Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Báo cáo thực tập nhận thức ngành xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.44 MB, 36 trang )

Nhóm 67 - Lớp 11X1A

Lời nói đầu!
Nằm trong khung chương trình đào tạo của Khoa xây dựng dân dụng và công nghiệp,
Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng. Nhằm mục đích giúp cho mỗi sinh viên có
điều kiện tiếp cận một cách trực quan, sinh động các công trình kiến trúc. Thực tập nhận
thức là dịp để mỗi sinh viên liên hệ những kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tiễn cuộc
sống.Từ đó củng cố niềm đam mê, lòng yêu nghề, tạo động lực thúc đẩy tinh thần học tập
hăng say, đầy hứng thú và vô cùng ý nghĩa cho mỗi sinh viên.
Tuy thời gian Thực tập nhận thức không dài nhưng nó một phần nào đã giúp chúng em rất
nhiều trong việc nắm vững, hệ thống lại các kiến thức đã học cũng như học hỏi, tiếp cận với
nhiều điều mới mẻ, vô cùng độc đáo và ý nghĩa. Những gì chúng em học được, biết được,
tìm hiểu được trong những ngày qua là nguồn thông tin thật sự bôt ích, là hành trang qúi
báu để chúng em bước vào đời, xây dựng bản than và góp phần xây dựng xã hội ngày càng
văn minh, hiện đại
Với sự biết ơn sâu sắc, chúng em xin chân thành cám ơn quý thầy cô hướng dẫn cũng như
tập thể công ty lữ đoàn du lịch Thiên Bình Nguyên Travel đã giúp chúng em hoàn thành
chuyến thực tập thành công tốt đẹp, lưu lại nhiều kỉ niệm đẹp của thời sinh viên. Kính chúc
quý thầy cô và công ty du lịch nhiều sức khỏe, thành công.
Tham gia đợt thực tập gồm có:
Giáo viên hướng dẫn:
1.
2.
3.

Đặng Hưng Cầu
Phan Thị Cẩm Vân
Nguyễn Thạc Vũ

Cùng tập thể các lớp 11X1A, 11X1B, 11X1C.
Thời gian thực tập: Từ ngày 07/04/2014 đến ngày 11/04/2014


Địa điểm thực tập: Các công trình kiến trúc độc đáo cũng như nét văn hóa đặc sắc của các
vùng miền Nam Trung Bộ, Tây Nguyên…

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 1


Nhóm 67 - Lớp 11X1A

Lịch trình thực tập










Ngày 7/4/2014:
Xe đón Đoàn tại Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng và đưa đoàn khởi hành đi xứ
sở trầm hương- Tp. Nha Trang, Khánh Hòa. Đoàn dừng chân thực tập tại nhà máy
ôtô Chu Lai Trường Hải-Quảng Nam. Trên đường đi đoàn được nghe thuyết minh về
khu nhà tưởng niệm nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và sự tích hòn Vọng Phu.
Đoàn dừng chân ăn trưa tại Tam Quan, Bình Định và tiếp tục hành trình.
Đoàn ăn tối và nhận phòng nghỉ tại Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.
Ngày 8/4/2014:
Xe đưa đoàn đi ăn điểm tâm rồi đi tham quan Nhà thờ Núi, Long Sơn Tự, Tháp bà
Ponagar- tháp của người Chăm pa thờ nữ thần Thiên Y A Na.
Xe đưa đoàn đi ăn trưa và về khách sạn nghỉ ngơi.

