Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei boone, 1931) tại huyện hoằng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
---o0o---

ĐINH XUÂN ÁNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei
BOONE, 1931) TẠI HUYỆN HOẰNG HÓA TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
---o0o---

ĐINH XUÂN ÁNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei
BOONE, 1931) TẠI HUYỆN HOẰNG HÓA TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60 62 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC



TS. NGUYỄN VĂN MINH
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

KHOA SAU ĐẠI HỌC

PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO

HOÀNG HÀ GIANG

Khánh Hòa - 2015


i
LỜI CAM ĐOAN
Những nội dung trong luận văn là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của thầy giáo, Tiến Sĩ Nguyễn Văn Minh.
Mọi tham khảo dùng trong luận văn được trích dẫn rõ ràng và chưa được công
bố.
Mọi sao chép không hợp lệ tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả

Đinh Xuân Ánh


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập và nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp cao học đã được hoàn
thành. Có được bản luận văn này, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn và sâu sắc
tới Trường Đại học Nha Trang, khoa Sau Đại học, Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng

và các thầy cô giáo Trường Đại học Nha Trang đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến
thức khoa học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản cho bản thân tác giả trong hai năm
qua. Đặc biệt tác giả bày tỏ sự tri ân tới thầy giáo–TS. Nguyễn Văn Minh đã tận tụy
trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài:
“Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và
phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone,
1931) tại huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa”.
Xin chân thành cảm ơn các cơ quan đơn vị: UBND huyện Hoằng Hóa, Phòng
NN&PTNT, Phòng Tài nguyên môi trường, UBND 2 xã Hoằng Phụ, Hoằng Yến và bà
con nuôi tôm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu cũng như
những tài liệu liên qua tới đề tài tốt nghiệp.
Xin cảm ơn và ghi nhận công sức đóng góp của các đồng nghiệp đơn vị nơi tác
giả công tác, đặc biệt là sự quan tâm động viên khuyến khích từ phía gia đình, người
thân cũng như sự cảm thông sâu sắc trong quá trình học tập và nghiên cứu của tác giả.
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn các đơn vị liên quan và cá nhân hết
lòng quan tâm tới sự nghiệp đào tạo đội ngũ ngành nuôi trồng thủy sản. Tác giả rất
mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý thầy cô, các nhà khoa học và các bạn
đồng nghiệp để tác giả thành công trên bước đường học tập và công tác.
Xin chân thành cảm ơn!


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
1.1

Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của tôm thẻ chân trắng ............................... 3

1.1.1 Hệ thống phân loại..........................................................................................3
1.1.2 Phân bố ...........................................................................................................3
1.1.3 Đặc điểm hình thái..........................................................................................3
1.1.4 Tập tính sống ..................................................................................................4
1.1.5 Đặc điểm sinh sản:..........................................................................................4
1.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới ...................................................4
1.3. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam....................................................6
1.4. Tình hình dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng ............................................................9
1.4.1 Trên thế giới ...................................................................................................9
1.4.2. Ở Việt Nam..................................................................................................10
1.5. Tình hình nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn tại Thanh Hóa. ....................11
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................13
2.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu .....................................................13
2.1.1 Thời gian nghiên cứu:...................................................................................13
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu: ...................................................................................13
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu: ..................................................................................13
2.2 Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................13
2.2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ...................................................................13
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................13
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................15
3.1 Đặc điểm địa lý, khí hậu thủy văn và tiềm năng nuôi trồng thủy sản của huyện
Hoằng Hóa .................................................................................................................16
3.1.1. Đặc điểm địa lý ............................................................................................ 16
3.1.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn ..........................................................................16
3.1.3. Đặc điểm môi trường nước và nguồn lợi thủy sinh vật tại huyện Hoằng Hóa

............................................................................................................................... 19
3.1.4. Mặt nước bãi triều .......................................................................................19


iv
3.1.5. Các nhân tố xã hội .......................................................................................20
3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ............................. 24
3.2.1. Cơ cấu về tuổi của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng .....................................24
3.2.2. Nghề nghiệp của các chủ hộ nuôi tôm thẻ chân trắng .................................25
3.2.3. Kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản ................................................................ 25
3.2.4. Trình độ học vấn của người nuôi trồng thủy sản .........................................26
3.2.5. Thu nhập và vốn đầu tư cho hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng ................26
3.3. Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi tôm thẻ chân trắng .............................................27
3.3.1. Hệ thống cấp thoát nước ..............................................................................27
3.3.2. Đặc điểm ao nuôi .........................................................................................28
3.3.3. Thả giống .....................................................................................................29
3.3.4. Chăm sóc quản lý ........................................................................................30
3.3.5. Đánh giá kết quả nuôi tôm thẻ chân trắng ...................................................32
3.3.6. Sơ bộ hoạch toán kinh tế .............................................................................33
3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng
huyện Hoằng Hóa. .....................................................................................................35
3.4.1. Thuận lợi......................................................................................................35
3.4.2. Khó khăn .....................................................................................................35
3.5. Những đặc điểm của vùng nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững. ..........................37
3.5.1. Cơ sở hạ tầng vùng nuôi: .............................................................................38
3.5.2. Công tác quản lý vùng nuôi: ........................................................................38
3.6. Các giải pháp góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ......38
3.6.1. Giải pháp ngắn hạn ......................................................................................38
3.6.2. Giải pháp dài hạn .........................................................................................39
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN............................................................................43

1. Kết luận..................................................................................................................43
2. Đề xuất ý kiến ........................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 45


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AHPNS

Acute hepatopancreatic necrosis Syndrome

GAP

Good Aquaculture Practices

IMNV

Infectious myonecrosis Virus

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations



Quyết định

QCCT

Quảng canh cải tiến

UBND

Ủy ban nhân dân

TP

Thành phố

TC

Thâm canh

TNMT

Tài nguyên môi trường

TSV


Taura Syndrome Virus

WSSV

White Spot Syndrome Virus.


