Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đạo tin lành và công tác đối với đạp tin lành ở thái nguyên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

LÊ QUỐC TUẤN

ĐẠO TIN LÀNH VÀ CÔNG TÁC ĐỐI
VỚI ĐẠO TIN LÀNH Ở THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
Chuyên ngành
Mã số

: Chủ nghĩa xã hội khoa học
: 60 22 85

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Minh Đô

HÀ NỘI - 2011


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1

9

QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG


CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở THÁI NGUYÊN
1.1. Một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và dân

9

tộc, tín ngưỡng tôn giáo ở Thái Nguyên có liên quan đến sự
du nhập và phát triển của đạo Tin lành
1.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội

9

1.1.2. Đặc điểm về dân tộc, tín ngưỡng và tôn giáo

12

1.2. Quá trình du nhập, phát triển và thực trạng đạo Tin lành ở

18

Thái Nguyên
1.2.1. Quá trình du nhập và phát triển của đạo Tin lành ở

18

Thái Nguyên
1.2.2. Thực trạng đạo Tin lành ở Thái Nguyên
1.3. Tác động, ảnh hưởng của đạo Tin lành đến đời sống xã hội ở

28
31


Thái Nguyên
1.3.1. Những tác động, ảnh hưởng mang tính tích cực

31

1.3.2. Những tác động, ảnh hưởng mang tính tiêu cực

33

Chương 2

40

CÔNG TÁC ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH Ở THÁI NGUYÊN
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA
2.1. Thực trạng công tác đối với đạo Tin lành ở Thái Nguyên

40

2.1.1. Thành tựu đạt được và nguyên nhân

40

2.1.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân

49

2.2. Những vấn đề đang đặt ra và một số bài học kinh nghiệm từ


59


đạo Tin lành và công tác đối với đạo Tin lành ở Thái Nguyên
hiện nay
2.2.1. Những vấn đề đặt ra hiện nay.

559

2.2.2. Một số bài học kinh nghiệm

68

Chương 3

71

DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH
VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH Ở THÁI NGUYÊN THỜI
GIAN TỚI
3.1. Dự báo xu hướng biến động của đạo Tin lành ở Thái Nguyên

71

thời gian tới
3.1.1. Một số căn cứ để dự báo

71


3.1.2. Những dự báo

74

3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công

79

tác đối với đạo Tin lành thời gian tới
3.2.1. Một số giải pháp

79

3.2.2. Một số kiến nghị

97

KẾT LUẬN

106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

110

PHỤ LỤC

118

1



NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
- DBHB

: Diễn biến hòa bình

- DTTS

: Dân tộc thiểu số

- CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

- CNTB

: Chủ nghĩa tư bản

- HTCT

: Hệ thống chính trị

- MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc

- QLNN

: Quản lý Nhà nước


- KT - XH : Kinh tế - xã hội
- TN, TG

: Tín ngưỡng, tôn giáo

- UBND

: Ủy ban nhân dân

- XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đạo Tin lành là một tôn giáo lớn trên thế giới, ra đời từ thế kỉ XVI ở
Châu Âu, gắn liền với quá trình ra đời, phát triển của CNTB. Cho đến nay đạo
Tin lành đã trở thành một tôn giáo quốc tế với khoảng gần 600 triệu tín đồ,
gần 300 hệ phái và các tổ chức khác nhau có mặt trên nhiều nước.
Từ khi ra đời, đạo Tin lành có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống kinh tế
chính trị xã hội, trong tâm lý lối sống, phong tục tập quán nhiều nước, nhất là
những nước có nền công nghiệp tiên tiến ở Tây Âu, Bắc Âu và Bắc Mỹ. Đặc
biệt, với những đặc điểm riêng về lịch sử tôn giáo, đạo Tin lành là một tôn
giáo hoạt động khá năng động, có lối sống đạo nhẹ nhàng đơn giản, đề cao vai
trò cá nhân, tinh thần dân chủ nên nó không chỉ phù hợp với tâm lý lối sống
của xã hội công nghiệp, mà còn thích ứng với các cộng đồng DTTS. Trước
đây và hiện nay nhiều nước trên thế giới khi bước vào công nghiệp hóa đều
kéo theo hệ lụy tạo môi trường thuận lợi cho đạo Tin lành phát triển. Nhiều

nước có đông các cộng đồng DTTS sinh sống, khó tránh khỏi sự thâm nhập
của đạo Tin lành.
Ở nước ta, đạo Tin lành được truyền bá vào khoảng cuối thế kỉ XIX,
đầu thế kỉ XX. Khi mới truyền đạo, đạo Tin lành phát triển rất chậm, số lượng
tín đồ giáo sỹ không đông bằng các tôn giáo khác. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, do nhiều nguyên nhân, đạo Tin lành ở nước ta phát triển với tốc
độ nhanh, không chỉ ở các tỉnh phía Nam, mà ở cả các tỉnh phía Bắc, không
chỉ trong người Kinh ở vùng đồng bằng, mà cả trong vùng đồng bào DTTS ở
Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và miền núi phía Bắc. Hiện nay có những
địa phương số người theo đạo Tin lành tăng lên gấp vài ba lần, thậm chí có
nơi tăng cả chục lần so với năm 1975. Việc tăng nhanh số người theo đạo Tin
lành và những ảnh hưởng của nó trong thời gian qua đã và đang đặt ra nhiều

