Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Trách nhiệm kỉ luật của công chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.73 KB, 8 trang )

MỤC LỤC


A. LỜI MỞ ĐẦU

B. NỘI DUNG
I. TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT CÔNG CHỨC
1. Định nghĩa công chức
Theo khoản 2, điều 4, luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức được định nghĩa
như sau: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở
trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không
phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc
Công an nhân dân mà không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo quản lý của đơn vị sự nghiệp
công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định
của pháp luật.
2. Phân tích trách nhiệm kỷ luật công chức
a. Định nghĩa trách nhiệm kỷ luật, thời hạn, thời hiệu xử lý kỷ luật
* Định nghĩa trách nhiệm kỷ luật: Trách nhiệm kỷ luật được xác định là trách nhiệm
pháp lí do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền áp dụng đối với cán bộ, công chức, vi phạm các quy
định về nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp, vi phạm các quy định về những việc cán bộ,
công chức không được làm và vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan
thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật.
* Thời hiệu xử lý kỷ luật: Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm công
chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Khi phát hiện hành vi
vi phạm pháp luật của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử
2




lý kỷ luật theo quy định tại điều 15, nghị định số 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật
đối với công chức. Phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật và thông báo
phải nêu rõ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật và thời hạn xử lý kỷ luật.
* Thời hạn xử lý kỷ luật: Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát
hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm
quyền ra quyết định xử lý kỷ luật. Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang
vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác thì người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật
theo quy định tại khoản 2, điều 80 Luật Cán bộ, công chức 2008.
b. Hình thức kỷ luật và quyết định kỷ luật
* Ngày 17/05/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử
lý kỷ luật đối với công chức. Theo quy định tại văn bản này, công chức vi phạm kỷ luật có thể
bị xử lý bằng các hình thức sau:
- Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý áp dụng các hình thức sau:
Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Buộc thôi việc.
- Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý áp dụng các hình thức: Khiển trách;
Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc.
* Công chức bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo thì bị kéo dài thời gian
nâng bậc lương thêm 6 tháng; nếu bị giáng chức, cách chức, thì thời gian bị kéo dài là 12
tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực
* Công chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc nâng
ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có
hiệu lực; hết thời hạn này nếu công chức không có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp
tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm. Công chức đang trong thời gian bị
xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử, thì không được ứng cử, đề cử, điều động, bổ
nhiệm, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch, giải quyết nghỉ hưu hoặc
thôi việc. Công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí
lãnh đạo, quản lý

* Quyết định kỷ luật: Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành. Sau
12 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực, nếu công chức không tiếp tục có
hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực mà không
cần có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và
quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ công chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý
lịch của công chức
3


II. ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN VIỆC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT
CÔNG CHỨC TRÊN THỰC TẾ
1. Thực trạng việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật công chức trên thực tế
Thực trạng vi phạm kỷ luật của công chức là một vấn để giành được khá nhiều quan
tâm của dư luận. Trong đó nổi cộm hàng đầu là vấn đề tham nhũng, cửa quyền của một bộ
phận công chức. Theo báo cáo của Tổng thanh tra Chính phủ trình Quốc hội về công tác
phòng, chống tham nhũng năm 2015 thì: tình hình tham nhũng ở nước ta hiện nay vẫn diễn ra
phức tạp và ngày càng tinh vi hơn; tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, phiền hà của một bộ phận
công chức nhà nước gây bức xúc đối với người dân và doanh nghiệp; tham nhũng trong khu
vực công còn nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, nhất là trong
lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản lý sử dụng đất, quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản
và đầu tư công.
Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ cũng là một trong những hành vi vi
phạm kỷ luật mà công chức mắc phải. Theo điều tra của Công an thành phố Hải Phòng, kiểm
tra 70 biên bản xử phạt của đội thanh tra giao thông số 5 trong hai năm 2011, 2012 phát hiện
730 trường hợp bị các cán bộ thanh tra giao thông “phù phép” các lỗi sai trọng tải thiết kế của
xe vi phạm để chuyển từ thẩm quyền giải quyết của chánh thanh tra về thẩm quyền của thanh
tra viên. Tổng số tiền xử phạt 730 trường hợp này khoảng 1,47 tỉ đồng nhưng do bị đội thanh
tra giao thông số 5 làm sai lệch hồ sơ nên số tiền phạt nộp ngân sách chỉ khoảng 180 triệu
đồng, làm thất thoát gần 1,3 tỉ đồng.
Tình trạng công chức trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao không

