Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

bài tập học kì dân sự đề 8 đại học luật Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.42 KB, 13 trang )

Contents

Đề 8:
Xây dựng một tình huống quyền về lối đi qua bất động sản liền kề. Yêu
cầu:
- Phân tích điều kiện để xác lập quyền;
- Quyền và nghĩa vụ của bên được mở lối đi và bên dành lối đi cho bất
động sản liền kề;
- Phân tích các tình tiết trong tình huống để qua đó làm cơ sở xác định
chiều dài, chiều rộng của lối đi.


A.

MỞ BÀI

Quyền Sở hữu là một chế định quan trọng của bộ Luật Dân Sự. Quyền sở
hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng. quyền định đoạt. Ngoài ra còn
có một số quyền khác liên quan đến sở hữu. Trong đó có quyền về lối đi qua bất
động sản liền kề. Đây là quyền không hề xa lạ và vô cùng thiết thực với những
người có quyền sử dụng bất động sản liền kề bị bao bọc hay có nhu cầu mở lối
đi qua bất động sản liền kề. Để tìm hiểu kĩ hơn về quy định này, em xin trình
bày một tình huống về lối đi qua bất động sản liền kề theo đề số 8, trong đề bài
tập học kì Module 1 môn Luật Dân Sự 1. Bài làm còn nhiều thiếu sót, mong
thầy cô cho ý kiến bổ sung. Em xin cảm ơn!
B.
I.
1.

NỘI DUNG


QUYỀN SỬ DỤNG HẠN CHẾ BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ.
Bất động sản liền kề.
Bất động sản được coi là liền kề với một bất động sản khác và có thể chịu
hạn chế về quyền khi chúng thuộc bất động sản về bản chất do tính chất không
dời đi được và giữa chúng tồn tại một ranh giới về địa lý cũng như về pháp lý.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì bất động sản liền kề chỉ được áp


dụng đối với đất đai và một số công trình xây dựng mà giữa chúng có mối liên
2.

hệ hữu cơ về vật lý cũng như về pháp lý được pháp luật ghi nhận .
Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề.
Trong quá trình sử dụng tài sản, đặc biệt là bất động sản nhiều khi chủ sử
hữu phải sử dụng bất động sản liền kề không thuộc sở hữu của mình thì mới
khai thác được công dụng của tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Điều 273,
Bộ Luật Dân Sự có quy định:
“Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề
thuộc sở hữu của người khác để đảm bảo các như cầu của mình về lối đi, cấp
thoát nước, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cấp thiết khác
nhưng phải đề bù nếu không có thỏa thuận khác”.
Mục đích của những quy định này trong luật dân sự nhằm tạo cơ sở pháp lí
về điều kiện thuận lợi để cho các chủ sở hữu có thể khai thác một cách có hiệu
quả nhất tài sản. Tuy nhiên đó chỉ là quyền sử dụng hạn chế, tức là không người
được sử dụng chỉ có thể sử dụng với mục đích đã thỏa thuận, ngoài ra, nếu
không có thỏa thuận khác thì mọi hành vi sử dụng trái phép sẽ bị xem là xâm

3.

phạm quyền sử dụng bất động sản liền kề.

Trong các quyền đó có quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.
Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.
Chủ sở hữu BĐS bị vây bọc bởi các BĐS của các chủ sở hữu khác mà
không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu BĐS liền kề
dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa
vụ đáp ứng yêu cầu đó. Về nguyên tắc chung, người được dành lối đi phải đền
bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề số tiền tương ứng với giá trị tài sản
đưuọc sử dụng, trừ khi có thỏa thuận khác. Việc mở lối đi được các bên thỏa
thuận nhưng phải đảm bảo tính hợp lí và hạn chế thiệt hại cho bất động sản liền
kề. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả
thuận, nếu có tranh chấp về lối đi có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm

II.