1


vấn đề phức tạp cần phải giải quyết cả trước mắt và lâu dài cho Đảng và Nhà
nước ta hiện nay.
Tại Thái Nguyên, đạo Tin lành du nhập vào những năm 1963 và hiện
nay đang có chiều hướng phát triển theo cả bề rộng cũng như chiều sâu, nhất
là trong đồng bào DTTS người Mông và người Dao. Không thể phủ nhận
rằng, đạo Tin lành có những mặt tích cực nhất định, song về mặt tiêu cực
cũng có không ít ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội địa phương.
Đặc biệt, hiện nay các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo - dân tộc, dân
chủ, nhân quyền trong chiến lược “DBHB”, thì đạo Tin lành là một đối tượng,
nếu như không nói là hàng đầu.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực miền núi và trung du Bắc bộ, là
trung tâm của vùng Đông bắc, có vị trí tiếp giáp với đồng bằng Bắc bộ và
miền núi phía Bắc, là vùng nối giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi
Đông bắc, là địa bàn cư trú sinh sống của 8 dân tộc anh em, với nhiều tín

ngưỡng, văn hóa, tôn giáo khác nhau. Đặc điểm ấy của Thái Nguyên liên
quan trực tiếp đến hoạt động của các tôn giáo nói chung và của đạo Tin lành
nói riêng, như một vấn đề mang tính thời sự, luôn chứa đựng những khía cạnh
chính trị - xã hội tế nhị và phức tạp, trở thành nội dung nổi trội của công tác
quản lý xã hội ở địa phương.
Sự phát triển không bình thường của đạo Tin lành ở nước ta vừa qua,
nhất là trên địa bàn vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam bộ cho thấy, một số
hoạt động của tôn giáo này, do một ít kẻ chèo kéo, không còn dừng lại là sinh
hoạt tín ngưỡng, mà đã rõ nét bởi ý đồ lợi dụng của các thế lực chính trị xấu.
Chính vì vậy, công tác QLNN đối với tôn giáo ở nước ta nói chung và
đạo Tin lành nói riêng ở Thái Nguyên hiện nay, trở thành vấn đề có ý nghĩa
tình thế và chiến lược, nhằm đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Nó đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện của các cấp, các ngành.

2


Công tác này ở Thái Nguyên, bên cạnh những thành công, vẫn còn những hạn
chế nhất định. Đi sâu vào những nội dung này, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề
lý luận cũng như thực tiễn đòi hỏi phải được làm sáng tỏ, nhằm góp phần
nâng cao hơn hiệu quả của công tác QLNN đối với đạo Tin lành.
Vì vậy, người viết chọn vấn đề: “Đạo Tin lành và công tác đối với
đạo Tin lành ở Thái Nguyên hiện nay”, là nhằm đáp ứng một phần những
đòi hỏi trên đây của công tác này tại địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, trong suốt một thời kì dài, chúng ta quan niệm tôn giáo sẽ
mất đi cùng với quá trình xây dựng CNXH, do đó vấn đề tôn giáo ít được các
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong những năm gần đây, chúng ta đã
nhận thức lại một cách đầy đủ tôn giáo là một vấn đề hết sức nhạy cảm đối
với đời sống của những người có tín ngưỡng cũng như những người không có

tín ngưỡng. Do đó, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn một tôn giáo cụ thể ở
Việt Nam là hết sức cần thiết.
Trong những năm gần đây ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu có
giá trị lớn về tôn giáo, về văn hoá tôn giáo và ảnh hưởng của nó trong đời
sống xã hội như :
- Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt
Nam hiện nay do GS. Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1997.
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội,1998.
- Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2005 của GS. Đặng Nghiêm Vạn.

3


- Tôn giáo lý luận xưa và nay, Nxb tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,
2005 của TS Đỗ Minh Hợp, TS Nguyễn Anh Tuấn, TS Nguyễn Thanh, Ths
Lê Thanh Hải.
- Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam, Nxb Tôn
giáo, Hà Nội, 2007 của PGS.TS Nguyễn Đức Lữ chủ biên.
- Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo,
Hà Nội, 2007 của PGS.TS Nguyễn Đức Lữ chủ biên.
- Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2008 của TS
Nguyễn Thanh Xuân - Ban Tôn giáo Chính phủ.
- Vấn đề tôn giáo và dân tộc với hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên,
Nghiên cứu Tôn giáo, số 1, năm 2008 của PGS.TS Hoàng Minh Đô...
Các đề tài này đã đi sâu vào nghiên cứu nguồn gốc ra đời, bản chất, tính
chất và đặc điểm của các tôn giáo trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng, từ đó đề ra những chính sách trong việc thực hiện tín ngưỡng, tôn giáo

của Đảng và Nhà nước góp phần vào việc xây dựng sự nghiệp CNXH của dân
tộc.
Bên cạnh những đề tài nghiên cứu trên, trong những năm qua, trước
tình hình đạo Tin lành phát triển ở nước ta nói chung và các tỉnh miền núi
phía Bắc nói riêng đã có một số công trình nghiên cứu về đạo Tin lành đáng
chú ý sau đây:
- Thực trạng tình hình phục hồi và phát triển của đạo Tin lành ở các
vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta và vấn đề đặt ra đối với công tác an
ninh - Đề tài khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm đề tài Nông Văn Lưu - Bộ Nội vụ Năm 1995.
- Những vấn đề liên quan đến hiện tượng Vàng chứ - Viện nghiên cứu
Tôn giáo, năm 1998.

4


- Thực trạng của đạo Tin lành trong vùng dân tộc thiểu số ở một số tỉnh
miền núi phía Bắc nước ta hiện nay - Đề tài khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm đề
tài TS. Nguyễn Đức Lữ, Trung tâm khoa học về Tín ngưỡng và Tôn giáo, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 1999.
- Về tình hình phát triển đạo Tin lành ở miền núi phía Bắc - Trường
Sơn - Tây Nguyên - Đề tài cấp Bộ, chủ nhiệm đề tài GS Đặng Nghiêm Vạn Viện nghiên cứu Tôn giáo - Hà Nội 2000.
- Đạo Tin lành Việt Nam - Thực trạng, xu hướng phát triển và những
vấn đề đặt ra hiện nay cho công tác lãnh đạo và quản lý - Đề tài nhánh thuộc
đề tài cấp Nhà nước, chủ nhiệm đề tài PGS.TS Hoàng Minh Đô, Trung tâm
nghiên cứu tôn giáo và tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
năm 2001.
- Nguyên nhân của sự phát triển đạo Tin lành và công giáo trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ - Đề tài cấp
Bộ, chủ nhiệm đề tài TS Nguyễn Đức Lữ, Trung tâm khoa học về Tín ngưỡng
và Tôn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2002.

