Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

bài tập học kì dân sự đề 6 đại học luật Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.91 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

Đề số 6.
Xây dựng một tình huống về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.
Yêu cầu:
- Chỉ rõ giao dịch nào là giả tạo, giao dịch nào là thực chất
- Giải quyết hậu quả pháp lý của hai giao dịch trên theo quy định của pháp
luật hiện hành
- So sánh quy định của BLDS 2005 và BLDS 2015 về những nội dung có
liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

A. MỞ ĐẦU
Giao dịch dân sự rất phổ biến và đa dạng trong cuộc sống thường ngày.
Cùng với giao dịch dân sự, nhiều quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan được
phát sinh, thay đổi, chấm dứt. Nhưng cũng chính vì thế, giao dịch dân sự đôi khi
1


được sử dụng để che đậy mục đích phi pháp nào đó. Bộ Luật Dân Sự trước đến
nay đều rất lưu tâm đến vấn đề này và có những quy định rõ ràng về giao dịch
dân sự vô hiệu để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cacsc bên liên quan, trong đó
có giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo. Nhận thức được điều đó, trong bài làm
này, em xin xây dựng một tình huống về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo để
làm rõ hơn những quy định của pháp luật hiện hành và so sánh với những quy
định của bộ luật dân sự 2015 sắp có hiệu lực. Bài làm còn nhiều thiếu sót, mong
thầy cô góp ý để em có thể hoàn thiện kiến thức. Em xin chân thành cảm ơn!

B. NoỘI DUNG
I.
1.


GIAO DỊCH DÂN SỰ. GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO GIẢ TẠO
Giao dịch dân sự
Điều 121, Bộ Luật Dân Sự 2005 quy định:
“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền , nghĩa vụ dân sự.”
Trong giao dịch dân sự có ý chí và thể hiện ý chí của chủ thể tham gia giao
dịch. Ý chí phải được thê hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định để các
chủ thể khác có thể biết được ý chí của chủ thể muốn tham gia đã tham gia vào
một giao dịch dân sự cụ thể. Bởi vậy, giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý
chí và bày tỏ ý chí.
Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn
đạt được khi xác lập giao dịch. Mục đích pháp lý (mong muốn) đó sẽ trở thành
hiện thực , nếu như các bên trong giao dịch thực hiện đúng nghĩa vụ của mình
theo qui định của pháp luật .
2


Hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự là các quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể được pháp luật bảo đảm thực hiện. Để được pháp luật bảo đảm thực hiện thì
cá quyền và nghìa vụ đó phải được xác lập phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự không
phù hợp với quy định của pháp luật thì giao dịch dân sự đó có thể bị vô hiệu.
2.

Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
Điều 129 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả
tạo:
“Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một
giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có
hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật

này.
Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với
người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu”.
- Giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch mà trong đó việc thể hiện ý chí ra bên
ngoài khác với ý chí nội tâm và kết quả thực hiện của các bên tham gia giao
dịch. Có nghĩa là các bên trong giao dịch đó hoàn toàn tự nguyện xác lập giao
dịch nhưng lại cố ý bày tỏ ý chí không đúng với ý chí đích thực của họ.
Có hai loại giao dịch dân sự giả tạo:
+ Thứ nhất, giao dịch được xác lập để che dấu một giao dịch dân sự khác.
Khi đó, giao dịch giả tạo vô hiệu còn giao dịch bị che dấu vẫn có hiệu lực nếu
như giao dịch bị che dấu đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao
dịch dân sự.
+ Thứ hai, giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba.
- Trong cả hai trường hợp trên đều có đặc điểm chung là có sự thông đồng,
nhất trí của cả hai bên tham gia giao dịch dân sự nhằm tạo ra sự nhận thức sai
lầm bên ngoài sự việc. Các giao dịch dân sự giả tạo đều bị coi là vô hiệu, đối với
ví dụ thứ nhất giao dịch bị che dấu vẫn có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, trong giao dịch dân sự giả tạo, pháp luật một mặt quy định loại
hành vi này là vô hiệu đối với các bên, nhưng một mặt vẫn bảo vệ quyền lợi của
3


người thứ ba khi người đó không biết việc thể hiện ý chí đích thực của giao dịch
giả tạo đó.
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 137
BLDS2005. Theo đó:
“Giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã

nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ
trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định
của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”
Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
Khoản 2 điều 136 quy định về thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch
dân sự vô hiệu là :
“Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại điều 128 vàĐiều 129 của bộ
luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dich dân sự vô hiệu không bị
hạn chế”. Từ đó cho thấy, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô
hiệu do giả tạo là không bị hạn chế.
II.