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam qua các
năm ..................................................................................................................................8
Bảng 3.1 Diện tích mặt nước lợ vùng ven biển Hoằng Hóa ........................................ 20
Bảng 3.2 Nhân lực tham gia hoạt động thủy sản ven biển Hoằng Hóa ........................ 21
Bảng 3.3 Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động xã Hoằng Phụ và Hoằng Yến, huyện
Hoằng Hóa .................................................................................................................... 22
Bảng 3.4 Diện tích mặt nước lợ tại huyện Hoằng Hóa qua các năm ........................... 22
Bảng 3.5 Định hướng phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2015 của huyện
Hoằng Hóa .................................................................................................................... 23
Bảng 3.6 Phân bố tuổi của các chủ hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại Hoàng Phụ và
Hoằng Yến .................................................................................................................... 24
Bảng 3.7 Nghề nghiệp chính của các nông hộ ............................................................. 25
Bảng 3.8 Số năm tham gia nuôi trồng thủy sản của các chủ hộ ................................... 25
Bảng 3.9 Diện tích của các hộ nuôi .............................................................................. 28
Bảng 3.10 Thời gian và số lượng thức ăn tháng nuôi thứ nhất .................................... 30
Bảng 3.11 Khẩu phần thức ăn và thời điểm cho tôm ăn từ tháng nuôi thứ 2 trở đi ..... 31
Bảng 3.12 Năng suất tôm nuôi trong vùng nghiên cứu ................................................ 33
Bảng 3.13 Chi phí trung bình cho 1ha/vụ ao nuôi tôm thẻ chân trắng ......................... 34



vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Hình dạng ngoài của tôm thẻ chân trắng ..........................................................3
Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .................................................................... 12
Hình 2.2 Sơ đồ khu vực điều tra ................................................................................... 15
Hình 3.1 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm vùng ven biển huyện Hoằng Hóa 17
Hình 3.2 Lượng mua trung bình các tháng trong năm vùng ven biển huyện Hoằng Hóa
...................................................................................................................................... 18
Hình 3.3 Sản lượng nuôi trồng thủy sản nước lợ và mặn huyện Hoằng Hóa qua các
năm ............................................................................................................................... 24
Hình 3.4 Trình độ học vấn các chủ hộ tham gia nuôi trồng thủy sản .......................... 26
Hình 3.5 Đánh giá chất lượng tôm theo quan điểm của người dân .............................. 29


1
MỞ ĐẦU
Thanh Hóa là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, cách Hà Nội 150 km về phía Nam,
cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km. Vùng ven biển Thanh Hóa có 110.665 ha,
chiếm 9.95% diện tích toàn tỉnh, địa hình tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ
biển là các cửa sông và vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3-6m, có bãi tắm
Sầm Sơn nổi tiếng, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển các
khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.
Thanh Hóa nằm trong vùng nhiệt đới khí hậu gió mùa, có 4 mùa rõ rệt, lượng
mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600-2.300 mm, mỗi năm có khoảng 90-120 ngày
mưa, độ ẩm khoảng 85%. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24oC, chế độ nhật triều,
biên độ thủy triều dao động từ 1-3 m. Toàn tỉnh có 102 km bờ biển, 7 cửa lạch trong
đó có 5 cửa lạch chính và 2 cửa lạch nhỏ tạo cho Thanh Hóa hàng chục ngàn ha bãi
bồi, mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản.
Hoằng Hóa là một huyện ven biển nằm ở phía đông của tỉnh Thanh Hóa với 12
km bờ biển và 2 cửa lạch ăn sâu vào đất liền (Lạch Hới và Lạch Trường), nối liền lạch

Hới và lạch Trường là dòng sông Cung đã tạo cho Hoằng Hóa hơn 2.000 ha mặt nước
lợ, trong đó gần 2.000 ha có thể sử dụng cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Là huyện có
nghề nuôi trồng thủy sản lâu đời và có phong trào nuôi trồng thủy sản mạnh của tỉnh
Thanh Hóa, Hoằng Hóa đã đóng góp một phần không nhỏ sản lượng NTTS cho chế
biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Sản lượng NTTS của huyện ngày càng tăng năm
sau luôn cao hơn năm trước, theo thống kê của Phòng NN & PTNT từ năm 2001 đến
năm 2011 sản lượng thủy sản tăng đều hàng năm từ 3,7- 5,2%/năm. Tuy nhiên trong
những năm gần đây nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm sú nói riêng
đã gặp nhiều rủi ro do dịch bệnh gây ra (bệnh đỏ thân đốm trắng, bệnh đầu vàng, do ô
nhiễm môi trường...) dẫn đến năng suất, sản lượng nuôi giảm, nhiều hộ nuôi trồng thua
lỗ gây tâm lý hoang mang đến bộ phận nhân dân làm nghề nuôi tôm. Trước tình hình
đó UBND huyện đã chỉ đạo công tác nuôi trồng thủy sản nuôi theo hướng đa đối tượng
nuôi, đa canh, đa thời vụ đảm bảo nghề nuôi trồng phát triển bền vững và giảm thiểu
rủi ro cho người nuôi tôm. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện, một số diện tích
nuôi tôm sú (Panaeus monodon) năng suất thấp đã được khuyến khích chuyển sang
mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Panaeus vannamei) cho năng suất cao. Với diện tích
1,5 ha nuôi thử nghiệm năm 2009 đã tăng lên 20 ha vào năm 2012. Để nghề nuôi tôm


2
thẻ chân trắng từng bước được mở rộng về diện tích và nâng cao năng suất, sản lượng
thì việc đánh giá tổng quan về hiện trạng kỹ thuật để có chính sách phát triển và quy
hoạch vùng nuôi một cách hợp lý nhằm đưa nghề nuôi trồng thủy sản của huyện
Hoằng Hóa phát triển theo hướng bền vững tương xứng với tiềm năng lợi thế của vùng
là việc làm cần thiết. Xuất phát từ thực trạng đó em chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng
kỹ thuật và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền
vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) tại
huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa”.
Mục tiêu đề tài
- Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội, hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của

nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Hoằng Hóa – Thanh Hóa.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nhằm đề xuất
các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi đối tượng này tại huyện Hoằng Hóa.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài thực hiện sẽ cung cấp thông tin có hệ thống về hiện trạng kỹ thuật nghề
nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Hoằng Hóa. Thông qua việc phân tích hiện trạng,
đánh giá những thuận lợi, khó khăn nhằm đưa ra những giải pháp về kỹ thuật và quản
lý phù hợp để phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, nâng cao kết quả sản
xuất giảm thiểu rủi ro trong nghề nuôi tôm.


