Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Sử dụng tài liệu môn văn học để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở Trung tâm GDTX &DN Yên Lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.8 KB, 34 trang )

DANH MỤC NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Nội dung

1

GDTX

Giáo dục thường xuyên

2

NXB

Nhà xuất bản

3

THPT

Trung học phổ thông

4

GV

Giáo viên



5

HS

Học sinh

6

LS

Lịch sử

7

PPDH

Phương pháp dạy học

8

SGK

Sách giáo khoa


MỤC LỤC
1. LỜI GIỚI THIỆU...................................................................................................1
2. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .....................................................................3
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN .........................................................................................3

4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN.................................................................3
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ...................................................................3
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ...4
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN..............................................................4
7.1. Nội dung sáng kiến ..........................................................................................4
MỞ ĐẦU.................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................5
2. Mục đích của đề tài ..........................................................................................6
3. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................7
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................................7
5. Đối tượng áp dụng ...........................................................................................8
NỘI DUNG ............................................................................................................. 9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
KIẾN THỨC VĂN HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC
SINH TRONG PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM 12 – BAN CƠ BẢN...................9
1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................9
2. Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................12
CHƯƠNG II: SỬ DỤNG TÀI LIỆU MÔN VĂN HỌC NHẰM TẠO HỨNG
THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
12 – BAN CƠ BẢN. ..........................................................................................13
1. Nội dung chuẩn kiến thức của phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm
2000, lớp 12 – ban cơ bản..................................................................................13
2. Thực trạng dạy và học ở Trung tâm GDTX&DN Yên Lạc...........................15


3. Giải Pháp thực hiện........................................................................................17
4. Kết quả đạt được ............................................................................................26
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ..........27
ĐỀ XUẤT ..........................................................................................................27
1. Bài học kinh nghiệm ......................................................................................27

2. Những kiến nghị, đề xuất...............................................................................27
KẾT LUẬN...........................................................................................................29
7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến....................................................................29
8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT (nếu có): ...............................29
9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN...........................29
10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN...................30
11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ ÁP DỤNG THỬ ..........30
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................31


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. LỜI GIỚI THIỆU
Lịch sử là một môn khoa học xã hội. Lịch sử là những sự kiện, hiện tượng
đã xảy ra trong quá khứ xã hội của loài người, nó tồn tại độc lập, khách quan với
ý muốn con người. Do đặc trưng môn Lịch sử khác với các môn học khác trong
chương trình dạy học ở phổ thông đó là: học sinh không được trực tiếp chứng
kiến sự kiện, vì lịch sử đó không lặp lại, không được biểu diễn trong phòng thí
nghiệm. Hơn nữa, vấn đề nhận thức môn Lịch sử cũng khác so với các môn học
khác: nó có nhận thức chung của quy luật loài người từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng và thực tiễn. Đồng thời nhận thức lịch sử cũng có sắc thái
riêng: nhận thức các sự kiện lịch sử phải tuân theo logic sự kiện, sự thật khách
quan chứ không phải tùy theo trí tưởng tượng của con người. Mỗi tác động của
giáo viên đều ảnh hưởng đến học sinh. Vì vậy, giảng dạy môn lịch sử mỗi giáo
viên phải dạy thế nào đó để tác động vào đúng quy luật nhận thức, giúp học sinh
lĩnh hội được đầy đủ những kiến thức mà mình truyền tải, từ đó biết đánh giá,
nhận định cũng như chủ động lĩnh hội kiến thức trên lớp.
Là bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, từ lâu môn Lịch sử
đã giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình giáo dục ở các nước, có
ưu thế và vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Tri thức

lịch sử là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ nền văn hóa nhân loại, được các
nhà sử Hi Lạp khẳng định "Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống", "Lịch sử là bó
đuốc soi đường đi tới tương lai"... Ở nước ta, từ xa xưa bộ môn Lịch sử đã giữ
một vị trí quan trọng trong quá trình đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục
vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay việc dạy học lịch sử ở
trường phổ thông không chỉ trang bị cho học sinh (HS) những kiến thức cơ
bản, có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài
người, mà còn giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, rèn luyện năng lực tư duy và thực hành bộ môn.
Hơn nữa, trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang phát triển, trước tác
động ngày càng mạnh của xu thế toàn cầu hóa, chúng ta đang gặp nhiều khó
khăn trở ngại do chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp hơn so với
yêu cầu. Hơn thế nữa khi hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì cũng kéo theo đó
1


có nhiều nền văn hóa du nhập vào nước ta, hơn bao giờ hết chúng ta hiểu rằng
những tinh hoa, văn hóa dân tộc đang bị lung lay khi bản sắc dân tộc đang dần
mất đi. Khi chính những con người Việt Nam lại quên đi nguồn gốc, lịch sử dân
tộc. Đặc biệt là những năm gần đây, khi kết quả thi tốt nghiệp Phổ thông và thi
vào Đại học của môn Lịch sử quá thấp đã đặt ra cho chúng ta một vấn đề là vì
sao lại như vậy? Có lẽ học sinh không thích học môn Lịch sử vì cho rằng đó chỉ
là môn phụ, không quan trọng, nội dung kiến thức quá dài, khó nhớ, nhiều sự
kiện. Và ngay cả ngoài xã hội cũng không xem trọng đối với môn học này. Vậy
thì phải làm sao để thu hút được học sinh có hứng thú và chuyên tâm hơn trong
môn Lịch sử? Việc dạy và học lịch sử đang thu hút sự quan tâm, chú ý của toàn
xã hội. Từ năm 2006 – 2007, Bộ Giáo Dục – Đào Tạo bắt đầu triển khai chương
trình thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học. Vậy mục tiêu của
chương trình đổi mới là gì ? Đó là nhằm thay đổi cách học và học theo hướng
tích cực hóa hoạt động của học sinh mà một trong những phương pháp để tích