còn là hiện tượng hiếm gặp. Theo số liệu của Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) thì có đến
30% cán bộ công chức trong bộ máy công quyền “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”, lơ là trong công
việc, thiếu quan tâm, thậm chí là không làm việc mà giao toàn bộ công việc cho cấp dưới.
Nhưng khi có xảy ra sai phạm thì lại trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi người khác.
Ngoài ra, Việc cán bộ, công chức sử dụng tài sản của nhà nước, của nhân dân

vào những mục đích cá nhân còn tồn tại ở nhiều nơi. Tiêu biểu là trong dịp tết Bính Thân
2016 vừa qua. Mặc dù đã có công điện của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên vẫn có một số
cán bộ, công chức sử dụng thời gian làm việc và dùng xe công để tham gia lễ hội. Phóng
viên VTV đã ghi lại được hình ảnh này tại một số đền chùa, như đền Trần (Nam Định)
sáng ngày 23/2 chỉ trong vòng nữa giờ đồng hồ, phóng viên đã đếm được gần 10 xe công
mang biện kiểm soát của nhiều tỉnh thành khác nhau đậu gần của đền. (Báo lao động)
4


Trước thực trạng trên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có những giải pháp để xử
lí trách nhiệm kỉ luật và đạt được nhiều kết quả đáng mong đợi.
Trong những năm vừa qua đã phát hiện và xử lí kỉ luật nhiều sai phạm lớn nhỏ khác
nhau. Điều này đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nói riêng và cán bộ, công
chức, viên chức nói riêng. Việc thẳng tay xử lí các vi phạm của công chức, nhất là các vi phạm
nghiệm trọng về tham nhũn g đã cải thiện nhiều hình ảnh của công chức trong lòng nhân dân
và những vụ việc “đình đám” trở thành tấm gương răn đe trước mỗi hành vi vi phạm trách
nhiệm kỉ luật của những người thi hành công vụ.
Công tác xử lí kỉ luật công chức nói riêng được cải thiện hơn cả về chất và lượng. Việc
xử lí kỉ luật nghiêm minh hơn, ít trường hợp diễn ra móc nghéo giữa các cơ quan nhằm “chạy
án”. Hàng năm việc xử lí kỉ luật thu về cho ngân sách nhà nước hàng trăm tỉ đồng, xử lí hàng
trăm cán bộ vi phạm từ lỗi lớn đến lỗi nhỏ. Cụ thể nổi bất nhất là xử lí kỉ luật với những cán
bộ tham nhũng. Năm 2015, ngành thanh tra đã phát hiện 100 vụ tham nhũng, 172 đối tượng có
hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng với số tiền 40,7 tỷ đồng
Theo thống kê sơ bộ của Tòa án nhân dân cấp cao, Trong nhiệm kỳ vừa qua (20112016), TAND các cấp đã phát hiện, xử lý kỷ luật 205 cán bộ, công chức TAND địa phương do

vi phạm kỷ luật, vi phạm quy chế và chuyển cơ quan điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với 33 trường hợp; bồi thường hàng chục tỷ đồng. Cũng theo đó, trong 5 năm qua (2011 2015), Kiểm toán Nhà nước đã xử lý kỷ luật 53 công chức, trong đó buộc thôi việc 5 cá nhân,
cách chức 4 cá nhân, cảnh cáo 7 cá nhân, khiển trách 32 cá nhân, kéo dài thời hạn nâng lương
5 cá nhân, phê bình 13 công chức và 1 tập thể.
Bên cạnh những thành tự đáng tự hào trên, việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật đối với
công chức còn có những hạn chế nhất định.
Một số quy định của Luật chưa rõ ràng, còn chồng chéo gây lúng túng cho các cơ quan
có thẩm quyền áp dụng. Trong thực tế, nhiều hành vi vi phạm kỷ luật trong chỉ bị nhắc nhở, tự
kiểm điểm mà không tiến hành lập biên bản vi phạm và chuyển hồ sơ cho người có thẩm
quyền xử lý nên tính răn đe còn hạn chế, không bảo đảm nguyên tắc mọi hành vi vi phạm
được phát hiện phải được xử lý kịp thời.
Số lượng người tham gia lực lượng thanh tra còn hạn chế chưa đáp ứng kịp thời thực
tiễn đặt ra trong công tác thanh tra, kiểm tra. Vì vậy, công tác xử lý vi phạm chưa đạt hiệu
quả ở một số ngành. Bên cạnh đó, tính hiệu lực trong việc chấp hành các quyết định xử phạt
còn thấp, chế tài áp dụng khi cưỡng chế vừa thiếu, vừa bất cập. Việc áp dụng các biện pháp
cưỡng chế thi hành quyết định theo quy định của pháp luật trên thực tế thực hiện rất khó khăn.
5