TÌNH HUỐNG VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO GIẢ TẠO
Ông Nguyễn Văn Liêm (sinh năm 1972) hiện đang trú tại Xã Thạch Sơn,
huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An có một mảnh đất trống trị giá 1 tỷ đồng ở Xã
Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Năm 2014, do buôn bán thua lỗ nên
gia đình ông Liêm rơi vào nợ nần chồng chất (khoảng 700 triệu), khó có thể chi
trả nếu không bán mảnh đất trống đi. Thấy thế, ông Trần Hữu Lộc ( sinh năm
1970), là hàng xóm của gia đình ông Liêm liền ngỏ ý giúp đỡ.
Ông Lộc đề nghị cho gia đình ông Liêm vay số tiền là 800 triệu để ông Liêm
trả nợ và có vốn làm ăn, khôi phục kinh tế. Thời hạn vay là 3 năm, lãi suất
2.4%/ năm. Bù lại, thay vì hợp đồng cho vay, gia đình ông Liêm đồng thời phải
lập một hợp đồng bán khu đất ở xã Phúc Sơn cho ông Lộc để ông Lộc tùy ý sử
dụng. Trong vòng ba năm, ông Liêm phải trả hết số tiền 800 triệu cùng số lãi
4


như trong hợp đồng cho vay, sau đó ông Lộc sẽ hoàn trả lại mảnh đất cho gia
đình ông Liêm. Nếu không ông Liêm không trả nợ đúng hạn, mảnh đất sẽ thuộc
về gia đình ông Lộc.

Thấy khá hợp lí và dựa vào tình làng nghĩa xóm bấy lâu nay, ông Liêm đồng
ý vay tiền của ông Lộc theo đúng đề nghị trên. Gia đình ông Liêm làm giấy bán
đất cho ông Lộc và có công chứng của Nhà nước và có hiệu lực vào ngày
5/6/2014 và ông Lộc cho ông Liêm vay 800 triệu như đề nghị. Giữa hai bên chỉ
có giấy biên nhận tiền và hợp đồng mua bán, ngoài ra không có giấy tờ nào
khác.
Ngày 6/6/2016, ông Liêm trả đủ cho ông Lộc số tiền 817 200 000 đồng theo
đúng hợp đồng cho vay nhưng ông Lộc không chịu trả lại mảnh đất theo thỏa
thuận và cho rằng ông Liêm đã bán cho mình mảnh đất và có hợp đồng mua bán
theo đúng quy định của pháp luật. Gia đình ông Liêm kiện ra Tòa Án Nhân Dân
Huyện Anh Sơn yêu cầu tuyên hợp đồng mua bán đất vô hiệu và yêu cầu ông
Lộc trả lại cho mình mảnh đất ở Xã Phúc Sơn, Huyện Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An

1.

theo đúng thỏa thuận lúc đầu.
III.
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
Giao dịch giả tạo. Giao dịch thực chất
Như vậy, ở tình huống trên, giữa ông Nguyễn Văn Liêm và ông Trần Hữu
Lộc tồn tại hai giao dịch dân sự: hợp đồng cho vay và hợp đồng bán mảnh đất ở
xã Phúc Sơn, Huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Trong đó, giao dịch giả tạo là giao

a)

dịch mua bán đất, giao dịch thực chất là hợp đồng cho vay.
Giao dịch giả tạo: Hợp đồng mua bán mảnh đất ở xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn,
tỉnh Nghệ An được công chứng và có hiệu lực ngày 5/6/2014
Xét riêng rẽ, hợp đồng mua bán này hoàn toàn được lập trên sự tự nguyên của
hai bên và đáp ứng đầy đủ các điều kiện để một giao dịch dân sự có điều kiện

theo điều 122, bộ Luật Dân Sự 2005:
- Ngưởi tham gia giao dịch là ông Nguyễn Văn Liêm và ông Trần Hữu Lộc
-

