Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

bài tập học kì hành chính đề 3 đại học Luật Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.47 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

A.

MỞ BÀI

Trong quản lí hành chính, Cán bộ công chức là một bộ phận quan trọng
tham gia vào nhiều quan hệ, đôi khi thay mặt nhà nước thực hiện quyền lực cùa
mình. Chính vì vậy, năm 2008, nhà nước đã ban hành Luật Cán bộ, công chức
để điều chỉnh những quan hệ xã hội liên quan đến chủ thể này. Trong bài hôm
nay, em xin trình bày “Phân tích địa vị pháp lí của công chức nhà nước, đánh
giá những quy định của pháp luật về địa vị pháp lí của công chức nhà
nước” để hiểu thêm về công chức. bài làm còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô
góp ý để em có thể hoàn thiện kiến thức của mình! Em xin cảm ơn!
B.

I.
1.

NỘI DUNG

ĐỊA VỊ PHÁP LÍ CỦA CÔNG CHỨC.
Khái niệm công chức
Khái niệm công chức lần đầu được định nghĩa trong một đạo luật đó là luật
Cán Bộ, Công chức năm 2008 được Quốc Hội khóa XII, Kì họp thứ 4 thông
qua ngày 13/11/2008. Luật này đã phân biệt công chức với cán bộ và với viên
chức bằng một định nghĩa độc lập về công chức. Khái niệm công chức theo Luật

1



cán bộ, công chức năm 2008 giống với khái niệm công chức theo Nghị định
169/1991 và nghị định 117/2003:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không
phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy
lãnh đạo quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công chức có các đặc trưng: là công dân Việt Nam; về phương
thức hình thành là bổ nhiệm và tuyển dụng; về tính chất công việc thường xuyên
và chuyên môn; về nơi làm việc cơ quan của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị
xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập; về lương, công chức hưởng lương từ nhà
nước và ngân sách của đơn vị sự nghiệp công lập.
Điểm phân biệt công chức với cán bộ ở đây là tính chất làm việc thường
xuyên, theo biên chế và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của họ. vì vậy, họ
được xếp vào ngạch chuyện môn phù hợp với trình độ đào tạo và năng lực
chuyên môn, hưởng lương theo ngạch bậc chuyên môn và nếu là công chức lãnh
đạo thì được bổ nhiệm và hưởng thêm phụ cấp chức vụ theo chức vụ, chức danh
đảm nhiệm.
Phân loại công chức theo điều 34 luật cán bộ công chức năm 2008. Trong
mỗi một ngành chuyên môn có một hoặc một số ngạch từ cao đến thấp, thể hiện
phẩm chất, trình độ và năng lực chuyên môn, những hiểu biết cần phải có của
công chức; mỗi một ngạch có nhiều mức lương khác nhau, từ mức khởi điểm
(bậc 1) trở lên.
2.


Địa vị pháp lí hành chính của Công chức: quyền và nghĩa vụ.
2


a.

Nghĩa vụ và quyền của công chức – hai mặt của địa vị pháp lí của công chức
Quyền và nghĩa vụ của cán bộ công chức đươc pháp luật quy định thể hiện
mối quan hệ giữa công chức với Nhà nước trong quá trình thực thi công vụ.
Quyền, nghĩa vụ và đảm bảo pháp lí của cán bộ, công chức bao gồm 2 nhóm
tương ứng với hai tư cách vừa là công dân vừa là nhân viên nhà nước: Trước
hết, bản thân cán bộ, công chức là công dân nên họ có các nghĩa vụ và quyền
như mọi công dân. Thứ hai, đặc điểm và lao động của cán bộ, công chức có
những điểm khác với các dạng lao động khác trong xã hội nên họ có các nghĩa
vụ và quyền mang tính đặc thù của hoạt động công vụ.
Nghĩa vụ và quyền là hai mặt của một vấn đề, tạo nên địa vị pháp lý của
cán bộ, công chức.Thực hiện quyền cũng chính là thực hiện nghĩa vụ và ngược
lại. Luật Cán bộ,công chức được Quốc hội thông qua ngày 13-11-2008 đã hoàn
thiện và bổ sung thêm một số nội dung mới về nghĩa vụ và quyền của cán bộ,
công chức, thể hiện rõ và đầy đủ mối quan hệ giữa cán bộ, công chức với Nhà
nước trong hoạt độngcông vụ.

b.

