Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Tìm hiểu quan niệm về chủ nghĩa xã hội của đảng cộng sản trung quốc trong thời kỳ cải cách mở cửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ
---------------------***---------------------

NGỤY - HUỀ

TÌM HIỂU QUAN NIỆM VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TRONG THỜI KỲ CẢI CÁCH MỞ
CỬA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2004


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ
---------------------***---------------------

NGỤY - HUỀ

TÌM HIỂU QUAN NIỆM VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TRONG THỜI KỲ CẢI CÁCH MỞ
CỬA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 5.01.02


Người hướng dẫn khoa học:
PGS,TS: Dương Xuân Ngọc

HÀ NỘI - 2004


QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT
CHND

: Cộng hòa nhân dân

CN

: Chủ nghĩa

CNCS

: Chủ nghĩa cộng sản

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CNXHKH

: Chủ nghĩa xã hội khoa học

CNĐQ

: Chủ nghĩa đế quốc


CNTB

: Chủ nghĩa tƣ bản

DC

: Dân chủ

ĐH

: Đại hội

ĐCS

: Đảng cộng sản

ĐCSTQ

: Đảng cộng sản Trung Quốc

GCCN

: Giai cấp công nhân

GCTS

: Giai cấp tƣ sản

HN


: Hội nghị

HN TƢ

: Hội nghị Trung ƣơng

KT

: Kinh tế

KTHH

: Kinh tế hàng hóa

KTTT

: Kinh tế thị trƣờng

LLSX

: Lực lƣợng sản xuất

NXB

: Nhà xuất bản

QHSX

: Quan hệ sản xuất


TTX

: Thông tấn xã

TLSX

: Tƣ liệu sản xuất

TQ

: Trung Quốc

VN

: Việt Nam

XH

: Xã hội

XD

: Xây dựng

XN

: Xí nghiệp



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................

1

Chương 1. QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH MỞ CỬA VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT
TRIỂN QUAN NIỆM VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG
QUỐC................................................................................................................................

10

1.1. Hoàn cảnh lịch sử diễn ra quá trình cải cách mở
cửa.................

10

1.2. Sự hình thành và phát triển quan niệm về chủ nghĩa xã hội
của Đảng cộng sản Trung Quốc..................................................................

22

Chương 2. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG QUAN NIỆM VỀ CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC QUA CÁC ĐẠI HỘI
XIII, XIV, XV VÀ XVI.....................................................................................................

38

2.1. Quan niệm của Đảng cộng sản Trung Quốc về giai đoạn đầu
của chủ nghĩa xã hội....................................................................................


38

2.2. Quan niệm của Đảng cộng sản Trung Quốc về thể chế kinh tế
xã hội chủ nghĩa...........................................................................................

50

2.3. Quan niệm của Đảng cộng sản Trung Quốc về thể chế chính
trị xã hội chủ nghĩa.......................................................................................

61

2.4. Quan niệm của Đảng cộng sản Trung Quốc về thể chế văn hóa
xã hội chủ nghĩa...........................................................................................

70

2.5. Quan niệm của Đảng cộng sản Trung Quốc về Đảng cầm
quyền trong chủ nghĩa xã hội......................................................................

75

Chương 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU,
KẾ THỪA, VẬN DỤNG QUAN NIỆM VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA ĐẢNG
CỘNG

SẢN

TRUNG


QUỐC

THỜI

CẢI

CÁCH

MỞ

CỬA.........................................................

83

3.1. Một số vấn đề về phương pháp luận được rút ra qua nghiên
cứu quan niệm về chủ nghĩa xã hội của Đảng cộng sản Trung Quốc
thời cải cách mở cửa.....................................................................................

83


3.2. Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam và việc kế thừa, vận dụng quan
niệm về chủ nghĩa xã hội của Đảng cộng sản Trung Quốc trong thời kỳ
cải

cách

mở

cửa.............................................................................................


99

KẾT LUẬN.......................................................................................................................

116

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................

120


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc,
Đảng và nhân dân ta luôn trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa MácLênin nên cách mạng nước ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn. Trong
công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta đã khẳng định, lấy chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động của Đảng và Cách mạng, nên nhận thức tư tưởng và hành động của
toàn Đảng và nhân dân ta đã có sự đồng thuận và nhất trí cao.
Ngày nay, cách mạng nước ta đang diễn ra trong bối cảnh đất nước và
thế giới có nhiều biến đổi nhanh chóng, phức tạp và khó lường, bên cạnh thời
cơ, vận hội mới, chúng ta đang phải đương đầu với không ít những nguy cơ
thách thức không thể xem thường. Tình hình đó đã đặt ra yêu cầu một mặt,
phải kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mặt khác phải đổi
mới công tác tư tưởng lý luận, nhằm gắn hơn nữa lý luận với thực tiễn. Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định “Công tác lý luận
chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn và yêu cầu của cách mạng, chưa làm
sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng trong công cuộc đổi mới để phục vụ việc
hoạch định chiến lược, chủ trương, chính sách của Đảng, tăng cường sự nhất

trí về chính trị, tư tưởng trong xã hội” [24, tr78]. Thực hiện nghị quyết Đại
hội IX, Hội nghị TƯ 5 khoá IX đã đề ra nhiệm vụ: “đẩy mạnh tổng kết và
nghiên cứu lý luận, tiếp tục làm sáng tỏ hơn lý luận về CNXH và con đường
đi lên CNXH ở nước ta. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên
truyền, giáo dục lý luận chính trị, tạo sự thống nhất cao hơn nữa trong Đảng,
sự đồng thuận trong nhân dân. Công tác tư tưởng lý luận phải góp phần giải
quyết những vấn đề kinh tế-xã hội bức xúc; chống chủ nghĩa cá nhân, tư
tưởng cơ hội, thực dụng, chặn đà suy thoái về đạo đức, lối sống.”[25, tr134 136].