14h00 xe đưa đoàn đi chinh phục hệ thống cáp treo vượt biển dài nhất thế giới để đến
với khu vui chơi giải trí Vinpearl Land.
20h00 đoàn trở về đất liền, xe đưa đoàn đi ăn tối và về khách sạn nghỉ ngơi.
Ngày 9/4/2014:
Đoàn trả phòng khách sạn, xe đưa đoàn đi ăn điểm tâm rồi khởi hành đi thành phố
ngàn hoa- Tp. Đà Lạt.
Đến với thành phố Đà Lạt, xe đưa đoàn tập trung và tham quan công trình có kiến
trúc cấp quốc gia- Ga Đà Lạt.
Xe đưa đoàn đi ăn trưa rồi về nhận phòng nghỉ tại khách sạn.
Buổi chiều xe đưa đoàn đi tham quan Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, Vườn hoa
khô Đà Lạt, Thung lung tình yêu và đi mua sắm.
Buổi tối, xe đưa đoàn đi tham gia buổi Gala dinner do công ty du lịch Thiên Bình
Nguyên tổ chức. Sau đó xe đưa đoàn về khách sạn nghỉ ngơi.
Ngày 10/4/2014:
Xe đưa đoàn đi ăn điểm tâm rồi tham quan Dinh Bảo Đại, Thiền Viện Trúc Lâm,
Thác Datanla.
Xe đưa đoàn đi ăn trưa rồi về khách sạn nghỉ.
Buổi chiều đoàn được tự do tham quan, mua sắm tại chợ Đà Lạt cũng như một số địa
điểm du lịch khác tại tp. Đà Lạt. Khám phá nét riêng của thành phố ngàn hoa này.
Buổi tối đoàn được giao lưu lửa trại, văn nghệ với bộ tộc Lạch ở núi Langbiang, sau
đó đi ăn tối và về phòng nghỉ.
Ngày 11/4/2014:
Đoàn trả phòng khách sạn sớm rồi lên xe trở về với thành phố Đà Nẵng. Trong
chuyến hành trình trở về đoàn có dừng chân ăn điểm tâm tại chân đèo Khánh Lê, ăn
trưa trên đường, mua sắm tại Bình Định, ăn tối tại Quảng Nam rồi trở về Đà Nẵng.
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 2


Nhóm 67 - Lớp 11X1A


BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 3


Nhóm 67 - Lớp 11X1A

BÁO CÁO CHI TIẾT THỰC TẬP NHẬN THỨC
Ngày 7/4/2014
Sáng sớm ngày 7/4/2014 đoàn xe thực tập nhận thức của khoa xây dựng dân dụng và
công nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng bắt đầu khởi hành.
Không khí trên xe thật vui vẻ, rộn rã tiếng cười bởi những câu chuyện hóm hỉnh, hài
hước của các bạn sinh viên. Lời ca tiếng hát vang lên đầy nhiệt huyết, máu lửa trong
tiếng đàn guitar đôi lúc du dương, có lúc lại réo rắt, thổn thức không nguôi.
Đoàn được tập thể công nhân viên nhà máy Thaco Chu Lai Trường Hải đón tiếp nồng
hậu, nhiệt tình. Sau khi được Thaco Chu Lai giới thiệu đôi nét về công ty, đoàn được
mời đi tham quan các xưởng láp ráp, thực hành của sinh viên trường cao đẳng nghề
Chu Lai Trường Hải, tham quan quy mô cũng như cấu tạo kiến trúc, cách thức quy
hoạch và mối quan hệ hữu cơ của một số nhà công nghiệp, biến cảng, trụ sở làm việc.
Đoàn tiếp tục hành trình. Đoàn đã đi qua bệnh viện mang tên Bác sĩ Đặng Thùy Trâm
tại Quảng Ngãi, một công trình cũng có kiến trúc độc đáo.
Đoàn nghỉ ngơi ăn trưa tại Tam Quan, Bình Định. Và tiếp tục hành trình.
Đoàn đến Khánh Hòa và ăn tối tại đây rồi về thành phố biển Nha Trang nhận phòng
nghỉ ngơi sau một ngày dài hành trình
2. Ngày 8/4/2014
Buổi sáng: đoàn đi tham quan nhà thờ đá Khánh Hòa, chùa Long Sơn Tự, thác bà
Paguna.
2.1 Nhà thờ đá:
2.1.1 Vị trí: Nhà thờ nằm ở ngã 6 trên đồi Hoàng Lân, Tp. Nha Trang.
2.1.2 Đặc điểm:
Được cha sứ Louis Vallet khởi công xây dựng ngày 3-9-1928 và hoàn thành vào
tháng 5-1933. Để tạo được mặt bằng trên đỉnh núi, khi xây dựng người ta phải

dùng khoảng 500 trái mìn. Diện tích: 720m2
Ngoài tên gọi chính thức là nhà thờ chánh toà Kitô Vua, còn có một số tên gọi
khác như: nhà thờ Nha Trang, nhà thờ Đá, nhà thờ Ngã Sáu, nhà thờ Núi...
Nhà thờ là một trong những nét kiến trúc độc đáo được xây dựng theo phong cách
kiến trúc nhà thờ phương Tây. Nhìn tổng thể, nhà thờ có bố cục chắc khỏe với
những khối đá lập thể nhỏ vươn dần từ thấp lên trời xanh. Ðiểm cao nhất nhà thờ
là nơi đặt Thánh Giá trên đỉnh tháp chuông, cao 38m tính từ mặt đường. Nhà thờ
có mái vòm rộng, những ô cửa hình hoa hồng theo phong cách kiến trúc gothic
đặc trưng nổi bật như một dấu son giữa lòng thành phố.
1.