3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của tôm thẻ chân trắng
1.1.1 Hệ thống phân loại
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidea
Giống: Penaeus
Loài: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)
Tên tiếng Việt: Tôm thẻ chân trắng, tôm bạc Thái Bình Dương
Tên tiếng Anh: White shrimp

Hình 1.1 Hình dạng ngoài của tôm thẻ chân trắng [29]
1.1.2 Phân bố
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) là tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven
bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Peru đến Nam Mexico, vùng biển Equado.
Hiện nay, tôm thẻ chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á
như: Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia, Việt Nam [29].

1.1.3 Đặc điểm hình thái
Tôm thẻ chân trắng có vỏ mỏng màu trắng đục nên được gọi là tôm bạc, bình
thường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi là tôm chân trắng. Chùy là


4
phần kéo dài tiếp với bụng, dưới chùy có 2 – 4 răng cưa, đôi khi có tới 5 – 6 răng cưa
ở phía bụng, những rang cưa này kéo dài, đôi khi tới đốt thứ 2.
Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi,
không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chùy khá dài. Gờ bên chùy ngắn, chỉ kéo dài tới
gai thượng vị. Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có.
Telson (gai đuôi) không phân nhánh. Râu không có gai phụ và ngắn hơn nhiều so với
vỏ giáp. Xúc biện của hàm dưới thứ nhất thon dài và thường có 3 – 4 hàng, phần cuối
của xúc biện có hình roi [29].
1.1.4 Tập tính sống
Ở vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng thích nghi sống nơi đáy bùn, độ sâu khoảng
72m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi từ 5 - 50‰, thích hợp ở độ mặn nước biển
28 - 34‰, pH từ 7,7 – 8,3, nhiệt độ thích hợp trong khoảng 25 – 32oC.
Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp giống như những loài tôm khác, song không đòi hỏi
thức ăn có hàm lượng đạm cao như tôm sú. Tôm chân trắng có tốc độ sinh trưởng
nhanh, chúng lớn nhanh hơn tôm sú ở tuổi trưởng thành [29].
1.1.5 Đặc điểm sinh sản:
Tôm thẻ chân trắng thành thục sớm, con cái có khối lượng từ 30 – 45g/con là có
thể tham gia sinh sản. Lượng trứng của mỗi vụ đẻ phụ thuộc vào cỡ tôm mẹ: Nếu tôm
mẹ từ 30 – 45g thì lượng trứng từ 100.000 – 250.000 trứng, đường kính trứng 0,22mm.
Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng tôm lại phát triển tiếp. Thời gian giữa 2
lần đẻ cách nhau 2 – 3 ngày. Con đẻ nhiều nhất có thể tới 10 lần/năm. Thường sau 3 –
4 lần đẻ liên tiếp thì tôm sẽ lột xác. Sau khi đẻ 14 – 16 giờ, trứng nở ra ấu trùng
Nauplius. Ấu trùng Nauplius trải qua 6 giai đoạn, sau đó là giai đoạn Zoea với 3 giai
đoạn, Mysis qua 3 giai đoạn thành Postlarvae [29].

1.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới
Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 của thế kỷ trước. Đến
năm 1992, chúng đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở các
nước Nam Mỹ. Khi đó nhiều nước Châu Á đã tìm cách hạn chế phát triển tôm thẻ chân
trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú. Cho đến năm 2003 thì các nước châu Á bắt đầu nuôi
đối tượng này và sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới đạt khoảng 1 triệu tấn, từ
đó sản lượng tôm liên tục tăng nhanh qua các năm, đến năm 2010 sản lượng tôm đạt
khoảng 2,7 triệu tấn [33]. Các nước nuôi tôm thẻ chân trắng chủ yếu trên thế giới gồm


5
Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Ecuador, Mexico, Venezuela, Honduras,
Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt Nam, Malaysia, Peru, Colombia, Costa Rica,
Panama, El Salvador, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Philippines, Campuchia, Suriname, Saint Kitts,
Jamaica, Cuba, Cộng hòa Dominica, Bahamas [28]. Trong đó Trung Quốc có sản
lượng cao nhất thế giới đạt khoảng 1,3 triệu tấn vào năm 2012 [31].
Trên thế giới, sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng đứng thứ hai sau tôm sú, nhưng
ở châu Mỹ sản lượng tôm thẻ chân trắng đứng hàng đầu, đạt 86.000 tấn (năm 1990);
132.000 tấn (năm 1992); 191.000 tấn (năm 1998), gần 200.000 tấn vào năm 1999 [33].
Sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng liên tục qua các năm, đến năm 2010 sản lượng tôm
thẻ chân trắng đạt 2,7 triệu tấn [28], năm 2012 sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt
khoảng 4 triệu tấn [36] và dự kiến tăng lên 6 triệu tấn vào năm 2015 [31].
Việc khoanh vùng nuôi tôm thẻ chân trắng khép kín và sự phát triển của đàn tôm
giống chọn lọc và thuần hóa đã đưa tôm thẻ chân trắng trở thành đối tượng quan tâm
lớn của ngành nuôi tôm thời kỳ hiện nay. Trên phạm vi toàn cầu, đối tượng tôm thẻ
chân trắng chiếm 70% sản lượng tôm trên thế giới. Ở châu Á, trong giai đoạn 20012006 tôm sú chỉ duy trì ở một sản lượng nhất định thì tôm thẻ chân trắng đã nhảy vọt
từ 200 nghìn tấn (năm 1999) lên 1,5-1,6 triệu tấn (năm 2006) và đạt 1,8 triệu tấn vào
năm 2009 [30]. Đặc biệt việc gia tăng nhanh sản lượng tôm chân trắng là do các nước
đã sản xuất được tôm bố mẹ sạch bệnh và áp dụng các biện pháp khoa học, công nghệ
nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi.