1


Việc tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận cũng đặt ra yêu cầu phải kế
thừa, tiếp thu tư tưởng tiến bộ của nhân loại, phải học hỏi những kinh nghiệm
của các nước khác, đặc biệt là các nước XHCN. Trong đó đáng chú ý hơn cả
là những kinh nghiệm trong công cuộc cải cách mở cửa, xây dựng CNXH
mang đặc sắc Trung Quốc. Nghị quyết HN TƯ 5 khoá IX đã khẳng định: “Coi
tổng kết thực tiễn là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành; gắn
nghiên cứu thực tiễn Việt Nam với tiếp thu có chọn lọc những thành tựu khoa
học của nhân loại” [25, tr135].
Trung Quốc là nước láng giềng hữu nghị và có quan hệ hợp tác toàn
diện với nước ta. Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Trước
đây Trung Quốc là nước nửa thuộc địa nửa phong kiến, có nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu, đa số dân cư là nông dân, là nước nghèo, chậm phát triển. Từ
năm 1949 Trung Quốc bắt đầu đi lên theo con đường XHCN. ĐCSTQ cũng
lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động, để dẫn dắt nhân dân Trung Quốc xây dựng CNXH. Trước năm 1979, sự
nghiệp xây dựng CNXH ở Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng
trưởng kinh tế thấp, đời sống nhân dân chậm được cải thiện, tình hình chính
trị xã hội có nhiều biến động bất lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Từ năm

1979 Trung Quốc bắt đầu cải cách mở cửa. Từ khi tiến hành cải cách mở cửa,
nhân dân Trung Quốc đã thu được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây
dựng CNXH. Trung Quốc đã bước đầu tìm ra con đường xây dựng CNXH
mang đặc sắc Trung Quốc. Trong khoảng 20 năm cải cách mở cửa, GDP của
Trung Quốc đã tăng gấp 4 lần, tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao. Đời sống
nhân dân đã đạt mức trung bình của thế giới. Tình hình nông thôn và nông
dân đã được cải thiện. Nhìn chung, cải cách mở cửa của Trung Quốc là tương
đối toàn diện, kết quả thu được về phát triển kinh tế là rất rõ nét, rất đáng
khâm phục. Bên cạnh những thành tựu, trong quá trình cải cách mở cửa cũng
nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực như tham nhũng, lạm dụng chức quyền, hối lộ,

2


sa sút đạo đức của cán bộ, tư tưởng tự do, tư sản hoá... mà hiện nay ĐCSTQ
đang tiếp tục tìm cách khắc phục.
Vì vậy, nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng cải cách mở cửa của ĐCSTQ
trong những năm qua là việc làm cần thiết và hữu ích góp phần tăng cường
nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn nhằm làm sáng tỏ hơn nữa những vấn
đề về CNXH, con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Với lý do đó, chúng tôi
đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu quan niệm về CNXH của ĐCSTQ
trong thời kỳ cải cách mở cửa” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Quan niệm về CNXH của ĐCSTQ trong thời kỳ cải cách mở cửa có ý
nghĩa rất lớn đối với quá trình xây dựng CNXH ở Trung Quốc, một quốc gia
có hơn một tỷ dân. Mặt khác nó còn liên quan đến sự nhận thức và phát triển
lý luận về CNXH trong điều kiện hiện nay. Vì vậy, quan niệm về CNXH của
ĐCSTQ trong thời kỳ cải cách mở cửa luôn thu hút được sự quan tâm của các
nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung Quốc và sự tìm tòi nghiên cứu của các
nhà khoa học Trung Quốc và thế giới.

Đến nay, các công trình nghiên cứu về CNXH của ĐCSTQ trong thời
kỳ cải cách mở cửa đã được công bố tương đối phong phú, đặc biệt là của các
tác giả Trung Quốc. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Giao
phong” của Mã Lập Thành và Lăng Chí Quân, NXB Trung Quốc ngày nay,
1998. “Kinh tế thị trường XHCN” của Mã Hồng , NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1995. “Trung Quốc không thể trở thành Mister no” của Thẩm Ký
Như, NXB Trung Quốc ngày nay, 1995. “Hội thảo khoa học Trung-Việt”,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. “Trung Quốc: Bàn về thuyết ba đại
diện”, biên soạn Nguyễn Văn Lập, TTX VN, 2002. “Trung Quốc-Tình hình
kinh tế xã hội. Thách thức và cơ hội”, TTX VN, 1994. “Về cải cách mở cửa ở
Trung Quốc” của Lý Thiết Anh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002. “Xây
dựng đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân Trung Quốc theo yêu cầu của
3 đại diện”, của Điền Tâm Minh, Viện Thông tin khoa học-Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, 2002 ... và nhiều công trình khác.
3


Nội dung nghiên cứu của những công trình trên rất đa dạng, đề cập đến
nhiều khía cạnh của tư tưởng cải cách mở cửa của ĐCSTQ. Trong đó các
công trình nghiên cứu quan niệm về CNXH có thể chia thành các nhóm sau:
Một là, quan niệm về giai đoạn đầu của CNXH, về CNXH mang đặc
sắc TQ, về con đường đi lên CNXH ở TQ.
Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về nhóm vấn đề này gồm có:
- “Thực sự cầu thị, tích cực tìm tòi, kiên trì và phát triển CNXHKH”
của Lý Thiết Anh chỉ rõ: “Muốn biến lý tưởng thành hiện thực, tất yếu phải
kêt hợp chặt chẽ nguyên lý cơ bản của CN Mác với thực tiễn cụ thể của nước
mình và đặc trưng thời đại”. Công trình cũng đã phân tích những nội dung cơ
bản của CNXH mang đặc sắc Trung Quốc như bản chất của CNXH, giai
đoạn đầu của CNXH. Khẳng định CNXH vẫn đang được tìm tòi trong thực
tiễn.

- “Nhận thức lại bản chất của CNXH” của Du Vinh Căn cho rằng: Bản
chất của CNXH khác với khuôn mẫu phát triển của CNXH truyền thống. Bản
chất của CNXH là giải phóng sức sản xuất và phát triển sức sản xuất.
- Tác giả Tiến Phong nêu 10 quan điểm trong nhận thức về CNXH.
- “Nhận thức toàn diện mối quan hệ của CNXH và CNTB” của Hứa
Hữu Luân; “Quan hệ giữa CNXH và CNTB” của Hồ Thắng và “Nhận thức
đúng đắn về quan hệ giữa CNXH mang màu sắc Trung Quốc và CNTB thời
nay” của Tống Sỹ Xương cho rằng giữa CNXH và CNTB ngoài sự khác biệt
còn có quan hệ với nhau trên thực tế cũng như về mặt lý luận. Muốn xây dựng
CNXH phải kế thừa những giá trị hợp lý của CNTB.
- Về mô hình mới của CNXH có nghiên cứu của Chenfeng “CNXH
chuyển đổi mô hình từ truyền thống sang hiện đại”. “Phải chăng CNXH đang
quay lại” của Vi-dô-ê-vích.
Chenfeng cho rằng: “CNXH mô hình hiện đại là hình thái lịch sử độc
lập mà C.Mác chưa dự kiến”. Chuyển đổi mô hình xã hội hiện thời của Trung
Quốc bao hàm ý nghĩa hai lớp. Xét về phương thức hoạt động cơ bản của xã