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 4


Nhóm 67 - Lớp 11X1A

Phía trong nhà thờ có không gian rộng, thoáng đạt, phân thành khu vực cung
thánh và khu phía sau cung thánh rất thanh tịnh, trang nghiêm.

Tuy đã gần 70 năm tuổi, trải qua bao mưa nắng nhưng với lối cấu trúc độc đáo
nhà thờ núi vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị kiến trúc từ xa xưa. Hiện nay nhà
thờ được đưa vào danh sách di tích và thắng cảnh của tỉnh Khánh Hoà.
Vật liệu xây dựng chủ yếu là gạch táp lô xi măng, sản xuất tại chỗ bằng phương
pháp thủ công. Đặc biệt, chỉ phần mái bằng của hành lang chạy dọc hai bên có sử
dụng bê tông cốt thép, toàn bộ mái vòm của nhà nguyện được dùng cốt tre cật và
lưới thép mắt cáo. Không gian thánh đường mang hình thập giá, tạo thành 3 gian
chính: gian hành lang, gian giáo dân và gian cung thánh. Bước qua cửa Tiền Đàn,
mọi người có cảm giác như thu mình giữa một thế giới khác, bầu trời cáo vút dưới
những vòm cung tuyệt đẹp. Ánh sáng tràn qua hệ thống cửa sổ kính rộng có trang
trí hoa văn lẫn màu sắc, soi rọi những bức họa mô tả cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu qua 14 tràng đàn, tạo hiệu ứng cảm xúc mãnh liệt.

Nhà thờ Đá cũng là 1 trong những địa điểm thu hút rất nhiều du khách, các nhà
quay phim và nhiếp ảnh trong và ngoài nước.

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 5


Nhóm 67 - Lớp 11X1A

2.2 Chùa Long
2.2.1 Vị trí:

Sơn Tự:

Chùa Long Sơn hay còn gọi là Chùa Phật Trắng trước có tên là Đăng Long Tự,
tọa lạc ở số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn dưới chân hòn Trại Thủy
ở Nha Trang.

2.2.2

Đặc điểm:
Ngôi chùa này được xây dựng cách đây hơn một trăm năm, trải qua nhiều lần
trùng tu, và đến nay là ngôi chùa nổi tiếng nhất tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Chùa
Long Sơn do nhà sư Ngộ Chí (sinh năm 1856, pháp danh Phổ Trí, tên tục là
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 6


Nhóm 67 - Lớp 11X1A

Nguyễn Tám Văn Nghi, theo dòng Thiền Lâm tế đời thứ 39) lập năm 1886 với tên
gọi là Đằng Long Tự. Ban đầu chùa chỉ là một căn nhà tranh nằm tại đỉnh đồi Trại

Thủy (nơi đặt tượng Phật trắng hiện nay). Năm 1900, chùa bị sập sau một cơn
bão, nên nhà sư quyết định dời xuống chân núi và đổi tên chùa thành Long Sơn tự.

Năm 1936, theo di nguyện của sư Ngộ Chí, chùa được tiến cúng cho Hội An Nam
Phật học để làm trụ sở chấn hưng Phật giáo Khánh Hòa, đến nay vẫn là trụ sở của
Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa. Năm 1938 (năm Bảo Đại thứ 14), chùa được
phong "Sắc tứ Long Sơn tự".
Năm 1941 chùa được trùng tu với công lao chính của Hội trưởng Tôn Thất Quyền
và Phật tử Võ Đình Thụy. Năm 1968, chùa bị sạt mái ngói do chiến tranh. Năm
1971, Thượng tọa Thích Thiện Bình đứng ra trùng tu chùa và cho đến năm 1975,
việc trùng tu mới thực hiện được 60% theo bản thiết kế của kiến trúc sư Võ Đình
Diệp. Khuôn viên chùa có chiều rộng 44,5 m, chiều dài hơn 72 m. Bên cạnh chùa
là giảng đường của Trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa và trụ sở của Giáo hội
Phật giáo Khánh Hòa. Chính điện rộng 1.670 m², có một tượng Phật Tổ bằng đồng
đang ngồi thuyết pháp, cao 1,6 m, nặng 700 kg.
Từ chùa, muốn lên đến đỉnh đồi Trại Thủy phải đi lên 153 bậc tam cấp. Tại bậc
thứ 44 là tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn dài 17 m, cao 5 m, đằng sau tượng là bức
phù điêu mô tả cảnh 49 đệ tử túc trực niệm phật. Tượng được xây dựng năm 2003.
Lên khỏi tượng Phật nằm 5 mét là tháp chuông với quả đại hồng chung cao 2,2 m,
nặng 1.500 kg do phật tử tại Huế tặng năm 2002. Trên đỉnh đồi là bức tượng Kim
Thân Phật tổ (còn gọi là tượng Phật trắng) ngồi thuyết pháp, tượng cao 24 m, đài
sen làm đế cao 7 m, rất dễ nhìn thấy tại một khu vực rộng xung quanh Chùa.
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 7