- Đạo Tin lành - Những vấn đề liên quan đến trật tự ở Việt Nam - Đề
tài khoa học cấp Bộ, mã số 98- V14 - 064, Bộ công an.
- Bước đầu tìm hiểu đạo Tin lành trên thế giới và Việt Nam của tác giả
Nguyễn Thanh Xuân, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2002.
- Chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối
với đạo Tin Lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhằm phục
vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và Chính phủ - Đề tài nhánh thuộc
đề tài cấp Nhà nước, chủ nhiệm đề tài PGS.TS Hoàng Minh Đô, Trung tâm
nghiên cứu Tôn giáo và tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, năm 2006...

5


Cùng với các công trình nghiên cứu nói trên, còn có một số công trình
được đăng tải trên các tạp chí như:
- Tìm hiểu những hậu quả của việc truyền giáo Tin lành đối với văn
hoá truyền thống và tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu Tôn
giáo, số 1, năm 2000.
- Về nguồn gốc và sự xuất hiện tên gọi đạo Tin lành tại Việt Nam, tạp
chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3, năm 2001.
- Chỉ thị của Thủ tướng về đạo Tin lành - một mốc son quan trọng
trong chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, tạp chí Công tác tôn giáo,
số 4 - 5, năm 2006.
- Đổi mới về nhận thức và giải pháp đối với vấn đề đạo Tin lành ở vùng
dân tộc thiểu số phía Bắc của nước ta hiện nay, tạp chí Công an Nhân dân, số
1, năm 2006.
Nhìn chung các công trình trên đây đã nghiên cứu việc truyền bá, ảnh
hưởng cũng như đặc điểm của đạo Tin lành vào nhân dân cả nước nói chung
và đồng bào DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng, đề ra một số giải

pháp nhằm ổn định tình hình. Do vậy, những công trình này là những tư liệu
quý để hiểu sâu hơn và có hệ thống hơn về vấn đề Tin lành. Tuy nhiên các
công trình ấy bàn đến vấn đề Tin lành trên những góc độ chung và rộng, còn
ở phạm vi hẹp hơn là nghiên cứu về đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên thì chưa có tác giả nào đề cập đến. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nói
trên nhằm tìm hiểu và lý giải vấn đề đạo Tin lành - quá trình du nhập, phát
triển và ảnh hưởng cũng như công tác đối với đạo Tin lành ở một tỉnh miền
núi phía Bắc như Thái Nguyên và mong muốn chỉ ra được những luận cứ
khoa học góp phần thực hiện tốt công tác đối với đạo Tin lành trên địa bàn
của tỉnh là một việc làm hết sức cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

6


* Mục đích :
Trên cơ sở phân tích quá trình du nhập, phát triển của đạo Tin lành và
thực trạng công tác đối với đạo Tin lành, luận văn đề xuất một số giải pháp,
kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác đối với đạo Tin lành ở Thái Nguyên.
* Nhiệm vụ :
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần tập trung giải quyết những
nhiệm vụ sau :
- Khái quát quá trình du nhập, phát triển và những tác động, ảnh hưởng
của đạo Tin lành đến đời sống xã hội ở Thái Nguyên.
- Làm rõ thực trạng công tác đối với đạo Tin lành ở Thái Nguyên và
những vấn đề đang đặt ra.
- Xây dựng một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công
tác đối với đạo Tin lành ở Thái Nguyên trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng: Đề tài nghiên cứu đạo Tin lành ở Thái Nguyên và công

tác đối với đạo Tin lành ở Thái Nguyên hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu đạo Tin
lành và công tác đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm
1990 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Thực hiện đề tài này, tác giả dựa trên cơ sở lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; những quan điểm,
đường lối chính sách của Đảng về tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói
riêng; các công trình nghiên cứu về tôn giáo và Tin lành của các nhà nghiên
cứu khoa học.
* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn thực hiện trên cơ sở những
nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa

7


duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp lôgíc với
phương pháp lịch sử, xử lý tư liệu và điều tra khảo sát thực tế, phương pháp
phân tích và tổng hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn.
6. Đóng góp của luận văn
- Đề tài góp phần làm rõ quá trình du nhập, phát triển và ảnh hưởng của
đạo Tin lành trong đồng bào các dân tộc ở Thái Nguyên hiện nay và đề ra một
số giải pháp, kiến nghị.
- Đề tài có thể làm tư liệu tham khảo cho những nguời làm công tác
lãnh đạo, quản lý về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, đặc biệt là đạo Tin lành
trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết.


8


NỘI DUNG
Chương 1
QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO
TIN LÀNH Ở THÁI NGUYÊN
1.1. Một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và dân tộc, tín
ngưỡng tôn giáo ở Thái Nguyên có liên quan đến sự du nhập và phát
triển của đạo Tin lành
1.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực miền núi và trung du Bắc bộ, là
trung tâm của vùng Đông bắc, có vị trí tiếp giáp với đồng bằng Bắc bộ và
miền núi phía Bắc, là vùng nối giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi
Đông bắc. Phía Bắc tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh
Phúc và tỉnh Tuyên Quang. Thái Nguyên được coi là cửa ngõ bảo vệ Kinh đô
Thăng Long, Đông Đô xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Từ thế kỷ XV,
Nguyễn Trãi đã xác định vị trí chiến lược của Thái Nguyên trong sách Dư địa
chí: “Đấy (Thái Nguyên) là nơi phên giậu thứ hai về phương bắc vậy”
[74,tr.1]. Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, Thái Nguyên cách sân bay
quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200km, cách trung tâm Hà
Nội 75 km và cảng Hải Phòng là 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao
lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối
với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa
khẩu Việt Nam - Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh,
Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái
Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn.
Tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.541,47 km2 và dân số
1.063.000 triệu người, với 8 dân tộc anh em chủ yếu sinh sống đó là: Kinh,