Công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương trong triển khai công tác theo dõi thi
hành pháp luật đôi lúc chưa chặt chẽ; tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ tham gia vào công tác
theo dõi còn thiếu và yếu, lực lượng cán bộ pháp chế tại các sở ngành và doanh nghiệp còn
thiếu, phải kiêm nhiệm; năng lực trình độ nhất là khả năng phân tích, dự báo, xây dựng chính
sách, kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hay xây dựng một thiết chế thi hành pháp
luật còn nhiều bất cập; khả năng tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật của một bộ phận đội ngũ
cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước còn hạn chế. Công tác xử lý vi
phạm hành chính ở một số đơn vị chưa được quan tâm thường xuyên, đúng mức, chưa được
cụ thể hóa bằng văn bản của cơ quan, đơn vị mình, chính vì vậy chưa rõ trách nhiệm của cấp,
ngành để kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
2. Nguyên nhân của thực trạng truy cứu trách nhiệm kỷ luật của công chức

a. Nguyên nhân khách quan
Nhà nước đã có những động thái tích cực, đề ra những chính sách, biện pháp quyết tâm
nâng cao hiệu quả của công tác truy cứu trách nhiệm kỷ luật. Điều này đã đem lại những thành
tích nhất định cho Nhà nước và xã hội trong phát hiện và xử lý công chức vi phạm.
Tuy nhiên, hệ thống chính trị chậm được đổi mới, trình độ quản lý còn lạc hậu, mức
sống thấp, tạo ra các kẽ hở cho tệ tham nhũng nảy sinh và phát triển. Người sản xuất, kinh
doanh có xu hướng tìm cách hối lộ công chức nhà nước để tạo lợi thế trong kinh doanh. Trong
kinh tế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt, mọi người đều phải chịu sức ép
của việc kiếm tiền, làm xuất hiện tâm lý mọi việc đều có thể mua bán, lợi dụng chức vụ quyền
hạn để có thể kiếm tiền. Tình trạng cấp dưới “biếu xén” cấp trên để chạy tội khi bị phát hiện vi
phạm làm cho việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật bị hạn chế. Cơ chế chính sách pháp luật chưa
đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán,việc phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương,
phân biệt quản lý nhà nước và quản lý sản xuất, kinh doanh có phần chưa rõ. Một số nét văn
hoá như biếu và nhận quà tặng... bị lợi dụng để thực hiện hành vi tham nhũng.
b. Nguyên nhân chủ quan
Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thoái, công tác quản lý,
giáo dục cán bộ, đảng viên yếu kém. Thích hưởng thụ, lười biếng chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân.
Cải cách hành chính vẫn còn chậm và lúng túng, cơ chế “xin - cho” trong hoạt động
công vụ vẫn còn phổ biến; thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý. Cơ chế “xin cho” là một trong những nguy cơ của tệ tham nhũng, hối lộ mà đến nay vẫn chưa có cách khắc
phục. Bên cạnh đó, chế độ công vụ của cán bộ, công chức mới bắt đầu được quan tâm xây
dựng, hiện tại còn thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát có hiệu quả. Chế độ trách nhiệm của cán bộ,
công chức chưa rõ ràng, cụ thể, đặc biệt là trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo đối với những sai
phạm, tiêu cực xảy ra trong cơ quan, đơn vị mình. Chế độ tiền lương đối với đội ngũ cán bộ,
6


công chức còn bất hợp lý, chậm được cải cách. Đồng lương không đủ đảm bảo nhu cầu của
cuộc sống là một động cơ đẩy cán bộ, công chức thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực khi
có điều kiện, cơ hội.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng ở