Nhóm 67 - Lớp 11X1A

Tượng được xây từ năm 1963 do sự đóng góp của tăng ni phật tử của vùng lân
cận. Xung quanh đài sen là chân dung bảy vị hòa thượng, đại đức đã tự thiêu để
phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm trong khoảng thời gian

từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1963[2]. Dưới chân đài sen là bức tường chia thành
những ngăn nhỏ để chứa hài cốt do các gia đình Phật tử gửi.

2.3 Tháp Bà
2.3.1 Vị trí:

2.3.2

Ponagar:

Tọa lạc trên một quả đồi khá cao tại làng Cù Lao, tổng Xương Hà, huyện Vĩnh
Xương, tỉnh Khánh Hòa xưa (nay thuộc thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa)
Đặc điểm:
Được xây dựng từ khoảng thế kỉ thứ 8 đến thế kỉ 13, thời kỳ đạo Hinđu (Ấn Độ
giáo) đang cường thịnh tại vương quốc Chăm cổ.
Tháp Bà Ponagar là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 50 mét
so với mực nước biển. Ở cửa sông Cái, cách trung tâm thành phố Nha Trang
khoảng 2 km về phía bắc.
Tổng thể kiến trúc của Ponagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên. Ở tầng thấp, ngang
mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc
thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.
Ở tầng giữa gọi là Mandapa (tức là nhà khách, nhà tĩnh tâm) dành cho khách hành
hương nghỉ ngơi, chuẩn bị lễ vật. Mandapa dài 20m, rộng 15m, gồm 4 hàng cột
hình bát giác (bao gồm 10 cột lớn và 12 cột nhỏ). Trên thân các cột lớn có các lỗ
mộng, khoét sâu vào thân cột, đối xứng ngang bằng với đỉnh của các cột nhỏ.

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 8


Nhóm 67 - Lớp 11X1A


Tầng trên cùng là nơi các ngọn tháp toạ lạc. Những ngôi tháp được xây dựng theo
kiểu Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Tháp thờ chính ở
dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Ponagar.
Tháp có 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá. Bên trong là
tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm
hương, và xa hơn nữa là bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa
phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp
hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi.

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 9


Nhóm 67 - Lớp 11X1A

Buổi chiều: Đoàn đi tham quan du lịch tại Vinpearl Land
2.4 Vịnh Vinpearl Land
2.4.1 Vị trí:
Vinpearl Land hay Khu du lịch Hòn Ngọc Việt (tên cũ cho đến tháng 12 năm
2006) là một khu du lịch sang trọng của Nha Trang nằm trên đảo hòn Tre, vịnh
Nha Trang- một trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới.
2.4.2 Đặc điểm:
Với tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí sang trọng, hiện đại bậc nhất tại Việt
Nam, mỗi năm, Vinpearl Nha Trang vinh dự đón hàng triệu lượt khách tới thăm
quan và nghỉ dưỡng. Mãn nguyện và hài lòng trước khung cảnh lộng lẫy, nên thơ
của không gian cũng như những dịch vụ đẳng cấp quốc tế của Vinpearl Nha
Trang, đông đảo du khách trong và ngoài nước đã yêu mến gọi tên nơi đây là
“Đảo Thiên Đường”, là “Hòn Ngọc Việt”… Là một điểm nhấn trong quần thể khu
du lịch Vinpearl Nha Trang, khu công viên giải trí Vinpearl được xây dựng trên
diện tích gần 200.000 m2, bao gồm nhiều công trình hiện đại, đặc sắc, đẳng cấp

quốc tế như: Cáp treo vượt biển dài nhất thế giới (3.320m); dãy phố mua sắm rộng
hơn 6.000 m2; khu công viên nước rộng 60.000 m2 với nhiều trò chơi mạo hiểm
kỳ thú; khu sân khấu nhạc nước và biểu diễn ngoài trời với sức chứa hơn 5.000
chỗ ngồi; trung tâm hội nghị và biểu diễn đa năng có sức chứa 1.350 khách; Thủy
cung Vinpearl với gần 300 loài sinh vật biển và 90m đường ngầm dưới nước….
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 10


Nhóm 67 - Lớp 11X1A

Đặt chân vào công viên giải trí Vinpearl, bạn sẽ được trải nghiệm những bất ngờ
thú vị trong một thế giới thần tiên, được thỏa thích tham gia các trò chơi và
thưởng thức những màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc nhất, giúp tiếp thêm năng
lượng sống cho bạn và cả gia đình.