cực hóa hoạt động dạy và học là dạy học liên môn.
Dạy học liên môn là dùng các kiến thức liên quan ở các bộ môn khác để
bổ sung, hỗ trợ làm sáng rõ kiến thức mà các em đang được học trong các môn
học. Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở
trường phổ thông nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Phương pháp này góp
phần bổ sung lượng kiến thức các môn học khác cho bài học, giúp học sinh hứng
thú say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Một trong những cách
thực hiện phương pháp dạy học liên môn là lồng ghép thơ, văn vào bài giảng
lịch sử nhằm giúp cho bài giảng thêm sinh động, các tri thức khô cứng sẽ được
“mềm hóa” hơn và tạo thêm “chất xúc tác” trong hứng thú của người học, đưa
đến hiệu quả bất ngờ là học sinh tham gia tiết học sáng tạo, tiết học thêm hấp
dẫn hơn và học sinh hứng thú nhiều hơn trong môn học Lịch sử.
Dạy học liên môn trong môn Lịch sử là hình thức liên kết những kiến thức
giao thoa với môn Lịch sử như Ngữ văn, Địa lí, Tin học, Giáo dục công dân.
Rèn luyện kĩ năng sống, Giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương… để học
sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống và ngược
lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến lịch sử…Trong chương
trình phổ thông, giáo viên có thể sử dụng phương pháp tích hợp trong hầu hết
các bài dạy, từ đó làm tăng hứng thú cho học sinh.
Trong chương trình lịch sử – THPT ban cơ bản (ở cả 3 khối lớp), có rất
nhiều bài, phần lịch sử dài với nhiều nội dung và sự kiện cần được phân tích sâu
2


hơn, kỹ hơn và giờ học lịch sử bớt “khô khan” hơn, muốn làm được điều đó học
sinh không chỉ nắm vững kiến thức thông sử là đủ mà cần phải biết vận dụng
kiến thức của các môn học khác như Địa Lí, Ngữ Văn, GDCD…mới có thể làm
được.
Những năm qua, việc nghiên cứu và ứng dụng kiến thức liên, cụ thể là
môn Văn học vào dạy học nói chung, môn Lịch sử nói riêng đã có nhiều tác giả

đề cập. Tuy nhiên, nghiên cứu và ứng dụng cụ thể vào đề tài: “Sử dụng tài liệu
môn văn học để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần Lịch sử
Việt Nam lớp 12 ở Trung tâm GDTX &DN Yên Lạc ” thì chưa có tác giả nào đề
cập đến. Chính vì vậy, tôi chọn vấn đề này làm hướng nghiên cứu sáng kiến của
mình và giới thiệu đến đồng nghiệp đang giảng dạy bộ môn Lịch sử ở các
trường phổ thông, Trung tâm GDTX trong và ngoài tỉnh.
2. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG TÀI LIỆU MÔN VĂN HỌC ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 Ở
TRUNG TÂM GDTX & DN YÊN LẠC
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền
- Địa chỉ: 153 Hùng Vương – Tích Sơn – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0912821255
- Email:
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
Tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Sáng kiến được áp dụng trong dạy học nội khóa phần Lịch sử Việt Nam từ
năm 1919 đến năm 2000, lớp 12 - ban cơ bản, có thể áp dụng mở rộng đối với
dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông và Trung tâm GDTX nói chung.
Sáng kiến tập trung giải quyết một số vấn đề cụ thể sau:
- Tìm hiểu vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, đến việc ứng
dụng kiến thức liên môn nói chung và kiến thức môn văn học nói riêng trong
việc dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 từ năm 1919 đến năm 2000.
- Tìm hiểu chương trình SGK lớp 12 (ban cơ bản), phần “Lịch sử Việt Nam
( từ năm 1919 đến năm 2000)” để xác định vị trí, mục tiêu và khai thác kiến thức
3



cơ bản cần hình thành cho học sinh.
- Đề xuất các biện pháp sư phạm ứng dụng kiến thức liên môn khi dạy học
phần “Lịch sử Việt Nam (từ năm 1919 đến năm 2000” lớp 12 – ban cơ bản.
- Soạn bài và thực nghiệm sư phạm, trên cơ sở đó đánh giá rút ra kết luận về tính
khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP
DỤNG THỬ
Ngay từ đầu năm học khi tiếp nhận giảng dạy Lịch sử 12 – Trung tâm
GDTX &DN Yên Lạc, người viết đã quan tâm, điều tra, khảo sát, thăm nắm tình
hình học tập của học sinh khối 12 để có thể đưa ra phương pháp dạy học học
sinh, định hướng học sinh phù hợp, tạo lòng say mê học tập cho học sinh. Sáng
kiến này chính thức được áp dụng lần đầu từ tuần học thứ 8 học kỳ I của năm
học 2015 – 2016 khi nội dung chương trình Lịch sử 12 bước sang phần hai
“Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000” cụ thể từ ngày 1/11/2015.
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
7.1. Nội dung sáng kiến
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung sáng kiến
được trình bày trong ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng kiến thức văn học
nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong phần Lịch sử Việt Nam 12 – ban
cơ bản.
Chương II: Sử dụng tài liệu môn Văn học nhằm tạo hứng thú học tập cho
học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam 12 – ban cơ bản.
Chương III: Bài học kinh nghiệm và những kiến nghị đề xuất
Nội dung từng phần sẽ được trình bày chi tiết dưới đây.

4


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội những tri thức kỷ năng cũng
như những kinh nghiệm nhằm chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống, lao
động, sinh hoạt … đây là nhu cầu tất yếu của xã hội loài người đảm bảo sự tồn
tại và phát triển của con người.
Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy
học đổi với môn học lịch sử ở trường THPT nói riêng đều có ý nghĩa quan
trọng vừa là cơ sở lý luận, vừa là cơ sở phương pháp luận cho định hướng đổi
mới phương pháp dạy học, tiếp cận hoạt động nhân cách và là sự vận dụng lí
luận hoạt động giữa thầy và trò, thầy tác động vào nhân cách học sinh, hoạt
động của học sinh là hoạt động chủ đạo. Người giáo viên không còn là người
truyền đạt tri thức một chiều mà là người tổ chức điều khiển hướng dẫn, cố vấn
cho học sinh học tập. Học sinh không chỉ là đối tượng tiếp nhận thông tin thụ
động mà chủ động tiếp nhận chiếm lĩnh tri thức một cách tích cực chủ động, học
sinh không chỉ làm việc tích cực riêng lẻ mà phải biết hợp tác tích cực với nhau
trong quá trình học tập.
Đối với môn Lịch sử đã có quan niệm sai lầm cho rằng học lịch sử chỉ cần
học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt,
không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành… Đây là một
trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học.
Người giáo viên trong dạy học lịch sử đa số chỉ làm nhiệm vụ nói lại nội
dung sách giáo khoa, lại càng khó khăn hơn trong việc phát triển bài giảng được
soạn trên cở sở sách giáo khoa. Như vậy, bài giảng không thể gây hứng thú cho
học sinh học tập, gây nhàm chán trong tâm lý dạy - học của cả giáo viên lẫn học
sinh
Đa số học sinh coi bộ môn lịch sử là “môn phụ”, dễ học. Vì vậy, các em ít
chú ý nghe giảng. Các em ghi chép một cách máy móc những gì giáo viên ghi
trên bảng và chỉ học thuộc lòng những gì đã được ghi trong vở - không biết kết
hợp với sách giáo khoa và lại càng không biết tìm hiểu tại sao các môn học Văn
- Sử - Địa lại liên quan với nhau... Các em lười suy nghĩ, không biết phân tích

vấn đề, hay nhớ nhầm lẫn giữa nội dung này với nội dung khác, càng không biết
nêu vấn đề để bàn bạc - thảo luận và tìm hiểu.

