Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLDA tại BQLDA phát triển chè và cây ăn quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.59 KB, 36 trang )

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLDA tại BQLDA
phát triển chè và cây ăn quả
1.1 Định hướng
1.1.1 Nhiệm vụ của BQL trong thời gian tới
Mặc dù dự án phát triển chè và cây ăn quả đã kết thúc nhưng BQLDA trung ương vẫn
tiếp tục tham mưu cho Bộ NN&PTNT về phương án phát triển ngành này trong thời gian
tới. Ngoài ra BQL sẽ tiếp tục quản lý giai đoạn 2 của dự án phát triển sản xuất khoai tây
(triển khai từ T2-2009 đến T2-2010).
(*) Mục tiêu và kế hoạch của dự án phát triển sản xuất khoai tây trong giai đoạn tới:
- Về phạm vi dự án:
+ Trong giai đoạn này cần tiếp tục thực hiện mục tiêu tổng thể của dự án là: “tăng thu
nhập cho các nông hộ quy mô nhỏ“ với các chỉ tiêu cụ thể: Thu nhập chủ yếu từ khoai
tây tăng từ 30% năm 2008 lên 40% năm 2009; tăng số nông hộ từ 7.000 hộ lên khoảng
10.000 hộ“. Đồng thời giai đoạn 2 cũng có các mục tiêu riêng như:
+ Các hộ nông dân sản xuất nhỏ cần đưa thâm canh khoai tây vào hệ thống canh tác. Các
chỉ tiêu cụ thể là: Giảm thiểu tới mức thấp nhất tỷ lệ nhiễm virus và sâu bệnh; số hộ
nông dân tham gia sử dụng vật liệu trồng cải tiến tăng từ 8000 (2008) lên 12000 (2009).
Diện tích gieo trồng khoai tây đạt 45-50.000 ha vào năm 2009-2010 với năng suất bình
quân khoai tây đạt 15-16 tấn/ha. Số hộ nông dân sản xuất khoai tây giống xác nhận tăng
từ 1.100 năm 2003 lên ít nhất là 3.300 hộ vào năm 2009. Thu nhập từ sản xuât khoai tây
của các hộ sản xuất khoai tây thương phẩm từ giống xác nhận cao hơn 25% thu nhập của
các hộ không dùng khoai tây giống xác nhận.
+ Hệ thống nhân giống khoai tây sạch bệnh hoạt động có hiệu quả và bền vững với chỉ
tiêu sản xuất hàng năm 4-5 triệu củ bi, 40-50 ha giống nguyên chủng và 400-500 ha
giống xác nhận (giống sản xuất tại chỗ từ nuôi cấy mô).
+ Một số chỉ tiêu khác như: 1/ 50% khoai tây giống lưu hành trên thị trường được dán
nhãn mác theo đúng chất lượng của từng cấp giống; 2/ thực hiện kiểm dịch thực vật tại
nơi xuất khẩu, sửa đổi các quy trình, quy định kỹ thuật để phù hợp với việc kiểm tra một
cửa, một lần, một điểm dừng tại các cửa khẩu; 3/ xây dựng vùng phi dịch hại đối với cây
khoai tây (vùng biển và vùng núi); 4/ các hoạt động khuyến nông về sử dụng khoai tây
giống xác nhận được tăng cường: cung cấp trang thiết bị khuyến nông khoai tây cho 8


tỉnh trọng điểm, tập huấn cho hầu hết cán bộ khuyến nông cấp tỉnh và huyện về kỹ thuật
sản xuất khoai tây giống và khoai tây thương phẩm, phương pháp khuyến nông có sự
tham gia của người dân, xây dựng các băng video phục vụ cho chương trình tập huấn
cho nông dân, xây dựng các chương trình marketing về các sản phẩm từ khoai tây... 5/
Các giống mới được bảo hộ theo quy định về luật bản quyền; 6/ xây dựng kế hoạch phát
triển của ngành hàng với các chính sách và chiến lược phù hợp.
+ Nâng cao tính hiệu quả và tính bền vững các hệ thống nhân giống khoai tây áp dụng
công nghệ nuôi cấy mô và nhân nhanh; triển khai thành công phương thức nhân giống
khoai tây tại các vùng thí điểm; nâng cao nhận thức về công tác xác nhận giống vầ kiểm
soát chất lượng để đảm bảo quyền lợi cho người nông dân của các đơn vị sản xuất và
cung ứng giống cũng như của cơ quan quản lý chất lượng; thực hiện quyền tác giả với
các giống được bảo hộ.