đều “có năng lực hành vi dân sự”
Nội dung hợp đồng là mua bán đất đai hoàn toàn hợp pháp.
Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

5


-

Ngoài ra, hợp đồng còn đảm bảo điều kiện về hình thức “được lập thành
văn bản, có công chứng hoặc chứng thực” theo điều 450, bộ Luật Dân Sự

2005.
Như vậy, nếu không ở trong trường hợp này, hợp đồng mua bán này hoàn
toàn đủ điều kiện để có hiệu lực.
Tuy nhiên, xét trong tình huống nêu trên, hợp đồng mua bán đất này là mọt
giao dịch giả tạo nhằm che dấu giao dịch khác và sẽ bị tuyên vô hiệu theo điều
129 Bộ Luật Dân Sự 2005:
“Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một
giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu”
Xét thấy, ở đây mặc dù là có tự nguyện của các bên nhưng thực chất thì có
sự khác nhau giữa tự do ý chí và bày tỏ ý chí., hay nói cách khác ông Liêm và
ông Lộc đã bày tỏ ý chí không đúng với mục đích thực sự của họ.
Trong tình huống, mục đích của ông Lộc là cho ông Liêm vay 800 triệu
trong kì hạn 3 năm với mức lãi suất 2, 4%/ năm. Mục đích của ông Liêm là vay
tiền để trả nợ. Như vậy, ở đây không có mục đích mua bán nào tồn tại giữa hai

bên. Mảnh đất ở xã Phúc Sơn thực chất mang ý nghĩa là tài sản để đảm bảo cho
giao dịch dân sự được thực hiện. Nhưng thực tế, thay vì ghi cụ thể vào hợp
đồng cho vay về sự tồn tại của mảnh đất như tài sản thế chấp, hai bên lại lập hợp
đồng mua bán. Như vậy, có thể thấy, mục đích của bên cho nợ và việc thực hiện
mục đích đó đối với bên nợ hoàn toàn không thống nhất về mặt lí trí và hành
động. Tuy nhiên, đây không phải là một giao dịch lừa dối vì thực chất, ông Liêm
hoàn toàn biết và nhận thức được hậu quả của hợp đồng này.
Hơn nữa, mảnh đất của ông Liêm trị giá hơn 1 tỷ trong khi giao dịch cho vay
chỉ trị giá hơn 800 triệu đồng. Trong trường hợp này, nếu hợp đồng mua bán này
có hiệu lực, ông Liêm sẽ nghiễm nhiên mất gần 200 triệu đồng. Để đảm bảo tính
công bằng và bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên, có thể xác định hợp đồng
b)

mua bán là giao dịch vô hiệu do giả tạo
Giao dịch thực chất: Hợp đồng cho vay 800 triệu, kì hạn 3 năm, lãi suất 2,4%/
năm.
Đây là giao dịch được che dấu dưới hợp đồng mua bán đất của ông Liêm và
ông Lộc.
6


Thực chất đây mới là hợp đồng thể hiện mục đích của các bên chủ thể. Tuy
nhiên lại không được trực tiếp thể hiện thông qua giấy tờ nào khác ngoài giấy
biên nhận tiền và hợp đồng mua bán đất.
Trong trường hợp này, có tồn tại hợp đồng mua bán để đảm bảo thực hiện
giao dịch. Khi bên vay không có khả năng trả nợ thì hợp đồng mua bán sẽ thay
thế hợp đồng vay, coi như các bên tiến hành mua bán chứ không phải là hợp
đồng vay tiền. Có nghĩa là hợp đồng vay lúc đó bị che giấu không được thực
hiện hay nói cách khác hợp đồng vay coi như không tồn tại. Đồng thời, trong
hợp đồng mua bán cũng không đề cập đến việc ông Lộc và ông Liên có giao

dịch dân sự cho vay như đã nói.
Vậy tại thời điểm ký kết hợp đồng mua bán ông Liêm và ông Lộc đã có ý
2.