quyền xác định.
TÌNH HUỐNG VỀ MỞ LỐI ĐI QUA BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ
Ông Lê Văn Thái (42 tuổi) cư trú tại Xã Ea Tiêu, Huyện Cư Kuin , tỉnh
Dak Lak và ông Trần Thanh Sơn, người cùng địa phương có hai mảnh đất nằm


gần nhau. Mảnh đất của ông Thái nằm ven đường đi, có diện tích 500m 2 , trồng
cây ăn trái có giá trị kinh tế lớn. Mảnh đất nhà ông Sơn có diện tích 800m 2 trồng
cà phê, bị vây bọc và nằm sau mảnh đất của ông Thái nếu nhìn từ mặt đường.
Khoảng cách từ ranh giới hai nhà ra mặt đường là 100m. Trước đây, để thuận
tiện cho việc đi lại, ông Sơn đã yêu cầu ông Thái mở cho mình một lối đi , hai
nhà vui vẻ qua lại với nhau nên ông Thái đã đồng ý mà không cần đền bù hay có
thỏa thuận nào khác. Lối đi được mở rộng 3m dài 100 m để thuận tiện cho việc
ông Sơn sử dụng phương tiện cơ giới.
Năm 2015, ông Thái bán mảnh đất cho ông Lê Văn Châu, thường trú tại
Xã EaTur, Huyện Cư Kuin, tỉnh Đak Lak. Ông Châu xây nhà trên mảnh đất đó

và bịt mất lối đi ra của gia đình ông Sơn, đồng thời, trên mảnh đất còn lại ông
Châu trồng cây ăn trái. Thấy vậy, ông Sơn yêu cầu ông Châu mở lại lối đi cho
mình, ông Châu không đồng ý vì lối đi đó giờ đã cắt ngang ngôi nhà của ông và
ông cũng được biết trước đây ông Sơn và ông Thái chưa từng có đền bù. Ông
Châu nói: nếu ông Sơn muốn đi qua nhà ông thì phải đền bù và chỉ được đi một
lối nhỏ rộng 1 m ven nhà ông. Ông Sơn không đồng ý và yêu cầu cơ quan có
III.
1.

thẩm quyền giải quyết.
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG ĐÃ NÊU
Điều kiện để xác lập quyền.
Điều 275 Bộ Luật Dân Sự quy định:
“Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở
hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu
bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người
được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền
bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và
hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản
bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.”
Căn cứ theo điều luật này, ta có thể xác định các điều kiện để xác lập quyền
về lối đi qua bất động sản liền kề như sau:


a.

“Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở
hữu khác mà không có lối đi ra”.
Bất động sản bị vây bọc là bất động sản không tiếp giáp đường công cộng,

không có khả năng hoặc bị hạn chế khả năng khai thác do không tiếp giáp với
công trình hạ tầng cơ sở nếu không qua bất động sản khác. Khi ấy, để thuận tiện
khai thác có hiệu quả bất động sản của mình và đảm bảo quyền, nghĩa vụ của
chủ bất động sản bị vây bọc, chủ sở hữu bất động sản này có quyền sử dụng hạn
chế bất động sản liền kề mà cụ thể là quyền về lối đi.
Trong tình huống trên, thửa đất của ông Sơn “bị vây bọc và nằm sau mảnh
đất của ông Thái nếu nhìn từ mặt đường”, có nghĩa là thửa đất của ông Sơn “bị
chắn” bởi thửa đất của ông Thái và các hộ xung quanh, không thể tiếp cận với
cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống… Tình huống nêu rõ mảnh đất của ông
Sơn nằm sau mảnh đất của ông Thái, có thể hiểu rằng, đường đi ngắn nhất để đi
ra đường là qua nhà ông Thái.
Như vậy, bị vây bọc chính là điều kiện tiên quyết để có thể xác lập quyền

b.