9


Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Hiện nay, tỉnh Thái
Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công
và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú
Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã là vùng cao và miền núi, còn
lại là các xã đồng bằng và trung du, trong đó có 41 xã đặc biệt khó khăn thuộc
diện 135.
Do nằm ở phía Bắc của đồng bằng Bắc bộ nên Thái Nguyên là vùng
đồi núi có nhiều kiểu địa hình khác nhau, từ đồng bằng đến các vùng đồi và
các đồi núi thấp xen kẽ, nên có khí hậu lạnh, nhiều sương muối ảnh hưởng
đến phát triển sản xuất của đồng bào các dân tộc.
Thái Nguyên là nơi có nhiều cơ sở kinh tế, văn hóa, quốc phòng có tầm
chiến lược của đất nước như khu công nghiệp Gang thép, cụm công nghiệp cơ
khí Gò Đầm, có 7 trường Đại học, 18 trường Cao đẳng, trung học và dạy
nghề... Trong 5 năm qua nền kinh tế có bước phát triển khá toàn diện trên các
lĩnh vực, đã làm tăng tiềm lực của kinh tế của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân hàng năm đạt 11,11%, cao hơn giai đoạn 2001 - 2005 và cao hơn
mức bình quân chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo
hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. So với đầu nhiệm
kỳ, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 38,71% lên 41,6%; khu
vụ dịch vụ tăng từ 35,08% lên 37,32%; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản từ
26,21% xuống còn 21,08%. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 17,4
triệu đồng (tương đương 950 USD), gấp 2,9 lần so với năm 2005 và gấp 6,1
lần so với năm 2000 [70,tr.2].
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Thái Nguyên cũng
đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: các tệ nạn xã hội, thiên
tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu tư vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng
làm cho chi phí sản xuất tăng rất cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh


10


hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ
tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống
cấp; đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc còn khó khăn, nhất là đồng
bào các DTTS ít người (Năm 2008, tỷ lệ đói nghèo của tỉnh còn 17,74%,
trong đó tỷ lệ đói nghèo thuộc các xã đặc biệt khó khăn là 28,42%) [74,tr.45];
lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tại nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp
nhằm kiềm chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm...
Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở trung tâm của khu vực miền núi và
trung du phía Bắc, là cửa ngõ nối liền với vùng đồng bằng châu thổ Bắc bộ, vì
thế Thái Nguyên vừa là cái nôi, là điểm hội tụ nền văn hóa đặc sắc của các
DTTS trong vùng lại vừa là nơi giao lưu, hội nhập với nền văn hóa của người
Việt (Kinh) vùng đồng bằng tạo nên một nền văn hóa phong phú đa đạng và
đậm đà bản sắc dân tộc. Điều này được thể hiện qua văn học dân gian truyền
miệng, ca dao, dân ca và các lễ hội truyền thống của các dân tộc Thái Nguyên.
Mỗi dân tộc có các truyện thần thoại, truyền thuyết như: Giếng Dội, Núi Xem,
Núi Văn, Núi Võ (Đại Từ), Đồi vua mọc, Đá miếu nữ tướng (Phú Lương);
truyện cổ tích như sự tích Thôm tồng (ao đồng) ở Phú Bình, Thác Đao (Giải
lụa đào) ở Đại Từ, Tua tềnh, Tua nhi (Kiểu tấm cám) ở Định Hóa. Phong phú
hơn cả là kho tàng ca dao, dân ca của các dân tộc với những làn điệu như hát
Gầu Plềnh (hát giao duyên), Gầu xống (hát cưới xin), Gầu tú ở (hát cúng ma)
của người Mông ở Đồng Hỷ; hát lượn của người Tầy, Nùng ở Định Hóa, Võ
Nhai… Lễ hội truyền thống của các dân tộc cũng là nét văn hóa mang tính
bản địa rõ rệt như Hội lồng tồng (xuống đồng), Hội then, các hội đền hàng
năm như Hội Duổm, Hội chùa hang… Trong lễ hội bao giờ cũng có cả những
hoạt động văn hóa thể thao dân tộc như tung còn (Tày, Nùng) đánh đu, đánh
vật, chọi gà, đánh cờ của người Việt (Kinh), đánh quay, trồng cây chuối của

người Cao Lan - Sán chỉ, múa sư tử của người Hoa… làm rộn rã tưng bừng

11


không khí ngày hội. Bên cạnh đó Thái Nguyên còn có các di tích lịch sử, các
kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh.
1.1.2. Đặc điểm về dân tộc, tín ngưỡng và tôn giáo
* Đặc điểm về dân tộc:
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, là trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hóa xã hội của các tỉnh Việt Bắc (cũ), gồm 8 dân tộc anh em đang sinh
sống. Có dân tộc vốn là dân bản địa có mặt từ xa xưa, có dân tộc mới đến
nhập cư từ 2 - 3 thế kỷ trước đây. Cụ thể là dân tộc Kinh có 786.939 người
(chiếm 75%), dân tộc thiểu số có 258.966 người (chiếm 25%), trong đó: dân
tộc Tày là 116.452 người (chiếm 10,95%), dân tộc Nùng là 53.543 người
(chiếm 5,03%), dân tộc Sán Dìu là 37.149 người (chiếm 3,49%), dân tộc Sán
Chay là 29.180 người (chiếm 2,74%), dân tộc Dao là 21.270 người (chiếm
2,00%), dân tộc Hoa là 5.815 người (chiếm 0, 54%), dân tộc Mông là 5.124
người (chiếm 0,48%). Ngoài ra, còn hơn 1.000 người là các DTTS khác đang
cư trú làm ăn, công tác, học tập, đóng quân trên địa bàn tỉnh [69,tr.20].
Đồng bào các DTTS ở tỉnh Thái Nguyên sống xen kẽ trong từng bản,
thôn, xóm ở các xã miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa thuộc các huyện
vùng cao, miền núi phía bắc của tỉnh như: Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương,
Định Hóa, Đại Từ... Toàn tỉnh có 3.048 xóm, bản, tổ dân phố. Có nhiều xóm,
bản đồng bào DTTS số xen kẽ với dân tộc Kinh. Điều đó đã tạo điều kiện
thuận lợi để tăng cường quan hệ hiểu biết lẫn nhau trong lao động sản xuất,
giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội giữa các dân tộc. Tuy vậy, cũng có nhiều xóm,
bản chỉ có một dân tộc cư trú như: Dân tộc Tày có: 267 xóm, bản; Sán Chay:
64 xóm, bản; Nùng: 42 xóm, bản; Mông: 13 xóm, bản; Sán Dìu: 56 xóm, bản;
Dao: 57 xóm, bản [69,tr.23].