- Tư vấn về chính sách giống, chính sách nông nghiệp dựa trên cơ sở các dữ liệu kinh tế
đáng tin cậy về nhân khoai tây giống, sản xuất, marketing và đưa những kinh nghiệm
của dự án rút ra từ những vùng làm điểm vào phổ biến trong các hoạt động khuyến nông
liên quan (cả nhà nước và tư nhân). Trong đó cần đặc biệt chú ý tới khía cạnh kinh tế để
tối ưu hóa việc lựa chọn giống, quy trình nhân giống và tư vấn chính sách. Mọi kinh
nghiệm phù hợp rút ra từ phương pháp TPS và RMT cững như kết quả sản xuất cần
được đúc kết và đưa vào cơ cấu khuyến nông (có tính khả thi) để có thể phổ biến rộng
rãi ra ngoài vùng dự án và vùng thí điểm. Các mục tiêu cần đạt được: 1/ xây dựng một
dự thảo các quy định và nội dung trong lĩnh vực xác nhận, đăng ký và kiểm dịch đồng
thời có thảo luận với các nàh hoạch định chính sách; 2/ Có một ngân hàng dữ liệu bao
gồm các dữ liệu kinh tế chi tiết và đáng tin cậy về sản xuất khoai tây giống và khoai tây
thương phẩm, marketing và chế biến khoai tây; 3/ Cung cấp các thông tin khuyến nông
có chất lượng cho các đơn vị khuyến nông trong và ngoài quốc doanh.
- Về nâng cao chất lượng:
+ Tăng cường quy trình xác nhận khoai tây giống, kiểm dịch thực vật và đẩy mạnh quy
trình đăng ký giống khoai tây đã được nâng cấp sao cho phù hợp với các quy định của
Hiệp định SPS, Hiệp định nông nghiệp và hiệp định GMS. Đối với những giống đã nhập
thì cần tiếp tục thực hiện nốt chương trình khảo nghiệm và xác nhận với những giống

này tuy nhiên cần ưu tiên cho những giống cho kết quả tốt như Marabel…
+ Nâng cao nhận thức của nông dân về sử dụng khoai tây giống sạch bệnh và ý thức sử
dụng những giống đã được xác nhận để từ đó có thể tăng cường việc sử dụng giống
khoai có dán nhãn đối với tất cả các địa phương trồng khoai tây. Ngoài ra cũng cần lưu ý
về cách sản xuất bền vững: chống xói mòn đất, hạn chế gây ô nhiễm môi trường… Các
mục tiêu này cần được thực hiện thông qua các lớp đào tạo về kỹ thuật canh tác có sự
phối hợp với các chương trình khuyến nông của tỉnh cũng như tăng cường sự tham gia
của phụ nữ vốn là lực lượng lao động quan trọng trong sản xuất ngành hàng này.
+ Hỗ trợ cho kiểm định đồng ruộng và kiểm tra virus trước khi xuất kho; tổ chức 2 lớp
tập huấn về kỹ thuật kiểm định đồng ruộng; Tập huấn kiểm dịch thực vật cho cán bộ Chi
cục.
+ Tăng cường quy trình xác nhận khoai tây giống: Trong quá trình thực hiện hoạt động
này, quy trình xác nhận giống khoai tây và khoai tây giống đang tiến hành tại trung tâm
khảo kiểm nghiệm giống cây trồng trung ương sẽ được tăng cường để có khả năng xác
nhận tại mọi cấp độ của dòng giống. Trong đó cần áp dụng chuẩn chất lượng quốc tế về
quy trình xác nhận giống và kết quả xác nhận đồng thời tiến hành trao đổi ý kiến và tư
vấn với các đơn vị có liên quan trong quy trình xác nhận giống. Các hoạt động cần tiến
hành trong 12 tháng tới: 1/ Trợ giúp trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng trung
ương phân tích điểm mạnh điểm yếu; 2/ Cùng phát triển cụ thể hóa kế hoạch phát triển
tổ chức; 3/ Trợ giúp trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng trung ương tăng
cường năng lực quản lý chất lượng khảo nghiệm và xác nhận, giới thiệu quy trình mới
phù hợp để thu thập dữ liệu và xử lý thông tin và ra quyết định xác nhận; 4/ Giúp trung
tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng trung ương về phương tiện kiểm nghiệm (thiết bị
kiểm tra, quy trình lấy mẫu cho các phương pháp kiểm tra khác nhau, phần mềm và phần
cứng xử lý thông tin); 5/ Tăng cường năng lực các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong
việc kiểm nghiệm giống của đơn vị mình và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên
trong lĩnh vực này.
