Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Đề tài Công tác xã hội Người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.8 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA: Công tác xã hội


Đề tài: Đặc điểm khuyết tật của người
khiếm thị tại mái ấm Thiên Ân- quận
Tân Phú.
Giảng viên PGS.TS Đỗ Hạnh Nga
Sinh viên: Nguyễn Văn Pil
MSSV: 1356150068

Hồ Chí Minh 10/06/2016
1


I.

Lí do chọn đề tài.

Chúng ta đang sống trong một xã hội hòa bình không còn chiến tranh khóc liệt,
cuộc sống càng ngày hiện đại. Dẫu hậu quả chiến tranh để lại đã qua đi nhưng
con người ngày càng bận rộn với cuộc sống kiếm tiền, kho học công nghệ thì
không ngừng phát triển dẫn đên nguồn thực phẫm đến thuốc uống trở ngày càng
nhiều hóa chất. Môi trường càng trở nên xấu và những bà mẹ đã vô tình tạo ra
những sinh linh bé nhỏ mang tật nguyền. Cuộc sống càng hiện đại càng phát
triển thì người khuyết tật càng nhiều và vấn đề công bằng, bình đẳng, an sinh xã
hội cần được quan tâm bởi chúng ta đều là con người. Trong các dạng tật thì
khiếm thị có thể nói tật tương đối nhẹ bởi vì họ không bị ảnh hưởng đến thần
kinh. Họ có thể sinh hoạt tốt nếu chúng ta can thiệp đúng cách.
Thống kê trên thế giới vào năm 2002 cho thấy ước tính hiện nay có khoảng 161


triệu người mù lòa, trong đó có 124 triệu người khiếm thị và 37 triệu người
mù[2], 90% trong số đó đang sống ở các nước đang phát triển (11,6 triệu người
ở khu vực Đông Nam Á, 9,3 triệu người ở khu vực Tây Thái Bình Dương, 6,8
triệu người ở Châu Phi), 1,4 triệu trẻ em dưới 15 tuổi bị mù.... Ngoài ra trên thế
giới còn có hàng triệu người khác bị mù chức năng vì tật khúc xạ(cận thị,viễn
thị,loạn thị),80% người mù trên 50 tuổi. Cứ 5 giây trôi qua lại có thêm một
người bị mù và cứ một phút trôi qua lại có một đứa trẻ vĩnh viễn không nhìn
thấy ánh sáng.Hàng năm cả thế giới phải tiêu tốn hơn 42 tỷ đôla Mỹ cho việc
chữa trị các bệnh về mắt.Khoảng 75% trong số các bệnh gây mù có thể tránh
được bằng các phương pháp điều trị hoặc phòng ngừa[4].Thống kê riêng ở Anh
về tuổi khởi phát bệnh mù lòa cho thấy 31% người trả lời nói rằng bắt đầu mắc
bệnh khi còn ở độ tuổi lao động (từ 17 đến 59 tuổi), nhưng 56% cho rằng bệnh
khởi phát từ khi 60 tuổi trở về sau. Chỉ có 8% bắt đầu bị bệnh khi mới dưới 16
tuổi.
Việt Nam là nước bị hậu quả chiến tranh nặng nề và đến bây giờ, nhưng những
nguyên nhân khác như môi trường sống của bà mẹ không an toàn, thiếu kiến
thức sức khỏe sinh sản,…đã làm cho tỉ lệ người người khuyết tật không giảm
nhiều. Trẻ khuyết tật sinh ra hoặc trong quá trình lớn do tai nạn vô tình làm cho
2


đôi mắt của mình không như bình thường. Họ không cảm nhận được thế giới
bên ngoài như thế nào và hầu hết lượng thông tin thu nhận được từ mắt.
Theo thống kê của Chính phủ (từ năm 2002), nước ta có khoảng 900.000 người
khiếm thị, trong đó có hơn 600.000 người mù, chiếm 1,2% dân số cả nước. Ước
tính đến năm 2020, Việt Nam sẽ có hơn một triệu người mù trong tổng số hơn
ba triệu người khiếm thị. Như vậy, gánh nặng người khuyết tật mù lòa ngày
càng gia tăng sẽ là một trở ngại cần tính đến trong quá trình thực hiện các mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách chăm lo,
giúp đỡ người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng, nhưng đời

sống của người khiếm thị còn rất khó khăn. Chỉ có khoảng 8% người khiếm thị
được đến trường, khoảng 15% được tham gia các chương trình dạy nghề và
khoảng 20% có việc làm. Do tay nghề còn thấp và lại thiếu các trang thiết bị hỗ
trợ cho người khiếm thị, nên người khiếm thị nước ta thường phải làm các công
việc nặng nhọc với mức thu nhập thấp và không ổn định, biến động trong
khoảng 600.000 đến 2000.000 đồng/tháng.
Sự bất công về giác quan đã khiến cho họ sống trong những ngày không màu
sắc mà họ còn làm việc thật sự chưa ưu đãi và công bằng, cho nên việc quan
tâm đến đời sống người khuyết tậ nói chung và người khiếm thị nói riêng hết ức
cần thiết khi mà chúng ta đang sống trong một xã hội hòa bình, bình đẳng, tự do
và công bằng.
Một số Luật người khuyết tật được Quốc hội thông qua 17/6/2010, có hiệu
lực từ 01/01/2011. Luật người khuyết tật có 10 chương, 53 điều
I. Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật
1. Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:
a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
3


b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc
làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông,
công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp
với dạng tật và mức độ khuyết tật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định
II. Chính sách của Nhà nước về người khuyết tật
1. Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người
khuyết tật.

2. Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương
tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.
3. Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục,
dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và
công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ
xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.
4. Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế
- xã hội.
5. Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc
phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.
6. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật.
4


7. Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật.
8. Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật
hoạt động.
9. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ
giúp người khuyết tật.
10. Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định
của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
III. Các chính sách cụ thể :
A. Chính sách về Y tế
B. Chính sách về giáo dục
1. Giáo dục đối với người khuyết tật
a) Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu
cầu và khả năng của người khuyết tật.
b) Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định
đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm
một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân

không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng
góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
c) Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành
riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng
ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo
chuẩn quốc gia.
5


2. Phương thức giáo dục người khuyết tật
a) Phương thức giáo dục người khuyết tật bao gồm giáo dục hòa nhập, giáo dục
bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt.
b) Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật.
Giáo dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt được thực hiện trong trường
hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục
hòa nhập.
c) Người khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ người khuyết tật lựa chọn
phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân người khuyết tật.
Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để người khuyết tật
được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân.
Nhà nước khuyến khích người khuyết tật tham gia học tập theo phương thức
giáo dục hòa nhập.
C. Chính sách dạy nghề và việc làm
1. Dạy nghề đối với người khuyết tật
a) Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa
chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác.
b) Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ, công nhận nghề đào
tạo khi người khuyết tật học hết chương trình đào tạo và đủ điều kiện theo quy
định của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề.


6


c) Cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật phải bảo đảm điều
kiện dạy nghề cho người khuyết tật và được hưởng chính sách ưu đãi theo quy
định của pháp luật.
d) Người khuyết tật học nghề, giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật được
hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
2. Việc làm đối với người khuyết tật
a) Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động,
được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe
và đặc điểm của người khuyết tật.
b) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng
người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu
chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của
người khuyết tật.
c) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết
tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi
trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.
d) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết
tật phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là
người khuyết tật.
đ) Tổ chức giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn học nghề, tư vấn và giới
thiệu việc làm cho người khuyết tật.
e) Người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người
khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, được hướng
7


dẫn về sản xuất, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo quy định

của Chính phủ.

4. Chính sách nhận người khuyết tật vào làm việc
a) Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết
tật vào làm việc. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật
được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định.
b) Chính phủ quy định chi tiết chính sách khuyến khích cơ quan, tổ chức và
doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc quy định.
G. Chính saách bảo trợ xã hội
Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định
b) Người khuyết tật nặng.
2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm
sóc người đó;
b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi
con dưới 36 tháng tuổi.

8


3. Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi
được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.
4. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối
với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.
Nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc
sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

2. Nhà nước cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật quy định tại khoản 1
Điều này cho các cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm:
Người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ chi phí mai
táng khi chết. Chính phủ quy định mức hỗ trợ chi phí mai táng.
Cơ sở chăm sóc người khuyết tật
1. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật là cơ sở nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ tư
vấn, trợ giúp người khuyết tật.
2. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật bao gồm:
a) Cơ sở bảo trợ xã hội;
b) Cơ sở dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật;
c) Trung tâm hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập;
d) Cơ sở chăm sóc người khuyết tật khác.
3. Chính phủ quy định điều kiện thành lập, hoạt động, giải thể cơ sở chăm sóc
người khuyết tật.
9


4. Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động cho cơ sở
chăm sóc người khuyết tật công lập.

Xã hội hóa hoạt động trợ giúp người khuyết tật
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ, trợ giúp về tài chính,
kỹ thuật để thực hiện hoạt động chỉnh hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo
dục, dạy nghề, tạo việc làm, cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng,
chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ khác
trợ giúp người khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi xã hội hóa theo quy
định
Quỹ trợ giúp người khuyết tật
1. Quỹ trợ giúp người khuyết tật là quỹ xã hội từ thiện nhằm huy động nguồn

lực trợ giúp người khuyết tật.
2. Quỹ trợ giúp người khuyết tật được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài;
b) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
c) Các khoản thu hợp pháp khác.
3. Quỹ trợ giúp người khuyết tật được thành lập và hoạt động theo quy định.
II.