5


Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực
- chủ động của học sinh; những năm gần đây các trường phổ thông đã chú ý đến
việc đổi mới soạn - giảng ở giáo viên và tổ chức học tập ở học sinh, trong đó coi
trọng vị trí, vai trò của người học - vừa là đối tượng - vừa là chủ thể. Thông qua
quá trình học tập, dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải tích cực, chủ
động cải biến chính mình.
Trên thế giới, các nước đều coi môn Lịch sử là một trong những môn học
cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông. Nước ta trên con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, môn Lịch sử, trước hết là môn
quốc sử, càng giữ vai trò quan trọng trong trang bị kiến thức cơ sở, giáo dục các
giá trị truyền thống, góp phần xác lập bản lĩnh con người để thế hệ trẻ cùng với
nền tảng giáo dục phổ thông, có thể bước vào đời, thực hiện trách nhiệm công
dân đối với xã hội.
Nhưng, sau bậc học phổ thông, chỉ có một số ít học sinh đi vào các ngành
của khoa học lịch sử, còn đại bộ phận đi vào các ngành khoa học khác mà không
còn tiếp tục học môn Lịch sử. Vì vậy đối với thế hệ trẻ, kiến thức Lịch sử chỉ
được trang bị chủ yếu qua cấp học phổ thông, cộng với những hiểu biết được bổ
sung qua đọc sách báo hay tự học.
Nếu không sớm cải cách môn Lịch sử ở cấp học phổ thông, khắc phục tình
trạng sa sút đến mức báo động như hiện nay thì sẽ tạo ra những hẫng hụt trong
kiến thức về lịch sử Việt Nam và thế giới, để lại những hệ quả rất đáng lo ngại
trong kế thừa các giá trị di sản lịch sử và văn hóa dân tộc, trong gìn giữ bản sắc
dân tộc, trong định hướng phát triển nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam
nhất là khi giao lưu và đối thoại với các nền văn minh, văn hóa trên thế giới.

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài : Sử dụng tài liệu môn Văn học
để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần lịch sử Việt Nam
lớp 12 ở Trung tâm GDTX & DN Yên Lạc.
2. Mục đích của đề tài
Sau khi nghiên cứu, thực nghiệm sư phạm và rút kinh nghiệm, hy vọng đề
tài này sẽ tìm ra những giải pháp nhằm phát huy tốt việc sử dụng kiến thức liên
môn mà cụ thể là môn Văn học để nâng cao hiệu quả bài học, chất lượng giảng
dạy môn Lịch sử ở trung tâm GDTX & DN Yên Lạc. Việc áp dụng kiến thức
các môn học khác vào bài giảng là rất quan trọng, nó quyết định đến sự hình
thành tư duy , sự móc nối, liên hệ lịch sử cho học sinh tạo điều kiện cho việc
6


lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, quan trọng hơn là tạo hứng thú, sự say
mê học tập cho học sinh. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong
việc tiếp thu kiến thức liên môn. Khôi phục bức tranh quá khứ một cách chính
xác, đồng thời qua đó thế hệ trẻ tự hào về truyền thống dân tộc.Lĩnh hội nền văn
minh nhân loại cũng như lịch sử các nước trên thế giới. Giúp cho học sinh hiểu
và nắm bài nhanh nhất đồng thời tạo hứng thú cho học sinh trong học tập bộ
môn Lịch sử.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với việc tạo hứng
thú học tập lịch sử bằng tài liệu văn học trong phần Lịch sử Việt Nam từ năm
1919 đến năm 2000 – Lịch sử 12 (ban cơ bản) theo hướng phát huy tính tích cực
của HS.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
- Đề tài đứng trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về nghiên cứu và dạy học
lịch sử.

- Ngoài ra, đề tài còn dựa trên cơ sở lí luận về Tâm lí, Giáo dục học,
Phương pháp dạy học lịch sử, văn học... của các nhà khoa học giáo dục, giáo
dục lịch sử liên quan đến đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Là một sáng kiến thuộc lĩnh vực Phương pháp dạy học lịch sử, người viết
tuân thủ đầy đủ các phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu các tài liệu giáo dục
học, giáo dục lịch sử, tài liệu lịch sử liên quan đến đề tài, nghiên cứu chương
trình, nội dung SGK Lịch sử lớp 12( ban cơ bản), phương pháp lịch sử và logic,
phương pháp quan sát thực tế, phương pháp điều tra và thực nghiệm sư phạm.
Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy.
Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử.
Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên lịch sử lớp 12
Các tác phẩm văn học có liên quan
Sử dụng các câu hỏi điều tra có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của
việc đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh trong việc giảng dạy môn
lịch sử lớp 12, để khắc phục nhược điểm trong phương pháp kiểm tra đánh giá
7


cần phối hợp các phương pháp hiện đại, trong đó có phương pháp kiểm tra bằng
câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có điều chỉnh
và bổ sung hợp lí.
5. Đối tượng áp dụng
Học sinh khối 12 Trung tâm GDTX &DN Yên Lạc.