+ Kế hoạch tăng cường nghiên cứu: Dự án sẽ trang bị thêm cho các viện và trung tâm
nghiên cứu, tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo nhằm tạo điều kiện để các tổ chức này đóng
góp nhiều hơn. Các viện nghiên cứu giống khoai tây sẽ được cơ cấu lại: chuyển về trực

thuộc Bộ NN&PTNT.
+ Đẩy mạnh quy trình đăng ký giống khoai tây đã được nâng cấp cần tiến hành các hoạt
động: 1/ cải tiến quy trình đăng ký (bao gồm cả DUS, VCU); 2/ giúp triển khai quy trình
đã được nâng cấp và tưng cường phương tiện đăng ký; 3/ giúp đảm bảo quyền của người
tạo giống và quyền của nông dân; /4 giúp đỡ tăng cường năng lực quản lý chất lượng nội
bộ; 5/ nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu giám
sát.
+ Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý kiểm dịch thực vật.
+ Hỗ trợ sản xuất củ bi: Trợ giúp 200VNĐ/củ, dự kiến 1,2 triệu củ và nâng cao kỹ thuật
trong phòng nuôi cấy mô tại Quảng Ninh.
+ Cải tiến các biện pháp kiểm dịch khoai tây nhằm đáp ứng lợi ích của người trồng và
người tiêu thụ. Các mục tiêu cần đạt được là: 1/ xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng
quốc tế về quy trình kiểm dịch và kết quả kiểm dịch; 2/ trao đổi ý kiến và tư vấn với các
đơn vị có liên quan về quy trình kiểm dịch. Các hoạt động cần tiến hành trong 12 tháng
tới: 1/ giúp đỡ các phòng kiểm dịch phân tích điểm mạnh điểm yếu; 2/ tăng cường quy
trình kiểm soát ở vùng biên giới; 3/ giúp cụ thể hóa quy trình kiểm dịch đối với khoai tây
nhập khẩu và khoai tây trong nước (bổ sung vào quy trình hiện có áp dụng cho cây có
củ) phù hợp với các quy định của AFTA; 4/ giúp cụ thể hóa quy trình phun/kiểm soát
dịch hại áp dụng cho khoai tây; 5/ trợ giúp tăng cường các quy định thương mại phù hợp
để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà xuất nhập khẩu khoai tây; 6/ hỗ trợ nghiên
cứu phát hiện các loại sâu bệnh mới để lên danh mục dịch hại; 7/ đào tạo các nhân viên
kiểm dịch tại cửa khẩu và các địa điểm chuyển vùng và tại các doanh nghiệp kiểm soát
phun/phòng trừ dịch hại.
- Về cung cấp thông tin, xây dựng thương hiệu và chiếm lĩnh thị phần:
+ Truyền bá, củng cố hình ảnh khoai tây giống có chất lượng, sạch bệnh, không có thuốc
bảo vệ thực vật với giá thành hợp lý đến đông đảo người dân trồng khoai tây ở đồng
bằng sông Hồng bằng việc tưng cường tiếp thị và cung cấp khoai tây cho các đô thị,
trước hết là thông qua hệ thống siêu thị.
+ Nghiên cứu toàn bộ ngành hàng khoai tây giống và khoai tây thương phẩm như một
doanh nghiệp thương mại để tối ưu hóa hoạt động kinh tế của nó.

+ Tập trung vào các biện pháp giảm chi phí trong toàn bộ quá trình nhân giống để giảm
giá giống khoai xác nhận một cách liên tục và ổn định, thông qua đó sẽ làm lợi cho
những hộ nông dân trồng khoai thương phẩm
+ Hỗ trợ xây dựng 6 mô hình sản xuất khoai tây hàng hoá với tổng diện tích là 36ha
+ Tổ chức tham quan cánh đồng khoai tây mẫu cho nông dân các tỉnh Hải Phòng, Nam
Định và Thái Bình trong tháng 12 và một số tỉnh khác.