Ở Thái Lan trong năm 2004 sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 300.000 tấn, chiếm
tỷ lệ cao trong sản xuất tôm biển với sản lượng xấp xỉ 80%. Khảo sát tại Thái Lan cho
thấy, nước này đã chuyển sang nuôi tôm chân trắng thế hệ thứ 7 sạch bệnh. Người nuôi
tôm ở Thái Lan đã nuôi thành công tôm thẻ chân trắng cỡ lớn (vượt tôm sú) có ưu thế
vượt trội về năng suất (đạt 25-30 tấn/ha/vụ), lợi nhuận thu được gấp 2-3 lần so với tôm
sú. Sản lượng tôm nuôi của Thái Lan năm 2008 đạt 533.000 tấn (gồm 160.000 tấn tôm
sú và 373.000 tấn tôm thẻ chân trắng) [29]. Còn tại Philippines, Bộ Nông nghiệp nước
này cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu và nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước này sau
những nghiên cứu kỹ lưỡng việc nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả cao, lại không đe dọa
môi trường, góp phần đa dạng sinh học, đa dạng các loài tôm nuôi tại địa phương.


6
Tôm thẻ chân trắng được thế giới công nhận là một trong ba loài tôm he có ưu
điểm, có thể nuôi theo hình thức là thâm canh và siêu thâm canh. Dự kiến sản lượng
tôm thẻ chân trắng đạt sản lượng khoảng 6 triệu tấn vào năm 2015 [31].
1.3. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam
Trong những năm gần đây nuôi trồng thủy sản Việt Nam có bước phát triển vượt
bậc cả về diện tích, sản lượng và giá trị kinh tế. Thể hiện rõ trong tốc độ phát triển này
là kim ngạch xuất khẩu thủy sản liên tục tăng. Năm 2004 kim ngạch thủy sản xuất
khẩu đạt trên 1 tỷ USD, đến năm 2006 đạt 2,6 tỷ USD và trong năm 2007, sản lượng
thủy sản cả nước đạt 3,9 triệu tấn, trong đó khai thác đạt 1,95 triệu tấn, nuôi trồng thủy
sản đạt 1,95 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu đạt 3,75 tỷ USD [1]. Xuất khẩu thuỷ
sản tăng trưởng liên tục với tốc độ từ 8-10%/năm kể từ năm 1995. Năm 2011 kim
ngạch đạt mức ấn tượng với hơn 6,11 tỉ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước.
Điều này đã đưa Việt Nam thành một trong 10 quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất
thế giới [20]. Trong đó tôm thẻ chân trắng gần đây đã góp phần quan trọng trong tổng
kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Tôm thẻ chân trắng được đưa vào Việt Nam năm 2001 và được nuôi thử nghiệm
tại 3 công ty: Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và công

ty Asia Hawaii (Phú Yên) [31]. Vào thời điểm đó nước ta hạn chế phát triển nuôi tôm
thẻ chân trắng vì sợ lây bệnh cho tôm sú. Đến năm 2006, Bộ thủy sản (nay là Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành công văn số: 475/TS-NTTS về việc phát
triển nuôi tôm chân trắng tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, nhưng vẫn chưa
cho phép nuôi đối tượng này tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đầu năm 2008,
thị trường thế giới có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt hàng tôm thẻ chân trắng của Thái
Lan, Trung Quốc…và sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh, hiệu
quả sản xuất thấp do dịch bệnh. Vì vậy, ngày 25/01/2008, Bộ NN & PTNT ban hành
Chỉ thị số: 228/CT-BNN-NTTS về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng
Đồng bằng sông Cửu Long nhằm đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, giảm áp
lực cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của các nước trong khu vực và
trên thế giới. Từ đó diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng không ngừng được tăng
lên. Đến cuối tháng 5 năm 2013, cả nước có 103 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân
trắng, cung cấp cho thị trường 3,5 tỷ con giống. Số trại sản xuất giống tôm thẻ chân
trắng và tôm sú chủ yếu tập trung tại các tỉnh Nam Trung Bộ, trong đó Ninh Thuận,


7
Bình Thuận, Khánh Hoà và Phú Yên chiếm khoảng 40% trong tổng số trại sản xuất
giống tôm của cả nước (tương đương với 623 trại). Sản lượng giống tôm ở khu vực
này chiếm khoảng 70% tổng sản lượng giống tôm của cả nước [31]. Bên cạnh đó, các
tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang cũng là những địa phương sản xuất giống tôm thẻ
chân trắng cung cấp lượng lớn tôm giống cho thị trường. Tuy nhiên, chất lượng tôm
giống hiện nay không đồng đều. Những cơ sở có uy tín, con giống được tiêu thụ tốt,
giá cao. Nửa đầu năm 2013, giá tôm giống nhìn chung ổn định tại các tỉnh phía Nam.
Song, tại các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa do chi
phí vận chuyển tăng cao, giá tôm giống cũng tăng lên. Giá giống tôm thẻ chân trắng
dao động trong khoảng 80-90 đồng/con.
Từ một số mô hình nuôi thành công, tôm thẻ chân trắng đang ngày càng được các
hộ nuôi trồng thuỷ sản quan tâm phát triển. Năm 2012, trong khi diện tích thả giống