Đặc điểm chung của trẻ khiếm thính.
1. Đặc điểm bên ngoài.
10


Mắt, mi mắt đỏ, có mủ hoặc thường xuyên chảy nước mắt.
Mắt trông mờ, đục hoặc nhăn nheo hoặc có tổn thương đau.
Một hoặc cả hai bên đồng tử có màu xám hoặc trắng.
Trẻ 3 tháng tuổi vẫn không nhìn theo đồ chơi hoặc sự vật khi đưa qua mặt trẻ.
Trẻ 3 tháng tuổi vẫn không đưa tay với đồ chơi ở trước mặt trẻ, trừ khi đồ
chơi này phát ra tiếng động hoặc chạm vào trẻ.
Mắt “lệch”, 2 mắt không di động cùng hướng với nhau.
Mắt lác. Trẻ chậm sử dụng tay, vận động và đi lại so với trẻ khác.
Trẻ thường va đụng vào đồ vật hoặc rất vụng về.
Trẻ không thích thú với tranh ảnh, sách, đồ chơi có màu sắc khi để những thứ này
sát mặt.
Nhìn khó khăn khi trời tối (quáng gà)
Ở trường trẻ không đọc được chữ ở trên bảng hoặc những chữ nhỏ tron sách.
Trẻ bị mệt mỏi, đau đầu khi đọc sách.
Trẻ có thể bị mù hoặc khuyết tật/giảm chức năng nhìn phối hợp với các dạng
khuyết tật khác như bại não, chậm phát triển trí tuệ...
Đối với người lớn có khuyết tật/giảm chức năng nhìn có thể phát hiện nếu người

đó không nhìn thấy một vật từ xa hoặc gần, không nhìn thấy những người xung
quanh, không thể làm việc hoặc tham gia các công việc của gia đình và xã hội.
Đặc điểm tâm lý
Giao tiếp và tình cảm xã hội
2.

a)

Việc giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào giao tiếp bằng mắt (90% lượng thông tin thu
nhận của người bình thường là thông qua thị giác). Khiếm thị ảnh hưởng rất lớn
đến quá trình phát triển ngôn ngữ cũng như giao tiếp của trẻ.

11


- Giảm hoặc giảm đáng kể khả năng tư duy trừu tượng, lượng thông tin tiếp nhận
rời rạc, đơn điệu và nghèo nàn.
- Lời nói mang nặng tính hình thức, khó diễn đạt ý nghĩa của câu nói.
- Mất hoặc giảm khả năng bắt chước những cử động, biểu hiện của nét mặt cũng
như khả năng biểu đạt bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt. Kết quả tất yếu là trẻ khiếm
thị, đặc biệt là trẻ mù không biết kết hợp ngôn ngữ nói với ngôn ngữ cử chỉ điệu
bộ.
- Khó định hướng trong giao tiếp, khó tham gia vào các hoạt động giao tiếp nhất là
những hoạt động đòi hỏi phải có sự định hướng, di chuyển trong không gian.
- Bị động trong giao tiếp, không xác định được khoảng cách, số lượng người nghe
trong không gian giao tiếp.
- Xuất hiện tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp.
Nguyên nhân:
- Cơ quan tiếp nhận ánh sáng (mắt, dây thần kinh thị giác) hoặc vùng não thị lực bị
phá huỷ.

- Đời sống tình cảm, nội tâm của trẻ khiếm thị, đặc biệt là trẻ mù rất phức tạp,
những người sáng mắt thường áp đặt thế giới của mình đối với thế giới riêng của
người khiếm thị.
- Môi trường giao tiếp bị hạn chế, trẻ khiếm thị ít có cơ hội tham gia và trải nghiệm
thông qua những hoạt động với mọi người xung quanh.
Những khó khăn trong giao tiếp trẻ mù thường gặp
12


- Mất hoặc giảm khả năng biểu đạt cử chỉ, điệu bộ, nét mặt;
- Định hướng không gian trong giao tiếp;
- Bị động trong giao tiếp;
- Tâm lý mặc cảm, ngại giao tiếp.
b)

Nhận thức.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong các hoạt động và trong đời sống xã hội.
Nhưng các đặc điểm tâm lý của trẻ nhìn kém vẫn gần giống vẫn những đặc
điểm tâm lý của trẻ sáng cùng độ tuổi, nên trong giới hạn phạm vi của giáo trình
này chủ yếu tập chung vào đối tượng trẻ mù và nhìn quá kém.
* Đặc điểm nhận thức cảm tính
Hoạt động nhận thức cảm tính là hình thức khởi đầu trong sự phát triển hoạt
động nhận thức của con người.
Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và
hiện tượng khi trực tiếp tác động vào giác quan của ta.
Ví dụ: Đặt vào tay trẻ mù một vật lạ, trẻ rất khó trả lời đúng đó là vật gì.
Nhưng nếu
hỏi: Em cảm thấy vật đó thế nào? (cứng, mềm, nhẵn, nóng, lạnh, nặng, nhẹ...).
Nếu trẻ trả lời được tức là trẻ có cảm giác.

Trẻ mù hoàn toàn còn có những cảm giác:
- Cảm giác nghe
- Cảm giác sờ
13


- Cảm giác cơ khớp vận động
- Cảm giác rung
- Cảm giác mùi vị
- Cảm giác thăng bằng.
Đối với trẻ mù cảm giác sờ và cảm giác nghe đem lại khả năng thay thế chức
năng nhìn của mắt có hiệu quả nhất.