- Thành lập Hiệp hội Khoai tây Việt Nam: Thành lập Ban vận động; đưa ra được điều lệ
hoạt động và phương hướng hoạt động cho hiệp hội; làm các thủ tục tiếp theo như: trình
Bộ NN&PTNT.
- Kế hoạch tập huấn:
+ Tập huấn kỹ năng cho khuyến nông viên: 47 khuyến nông viên từ 8 tỉnh; tập huấn bảo
quản giống trong kho lạnh 5 lớp (40 người/lớp): 107 khuyến nông viên từ 3 tỉnh; tập
huấn kỹ thuật sản xuất khoai tây giống và thương phẩm cho nông dân: 46 lớp = 2,100
học viên; hội thảo tập huấn về xây dựng hệ thống giống tại 5 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh,
Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình.
+ Đào tạo nước ngoài: Tổ chức chuyến học tập du lịch tại Úc cho 10 cán bộ; Cử cán bộ
đi đào tạo về nuôi cấy mô tại Hà Lan.
- Nhằm nâng cao khả năng phối hợp với các đơn vị khác, BQLDA trung ương sẽ Tổ
chức tuần “Nâng cao Năng lực” cho đối tác dự án và tổ chức tập huấn “Nâng cao năng
lực quản lý dự án” cho Cục trồng trọt. Các buổi hội thảo này sẽ tập trung vào việc hài
hòa hóa các thủ tục hành chính cũng như phuong pháp QLDA giữa các đơn vị có liên
quan.
- Kế hoạch thực hiện các tiểu hợp phần:
+Cung cấp và lắp đặt 10 kho lạnh cho khoai tây giống; Nhập khoai tây giống từ Đức: 50
tấn (Solara, Agria và Marabel); Hỗ trợ xây dựng 8 mô hình sản xuất giống với tổng diện
tích là 27ha (trong đó có 2 mô hình được xây dựng từ vốn đối ứng)
+ Triển khai phương thức nhân giống khoai tây tại các vùng thí điểm: hoạt động 1 bao
gồm triển khai song song phương pháp nhân giống bằng hạt lai TPS và nhân nhanh
RTM, bao gồm cả nhân trong ống nghiệm, đặc biệt chú ý tới RMT). Hoạt động khuyến
nông trong dự án cần chỉ tập trung vào khoai tây giống tại các vùng thí điểm. Các mục

tiêu cần đạt được là: 1/ giới thiệu và khảo nghiệm giống mới; 2/ tăng cường hệ thống sản
xuất khoai tây giống và vật liệu trồng; 3/ tổ chức sản xuất khoai tây giống và đảm bảo đủ
vật liệu trồng về số lượng, chất lượng tại mọi cấp độ của dòng giống; 4/ tăng cường hệ
thống kho duy trì giống/vật liệu trồng; 5/ tăng cường phổ biến công nghệ nhân và sản
xuất giống; 6/ nâng cao năng lực cán bộ dự án và các khuyến nông viên được lựa chọn
(cả trong khu vực nhà nước và tư nhân). Trong khuôn khổ hoạt động dự án cung cấp,
điều chủ yếu là phải tính toán mức độ đáp ứng khoai tây giống cho từng vụ và đối với
từng dòng giống. Có thể thực hiện việc này thông qua một bảng tính Excel chi tiết bao
gồm thông tin về dòng giống đối với từng giống. Bảng này cần bao gồm thông tin toàn
cảnh trên cơ sở các giả định khác nhau về nhân tố nhân giống và tỷ lệ thoái hóa. Việc
này có thể dẫn đến một hướng rõ ràng về độ sẵn có khoai tây giống và tạo điều kiện để
dự án có thể đáp ứng về số lượng khoai tây giống nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
- Về quản lý tài chính: Ghi chép và tính toán chi phí sản xuất giống một cách rõ ràng ở
từng giai đoạn nhân giống cho đến khi sản xuất ra giống xác nhận với sự tham gia của
tất cả các đơn vị có liên quan, các trung tâm giống, các hợp tác xã... để có thể có biện
pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành khoai thương phẩm.