tôm sú đạt 619,4 nghìn ha - giảm 7,1% so với năm 2011; và sản lượng thu hoạch 298,6
nghìn tấn - giảm 6,5% so với năm 2011; thì diện tích thả giống tôm thẻ chân trắng tăng
15,5% - đạt xấp xỉ 38,2 nghìn ha, sản lượng thu hoạch tăng 3,2% - đạt 177,8 nghìn
tấn. Tình hình diễn ra tương tự với 7 tháng đầu năm 2013, trong khi diện tích thả giống
tôm sú giảm (chỉ đạt 560 nghìn ha, bằng 94,4% mức cùng kỳ năm trước) và sản lượng
thu hoạch là 85 nghìn tấn (bằng 80% mức cùng kỳ) thì diện tích thả giống tôm thẻ
chân trắng tăng (đạt xấp xỉ 24 nghìn ha, bằng 116% so với cùng kỳ), sản lượng thu
hoạch là 30 nghìn tấn (gần bằng 142% mức cùng kỳ năm 2012) [31].
Có thể thấy, bên cạnh thế mạnh về tôm sú (Penaeus monodon) thì Việt Nam vẫn
có tiềm năng lớn để phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng. Theo tính toán của các chuyên
gia thuỷ sản, chi phí sản xuất tôm thẻ chân trắng nguyên liệu thông thường chỉ bằng 40
– 50% chi phí sản xuất tôm sú. Tuy nhiên, để có thể khai thác thành công các tiềm
năng và lợi thế ở tôm thẻ chân trắng, Việt Nam cũng cần phải kiểm soát tốt dịch bệnh.
Đến năm 2013 diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long tăng vọt. Diện tích tại Sóc Trăng đã lên tới 15.000 ha, trong khi kế hoạch đề
ra chỉ là 7.000 ha. Tương tự, Bạc Liêu có diện tích thả nuôi tôm thả chân trắng đạt
6.000 ha, vượt gấp 6 lần kế hoạch năm 2013. Tỉnh Bến Tre, diện tích nuôi tôm thẻ
chân trắng cũng đạt gần 4.300 ha, tăng hơn 68% so với năm 2012 [33].
Theo thống kê của Bộ NN & PTNT, đến hết tháng 11 năm 2013, diện tích nuôi
tôm của cả nước ước đạt gần 653.000 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng


8
đạt gần 64.000 ha, sản lượng đạt hơn 243.000 tấn, còn diện tích nuôi tôm sú là gần
589.000 ha với sản lượng là gần 233.000 tấn. Như vậy, diện tích nuôi tôm sú gấp 9 lần
so với tôm thẻ chân trắng nhưng sản lượng lại ít hơn 10.000 tấn. Giá trị xuất khẩu mặt
hàng tôm trong 11 tháng của năm là 2,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 33% so với cùng kỳ, trong
đó, kim ngạch xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt hơn 1,2 tỉ đô la Mỹ, tôm sú là hơn 1,1
tỉ đô la Mỹ, còn lại là các mặt hàng tôm khác.
Dự kiến đến năm 2015 sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 449.500 tấn

[31]. Hiện nay tôm thẻ chân trắng được nuôi với hình thức thâm canh năng suất đạt từ
2.980 kg/ha vào năm 2005 và tăng lên 4.460 kg/ha vào năm 2012 (Bảng 1.1). Diện tích
nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long (chiếm
khoảng 94 % diện tích của cả nước).
Bảng 1.1 Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam
qua các năm
Năm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Năng suất bình quân
(kg/ha)

2005
2006
2007

13.455
18.441
19.919

40.096
57.185
64.776

2.980
3.100
3.250


2008
2009
2010
2011
2012

15.079
21.339
25.397
28.683
41.789

47.827
89.521
136.719
152.939
186.197

3.170
4.190
5.380
5.330
4.460

Nguồn: Tổng cục thủy sản 2013.
Việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng
tôm đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân, tạo ra công ăn việc làm cho bộ phận
nông dân nghèo, cải thiện đời sống vật chất của người nông dân Việt Nam. Tại một số
địa phương nông dân đã chuyển đổi ruộng lúa kém hiệu quả, đất hoang hóa sang nuôi

trồng thủy sản giúp giảm áp lực đối với nguồn lợi thủy sản từ việc khai thác ngoài tự
nhiên...Tuy nhiên, sự phát triển nhanh của ngành nuôi trồng thủy sản sẽ tiềm ẩn nhiều
rủi ro như: ô nhiễm và suy thoái môi trường, dịch bệnh bùng phát tràn lan, nuôi trồng
thủy sản một cách tự phát thiếu quy hoạch và không theo quy hoạch, vệ sinh an toàn
thực phẩm không đảm bảo... dẫn đến những thiệt hại lớn đối với người nuôi tôm, xâm
hại đến môi trường sinh thái. Báo chí và dư luận đã bàn nhiều về nguyên nhân và các


9
khó khăn của những hộ nuôi tôm thất bại như gia sản khánh kiệt, nợ nần chồng chất,
đất đai bỏ hoang... Thực trạng này đã đạt ra cho nghề nuôi tôm Việt Nam cần phải có
những biện pháp mạnh, kịp thời để bảo vệ và phát triển nghề nuôi tôm xứng đáng với
tiềm năng và lợi thế. Vấn đề các nhà quản lý và nhà khoa học quan tâm đưa ra những
giải pháp giúp người nuôi tôm vượt qua tình huống khó khăn, khôi phục và phát triển
bền vững nghề nuôi trồng thủy sản. Để làm được điều này cần có sự hỗ trợ từ các cấp
chính quyền, các tổ chức nghề cá và sự tham gia tích cực của chính những người nuôi
tôm. Đứng trước tình hình đó Chính phủ, Bộ thủy sản (nay là Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn) cùng với các cơ quan ban ngành đã phối hợp triển khai nhiều chương
trình nhằm đưa nghề nuôi ttrồng thủy sản Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
mang tính bền vững, ổn định lâu dài.
1.4. Tình hình dịch bệnh ở tôm thẻ chân trắng
1.4.1 Trên thế giới
So với tôm sú thì tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu điểm hơn trong việc kiểm soát
chất lượng con giống. Bởi vì tôm thẻ chân trắng đã được gia hóa và chọn giống qua
nhiều thế hệ để tạo được con giống chất lượng cao như tăng trưởng nhanh, chịu đựng
tốt với biến động môi trường và quan trọng là đã tạo ra được nguồn tôm giống sạch
bệnh, khả năng đề kháng đối vơi một số mầm cao. Chính vì vậy mà các nước trên thế
giới tập trung nuôi đối tượng này. Tôm thẻ chân trắng được coi là loài có khả năng
kháng bệnh tốt hơn các loài tôm khác [25]. Tuy nhiên, khi điều kiện môi trường ao
nuôi không thuận lợi thường xuất hiện nhiều loại bệnh trên tôm thẻ chân trắng, trong

