nét đẹp lãng mạn, trữ tình của đất trời xứ Huế.
3. Trách nhiệm bản thân trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê
hương, đất nước qua hành động cụ thể như: yêu quí, bảo vệ môi trường,
quảng bá thắng cảnh…
III. KẾT LUẬN:



Qua vẻ đẹp tương đồng của 2 dòng sông, ta bắt gặp sự tương đồng độc đáo
của 2 tâm hồn có tình yêu thiên nhiên tha thiết và niềm tự hào với vẻ đẹp
của non sông đất nước Việt Nam.
Mỗi nhà văn đều có một phong cách nghệ thuật độc đáo trong việc thể hiện
hình tượng các dòng sông, giúp người đọc có những cách nhìn phong phú,
đa dạng về vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình.
ĐỀ 2:
Về hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo), có ý kiến
cho rằng: Tiếng đàn là thân phận Lor-ca, cũng là thân phận của nghệ thuật nói
chung trong một thực tại mà cái ác ngự trị. Ý kiến khác lại nhấn mạnh: Tiếng đàn là
vẻ đẹp tâm hồn, là sức sống bất diệt của nghệ thuật Lor-ca.
Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận về hai ý kiến trên.
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hai ý kiến về hình tượng tiếng đàn
Thanh Thảo là gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ, có
nhiều nỗ lực cách tân thơ sau năm 1975.
Tác phẩm: Đàn Ghi ta của Lor-ca rút từ tập thơ Khối vuông Ru-bích (1985) là
thi phẩm tiêu biểu của Thanh Thảo. Bài thơ là tiếng nói tri âm của Thanh
Thảo đối với người nghệ sĩ Tây Ban Nha Gar-xi-a Lor-ca.
Trích dẫn hai ý kiến.
2. Thân bài:
a. Giải thích ý kiến
Hai ý kiến là hai nhận xét khác nhau về ý nghĩa của hình tượng tiếng đàn. Ý
kiến trước nhìn tiếng đàn như một thực thể mong manh, ngắn ngủi để thấy
tiếng đàn là thân phận Lor-ca, nghệ thuật Lor-ca. Ý kiến sau lại nhận ra tiếng
đàn như một sinh thể có sức sống bất diệt để thấy tiếng đàn tượng trưng cho
vẻ đẹp tâm hồn, cho sức sống của nghệ thuật Lor-ca.



b. Cảm nhận về hình tượng tiếng đàn
Tiếng đàn là thân phận Lor-ca, thân phận của nghệ thuật nói chung trong
một thực tại mà cái ác ngự trị
 Những tiếng đàn bọt nước mong manh và ngắn ngủi được đặt trong sự
tương phản, đối lập với sắc màu đỏ gắt gợi liên tưởng tới thân phận nhỏ
nhoi, khiêm nhường, số phận mong manh, ngắn ngủi của Lor-ca trong bối
cảnh chính trị căng thẳng, dữ dội
 Tiếng ghi ta vỡ tan và ròng ròng máu chảy: Tiếng đàn đã thành thân phận
đau thương của Lor-ca, của nghệ thuật trước sự hủy diệt tàn bạo của kẻ
thù.
Tiếng đàn là vẻ đẹp tâm hồn Lor-ca, là sức sống bất diệt của nghệ thuật
 Tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh: Tiếng đàn mang âm vang và sắc màu
của một tâm hồn rạo rực, say đắm trong tình yêu, thiết tha, khắc khoải với
sự sống.
 Tiếng đàn mãi trường tồn, giai điệu li-la-li-la mãi vang ngân là một ẩn dụ
tượng trưng cho sức sống bất diệt của Lor-ca, của nghệ thuật. Đó chính là
cái đẹp không thể hủy diệt, là sự sống vẫn lặng lẽ tỏa hương.
c. Bình luận hai ý kiến
Hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau nhưng không đối lập mà bổ
sung cho nhau cùng khẳng định những ý nghĩa tượng trưng của hình tượng
tiếng đàn: Tiếng đàn vừa là một ẩn dụ nghệ thuật của thân phận mong
manh, ngắn ngủi của Lor-ca, của nghệ thuật vừa là hình ảnh tượng trưng
cho vẻ đẹp, sức sống bất diệt của tâm hồn Lor-ca, nghệ thuật nói chung.
Hình tượng có được nhiều ý nghĩa ấy là do Thanh Thảo đã sử dụng phối kết
hợp nhiều biện pháp nghệ thuật: đối lập, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh
để tạo nên nhiều hình ảnh thơ lạ hóa giàu sắc thái tượng trưng.
3. Kết bài:
Tóm lược những nội dung đã bình luận.
Nêu đánh giá chung, suy nghĩ của bản thân, liên hệ mở rộng,…