4


hội, đó là sự chuyển từ thể chế mô hình truyền thống sang chế độ xã hội mô
hình hiện đại. Xét về quan hệ lợi ích cơ bản của xã hội, đó là sự chuyển từ mô
hình XHCN truyền thống (kết hợp với kinh tế nửa tự nhiên) sang mô hình
XHCN hiện đaị (kết hợp với kinh tế thị trường).
Vi-dô-ê-vích cho rằng mô hình XHCN kiểu Trung Quốc là sự đan xen
đặc điểm của CNXH và CNTB, và cũng nêu thắc mắc về sự phát triển lâu dài
của mô hình này sẽ đi đến đâu.
- Về lý luận giai đoạn đầu của CNXH có các công trình nghiên
cứu của Trần Lập Tân, Trần Tuyết Cường và Xu Chong Wen.
- Về con đường đi lên CNXH, Từ Sùng Ôn cho rằng đó là sự kết

hợp đúng đắn giữa tính phổ biến và đặc thù của CNXH. Nhà nghiên cứu
Kiva.N.V lại cho rằng sự phát triển CNXH ở Trung Quốc là sự hoán
đảo, tức là quay về thừa nhận kinh tế tự nhiên...
Hai là, quan niệm về thể chế kinh tế trong CNXH. Các công trình
tiêu biểu nghiên cứu nhóm vấn đề này có:
- “Kinh tế thị trường XHCN” do Mã Hồng làm chủ biên đã trình
bày nhiều vấn đề của KTTT XHCN theo tư tưởng của ĐH XIV ĐCSTQ,
khẳng định “thực tiễn cải cách kinh tế của Trung Quốc là xây dựng cơ
chế thị trường XHCN” [31, tr7]. Tác giả cũng trình bày nguyên lý
chung về KTTT, chế độ xí nghiệp trong KTTT, kinh tế đối ngoại, kinh
tế nông thôn trong KTTT XHCN...
- “Trung Quốc-Tình hình kinh tế xã hội, thách thức và cơ hội” Tài liệu tham khảo quý III năm 1994 của TTXVN, đã trình bày tốc độ
phát triển kinh tế không đều của Trung Quốc trải qua bốn chu kỳ từ
1979 đến 1992; hiệu quả kinh tế thấp, thâm hụt tài chính tăng, nợ nước
ngoài tăng, khả năng điều tiết vĩ mô của nhà nước giảm, kinh tế phá t
triển không đều giữa các vùng.
- “Bài học kinh nghiệm từ lịch sử phát triển kinh tế Trung Quốc”
của Đổng Chí Khải nêu những bài học kinh nghiệm phát triển Trung

5


Quốc từ ngày thành lập nước; sự nhận thức, phát triển chúng trong thời
kỳ cải cách mở cửa.
- “Lý luận thị trường mới” của Dương Thánh Minh đã phân tích
các đặc tính riêng của KTTT XHCN, đó là nền KTTT dựa trên chế độ
sở hữu công cộng, nền KTTT cùng giàu lên, nền KTTT có kế hoạch chỉ
đạo, nền KTTT với người lao động làm chủ...Tác giả khẳng định nền
kinh tế hiện nay của Trung Quốc là nền KTTT của giai đoạn đầu với
đặc trưng cơ bản là trình độ sức sản xuất thấp.

- Nghiên cứu tư tưởng cải cách kinh tế còn có các công trình:
“Kinh tế Trung Quốc đại luận chiến”, “Đặng Tiểu Bình-nhà cải cách
kinh tế hàng đầu thế kỷ XX”, “Về cải cách mở cửa ở Trung Quốc”...
Ba là, quan niệm về thể chế chính trị trong CNXH.
Các công trình tiểu biểu nghiên cứu về nhóm vấn đề này gồm:
- “Xây dựng nền chính trị XHCN mang sắc thái Trung Quốc” của
Lý Mậu Quản đã trình bày ba nội dung chủ yếu xây dựng nền chính trị
mang sắc thái Trung Quốc.
- “Đảng cộng sản nằm trên pháp luật-quy tắc không bình thường”
của Hàn Lệ chỉ rõ phong cách chính trị của Trung Quốc hiện nay tuân
theo nguyên tắc “phi chính thức”. ĐCS giữ vai trò quyết định tr ong lập
pháp, trong sắp xếp nhân dự dẫn đến “hệ thống chính trị của Trung Quốc
còn cách rất xa yêu cầu chế độ hoá, thiếu sự rằng buộc của một hệ thống
luật pháp đồng bộ có hiệu quả”.
- “Mấy vấn đề về hệ thống pháp luật XHCN mang màu sắc Trung
Quốc” của Vương Duy Trừng đã nghiêu cứu sự cấu thành, đặc trưng cơ
bản của hệ thống luật pháp XHCN mang màu sắc Trung Quốc với tư
cách là sự phản ánh và quy phạm chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá và xã
hội...
Bốn là, quan niệm về thể chế văn hoá trong CNXH.
Các công trình tiêu biểu nghiêm cứu nhóm vấn đề này có :
6


- “Trung Quốc bàn về thuyết ba đại diện” chỉ rõ ĐCSTQ luôn đại
diện cho phương hướng tiến lên của nền văn hoá; chỉ rõ tầm quan trọng
của văn hoá trong sự nghiệp xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc.
- “Ra sức xây dựng nền văn hoá XHCN mang đặc sắc Trung Quốc”
của Lý Thiết Anh đã làm sáng tỏ vị trí,vai trò của văn minh tinh thần
trong CNXH; nêu các nội dung xây dựng nền văn hoá XHCN mang đặc