Ngoài những phương tiện đi lại như canô ta-xi, tàu cao tốc và phà, khách tham
quan còn có thể sang đảo Hòn Tre bằng hệ thống cáp treo dài 3320 mét, cáp treo
vượt biển dài nhất Việt Nam với 9 cột trụ trên biển và đất liền có hình dáng và cấu
trúc giống tháp Eiffel, vào ban đêm sẽ được thắp sáng bằng laser. Hệ thống này có
thể chuyên chở 1000-1500 người một giờ, giúp cho việc qua lại giữa đảo và đất
liền được dễ dàng hơn.
Cáp treo
Tuyến cáp treo nối đất liền với đảo Vinpearl
Được đánh giá là một trong những tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới[2].
Cáp treo Vinpearl Land được khởi công xây dựng vào tháng 4 năm 2006 và khai
trương vào ngày 10 tháng 3 năm 2007. Tuyến cáp này dài 3,32 km, điểm cao nhất
là 54 m với chiều cao trung bình là 45 m so với mặt nước biển. Tuyến được nối
với nhau bởi bảy trụ trên biển, hai trụ trên bờ và hai nhà ga đặt tại hai đầu Nha
Trang và Hòn Tre. Sự thông suốt vận chuyển được đảm bảo nhờ 47 cabin 8 chỗ,
rút ngắn thời gian di chuyển còn 9 phút 20 giây và có thể hoạt động ở điều kiện

gió cấp 7.
Bến phà
Đón khách từ đất liền tới Vinpearl Land dài khoảng hơn 2 hải lý và đi phà phải
mất tới 20 phút (6 hải lý/tiếng).
Tàu cao tốc
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 11


Nhóm 67 - Lớp 11X1A

Đón khách từ đất liền đi tới Vinpearl Land mất 7 phút bằng tàu cao tốc (17 hải
lý/tiếng). Lịch hoạt động:24h/24h (30 phút /chuyến)
Khu trò chơi
Trò chơi ngoài trời
Đu quay cảm giác mạnh
Đu quay thú nhún
Đu quay con voi
Đu quay dây văng
Tàu lượn cao tốc

Trò chơi trong nhà
Phim 4 chiều,
Trò chơi ảo
Vườn cổ tích
Xe đụng
Thiên đường trẻ em

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 12



Nhóm 67 - Lớp 11X1A

Trò chơi điện tử
Cưỡi bò tót
Thủy cung
Thủy cung Vinpearl có diện tích 3.400 m², tựa như một đại dương thu nhỏ với 300
loài sinh vật biển quý hiếm, lạ mắt.

Công viên nước
Ống trượt nước, tàu nước

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 13


Nhóm 67 - Lớp 11X1A

Các tiện nghi khác
Phố mua sắm
Trung tâm hội nghị và biểu diễn đa năng
Làng ẩm thực
Khu sân khấu nhạc nước và biểu diễn ngoài trời
Vũ trường Exotica

Ngày 9/4/2014
Buổi sáng: Đoàn lên đường tiếp tục chuyến hành trình về với thành phố ngàn thơ,
thành phố hoa Đà Lạt. Điểm dừng chân tham quan đầu tiên là Ga Đà Lạt.
3.1 Nhà Ga Đà Lạt:
3.

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 14



Nhóm 67 - Lớp 11X1A

3.1.1 Vị trí:
01 Quang Trung, Phường 10, Tp. Đà Lạt
3.1.2 Đặc điểm:
Nhà ga Đà Lạt xây từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, là ga cổ nhất còn lại ở VN; năm
2001 được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia.
Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế theo hình thức
Anglo-normand mới, chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc hiện đại với kinh phí xây dựng là
200.000 france. Ga xe lửa Đà Lạt có hình dánh như núi Lang Bian hùng vĩ, với chiều dài
66,5m; chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m, kiến trúc giống các nhà ga ở các tỉnh miền
Nam nước Pháp, tức là có mái và hai đầu mái uốn vòm. Nếu nhìn từ phía bên hông ta sẽ
thấy 3 mái nhọn nhô ra ở phía trên đầu rồi thụt vào ở phía chân, nhưng luôn theo kiểu thẳng
đứng.Nhìn từ mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn tam giác tượng trưng cho ba đỉnh núi Lang
Bian, còn các mái ngói ở chân tam giác ngoài xiên ra như chân sườn núi.