Nghĩa vụ của công chức
Từ góc độ khoa học thì nghĩa vụ công chức được hiểu là bổn phận của công
chức phải thực hiện hoặc không được thực hiện những việc hay hành vi nào đó
do pháp luật quy định. Như vậy, nghĩa vụ của cán bộ công chức bao gồm cả
quyền hạn của công chức trong khi thực thi công vụ. quyền hạn của công chức

là khả năng giới hạn về khả năng thực hiện các hành động được pháp luật quy
định, đồng thời công chức có nghĩa vụ phải thực hiện các quyền hạn đó, là
phương tiện để cán bộ công chức thực thi công vụ mà không phải những đặc
quyền, đặc lợi. Quyền và nghĩa vụ của công chức là hai mặt của một vấn đề tạo
nên địa vị pháp lí của cán bộ công chức.
Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 đã quy định nghĩa vụ của cán bộ,
công chức trong 3 điều (6, 7, 8). Theo đó, cán bộ, công chức phải có trách nhiệm
thực hiện 5 nhóm nghĩa vụ cụ thể: nhóm nghĩa vụ liên quan đến thể chế, nhóm
nghĩa vụ liên quan đến đạo đức công vụ, nhóm nghĩa vụ liên quan đến trách
nhiệm công vụ và trật tự thứ bậc, nhóm nghĩa vụ liên quan đến kỷ cương, tác
3


phong và ý thức công, nhóm nghĩa vụ liên quan đến trách nhiệm rèn luyện, học
tập trau dồi chuyên môn.
Sau hơn 10 năm thực hiện Pháp lệnh, năm 2008, Quốc hội ban hành Luật
Cán bộ, công chức để cụ thể hóa pháp lệnh này. Luật Cán bộ công chức 2008
quy định chi tiết về nghĩa vụ của công chức trên nguyên tắc tiếp thu những điều
luật của Pháp lệnh đã quy định.
Theo đó, nghĩa vụ của của công chức phải thực hiện bao gồm 3 nhóm:
nghĩa vụ với Đảng, Nhà nước và nhân dân; nghĩa vụ trong thi hành công vụ và
một dạng nghĩa vụ đặc biệt được quy định thành những việc công chức không
được làm.
Nhóm thứ nhất, nghĩa với Đảng, Nhà nước và nhân dân là những nghĩa vụ
mà công chức dù ở cương vị nào cũng phải thực hiện. Nhóm nghĩa vụ này dựa
trên nguyên tắc Pháp chế Xã hội chủ nghĩa và nguyên tắc dân chủ để hình thành
bao gồm:
o

Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa


o
o

Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân

o

dân.
Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước.
Ngoài ra nghĩa vụ của công chức còn bao gồm cả những việc công chức
không được phép làm. Theo Luật Cán bộ, công chức 2008, những việc đó bao
gồm:
+ Không được tham gia đình công. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
việt Nam là nhà nước dân chủ. Để nhà nước vận dành một cách thuận tiện, cần
phải xây dựng một nền công vụ liên tục, thống nhất, thông suốt và ổn định. Hơn
nữa, Cán bộ, công chức là những người tự nguyện gia nhập vào hoạt động công
vụ, được tuyển dụng theo chế độ thuận nhận, làm việc trong các cơ quan nhà
nước để phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc, được nhận tiền lương từ ngân
sách nhà nước - thực tế là từ tiền đóng thuế của người dân. Vì vậy, công chức
4


phải có nghĩa vụ phục vụ nhân dân. Như vậy, công chức chỉ có thể có quyền
khiếu nại, kiến nghị nhưng không thể và không được phép tham gia đình công.
+ Không được sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp
luật; lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến

công vụ để vụ lợi. Quy định như vậy để bảo đảm thực hiện sự minh bạch, công
khai trong công vụ và xây dựng đạo đức của công chức theo nguyên tắc cần,
kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Những hành vi này sẽ bị xử lí kỉ luật, tùy mức
độ thực hiện.
+ Không phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng,
tôn giáo dưới mọi hình thức. Xuất phát từ nguyên tắc, pháp luật là tối thượng và
mọi người đều bình đẳng trước pháp luật đực quy định trong Hiến pháp. Để thể
hiện tính dân chủ của nhà nước, mọi hành động nêu trên đều không được thực
hiện nếu không sẽ bị xử lí theo đúng những quy định của pháp luật. Hoạt động
công vụ phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
- Những việc không được làm liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác
nhân sự: Để bảo đảm tính thống nhất giữa các văn bản luật đã ban hành với Luật
cán bộ, công chức, tránh trùng lặp và chồng chéo, Luật cán bộ, công chức có 1
điều quy định những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến sản
xuất, kinh doanh, công tác nhân sự, theo đó cán bộ, công chức phải thực hiện
theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan
có thẩm quyền.
c.