sắc Trung Quốc trong giai đoạn đầu của CNXH.
Năm là, quan niệm về Đảng cộng sản trong CNXH
Các công trình tiêu biểu nghiên cứu nhóm vấn đề này có:
- Xây dựng đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân Trung Quốc theo
yêu cầu của “Ba đại diện” đã nghiên cứu quá trình xây dựng ĐCSTQ hơn 20
năm qua trong điều kiện cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hoá.
- “ĐCSTQ với 50 năm lãnh đạo” của Ngô An Gia đăng trên Tạp chí
“Nghiên cứu đại lục Trung Quốc” của Đài Loan đã điểm qua các mô thức
lãnh đạo của ĐCSTQ từ thời Mao Trạch Đông đến Giang Trạch Dân và nêu
rõ những thách thức đối với ĐCSTQ hiện nay.
- “Ba chú trọng trong công tác xây dựng Đảng của ĐCSTQ”
- “Giang Trạch Dân với thuyết lấy đức trị nước”...
Ngoài các công trình nghiên cứu thuộc các nhóm vấn đề trên, còn một
số công trình nghiên cứu tư tưởng cải cách mở cửa trong công tác đối ngoại
của Trung Quốc, về xây dựng quân đội trong giai đoạn đầu của CNXH....
Nhưng do phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi không đề cập sâu
những vấn đề này.
Qua phân tích tình hình nghiên cứu quan niệm về CNXH của ĐCSTQ
trong thời kỳ cải cách mở cửa cho thấy, các công trình nhiều về số lượng,
phong phú về nội dung, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách
hệ thống, toàn diện quan niệm về CNXH và đặc biệt chưa có công trình
nghiên cứu nào rút ra những vấn đề về phương pháp luận để có thể vận dụng
vào công cuộc đổi mới của Đảng và nhân dân ta hiện nay. Vì vậy, đề tài
7


nghiên cứu “Tìm hiểu quan niệm về CNXH của ĐCSTQ trong thời kỳ cải
cách mở cửa”, sẽ góp phần khắc phục và bổ sung sự thiếu hụt trong mảng
kiến thức đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.

3.1. Mục đích.
Trên cơ sở làm rõ quá trình hình thành, phát triển quan niệm về CNXH
của ĐCSTQ trong thời kỳ cải cách mở cửa, đề tài rút ra những cấn đề về
phương pháp luận trong việc nghiên cứu, kế thừa và vận dụng những quan
niệm đó vào điều kiện Việt Nam thời đổi mới.
3.2. Nhiệm vụ.
- Làm rõ quan niệm của ĐCSTQ về “giai đoạn đầu của
CNXH”,về “CNXH mang đặc sắc Trung Quốc” trong thời kỳ cải cách
mở cửa.
- Làm rõ quan niệm của ĐCSTQ về thể chế kinh tế XHCN trong
thời kỳ cải cách mở cửa.
- Làm rõ quan niệm của ĐCSTQ về thể chế chính trị XHCN trong
thời kỳ cải cách mở cửa.
- Làm rõ quan niệm của ĐCSTQ về thể chế văn hoá XHCN trong
thời kỳ cải cách mở cửa.
- Làm rõ quan niệm của ĐCSTQ về xây dựng Đảng trong thời kỳ
cải cách mở cửa.
- Làm rõ những vấn đề phương pháp luận được rút ra trong việc
nghiên cứu, vận dụng và kế thừa những quan niệm về CNXH của ĐCS
TQ trong thời kỳ cải cách mở cửa.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận. Luận văn lấy lý luận chủ nghĩa Mác -Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, nghị quyết của ĐCS VN, các công
trình nghiên cứu lý luận liên quan đến sự nghiệp đổi mới đất nước ta,

8


đến vấn đề CNXH và con đường đi lên CNXH của Việt Nam hiện nay
làm cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của
đề tài, người làm luận văn đã dùng các phương pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương
pháp lô gíc và lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống,
phương pháp phân tích tài liệu.
5. Phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Luận văn chủ yếu nghiên cứu phân tích các văn kiện đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XIII, XIV, XV, XVI và các tài liệu về các hội
nghị T.Ư của ĐCS TQ, từ đó làm sáng tỏ quan niệm về CNXH của ĐCS
TQ trong thời kỳ cải cách mở cửa.
6. Ý nghĩa của luận văn.
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ quá trình hình thành, nội dung quan
niệm của ĐCSTQ về CNXH; những vấn đề phương pháp luận được rút ra; sự
vận dụng, kế thừa giá trị của những quan niệm về CNXH của ĐCSTQ vào
điều kiện Việt Nam hiện nay.
- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu
liên quan đến vấn đề CNXH và con đường đi lên CNXH hiện nay ở TQ,
những nghiên cứu liên quan đến cải cách mở cửa của TQ, đổi mới ở Việt
Nam.
7. Kết cấu của luận văn.
Luận văn gồm: Phần mở đầu; 3 chương, 9 tiết; phần kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo.
Chương 1: Quá trình cải cách mở cửa và sự hình thành, phát triển quan
niệm về CNXH của ĐCS TQ.
Chương 2: Những nội dung chủ yếu trong quan niệm về CNXH của
ĐCS TQ qua các đại hội XIII, XIV, XV và XVI.

9



Chương 3: Những vấn đề phương pháp luận được rút ra trong việc
nghiên cứu, kế thừa, vận dụng quan niệm về CNXH của ĐCS TQ thời cải
cách mở cửa.

Chương 1

QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH MỞ CỬA VÀ SỰ HÌNH THÀNH,
PHÁT TRIỂN QUAN NIỆM VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC.
Tư tưởng, ý thức xã hội, mặc dù có tính độc lập tương đối, song suy
cho cùng là sự phản ánh tồn tại xã hội. Vì vậy để hiểu được sự xuất hiện
một tư tưởng, một quan niệm nào đó chúng ta cần nghiên cứu điều kiện
lịch sử, cơ sở kinh tế - xã hội làm nảy sinh nó.
1.1. Hoàn cảnh lịch sử diễn ra quá trình cải cách mở cửa.
10


1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử Trung Quốc.
Trước năm 1949, Trung Quốc là một nước nửa thuộc địa, nửa
phong kiến. Nhân dân Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc đấu tranh bất
khuất để giải phóng dân tộc, như phong trào “Thái Bình thiên quốc”,
phong trào “Nghĩa hoà đoàn”, nhưng đều lần lượt thất bại. Cách mạng
Tân hợi (1911) doTôn Trung Sơn lãnh đạo đã lật đổ chế độ quân chủ
chuyên chế ở Trung Quốc, nhưng không làm thay đổi được tính chất xã
hội nửa thực dân, nửa phong kiến và tình trạng bi thảm của nhân dân
Trung Quốc. Điều đó chứng tỏ rằng, con đường cải lương, con đường
TBCN không thể thực hiện được sự nghiệp giải phóng Trung Quốc. Con
đường đúng đắn, lối thoát duy nhất cho Trung Quốc là tiến hành đấu tranh
lật đổ ách thống trị của đế quốc, phong kiến, tiến lên CNXH dưới sự lãnh
đạo của ĐCS TQ.