Trải qua các thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng bào các DTTS
ở tỉnh Thái Nguyên vẫn giữ vững một lòng đi theo Đảng và cách mạng, đã

12


luôn phát huy truyền thống đoàn kết, cần cù lao động sản xuất, từng bước
nâng cao đời sống vật chất tinh thần, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân
tộc...
Tuy nhiên, do điều kiện đất đai canh tác bạc màu, thiếu vốn, thiếu
giống và tư liệu sản xuất, trình độ canh tác lạc hậu nên thu nhập (lương thực)
trên đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. Bên cạnh đó, các phương
tiện thông tin đại chúng (đài, báo) cũng còn hạn chế trong việc phổ biến,
tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật làm ăn... đến với đồng bào. Vì vậy, chất
lượng cuộc sống (vật chất, tinh thần) của đồng bào các DTTS nhìn chung còn
rất thấp so với đồng bào Kinh.
Đồng bào các DTTS ở tỉnh Thái Nguyên có một số nét tâm lý đặc trưng
chung như: dễ tin, dễ ngờ; ghét những thói hư tật xấu, sự phản bội; tự ty dân
tộc, dễ tự ái, không tin vào sự hứa hẹn xuông mà chỉ tin vào những việc làm,
hành động cụ thể... Nghiên cứu và hiểu sâu đặc điểm này sẽ thuận lợi cho
công tác của ta đối với vùng DTTS.
Về phong tục tập quán: Do trình độ dân trí thấp, công tác tuyên truyền,
vận động, giáo dục của ta còn hạn chế nên ở một số vùng, một số dân tộc còn
lưu truyền một số hủ tục lạc hậu, mê tín gây tâm lý nặng nề và tốn kém về
kinh tế như: ốm đau đi xem bói, cúng ma; làm ma khô dài ngày khi có người
chết; thách cưới trong dựng vợ gả chồng, tảo hôn...
Trong các dân tộc nói trên, đáng chú ý là dân tộc Mông và Dao.
- Về dân tộc Dao:
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có: 4.424 hộ = 21.270 người Dao
đang cư trú ở tại 172 xóm, bản thuộc 69 xã, thị trấn của các huyện Võ Nhai,

Đồng Hỷ, Định Hóa, Phú Lương, Phổ Yên, Phú Bình…(có 57 xóm, bản toàn
tòng người Dao). Gồm các ngành Dao như: Dao Ô gang, Dao đỏ, Dao Quần

13


chẹt, Dao thanh bản… với các dòng họ lớn như là: Bàn, Đặng, Triệu, Dương,
Lý… [69,tr.465].
Về đời sống kinh tế văn hóa, xã hội: Đồng bào Dao ở tỉnh Thái Nguyên
hầu hết hiện nay đã được hạ sơn định canh định cư, có ruộng canh tác trồng
lúa nước; chỉ còn một số ít do thiếu ruộng nên phải làm nương rẫy… Những
năm gần đây, được Đảng và Nhà nước quan tâm hỗ trợ vốn, kĩ thuật phát triển
kinh tế. Do đó đời sống kinh tế của đồng bào đã từng bước được ổn định. Mặc
dù ở những xóm người Dao toàn tòng, bản sắc văn hóa và tín ngưỡng truyền
thống vẫn được giữ vững. Nhưng ở các thôn bản sống xen kẽ với các dân tộc
khác, bản sắc văn hóa đã bị mai một, mất đi. Đặc biệt là từ năm 1991 đến nay,
do tác động ảnh hưởng của chi hội thánh Tin lành Bắc Sơn (Lạng Sơn) và
Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Bắc), có một bộ phận người
Dao đã theo đạo Tin lành.
- Về dân tộc Mông:
Tổng số dân tộc Mông hiện nay là 810 hộ = 5.124 người, cư trú ở 35
xóm, bản (có 13 xóm, bản toàn tòng dân tộc Mông và 22 xóm bản xen ghép
với các dân tộc khác); hơn 20 xã của 4 huyện (Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương,
Định Hóa). Trong đó: Võ Nhai: 443 hộ = 2.830 người, Đồng Hỷ: 296 hộ =
1.936 người, Phú Lương: 37 hộ = 262 người, Định Hóa: 34 hộ = 86 người
[69,tr470].
Người Mông ở Thái Nguyên chủ yếu là người Mông trắng (776 hộ =
5.038 khẩu) có nguồn gốc từ tỉnh Cao Bằng di cư đến các huyện Võ Nhai,
Phú Lương, Đồng Hỷ từ năm 1971 đến nay. Còn lại 86 khẩu thuộc ngành
Mông đen có nguồn gốc từ Lạng Sơn chuyển đến từ năm 1930, hiện đang cư

trú lẻ tẻ tại huyện Định Hóa.
Đời sống kinh tế của đồng bào Mông chủ yếu là làm nương rẫy để
trồng ngô, có rất ít ruộng để canh tác lúa nước. Do thiếu đất canh tác và trình