8


NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
KIẾN THỨC VĂN HỌC NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC
SINH TRONG PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM 12 – BAN CƠ BẢN.
1. Cơ sở lý luận
1.1. Những yêu cầu chung đối với giáo viên lịch sử:
Trong chương trình giáo dục hiện nay, môn Lịch sử cùng với các môn học
khác trong nhà trường có vai trò góp phần quan trọng tạo ra những con người
phát triển toàn diện. Yêu cầu giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng "phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành,
lòng say mê học tập và ý chí vươn lên".." phải bồi dưỡng phương pháp tự học,
khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng lý thuyết vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh" - (
Luật Giáo Dục - 2005); Lịch sử có chức năng, nhiệm vụ góp phần vào nhiệm vụ
giáo dục thế hệ trẻ nhằm "nâng cao dân trí, đào tạo năng lực, bồi dưỡng nhân
tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực
hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu
nước, yêu chủ nghĩa xã hội". Tác dụng quan trọng của sử học cũng như của bộ
môn lịch sử ở trường phổ thông, là giáo dục trí tuệ , tư tưởng chính trị, tình cảm
đạo đức.
Do vậy, bất cứ giáo viên bộ môn nào đều phải có tư tưởng, tình cảm đúng
đắn lành mạnh, trong sáng, có lòng nhiệt thành đối với nghề nghiệp, có thế giới
khách quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ để góp phần hình thành thế hệ
trẻ theo mục tiêu đào tạo của Đảng.
Không ngừng nâng cao sự hiểu biết kiến thức bộ môn, có phương pháp
dạy tốt, không ngừng hoàn thiện cải tiến phương pháp giảng dạy và nghiệp vụ.
Giảng dạy là đưa đến cho thế hệ trẻ, giúp thế hệ trẻ tiếp nhận những giá trị
quí báu của loài người về phương diện tri thức cũng như về phương diện tình
cảm, tư tưởng góp phần bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho thế hệ trẻ.
Giảng lịch sử là giảng về quá khứ của xã hội loài người, quá khứ của dân

tộc, quá khứ của địa phương. Những quá khứ đó lại có quan hệ mật thiết với
hiện tại và tương lai. Trong bài giảng, bài học lịch sử tư duy, tình cảm của giáo
viên và học sinh hướng về những gì rất gần gũi đó là những con người thật
9


những con người cụ thể chứ không phải là những con người hư cấu. Trong lịch
sử dân tộc địa phương những con người đó là lại càng gần gũi hơn đó là tổ tiên,
ông bà, cha mẹ, anh chị của những người đang giảng dạy và học tập lịch sử
Để giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức giáo viên bắt đầu từ việc giúp học
sinh hiểu biết cụ thể, nắm được kiến thức lịch sử. Đó là nhiệm vụ giáo dưỡng và
giáo dục. Có câu: “Lời khen của sử còn vinh dự hơn áo đẹp vua ban, lời chê của
sử còn nghiêm khắc hơn búa rìu, sử thực sự là cái cân, cái gương của muôn đời.”
Qua đó ta thấy được môn lịch sử vô cùng quan trọng không những cung cấp
những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới mà còn góp phần
quan trọng vào việc hình thành nhân cách cho học sinh
1.2. Đặc trưng của việc dạy – học lịch sử và con đường sử dụng kiến
thức liên môn, môn Văn học cho học sinh ở Trung tâm GDTX &DN Yên
Lạc
Mỗi môn học đều có đặc trưng riêng với những chức năng, nhiệm vụ cụ thể
để góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của hệ thống giáo dục quốc dân. Bộ môn
Lịch sử ở trường phổ thông với tư cách là một khoa học cũng mang những đặc
trưng riêng của nó.
Thứ nhất, lịch sử là quá trình phát triển không ngừng của xã hội loài người.
Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra một lần duy nhất, gắn với khoảng thời
gian, không gian và nhân vật cụ thể. Khó khăn của dạy - học lịch sử là học sinh
không thể “trực tiếp quan sát” các sự kiện hiện tượng mà chỉ có thể “nhận thức
được một cách gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại”.
Nhiệm vụ tiên quyết của bộ môn Lịch sử là phải giúp học sinh đi từ “biết”
đến “hiểu” sâu sắc những chuyện “đã xảy ra trong quá khứ” và “vận dụng” vào

cuộc sống hiện tại của bản thân. Nhưng không như những môn khoa học tự
nhiên (Vật lí, Hóa học,...) là GV hướng dẫn HS tìm hiểu, nghiên cứu “cái hiện
có” và “đang tồn tại”, trong học tập lịch sử, HS phải tìm hiểu cái “đã từng tồn
tại” nhưng nay “không hiện có”. Đây chính là tính quá khứ, điểm khác biệt lớn
nhất giữa việc nhận thức lịch sử so với các sự kiện, hiện tượng của tự nhiên.
Thứ hai, để có thể phản ánh hiện thực khách quan vào óc mình, khi học tập,
HS phải trải qua một quá trình nhận thức tích cực do GV hướng dẫn, điều khiển
“từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực
tiễn”. Đương nhiên, con đường nhận thức của HS cũng vậy, đó là con đường

10


nhận thức đi từ “cảm tính” đến “lí tính”, thông qua một chuỗi kiểm nghiệm từ
thực tiễn để nhận thức được chân lí khách quan.
Con đường hình thành kiến thức lịch sử cho HS bao giờ cũng đi từ cơ sở
ban đầu là “nắm vững các sự kiện lịch sử cụ thể tạo nên những biểu tượng lịch
sử chân thực” - đó là giai đoạn cảm tính. Trên cơ sở này, bằng tư duy trừu
tượng, HS sẽ tự hình thành trong óc những kiến thức trừu tượng, khái quát, đó là
hình thành các khái niệm, nắm vững hệ thống khái niệm lịch sử - giai đoạn nhận
thức lí tính. Ở giai đoạn tiếp theo, HS sẽ học cách vận dụng kiến thức đã học để
tạo ra trong tư duy những mối liên hệ giữa kiến thức cũ (đã biết) với kiến thức
mới (chưa biết), để cuối cùng HS sẽ sử dụng những kiến thức về quá khứ để
hiểu ngày nay, để hành động phù hợp với thực tiễn - giai đoạn vận dụng kiến
thức vào thực tiễn. Quá trình nhận thức của HS trong học tập lịch sử là một quá
trình mang “tính đặc thù”. Chính “tính đặc thù” ấy HS gặp không ít khó khăn
khi ghi nhớ lâu dài để hiểu và vận dụng kiến thức. Quá trình nhận thức của con
người đi từ “gần đến xa”: cái gì càng xảy ra gần chúng ta thì càng nhớ lâu, càng
xa càng nhanh quên. Thế nhưng, chương trình lịch sử ở trường phổ thông từ bậc
THCS đến THPT, Trung tâm GDTX lại được xây dựng theo nguyên tắc “đồng

