Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (18651918)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 190 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
----------***----------

DƢƠNG QUANG HIỆP

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ
TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN KẾT THÚC
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
(1865 – 1918)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Huế - NĂM 2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
----------***----------

DƢƠNG QUANG HIỆP

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ
TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN KẾT THÚC
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
(1865 – 1918)

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 62 22 03 11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN TẬN

Huế - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận của
luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào khác.

Huế, ngày tháng năm 2016
Tác giả

Dƣơng Quang Hiệp


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
DÙNG TRONG LUẬN ÁN

ĐQCN

Đế quốc chủ nghĩa

TBCN

Tƣ bản chủ nghĩa


USA

The United States of America
(Hợp chúng quốc Hoa Kỳ)

USD

United States Dollar
(Đồng Đô la Mỹ)

Nxb

Nhà xuất bản

Cb

Chủ biên

OAS

Organization of American States
(Tổ chức các nƣớc châu Mỹ)

CA-TBD

châu Á – Thái Bình Dƣơng

PL.

Phụ lục


Tr.

Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
4. Nguồn tài liệu ..........................................................................................................5
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................6
6. Đóng góp của luận án ..............................................................................................7
7. Bố cục của luận án ..................................................................................................8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................9
1.1. Thực trạng nghiên cứu vấn đề khoa học ở trong nƣớc ........................................9
1.1.1. Giai đoạn trƣớc năm 1975 .................................................................................9
1.1.2. Giai đoạn sau năm 1975 ..................................................................................10
1.2. Thực trạng nghiên cứu vấn đề khoa học ở nƣớc ngoài ......................................14
1.3. Những tồn tại và vấn đề đặt ra cho luận án...........................................................19
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ .21
TỪ SAU NỘI CHIẾN ĐẾN KẾT THÚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
(1865 – 1918) ............................................................................................................21
2.1. Khái quát quá trình hình thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ .................................21
2.2. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trƣớc năm 1865 ...........................................26
2.2.1. Giai đoạn 1776 – 1823 ....................................................................................26
2.2.2. Giai đoạn 1823 – 1864 ....................................................................................31
2.3. Bối cảnh quốc tế nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX .................................38
2.4. Cơ sở nội tại tác động đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ 1865 1918 ...........................................................................................................................43

2.4.1. Cơ sở kinh tế ...................................................................................................43
2.4.2. Cơ sở tƣ tƣởng xã hội ......................................................................................49
2.4.3. Cơ sở chính trị ..................................................................................................54
CHƢƠNG 3. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI MỘT SỐ
KHU VỰC TIÊU BIỂU THỜI KỲ 1865 – 1918......................................................59
3.1. Khái quát chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ 1865 - 1918 .....................59


3.2. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với khu vực Mỹ Latinh .........................61
3.2.1. Giai đoạn 1865 – 1898 ....................................................................................61
3.2.2. Giai đoạn 1898 – 1918 ....................................................................................67
3.3. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với một số nƣớc ở châu Á .....................78
3.3.1. Đối với Nhật Bản ............................................................................................78
3.3.2. Đối với Trung Quốc ........................................................................................93
3.3.3. Đối với Philippines và các nƣớc Đông Nam Á khác ......................................98
3.4. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với một số nƣớc ở châu Âu .................108
3.4.1. Đối với Anh ...................................................................................................108
3.4.2. Đối với các bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất ..................114
Chƣơng 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ .
THỜI KỲ 1865 – 1918 ...........................................................................................126
4.1. Tổng quan kết quả chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ 1865 – 1918 ....126
4.1.1. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................................126
4.1.2. Hạn chế..........................................................................................................130
4.2. Đặc điểm ..........................................................................................................131
4.3. Tác động của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ.....................................................138
4.3.1. Đối với Hoa Kỳ .............................................................................................138
4.3.2. Đối với các nƣớc chịu ảnh hƣởng của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ ...........140
KẾT LUẬN .............................................................................................................146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................151


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trƣởng các ngành công nghiệp chủ chốt của Hoa Kỳ ...........44
giai đoạn 1860 – 1900 ...............................................................................................44
Bảng 2.2. Sự tăng trƣởng đầu tƣ tƣ bản, nhân công và giá trị ..................................45
sản phẩm của nền công nghiệp Hoa Kỳ giai đoạn 1860 – 1900 ...............................45
Bảng 2.3. Tỷ trọng của các nƣớc công nghiệp chủ yếu trong sản xuất công nghiệp
thế giới giai đoạn 1870 – 1900 ..................................................................................45