Quyền của công chức.
Quyền của cán bộ, công chức là các quy định liên quan đến chính trị, tinh
thần và vật chất khi thi hành công vụ, cụ thể như các quy định về việc tham gia
hoạt động chính trị theo quy định của pháp luật; được khen thưởng, tôn vinh khi
hoàn thành xuất sắc công vụ; được hưởng chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và
các chính sách ưu đãi... Bên cạnh các quyền về vật chất và tinh thần, trong thi
hành công vụ, cán bộ, công chức còn được giao quyền hạn tương xứng với
5



nhiệm vụ, được pháp luật bảo vệ, được cung cấp các điều kiện làm việc theo quy
định để thực thi công vụ.
Kế thừa tinh thần của Pháp lệnh cán bộ công chức, luật Cán bộ công chức
2008 quy định về quyền của cán bộ công chức như sau:
Điều 11. Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi
hành công vụ bao gồm các quyền được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ;
được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của
pháp luật; được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được
giao; được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp
vụ; được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
Điều 12. Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên
quan đến tiền lương :được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm
vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc
trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và
chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. So với pháp lệnh, Luật Cán bộ,
công chức đã bổ sung thêm quy định về việc thanh toán lương làm thêm giờ,
lương làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi :Cán bộ, công chức
được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của
pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức
không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền
lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những
ngày không nghỉ. Đây cũng là điểm tiến bộ so với Pháp lệnh.
Điều 14. Các quyền khác của cán bộ, công chức bao gồm: Cán bộ, công
chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động
kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế
độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương

hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính
6


sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền
khác theo quy định của pháp luật.
ĐÁNH GIÁ NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÍ CỦA CÔNG

II.
1.

CHỨC
Những điểm tiến bộ
Những quy định về quyền và nghĩa vụ công chức đã tạo cơ sở pháp lí vững
chắc để đảm bảo nền hành chính công vụ hoạt động trôi chảy, thống nhất. Đồng
thời, đảm bảo cho những công chức này nắm bắt được quyền lợi và nghĩa vụ của
mình, hạn chế tình trạng vi phạm kỉ luật, nâng cao chất lượng đội ngũ công
chức, cải thiện hình ảnh họ trong lòng nhân dân
Như những điều đã phân tích ở trên, Luật Cán bộ, công chức mà cụ thể là
các mục 1, 2, 4 quy định trực tiếp về địa vị pháp lí của công chức đã tiếp thu
một cách hiệu quả Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 sau 10 năm thực
hiện, đồng thời, cũng có những bổ sung quan trọng mở rộng quyền cũng như cụ
thể hóa nghĩa vụ của công chức. Những thay đổi này tạo điều kiện để công chức
thực hiện tốt nghĩa vụ của mình cùng với đó Nhà nước và nhân dân có thể đánh
giá chính xác hơn các mặt của một công chức.
Pháp luật Việt Nam, mà cụ thể là Luật Cán bộ công chức và những văn bản
có liên quan đã có sự quan tâm đúng mực tới địa vị pháp lí của công chức. Có
thể khẳng định rằng, hầu hết các quyền lợi của công chức nước ta đã được bảo
đảm về cơ bản như các quốc gia khác.
Có thể thấy quyền và nghĩa vụ của công chức nói riêng và cán bộ công

chức nói chung đã bước đầu được hoàn thiện. Điều đó tạo điều kiện để phát huy
ý nghĩa thiết thực của địa vị pháp lí của công chức. Đó là động lực để thức đẩy
công chức phấn đấu hoàn thành tốt trọng trách trong công vụ. Về phía nhà nước
thì đây là cơ sở để Nhà nước theo dõi, đánh giá, cất nhắc, đề bạt cán bộ công
chức một cách khách quan.Về phía nhân dân có thêm phương tiện để theo dõi
dám sát công chức, ngăn cản kịp thời các hành vi lạm quyền, tham những đồng
thời giúp họ nắm được quyền hạn và nghĩa vụ của cán bộ công chức trong thi

7


hành công vụ mà giảm những hành vi gây rối hoặc cản trở người thi hành công
vụ.
2.