về lối đi qua bất động sản liền kề.
“Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề,
nếu không có thoả thuận khác”.
Việc một lối đi được hình thành trên phần bất động sản thuộc quyền sử
dụng của người khác, đương nhiên đem lại những bất tiện cho người đó. Vì thế,
chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản
liền kề. Đây là nguyên tắc đền bù tương đương trong luật dân sự. Việc đền bù
này do các bên thỏa thuận. Trường hợp thứ hai, nếu giữa các chủ sở hữu có thỏa
thuận khác thì việc đền bù là không bắt buộc.
Tình huống nêu ra cho biết, hai nhà vui vẻ qua lại với nhau nên ông Thái đã
đồng ý mà không cần đền bù hay có thỏa thuận nào khác về việc đền bù. Như
vậy, thỏa thuận khác mà trong luật nói ở đây chính là cho ông Sơn đi qua mà
không cần đền bù. Bởi vậy, ông Sơn vẫn có điều kiện để xác lập quyền sử dụng
bất động sản liền kề.
Nhưng chính vì không có đền bù nên mới xảy ra tranh chấp với ông Châu.

Ông Châu yêu cầu đền bù không phải không có lí. Bởi giờ ông Châu đã được
chuyển quyền sử dụng đất, người trước đây có quyền cho ông Sơn đi qua đã


không còn là chủ, chính bởi không có đền bù, trước đây cũng chỉ nói miệng, nên
ông Sơn muốn xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề phải đền bù cho
ông Châu.
Như vậy, đền bù hoặc có thỏa thuận khác là điều kiện thứ 2 để xác lập
c.

quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.
“Lối đi mở trên bất động sản liền kề thuận tiện và hợp lí nhất”, “ít gây thiệt
hại nhất cho bất động sản có mở lối đi”.
Điều kiện này để đảm bảo quyền và lợi ích cho chủ sở hữu bất động sản
liền kề. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu mở lối đi và chủ
sở hữu bất động sản liền kề có nghĩa vụ phải mở lối đi theo tinh thần điều 275.
Thế nhưng, không phải chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc được yêu cầu mở lối
đi như thế nào tuy thích và người kia phải làm theo. Việc mở lối đi luôn phải
xem xét đến mức độ thiệt hại mà lối đi đó gây ra cho bất động sản bị vây bọc.
Áp dụng vào tình huống, ông Sơn và Ông Thái lúc đầu quyết định mở lối đi
rộng 3m dài 100m, đúng bằng quãng đường ngắn nhất từ ranh giới giữa hai nhà
đến mặt đường. Như vậy, lối đi hoàn toàn đáp ứng được điều kiện trên đồng thời
lại phù hợp với nhu cầu của ông Sơn. Nhưng khi ông Châu xây nhà lên lối đi đó,
ông Sơn lại yêu cầu mở lại lối đi là hoàn toàn không hợp lí. Bởi việc mở lối đi sẽ
cắt ngang qua căn nhà, gây thiệt hại lớn cho ông Châu. Lúc này, cần thỏa thuận
một lối đi khác, hợp lí hơn để hạn chế mức thiệt hại cho chủ sở hữu bất đông sản
liền kề.
Như vậy, xem xét đến tính thuận tiện, hợp lí và tính đến mức thiệt hại cũng

d.


là điều kiện để xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.
Chủ sở hữu yêu cầu mở lối đi ra đường công cộng.
Đây là điều kiện quan trọng để quyết định quyền về lối đi qua bất động sản
liền kề có được xác lập hay không. Chỉ khi chủ sở hữu yêu cầu thì quyền này
mới được xác lập. Nếu không, không có bất cứ quy định nào của pháp luật mặc
nhiên cho chủ sở hữu quyền này. Trong trường hợp trên, ông Sơn chỉ có quyền
khi yêu cầu được mở lối đi, nếu ông không yêu cầu coi như ông thỏa mãn với vị
trí hiện tại, ông Thái và các chủ sở hữu khác không mặc nhiên phải tự động mở

e.

lối đi cho ông.
Quyền được xác lập khi các chủ sở hữu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy
định.