Đây là một công trình kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa
kiến trúc phương Tây với kiến trúc nhà rông Tây Nguyên, sự tuyệt mỹ của những đường nét
họa tiết trang trí đã được nhà nước xếp vào hàng di sản.

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 15


Nhóm 67 - Lớp 11X1A

Tuyến đường sắt của ga Đà Lạt dài 84km, trong đó xuyên qua 5 hầm rất dốc nên phải sử
dụng hệ thống đường ray và đầu máy răng cưa dài 16km. Đường sắt có 3 đường ray. Một
nằm giữa được thiết kế có răng cưa để tàu có thể leo dốc an toàn. Đây là kiểu đường sắt chỉ

có ở Đà Lạt và Thuỵ Sĩ. Hiện nay, cả tuyến đường sắt Đà Lạt không còn dấu tích các đoạn
răng cưa. Tuyến đường răng cưa này trở nên độc đáo nhất nước ta và của cả thế giới. Hàng
ngày có 3 đội tàu: Tháp Chàm - Đà Lạt - Nha Trang; Tháp Chàm - Đà Lạt; Sài Gòn - Tháp
Chàm - Đà Lạt đều đều lăn bánh. Đến năm 1972, khi chiến tranh trở nên ác liệt, tuyến
đường sắt này buộc phải ngưng hoạt động.

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 16


Nhóm 67 - Lớp 11X1A

Hiện nay, tuyến đường sắt Đà Lạt vừa khôi phục lại 7km để phục vụ khách du lịch. Du
khách trong và ngoài nước đến đây tham quan rất đông. Ga Đà Lạt còn là nhà ga “cao nhất”
Việt Nam, vì nó nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển. Hiện nay, cùng với nhà ga
Hải Phòng, ga Đà Lạt là nhà ga cổ kính nhất còn lại ở Việt Nam. Ngoài ra, nó còn là nhà ga
có đầu tàu chạy bằng hơi nước duy nhất chỉ có ở Đà Lạt, nhà ga độc đáo nhất và là nhà ga
đẹp nhất Việt Nam.

Sau đó đoàn về ăn trưa tại nhà hàng Nam Đô.
Buổi chiều: đoàn tham quan tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, Showroom hoa khô,
Thung lũng tình yêu.
3.2 Trường Cao
3.2.1 Vị trí:
3.2.2

đẳng Sư phạm Đà Lạt:

29 Yersin, Đà Lạt, Lâm Đồng
Đặc điểm:
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là một trường cao đẳng được thành lập ngày 3

tháng 9 năm 1976 theo quyết định số 1784/QĐ của Bộ Giáo dục. Trường có
nhiệm vụ đào tạo giáo viên cấp 2 cho tỉnh Lâm Đồng và cho cả một số tỉnh bạn
như Đồng Tháp, Sông Bé…
Từ năm 1993, Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt còn được UBND tỉnh giao
‘hem một chức năng: bồi dưỡng cán bộ quản lý cho các trường mâm non, tiểu
học và trung học cơ sở.
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 17


Nhóm 67 - Lớp 11X1A

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là kiến trúc được Hội Kiến trúc sư thế giới
(UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới
trong thế kỷ 20. Trường được người Pháp thành lập năm 1927, do kiến trúc sư
Moncet thiết kế và chỉ đạo xây dựng, dành cho con em người Pháp và một số gia
đình người Việt giàu có. Trong đó có cả con em của những gia đình quyền quý, có
địa vị xã hội ở các nước láng giềng như Lao, Cao Miên…cũng được gởi theo học
tại đây. Năm 1932 trường Petit Lycée Dalat được đổi tên thành Grand Lycée de
DalatLycée Yersin để tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin. Dãy lớp học được xây
hình vòng cung, gạch xây trường là gạch trần đỏ ép được chở từ châu Âu sang,
mái được lợp bằng ngói ardoise màu xanh làm từ nước Pháp. Hiện nay các tấm
ngói lợp đã được thay thế do các tấm ngói cũ đã không còn sử dụng được nữa.
Điểm nhấn của dãy nhà hình vòng cung là tháp chuông. Phía bên ngoài tháp
chuông trước đây có 1 đồng hồ nhưng có lẽ đã bị tháo dỡ, du khách chỉ có thể
thấy vết tích của chiếc đồng hồ lớn còn in lại trên nền gạch. Bên trên tháp chuông
cũng không còn chuông do có lẽ đã bị tháo dỡ trong thời chế độ cũ. Đặc biệt là
dãy nhà vòng cung với chiều dài phía trước hơn 77m và phía sau gần 90m gồm ba
tầng lầu có 24 phòng học. Đường cong của dãy nhà vòng cung như những cuốn
sách đang mở ra và hình ảnh tháp chuông tượng trưng cho một khát vọng trí tuệ
vươn lên. Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt được ví như những đường cong khát

vọng.