tâm kết hợp với đường thẳng”. Theo đó, kiến thức lịch sử mà HS học đều phải đi
từ “xa đến gần”, tức là cái gì xảy ra trước thì học trước, cái gì xảy ra sau học
sau. Việc sử dụng kiến thức liên môn, đặc biệt là kiến thức môn Văn học sẽ góp
phần giúp học sinh dễ nhớ hơn các sự kiện, nhân vật, đồng thời giúp HS có hứng
thú, và không nhàm chán trước các sự kiện lịch sử.
Thứ ba, kiến thức lịch sử mang những đặc trưng riêng, nên việc dạy - học
của GV và HS không giống bất kì môn học nào ở trường phổ thông. GV dạy lịch
sử và HS nhận thức lịch sử không phải tìm ra cái mới, cái chưa biết mà tái hiện
lại những kiến thức lịch sử đã được khoa học thừa nhận, khôi phục lại bức tranh
quá khứ.
Vì vậy, việc sử dụng kiến thức liên môn, cụ thể là môn Văn học trong dạy
học Lịch sử là rất cần thiết. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để thực
hiện con đường mới là tạo hứng thú học tập lịch sử cho HS. Việc sử dụng kiến
thức môn Văn học trong dạy học Lịch sử phần Lịch sử Việt Nam lớp 12 (ban cơ
bản)sẽ làm cho giờ học trở nên sinh động, không bị khô khan, tẻ nhạt, lôi cuốn
được HS tham gia tích cực vào quá trình học tập. Đây là nền tảng cho việc tiếp
thu kiến thức khoa học lịch sử một cách hiệu quả, qua đó giáo dục và phát triển
toàn diện HS và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
11


2. Cơ sở thực tiễn
Lịch sử là một chuỗi các sự kiện rất khó nhớ mà học sinh hiện nay lại thích
học các môn tự nhiên để ra trường có nhiều cơ hội việc làm thì những bộ môn xã
hội này rất ít được các em quan tâm. Nếu như giáo viên mà không tích cực đổi
mới phương pháp thì chắc chắn các em sẽ chán học, giờ dạy sẽ nhàm chán, hiệu
quả sẽ không cao. Vậy làm sao để học sinh không nhàm chán, bớt căng thẳng
mà lại hứng thú trong học tập? Ngoài việc tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin, sử dụng đồ dùng dạy học mới, hiện đại, tranh ảnh phong phú ra thì
việc lồng ghép thơ văn vào dạy học sử là không thể thiếu. Chỉ có thơ, văn mới

đem lại được sự nhẹ nhàng, bớt khô cứng trong việc dạy - học lịch sử mà thôi.
Qua giảng dạy môn Lịch sử 12 nhiều năm ở trung tâm GDTX &DN Yên
Lạc, tôi đã rút ra được một kinh nghiệm mà bản thân tôi cho là rất quý. Đó là:
khi sử dụng thơ, văn vào bài giảng lịch sử sẽ gây hứng thú cho học sinh trong
việc tiếp thu bài. Khi tôi đọc thơ minh hoạ, cả lớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra
rất thích thú. Những tiết học như vậy lớp học trở nên hấp dẫn hơn, các em có ấn
tượng lâu hơn, nắm bài tốt hơn so với những tiết học không sử dụng thơ, văn
trong bài giảng. Qua thể nghiệm bằng hai cách dạy của bản thân, tôi thấy những
tiết dạy có sử thơ, văn học sinh tập trung chú ý hơn, tâm lí thoải mái hơn, không
khí lớp học cũng nhẹ nhàng hơn và mức độ hiểu cũng như tiếp thu bài tốt hơn.
Thơ, văn Việt Nam qua các giai đoạn 1930 - 1945, 1945 - 1954, 1954 1975 và giai đoạn thời kì đổi mới rất phong phú với nhiều tác phẩm bất hủ và
những tên tuổi nổi tiếng như: Ngô Tất Tố với " Tắt Đèn"..., Nam Cao với " Chí
Phèo, lão Hạc"... , Vũ trọng Phụng với " Số Đỏ"..., Anh Đức " Hòn Đất"... Với
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ các tác giả đã kịp thời đưa những
sự kiện lịch sử của dân tộc lên trang giấy bằng dòng thơ, trang văn bất hủ; đặc
biệt chỉ với hai cây bút là lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu và nhà thơ lớn Tố Hữu
cùng các tập thơ: Từ ấy (1937 - 1946), Việt Bắc (1946 - 1954), Gió Lộng (1955
- 1961), Ra Trận (1962 - 1971), Máu và Hoa (1972 - 1977) ... đủ để giáo viên
lấy dẫn chứng phục vụ cho bài giảng của mình trong chương trình lịch sử 12.

12


CHƯƠNG II: SỬ DỤNG TÀI LIỆU MÔN VĂN HỌC NHẰM TẠO HỨNG
THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT
NAM 12 – BAN CƠ BẢN.
1. Nội dung chuẩn kiến thức của phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1919
đến năm 2000, lớp 12 – ban cơ bản
Nội dung lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 gồm 16 bài :
Bài 12 : Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925

Bài 13 : Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến 1930
Bài 14 : Phong trào cách mạng 1930 – 1935
Bài 15 : Phong trào dân chủ 1936 – 1939
Bài 16 : Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939
– 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
Bài 17 : Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước
ngày 19/12/1946
Bài 18 : Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946
– 1950)
Bài 19 : Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp( 1951 – 1953)
Bài 20 : Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 –
1954)
Bài 21 : Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc
Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)
Bài 22 : Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm
lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)
Bài 23 : Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội miền Bắc, giải phóng hoàn
toàn miền Nam (1973 – 1975)
Bài 24 : Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước năm 1975
Bài 25 : Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
(1976 – 1986)
Bài 26 : Đất nước trên đường đổi mới và đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 –
2000)
13


Bài 27 : Tổng kết lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000.
Kiến thức cơ bản của các giai đoạn được thể hiện ở những nội dung sau:

* Giai đoạn 1919 - 1930: từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi
Đảng ra đới năm 1930.
- Sau chiến tranh thế giới I, Pháp làm chuyển biến kinh tế - xã hội Việt
Nam, tạo điều kiện cho phong trào yêu nước tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng
vô sản.
- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã làm chuyển biến phong trào yêu
nước chống Pháp
- Ba tổ chức Công sản VN ra đời.
- ĐCS VN ra đời 3/2/30 chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối lãnh đạo
phong trào cách mạng Việt Nam.
* Giai đoạn 1930 - 1945: từ sau khi Đảng Cộng sản VN ra đời đến
2/9/1945.
- Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và “khủng bố trắng“ của
Pháp đã làm bùng nổ phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 –1931. Vận động dân chủ 1936 –1939
- Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi là kết quả của quá trình tập dợt
trong 10 năm từ khi Đảng ra đời.
* Giai đoạn 1945 - 1954: từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến
ngày 21/7/1954.
- Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập,nước ta gặp
muôn vàn khó khăn.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) tiến hành trong điều kiện đã
độc lập và có chính quyền ; kháng chiến chống Pháp xâm lược.
- Chiến thắng lịch sử Điện biên phủ 1954, Pháp rút khỏi nước ta
* Giai đoạn 1954 - 1975: từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Pháp năm 1954 đến ngày 30-4-1975.
- Nhiệm vụ cách mạng từng miền và nhiệm vụ chung của cả nước là
“Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”.
- Miền Nam đấu tranh chính trị phát triển lên “Đồng khởi”, rồi chiến
tranh giải phóng.

