Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

bài tập học kì dân sự đề 5 đại học luật Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.78 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

A.

MỞ BÀI

Trong cuộc sống, có vô số giao dịch dân sự được xác lập, trong số đó
không ít giao dịch dân sự có điều kiện. Thực tế, giao dịch như vậy rất phổ biến
và có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo ý chí của các chủ thể của giao dịch dân sự.
Vậy, giao dịch dân sự có điều kiện là gì? Luật dân sự Việt Nam quy định thế nào
về giao dịch dân sự có điều kiện? Thực tế việc xác định điều kiện đó như thế
nào? Và liệu có những điểm chưa thỏa đáng trong những quy định này?
Nhằm làm rõ vấn đề này, trong bài này em xin trình bày đề 5 trong đề học
kì môn Luật Dân Sự Modul 1.
Bài làm còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô góp ý để em hoàn thiện hơn kiến
thức. Em cảm ơn!

1


Đề số 5.
Xây dựng một tình huống về giao dịch dân sự có điều kiện.
Yêu cầu:
- Phân tích điều kiện trong giao dịch là loại điều kiện gì (điều kiện phát
sinh hiệu lực hay hủy bỏ hiệu lực của giao dịch)?
- Phân tích các yếu tố mà điều kiện trong giao dịch phải thỏa mãn?
- Thông qua xây dựng và phân tích tình huống trên để đưa ra quan điểm
của cá nhân về khoản 1 Điều 125 BLDS năm 2005

2



B. NỘI DUNG
I. GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN
1.

Khái quát về giao dịch dân sự

Theo điều 121, BLDS 2005 quy định:
“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền , nghĩa vụ dân sự.”
Trong giao dịch dân sự có ý chí và thể hiện ý chí của chủ thể tham gia giao
dịch. Ý chí phải được thê hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định để các
chủ thể khác có thể biết được ý chí của chủ thể muốn tham gia đã tham gia vào
một giao dịch dân sự cụ thể. Bởi vậy, giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý
chí và bày tỏ ý chí.
Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn
đạt được khi xác lập giao dịch. Mục đích pháp lý (mong muốn) đó sẽ trở thành
3


hiện thực , nếu như các bên trong giao dịch thực hiện đúng nghĩa vụ của mình
theo qui định của pháp luật .
Hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự là các quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể được pháp luật bảo đảm thực hiện. Để được pháp luật bảo đảm thực hiện thì
cá quyền và nghìa vụ đó phải được xác lập phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự không
phù hợp với quy định của pháp luật thì giao dịch dân sự đó có thể bị vô hiệu.
Giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến, thông dụng nhất trong các căn cứ làm
phát sinh, thay đổi và chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự; là phương tiện quan
trọng trong việc di chuyển tài sản và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu

ngày càng tăng của tất cả các thành viên trong xã hội. Trong nền sản xuất hàng
hóa theo cơ chế thị trường, thông qua giao dịch dân sự, các chủ thể đáp ứng nhu
cầu sản xuất, kinh doanh các nhu cầu khác trong đời sống hàng ngày của mình.
2.

Giao dịch dân sự có điều kiện
Trong thực tế cuộc sống, có những trường hợp con người không muốn hoặc
không thể xác định đúng thời gian phát sinh hay hủy bỏ giao dịch dân sự. Các
chủ thể thường dung một sự kiện cụ thể phù hợp với hoàn cảnh của mình để xác
định hiệu lực của giao dịch dân sự. Pháp luật dân sự đã có quy định rõ ràng về
giao dịch dân sự có điều kiện, cụ thể trong điều 125 Bộ Luật Dân Sự 2005.
Giao dịch có điều kiện là giao dịch dân sự mà hiệu lực của nó phát sinh
hoặc hủy bỏ phụ thuộc vào sự kiện nhất định, khi sự kiện đó xảy ra thì giao dịch
phát sinh hoặc hủy bỏ. Theo khoản 1 Điều 125, BLDS 2005 quy định:
“Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy
bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc
hủy bỏ.”
Như vậy, giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh hiệu lực là giao dịch dân
sự đã được kí kết nhưng chưa có hiệu lực. Chỉ đến khi điều kiện phát sinh hiệu
lực giao dịch đó xảy ra thì giao dịch có hiệu lực và các bên phải thực hiện giao
dịch đã kí kết. Giao dịch dân sự có điều kiện hủy bỏ hiệu lực, giao dịch dân sự
này có hiệu lực cho đến khi sự kiện là điều kiện hủy bỏ giao dịch đó diễn ra.
4