Năm 1949, dưới sự lãnh đạo của ĐCS TQ, nhân dân Trung Quốc đã
giành thắng lợi trong cuộc cách mạng dân chủ mới và lập nên nước Cộng
hoà nhân dân Trung Hoa.
Sau thời gian tiến hành cải tạo xã hội, đến Đại hội VIII (kỳ thứ
nhất, 1956), ĐCSTQ đã đề ra quyết sách chiến lược lớn chuyển trọng tâm
công tác của Đảng và Nhà nước sang xây dựng CNXH.
Trung Quốc tiến lên CNXH với xuất phát điểm là nước nửa thuộc
địa, nửa phong kiến với trên 80% dân số là nông dân, sản xuất nông
nghiệp lạc hậu, công nghiệp hầu như không có, trình độ sản xuất thấp, lạc
hậu rất xa so với các nước tư bản phát triển; là một nước lớn, dân số đông,
dân trí thấp.
Xây dựng CNXH ở một nước phương Đông lớn, lạc hậu như Trung
Quốc là việc làm chưa từng có trong lịch sử, điều mà trước đây V. Lênin mới
dự đoán .
Lịch sử Trung Quốc lúc đó đặt ra cho ĐCS TQ là không thể xây dựng
CNXH giống các nước XHCN như Liên xô, Ba Lan, Tiệp Khắc...
11


Xuất phát từ tình hình cụ thể nước mình, kết hợp những nguyên lý cơ
bản của CN Mác với thực tế trong nước, ĐCS TQ đã tìm ra con đường đi lên
CNXH mang đặc sắc Trung Quốc .
Năm 1953 Trung Quốc bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
với hai nhiệm vụ chủ yếu là cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, thủ công
nghiệp, công thương nghiệp TBCN và bước đầu xác lập quan hệ sản xuất
XHCN. Thực chất của cải tạo XHCN là cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất,
đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Thực hiện nghị quyết về cải tạo
XHCN đã dẫn đến “chế độ tư hữu ruộng đất đã chuyển thành chế độ sở hữu
tập thể, mặt khác cũng phải thấy những sai lầm trong chỉ đạo về tốc độ và
hình thức hợp tác hoá đã dẫn tới những hậu quả lâu dài về sau” [40, tr52]. Do

quy mô kế hoạch 5 năm quá lớn, mà nhân tài, vật lực quá thiếu, do thể chế
chính trị không phù hợp (Đảng và Nhà nước không phân định rõ chức năng,
Đảng thường làm thay nhà nước), cộng với việc rập khuôn mô hình XHCN
của Liên xô-một mô hình sơ cứng, hạn chế sự năng động của những người lao
động dẫn đến hình thành cơ chế chính trị - kinh tế thống nhất cao độ ở Trung
Quốc.
Kỳ họp thứ nhất ĐH VIII ĐCSTQ(1956) đưa ra quyết sách chuyển
sang xây dựng CNXH với phương châm: kinh tế vừa chống bảo thủ, vừa
chống quan liêu, vững bước tiến lên trong cân bằng tổng hợp. Đến HN TƯ 3
khoá VIII (1957) ĐCSTQ đã thảo luận 5 vấn đề cụ thể: Chỉnh phong và đấu
tranh chống tham nhũng; nông nghiệp; mâu thuẫn chủ yếu trong nước; thể chế
quản lý nhà nước; lao động tiền lương, bảo hiểm và phúc lợi xã hội. Hội nghị
một lần nữa phê bình gay gắt cách làm không đúng đắn của Trung ương năm
1956 nhằm chống phiêu lưu. Thực tế đây là khởi đầu cho phong trào “Đại
nhảy vọt” được phát động sau đó.
Tại kỳ họp thứ hai ĐH VIII (1958), theo đề nghị của Mao Trạch
Đông, đường lối chung xây dựng CNXH của Trung Quốc đã được xác
định là: “Cổ vũ lòng hăng hái, cố gắng vươn lên hàng đầu, xây dựng
12


CNXH nhiều, nhanh, tốt, rẻ” [35, tr288]. Đường lối chung xây dựng
CNXH này thể hiện sự không tôn trọng, không làm theo quy luật trong
xây dựng kinh tế, thể hiện sự duy ý chí. Tháng 11/1957 Mao Trạch Đông
đã tuyên bố, trong khoảng thời gian 15 năm, Trung Quốc sẽ vượt nước
Anh về sản lượng thép và những sản phẩm công nghiệp chủ yếu khác.
HN TƯ 6 khoá VIII(1958) đã thông qua nghị quyết “về công xã
nhân dân”. Trong đó, về phân phối đã thực hiện một số nguyên tắc của
phương thức phân phối CSCN, thực hiện phân phối hiện vật, bao cấp toàn
bộ. Một số nơi chủ trương xoá bỏ sản xuất hàng hoá. Điều này cho thấy,

sự vận dụng CN Mác-Lênin của ĐCS TQ là chưa sát thực tế, không xuất
phát từ thực tế, mang nhiều yếu tố không tưởng. Kết quả là nhiệt tình lao
động của nhân dân giảm sút, sản xuất nông nghiệp đình trệ, đời sống nhân
dân ngày càng khó khăn. Phong trào “Đại nhảy vọt”, “xây dựng CNXH
nhiều, nhanh, tốt, rẻ”, “công xã nhân dân” đã không thành hiện thực.
HN TƯ 8 khoá VIII (1959) đã tổng kết kinh nghiệm, rút ra bài học
về “Đại nhảy vọt”, sửa chữa sai lầm. Mao Trạch Đông cho rằng cần đảo
ngược thứ tự ưu tiên kinh tế quốc dân từ công nghiệp nặng - công nghiệp
nhẹ - nông nghiệp sang nông nghiệp-công nghiệp nhẹ-công nghiệp nặng.
Tại hội nghị này, Bành Đức Hoài đã gửi thư cho Mao Trạch Đông, trình
bày ý kiến của mình về sai lầm tả khuynh từ năm 1958 và những bài học.
Hội nghị không xem xét thấu đáo bức thư này, thậm chí còn cho rằng đây
là biểu hiệu của tính dao động tư sản. Và kết cục là, Hội nghị đã tập trung
đấu tranh với “tập đoàn chống đảng Bành Đức Hoài” và thông qua nghị
quyết về “sai lầm của nhóm chống đảng do Bành Đức Hoài cầm đầu”.
HN TƯ 9 khoá VIII (1961) đã thảo luận về chỉnh đốn công xã nhân
dân và một số vấn đề chính sách nông thôn, kêu gọi cả nước tập trung lực
lượng tăng cường mặt trận nông nghiệp, “lấy nông nghiệp làm cơ sở cho nền
kinh tế quốc dân, toàn đảng toàn dân ra sức phát triển sản xuất lương thực”
[35, tr290].
13