(*) Yêu cầu đặt ra với BQL trong thời gian tới
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong QLDA: Do hiện nay, việc QLDA hầu
như không áp dụng công nghệ thông tin. Điều này rất hạn chế trong việc xử lý thông tin
cũng như không phù hợp với thói quen làm việc của nhà tài trợ do đó đã làm giảm tiến
độ thực hiện dự án khi thông tin không được xử lý kịp thời. Như vậy cần thiết phải ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Hệ thống này sẽ liên kết giữa các cơ quan quản
lý của địa phương với mạng máy tính ở các cơ quan điều phối quản lý cấp trung ương
như Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính, văn phòng Chính phủ,... với các BQLDA và với nhà tài
trợ.
- Lập kế hoạch hoạt động cho giai đoạn 2 của dự án trên cơ sở “triết lý lập kế hoạch” đã
được sửa đổi của GTZ theo đó nhấn mạnh hơn đến ý kiến của các địa phương cũng như
các đơn vị thực hiện dự án để có thể phát huy tính tự chủ và trách nhiệm của các đơn vị
này.
- Thống nhất phương pháp điều tra, giám sát, đánh giá dự án và thể hiện thành các tiêu

chí cụ thể trong các tài liệu dự án như “kế hoạch hoạt động hàng năm”.
- Thúc đẩy sự phối hợp giữa các đơn vị như các cơ quan khuyến nông tỉnh với các viện
nghiên cứu và các hộ nông dân; giữa cục trồng trọt với cục kiểm dịch thục vật.
- Nhanh chóng giải quyết nốt những yêu cầu bù giá của các nhà thầu sau một thời gian
lạm phát với tốc độ cao. Đây là vấn đề khó khăn bởi phải có ý kiến của nhiều bộ ban
ngành khác cũng như liên quan đến việc điều chỉnh tổng mức đầu tư và việc điều chỉnh
này sẽ khó được đồng ý bởi nhà tài trợ là GTZ chứ không phải ADB như dự án trước.
- Nâng cao khả năng quản lý tài chính cho các cán bộ dự án
Một trong những biện pháp quan trọng để thúc đẩy giải ngân các dự án ODA hiện nay là
tăng cường năng lực quản lý tài chính cho các nhân viên phụ trách tài chính của BQLDA
trung ương cũng như của các BQLDA tỉnh để vừa có thể đáp ứng các tiêu chuẩn kế toán-
tài chính của Bộ Tài Chính vừa tuân thủ các yêu cầu của tổ chức tài trợ. Đây là một nhu
cầu cấp bách hiện nay vì hầu hết cán bộ tài chính kế toán của dự án hoặc là kiêm nhiệm
hoặc là mới tham gia dự án và chưa có đủ kinh nghiệm. Nguyên nhân là do các cán bộ
cốt cán, có năng lực của các đơn vị thường coi dự án là những công việc mang tính chất
có thời hạn. Do đó khi hết dự án rất khó có thể bố trí công việc như trước khi vào dự án.
1.1.2 Thuận lợi và khó khăn
(*) Thuận lợi:
- Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển nên cơ
hội cho các doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh, thúc đẩy thương mại được tăng thêm
tạo đầu ra cho sản phẩm. Ngoài ra dự án cũng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của chính phủ như chiến lược nâng cao thể trạng của người Việt Nam hay chiến
lược chuyển dịch cơ cấu cây nông nghiệp.
- BQL đã rút được nhiều bài học kinh nghiệm từ quá trình quản lý dự án phát triển chè
và cây ăn quả do đó các yêu cầu của nhà tài trợ và nhà nước được tuân thủ thống nhất
giữa các đơn vị thực hiện dự án ngay từ đầu như các tiêu chuẩn kế toán, hóa đơn, chứng
từ...