Giao dịch dân sự có điều kiện cũng tương đối phổ biến và được các chủ thể
áp dụng để thoả mãn quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
II. TÌNH HUỐNG GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN
Như đã phân tích ở trên, giao dịch dân sự có điều kiện là một hình thức
pháp lí giúp các chủ thể dễ dàng xác lập giao dịch dân sự theo đúng ý chí của

mình. Sau đây, em xin trình bày một tình huống giao dịch dân sự mua bán nhà ở
có điều kiện làm phát sinh hiệu lực. Cụ thể, tình huống như sau:
Cụ Từ Ngọc Diệm (chết năm 1989) và cụ Huỳnh Thị Lê (70 tuổi) đã tạo
lập được căn nhà số 23 Tản Viên, phường Phước Hòa, thành phố Nha Trang,
tỉnh Khánh Hòa . Căn nhà có diêṇ tích nhà 115,50m 2 tọa lạc trên mảnh đất có
diện tích 185,60m2. Hai cụ có 07 người con là các ông bà: Từ Kim Phong, Từ
Thị Môṇg Lành (đều ở Viêṭ Nam); Từ Ngọc Hiêp ,p Từ Hữu Tâm, Từ Thị My
Vân, Từ Thị Thành Thiêṇ, Từ Thị Thành Phúc (đều định cư tại Úc).
Ngày 22-8-2014, cụ Lê và hai người con ở Việt Nam là ông Phong, bà
Lành đã bán một phần căn nhà 23 Tản Viên (diện tích nhà 89,02m 2, diện tích đất
129,05m2) cho vợ chồng ông Đặng Hữu Trọn (33 tuổi) và bà Nguyễn Thị My
Nga (31 tuổi) với giá 3 tỷ. Hai bên thỏa thuận với nhau, lập ra hợp đồng có nội
dung là:
Một phần căn nhà số 23 Tản Viên, phường Phước Hòa, thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa (diêṇ tích nhà 89,02m 2, diện tích đất 129,05m2 ) có giá 3
tỷ. Gia đình ông Trọn, bà Nga sẽ giao trước cho cụ Lê 2 tỷ.
Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày kí kết (22-8-2014), bên bán phải thu
thập đủ chữ kí của 5 người con còn lại của cụ Lê ở nước ngoài đồng ý bán nhà
thì hợp đồng mới có hiệu lực. Nếu thay đổi ý kiến hoặc có tranh chấp khiếu nại
làm ảnh hưởng đến thủ tục mua bán hoặc thì sẽ bị phạt gấp 3 lần số tiền đã
nhận.
Sau khi bên bán giao chữ kí của 5 người con còn lại cho bên mua và hoàn
tất mọi giấy tờ liên quan đến hợp đồng này, gia đình ông Trọn, bà Nga sẽ giao 1
tỷ còn lại cho cụ Lê.

5


Ngày 5/9/2014, với sự tự nguyện của 5 người con còn lại, cụ Lê hoàn tất
việc lấy chữ kí, không hề thay đổi ý kiến, tranh chấp khiếu nại làm ảnh hưởng

đến thủ tục mua bán, gia đình ông Trọn giao cho cụ Lê 1 tỷ đồng còn lại. Hợp
đồng chính thức có hiệu lực kể từ 16h ngày 5/9/2014.
Giấy thỏa thuận mua bán này có chứng thực của công chứng Nhà nước.
III. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1.