đó có những bệnh gây thiệt hại lớn như bệnh đốm trắng (White Spot Syndrome Virus WSSV), Taura (Taura Syndrome Virus - TSV), bệnh hoại tử cơ (Infectious myonecrosis
Virus - IMNV) và Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (Acute hepatopancreaic necrosis
Syndrome - AHPNS). Năm 1992 dịch bệnh TSV lần đầu tiên xảy ra ở Ecuador [30] và
năm 1995 ở Trung Quốc (Rosenberry, 2002). Bệnh hoại tử cơ xuất biện ở Brazil vào
năm 2002 [28]. Bệnh đốm trắng xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 1992 sau đó là các
nước Châu Á [25]. Trong những năm gần đây thì bệnh Hội chứng hoại tử gan tụy cấp
tính (AHPNS) đã gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới. Bệnh
này xuất hiện ở Trung Quốc năm 2009, Việt Nam 2010, Thái Lan và Malaysia năm
2011 [25] và Mexico năm 2013, còn ở các nước như Bangladesh, Ecuador, Ấn Độ và
Indonesia chưa thấy xuất hiện bệnh này [28]. Tuy bệnh Hội chứng AHPNS đã xuất


10
hiện nhiều năm nhưng tới tháng 6 năm 2013 thì Lightner và cộng sự tại Đại học
Arizona mới phát hiện được tác nhân gây bệnh trên tôm là do một dòng đặc biệt của vi
khuẩn Vibrio parahaemolyticus đã nhiễm bởi một loại virus được biết đến như một thể
thực khuẩn (phage) [25]. Virus này xâm nhiễm đã làm vi khuẩn sản xuất ra một loại
độc tố cực mạnh gây rối loạn chức năng cơ quan tiêu hóa đặc biệt là hệ gan tụy của
tôm, kết quả gan tụy sẽ bị hoại tử. Theo nhận định của các chuyên gia thủy sản trên thế
giới thì Hội chứng AHPNS sẽ còn xuất hiện trong vài năm tới và hiện nay các nước
đang nỗ lực nghiên cứu phương pháp phòng trị bệnh này để duy trì nghề nuôi tôm phát
triển bền vững.
1.4.2. Ở Việt Nam
Cùng với tăng nhanh về diện tích và sản lượng thì môi trường ngày càng bị ô
nhiễm dẫn đến tình hình dịch bệnh xảy ra nhiều hơn. Năm 2008, diện tích bị thiệt hại
là 658 ha chủ yếu là do bệnh đốm trắng. Tuy nhiên, dịch bệnh thật sự bùng phát từ
năm 2010 đến năm 2012 với diện tích thiệt hại lên đến 7.068 ha, chủ yếu là do bệnh
Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) [33]. Diện tích nuôi tôm bị bệnh tập
trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh khu vực Trung Trung
Bộ. Trong đó Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau thiệt hại nặng nề nhất. Theo

báo cáo tại buổi họp báo về tình hình dịch bệnh nuôi tôm nước lợ năm 2012, cả nước
có tới 106 nghìn ha diện tích tôm nuôi nước lợ bị thiệt hại. Sang năm 2013 (tính đến
cuối tháng 4), diện tích tôm nuôi bị thiệt hại khoảng 14,6 nghìn ha; trong đó, diện tích
tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại là 666 ha (chiếm gần 9% diện tích thả nuôi). Trong 6
tháng đầu năm 2013, 17% diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại tương
đương với 3.081 ha (trong khi tôm sú thả nuôi chỉ bị thiệt hại 3,8%) [31]. So với cùng
kỳ năm 2012, diện tích tôm sú thả nuôi bị thiệt hại bằng 65%, nhưng với tôm thẻ chân
trắng thì con số này lên tới 125%. Diện tích nuôi tôm bị bệnh tập trung chủ yếu ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh khu vực Trung Trung Bộ. Cũng theo báo
cáo về tình hình dịch bệnh nuôi tôm nước lợ năm 2012, Hội chứng AHPNS xảy ra chủ
yếu ở các vùng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, xảy ra ở hầu hết các tháng trong
năm, nhưng mức độ dịch bệnh trầm trọng nhất từ tháng 4 đến tháng 7, chiếm 75% tổng
diện tích tôm nuôi bị bệnh trong cả năm. Các vùng nuôi có độ mặn thấp, tỷ lệ mắc bệnh
ít hơn so với vùng nuôi có độ mặn cao. Các tháng nhiệt độ thấp, mùa mưa, tỷ lệ xuất
hiện bệnh thấp hơn các tháng mùa khô, nhiệt độ cao... Hội chứng (AHPNS) gây chết