- So với dự án phát triển chè và cây ăn quả, dự án phát triển sản xuất khoai tây có sự hỗ
trợ kỹ thuật trực tiếp từ GTZ thông qua các chuyên gia được cử từ bên Đức sang. Đây là
các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành và đã tham gia nhiều dự án nông nghiệp ở

các quốc gia khác trên thế giới. Ngoài ra, giai đoạn 2 còn có sự phối hợp của một số đơn
vị mới bên cạnh các đơn vị đã tham gia dự án từ đầu như: Cục Trồng trọt, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý với sự tham gia của nhiều cơ quan như Trung
tâm Khảo Kiểm nghiệm giống, Sản phẩm Cây trồng và Phân bón Quốc gia, Công ty Cổ
phần giống Cây trồng Trung ương, Trung tâm Nghiên cứu Cây có củ, Viện Sinh học
Nông nghiệp, Trung tâm giống Nam Định, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình và Hải
Phòng, Trung tâm Chuyển giao Khoa học và Công nghệ Hải Phòng, Công ty Hoa Nam,
Hùng Hà và UTAD.
- Giai đoạn 1 được thực hiện tốt đã tạo ra một bước phát triển vững chắc cho ngành sản
xuất khoai tây Việt Nam cả về số lượng và chất lượng. Nhiều hợp tác xã đã đạt năng suất
40-45 tấn/ha nhờ sử dụng giống sạch bệnh sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô, nhân
nhanh và các kỹ thuật khác do đó dự án có được sự tin tưởng, đồng thuận với các nông
hộ. Ngoài ra, giai đoạn 1 đã xây dựng được cơ sở vật chất và kỹ thuật ban đầu như: a)
Xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho việc nhân giống áp dụng công nghệ nuôi cấy
mô và nhân nhanh; b) Cải thiện bước đầu các tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết bị kỹ thuật và
những khía cạnh cơ bản cho khung pháp lý của việc đánh giá cũng như đăng ký các loại
khoai tây; c) Các nhiên cứu liên quan đến chiến lược nâng cao năng suất và khả năng
sinh lời của sản xuất khoai tây ở Việt Nam; d) Hình thành hệ thống nhân giống khoai tây
sạch bệnh; e) Tăng cường hệ thống xác nhận chất lượng giống, f) Thúc đẩy qua trình
công nhận giống mới; g) Tăng cường công tác kiểm dịch thực vật đối với khoai tây nhập
khẩu; h) Tăng cường công tác khuyến nông về khoai tây... Đây là các tiền đề cần thiết
cho việc thực hiện giai đoạn 2 của dự án.
- Các kết quả của giai đoạn 1 đã chứng minh tiềm năng của ngành sản xuất khoai tây
Việt Nam: Ở Miền Bắc, cây khoai tây được trồng trong vòng 3 tháng xen kẽ giữa hai vụ
lúa nhưng đã đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho hộ vào thời điểm giáp Tết cổ
truyền. Thu nhập từ khoai tây cũng cao hơn thu nhập từ lúa, ngô, khoai lang cũng như
một số cây trồng vụ đông khác. Thu nhập này là đặc biệt quan trọng đối với các hộ nông
dân ở vùng dự án, nơi đất chật người đông trong khi nguồn tài nguyên thiên nhiên lại hết
sức hạn chế. Ngoài ra, nhu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu tăng lên
đáng kể. Năm 2008, sản lượng khoai tây sản xuất ở Việt Nam ước đạt 500 ngàn tấn trong

khi nhu cầu là trên 600 ngàn tấn nên hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu trên dưới 100
ngàn tấn chủ yếu là từ Trung quốc. Trong nước, 85% sản lượng khoai tây được sản xuất
ở miền Bắc và 15% được sản xuất ở Lâm Đồng. Khoai tây không chỉ được sử dụng như
một loại thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng mà còn là nguyên liệu cho một số nhà máy
chế biến, xuất khẩu sang Malaysia, Nhật Bản...
- Trong tình trạng ngày càng thiếu nước hoặc nước bị ô nhiễm thì việc sản xuất khoai tây
lại đòi hỏi ít nước, ít thuốc trừ sâu hơn so với trồng lúa, thời vụ linh hoạt, có thể xen
canh do đó sản xuất khoai tây mang lại nhiều lợi ích cho người dân.