Điều kiện của giao dịch là điều kiện làm phát sinh hiệu lực giao dịch dân sự.
Giao dịch dân sự trong tình huống này là hợp đồng mua bán nhà ở có điều
kiện được xác lập giữa Cụ Huỳnh Thị Lê và gia đình ông Đặng Hữu Trọn.
Điều kiện phát sinh hiệu lực giao dịch dân sự là điều kiện mà khi nosxayr
ra, giao dịch dân sự được thành lập trước đó mới có hiệu lực. Nói cách khác, nếu
không có điều kiện này, giao dịch dân sự coi như chua từng tồn tại, dù thoả mãn
các điều kiện để phát sinh hiệu lực giao dịch dân sự giao dịch đó vẫn đương
nhiên coi là vô hiệu.
Điều kiện được xác định trong trường hợp này là : trong thời hạn 1 tháng
kể từ ngày kí kết(22-8-2014), bên bán thu thập đủ chữ kí của 5 người con còn
lại của cụ Lê ở nước ngoài đồng ý bán nhà thì hợp đồng mới có hiệu lực.
Đây là điều kiện làm phát sinh hiệu lực dân sự giao dịch dân sự. Vì, trước
khi cụ Lê thu thập đủ chữ kí của 5 người con đang sinh sống tại Úc là Từ Ngọc
Hiêp,p Từ Hữu Tâm, Từ Thị My Vân, Từ Thị Thành Thiêṇ, Từ Thị Thành Phúc
thì hợp đồng đã được xác lập nhưng chưa có hiệu lực. Thời hạn để cụ Lê hoàn
thành điều kiện là trong vòng 1 tháng kể từ ngày kí kết hợp đồng. Điều kiện này
kèm theo thời gian nên không phải nó cứ xảy ra là hợp đồng có hiệu lưc, Trong
một tháng, cụ Lê không có chữ kí như yêu cầu thì hợp đồng vẫn vô hiệu. Nói
cách khác, sau thời hạn một tháng, dù cụ Lê có đủ chữ kí vẫn bị xem là vô hiệu.
Như vậy, dường như có hai điều kiện lồng vào nhau trong trường hợp này, một
điều kiện là sự kiện còn một điều kiện là thời gian.
Hợp đồng được xác lập ngày 22/8/2014, có hiệu lực ngày 5/9/2014, tức là
chưa đầy một tháng, sau khi điều kiện phát sinh hiệu lực hợp đồng xảy ra.
6



Ngoài ra, còn một điều kiện được ghi trong hợp đồng: “nếu thay đổi ý kiến,
có tranh chấp khiếu nại làm ảnh hưởng đến thủ tục mua bán thì sẽ bị phạt gấp 3
lần số tiền đã nhận.” là điều kiện đền bù của hợp đồng mua bán, là thỏa thuận
giữa cụ Lê và Gia đình ông Trọn, phần điều kiện này không làm phát sinh hay
hủy bỏ hợp đồng mua bán một phần căn nhà 23 Tản Viên. Vì, hợp đồng đã được
xác lập với sự thỏa thuận và đồng ý của cả hai bên, mọi sự thay đổi ý kiến, rủi ro
về khiếu nại đến từ một bên, cụ thể là bên bán, ảnh hưởng tới quyền lọi của bên
mua nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng. Dù cho thay đổi ý kiến
hay tranh chấp khiếu nại dẫn đến hủy bỏ giao dịch dân sự đều nằm ngoài ý chí
của bên mua, không có sự thỏa thuận và hành động hủy bỏ hợp đồng trong
trường hợp này được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng từ bên bán.
Xét trên một khía cạnh khác, việc thay đổi ý kiến, có tranh chấp khiếu nại
làm ảnh hưởng tới hợp đồng là điều kiện làm phát sinh hiệu lực của một giao
dịch khác: nếu điều kiện này xảy ra thì bên bán (nhà cụ Lê) sẽ bị phạt gấp 3 lần
số tiền đã nhận.
Kết luận:
Như vậy, dựa trên định nghĩa về giao dịch dân sự có điều kiện làm phát
sinh hiệu lực, dựa trên khoản 1 điều 125, ta dễ dàng xác định được đây là loại
điều kiện phát sinh hiệu lực giao dịch. Bằng ngôn ngữ bình dân, rõ nghĩa, khoản
1 điều 125 tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định loại điều kiện của giao dịch
dân sự, từ đó cũng làm quá trình xác minh và xét xử khi có tranh chấp diễn ra
đơn giản hơn nhiều.
2. Điều

kiện phát sinh hiệu lực giao dịch dân sự trong tình huống này cần thỏa

mãn yêu cầu tự nguyện, khách quan, không trái với điều cấm của pháp
luật, đạo đức của xã hội.