HN TƯ 10 khoá VIII (1966) tập trung phê phán Lưu Thiếu Kỳ, Chu
Đức, Trần Vân...; thông qua nghị quyết về “Đại cách mạng văn hoá vô sản”.
Cuộc đại cách mạng văn hoá vô sản có nguồn gốc sâu xa từ những nhận thứ
sai lầm về lý luận cách mạng, có nguyên nhân trực tiếp từ những mâu thuẫn
nội bộ trong ĐCS TQ trước đó. Trong cuộc “Đại cách mạng văn hoá vô sản
này” Mao Trạch Đông đã dùng lực lượng Hồng vệ binh để phá huỷ nhiều
công trình văn hoá, nhiều danh lam thắng cảnh, chùa chiền..., dùng Hồng vệ

binh để đấu tố, bắt bớ, bức hại hàng triệu cán bộ ưu tú của Đảng và Nhà
nước.
HN TƯ 12 khoá VIII (1968) đã phê chuẩn “Báo cáo thẩm tra tội ác
của tên phản bội, nội gian, công đoàn vàng Lưu Thiếu Kỳ”, quyết định tước
mọi chức vụ và Đảng tịch của Lưu Thiếu Kỳ.
Đại hội IX ĐCSTQ (1969) đã tổng kết thắng lợi vĩ đại của “Đại cách
mạng văn hoá vô sản”. Điều lệ mới của ĐCS TQ ghi rõ Lâm Bưu là người
kế tục Mao Trạch Đông. Song điều đáng tiếc là, ngày 13 tháng 9 năm 1971
Lâm Bưu đã tử nạn trên đường chạy trốn bằng máy bay.
Khi phân tích về kết quả của đại cách mạng văn hoá, Mã Lập Thành
viết “Đại cách mạng văn hoá là trang đen tối nhất trong lịch sử cộng hoà
nhân dân, nó đem lại cho Trung Hoa những tai hoạ không sao kể xiết”; “Đại
cách mạng văn hoá đã làm chết 20 triệu người, hành hạ 100 triệu người và
lãng phí 800 tỷ nhân dân tệ” [46, tr19].
Năm 1976 là năm có nhiều sự kiện lớn diễn ra ở Trung Quốc, tháng
1/1976 Chu Ân Lai qua đời; Hoa Quốc Phong lên làm chủ tịch Đảng; tháng
10/1976 bè lũ 4 tên bị bắt.
HN TƯ3 khoá X (1977) ra nghị quyết khôi phục các chức vụ của
Đặng Tiểu Bình; nghị quyết về tập đoàn chống Đảng Vương Hồng Văn,
Trương Xuân Kiều, Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên còn gọi là “Bè lũ 4 tên”.
Hội nghị quyết định triệu tập ĐH XI ĐCS TQ trước thời hạn.
Đại hội XI ĐCSTQ (1977) đã tổng kết cuộc đấu tranh chống “bè lũ 4
tên”, tuyên bố cuộc “Đại cách mạng văn hoá vô sản” đã kết thúc. ĐH khẳng
14


định nhiệm vụ cơ bản của Đảng trong thời kỳ mới là xây dựng Trung Quốc
thành cường quốc hiện đại hoá XHCN trong thế kỷ XX. Tuy nhiên đại hội
vẫn chưa uốn nắn được những lý luận, chính sách sai lầm của đại cách mạng
văn hoá, vẫn theo đuổi lý luận sai lầm “lấy đấu tranh giai cấp làm then chốt”,

vẫn nhấn mạnh nhiệm vụ chống hữu, chứ không phải chống “tả” khuynh, vẫn
khẳng định sau này còn phải tiến hành nhiều cuộc cách mạng chính trị như
“Đại cách mạng văn hoá vô sản”.
Qua các sự kiện lịch sử ở Trung Quốc từ 1956 đến 1977 cho thấy:
Một là, trong 10 năm đầu (1956-1966) ĐCSTQ đã có nhiều thử nghiệm
để tìm ra đường lối, chiến lược, chính sách nhằm phát triển kinh tế, thúc đẩy
đất nước tiến lên. Nhưng vẫn chưa tìm được con đường đúng đắn đi lên
CNXH, ngược lại còn mắc khá nhiều sai lầm, khuyết điểm, mà chủ yếu là sai
lầm “tả” khuynh, nóng vội, duy ý chí, chỉ dựa vào nguyện vọng chủ quan,
không tôn trọng và không làm theo quy luật, đặc biệt là quy luật về sự phù
hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất. Trong thời gian dài , TQ còn đẩy nhiệm vụ phát triển sản xuất xuống
hàng thứ yếu. Sau khi hoàn thành cải tạo XHCN vẫn lấy đấu tranh giai cấp
làm then chốt. Các hình thức sở hữu quá đơn điệu, xa rời thực tế, thể chế kinh
tế thì xơ cứng, hành chính bao cấp, với quyền lực chính trị quá tập trung, quan
liêu, mệnh lệnh đã trói buộc nghiêm trọng sức sản xuất và kinh tế hàng hoá
XHCN phát triển. Những hình thức giải phóng có lợi cho phát triển sức sản
xuất và hiện đại hoá sản xuất trong điêù kiện XHCN lại bị coi là phục hồi
CNTB và bị phản đối.
Hai là, trong 10 năm sau (1966-1976) tình hình chính trị - xã hội Trung
Quốc trở nên ngày càng phức tạp, thiếu ổn định. Nhiều trào lưu tư tưởng khác
nhau, thậm trí đối lập nhau xuất hiện, dẫn đến mất đoàn kết trong nội bộ
Đảng. Trong Đảng xuất hiện nhiều phe phái, dẫn đến các cuộc thanh trừng lẫn
nhau, tranh giành quyền lực; nhiều cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước bị
buộc tội, bị hạ bệ như Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu, Đặng Tiểu
Bình... nhiều phần tử cơ hội đã leo lên nắm những cương vị quan trọng trong
15