(*) Khó khăn:
- Khó khăn về kỹ thuật: Khoai tây giống trong nước hiện vẫn không đủ về số lượng do
giống sản xuất trong nước phần lớn bị thoái hóa, khoai tây giống nhập khẩu quá đắt đối
với nông dân sản xuất nhỏ, việc sử dụng giống nhập khẩu chất lượng thấp dẫn tới tình
trạng khoai tây nhiễm bệnh tràn lan do không có cơ chế kiểm dịch, kiểm định chất
lượng. Ngoài ra, kỹ thuật nhân giống trong phòng thí nghiệm cũng như bí quyết sản xuất
đã cải tiến (cả trong việc chọn giống) chưa được phổ biến rộng rãi.. Bởi vậy đầu ra của
giống có chất lượng còn thấp. Chất lượng giống không đồng đều, kỹ thuật và công nghệ
canh tác lạc hậu, sản xuất manh mún, thiếu tập trung, chưa thành vùng sản xuất hàng
hóa, công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch còn yếu và cuối cùng là khả năng
tiếp thị sản phẩm còn hạn chế. Trong đó yếu tố nguồn giống, chất lượng giống và kỹ
thuật canh tác được coi là những khó khăn và thách thức chính.
- Bên cạnh những thuận lợi như khí hậu và thời tiết, tiềm năng đất đai và nguồn nhân
lực, các tiến bộ về khoa học và công nghệ, hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh và thị
trường đầy tiềm năng, sản xuất khoai tây ở Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng
cũng gặp phải nhiều khó khăn và thách thức như việc thiếu giống tốt vào thời điểm gieo
trồng, sản xuất nhỏ lẻ manh mún và không mang tính hàng hoá, chủ yếu là lao động thủ
công và công tác tiếp thị yếu… Không những thế, khoai tây thương phẩm nhập từ Trung
quốc được sử dụng làm giống do có 2 ưu điểm chính là giá rẻ và sẵn có trên thị trường.
Việc sử dụng khoai tây thương phẩm làm khoai tây giống đã dẫn đến việc lây lan một số
dịch bệnh và rủi ro về vấn đề này là rất lớn. Trong những khó khăn và thách thức kể trên
thì việc thiếu giống tốt được coi là một trở ngại chính đối với sản xuất khoai tây ở Miền

Bắc.
- Kiểm định và kiểm nghiệm chất lượng còn tốn nhiều thời gian và chi phí cao do đó số
lượng đăng ký và được thực hiện năm 2008 thấp hơn so với năm 2007. Điều này một
phần là do dự án đã nhập một số giống khoai tây mới từ Đức, Trung Quốc và Phần Lan
đồng thời mở rộng quy mô nhân giống do đó cần nhập thêm các thiết bị, hóa chất kiểm
nghiệm từ nước ngoài nên đã làm tăng chi phí kiểm nghiệm giống.
- Việc tập huấn cho nông dân chưa đồng bộ, thực hiện không đúng thời gian, thời lượng
đã gây ra một số sự không thống nhất trong phương pháp sản xuất ở một số hợp tác xã
và làm chất lượng khoai thương phẩm không đồng nhất, dễ bị nhiễm bệnh.
- Các quy định, hướng dẫn chi tiết của nhà nước về đăng ký và xác nhận giống cũng như
yêu cầu cụ thể đối với các cán bộ làm công tác này vẫn chưa có. Các biện pháp kiểm
dịch hiện tại còn chưa đáp ứng yêu cầu.
- Các mục tiêu của dự án chưa được xác định rõ ràng và có các chỉ tiêu đánh giá cụ thể
do đó gây khó khăn cho công tác quản lý chất lượng.
(*) Một số bài học rút ra từ việc thực hiện dự án chè-quả và giai đoạn 1 của dự án phát
triển sản xuất khoai tây:
- Các quy định và thủ tục về thực hiện dự án ở địa phương đã được hình thành ngay từ
đầu, điều này đóng góp rất quan trọng cho sự thành công của dự án. Tiến độ về tăng
cường xây dựng năng lực được triển khai kết hợp với quá trình thực hiện dự án rất hữu
ích trong việc đẩy nhanh tiến độ dự án. Việc phân cấp thực hiện dự án đã giúp địa
phương có tính chủ động ở mức nào đó. PPMU đóng vai trò then chốt trong công tác
theo dõi và giám sát dự án, giúp tạo ra rính tự chủ, linh hoạt và tinh thần trách nhiệm của
các tỉnh.
- Các chương trình đào tạo, thăm quan học tập nên được thiết kế nhằm hỗ trợ thực hiện
dự án. Dựa vào kinh nghiệm của dự án này, nên phân cấp thực hiện cho tỉnh, tuy nhiên,
Ban quản lý dự án Trung ương (CPMU) nên xây dựng một hệ thống theo dõi và đánh
giá, tiến hành các đoàn công tác theo dõi kiểm tra thường xuyên nhằm hỗ trợ cho các cơ
quan địa phương.