định che giấu hợp đồng vay này vì mục đích nào đó.
Giải quyết hậu quả pháp lí của hai giao dịch dân sự
Theo điều 129, Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định:
“ Khi các bên xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm che dấu một giao dịch
khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che dấu vẫn
có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch dân sự đó cũng vô hiệu theo quy định của
Bộ Luật này.”
Như vậy, giao dịch hợp đồng mua bán tuy đu điều kiện có hiệu lực nhưng là
giao dịch giả tạo nên đương nhiên bị tuyên bố vô hiệu.
Giao dịch mua bán có đủ điều kiện có hiệu lực theo điều 122:
+ Người tham gia vào giao dịch dân sự là ông Liêm và ông Lộc có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ.
+ Mục đích hợp đồng là vay và cho vay 800 triệu, hoàn toàn hợp pháp.
+ Hai bên tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Như vậy, giao dịch này không rơi vào trường hợp “cũng vô hiệu” nên tiếp
tục có hiệu lực. Nhưng vì “ngày 6/6/2016, ông Liêm trả đủ cho ông Lộc số tiền
817 200 000 đồng theo đúng thỏa thuận”, hợp đồng cho vay của ông Liêm và
ông Lộc đã chấm dứt.
Vì hợp đồng mua bán vô hiệu nên theo điều 137, hậu quả pháp lí của giao
dịch dân sự vô hiệu quy định:
“Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.”
7


Nghĩa là ông Liêm không có nghĩa vụ của bên bán là phải giao quyền sử

dụng đất cho ông Lộc, ông lộc cũng không có quyền và nghĩa vụ của bên mua.
Quyền sử dụng đất vẫn là quyền của ông Liêm, ông Lộc không có bất cứ quyền
gì trên mảnh đất đó.
Hơn thế nữa, theo khoản 2 điều này:
“Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu,
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật
thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu
được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi
thường.”
Như vậy, ông Lộc buộc phải trả lại mảnh đất cho ông Liêm theo đúng quy
định của pháp luật. Nếu ông Lộc đã bán mảnh đất đó đi thì buộc phải bồi thường
cho ông Liêm số tiền bằng với giá trị mảnh đất đó.
Hơn thế nữa, kể từ thời điểm ngày 5/6/2014 đến ngày 5/6/2016, nếu ông Lộc
sử dụng đất không đúng mục đích hay gây thiệt hại như đào ao, xúc đất đi làm
công trình xây dựng khác… thì phải bồi thường cho ông Liêm.
Như vậy, tình huống có mấy điểm đáng chú ý sau:
-

Giao dịch dân sự mua bán đất là giao dịch giả tạo.

-

Giao dịch bị che dấu là hợp đồng vay 800 triệu.

-

Giải quyết hậu quả pháp lí:
+ Tuyên hợp đồng mua bán đất vô hiệu do giả tạo.
+ Buộc ông Lộc phải trả lại mảnh đất cho gia đình ông Liêm và phải bồi
thường nếu có thiệt hại trên mảnh đất đó.


3.

So sánh quy định của BLDS 2005 và BLDS 2015 về những nội dung có liên
quan đến giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
Xem lại nội dung hai điều luật về giao dịch dân sự giả tạo ở hai bộ luật này
ta thấy như sau:
Điều 129, Bộ Luật Dân Sự
2005
1.Khi các bên xác lập giao dịch

Điều 127, Bộ Luật Dân Sự 2015
1. Khi các bên xác lập giao dịch
8


dân sự một cách giả tạo nhằm che
giấu một giao dịch khác thì giao
dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch
bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ
trường hợp giao dịch đó cũng vô
hiệu theo quy định của Bộ luật này.

dân sự một cách giả tạo nhằm che
giấu một giao dịch dân sự khác thì
giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn
giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có
hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó
cũng vô hiệu theo quy định của Bộ
luật này hoặc luật khác có liên quan.