Quyền được xác lập cho “chủ sở hữu” bất động sản bị vây bọc đó. Chỉ có
chủ sở hữu mới có quyền yêu cầu mở lối đi qua bất động sản liền kề. Bởi chủ sở
hữu là người trực tiếp chịu ảnh hưởng từ việc có hay không có lối đi. Tôn trọng
nguyên tắc thỏa thuận của luật dân sự, điều 274 đã quy định “Quyền sử dụng
hạn chế bất động sản liền kề được xác lập theo thoả thuận”, hai chủ sở hữu trước
tiên phải thương lượng và cố gắng thống nhất ý chí với nhau Đối với trường
hợp không thể thỏa thuận được thì giải quyết theo “quy định của pháp luật”, cụ
thể là điều 275, Bộ luật dân sự 2005.
Trong trường hợp nêu trên, các chủ sở hữu được xác định là ông Sơn. Ông
Thái ( sau năm 2015 là ông Châu). Giữa ông Thái và ông Sơn đã từng có thỏa
thuận về quyền đi qua vườn nhà ông Thái của ông Sơn và không cần sự can
thiệp của chính quyền. Đến nay, nhà ông Châu và nhà ông Sơn lại tranh chấp về
lối đi này, vì mảnh đất nhà ông Sơn bị vây bọc nên hoàn toàn có thể giải quyết

theo điều 275, Bộ Luật Dân Sự dù không đạt được thỏa thuận.
Như vậy, khi chủ sở hữu mảnh đất thỏa thuận với nhau hoặc nếu rơi vào
trường hợp pháp luật quy định thì quyền này được xác lập.
Kết luận: Ông Sơn thỏa mãn các điều kiện như mảnh đất bị vây bọc, đền
bù hoặc có thỏa thuận khác với ông Thái và sau này là ông Châu, xét đến tính
thuận tiện. hợp lí và thiệt hại để đưa ra lối đi phù hợp và đạt được thỏa thuận hay
2.

caen cứ vào pháp luật thì được xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.
Quyền và nghĩa vụ của bên được mở lối đi và bên dành lối đi cho bất động

a.

sản liền kề
Quyền và nghĩa vụ của bên được mở lối đi
a.1. Quyền của bên được mở lối đi
Thứ nhất, bên được mở lối đi, tức chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc “có
quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình
một lối đi ra đến đường công cộng”.
Quyền yêu cầu chính là đưa ra những mong muốn của mình, ở đây là mong
muốn được đi qua bất động sản thuộc sở hữu của người khác. Quyền yêu cầu
này không giới hạn với chủ sở hữu bất động sản liền kề nào, nhưng chỉ được


phép yêu cầu một người mở lối đi. Khi lối đi đã được mở, bất động sản không
còn bị vây bọc, quyền này đương nhiên không còn.
Ta thấy, ông Sơn đã từng yêu cầu ông Thái mở cho mình một lối đi, sau khi
lối đi được mở, ông Sơn sử dụng lối đi đó mà không hề đề cập đến việc xin chủ
sở hữu bất động sản liền kề khác mở cho mình thêm lối đi. Sau này, ông Sơn lại
yêu cầu ông Châu mở lối đi. Lúc này, lối đi đã bị bịt mất nên bất động sản của

ông Sơn trở lại trạng thái bị vây bọc. Đồng nghĩa với việc ông Sơn có quyền yêu
cầu được mở lối đi và ông Sơn đã và đang thực hiện quyền đó.
Thứ hai, chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền sử dụng lối đi đã được
mở mà không phải trả thêm một loại phí nào. Điều này được quy định tại điều
273, Bộ Luật Dân Sự 2005: chủ sở hữu, người sử dụng đất có “quyền sử dụng
bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để đảm bảo các như cầu của
mình về lối đi”.
Quyền sử dụng này không giống như quyền sử dụng của chủ sở hữu mà là
một bộ phận của quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, nằm trong các
quyền của người khác không phải là chủ sở hữu đối với tài sản được quy định tại
điều 173 Bộ Luật Dân Sự.
Ông Sơn sau khi được mở lối đi có quyền tự do sử dụng lối đi này để tham
gia vào các hoạt động giao thông phục vụ cho việc khai thác bất động sản.
Nhưng ngoài quyền sử dụng, ông không có quyền chiếm hữu hay định đoạt phần
đất này dù có đền bù hay không. Vì bản chất, phần đất vẫn là của ông Thái, sau
này là của ông Châu. Mọi mong muốn thay đổi về kích thước hay những yêu
cầu khác như đổ nhựa, lập rào chắn,… đều không được tự ý quyết định mà phải
thỏa thuận với chủ sở hữu lúc bấy giờ. Mọi sự tự ý thay đổi đều bị xem là xâm
phạm quyền sở hữu và không được chấp nhận. Như vậy, mặc dù được xác lập
quyền sử dụng, đã đền bù nhưng người được mở lối đi chỉ có thể sử dụng một
cách hạn chế để đảm bảo lợi ích cho các bên.
a.2 Về nghĩa vụ của người được mở lối đi.
Thứ nhất, người được mở lối đi phải có nghĩa vụ đền bù cho người mở lối
đi nếu không có thỏa thuận khác. Như đã phân tích ở phần trên, dựa vào nguyên
tắc đền bù tương đương, người được mở lối đi phải đền bù cho người mở lối đi,