- Công tác cải cách chính sách và thể chế cũng được triển khai một cách hiệu quả hơn
vì có sự thống nhất giữa VBARD, CPMU, các PPMU, các viện nghiên cứu và các cơ

quan của Chính phủ ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án. Một kế hoạch hành động có
khung thời gian rõ ràng cho công việc thực hiện công tác cải cách này và các điều kiện
giải ngân cũng đã được thống nhất ngày từ thời điểm ban đầu của dự án.
- Việc áp dụng lãi suất thương mại dựa vào thị trường dành cho các nhóm dân tộc thiểu
số ở vùng sâu vùng xa đã được thiết kế với sự kết hợp thêm với chương trình cho vay
xoá đói giảm nghèo khác sẵn có trong vùng. Mức lãi suất thị trường được họat động một
cách có hiệu quả hơn khi kết hợp với các nỗ lực khác nhau nhằm hỗ trợ cho các chi phí
họat động của nhiều bên tham gia trong việc giảm nghèo đói. Mức lãi suất thị trường và
sự linh hoạt trong việc tạo ra năng lực đối với các cá nhân là đối tượng thuộc dự án có
vai trò quan trọng nhằm đảm bảo tính ổn định bền vững của dự án.
1.2 Một số giải pháp và kiến nghị
Từ việc phân tích thực trạng và các ưu, nhược điểm của công tác QLDA tại BQLDA
phát triển chè và cây ăn quả, đề tài xin trình bày một số giải pháp nhằm phát huy ưu
điểm và khắc phục những hạn chế kể trên như sau:
1.2.1 QLDA theo chu kỳ
1.2.1.1 Huy động và giải ngân vốn
- Cần tập trung hơn nữa vào việc tăng cường năng lực và nâng cao ý thức trách nhiệm
của các cán bộ tham gia quản lý tài chính vì đây là một trong những yếu tố then chốt
quyết định tiến độ giải ngân của dự án. Một trong những bộ phận cần có biện pháp tăng
cường năng lực và kiện toàn bộ máy là các cán bộ tài chính kế toán của các Ban PPMU
tỉnh. Do số lượng cán bộ tài chính kế toán của các Sở NN& PTNT có hạn nên các tỉnh
cần phải có chính sách để đào tạo, thành lập một đội ngũ chuyên quản lý tài chính kế
toán của các dự án.
- Do mức lương cơ bản đã được điều chỉnh tăng từ năm 2009 nên cần có sự điều chỉnh
về chi phí nhân sự của dự án, đặc biệt là cần xin cấp thêm vốn từ GTZ và Bộ
NN&PTNT. Hiện nay BQL đã có công văn gửi lên Bộ nhưng vẫn còn đang trong tình
trạng chờ phê duyệt. Tuy nhiên mức lương sau khi tăng chắc chắn vẫn không thỏa đáng,
đặc biệt là mức phụ cấp của các cán bộ tỉnh do đó thường gây khó khăn cho việc tuyển
dụng và thu hút nhân tài cho dự án. Do đo cần có các quy định linh hoạt hơn về mức phụ
cấp, đặc biệt là với các tỉnh vùng sâu vùng xa. Các vùng này cần có mức phụ cấp cao

hơn nữa để có thể thu hút cán bộ có năng lực từ các nơi khác đến.
- Cần đơn giản hóa cơ chế lựa chọn nhà thầu và xét duyệt các khoản tín dụng, không nên
kéo dài tình trạng có quá nhiều cơ quan cùng tham gia xét duyệt như hiện nay. Có thể
hạn chế bớt sự tham gia của ban chỉ đạo dự án và yêu cầu sở xây dựng tỉnh phối hợp
cùng với ngân hàng để cùng đánh giá và thống nhất về hồ sơ kỹ thuật của nhà thầu trước
khi để ngân hàng đánh giá mảng tài chính và ngân hàng sẽ là người quyết định cuối
cùng.
- Cần thống nhất phương pháp quản lý tài chính cho từng PPMU trước khi triển khai dự
án sao cho phù hợp với yêu cầu của nhà tài trợ. Do các dự án thường có các dòng chi có

×