Điều kiện phát sinh hiệu lực giao dịch dân sự cũng là một nội dung của
giao dịch dân sự, bởi vậy cũng cần phải thoản mãn:
a.

Điều kiện do các gia đình nhà cụ Lê và gia đình nhà ông Trọn tự nguyện thỏa
thuận.
7


Hợp đồng do chính các chủ thể thỏa thuận, xác lập, không thông qua bên
thứ ba nên hoàn toàn có thể khẳng định hoàn toàn do ý chí của hai bên, không
có sự can thiệp từ các yếu tố kên ngoài cũng như bên thứ ba.
Tự nguyện có nghĩa là có sự thống nhất ý chí bên trong và việc thể hiện ý
chí ra bên ngoài của chủ thể. Hợp đồng là một trong hai loại của giao dịch dân
sự. Giao dịch dân sự chủ yếu được xác lập trên nguyên tắc tự nguyện, phụ thuộc
vào ý chí của các bên. Bởi vậy, chỉ khi bên mua và bên bán thỏa thuận và cảm
thấy hợp lí thì họp đồng mới được xác lập và có giá trị.
Trong trường hợp này, hợp đồng mua bán một phần căn nhà 23 Tản Viên
có sự thống nhất về ý chí của các chủ thể trong mọi điều khoản. Không hề có sự
lừa dối, cưỡng ép… nào giữa bên mua và bên bán. Điều kiện phát sinh hiệu lực
của hợp đồng cũng là một trong các điều khoản của hợp đồng nên đương nhiêu
b.

được xây dựng tự nguyện.
Điều kiện phát sinh hiệu lực hợp đồng là sự kiện khách quan, được dự liệu có
khả năng xảy ra nhưng không chắc sẽ xảy ra.
Điều kiện trong giao dịch dân sự phải là những sự kiện mang tính dự liệu,
có khả năng nhưng không chắc có thể xảy ra trong tương lai.
“Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự
không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ

ba thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên 3 hoặc
của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc huỷ bỏ giao
dịch dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra” (Khoản 2 Điều 125,
BLDS 2005). Có thể hiểu rằng mọi hoạt động nhằm ảnh hưởng đến điều kiện
phát sinh, hủy bỏ của giao dịch dân sự do ý chí của một bên hoặc bên thứ 3 đều
ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch theo hướng trái chiều với ý chí đó. Hoạt
động cố tình ngăn cản, làm sự kiện không xảy ra, gắn với mong muốn giao dịch
dân sự không phát sinh hoặc hủy bỏ thì mặc nhiên coi như điều kiện giao dịch
đã hoàn thành, giao dịch sẽ được phát sinh hoặc hủy bỏ. Ngược lại, nếu cố ý
thúc đẩy, tạo dựng sự kiện pháp lí là điều kiện nhằm làm cho giao dịch dân sự
phát sinh hay hủy bỏ thì coi như điều kiện ấy không xảy ra, giao dịch dân sự sẽ
không phát sinh hay hủy bỏ. Như vậy sự kiện là điều kiện phải xảy ra tự nhiên,
8


không có sự can thiệp ý chí của chủ thể hay bên thứ ba. Điều này đưa ra nhằm
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong giao dịch dân sự cũng
như đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên pháp luật quy định
Sự kiện “lấy chữ kí của 5 người con còn lại đồng ý bán nhà” là một sự kiện
pháp lí hoàn toàn mang tính khách quan.
Nó phụ thuộc vào ý chí của cả năm người con của cụ Lê đang định cư ở
nước ngoài, chỉ khi họ tư nguyện chấp nhận bán nhà thì cụ Lê mới lấy được chữ
kí của họ. Ở đây tình huống không hề đề cập đến bên bán hay bên mua có tác
động đến các con bằng phương thức nào, cũng không đề cập đến việc có bên
thứ 3 tác động đến điều kiện vậy nên không rơi vào khoản 2 điều 125 Bộ Luật
Dân Sự 2005.
Đồng thời sự kiện này là sự kiện được dự liệu có khả năng nhưng không
chắc sẽ xảy ra.
Bên bán đưa ra điều kiện này để tránh tranh chấp về thừa kế sau này giữa
các con cụ Lê làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Nhưng bên bán và bên