2. Trong trường hợp xác lập
2. Trường hợp xác lập giao dịch
giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa
nghĩa vụ với người thứ ba thì giao vụ với người thứ ba thì giao dịch dân
dịch đó vô hiệu.
sự đó vô hiệu.

Có thể thấy, hai quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo có nội dung
gần giống như nhau. Cả hai đều chia giao dịch giả tạo thành hai loại: giao dịch
giả tạo để che dấu một giao dịch khác và giao dịch giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ
với bên thứ ba. Như vậy, Bộ Luật Dân Sự 2015 đã tiếp nối Bộ Luật Dân Sự
2005.
Điểm khác nhau là trong bộ luật 2015 có phạm vi dẫn chiếu rộng hơn. Điều
đó được hiểu là giao dịch dân sự bị che dấu vô hiệu theo quy định của Luật khác
có liên Điều đó được hiểu là giao dịch bị che dấu vô hiệu theo quy định luật
khác có liên quan chứ không chỉ nằm trong phạm vi theo quy định Bộ luật dân
sự 2005.
Xét thấy thực tế mỗi bộ luật có liên quan đều có những quy định khác nhau
về điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực, không chỉ riêng Bộ Luật Dân Sự.
Các bộ luật này có phần quy định cụ thể và sát với thực tế hơn những quy định
chúng của Bộ Luật Dân Sự. Chỉ khi dẫn chiếu nhiều luật có liên quan mới đảm
bảo tính pháp chế của việc áp dụng pháp luật.
Như vậy, khi giao dịch dân sự bị che dấu mặc dù đã đảm bảo các điều kiện
để giao dịch dân sự có hiệu lực theo Bộ Luật Dân Sự quy định nhưng lại không
đảm bảo các điều kiện khác trong những bộ luật có liên quan thì cũng bị xem là
vô hiệu.
Điều này đảm bảo tính hệ thống hơn trong pháp luật, tránh tình trạng các
quy phạm pháp luật chênh nhau, gây khó khăn trong việc giải quyết mâu thuẫn,
tranh chấp.
9



IV.

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU 129 BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005
Điều 129, Bộ Luật Dân Sự 2005 quy định cụ thể hơn về một loại giao dịch
dân sự vô hiệu.
Ngôn ngữ diễn đạt đơn giản, dễ hiểu tạo điều kiện cho người xem hiểu rõ
hơn về điều luật này.
Những quy định cụ thể của điều luật này giúp xác định rõ ràng hơn về các
trường hợp vô hiệu, từ đó góp phần tạo dựng cơ sở pháp lí để giải quyết các vấn
đề pháp sinh liên quan đến trường hợp này.
Kết hợp với các quy định khác của Luật Dân Sự, điều 129 góp phần hoàn
thiện hơn bộ Luật Dân Sự. Và bộ luật dân sự 2015 có sửa đổi bổ sung điều luật
này đã đưa điều luật gần với thực tế hơn và tránh được nhiều mâu thuẫn về mặt
pháp lí trong quá trình xét xử.

C. KẾT LUẬN
Cùng với sự pháp triển của xã hội, những mối quan hệ ngày càng được mở
rộng, giao dịch dân sự ngày càng phổ biến hơn và khẳng định vai trò của mình
trong việc nâng cao điều kiện vật chất tinh thần cho các chủ thể. Nhưng đồng
thời, cũng phát sinh nhiều vấn đề dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu, trong đó có
vô hiệu do giả tạo. Việc quy định cụ thể, rõ ràng giao dịch giả tạo đã mở ra
nhiều hướng giải quyết, đặc biệt có căn cứ để xử lí các tranh chấp trong các vụ
lừa đảo có liên quan để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên.

10


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 1, nxb Công An nhân dân,
2. Bộ Luật Dân sự 2005, nxb Lao Động
3. Bộ Luật Dân Sự 2015, nxb Lao Động
4. Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, PGS.TS Hoàng Thế Liên
(Chủ biên), Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp.
5. />6. />7. />8. />
11



×