14


độ thâm canh lạc hậu… nên tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm khá cao (trên 40% số
hộ) và tỷ lệ thiếu ăn vẫn còn (khoảng 10% số hộ). Đồng bào Mông thường cư
trú ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng cao, đèo núi hiểm trở, đường xá đi
lại khó khăn, hạn chế rất nhiều đến việc giao lưu văn hóa, phát triển dân trí,
lưu thông hàng hóa.
Những năm gần đây, cơ sở chính trị trong vùng dân tộc Mông đã từng
bước được quan tâm và củng cố (Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có: 21
người; Cán bộ cốt cán từ trưởng xóm trở lên: 34 người). Tuy nhiên, vẫn còn
14/45 xóm, bản không có Đảng viên. Vì vậy công tác vận động quần chúng,
tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng đến với những địa bàn này còn
gặp khó khăn… chưa đáp ứng được yêu cầu công tác QLNN về các hoạt động
trong tình hình hiện nay.
Về tín ngưỡng, tôn giáo: Tín ngưỡng truyền thống của người Mông là
thờ cúng Tổ tiên, thờ đa thần. Bàn thờ người Mông rất đơn giản, chỉ là một tờ
giấy bản dán hoặc một cái ống nứa (trẻ) cắm ở vách nhà và cắm mấy chiếc
lông gà… Họ thường cúng tổ tiên vào các ngày lễ, tết, lúc ốm đau, cưới xin,
lễ cơm mới, lễ đặt tên con trẻ, đặt tên đệm đàn ông trưởng thành, lễ gọi vía, lễ
thả hồn, lễ ma khô… Do trình độ dân trí thấp, tất cả mọi sự may rủi trong
cuộc sống sinh hoạt, người Mông quan niệm cho là đều do ma làm nên
thường tổ chức cúng lễ đuổi tà ma rất tốn kém. Các phong tục tập quán ma
chay, cưới xin lạc hậu đã gây phiền phức, ràng buộc đối với người Mông,
nhất là các lễ nghi cúng theo phong tục như: Cúng ma khô, ma tươi, ma lợn,
ma cửa, ma nhà… Trong khi đó, nền kinh tế chủ yếu dựa vào thiên nhiên, thu

nhập thấp, bấp bênh, càng làm cho đời sống của người Mông thường xuyên
không ổn định, không vươn kịp các dân tộc khác. Đó cũng là một trong những
nguyên nhân làm cho người Mông dễ tiếp nhận và theo đạo Tin lành khi tôn
giáo này xâm nhập vào địa bàn này.

15


* Đặc điểm về tín ngưỡng, tôn giáo:
Nguồn gốc xa xưa, đồng bào các DTTS sống trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên không có và không đi theo một tôn giáo nào. Họ đều theo tín ngưỡng
truyền thống là thờ tổ tiên, thờ đa thần. Tuy nhiên, mỗi dân tộc có quan niệm,
mức độ tín ngưỡng và hình thức thể hiện tín ngưỡng khác nhau đồng thời có
nét chung do ảnh hưởng lẫn nhau. Các loại tín ngưỡng này lưu giữ rất nhiều
phong tục, tập quán, những phong tục, tập quán này có sự đan xen của những
giá trị tốt đẹp và tính chất cổ hủ, lạc hậu. Người Kinh và người Tày cúng giỗ
cha mẹ (ngày Kị) tổ chức đi tảo mộ vào dịp tết Nguyên đán. Nơi thờ cúng tổ
tiên chiếm vị trí trung tâm tôn nghiêm nhất trong căn nhà của người Tày,
chiếc giường trước bàn thờ để không, khách lạ phải kiêng không được nằm
ngồi lên đó. Người Sán Dìu thờ cúng tổ tiên, táo quân, thổ thần, nhiều nhà lập
cả bàn thờ bà mụ bảo hộ trẻ con.
Trong một năm người Sán Dìu có các lễ như : Thượng điền, hạ điền,
cơm mới, cầu đảo.... gắn với chu kì sản xuất. Người Mông tổ chức tết cổ
truyền vào tháng 12 dương lịch, trong 3 ngày tết họ không ăn rau xanh, nam
nữ thanh niên vui xuân thường thổi khèn gọi bạn. Trong tiệc cưới của người
Cao Lan - Sán Chỉ, tuy nhà trai tổ chức cưới vợ cho con nhưng sau cưới cô
dâu lại về ở với cha mẹ đẻ, thỉnh thoảng mới về nhà chồng, cho đến khi mang
thai mới về ở hẳn với chồng. Việc ma chay theo phong tục người Hoa phải
trải qua các bước: lễ báo tang, lễ phát tang, lễ khâm liệm, lễ mở đường cho
hồn người chết, lễ chôn cất, lễ đưa hồn người chết đến cõi “Tây thiên Phật

quốc”, lễ đoạn tang... Đồng bào người Mông cho rằng những người cùng
dòng họ là anh em cùng tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau...
Từ cuối những năm 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 đến nay, đã có
một bộ phận DTTS (chủ yếu là Mông, Dao) từ bỏ tín ngưỡng truyền thống
theo đạo Tin Lành. Vấn đề này đã gây nên sự xáo trộn về tư tưởng, tâm lý,