việc đền bù theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. trường hợp có
thỏa thuận khác phải tuân theo thỏa thuận.
Trường hợp tranh chấp giữa ông Sơn và ông Châu, ông Sơn phải đền bù

cho ông Châu một khoản tương đương với giá trị con đường ông mở nếu không
đạt được thỏa thuận khác. Khoản đền bù này không được tính là ông Sơn đã
mua phần đất đó, đây chỉ là một dạng trao đổi một phần quyền và số tài sản đền
bù.
Thứ hai, người được mở lối đi phải tôn trọng người mở lối đi bằng cách sử
dụng lối đi đúng mục đích và không hành đông gây thiệt hại khác cho người mở
lối đi. Có nghĩa là về sau, dù có tranh chấp, khi đi ngang qua nhà ông Châu ông
Sơn cũng không được có những hành động mang tính đe dọa đến quyền và lợi
b.

ích của nhà ông Châu như phá hoại tài sản, gây rối trật tự…
Quyền và nghĩa vụ của bên dành lối đi.
b.1 Quyền của bên dành lối đi
Tương ứng với nghĩa vụ của bên được mở lối đi là quyền của bên dành lối
đi.
Thứ nhất, đó là quyền được hưởng đền bù và thỏa thuận về đền bù cũng
như thỏa thuận về những điều khác.
Trong thực tế, nếu là thỏa thuận, bên dành lối đi sẽ là bên nắm quyền quyết
định mức đền bù hay các điều khoản về thỏa thuận khác. Số tài sản được đền bù
do bên dành lối đi sở hữu. Trong trường hợp này, ông Châu là người được
hưởng đền bù từ ông Sơn. Số tiền đền bù thường do hai bên quyết định mà
thường là ông Châu sẽ được quyền đưa ra nhưng không được quá giá trị tương
đương của phần bất động sản được dành làm lối đi.
Thứ hai, bên dành lối đi có quyền yêu cầu được bên được mở lối đi tôn
trong quyền lợi của mình. Ông Châu nếu bị ông Sơn gây bất lợi hoàn toàn có
quyền yêu cầu ông Sơn dừng hành động đó hoặc nhờ cơ quan có thẩm quyền
can thiệp.
b.2 Nghĩa vụ của bên dành lối đi
Quyền của người được mở lối đi là nghĩa vụ của bên dành lối đi.
Bên dành lối đi có nghĩa vụ phải mở lối đi khi có yêu cầu. Điều này được

quy định rõ trong điều 275, bộ luật Dân Sự.
Như vậy, ông Châu buộc phải mở lối đi cho ông Sơn theo quy định của
pháp luật. Nếu ông Châu cố chấp không chịu mở lối đi hoặc yêu cầu quá đáng


để ông Sơn không thể đáp ứng, từ đó có căn cứ để không mở lối đi thì sẽ phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bên dành lối đi không có quyền quản thúc việc sử dụng lối đi của bên được
mở lối đi nếu không liên quan đến cơ cấu, tính chất của phần đất đó. Ông Châu
không có quyền ngăn cản ông Sơn sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện
vận tải khi lối đi được mở, nếu không gây hại cho tài sản của ông. Ông Châu
c.