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bất kỳ thời đại lịch sử nào, đối với mỗi quốc gia, chính sách đối ngoại
luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, nhất là khi lịch sử thế giới bƣớc vào thời kỳ
cận đại với những biến đổi mang tính toàn cầu. Chính sách đối ngoại của mỗi quốc
gia bao gồm những mục tiêu, chủ trƣơng, biện pháp trong quan hệ với các nƣớc
khác, nhằm đạt đến những lợi ích quốc gia trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Trong suốt quá trình phát triển đi lên, sự hƣng vong của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia
không chỉ là kết quả của việc thực thi chính sách đối nội mà còn gắn liền với chính
sách đối ngoại. Nƣớc Mỹ cũng không nằm ngoài quy luật này.
Đối với Hoa Kỳ - một quốc gia có sự phát triển đi lên không ngừng trong thời
gian tƣơng đối ngắn so với các thực thể chính trị quốc tế quan trọng khác nhƣng đã
nhanh chóng đƣa Mỹ trở thành cƣờng quốc thế giới. Bên cạnh nhiều nhân tố khác,
ngƣời Mỹ đã biết sử dụng chính sách đối ngoại nhƣ một đòn bẩy thúc đẩy và phục vụ
cho sự phát triển của đất nƣớc. Hoa Kỳ sẽ không có đƣợc sự phát triển lớn mạnh nếu
không có sự can dự kịp thời và hiệu quả nhằm xác lập ảnh hƣởng ở nhiều khu vực,
trƣớc hết là ở Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu cùng nhiều vùng đất khác trên thế giới.
Ngay sau khi vừa mới ra đời, nhà nƣớc Hợp chúng quốc Mỹ (The United

States of America - USA) đã phải đƣơng đầu với một thế giới đầy biến động. Sự hiện
diện của các nƣớc châu Âu nhƣ Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga…ở Tây bán cầu đã
tạo ra thế bao vây, kìm hãm sự lớn mạnh của nƣớc cộng hòa non trẻ này ở các mức
độ khác nhau. Ở khu vực châu Á và một số nơi khác, khi Mỹ đang còn bận bịu với
việc giải quyết các vấn đề nội tại và bảo vệ lợi ích Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh, các
cƣờng quốc châu Âu đã gần nhƣ phân chia xong phạm vi ảnh hƣởng ở đây. Điều đó
đòi hỏi chính giới Mỹ phải hành động để không chỉ bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ ở
những khu vực cận kề mà còn tìm cách bành trƣớng ảnh hƣởng, cạnh tranh địa vị,
vƣơn đến quyền lực thế giới của Mỹ trên trƣờng quốc tế.
Để hiện thực hóa tham vọng trên, ngay sau khi giành đƣợc độc lập, các chính
phủ Hoa Kỳ nối tiếp nhau thực hiện các kế sách đối ngoại khôn khéo với các cƣờng
quốc châu Âu (Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga…) và Nhật Bản. Nhằm ba mục tiêu cơ
bản là an ninh, phát triển và phát huy ảnh hƣởng của mình trên thế giới, Hoa Kỳ (dù
là một quốc gia mới thành lập và còn non trẻ) trƣớc hết đã chọn khu vực Mỹ Latinh,

1


sau đó là khu vực châu Á và một số nơi khác để thực hiện các mục tiêu đối ngoại của
Mỹ.
Ở khu vực Mỹ Latinh, sự có mặt của các cƣờng quốc châu Âu là mối đe dọa
nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ trên cả ba phƣơng diện đã đề cập. Mặt khác, trên đà
phát triển sau khi giành đƣợc độc lập, ―khát vọng‖ của Mỹ muốn biến Mỹ Latinh,
vốn trở thành các nƣớc độc lập vào thập niên 20 của thế kỷ XIX, thành ―sân sau‖
ngày càng lớn dần. Mỹ coi sứ mạng duy nhất của họ là trở thành tấm gƣơng cho cả
thế giới noi theo, nhằm truyền bá nền tự do dân chủ và thực thi chính sách đối ngoại
khác biệt so với bất cứ quốc gia nào. Việc đề ra các chính sách ngoại giao của Hoa
Kỳ đối với khu vực Mỹ Latinh tính từ thời điểm tuyên bố Học thuyết Monroe (1823)
và đặc biệt là sau Nội chiến (1861 – 1865) đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất
(1918) đã từng bƣớc biến Hoa Kỳ trở thành một ―đế quốc độc quyền‖ Tây bán cầu,