mua đều chỉ dự liệu có thể sẽ có đủ 5 chữ khí như điều kiện hoặc có thể không.
Vì phụ thuộc vào ý chí của 5 người con còn lại nên bên bán và bên mua không
thể chắc chắn có được chữ kí của cả 5 người. Việc bán ngôi nhà có thể ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền lợi của 5 người họ ví dụ như quyền thừa kế căn nhà.
Bởi vậy, họ có thể lựa chọn đồng ý cho cụ Lê bán hay không thông qua việc kí
giấy tờ. Cụ thể, cả năm người đồng ý bán thì hợp đồng này mới có hiệu lực.
Nhưng chỉ cần một người không đồng ý bán thì không thỏa mãn điều kiện phát
sinh hiệu lực hợp đồng.
Như vậy, sự kiện là điều kiện ở đây hoàn toàn mang tính khách quan,
c.

không có sự chi phối về ý chí của bất kì bên nào.
Sự kiện là điều kiện này hoàn toàn hợp pháp, không vi phạm điều cấm của pháp
luật, đạo đức xã hội.
Điều kiện này phải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo
đức xã hội. Điều kiện giao dịch dân sự cũng nằm trong nội dung của giao dịch
dân sự. Theo điểm c, khoản 1, điều 117, bộ Luật Dân Sự 2005, điều kiện có hiệu
lực của giao dịch dân sự là:
9


“Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội”
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép
chủ thể thưc hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực
ứng xử chung của người với người trong đời sống xã hội, được công đồng công
nhận và tôn trọng. Mọi sự kiện vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
đều không được thừa nhận và dù có xảy ra hay không cũng không được tínhs là
điều kiện phát sinh hay hủy bỏ giao dịch.
Việc lấy chữ kí là một hình thức xác nhận đảm bảo để tránh tranh chấp sau

này gây ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của hai bên. Việc kí vào giấy tờ là
hoạt động bình thường trong hầu hết các giao dịch dân sự, nhất là các giao dịch
có giá trị lớn.
Không có bất cứ môt quy định nào của pháp luật ngăn cấm cũng như
không có một quy phạm đạo đức nào không cho phép thu thập chữ kí của những
người khác trên tình thần tự nguyện. Có thể thấy, cũng như việc sử dụng chữ kí
của mình, lấy việc thu thập chữ kí của 5 người con còn lại cũng là một hoạt
động bình thường, hoàn toàn có thể xảy ra được, không trái với đạo đức hay
pháp luật.
3.

Đánh giá khoản 1 điều 125 bộ Luật Dân Sự 2005:
Khoản 1 điều 125 Bộ Luật Dân Sự 2005 quy định:
“Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy
bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc
hủy bỏ”
Khoản 1 điều luật này là một trường hợp đặc biệt của giao dịch dân sự, làm
đơn giản hơn những giao dịch dân sự thường ngày, dù là giao dịch dưới hình
thức bằng miệng, bằng văn bản hay hành động thì cũng có những trường hợp
các chủ thể của giao dịch dân sự đó không muốn xác định thời điểm phát sinh
hay hủy bỏ hiệu lực của giao dịch đó.
Trong xã hội, với những mối quan hệ đa dạng, giao dịch dân sự ngày càng
phong phú với nhiều nội dung khác nhau. Bộ luật dân sự 1995 đã không quy
10