phải tôn trọng quyền của ông Sơn và thực hiện các nghĩa vụ của mình.
Quyền và nghĩa vụ của hai bên với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Một
trong hai bên hoặc cả hai bên đều có quyền nhờ cơ quan có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp nếu không thể thỏa thuận được. Khi bị xâm phạm về quyền,
ông Châu và ông Sơn đều có thể nhờ Ủy Ban Nhân Dân giải quyết và yêu cầu
bên còn lại thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Một trong hai hoăc cả hai bên có quyền nhờ cơ quan có thẩm quyền xác
định “vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi” nếu không xác
lập được thỏa thuận.
Ngoài ra, hai bên phải tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các bên còn lại, mọi
mâu thuẫn, tranh chấp phải được thỏa thuận trước khi trình lên chính quyền địa

3.

phương
Cơ sở xác định chiều dài, chiều rộng của lối đi
Trong tình huống có một số chi tiết căn cứ vào đó ta có thể có cơ sở để xác

định chiều dài, chiều rộng của lối đi. Dưới đây chỉ phân tích những chi tiết liên
quan đến xác dịnh chiều dài, chiều rộng của lối đi được mở sau khi ông Châu bịt

-

lốt đi cũ.
Diện tích mảnh đất liền kề là 500m 2, diện tích không phải quá lớn nên không thể
yêu cầu chủ sở hữu mở một con đường quá lớn. Vì như vậy thì thiệt hại với chủ
sở hữu bất động sản này rất lớn. Chưa kể, khi mở đường đã phải hạ một phần

-

cây ăn trái, thiệt hại càng tăng hơn.
Chiều dài:
Chiều dài lối đi được xác định từ ranh giới của hai bất động sản đến ranh
giới giữa bất động sản của ông Châu với đường công cộng.
Để lối đi “thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa
điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất
động sản có mở lối đi”, thường sẽ mở lối đi ở nơi có khoảng cách ngắn nhất với


đường công cộng, nếu ranh giới giữa các bất động sản không phải đường thằng
và không đi qua những tài sản có giá trị lớn. Như vậy, trong tình huống có nêu ra
khoảng cách giữa ranh giới hai bất động sản với đường công cộng là 100 m và
không đề cập gì thêm. Như vậy, mặc nhiên hiểu rảnh giới giữa hai mảnh đất là
một đường thẳng. vậy chiều dài của lối đi được xác định là 100m.
-

Chiều rộng:
Chiều rộng của lối đi thường không được xác định bằng các mốc cụ thể mà

chủ yếu dựa vào mục đích sử dụng và lợi ích của các bên.
Mảnh đất của ông Sơn trồng Cà phê, một loại cây công nghiệp lâu năm.
Đến mùa thu hoạch cần dùng xe cơ giới hoặc phương tiện vận tải đi vào để vận
chuyện sản phẩm. Để phù hợp với mục đích sử dụng, tạo điều kiện cho ông Sơn
khai thác mảnh đất của mình hiệu quả, lối đi được mở phải đủ để xe cơ giới như
xe công nông hay xe tải nhỏ đi vào. Kích thước xe tải cỡ nhỏ rơi vào khoảng hai
mét (2m), như vậy, lối đi được mở ra phải có chiều rộng hơn 2m. Hơn nữa mảnh
đất của ông Châu trồng cây ăn quả, để đảm bảo không gây thiệt hai cho cây
trồng thì chiều rộng của lối đi nên vào khoảng 3m.
Như vậy, việc ông Châu chỉ cho ông Sơn đi qua cạnh nhà mình với chiều

-

rộng lối đi là 1 m là không phù hợp với mục đích sử dụng của ông Sơn.
Ngoài ra, để mở lối đi cũng cần xét đến vị trí của lối đi. Không thể theo yêu cầu
của ông Sơn là mở lại lối đi nay là ở vị trí căn nhà của ông Châu được.
Dựa vào những phân tích trên có thể xác định chiều dài lối đi là 100m,
chiều rộng lối đi là khoảng 3m. Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều yếu tố khác tác
động đến chiều dài chiều rộng của lối đi như địa hình, tính chất của đất… Ở đây
chỉ xét lối đi là một đường thẳng, trên thực tế không hẳn vậy, vì thế số liệu cũng