14


- Đánh bại chiến lược thống trị và xâm lược thực dân mới của Mỹ: đánh
bại chiến lược “Chiến tranh đơn phương”; “Chiến tranh đặc biệt”; “Chiến tranh
cục bộ”; “Việt Nam hóa chiến tranh”
- Hiệp định Pari kí kết tạo điều kiện thắng lợi cho ta tiến tới thắng lợi lịch
sử 1975.
- Miền Bắc: quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại của
Mỹ, làm nghĩa vụ hậu phương cho miền Nam.
* Giai đoạn 1975 - 2000: từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước năm 1975 đến năm 2000.
- Cách mạng Việt nam chuyển sang thời kỳ Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Trong 10 năm đầu (1976-1986) đi lên chủ nghĩa xã hội, bên cạnh thành
tựu và ưu điểm, cách mạng nước ta gặp không ít khó khăn, yếu kém, sai
lầm,khuyết điểm đòi hỏi phải đổi mới.
- Từ Đại Hội VI (12-1986) của Đảng, nước ta bước vào thời kỳ đổi mới,
đẩy m ạnh sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên.
- Đến 2000, đã thực hiện được ba kế hoạch Nhà nước 5 năm.
- Công cuộc đổi mới đã giành thắng lợi, từng bước đưa đất nước ta lên chủ
nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của
công cuộc đổi mới là phù hợp.
2. Thực trạng dạy và học ở Trung tâm GDTX&DN Yên Lạc
a. Thuận lợi:
Giáo viên có nhiều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học
như: sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, kể chuyện, nêu
đặc điểm nhân vật , sử dụng sơ đồ tư duy…. Giáo viên tích cực hướng dẫn học
sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến thức cho nhau, thông qua hoạt động này những
học sinh yếu kém sẽ được sự hướng dẫn của giáo viên và các học sinh khá, học

sinh sẽ nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiện tượng
lịch sử. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp và khai thác triệt để các đồ
dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, mô hình, ứng dụng
công nghệ thông tin…
Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi giáo
viên đặt ra, một số em có chuẩn bị bài mới ở nhà. Học sinh tham gia tích cực
trong việc thảo luận nhóm và đã đưa hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến
15


thức. Học sinh yếu, kém đã và đang nắm bắt kiến thức trọng tâm cơ bản thông
qua các hoạt động như thảo luận nhóm, đọc sách giáo khoa, vấn đáp… các em
đã mạnh dạn trả lời các câu hỏi ghi nhớ các sự kiện, nhân vật.
b. Khó khăn:
Đa phần học sinh Trung tâm GDTX &DN Yên Lạc đầu vào thấp, học lực
trung bình, yếu do vậy ảnh hưởng rất nhiều đến phương pháp của giáo viên.
Nhiều học sinh chưa nắm kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời
câu hỏi thì nhìn sách giáo khoa hoàn toàn. Học sinh chưa có tinh thần học tập,
một số em vừa học vừa làm, việc tiếp thu bài chậm, đặt câu hỏi phải cụ thể, lặp
lại nhiều lần. Các em chưa xác định được động cơ học tập, học như thế nào? học
cho ai? học để làm gì? Vì thế các em chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm
của người học sinh. Học sinh chưa xác định nội dung của bài học, tiếp thu bài
một cách máy móc, các em luôn có tư tưởng lịch sử là môn phụ nên không cần
thiết.
c. Điều tra cụ thể:
Thực tế, trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử 12 nhiều năm ở trung
tâm GDTX &DN Yên Lạc, tôi nhận thấy phần lớn học sinh ít hứng thú, ngại học
môn Lịch sử. Sở dĩ các em có tâm lí ngại học môn Lịch sử là do môn học này có
lượng kiến thức quá lớn, yêu cầu đòi hỏi lại cao mà khả năng ghi nhớ lại không
tốt. Bản thân tôi cảm thấy rất trăn trở và quyết tâm phải làm sao để lôi cuốn

được các em có được hứng thú, yêu thích môn học này. Với trăn trở đó, tôi thấy
giáo viên chúng ta cần phải biết lồng ghép thơ văn vào bài giảng để tiết học
được nhẹ nhàng, bớt căng thẳng hơn, học sinh hứng thú và yêu thích môn lịch sử
hơn. Trong quá trình vừa giảng dạy vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập
bộ môn Lịch sử của học sinh khối 12, vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi
tiết dạy.Việc điều tra được thực hiện thông qua những câu hỏi phát triển tư duy
trên lớp, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết ….
Trước khi dạy học có lồng ghép thơ, văn tôi tiến hành khảo sát chất lượng
của học sinh khi giáo viên không sử dụng thơ văn trong dạy học lịch sử thì có
kết quả như sau:
Lớp