11
tôm ở giai đoạn 15-40 ngày sau khi thả nuôi. Tôm ngừng ăn, bơi chậm, vỏ mỏng, màu
tôm nhợt nhạt; gan tuỵ có biểu hiện sưng, nhũn, teo [20]. Đến năm 2013 tình hình dịch
bệnh đốm trắng (WSSV) và Hội chứng AHPNS đã giảm đi đáng kể so với năm 2011 và
2012 [20], nhưng vẫn còn gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi. Vì vậy ngành thủy sản đang
nỗ lực để phòng trị bệnh này, ngăn ngừa sự bùng phát dịch bệnh như những năm qua.
1.5. Tình hình nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn tại Thanh Hóa.
Trong những năm qua nghề nuôi trồng thủy sản lợ mặn ở Thanh Hóa phát triển
tương đối chậm, xét về diện tích cũng như sản lượng nuôi. Nhìn chung diện tích nuôi
trồng thủy sản lợ mặn ở Thanh Hóa có tăng trong những năm qua, nhưng tốc độ không
đáng kể. Năm 2002 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản lợ mặn của tỉnh Thanh Hóa là
6.100 ha, năm 2003 diện tích đạt 6.500 ha nhưng đến năm 2007 tổng diện tích nuôi lợ
mặn chỉ đạt 7,100 ha. Loại hình nuôi chủ yếu từ các bãi triều (ao đầm nước lợ, cồn bãi,

ruộng lúa nhiễm mặn, bãi cát ven biển). Các đối tượng nuôi chủ yếu như tôm sú, tôm
thẻ chân trắng, cua và các loại hải sản khác. Năm 2007 nuôi tôm sú chiếm tổng diện
tích lớn nhất 4.200 ha [10], bao gồm cả 6 khu nuôi tôm công nghiệp với tổng diện tích
430 ha. Năm 2012 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm 150 ha, năng suất bình
quân 10.15 tấn/ha/vụ, sản lượng đạt 1.065 tấn [9].
Đối với tôm thẻ chân trắng, đây là đối tượng được phát triển trong những năm gần
đây, song tốc độ tăng trưởng về diện tích là tương đối nhanh. Dự tính đến năm 2015
diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng có thể tăng lên 200 ha. Phần lớn diện tích này là nuôi
theo hình thức thâm canh, có số ít nuôi theo hình thức siêu thâm canh năng suất cao.
Đối với nuôi tôm sú (Penaeus monodon), mặc dù là đối tượng tôm nuôi truyền
thống nhưng địa phương khuyến cáo nuôi theo hình thức quảng canh cảnh tiến năng
suất thấp và nuôi xen canh với các đối tượng thủy sản có giá trị khác như cua, cá các
loại, rong câu để có tính bền vững giảm thiểu rủi ro cho người dân.
Nuôi các hải sản khác: Chủ yếu là cua (Scylla paramamosain), tôm rảo
(Metapenaeus ensis), cá các loại như cá đối mục (Mugil cephalus)...và rau câu chỉ
vàng (Gracilaria sp.) đây là những đối tượng nuôi truyền thống và chủ yếu nuôi theo
hình thức quảng canh cải tiến trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) và ao nuôi
chuyên canh.
Cùng với sự tăng chậm về diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản mặn lợ trong
những năm qua có biến động lớn.Từ năm 2001 đến 2003 có tốc độ tăng trưởng khá.


12
Năm 2001 tổng sản phẩm nuôi trồng thủy sản lợ, mặn trên toàn tỉnh đạt 4.800 tấn tăng
lên 6.216 tấn vào năm 2003. Tuy nhiên từ năm 2004 đến năm 2008 sản lượng nuôi
trồng thủy sản nước lợ, mặn toàn tỉnh liên tục giảm hoặc không tăng. Từ năm 2009 sản
lượng có tăng lên nhờ sự phát triển của tôm thẻ chân trắng [9].


13

CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2013
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu:
Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
2.1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Những hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) của
huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
“Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả sản xuất và phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng
(Litopenaeus vannamei Boone, 1931) tại huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa”.

Điều tra hiện trạng kinh tế - xã hội

Tình hình
kinh tế - xã
hội, điều kiện
tự nhiên của
địa phương

Tiềm
năng
phát
triển
nghề
nuôi
tôm


Công tác
quản lý
kỹ thuật
và nguồn
nhân lực

Điều tra hiện trạng kỹ thuật

Hệ
thống
công
trình

Hình
thức
nuôi

Mùa
vụ
nuôi

Kỹ thuật thả
giống, quản
lý, chăm
sóc, phòng
trị bệnh

Đề xuất giải pháp
Giải pháp ngắn hạn


Giải pháp dài hạn

Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Thu thập các số liệu thứ cấp
Các số liệu đã được tổng hợp và công bố của Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp &
PTNT, Cục Thống kê, Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư, UBND


14
huyện Hoằng Hóa, UBND của 2 xã có nuôi tôm chân trắng thuộc huyện Hoằng Hóa đã
được sử dụng làm các số liệu thứ cấp của đề tài này. Bao gồm các số liệu sau:
- Số liệu về điều kiện tự nhiên: Đặc điểm khí hậu, sông ngòi, chế độ thủy văn
của tỉnh Thanh Hóa.
- Tình hình nuôi và bệnh trên tôm chân trắng nuôi thương phẩm trong những
năm qua ở Việt Nam và Thanh Hóa.
- Tình hình dịch bệnh và tác hại của dịch bệnh trên tôm chân trắng nuôi thương
phẩm trong những năm qua ở Việt Nam và Thanh Hóa.
- Số hộ và danh sách các hộ nuôi tôm ở huyện Hoằng Hóa- Thanh Hóa làm cơ sở
cho việc chọn số mẫu điều tra.
- Thông tin về chương trình phát triển, quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng của
ngành và huyện Hoằng Hóa.
2.2.2.2. Điều tra, thu thập các số liệu sơ cấp

Phương pháp điều tra nhanh nông thôn: RRA-Rapid Rural Appraisal và PRAParticipatory Rural Appraisal đã được sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp trong nghiên
cứu này.
* Thiết lập và kiểm định phiếu điều tra (phụ lục 1)
- Xây dựng phiếu điều tra với các câu hỏi gồm những thông tin chính: Tình
hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong những năm gần đây: diện tích, mật độ nuôi, hình

thức nuôi và quản lý vùng nuôi được điều tra; Tình hình sản xuất, cung ứng giống;
Tình hình sử dụng thức ăn nuôi tôm thẻ, thuốc hóa chất được sử dụng nuôi tôm thẻ, cải
tạo và xử lý môi trường tôm thẻ được điều tra, khảo sát tại vùng nuôi, cơ sở nuôi.
.