Đảng. Trong cuộc “Đại cách mạng văn hoá vô sản”, rất nhiều cán bộ lão

thành cách mạng, nhiều nhà khoa học bị án oan sai. Điều đó đã làm giảm sút
niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, với CNXH; gây bất bình
trong một bộ phận nhân dân, một bộ phận cán bộ đảng viên. Sự kiện Thiên
An Môn xảy ra năm 1976 là hệ quả tất yếu của tình hình trên.
Trong điều kiện lịch sử như vậy, ĐCSTQ đã không thể tập trung trí tuệ,
sức lực vào chỉ đạo phát triển kinh tế, xây dựng xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân được, mà phải tập trung vào công tác chính trị tư tưởng, công tác tổ
chức nhân sự, tạo sự thống nhất trong Đảng, ổn định bộ máy lãnh đạo trung
ương. Thực tế đó đặt ĐCS TQ trước thử thách, hoặc là cải cách để phát triển,
hoặc là bị chìm đi trong lãng quên.
1.1.2. Hoàn cảnh lịch sử quốc tế.
Nước CHND Trung Hoa được thành lập (1949) khi hệ thống XHCN
thế giới đã hình thành và phát triển. Đó là điều kiện thuận lợi để Trung Quốc
học hỏi kinh nghiệm xây dựng CNXH và tiếp nhận sự giúp đỡ của các nước
XHCN cả vật chất lẫn tinh thần, cả khoa học kỹ thuật lẫn chuyên gia, đặc biệt
từ phía Liên Xô. Liên Xô vào thời gian đó đã là một cường quốc, đã sản xuất
được bom nguyên tử, đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
Vào những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ XX Trung Quốc
đã tận dụng được điều kiện quốc tế thuận lợi đó. Nhiều chuyên gia Liên Xô,
Cộng hoà dân chủ Đức đã sang giúp đỡ Trung Quốc. Nhiều nước XHCN châu
Âu đã viện trợ không hoàn lại vật chất kỹ thuật cho Trung Quốc. Sự giúp đỡ
đó có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc.
Nhưng như chúng ta đã biết, điều kiện lịch sử, điểm xuất phát đi lên CNXH
của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu không giống Trung Quốc, nên việc
áp dụng kinh nghiệm của các nước này vào Trung Quốc đòi hỏi phải năng
động, sáng tạo, phải gắn với điều kiện lịch sử. Nhưng các chuyên gia lại mắc
sai lầm giáo điều, rập khuôn, áp đặt cộng với sai lầm tả khuynh của Trung
Quốc nên nhiều mô hình tốt về kinh tế, văn hoá của Liên xô đã áp dụng không
thành công ở Trung Quốc.
16



Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì mô hình
“CNCS thời chiến”, mô hình đã được V.Lênin thay từ sau khi nội chiến kết
thúc (1920). Mô hình đó là thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung
cao độ, mọi kế hoạch đều theo pháp lệnh nhà nước, không phát triển kinh tế
hàng hoá. Hình thức sở hữu tư liệu sản xuất đơn điệu, chỉ có sở hữu toàn dân
và sở hữu tập thể. Phân phối bình quân, bao cấp. Nhà nước định giá mọi sản
phẩm. Công bằng mà nói, mô hình này đã phát huy được tác dụng trong một
thời gian nhất định, làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao. Song do
duy trì quá lâu mô hình kinh tế này đã không kích thích được người lao động
phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng xuất lao động, không hiện đại
hoá công nghệ sản xuất. Khi lòng nhiệt tình của quần chúng nhân dân đã
khánh kiệt, kinh tế sẽ kém phát triển, dân trí rơi vào khủng hoảng, hậu quả tất
yếu là đời sống nhân dân không những không được cải thiện mà còn ngày
càng giảm sút.
Vào cuối những năm 60, đầu những năm 70 thế kỷ XX, khi TQ tiến
hành “Đại cách mạng văn hoá vô sản”, quan hệ Trung - Xô không còn “xuôi
chèo, mát mái” như trước nữa, mâu thuẫn gia tăng, và xung đột biên giới
Trung-Xô đã nổ ra năm 1969. Từ đó quan hệ Trung-Xô cũng chấm dứt. Đồng
thời, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước XHCN khác ở châu Âu cũng xấu
đi rõ rệt, vì vậy Trung Quốc không nhận được sự viện trợ, giúp đỡ từ các
quốc gia này.
Việt Nam trong thời gian đó tuy có quan hệ hữu hảo với TQ, nhưng lại
đang còn chiến tranh, kinh tế miền Bắc chưa phát triển, nên cũng không giúp
gì được TQ, cũng chưa có bài học gì về xây dựng CNXH để Trung Quốc học
tập.
Cũng trong thời gian này, Trung Quốc ít có quan hệ, hoặc quan hệ thù
địch, đối kháng với các nước TBCN, nên Trung Quốc cũng không có điều
kiện để tiếp cận các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, không học hỏi

được những kinh nghiệm về quản lý và tổ chức sản xuất, về quản lý điều hành
xã hội, không nhận được sự giúp đỡ, viện trợ từ các nước phát triển hơn.
17


Chính vì vậy, thời kỳ những năm 60-70 của thế kỷ XX Trung Quốc là một xã
hội hầu như biệt lập, đóng kín nên ngày càng tụt hậu về nhiều mặt so với các
nước khác.
Trong điều kiện lịch sử trong nước và quốc tế như vậy, ĐH XIII ĐCS
TQ đã đánh giá: sau hơn 30 năm xây dựng, phát triển CNXH, Trung Quốc
vẫn là một nước chậm phát triển, giá trị tổng sản phẩm quốc dân bình quân
đầu người vẫn đứng hàng cuối của thế giới. Trong hơn một tỷ dân của Trung
Quốc, có hơn 700 triệu người là nông dân, cơ bản vẫn làm ăn bằng công cụ
thủ công. Trong ngành công nghiệp chỉ có một bộ phận hiện đại, còn đa số
ngành công nghiệp lạc hậu vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm so với các
nước phát triển. Một bộ phận khu vực kinh tế tương đối phát triển cùng tồn tại
với cả một khu vực rộng lớn chưa phát triển và nghèo khó. Một số ít khoa học
kỹ thuật đạt trình độ tiên tiến của thế giới cùng tồn tại song song với tình
trạng hầu hết trình độ khoa học kỹ thuật thấp. Số người mù chữ và nửa mù
chữ chiếm 1/4 dân số. Sự lạc hậu của sức sản xuất làm cho quan hệ sản xuất
lạc hậu, trình độ xã hội hoá sản xuất không phát triển. Kinh tế hàng hoá rất
kém phát triển do thực hiện cơ chế hành chính bao cấp, kế hoạch hoá tập
trung cứng nhắc dẫn đến thị trường không phát triển, lưu thông hàng hoá trì
trệ. Kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế
quốc dân. Chế độ kinh tế XHCN chưa chín muồi, chưa hoàn thiện. Về kiến
trúc thượng tầng còn thiếu hàng loạt điều kiện cần thiết cho việc xây dựng
nền chính trị dân chủ XHCN. Tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản, tập quán
sản xuất nhỏ vẫn ảnh hưởng rộng khắp trong xã hội, thường xuyên thâm nhập
vào đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước.
Thực trạng trên đòi hỏi ĐCSTQ phải tỉnh táo nhận thức lại tình hình đất

nước, nhận thức lại về CNXH, về con đường đi lên CNXH của mình. HN TƯ
3 khoá XI ĐCS TQ (1978) đã đề ra quyết sách vĩ đại thực hiện cải cách mở
cửa. Cải cách mở cửa thực sự là bước ngoặt lịch sử vĩ đại, đã mở ra thời kỳ