16


tình cảm, niềm tin trong đồng bào. Từ đó đã có những ảnh hưởng xấu đến đời
sống tinh thần cũng như việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; trong phát triển
kinh tế - văn hóa - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trong vùng DTTS.
Ngoài tín ngưỡng truyền thống, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
hiện có 3 tôn giáo chính là: Công giáo, Phật giáo và Tin lành. Số người theo
tôn giáo ở Thái Nguyên so với một số tỉnh miền núi phía Bắc không nhiều.
Họ sống xen kẽ ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, số người theo
đạo đang có xu hướng phát triển mạnh. Ở một số địa phương trong tỉnh đã
xuất hiện hiện tượng xin xây dựng, nâng cấp, tu sửa đền chùa.
Đạo Phật là một trong ba tôn giáo chính ở Thái Nguyên và có nguồn
gốc từ lâu đời. Hiện nay có khoảng 41.736 phật tử, 9 nhà sư đang trụ trì tại
các chùa, 621 chức việc, 147 cơ sở thờ tự, gần 50 đền và khoảng 100 đình.
Hoạt động của đạo Phật chủ yếu là tự phát, tập trung học tập kinh phật, làm
việc từ thiện, ngoài ra còn có những lễ hội văn hóa, các tổ chức hoạt động
mang đậm màu sắc lễ hội dân gian [14].
Đạo Công giáo có xu hướng phát mạnh và hiện nay có 4 xứ đạo hoạt
động là Thái Nguyên, Tân Cương, Nhã Lộng (Phú Bình) và Yên Huy (Đại
Từ). Riêng thành phố Thái Nguyên có khoảng hơn 24.050 người theo Công
giáo với hơn 4.263 hộ, hơn 40 ban hành giáo (hơn 50 thành viên tham gia), 25
nhà thờ họ và nhà nguyện. Tất cả các hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên đều
do Tòa giám mục Bắc Ninh chỉ đạo [14].

Tóm lại, với những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, dân
tộc, TN, TG của Thái Nguyên nói chung và dân tộc Mông, Dao nói riêng, bên
cạnh những yếu tố thuận lợi và tích cực, còn có cả những yếu tố không thuận
lợi và hạn chế. Đặc biệt đối với đồng bào Mông và Dao với những điều kiện
đời sống KT - XH còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, tâm lý dễ bị dao

17


động… thì đây chính là mảnh đất màu mỡ cho các thế lực thù địch lợi dụng,
lôi kéo và đạo Tin lành xâm nhập, phát triển.
1.2. Quá trình du nhập, phát triển và thực trạng đạo Tin lành ở Thái
Nguyên
1.2.1. Quá trình du nhập và phát triển của đạo Tin lành ở Thái Nguyên
Quá trình đạo Tin lành xâm nhập, phát triển vào tỉnh Thái Nguyên có
thể chia thành các giai đoạn sau đây:
Giai đoạn 1, từ 1963 - 1988 đạo Tin lành bắt đầu xâm nhập vào Thái
Nguyên.
Trước năm 1963, trên địa bàn Thái Nguyên chưa có tín đồ đạo Tin lành.
Năm 1963, mục sư Vũ Phiệt và 2 gia đình anh em Lương Trung Tiến, Lương
Trung Cộng, dân tộc Tày đã theo đạo Tin Lành ở Cao Lâu - Cao Lộc (tỉnh
Lạng Sơn) di cư về ở Làng Phan - Linh Sơn - Đồng Hỷ - Thái Nguyên. Từ đó
đã dần hình thành một nhóm nhỏ tín đồ đạo Tin lành tại đây, họ thường
xuyên cầu nguyện, sinh hoạt tôn giáo vào các ngày lễ tại nhà riêng...
Suốt một thời gian khá dài (1963 - 1988), nhóm tín đồ Tin lành tại Linh
Sơn vẫn không phát triển được thêm tín đồ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Giai đoạn 2, từ 1989 đến nay: Giai đoạn đạo Tin lành phát triển trong
các dân tộc ở Thái Nguyên.
Đạo Tin lành đã xâm nhập vào vùng DTTS, số lượng tín đồ phát triển
với tốc độ khá nhanh. Có thể đánh giá sự xâm nhập, phát triển của đạo Tin

lành vào từng vùng dân tộc, cụ thể như sau:
* Trong dân tộc Mông:
Số người Mông trắng có nguồn gốc từ tỉnh Cao Bằng di cư đến tỉnh
Thái Nguyên từ tháng 1/1971. Họ di cư ồ ạt đến đông nhất là trong và sau
chiến sự biên giới Việt - Trung (02/1979). Số này hiện nay có 5.038 người, cư
trú ở 28 xóm, bản của 14 xã vùng cao, miền núi thuộc 3 huyện Võ Nhai,

18


Đồng Hỷ, Phú Lương. Từ khi chuyển đến ở Thái Nguyên cho đến năm 1988,
số đồng bào Mông trắng này vẫn giữ tín ngưỡng truyền thống (thờ cúng tổ
tiên, thờ đa thần), duy trì các phong tục tập quán cổ truyền...
Đến năm 1989, đạo Tin lành mới bắt đầu ảnh hưởng, phát triển trong
vùng dân tộc Mông. Cơ sở cho đạo Tin lành đi vào dân tộc Mông là luận điệu
tuyên truyền “Vàng Chứ”. (“Vàng Chứ ”- Theo âm Hán - Mông là “Vương
chủ” - tức là Thượng đế hay Chúa trời...). Quá trình đạo Tin lành phát triển
trong người Mông ở tỉnh Thái Nguyên có thể chia thành 3 giai đoạn chính sau
đây:
- Từ 1989 - 1991:
Bắt đầu từ tháng 10/1989, vấn đề “Vàng Chứ” nổi lên trong vùng dân
tộc Mông ở các tỉnh Việt Bắc cũ (Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc
Kạn, Thái Nguyên). Trực tiếp là hai đối tượng Đào Đình Hoẵng (1941) và
Dương Văn Mình (1961) ở xã Yên Lâm - Hàm Yên - Tuyên Quang. Sau khi
nghe đài FEBC tuyên truyền về “Vàng Chứ”, Dương Văn Mình đã tự nhận là
con của “Vàng Chứ” và tung tin với các luận điệu: “Sắp đến ngày tận thế”,
“Vàng Chứ” sắp về đón người Mông xuống trần gian để cứu người Mông
thoát khổ (ví Dương Văn Mình là Chúa Giêsu). Người nào muốn được sống
và muốn được lên Thiên đường có cuộc sống sung sướng thì phải bỏ cách
cúng ma cũ; bỏ thờ cúng tổ tiên; không được thắp hương vào các ngày lễ,

tết...; không được thổi khèn, hát các bài dân ca cổ truyền... Mọi người phải tập
trung rửa tội, học các bài cúng mới để cầu nguyện theo “Vàng Chứ”, đăng ký
tên và nộp tiền cho Dương Văn Mình chờ “Vàng Chứ” về đón...
Cũng như các vùng dân tộc Mông ở các tỉnh khác, luận điệu trên đã
được một số người Mông ở Thái Nguyên tiếp nhận (như: Lý Văn Sự ở Lũng
Luông - Thượng Nung - Võ Nhai; Dương Văn Tính ở Lân Đăm - Quang Sơn
- Đồng Hỷ; Lý Thị Sính ở Lân Quan - Tân Long...). Trước đây họ đều là thầy