-

có thể bị xê dịch.
Giải quyết tình huống trên.
Căn cứ vào những điều đã phân tích, em xin giải quyết tình huống trên như sau:
Khi ông Sơn yêu cầu, ông Châu buộc phải dành một lối đi cho ông Sơn.
Ông Sơn phải đền bù cho ông Châu một khoản theo thỏa thuận hoặc không cao

-


hơn giá trị tài sản bị ảnh hưởng khi mở lối đi.
Chiều dài, chiều rộng của lối đi căn cứ mục đích sử dụng, khoảng cách giữa bất

4.

động sản bị vây bọc với đường công cộng và vị trí của các tài sản khác. Ông


Châu phải dành cho ông Sơn lối đi có chiều dài 100m và chiều rộng khoảng 3m.
IV.

Ông Sơn không có quyền yêu cầu mở lại lối đi cũ.
ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỀU LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG
1. Những điểm đạt được
Các điều luật trong Bộ luật Dân sự 2005 về bất động sản liền kề được
quy định khá rõ ràng và cụ thể về các trường hợp có thể xảy ra trong thực tế.
Cung cấp cho người nghiên cứu luật những cơ sở pháp lý tương đối vững chắc.
Ngôn ngữ được sử dụng trong sáng, dễ hiểu.
2. Những điểm chưa được
Bộ luật không đưa ra một khái niệm cụ thể về bất động sản liền kề, điều
này gây khó khăn cho người nghiên cứu khi tìm hiểu về bất động sản liền kề.
Có một số từ ngữ được đưa ra nhưng không có những giải thích đi kèm,
làm người nghiên cứu phải chia ra rất nhiều trường hợp, gây tốn kém thời gian
mà hiệu quả đem lại không cao. Ví dụ, cụm từ “thỏa thuận”, được nhắc đến
nhiều lần trong các điều 273, 274, 275. Vậy thỏa thuận ở đây là gì? Chỉ là sự xin
phép – cho phép đơn thuần, hay phải kèm theo những yêu cầu nào khác? Thêm
nữa, điều 273, 275 Bộ luật dân sự đều nói rằng: “…phải đền bù cho chủ sở hữu
bất động sản liền kề, nếu không có thỏa thuận khác”. Vậy việc đền bù này có
bắt buộc hay không? Nếu không đền bù mà chỉ thỏa thuận miệng thôi thì quyền

sử dụng hạn chế này có hiệu lực hay không?
Ta có thể thấy, bên cạnh những điểm đạt được, Bộ luật vẫn còn những
điểm chưa thật hoàn thiện như trên. Việc không cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ
làm cho người nghiên cứu khó nắm bắt và dễ có những hiểu biết sai lệch, gây
khó khăn cho công tác giải quyết tranh chấp.

C.

KẾT LUẬN

Qua việc phân tích tình huống, em đã hiểu sâu hơn về đặc điểm của quyền về lối
đi qua bất động sản liền kề và nhận thức rõ hơn về quyền này. Qua đó, thấy
được vai trò quan trọng của bộ luật Dân Sự đối với cuộc sống. Có thể nói rằng,
nếu không có những quy phạm pháp luật Dân Sự, quyền và nghĩa vụ của con


người sẽ không được đảm bảo và cũng không có căn cứ để xác định những vấn
đề còn gây tranh cãi.

D.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.
4.

Giáo trình Luật Dân Sự Tập 1, Nxb Công An Nhân Dân, 2013
Bộ Luật Dân Sự 2005, nxb Lao Động.

Hướng dẫn học môn Luật Dân Sự,
Bình Luận Khoa Học Bộ Luật Dân Sự năm 2005, PGS.TS Hoàng

5.

Thế Liên (Chủ biên), Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp
/>
6.

dong-san-lien-ke.aspx
/>
7.

che-Bat-dong-san-lien-ke/34c121.html
/>


×