ĐỀ 3:
Cảm nhận của anh, chị về hai đoạn thơ sau:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
(Từ ấy - Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2011)
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2011)
1. Yêu cầu chung:
Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo
lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện
khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc
lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân
bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần
Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng
làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn
tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức
sống mãnh liệt trong tâm hồn của hai người mẹ: bà cụ Tứ (Vợ nhặt - Kim
Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh
Châu)



c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được
triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao
tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích,
so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng:
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
Phân tích để thấy tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong
tâm hồn của hai người mẹ: bà cụ Tứ (Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà
hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
 Tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn bà cụ
Tứ: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm
nổi bật được các ý sau: Trước cảnh “nhặt vợ” của Tràng, bà cụ Tứ "vừa ai
oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình". Bà hờn tủi cho thân mình
đã không làm tròn bổn phận với con. Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón
người đàn bà xa lạ làm con dâu: "ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số
với nhau, u cũng mừng lòng". Bà thật sự mong muốn các con sẽ hạnh
phúc. Bà giấu nỗi đau buồn, lo lắng để nhen nhóm cho các con niềm tin,
niềm hi vọng vào tương lai. Giữa những ngày đói thảm hại mà “cái mặt
bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”, bà cùng con dâu thu vén nhà cửa.
Trong bữa cơm ngày đói, Kim Lân đã để cho bà cụ gần đất xa trời lại trải
qua bao khốn khổ cuộc đời là người nói nhiều nhất về tương lai hạnh phúc.
Thì ra chính tình thương yêu con đã khiến cho sức sống, sự lạc quan ở
người mẹ ấy bùng lên mạnh mẽ.


 Tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người
đàn bà hàng chài: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau,
nhưng cần làm nổi bật được các ý sau: Người đàn bà sẵn sàng chấp nhận
người chồng luôn đánh đập mình là vì cần có người chung tay lo cho con;
chị thu xếp cho Phác đến ở với ông ngoại nhằm tránh xung đột giữa hai
cha con Phác; chị muốn chồng đưa mình lên bờ đánh để các con không

phải chứng kiến cảnh bạo hành trong gia đình, để tâm hồn non nớt của con
không bị tổn thương; chị ôm chầm, vái lấy vái để đứa con khi Phác lao tới
đánh cha là để mong con đừng làm việc trái đạo, cũng là cách cầu xin con
tha lỗi cho mình vì đã không bảo vệ được con, khiến con phải lớn lên trong
cảnh khổ đau. Nhìn bề ngoài, việc người đàn bà chấp nhận cuộc sống tồi
tệ là vì chị thiếu hiểu biết, không trân trọng bản thân mình. Nhưng sâu xa
bên trong, mọi hành động của chị là vì con, do con. Trong đau khổ triền
miên, chị vẫn chắt lọc được niềm hạnh phúc nhỏ nhoi: “Vui nhất là lúc ngồi
nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”, “trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ
chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ”. Chính tình thương con là
sức mạnh để chị tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống.
Khẳng định tài năng của Kim Lân và Nguyễn Minh Châu trong việc miêu tả
hai nhân vật bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài. Tuy hoàn cảnh khác nhau
nhưng hai người mẹ này đều có nét chung là trải qua nhiều nỗi khổ cực
trong đời mà vẫn luôn giữ được sự lạc quan, niềm tin vào tương lai và cội
nguồn sâu xa của những điều đó chính là nhờ tình yêu thương con vô bờ.
Hai nhân vật này đã góp phần hoàn thiện chân dung người phụ nữ Việt
Nam.


ĐỀ 4:
Đề ra: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
(Việt Bắc - Tố Hữu)

I. MỞ BÀI: dẫn dắt vấn đề
II. THÂN BÀI:
1. Giới thiê ̣u hai tác giả, tác phẩ m.
2. Cảm nhận về hai đoạn thơ.
a. Đoạn thơ trong tác phẩ m Tây Tiế n là hồ i ức của nhà thơ về đêm liên hoan
văn nghệ đậm tin
̀ h quân dân.
Đoạn thơ trở lên lung linh với hội đuố c hoa, tiế ng khèn và điệu múa của cô
thiế u nữ miề n sơn cước.
Động từ “bừng” diễn tả không khí lễ hội và tâm trạng thăng hoa của người
lin
́ h. “Đuố c hoa” chỉ niề m vui lan tỏa làm ấ m lòng người chiế n si.̃