Những điểm hạn chế
Bên cạnh những mặt tich cực, Luật cán bộ công chức cũng có những yếu
kém cần phải khắc phục.
Địa vị pháp lí của cán bộ và công chức chưa được tách rời, dẫn đến những
khó khăn nhất định trong quá trình quản lí.
Luật Cán bộ, công chức quy định về nghĩa vụ nhưng chưa quy định về
quyền hạn, trách nhiệm của công chức là người đứng đầu; về “chế độ trách
nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi
hành nhiệm vụ, công vụ” hiện nay có nhiều điểm không còn phù hợp nhưng
chưa được sửa đổi, bổ sung.
Đối với các công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành hạn
chế về kết quả theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Luật Cán bộ, công chức cũng
chưa có hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục áp dụng miễn nhiệm, cho thôi việc,
bố trí công tác khác. Văn hóa giao tiếp của công chức theo Luật Cán bộ, công
chức chưa được triển khai đầy đủ và có hiệu quả trong hoạt động công vụ.

Điều kiện thực thi công vụ tuy đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được
với yêu cầu đặt ra: trụ sở, nhà công vụ, trang thiết bị làm việc vẫn còn thiếu
thốn, nhất là đối với cấp huyện, cấp xã và các địa phương thuộc miền núi, vùng
sâu, vùng xa, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt
khó khăn.

3.

Nguyên nhân của những tiến bộ và hạn chế đó.
Về tiến bộ, nhờ có Pháp lệnh về cán bộ, công chức năm 1998 làm cơ sở
vững chắc, đúng đắn để tiếp thu nên nhìn chung Luật Cán bộ công chức có nền
tảng khá vững vàng.
Pháp lệnh được áp dụng trong một thời gian dài, từ đó cũng đã thấy được
những ưu điểm cũng như những thiếu sót để có cơ sở điều chỉnh, xây dựng luật
mới.
8


Các hạn chế về địa vị pháp lí của công chức chủ yếu xuất phát từ hai
nguyên nhân:
Thứ nhất, Luật Cán bộ công chức lần đầu được ban hành và đưa vào áp
dụng nên khó có thể tránh được những thiếu sót trong công tác xây dựng luật.
Thứ hai, do điều kiện nền kinh tế và khả năng của Ngân sách nhà nước nên
mức độ đãi ngộ còn chưa cao, điều này cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá
trình xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức của nước
ta.
4.

Giải pháp nâng cao địa vị pháp lí của công chức
Để hoàn thiện và nâng cao địa vị pháp lí của công chức nói chung và công

viên chức nói riêng tác giả xin đưa ra những ý kiến sau:

-

Cần tiếp tục phát huy những mặt tích cực đã đạt được trong thời gian qua, đồng

-

thời hạn chế những mặc tiêu cực vẫn còn tồn tại.
Cần xây dựng cụ thể các văn bản hướng dẫn thực hiên Luật để tránh tình trạng

-

hiểu sai, hiểu khác vấn đề gây thiệt thòi cho cán bộ công chức
Cần nâng cao nhận thức của cán bộ công chức trong việc nắm bắt và thực hiện
quyền, nghĩa vụ của mình, tránh tình trạng luật có quy định nhưng người làm

-

trong nhà nước lại không biết
Cần xây dựng riêng địa vị pháp lí của cán bộ và công chức để phân biệt những
quyền và nghĩa vụ của từng đối tượng.
C. KẾT LUẬN
Như vậy, về mặt pháp lí, địa vị pháp lí của cán bộ công chức nói chung và
công chức nói chung đã có nhiều tiến bộ góp phần đảm bảo quyền và nghĩa vụ
của họ. Phân tích đánh giá địa vị cán bộ công chức để thấy rõ hơn những mặt
tích cực, hạn chế trong Luật cán bộ, công chức nói riêng và hệ thống pháp luật
Việt Nam nói chung. Tác giả đưa ra một số kiến nghị mang tinh chủ quan để có
thể hoàn thiện hơn địa vị pháp lí của công chức.


9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật Cán bộ, công chức năm 2008
Giáo trình luật hành chính Việt Nam, nxb Công An Nhân Dân
Những nội dung mới về nghĩa vụ và quyền của cán bộ công chức trong
D.

1
2
3

5

hoạt động công vụ, TS Trần Anh Tuấn.
Nghị định số 92/2009/NĐ-CP quy định về chức danh, số lượng, một số chế
độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những
người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
/>
6

Congchuc.pdf
/>
4

oi_ve_nghia_vu_va_quyen_cua_can_bo_cong_chuc_trong_hoat_dong_co
7

ng_vu

/>
10



×