định về trường hợp này. Dẫn đến khó khăn trong quá trình giải quyết những
khiến nại, tố cáo liên quan đến trường hợp giao dịch dân sự có điều kiện do
không có căn cứ pháp lí. Bộ luật 2005 đã dự liệu trường hợp này và nó đã trở
thành một điều luật quan trọng, nhất là trong thời đại ngày nay và quy định này

tiếp tục được tiếp nối ở bộ Luật Dân Sự 2015.
Như vậy, quy định giao dịch dân sự có điều kiện cho phép chủ thể thực
hiện tốt hơn quyền của họ.
Tuy nhiên, khoản 1 lại quy định “trong trường hợp các bên có thỏa thuận
về giao dịch dân sự có điều kiện”, điều này chưa thực sự bao quát vấn đề.
Vì theo điều 121, Bộ Luật Dân sự 2005 “giao dịch dân sự là hợp đồng
hoặc hành vi pháp lí đơn phương”. Chỉ có hợp đồng mới là sự thống nhất ý chí
của hai hoặc nhiều chủ thể, lúc này mới có khái niệm “các bên có thỏa thuận”.
Điều này được quy định chi tiết ở điều 388 bộ luật này:
“Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập. thay đổi,
chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự”.
Còn hành vi pháp lí đơn phương như chính tên gọi của nó, chỉ mang ý chí
của một chủ thể duy nhất. Lúc này, không thể có sự thỏa thuận ở đây.
Nếu đối chiếu theo chính xác điều luật này rõ ràng “giao dịch dân sự có
điều kiện” ở đây chỉ là “hợp đồng dân sự có điều kiện”, hành vi pháp lí đơn
phương lại không được tính trong trường hợp này. Vậy vấn đề đặt ra là, hành vi
pháp lí đơn phương có điều kiện thì có thể áp dụng điều 125 này để giải quyết?
Và liệu có đủ căn cứ để dựa vào điều luật này để giải quyết?
Thiết nghĩ, vô tình ở đây có sự mâu thuẫn giữa các khái niệm “thỏa thuận”
và “giao dịch dân sự”.
Thêm nữa, trong điều luật duy nhất quy định về giao dịch dân sự có điều
kiện này lại không đề cập đầy đủ đến điều kiện của các “điều kiện”, có nghĩa là
các sự kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ hiệu lực giao dịch dân sự cần phải thỏa
mãn điều kiện gì. Ở khoản 2 điều 125 Bộ Luật này chỉ đề cập đến yếu tố khách
quan, phi ý chí, vậy còn những điều kiện khác như: tự nguyện, không vi phạm
điều cấm và đạo đức xã hội…? Điều này gây khó khăn cho việc xác định một
11


cách chính xác, đầy đủ điều kiện của sự kiện đó, dẫn đến không có căn cứ xác

định điều kiện của giao dịch có hợp pháp hay không mà phụ thuộc nhiều hơn
vào ý chí của cơ quan có thẩm quyền.
Nếu như giao dịch dân sự nói chung có điều kiện để có hiệu lực thì thiết
nghĩ, ở điều luật này cũng nên nêu một cách chi tiết hơn về những yêu cầu của
sự kiện là điều kiện.
Hơn nữa, trong giao dịch dân sự, không chỉ có điều kiện làm phát sinh, hủy
bỏ hiệu lực của giao dịch dân sự mà còn các điều kiện làm thay đổi hiệu lưc
cũng như thay đổi nội dung của giao dịch. Điều 125 bộ luật dân sự 2005 đã
không đề cập đến vấn đề này. Vậy khi điều kiện làm thay đổi hiệu lực giao dịch
xảy ra và có tranh chấp thì phải xác định như thế nào?
C. KẾT

LUẬN

Đây chỉ là một trong vô số tình huống giao dịch dân sự có điều kiện trong
thực tế. Có thể thấy, với những quy định hiện thời không khó để xác định những
giao dịch này. Tuy nhiên thực tế vẫn có những điểm thiếu sót mà chỉ trong 1
điều luật thì không thể bao quát hết. Như vậy, thiết nghĩ phải mở rộng hơn, quy
định cụ thể hơn để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch dân
sự có điều kiện.

12


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 1, nxb Công An nhân dân,
2. Bộ Luật Dân sự 2005, nxb Lao Động
3. Bộ Luật Dân Sự 2015, nxb Lao Động
4.


Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, PGS.TS Hoàng Thế Liên

5.

(Chủ biên), Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp,
/>
6.
7.

kien.html
/> />
13



×