Đặc điểm cảm giác xúc giác của trẻ khiếm thị:

Cảm giác xúc giác là tổng hợp của nhiều loại cảm giác gồm: cảm giác áp
lực, cảm giác nhiệt, cảm giác đau, cảm giác sờ...
Có hai loại cảm giác xúc giác: cảm giác xúc giác tuyệt đối và cảm giác xúc
giác phân biệt: Ngưỡng cảm giác tuyệt đối là khả năng nhận rõ một điểm
của vật tác động vào bề mặt của da.
Đo cảm giác tuyệt đối bằng giác kế (bộ lông nhỏ), xác định được diện tích
của một điểm tác động lên từng bộ phận của cơ thể người (khả năng cảm
nhận được một điểm) tính theo miligam/ milimét vuông: đầu lưỡi 2, đầu
ngón tay trỏ 2.2, môi 5, bụng 26, thắt lung 48, gan bàn chân 250. Ngưỡng
cảm giác phân biệt: là khả năng nhận biết hai điểm gần nhau đang kích thích
trên da. Nếu tính khoảng cách giữa hai điểm theo đơn vị milimét thì ngưỡng
cảm giác phân biệt các vùng trên cơ thể như sau: môi 4,5, cổ 54,2, đùi và
lưng 67,4... Khoảng cách tối thiểu giữa các chấm nổi trong ô ký hiệu Braille
chỉ bằng 2,5 mm (ngưỡng xúc giác phân biệt ở đầu ngón tay trỏ của người

bình thường là 2,2 mm và ở người mù được rèn luyện tốt là 1,2 mm). Nhờ

14


vậy, tay của người mù sờ đọc chữ Braille không gặp khó khăn về nguyên
tắc. Đó cũng chính là cơ sở khoa học của hệ thống ký hiệu Braille.



Đặc điểm thính giác của trẻ khiếm thị:

Cùng với cảm giác xúc giác, cảm giác thính giác là một trong những cảm
giác quan trọng giúp trẻ mù giao tiếp, định hướng trong các hoạt động: học
tập, lao động và sinh hoạt cuộc sống.
Tai người hơn hẳn tai động vật ở chỗ hiểu được ngôn ngữ, cảm thụ được
phẩm chất của âm thanh như cường độ, trường độ và nhịp điệu.
Âm thanh phản ánh nhiều thông tin:
- Vật nào phát ra âm thanh
- Khoảng cách và vị trí không gian của vật phát ra âm thanh đối với người
nghe, các vật xung quanh.
- Vật phát ra âm thanh tĩnh tại hay chuyển động? chuyển động theo hướng
nào? (an toàn hay nguy hiểm; sôi động hay yên tĩnh...).
- Nhờ âm thanh giọng nói của đối tượng đang giao tiếp, trẻ mù có thể biết
được trạng thái tâm lý của họ.
Ngưỡng cảm giác thính giác của trẻ khiếm thị
Độ nhạy cảm âm thanh của mọi người đều phát triển theo quy luật như nhau,
tuy nhiên, khi bị mù buộc họ phải thường xuyên lắng nghe đủ mọi âm thanh,

15



nên độ nhạy cảm giác nghe của họ tốt. Nói như vậy, không có nghĩa là mọi
người mù đều có độ nhạy âm thanh tốt hơn người sáng mắt.
Khoa học và thực tiễn đã chứng minh được rằng: muốn có độ nhạy của thính
giác cần phải được rèn luyện thường xuyên. Âm nhạc là một công cụ rèn
luyện thính giác rất tốt cho trẻ mù.


Đặc điểm các loại cảm giác khác của trẻ mù:

Cảm giác cơ khớp vận động
Là cảm giác nhận biết tín hiệu từ các cơ quan vận động của cơ thể.
Với người sáng mắt, cảm giác cơ khớp vận động ít có ý nghĩa.
Với người mù, nhờ có cảm giác này trong khi di chuyển họ điều chỉnh bước
đi chính xác hơn, nhận biết nhiều dấu hiệu không gian, khoảng cách, phương
hướng, tốc độ...của vật thể.
Cảm giác rung
Là cảm giác phản ánh sự dao động của môi trường không khí.
Loại cảm giác này ở người bình thường ít có ý nghĩa thiết thực trừ một số ít
người làm nghề lái máy bay, lái ô tô, lái xe gắn máy...nhờ nó có thể biết
được tình trạng hoạt động của máy móc.
Với người mù nhờ cảm giác rung, họ đoán được vật cản, độ lớn, khoảng
trống sắp đi tới.
Cảm giác mùi, vị
Cảm giác mùi, vị phản ánh tính chất hoá học của vật chất.

16



Khi vật chất đó tan trong không khí (hiện tượng thăng hoa), tác động vào cơ
quan thụ cảm là mũi (mùi);
Khi vật chất đó được cơ quan thụ cảm là lưỡi tiếp nhận (vị);
Thông qua mùi, vị người mù dễ xác định được đối tượng: nhà ăn hay nhà vệ
sinh;
Người mù cảm nhận người quen có thể qua mùi mồ hôi...
Cảm giác thăng bằng
Là cảm giác phản ánh sự cảm nhận vị trí của cơ thể trong không gian;
Bộ máy nhạy cảm thăng bằng là bộ phận tiền đình nằm ở tai trong.
Thực nghiệm cho thấy: trong điều kiện như nhau, nếu người sáng mắt nhắm
lại thì người mù có độ nhạy cảm thăng bằng và định hướng không gian tốt
hơn.