Cô gái trong bộ xiêm áo lộng lẫy với dáng vẻ “nàng e ấ p”. Cùng lúc là tiế ng
khèn man điệu nổ i lên cuố n hút người lin
́ h hòa vào không khí đêm hội.
Tấ t cả đã góp phầ n xây hồ n thơ bồ i đắ p tinh thầ n lãng mạn và hào hoa của
tâm hồ n người lin
́ h trẻ.
Nghệ thuật: thể thơ thấ t ngôn mang đậm chấ t nhạc và chấ t thơ. Tác giả đã
vẽ ra khung cảnh thiên nhiên và con người miề n Tây Bắ c thật mi ̃ lệ, thơ
mộng và trữ tin
̀ h.
b. Đoạn thơ trong tác phẩ m Việt Bắ c là nỗi nhớ của tác giả về những ngày
tháng gắ n bó với con người nơi căn cứ điạ kháng chiế n.
Điệp từ “nhớ” đượ c lặp lại nhiề u lầ n đã tạo nên sự da diế t trong tâm hồ n

người đi và kẻ ở. Mỗi nỗi nhớ lại gắ n với một kỉ niệm: nhớ lớp bin
̀ h dân học
vụ, nhớ nhưng đêm liên hoan văn nghệ đậm tin
̀ h quân dân. Hay đó chin
́ h là
nỗi nhớ những ngày sinh hoạt ở cơ quan. Đó là những ngày đầ y gian nan và
vấ t vả vi:̀
 Phải chố ng chọi với thiên nhiên và thời tiế t khắ c nghiệt “mưa nguồ n suố i lũ
những mây cùng mù”.
 Những khó khăn thiế u thố n về vật chấ t “miế ng cơm chấ m muố i” hay “bát
cơm sẻ nửa, chăn sui đắ p cùng”.
Tuy nhiên, sự gian khổ ấ y không ngăn đượ c tinh thầ n lạc quan bởi tấ t cả
đề u hướng đế n nhiệm vụ chung là giải phóng dân tộc. Có được tinh thầ n lạc
quan ấ y là cũng bởi tất cả cán bộ, chiế n si ̃ và nhân dân đều đồng lòng để
hướng đế n nhiệm vụ cao cả ấ y.
Nghệ thuật: điệp từ nhớ đượ c nhắ c lại nhiề u lầ n, thể thơ lục bát ngọt ngào.
3. So sánh
a. Điể m giố ng: cả hai đề u là những hoài niệm đẹp về quá khứ. Nỗi hoài niệm
đề u hướng về tin
̀ h quân dân. Tấ t cả đề u thể hiện tinh thầ n lạc quan của
người chiế n si.̃
b. Điể m khác:
Đoạn thơ trong Tây Tiế n đượ c nhin
̀ qua lăng kin
́ h hào hoa, lãng mạn của
người lin
́ h. Hin
̀ h ảnh thơ hiện lên sống động tươi đẹp.



Đoạn thơ trong Việt Bắ c hiện lên với âm điệu nhẹ nhàng. Hin
̀ h ảnh thơ bin
̀ h
di.̣ Gửi gắ m trong đó là tin
̀ h cảm của nhà thơ sâu nặng, vương vấ n và lưu
luyế n.
III. KẾT BÀI
Đánh giá chung

ĐỀ 5:
Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên trong hai đoạn thơ sau:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao , ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
(Việt Bắc - Tố Hữu)

I. MỞ BÀI: dẫn dắt vấn đề
II. THÂN BÀI
1. Tác giả tác phẩm
a. Quang Dũng là nhà thơ của xứ Đoài mây trắng. Thơ ông là tiếng nói của một
hồn thơ hào hoa lãng mạn, nhất là những vần thơ viết về lính. Các sáng tác
tiêu biểu của Quang Dũng bao gồm: Mây đầu Ô, Mùa hoa gạo, Đôi mắt
người Sơn Tây... Bài thơ Tây Tiến ra đời năm 1948, trích trong tập “Mây đầu
Ô” là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp



b. Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, lá cờ đầu của thi ca cách mạng
Việt Nam. Ông là người viết sử bằng thơ vì mỗi giai đoạn lịch sử đi qua, Tố
Hữu đều lại một tập thơ giá trị: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và
Hoa... Bài thơ Việt Bắc ra đời vào tháng 10/1954 khi Trung ương Đảng rời
chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội.
2. Cảm nhận hai đoạn thơ
a. Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến là hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ dữ dội, thơ
mộng trữ tình.
Thiên nhiên hùng vĩ dữ dội ở con đường hành quân nhiều gian khổ. Nhiều từ
láy được huy động để diễn tả sự hiểm nguy: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo
hút. Phép nhân hóa “súng ngửi trời” diễn tả tinh tế độ cao. Phép tương phản
đối lập diễn tả cảnh đèo cao, dốc thẳm, rừng dày “Ngàn thước lên cao, ngàn
thước xuống”.
Thiên nhiên trữ tình, thơ mộng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Câu thơ
được dệt nên bởi những thanh bằng gợi cảm giác êm ả, tươi mới. Hình ảnh
thơ gợi vẻ đẹp nên thơ.
Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn cân đối hài hòa giữa các thanh bằng trắc; phép
nhân hóa, tương phản, cách sử dụng từ láy tượng hình...
b. Đoạn thơ trong bài Việt Bắc.
Thiên nhiên gắn bó hài hòa với con người cùng chung mất mát đau thương,
cùng chung lưng đấu cật chống kẻ thù chung “Nhớ khi giặc đến giặc lùng/
Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây”.
Con người và thiên nhiên tạo thành một thế trận trùng điệp dồn kẻ thù vào
“lũy sắt dày”, vào “mênh mông bốn mặt sương mù”.
Thiên nhiên là hậu phương vững chắc và cũng là người bạn chiến đấu của
con người.
Nghệ thuật: Thể thơ lục bát truyền thống, phép tu từ nhân hóa, hình ảnh thơ
ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình.



3. So sánh
Giống nhau: đều là những bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp của núi
rừng trong thời kỳ chống Pháp. Đều được viết bằng bút pháp lãng mạn cách
mạng.
Khác nhau:
 Thiên nhiên trong Tây Tiến thiên về diễn tả sự khắc nghiệt, dữ dội. Là gian
khổ thiếu thốn mà người lính phải vượt qua. Thiên nhiên trong Việt Bắc
thiên về miêu tả sự gần gũi và đồng lòng với con người.
 Thiên nhiên trong Tây Tiến mang hai vẻ đẹp hài hòa: hùng vĩ và lãng mạn.
Thể thơ thất ngôn cũng góp phần làm cho bức tranh thơ thể hiện được
những nét trên. Trong Việt Bắc, thiên nhiên có chiều hướng gắn với hiện
thực cuộc kháng chiến khi ta dựa thế rừng núi để đáp trả lại kẻ thù. Thể
thơ lục bát biến hóa linh hoạt mang lại một thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng
thật gần gũi.
III. KẾT BÀI

ĐỀ 6:
Vẻ đẹp của hình tượng người phụ nữ Việt Nam qua "Sóng" (Xuân Quỳnh), "Vợ nhặt'
(Kim Lân) và "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài.
Hướng dẫn giải:
Chứng minh qua các luận điểm sau:
Người phụ nữ Việt Nam có một trái tim yêu chân thành, đằm thắm, thủy
chung, một tâm hồn giàu khát vọng xây đắp cho một tình yêu vĩnh cửu vĩnh
hằng. (Sóng - Xuân Quỳnh)
Người phụ nữ có sức sống tiềm tàng mãnh liệt, luôn khao khát hướng đến tự
do (Mị - Vợ chồng A Phủ); khao khát sống, ước mơ vươn tới hạnh phúc;
giàu lòng tự trọng (Người vợ nhặt)



Người phụ nữ là người mẹ giàu tình yêu thương con, tinh thần lạc quan, giàu
niềm tin (bà cụ Tứ)
Đánh giá chung về vẻ đẹp hình tượng người mẹ

Trường học Trực tuyến Sài Gòn (iss.edu.vn) có hơn 800 bài giảng trực tuyến thể
hiện đầy đủ nội dung chương trình THPT do Bộ Giáo dục - Đào tạo qui định cho 8
môn học Toán - Lý - Hóa - Sinh -Văn - Sử - Địa -Tiếng Anh của ba lớp một0 mộtmột

-

một2.

Các bài giảng chuẩn kiến thức được trình bày sinh động sẽ là những lĩnh vực kiến
thức mới mẻ và đầy màu sắc cuốn hút sự tìm tòi, khám phá của học sinh. Bên cạnh
đó, mức học phí thấp: 50.000VND/một môn/học kì, dễ dàng truy cập sẽ tạo điều kiện
tốt nhất để các em đến với bài giảng của Trường.
Trường học Trực tuyến Sài Gòn - "Học dễ hơn, hiểu bài hơn"!



×