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 18


Nhóm 67 - Lớp 11X1A

3.3 Showroom hoa khô:
3.3.1 Vị trí: số 7A/1, đường
3.3.2 Đặc điểm:

Mai anh Đào – cạnh Thung lũng tình yêu Đà Lạt.

Ngày 8-11-2009, Công ty cổ phần công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt khai
trương showroom hoa tươi bảo quản nghệ thuật rộng gần 500 để giới thiệu cho du
khách gần xa những sản phẩm hoa tươi sấy khô theo công nghệ Nhật Bản. Đây là
doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng công nghệ sấy khô hoa tươi hiện đại
để sản xuất. Doanh nghiệp đã trưng bày gần 1.000 sản phẩm hoa tươi sấy khô từ
các loại hoa hồng , hoa cẩm chướng, cẩm tú cầu …với nhiều màu sắc , kiểu dáng
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 19


Nhóm 67 - Lớp 11X1A

và được cắm theo các chủ đề khác nhau như: giáng sinh, đồng quê, trang trí nội
thất, đám cưới…

Trưng bày hoa khô

Những sản phẩm từ hoa khô


Quá trình làm ra những bông hoa khô kéo dài chừng một tuần. Hoa tươi sau khi
thu hoạch được lựa chọn cẩn thận, cắt cành dài chừng 20cm rồi đem đi xử lý bằng
hóa chất để tẩy trắng cánh. Công đoạn này diễn ra trong 2 ngày. Hai ngày tiếp
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 20


Nhóm 67 - Lớp 11X1A

theo là công đoạn tạo màu cho hoa. Khi tạo màu xong, người thợ phải làm mềm
cánh hoa và cuối cùng là sấy khô liên tục trong 24h, với nhiệt độ từ 25- 50 ◦C. Khi
đã xong tất cả các công đoạn trên, hoa sẽ được đóng trong những chiếc hộp đặc
biệt, bảo quản trong môi trường chân không để tránh cho hoa khỏi bị "sốc" (sự
chênh lệch về nhiệt độ, độ ẩm). Tuổi thọ của hoa khô kéo dài từ 3 - 5 năm.

Hoa ở
cẩm
cầu nguyên
bảnxuất
và saukhẩu
khi được
sấyNhật
khô, nhuộm
màu
vàngÂu, với số lượng
Hiện nay hoa sấy khô
ĐàtúLạt
chủ yếu
sang
Bản và

châu
vài trăm nghìn cành mỗi tháng.

Trưng bày hoa khô

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 21


Nhóm 67 - Lớp 11X1A

Du khách có thể ngồi thư giãn bên tách cà phê nóng, vừa nghe nhạc nhẹ vừa ngắm phong
cảnh tuyệt đẹp của Thung lũng Tình yêu đầy quyến rũ từ lầu 1 showroom hoa.

Lầu 1 showroom hoa khô

Mô hình nhà phối cảnh hoa khô

Công ty đã đầu tư gần 20 tỉ đồng xây dựng công viên hoa bên triền đồi thông sát cạnh
showroom hoa; công viên có nhiều mô hình độc đáo được xếp đặt bằng hoa tươi và cây
cảnh được cắt tỉa công phu; có khu vui chơi, giải trí cho các lứa tuổi… Công viên này đã
khai trương phục vụ du khách dịp Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 5, diễn ra cuối năm 2013.
Một điểm mới khác, tại đây vừa đưa vào hoạt động siêu thị đặc sản Đà Lạt rộng hơn
1.000m2, siêu thị “hội tụ” những thương hiệu hàng đầu của Đà Lạt như rượu vang, trà atisô,
trà xanh, trà ướp hương, trà ô long, các loại mứt dâu tây, dâu tằm, khoai lang dẻo, các sản
phẩm rau quả sấy khô… Siêu thị còn trưng bày và bán các loại mỹ phẩm cao cấp, các sản
phẩm đan len đặc trưng của Đà Lạt, sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây tre lá của tỉnh Lâm
Đồng, các loại bình cắm hoa và phụ liệu cắm hoa…

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 22



Nhóm 67 - Lớp 11X1A

Siêu thị hoa khô

3.4
3.4.1

Nhà thờ Con Gà:
Vị trí:
Nhà thờ Con Gà nằm trên đường Trần Phú, thành phố Đà Lạt, gần khách sạn
Novotel.