Đặc điểm tri giác của trẻ khiếm thị:

Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn thuộc tính
của sự vật và hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan
của ta.
Không phải chỉ có một cơ quan mà có cả hệ cơ quan phân tích tham gia
vào quá trình tri giác. Tuỳ theo đối tượng và nhiệm vụ tri giác mà xác
định giác quan nào giữ vai trò chính. Nếu nghe giảng văn thì thính giác
giữ vai trò chủ yếu, nếu xem tranh vẽ thì mắt giữ vai trò chính.

17


Hình ảnh xuất hiện trên vỏ não do tri giác sờ đem lại tuy bị hạn chế hơn
so với tri giác nhìn nhưng cũng giúp cho trẻ mù nhận biết hình ảnh một
cách trung thực.

Giữa mắt và tay có thể phản ánh những dấu hiệu giống nhau (hình dạng,
độ lớn, phương hướng, khoảng cách, thực thể, chuyển động hay đứng
yên), và những dấu hiệu khác nhau.
- Nhận biết màu sắc ánh sáng, bóng tối thì mắt mới phản ánh đầy đủ trọn
vẹn;
- Nhận biết về áp lực, trọng lượng, nhiệt độ thì tay phản ánh tốt hơn.
Thực nghiệm cho thấy: hiệu quả tri giác sờ chỉ được phát huy khi trẻ bị
mù hoàn toàn. Đó là điều lý giải vì sao người sáng mắt khi bị bịt mắt để
sờ đọc và viết chữ nổi không hiệu quả như người mù.
III.

Miêu tả cụ thể dạng tật của người khuyết tật được chọn.
1. Đặc điểm nhận dạng.
Trẻ N.T.H:
2.

Mắt phải bình thường, mắt trái hơi nhỏ.
Khuôn mặt hơi phẳng
Đầu và tai thường hướng về một phía
Mặt ít biểu cảm.
Chân tay bình thường.
Mô tả dạng tật.
a. Dạng tật.

Trường hợp thuộc dạng:
Nhìn kém không đáng kể: Thị lực còn từ 0,09 đến 0,3 ViS. Những trẻ này có khả
năng tự phục vụ, lao động, định hướng di chuyển trong không gian và học cùng với
trẻ sáng mắt, ít cần sự giúp đỡ thường xuyên của mọi người.

18



b.

Nguyên nhân bị tật.

Do bẩm sinh; di truyền gen; bố hoặc mẹ bị nhiễm chất độc hoá học; mẹ bị cúm lúc
mang thai hoặc bị tai nạn gây chấn thương thai nhi
- Trong khi sinh: nhiễm khuẩn, forcep, trẻ bị sinh ngược, sinh khó, ngạt trong khi
sinh,…
- Hậu quả của các bệnh: thiếu vitamin, đau mắt hoặc do bị tai nạn lao động, giao
thông,…
Từ những nhân trên dẫn đến:
Do bệnh giang mai (của mẹ) hay nhiễm trùng bệnh lậu.
- Đục thủy tinh thể bẩm sinh
- Glôcom bẩm sinh (Bệnh cườm nước )
- Bệnh gai thị, thoái hóa sắc tố võng mạc
- Viêm màng bồ đào phôi thai.
- Teo nhãn cầu, không có nhãn cầu bẩm sinh.
- Cận thị nặng gây mù hay khuyết mi.
3.

Vai trò của gia đình đối với người khuyết tật.

Đối với người khuyết tật, gia đình giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc chăm
sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ. Trong thông điệp nhân Ngày quốc tế Gia đình, Tổng Thư
ký LHQ Ban Ki Mun nêu rõ: Đối với rất nhiều người khuyết tật, gia đình họ đã và
đang là một nguồn sức mạnh. Tuy nhiên, đối với một số người, gia đình lại bảo vệ
họ quá mức, dẫn tới hạn chế sự phát triển của họ. Điều bi kịch là đối với một số
người khác, gia đình của họ lại coi họ như vết nhơ hay sự sỉ nhục và họ trở thành

nạn nhân của sự lạm dụng hoặc bị bỏ mặc.
Trong Công ước về quyền của người khuyết tật đã nêu rõ, những người khuyết tật
và gia đình họ cần phải được bảo vệ, giúp đỡ, để gia đình giúp những người khuyết
19


tật được hưởng một cách đầy đủ các quyền của mình. Trong trường hợp những
người gần gũi nhất trong gia đình không có khả năng trông nom, chăm sóc người
khuyết tật thì được đưa đến chăm sóc, bảo vệ trong cộng đồng được tổ chức như
gia đình. Do đó, để cộng đồng quốc tế tăng cường nhận thức về những vấn đề liên
quan đến gia đình, cũng như nhằm động viên và đề cao vai trò của gia đình. Liên
hợp quốc đã chọn ngày 15/5 hàng năm là Ngày quốc tế Gia đình. Mỗi năm có một
chủ đề khác nhau, riêng Ngày quốc tế Gia đình cách đây 2 năm được lựa chọn với
chủ đề "Gia đình và những người khuyết tật". Trong thông điệp này, là nhằm đề
cao vai trò của gia đình đối với việc chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng người khuyết
tật.
Đối với trường hợp trong tiểu luận này thì vai trò gia đình đối với người khuyết tật
khiếm thị như sau:
-

Nuôi dưỡng NKT từ lúc nhỏ co đến lúc lớn lên và có việc làm.
Hỗ trợ một phần chi phí sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày.
Tạo điều kiện cho NKT học tập và tìm kiếm việc làm.
Hỗ trợ NKT những lúc đi đường cần thiết.