19


cúng, nay chuyển sang hoạt động tuyên truyền “Vàng Chứ ” để lừa bịp, tập
hợp quần chúng. Lúc này do khủng hoảng về niềm tin tín ngưỡng, hoang
mang về tâm lý tư tưởng, nhận thức lạc hậu, đồng bào Mông (khoảng 90% số
người Mông trắng) đã ngộ nhận cho rằng: Có “Vàng Chứ” thật và Dương
Văn Mình chính là con của “Vàng Chứ”... Vì vậy, đã ghi tên quyên góp tiền,
nộp cho Dương Văn Mình, hình thành các điểm nhóm cầu nguyện “Vàng
Chứ” tại các thôn bản có dân tộc Mông cư trú...
Giai đoạn này, ngoài việc nghe các đối tượng cầm đầu trực tiếp tuyên
truyền, bà con người Mông còn thường xuyên kết hợp nghe đài FEBC giảng
về “Vàng Chứ”, mặc dù trước đó, không một người Mông nào biết “Vàng
Chứ” là gì? Qua đài FEBC, “Vàng Chứ” là nhân vật quyền uy có sức mạnh vô
song, loại trừ được ma quỷ... Đi theo “Vàng Chứ” là đi theo con đường mới.
Vì vậy, người Mông phải bỏ việc thờ cúng tổ tiên, bỏ các phong tục tập quán
ma chay cưới xin cũ... Nghe đài FEBC đọc kinh, hát ca ngợi “Vàng Chứ” vào
6h và 18h hàng ngày.
Đến năm 1990, đã có khoảng 90% người Mông trắng ở tỉnh Thái
Nguyên ảnh hưởng theo luận điệu “Vàng Chứ” và hậu quả xảy ra là: bỏ lao
động sản xuất, bán tài sản quyên góp tiền cho các đối tượng; hình thành
nhiều tụ điểm cầu cúng “Vàng Chứ”; nhiều đối tượng tự xưng là con của

“Vàng Chứ” để lừa bịp, tranh giành quần chúng, trục lợi cá nhân; quần chúng
hoang mang lo sợ… có lúc chính quyền không kiểm soát, không quản lý được
tình hình.
Đến năm 1991 (Sau khi Dương Văn Mình và Đào Đình Hoẵng bị bắt,
bị xử phạt 5 năm tù giam về tội tuyên truyền mê tín dị đoan và lợi dụng chiếm
đoạt tiền đóng góp của đồng bào Mông) thì việc cầu cúng “Vàng Chứ” tạm
lắng xuống. Thời điểm này, đài FEBC cũng chuyển hướng tuyên truyền rằng:
“Dương Văn Mình không phải là Chúa Giêsu mà chỉ là người bình thường

20


nhưng bị ma quỷ ám… Theo “Vàng Chứ” phải học cách cầu nguyện, học các
bài Thánh ca theo Đài mới đúng…”. Từ đó, đã hình thành 2 nhóm quần chúng
ảnh hưởng theo “Vàng Chứ” trong dân tộc Mông với 2 quan điểm nhận thức
khác nhau:
Nhóm quần chúng theo đài FEBC cho rằng Dương Văn Mình là chúa
Giêsu giả. Theo “Vàng Chứ” phải nghe đài FEBC và học kinh thánh, thánh
ca…
Nhóm quần chúng theo “Vàng Chứ” Dương Văn Mình cho rằng Dương
Văn Mình chính là Chúa Giêsu, được “Vàng Chứ” cử xuống trần gian cứu
giúp người Mông. Dương Văn Mình có sức mạnh nên mới làm cho người
Mông bỏ được ma, bỏ được lối cúng ma cũ… Từ bỏ Dương Văn Mình là
phản lại “Vàng Chứ”… Họ tự sáng tác các bài cầu nguyện, các bài hát ca ngợi
“Vàng Chứ”, cho rằng theo và nghe đài FEBC là theo nước ngoài, theo địch.
- Từ 1992 - 2002:
Năm 1992, một số người cầm đầu tung tin: Theo “Vàng Chứ” là mê tín,
là trái pháp luật. Phải theo Chúa Giêsu, Nhà nước cho phép. Vì vậy, một bộ
phận người Mông đã từ bỏ “Vàng Chứ - Dương Văn Mình” để nghe đài
FEBC. Họ đã được Đài tuyên truyền về “Vàng Chứ” (Chúa Trời), Chúa Giêsu

Kitô, về cách cầu nguyện và về cách học các bài hát ca ngợi Chúa Giêsu...
Nhưng do không phân biệt được đạo Tin lành với đạo Công giáo (Tin lành và
Công giáo đều thờ Đức Chúa Kitô), nên đã có một số đối tượng về nhà thờ
Công giáo ở Nhã Lộng (Phú Bình), Tòa Giám mục Bắc Ninh để tìm hiểu, đề
nghị sự trợ giúp và học theo đạo. Nhưng sau khi tìm hiểu và được các linh
mục, giáo sỹ Công giáo hướng dẫn, họ thấy Kinh thánh đều bằng chữ phổ
thông, khó hiểu, lại có nhiều luật lệ rườm rà, giáo luật hà khắc, không giống
như nội dung tuyên truyền hướng dẫn của đài FEBC, không phù hợp với đặc
điểm tâm lý, lối sống sinh hoạt của người Mông...

21


×