Vị trí nhà thờ
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 23


Nhóm 67 - Lớp 11X1A

3.4.2

Đặc điểm:

Nhà thờ Con Gà là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của Đà
Lạt. Đây là nhà thờ lớn nhất ở thành phố Đà Lạt, được gọi là nhà thờ Chánh tòa, hay
ngoài ra còn cái tên dân gian là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có tượng một
con gà lớn. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1931 đến 1942. Mặt bằng nhà thờ theo hình
chữ thập (giống thánh giá) có chiều dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m. Với độ
cao đó, từ tháp chuông của nhà thờ có thể nhìn thấy mọi nơi của thành phố. Cửa chính
của nhà thờ hướng về núi Langbiang. Phần phía trên của tường được lắp 70 tấm kính

màu do xưởng Louis Balmet ở Grenoble (Pháp) chế tạo mang dấu ấn của kiến trúc nhà
thờ châu Âu thời Trung cổ. Nhà thờ Con gà được thiết kế theo “kiểu mẫu” của các nhà
thờ Công giáo Rôma ở châu Âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman. Nội thất
thánh đường gồm 3 gian: 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên. Mặt cắt công trình
thể hiện rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Các cột trong
nội thất có hệ đầu cột mô phỏng dạng cổ điển kết hợp với tự phát. Cả mặt bằng và mặt
đứng đều được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển. Mặt đứng với phần tháp
chuông vươn cao. Những đường nét, chi tiết trên mặt đứng hoàn toàn phỏng theo nguyên
gốc của các kiểu mẫu châu Âu.

Nhà thờ nhìn từ mặt trước và bên trrong

Cửa sổ có vòm cung tròn, các đường nét mạnh mẽ, dứt khoát, tổ chức theo phân vị
đứng, mái lợp ngói thạch bản, đặc biệt là tỷ lệ giữa các mảng khối rất hài hoà và chặt
chẽ. Tường chịu lực xây dựng bằng gạch đá dày khoảng 30 – 40 cm. Trên tường trong
nội thất được gắn các bức phù điêu với kích thước 1m x 0,8m, làm bằng vật liệu xi
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 24


Nhóm 67 - Lớp 11X1A

măng và sắt (do nhà điêu khắc Xuân Thi thể hiện). Riêng phần tường ngoài luôn được
quét sơn màu hồng, càng tôn thêm sự trang nghiêm của một công trình kiến trúc tôn
giáo. Trên thánh giá có tượng một con gà (cách mặt đất 27m) bằng hợp kim nhẹ rỗng
bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt đồng dài 0,66m, cao 0,58m quay
quanh một trục bạc đạn để chỉ hướng gió. Con gà có thể là biểu tượng của nước Pháp
(Coq gaulois: gà trống xứ Gaulle),có thể là biểu tượng của sự sám hối, theo đoạn Tân
Ước kể lại việc Chúa Giê-su quở trách Phê-rô (một trong 12 tông đồ của Người): "Ðêm
nay gà chưa gáy, con sẽ chối Ta ba lần...". Cột thu lôi, đế bầu tròn đỡ con gà và chữ
thập chỉ bốn hướng đông-tây-nam-bắc được sửa chữa, thay mới vài lần. Con gà xoay

theo hướng gió trên một vòng bạc rất nhẹ. Người dân bản xứ kháo nhau rằng con gà là
đài dự báo thời tiết rất hiện đại, con gà quay chiều nào là gió mưa, là nắng tạnh. Thực ra
vì con gà ở trên cao, để phòng gió tạt gãy đổ người ta đã thiết kế cho nó quay hướng
theo chiều gió, và thế là con gà quay hướng nào, gió hướng ấy.

Tượng con gà và thánh giá
trên đỉnh tháp chuông

3.5 Thung lũng
3.5.1 Vị trí:

Mặt bên nhà thờ

tình yêu:

07, Mai Anh Đào, Phường 8, Đà Lạt, Lâm Đồng. Nằm cách trung tâm thành phố
khoảng 5 km về phía bắc.
3.5.2 Đặc điểm:
Với qui mô diện tích gần 140 ha, thừa hưởng vùng khí hậu mát mẻ, trong lành,
cảnh quan thiên nhiên tuyệt mỹ, hữu tình. Thung lũng tình yêu chìm sâu bên sườn
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC Trang 25


×