Điều 9 luật người khuyết tật tại Việt Nam quy định:
- Gia đình có trách nhiệm giáo dục, tạo điều kiện để thành viên gia đình nâng cao
nhận thức về vấn đề khuyết tật; thực 16 hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu
khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác
dẫn đến khuyết tật.

- Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm sau đây:
+ Bảo vệ, nuôi duỡng, chăm sóc người khuyết tật;
+ Tạo điều kiện để người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe và thực hiện quyền,
nghĩa vụ của mình;
+ Tôn trọng ý kiến của người khuyết tật trong việc quyết định những vấn đề liên
quan đến cuộc sống của bản thân người khuyết tật và gia đình;
+ Có trách nhiệm giáo dục, tạo điều kiện để thành viên gia đình nâng cao nhận
thức về vấn đề khuyết tật; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết

20


tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến
khuyết tật.
Xã hội có trách nhiệm đối với những người khuyết tật và gia đình họ. Chúng ta hãy
làm hết sức để tạo điều kiện cho gia đình hoàn thành vai trò trong việc bảo đảm
rằng những người khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền con người và nhân
phẩm, được phát triển đầy đủ với tư cách là những cá nhân bình thường. Đó là
thông điệp mà xã hội ngày nay luôn hướng đến nhằm góp phần vào sự phát triển an
sinh xã hội.
4.

Giáo dục cho người khuyết tật.

Hiện nay, việc giáo dục các trẻ mù đã hình thành ở nhiều tỉnh thành và hoạt động
khá hiệu quả, tuy nhiên phụ huynh các em cũng nên biết những biện pháp chăm
sóc các em ngay từ nhỏ để khi bước vào trường học, các em sẽ dễ dàng tiếp thu
những kiến thức và có khả năng hòa nhập tốt hơn:
Tạo sự cảm nhận từ các giác quan:
Các giác quan : Nghe - tiếp xúc - nếm - ngửi cần phải được tạo nhiều cơ hội hoạt

động , hãy kích thích động viên và hướng dẫn cho trẻ xử dụng tất cả các bộ phận
để cảm nhận được tối đa các thông tin của môi trường xung quanh.
Cung cấp các thông tin:
Trẻ cần nhận biết và giải thích một cách đầy đủ với sự kiên nhẫn mọi thông tin. Trẻ
cần nghe và cảm nhận được về hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu, trọng
lượng của các đồ dùng trong nhà. hãy nói cho trẻ biết mình đang làm gì và giải
thích về những tiếng động mà trẻ nghe được. Nếu không, chúng sẽ không còn thói
quen lắng nghe và không còn quan tâm gì đến những việc xung quanh nữa.
Gia tăng việc vận động :
Thường thì trẻ khiếm thị chỉ di chuyển khi cần thiết chỉ vì sợ bị va chạm và cha mẹ
cũng không khuyến khích, điều đó sẽ dẫn đến sự thụ động và những khó khăn
trong việc phát triển. Chúng ta cần kích thích sự vận động , hãy cho trẻ ngồi vào
trong lòng mình để trẻ có thể lắng nghe cuộc đối thoại. Khi nói chuyện với trẻ nên
nắm lấy hai tay của trẻ , thỉnh thoảng nên nâng trẻ đứng dậy rồi lại đặt trẻ ngồi
xuống.
21


Khi di chuyển, trẻ sợ nhất là sự va vấp các đồ dùng. Do đó cần phải sắp xếp các đồ
dùng trong nhà một cách gọn ghẽ và ổn định. Khi thay thay đổi sự xếp đặt nên báo
trước và chỉ cho trẻ biết vị trí mới của món đồ. ta có thể để một ít món đồ chơi, đồ
nhựa trên sàn nhà để trẻ khám phá ra chúng.
Trẻ rất cần những điểm tựa, bước đầu nên cho trẻ đi dọc theo bờ tường và có
những cột mốc như cái bàn, cái tủ ... sau đó hãy tập cho trẻ mạnh dạn định hướng
và di chuyển từ nơi xuất phát là cái giường đi về mọi hướng trong nhà.
Nên có những cột mốc bằng âm thanh như chiếc đồng hồ treo, đồng hồ để bàn,
máy thu băng- radio, chiếc TV ... và đặt ở những nơi cố định.
Kích thích khả năng tiếp xúc :
Trẻ em tiếp xúc với thế giới bên ngoài thông qua đồ chơi và trò chơi, đối với trẻ
khiếm thị không chỉ là những món đồ chơi, ngay cả những vật dụng thông thường