* Xác định vùng điều tra
Cho đến thời điểm điều tra, Hoằng Hóa là huyện được quy hoạch để nuôi tôm

thẻ chân trắng, trong đó hai xã đã và đang nuôi tôm thẻ chân trắng. Các vùng đang
nuôi tôm chân trắng là Hoằng Yến và Hoằng Phụ (hình 2.2).
* Xác định số mẫu và phân bố mẫu điều tra
Danh sách các hộ nuôi tôm chân trắng được cung cấp từ UBND các xã tại
huyện Hoằng Hóa.
Tổng số hộ nuôi tôm tại xã Hoằng Phụ và Hoằng Yến là 45 hộ, nên đã tiến hành
phỏng vấn tất cả các hộ trên nhằm tăng mức độ tin cậy của dữ liệu điều tra.


15

Hình 2.2 Bản đồ khu vực điều tra; 2 xã nuôi tôm thẻ chân trắng được điều tra thuộc
huyện Hoằng Hóa là Hoằng Phụ và Hoằng Yến (màu hồng trên bản đồ)
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm excel để mã hóa và phân tích các số liệu thu được.
- Xác định lượng thức ăn và cho tôm ăn: Lượng thức ăn hàng ngày cho tôm ăn dựa vào
số lượng và trọng lượng trung bình của tôm nuôi. Tổng trọng lượng tôm nuôi được xác
định theo công thức: ∑P tôm = PTB x ∑Q
Trong đó: P là tổng trọng lượng tôm trong ao nuôi
PTB là trọng lượng trung bình một cá thể
Q là số lượng tôm trong ao nuôi (Số lượng tôm trong ao nuôi được ước
lượng theo tỷ lệ sống).

- Một số chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế đã được sử dụng và tính toán trong đề tài này
như sau:
+ Sản lượng tôm của hộ nuôi: kg, tấn/hộ/ năm hoặc vụ nuôi.
+ Năng suất (kg, tấn/ha/vụ): Sản lượng thu được của 01 ha/ một vụ nuôi.
+ Hiệu quả kinh tế: Lợi nhuận = doanh thu – chi phí.


16
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm địa lý, khí hậu thủy văn và tiềm năng nuôi trồng thủy sản của huyện
Hoằng Hóa
3.1.1. Đặc điểm địa lý
Hoằng Hóa là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Diện tích tự nhiên
của huyện là 22.453,57 ha, được giới hạn bởi phía Đông giáp biển Đông, phía Bắc
giáp huyện Hậu Lộc, phía Tây giáp huyện Thiệu Hóa, Đông Sơn, phía Nam giáp
huyện Quảng Xương, thành phố Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn.
Vùng ven biển Hoằng Hóa được kéo dài từ vĩ độ 19o30’Bắc đến 19o50’Bắc. Toàn
vùng được giới hạn bởi phía Bắc Lạch Trường giáp Hậu Lộc, phía Nam là Lạch Hới
giáp với thị xã Sầm Sơn. Hoằng Phụ nằm ở phía Lạch Hới, đồng triều nuôi trồng thủy
sản chạy từ cửa Lạch Hới dọc theo sông Cung, khu nuôi tôm công nghiệp nằm trong
nội đê của vùng và khu nuôi tôm trên cát chạy dọc ven bờ biển phía Đông. Hoằng Yến
chạy dọc theo cửa sông Lạch Trường. Địa bàn huyện Hoằng Hóa có 2 con sông chính
chảy qua là sông Mã và sông Tuần. Sông Mã từ ngã Ba Bông (Hoằng Khánh) đến cửa
Lạch Trào (Hoằng Châu) làm rang giới phía Tây và phía Nam, hàng năm bồi đắp một
lượng phù sa màu mỡ. Sông Tuần, một nhánh của sông Mã từ cầu Tào Xuyên (Hoằng
Lý) đổ về Lạch Trường (Hoằng Trường). Đoạn đầu thường được gọi là sông Tào, đoạn
giữa gọi là sông Bút, đoạn cuối gọi là sông Ngu. Ngoài ra phía Đông huyện còn có
sông Cung thông với hai cửa lạch, chảy thành vòng cung ôm lấy 8 xã miền biển và
một số sông nhỏ như sông Gòng, sông Ấu, sông Đằng...
Hoằng Hóa có hai dãy núi chính thuộc hai tuyến biên giới huyện, đó là dãy Kim

Trà ở phía Tây Bắc hay còn gọi là núi Nghĩa Trang, làm ranh giới với Vĩnh Lộc, Hà
Trung, Hậu Lộc đỉnh cao nhất khoảng 300m. Dãy Kim Truế, thường gọi là núi Hà Rò
hay núi Linh Trường nằm ở phía Đông Bắc huyện, làm ranh giới với huyện Hậu Lộc,
đỉnh cao nhất hơn 200m, có mổm đá ăn ra biển, đây là nơi có cảnh trí thiên nhiên tươi
đẹp, gắn với bao chiến tích của con người.
3.1.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn
*Nhiệt độ: Vùng ven biển Hoằng Hóa chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, mùa đông lạnh, mùa hè khô nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,6oC, có 12 tháng nhiệt độ xuống thấp dưới 20oC. Nhiệt độ thấp nhất thường vào tháng 01, nhiệt
độ xuống thấp 12-13oC đã quan sát được nhiều ngày trong những năm qua. Nhiệt độ


×