Sĩ số

12A1

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

21

0

0

7

33,3

11

52,4


3

14,3

0

0

12A2

25

0

0

9

36

13

52

3

12

0


0

12A3

19

0

0

7

36,8

10

52,7

2

10,5

0

0
16


3. Giải Pháp thực hiện
3.1. Thực trạng và những mâu thuẫn.

Như chúng ta đã biết bộ môn lịch sử có chức năng và nhiệm vụ rất quan
trọng trong nhà trường phổ thông, bởi lẽ đây là bộ môn “ khôi phục bức tranh
quá khứ” một cách chính xác, khoa học và hiểu được quy luật phát triển của xã
hội, nhằm góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng lập trường quan điểm của học
sinh.
* Tuy nhiên, hiên nay có nhiều quan niệm khác nhau về bộ môn lịch sử.
- Quan niệm thi cử: Một số học sinh chỉ chú trọng nội dung chương trình
thi cử.“ học tủ” mục đích đối phó mà không có cái nhìn tổng quát và toàn diện
về quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới.
- Do cơ chế thị trường; sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của
khoa học và công nghệ, vì thế mà một số em chú trọng môn khoa học tự nhiên,
môn lịch sử ít được quan tâm.
* Nhưng không vì lẽ đó mà chúng ta xem nhẹ bộ môn lịch sử, vì từ lâu bộ
môn lịch sử có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Bản thân môn lịch sử
rất hấp dẫn đối với học sinh : hiện nay nhiều nước trên thế giới lấy môn lịch sử
làm môn học hàng đầu trong chương trình giáo dục cùng với một số môn khác
như Toán, Văn, Đia lý …bởi vì con người tương lai cần phải nắm vững kiến
thức lịch sử dân tộc và thế giới để sống một cách có ý thức trên hành tinh. Tức
họ hiểu rằng sống và lao đông để làm gì, phải đấu tranh chống phân biệt chủng
tộc, chống lại mọi sự bất bình đẳng và đánh giá đúng từng giai đoạn phát triển
của lịch sử nhân loại.
Hiện nay việc giảng dạy theo hướng phát huy tư duy của học sinh và tích
hợp liên môn đã được triển khai và đi vào thực tế thực hiện. Tuy nhiên trong quá
trình thực hiện rất nhiều giáo viên gặp không ít khó khăn, bản thân tôi và các
đồng nghiệp cũng không phải là ngoại lệ.
Lịch Sử là một trong những môn của khoa học xã hội, vì thế trong giảng
dạy môn Lịch Sử có nhiều bài, nhiền phần có thể liên hệ và sử dụng tư liệu, kiến
thức của các môn Ngữ Văn, Địa Lý... kết hợp để bài giảng đạt kết quả cao nhất.
Tuy vậy trong quá trình nghiên cứu soạn bài và thực tế giảng dạy giáo viên cũng
gặp nhiều vấn đề khó khăn như sử dụng thế nào cho phù hợp, cho hiệu quả, sự

liên hệ, kết hợp nằm ở những phần nào, nên nhiều hay ít ...
17


Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy theo hướng
phát huy tư duy của học sinh và tích hợp liên môn, bản thân tôi cũng luôn cố
gắng tìm tòi, nghiên cứu và dần đúc kết, tổng hợp một số kinh nghiệm trong đề
tài này.
3.2. Một số giải pháp thực tế gây hứng thú học tập lịch sử bằng tài liệu
văn học :
a) Phương pháp sử dụng tài liệu văn học:
Trong thực tiễn dạy học, các tác phẩm văn học dân tộc cũng như thế giới có
vai trò to lớn đối với việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Trước hết các tác
phẩm văn học bằng những hình tượng cụ thể có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng,
tình cảm người đọc, trình bày những nét đặc trưng điển hình của các hiện tượng
kinh tế, chính trị những qui luật của của đời sống xã hội. Trong khi sáng tác một
tác phẩm nhà văn phải nghiên cứu các tài liệu lịch sử, không ít tác phẩm văn học
tự nó là tư liệu lịch sử . Ví dụ như Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi, Lục Vân
Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh…
Trong việc giảng dạy, giáo viên thường sử dụng các loại tài liệu văn học
chủ yếu: văn học dân gian, các tác phẩm ra đời vào thời kì xảy ra sự kiện lịch sử,
truyện, tiểu thuyết, thơ….
Văn học dân gian ra đời sớm với nhiều thể loại như : thần thoại, truyền
thuyết, cổ tích dân ca, ca dao, tuyện trạng, truyện cười…. Đây là tài liệu phản
ánh nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc. Ví dụ như truyện Thánh
Gióng, qua câu chuyện ta xác định được những yếu tố hiện thực của lịch sử là
thời Hùng Vương thứ 6 (tương ứng với thời nhà Ân ở Trung Quốc), đồ sắt phát
triển với vũ khí công cụ dùng đều bằng sắt (nón sắt, giáp sắt, gậy sắt, ngựa sắt),
đồng thời nêu cao truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ
(cả làng góp gạo thổi cơm cho Gióng ăn) hay Sơn Tinh – Thủy Tinh là biểu

tượng đoàn kết, đồng lòng của dân tộc ta đắp đê chống bão, lũ lụt đặc trưng rất
rõ của cư dân trồng lúa nước của nhân dân ta trong buổi đầu lịch sử vừa dựng
nước và giữ nước.
TK XVI – XVIII, thể loại văn học dân gian phát triển, các tác phẩm đã kích
chế sự thối nát và lạc hậu của chế độ phong kiến đồng thời nói lên mơ ước của
người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn. Chẳng hạn như truyện “Trê Cóc”, một câu
chuyện ngụ ngôn chủ ý bày tỏ cái thói "tranh hơi tức khí" gây nên những cuộc
kiện tụng và chỉ trích cái tệ nhũng lạm của bọn sai nha cùng cái bọn thầy cò. Ở
18


truyện Trê Cóc còn có ý nghĩa về luân lý, bởi tác giả đã phô bày lắm nét hủ bại
và nực cười ở xã hội xưa, chung quanh những vụ kiện tụng trước cửa quan,
người ta thấy trở đi trở lại những chữ “lo lót, lễ vật, lễ mọn, phí tổn”. Chung quy
thì chỉ người dân là phải chịu thiệt hại, thua cũng thiệt mà được cũng thiệt. Cóc
sù sì, thô kệch giống như là những người dân chất phác hiền lành. Trê nhẵn
nhụi, trơn tru hay chui luồn, có thể tiêu biểu cho những người có nết láu lĩnh,
hay làm việc mờ ám...
Sử dụng tài liệu văn học dân gian, không chỉ góp phần làm cho bài giảng
sinh động, tạo được không khí gần gủi với bối cảnh lịch sử, sự kiện đang học mà
giáo viên tiến hành có thể đạt được kết quả giáo dục tư tưởng đạo đức nói chung
giáo dục truyền thống dân tộc nói riêng
Các tác phẩm văn học vào thời kì diễn ra các sự kiện lịch sử có ý nghĩa đối
với việc khôi phục hình ảnh quá khứ. Khi nói cuộc sống khốn khổ của tầng lớp
nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới chế độ thực dân nửa phong kiến thì phải
kể đến tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Tác phẩm xoay quanh nhân vật
chính là chị Dậu và gia đình, một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa do sưu
cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Tác phẩm này đã
vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương
thời. Đỉnh điểm của cơn cùng cực là việc chị Dậu phải bán con, khoai và bán cả

bầy chó để lấy tiền nộp sưu thuế cho chồng và cảnh chị Dậu chạy ra giữa màn
trời đêm tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị.
Khi sử dụng tài liệu văn học phải đảm bảo tiêu chuẩn cơ bản là giá trị giáo
dục – giáo dưỡng và giá trị văn học, các tài liệu đó phải giúp học sinh khôi phục
lại bối cảnh lịch sử, hình ảnh các sự kiện, nhân vật của quá khứ để phục vụ được
yêu cầu của nội dung bài học, phù hợp trình độ nhận thức của học sinh, không
làm loãng nội dung bài học lịch sử.
b) Cách sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp
12:
Các tác phẩm văn học với những hình tượng cụ thể có tác động mạnh mẽ
đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, nó giúp học sinh tiếp nhận kiến thức và
khắc sâu nó một cách dễ dàng. Để thực hiện hiệu quả của việc vận dụng thơ, văn
trong dạy học lịch sử tôi sử dụng một số phương pháp sau:

19


Thứ nhất: Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, một đoạn văn ngắn hay tóm tắt
một đoạn truyện ngắn để minh họa những sự kiện đang học nhằm làm nội dung
bài học phong phú và giờ học thêm sinh động.
Thứ hai: Dùng một đoạn trích để cụ thể hóa sự kiện, nêu ra một kết luận
khái quát nhằm giúp học sinh hiểu sâu hơn về một thời kì, một sự kiện lịch sử.
Thứ ba: Tài liệu thơ, văn có sử liệu được sử dụng để tổ chức những buổi
ngoại khóa như: Theo dòng lịch sử, sinh hoạt đầu giờ chào cờ, trò chơi lịch sử...
Khi đưa thơ, văn có sử liệu vào bài giảng lịch sử cần lưu ý nên đưa vào thời
điểm nào cho hợp lí nhất? có thể sử dụng một số giải pháp sau:
+ Dùng thơ, văn để giới thiệu bài mới;
+ Dùng thơ, văn để kết thúc bài học;
+ Dùng để đánh giá lịch sử;
+ Thời điểm sự kiện lớn có trong bài học.

Dưới đây là một số giải pháp được thực hiện: Sử dụng thơ, văn trong dạy
học Lịch sử 12 – ban cơ bản.
Trong bài 12 " Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến
năm 1925", khi giảng về những chuyển biến mới về tình hình kinh tế xã hội
nước ta, giáo viên có thể nhắc đến truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam
hay tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng (Ngữ văn 11) để thấy được hình ảnh
nông thôn và thành thị nước ta trước Cách mạng tháng Tám. Giảng về giai cấp
nông dân Việt Nam bị bần cùng hóa không lối thoát, ta có thể nhắc đến hình ảnh
chị Dậu, hay “Chí Phèo” – người nông dân hiền lành lương thiện bị xã hội đẩy
vào con đường tha hóa, lưu manh. Giáo viên giảng phần II: Phong trào dân tộc
dân chủ…trang 79 khi nhắc đến hoạt động của Phan Bội Châu, giáo viên có thể
cho học sinh liên hệ, nhớ lại bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” của ông.
Trong mục hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. Giáo viên đọc cho học sinh
nghe khổ thơ của Chế Lan Viên.
Luận cương đến với Bác Hồ và người đã khóc.
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin
Trong bài 12 " Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến
năm 1925" , bài 13 "Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến
20


năm 1930", giáo viên nhắc lại đôi nét về tác phẩm Vi hành của lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc được viết bằng tiếng Pháp đăng trên báo Nhân Đạo (năm 1923). Tác
phẩm vạch trần bản chất bù nhìn, tay sai của vua Khải Định…
Trong bài 14: “ Phog trào cách mạng 1930 – 1935” Sau khi cho học sinh
trình bày diễn biến của phong trào Cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ –
Tĩnh, giáo viên sử dụng đoạn thơ sau để minh hoạ:
“Than ôi nước mất nhà xiêu

Thế không chịu nổi liệu bề tính mau
Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh bốn bên dậy rồi
Không có lẽ ta ngồi chịu chết
Phải cùng nhau kiên quyết một phen
Tổng này, xã nọ kết liên
Ta hò, ta hét, thét lên thử nào”
(Bài ca cách mạng - Đặng Chánh Kì)
Đoạn thơ trên sẽ giúp học sinh biết được các sự kiện lịch sử diễn ra theo
trình tự như thế nào? Qua đó yêu cầu học sinh nhận xét về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh ( 1930 - 1931).
Trong bài 15 "Phong trào dân chủ 1936 – 1939" giáo viên liên hệ đến tác
phẩm “Tinh thần thể dục” của tác giả Nguyễn Công Hoan( Ngữ văn 11) , giáo
viên dạy lịch sử cũng biết và nhắc lại cho học sinh thấy được tính chất bịp bợm
của phong trào này. Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là lời tâm nguyện của người
thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng Đảng.
Bài 16 “ Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng
Tám(1939-1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời”ngiáo viên nhắc lại
trong Sách Ngữ văn 11, học sinh đã học bài “Chiều tối”, “Lai Tân” trích trong
tập “Nhật kí trong tù”. Sách Ngữ văn 12 đã dạy và cho học sinh tìm hiểu về
“Bản tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh – đây là văn kiện lịch sử
quan trọng đánh dấu kỉ nguyên độc lập tự do của nước Việt Nam. Giáo viên dạy
sử trong bài này tốt nhất là cho học sinh nghe lại lời đọc của Bác.
21


Khi giáo viên đọc đoạn trích sau chắc chắn học sinh sẽ nhớ rõ ràng về trình
tự khởi nghĩa và giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945:
Tổng khởi nghĩa! Lệnh truyền đêm trước

Sáng quân ra giải phóng Thái nguyên
Hà Nội, Huế, Sài Gòn, cả nước
Đứng lên ta giành hết chính quyền!
(Theo chân Bác – Tố Hữu)
Chỉ một đoạn thơ ngắn nhưng học sinh sẽ biết được giờ phút thiêng liêng
khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ngày 2 tháng 9 và niềm hân
hoan vui sướng của hàng triệu trái tim con người Việt Nam:
Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ…chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
Người đứng trên dài, lặng phút giây.
Cao cao vầng trán, ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới tới đây!
(Theo chân Bác - Tố Hữu)
Trong bài 17 “Nước Việt nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến
trước ngày 19/12/1946” khi nói đến nạn đói năm 1945, người giáo viên nhắc lại
học sinh liên tưởng đến các nhân vật như Chị Dậu hoặc hỏi về tác phẩm “Vợ
Nhặt” của nhà văn Kim Lân; tác phẩm “Một bữa no” của Nam Cao…và đặc biệt
là phải nói đến đoạn trích trong Hồi kí “Những năm tháng không thể nào quên”
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế nước ta sau cách
mạng tháng Tám 1945, giáo viên đọc một đoạn ngắn trong tác phẩm "Lão Hạc"
của nhà văn Nam Cao theo lời kể của ông giáo Thứ: " Luôn mấy hôm tôi thấy
lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món
gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn
rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai ốc"...

22



×