một số nơi chưa chặt chẽ, sâu sát, thường xuyên; việc xử lý tham nhũng chưa nghiêm. Chức
năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan nhà nước chưa rõ ràng, thậm chí chồng chéo, thiếu một cơ
chế phối hợp cụ thể, hữu hiệu. Thiếu các công cụ phát hiện và xử lý hữu hiệu. Những năm
qua, hoạt động điều tra, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát đã thu được một số kết quả
tích cực nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác đấu tranh phòng
chống những thực trạng trên.
Việc huy động lực lượng đông đảo của nhân dân cũng như sự tham gia của lực lượng
báo chí vào cuộc đấu tranh chống những thực trạng đó chưa được quan tâm đúng mức. Báo
chí vừa có tác dụng cảnh báo những nơi có nguy cơ tiêu cực, vừa tham gia phát hiện và đặc
biệt là tạo nên dư luận mạnh mẽ đòi xử lý những hành vi tiêu cực đó. Vì những lý do khác
nhau mà một số cơ quan còn e ngại trước sự tham gia của báo chí, do sự bao che cho công
chức của mình hoặc là vì bản thân sự thông tin đôi khi không chính xác hoặc không đúng thời
điểm đã gây khó khăn cho việc phát hiện và xử lý triệt để các vụ việc.
3. Giải pháp kiến nghị nhằm cải thiện hiệu quả việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật
công chức
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống những sai phạm, tiêu cực xảy ra
trong cơ quan, đơn vị một cách thường xuyên liên tục.
Có chế độ khen thưởng, kỷ luật hợp lý kịp thời động viên những công chức có ý thức
thành tích trong công tác, đồng thời xử lý nghiêm minh những công chức vi phạm pháp luật,
ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng đội ngũ công chức. Có
chế độ tiền lương phù hợp với trình độ và năng suất làm việc của từng người.
Nên thường xuyên phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật trong cơ quan, đơn vị, các
tổ chức đoàn thể. Coi trọng công tác tư tưởng, làm cho công chức thông suốt về từ tưởng,
thống nhất về nhận thức tự giác, vừa làm tốt việc động viên khuyến khích tính tự giác của
công chức vừa yêu cầu công chức nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định kỉ luật cũng như
các quyết định quan trọng khác của tổ chức và Nhà nước.
Trong công tác cấp ủy Đảng, người đứng đầu và cơ quan làm công tác cán bộ phải khéo
dùng người, sửa chữa khuyết điểm cho công chức, phát huy năng lực và ưu điểm của họ. Đặc
biệt những người đứng đầu phải là những người có đủ đức đủ tài, liêm chính, nghiêm minh,
nói được làm được, không thiên vị bất cứ ai trong kỉ luật và khen thưởng. Công tác kiểm tra

cán bộ, công chức phải coi trọng tính toàn diện, kịp thời, cả về tư tưởng chính trị và đạo đức,
7


về kết quả hoạt động công tác chuyên môn, về sinh hoạt và tư tưởng, quản lý kiểm tra chế độ
học tập và rèn luyện của cán bộ, kết hợp với chế độ kiểm tra thường xuyên, định kỳ , đột xuất.
Quản lý về chính trị, nâng cao năng lực cán bộ, công chức: Nắm chắc trình độ lý luận
chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật, sở trường, kinh nghiệm, năng
lực lãnh đạo,… Đảm bảo cho việc bố trí, sử dụng công chức đúng người, đúng việc, đúng sở
trường dể phát huy kết qủa làm việc; hạn chế những kẽ hở trong hoạt động tổ chức. Cần thưc
hiện trẻ hóa đội ngũ công chức chủ chốt của các cơ quan và tổ chức, kết hợp các độ tuổi để tổ
chức và các cơ quan bộ máy nhà nước hoạt động linh hoạt.
Cuối cùng, việc xây dựng, thực hiện chính sách cán bộ, công chức đúng đắn sẽ khuyến
khích tính tích cực, sự hăng hái, cố gắng yên tâm công tác, nâng cao trách nhiệm của cán bộ,
công chức, phát huy được khả năng sáng tạo, thu hút được người có tài, có đức, nội bộ đoàn
kết, thống nhất, mọi người đồng tâm hiệp lực, ra sức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Ngược
lại chính sách và việc thực hiện chính sách cán bộ, công chức không đúng, bất hợp lý sẽ tạo ra
tâm lý chán nản, kìm hãm sự sáng tạp, triệt tiêu động lực nội bộ đoàn kết, nảy sinh nhiều tiêu
cực, có thể đầy cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt đến chỗ sai lầm… Do vậy phải coi trọng đổi
mới xây dựng và thực hiện nghiêm túc chính sách cán bộ công chức của Đảng và Nhà nước,
có những vận dụng phù hợp với điều kiện tình hình địa phương.

C. KẾT LUẬN

8



×