cũng có thể là những đồ chơi, và đó là niềm vui cho trẻ. Có thể với những món đồ
chơi mới, trẻ sẽ sợ hãi hơn là vui thích, vì thế nên cho trẻ làm quen từ từ, vì đó là
một khám phá. Phải kiên trì và nếu trẻ vẫn tỏ ra e dè thì nên cất đi và chờ một dịp
khác .
Hãy cho trẻ những món đồ chơi to bằng nhựa cứng hay gỗ mà trẻ có thể ngồi lên
và đẩy đi như một tấm ván bọc nệm có gắn bánh xe ...
Một trong những nhu cầu của trẻ là được tiếp xúc với thiên nhiên , hãy tạo nhiều
cơ hội cho trẻ đi chơi và vận động ở ngoài sân, công viên hay vùng quê ... cho trẻ
đi chân trần để nó cảm nhận được những cảm giác tiếp xúc khác nhau , những hoạt
động này giúp trẻ làm quen với những trẻ khác và vui chơi trong một nhóm bạn bè.
Quan tâm đến Sự an toàn:
Một yếu tố mà chúng ta phải luôn luôn chú ý là giữ cho trẻ một sự an toàn, cảm
giác bố mẹ lúc nào cũng ở bên trẻ bằng những lời nói và âm thanh sẽ giúp cho trẻ
có được sự ổn định.
Trẻ rất cần sự hoạt động, hãy tạo mọi cơ hội cho trẻ vận động ngoài trời, ngồi xích
đu, bập bênh, chơi nghịch trên cát ... chính những hoạt động này giúp trẻ làm quen
với những trẻ khác và thật thích thú khi có thể vui chơi trong một nhóm bạn bè.
22


Tuy nhiên, cần lưu ý là các khu vui chơi cần phải có một hàng rào đơn giản và
chắc chắn để ta an tâm và trẻ sẽ cảm nhận được phạm vi khu vực chơi của chúng,
điều này cũng giúp cho trẻ ổn định hơn.
Trên đây chỉ là những lời khuyên có tính gợi ý, trong việc chăm sóc trẻ khiếm thị
chắc chắn sẽ còn có những khó khăn làm nẩy sinh ra những giải pháp khác, nhưng
nói chung mục tiêu của mọi hoạt động đều giống nhau là giúp cho trẻ ý thức được
những năng lực của bản thân và biết cách phát triển chúng và giúp chúng nhận ra
được một điều là lúc nào chúng cũng có chúng ta ở bên cạnh để không rơi vào
những rối nhiễu tâm lý do tâm lý lo sợ và u sầu.
Mỗi trẻ là một cá thể và trẻ khiếm thị cũng vậy.Tuy nhiên, mỗi trẻ khiếm thị đều

có một điểm chung nhất định. Vì vậy, giáo viên và phụ huynh nên quan tâm và
giúp đỡ trẻ. Sau đây là một số ý tưởng cần được quan tâm khi giao tiếp với trẻ:
Không nên quan niệm rằng trẻ mới sinh ra thì chưa nhìn thấy gì vì trong thực tế trẻ
mới sinh ra đã nhìn thấy. Tuy nhiên, mọi thứ ở phía trước trẻ chưa có ý nghĩa gì
đối với trẻ, chúng rất cần sự tác động của người lớn.
Không nên nghĩ rằng trẻ khiếm thị không làm được gì vì chúng không nhìn thấy.
Và cũng không nên cho rằng trẻ em nói chung và trẻ em khiếm thị nói riêng chỉ
biết chơi mà thôi.
Trẻ khiếm thị có những khó khăn trong quá trình tiếp nhận thông tin bởi vì trẻ sống
trong một thế gới ảo, trẻ sẽ không biết những gì xảy ra xung quanh nếu như trẻ
không nhận được sự giáo dục cẩn thận và chu đáo từ phía giáo viên và phụ huynh.
Hãy tạo cho trẻ khiếm thị có cảm giác trẻ cũng là thành viên có ích trong gia đình
mình; trẻ có những người bạn và cũng làm được mốt điều gì đó đem lại lợi ích cho
người khác.
Trẻ nhìn kém hay trẻ mù cũng đều có khả năng học. Vì vậy những ai giao tiếp với
trẻ cũng nên suy nghĩ một cách cẩn thận về việc làm thế nào tạo ra môi trường an
toàn và tin cậy cho trẻ. Một môi trường mà trẻ cảm thấy là trẻ có thể vươn tới bằng
sự vận động của mình và môi trường xã hội. một nơi trẻ cảm thấy mình có đủ khả
năng.

23


Giúp trẻ biết trước các việc cần làm thông qua những công việc hàng ngày. Trong
cuộc sống mọi người cần có kế hoạch riêng cho mình. Nếu chúng ta thức dậy vào
buổi sáng và không biết mình sẽ làm gì, chúng ta sẽ cảm thấy không thoải mái. Vì
thế điều quan trọng là giúp trẻ biết điều gì sẽ diễn ra trong ngày, tuần ,tháng... Hãy
sử dụng mọii phương tiện giao tiếp để giúp trẻ có thể hiểu được.
5.