18


mới trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Trung Quốc- thời kỳ cải cách mở
cửa.
ĐCS TQ coi cải cách mở cửa là một cuộc cách mạng mới. Cuộc cách
mạng này không làm thay đổi tính chất XHCN của chế độ, mà là sự hoàn
thiện và phát triển chế độ XHCN ở Trung Quốc. Cải cách mở cửa là một tất
yếu lịch sử của Trung Quốc.
1.1.3. Những cuộc đấu tranh lý luận, tư tưởng của Đảng cộng sản
Trung Quốc dẫn đến cải cách mở cửa .
Sự hình thành tư tưởng cải cách mở cửa nói chung và quan niệm về
CNXH nói riêng của ĐCSTQ gắn trực tiêp với các cuộc đấu tranh tư tưởng, lý
luận quyết liệt trong Đảng, với các cuộc thử nghiẹm khác nhau và tư tưởng đó
chỉ được xác lập qua thực tiễn.
Giải phóng tư tưởng lần thứ nhất ở TQ-chiến thắng “Hai phàm là”.
Cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận về “thực tiễn-tiêu chuẩn của chân lý”
được các nhà nghiên cứu Trung Quốc gọi là cuộc “giải phóng tư tưởng lần
thứ nhất” với nội dung “chiến thắng Hai phàm là”, bắt đầu sau khi Mao Trạch
Đông qua đời, Hoa Quốc Phong lên thay (10/1976) và kết thúc tại hội nghị
TƯ 3 khoá XI (12/1978) khi Hoa Quốc Phong phải làm kiểm điểm. HN TƯ 3
cũng đánh dấu việc hình thành thế hệ lãnh đạo thứ hai của ĐCSTQ do Đặng
Tiểu Bình làm trung tâm.
Thực chất đây là cuộc đấu tranh giữa đường lối bảo thủ của Hoa Quốc
Phong với đường lối cải cách do Đặng Tiểu Bình chủ trương. Sau khi Mao
Trạch Đông qua đời, “Bè lũ 4 tên” bị trấn áp, Hoa Quốc Phong được chỉ định

làm chủ tịch Đảng nhưng “mây đen vẫn bao phủ Trung Quốc”. Hoa Quốc
Phong được Mao Trạch Đông cất nhắc, đề bạt, là con người trưởng thành từ
phong trào chống “hữu” nên khi lên nắm quyền ông lại ủng hộ “cách mạng
văn hoá”. Hoa đã đưa ra tư tưởng “Hai phàm là”. Phàm là những quyết sách
do Mao chủ tịch đưa ra, chúng ta đều phải kiên quyết ủng hộ. Phàm là chỉ thị
của Mao chủ tịch, chúng ta đều phải trước sau răm rắp làm theo. Để thực hiện

19


“Hai phàm là” Hoa đã đã đưa ra 4 kiên trì tại ĐH XI ĐCSTQ ( 8/1977). Đó
là:
- Kiên trì “lý luận tiếp tục cách mạng dưới nền chuyên chính vô sản”
- Kiên trì “Đại cách mạng văn hoá vô sản”
- Kiên trì chống hữu, phản đối chống tả
- Kiên trì dùng chính trị thống soái, phong trào quần chúng và phương
thức đại nhảy vọt làm kinh tế.
Đại hội XI vẫn tiếp tục ca ngợi “Đại cách mạng văn hoá”, vẫn tiếp tục
“công nghiệp học Đại khánh”, “nông nghiệp học Đại trại”. Kết quả là năm
1978 năng suất lao động nông nghiệp của Trung Quốc chỉ bằng 77,6% năng
suất lao động nông nghiệp năm 1952.
Sở dĩ ĐH XI vẫn tiếp tục “Đại cách mạng văn hoá” bởi “Bè lũ 4 tên”
tuy đã bị lật đổ, nhưng ảnh hưởng của chúng trong Đảng còn lớn, chủ nghĩa
giáo điều, tệ sùng bái cá nhân còn nặng. Lực lượng cải cách chưa có ảnh
hưởng lớn. Trong ĐH chỉ có Đặng Tiểu Bình đưa ra tư tưởng “thực sự cầu
thị”. Những người chống “Hai phàm là” bao gồm Đặng Tiểu Bình, Diệp
Kiếm Anh, Trần Vân, Vương Chấn, trong đó Đặng Tiểu Bình là người chống
kiên quyết nhất. Vào tháng 4/1977, khi chưa được phục hồi chức vụ lãnh đạo,
Đặng đã viết thư cho T.Ư phản đối “Hai phàm là”. Trong thư , Đặng đã chỉ rõ
việc vận dụng những lời của Mao phải nhìn tổng thể, trong điều kiện cụ thể

không dùng từ ngữ máy móc giáo điều và “công khai nói với tầng lớp cao cấp
của Đảng rằng Mao cũng đã từng phạm sai lầm, vào lúc bấy giờ, quả là vác đá
ném trời, kinh thiên động địa [46, tr49].
Bức thư được công khai (3/5/1977) đã dẫn đến những phản ứng mãnh
liệt trong và ngoài Đảng, tạo nên những vũ khí tư tưởng sắc bén cho cuộc phê
phán “Hai phàm là”.
Tháng 7/1977, tại HN TƯ3 khoá X, Đặng Tiểu Bình đã được khôi phục
các chức vụ Đảng và Chính quyền. Khôi phục chức vụ cho Đặng Tiểu Bình
chính là sự phủ định “Đại cách mạng văn hoá”, phủ định cực tả, chống “Hai
phàm là” và mở ra con đường mới cho cách mạng Trung Quốc.
20


×