Phục hồi chức năng cho người khuyết tật.
Khám chuyên khoa mắt: Khi có 1 lý do nào đó gây ảnh hưởng đến
khả năng nhìn thì nên đưa người đó đi khám chuyên khoa mắt để xác
định nguyên nhân và xử trí kịp thời, đề phòng mù mắt. Khám chuyên
khoa mắt càng sớm càng tốt. Nếu phát hiện các nguyên nhân làm
giảm khả năng nhìn như mắt hột, viêm mống mắt, viêm kết mạc, có
thể điều trị nội khoa. Các nguyên nhân khác như đục thuỷ tinh thể,
thiên đầu thống, lác mắt, sụp mi, vật lạ gây tổn thương có thể điều trị
bằng phẫu thuật. Đối với những người có tật khúc xạ cũng được khám
và đo kính mắt. Hiện nay ngành y tế có nhiều chương trình phòng và
điều trị phẫu thuật mắt.
Phục hồi chức năng khi bị khuyết tật/giảm chức năng nhìn rất nặng
hoặc bị mù hoàn toàn: huấn luyện cho NKT cách định hướng và vận
động di chuyển.
Phát triển các kỹ năng nhận biết nhờ cảm giác ngửi hoặc sờ mó.
- Nếu người bị mù vẫn còn trẻ, hướng dẫn họ cầm nắm các phần
khác nhau của cơ thể và cố gắng cảm nhận ra các phần đó. Để cho
trẻ sờ mặt những người xung quanh và nhận biết từng người một.
- Phát triển cảm giác nghe bằng cách để cho người có khó khăn về
nhìn nghe các loại tiếng động khác nhau và nhận biết chúng như
tiếng chuông, tiếng nhạc... để cho họ đoán tiếng ồn đó từ phía nào
tới.
- Luôn luôn nói và chỉ dẫn cho trẻ các hoạt động hàng ngày như ăn

uống, để cho trẻ tự tắm rửa.
- Đưa trẻ hoặc người lớn bị mù ra ngoài để cho họ cảm nhận được
môi trường xung quanh họ. Hãy mô tả và nói cho họ biết.
Giúp người có khuyết tật/giảm chức năng nhìn di chuyển xung quanh:
Nếu trẻ có khả năng bò ra xung quanh, hãy để đồ chơi ở các góc
phòng, khuyến khích trẻ khám phá môi trường xung quanh.

24






– Khi trẻ bắt đầu đi, đảm bảo chắc chắn mọi thứ trong nhà đều an toàn
để trẻ không bị thương. Điều này giúp trẻ tự tin hơn khi đi lại xung
quanh.
– Cho phép trẻ chơi hoặc tập luyện theo cách mà trẻ tự tin khi di
chuyển xung quanh và cơ thể cử động tự do.
– Khuyến khích trẻ chơi đùa, tìm kiếm, khám phá những gì mà trẻ
thích như những trẻ khác. Bảo vệ trẻ không bị tổn thương khi chơi
nhưng đừng quá bảo vệ không cho trẻ làm gì cả thì trẻ sẽ không học
được nhiều.
– Dạy 1 người lớn có khuyết tật/giảm chức năng nhìn đi ra khỏi nhà,
hướng dẫn họ đi đến điểm đầu tiên mà họ muốn. Cầm tay họ, để cho
họ sờ vào một vài điểm mốc dọc đường đi như hòm thư, cây cối hoặc
những vật đặc biệt khác.
– Khi dẫn trẻ hoặc người lớn đi, nên đi trước họ và chỉ dẫn cho họ.
Bắt đầu đi với các khoảng cách ngắn sau đó tăng dần.
Dạy trẻ hoặc người lớn có khuyết tật/giảm chức năng nhìn, sử dụng

gậy:
Chọn chiều cao của gậy từ mặt đất đến vị trí giữa vai và hông. Dạy họ
dùng gậy để khám phá môi trường xung quanh. Khi cầm gậy, cánh tay
duỗi thẳng, để cho họ đưa đẩy sang phải trái, đi tới đi lui. Dạy họ sử
dụng gậy, để lên xuống cầu thang, đi ngang qua phố. Khi đi lại chú ý
lắng nghe âm thanh xung quanh.
Hướng dẫn người có khuyết tật/giảm chức năng nhìn các chức năng
sinh hoạt hàng ngày như: ăn, uống, tự chăm sóc bản thân, các công
việc nội trợ:
Hướng dẫn cho trẻ hoặc người lớn có khuyết tật/giảm chức năng nhìn,
ăn chung 1 mâm cùng với gia đình theo phương pháp “đồng hồ”, có
nghĩa là xem cái mâm như 1 chiếc đồng hồ, đặt thức ăn vào đúng vị trí
12h, 3h, 6h, 9h... ngày nào cũng như vậy.
– Hướng dẫn trẻ hoặc người có khuyết tật/giảm chức năng nhìn khi
uống nước đặt cốc chén hoặc chai thuỷ tinh lên 1 chỗ đã định.
– Hướng dẫn trẻ các chức năng sinh hoạt hàng ngày như mặc quần áo,
chải đầu, tắm rửa, chơi các trò chơi. Hãy khuyến khích trẻ chơi cùng
với các trẻ khác.
– Hướng dẫn trẻ lớn, người lớn có khuyết tật/giảm chức năng nhìn
làm các công việc nội trợ, tuy nhiên phải biết cách đề phòng các tổn
25


×