tạo tiền đề vững chắc cho Hoa Kỳ lũng đoạn chính trƣờng thế giới từ cuối thế kỷ
XIX, kéo dài suốt thế kỷ XX và cả những năm đầu thế kỷ XXI.
Đối với châu Á và châu Âu, Hoa Kỳ đã từng bƣớc dính líu đến các khu vực
này khi điều kiện trong nƣớc cho phép, đặc biệt là sau khi kết thúc Nội chiến (1861 –
1865), với nền kinh tế phát triển vƣợt trội, Mỹ cần có một thị trƣờng tƣơng ứng để
thỏa mãn nhu cầu kinh tế của chủ nghĩa tƣ bản Mỹ. Do đó, Hoa Kỳ đã từng bƣớc
thâm nhập vào châu Á với những chính sách ngoại giao đặc trƣng: buộc Nhật Bản
mở cửa, kết thân với Thái Lan, tiến hành chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành
thuộc địa, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trƣờng ở châu Á bằng chính sách “Mở cửa”
Trung Quốc… Tất cả chính sách ấy đã góp phần tạo dựng cho Hoa Kỳ một vị thế
ngang hàng với các cƣờng quốc thế giới ở cựu lục địa. Từ đó, tạo điều kiện cho Hoa
Kỳ tham gia giải quyết các vấn đề thế giới, kể cả ở ngay chính châu Âu trong và sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Vậy, đâu là nhân tố quyết định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với các
khu vực Mỹ Latinh, châu Á, châu Âu trong giai đoạn 1865 - 1918? Nội dung cụ thể,
thực chất và mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ này là gì? Chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ có tác động nhƣ thế nào đến các chủ thể mà chính sách này hƣớng
đến cũng nhƣ đến chính bản thân nƣớc Mỹ?...
Với những vấn đề đặt ra ở trên, chính sách đối ngoại của Mỹ từ sau Nội chiến
(1865) đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) trở nên hấp dẫn và lôi cuốn
sự đam mê của nhiều ngƣời trong giới nghiên cứu lịch sử nói chung và lịch sử quan
2


hệ quốc tế nói riêng. Điều thực sự có ý nghĩa nếu có đƣợc một công trình nghiên cứu
cơ bản, có hệ thống về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn đƣợc đề cập.
Với mục đích góp phần nhìn nhận, lý giải các vấn đề phức tạp nêu trên, chúng
tôi mạnh dạn chọn đề tài “Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến
kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 - 1918)” làm luận án tiến sĩ sử học,
chuyên ngành Lịch sử thế giới.

Đây là đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Về góc độ khoa học, bằng việc
tái hiện quá trình hình thành và phát triển chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong
thời kỳ 1865 – 1918, luận án sẽ chỉ ra tiền đề, thành tựu và đặc điểm của chính sách
đối ngoại Hoa Kỳ trong giai đoạn đƣợc đề cập. Đồng thời, từ việc tìm hiểu quá trình
phát triển của nền ngoại giao Hoa Kỳ và quan hệ giữa Hoa Kỳ với các chủ thể liên
quan, luận án cũng cố gắng làm sáng tỏ những tác động chính sách cả về phía Hoa
Kỳ cũng nhƣ các nƣớc ở Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu.
Về góc độ thực tiễn, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chính
sách đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế nhằm đƣa đất nƣớc đi vào
quỹ đạo phát triển ổn định, hòa bình. Tuy nhiên, trong quan hệ với các nƣớc lớn trên
thế giới, nhất là với Hoa Kỳ, chúng ta càng phải nghiên cứu kỹ càng mọi mặt về
quốc gia này, nhất là trong lĩnh vực ngoại giao. Có nhƣ thế chúng ta mới có những
biện pháp hữu hiệu để vừa hợp tác vừa đấu tranh trong quan hệ với Hoa Kỳ - một đối
tác đầy tiềm năng và cũng lắm thách thức, đúng nhƣ tinh thần của Paul Kennedy đã
từng nói “Cách tốt nhất để nhận thức được tương lai sắp đến là nhìn lại một chút về
quá khứ” [35; tr.118].
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Làm rõ mục tiêu và nội dung chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ
sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 – 1918) nhằm vƣơn
lên ngang hàng với các cƣờng quốc và đứng đầu thế giới sau này.
Nhiệm vụ: Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các học giả đi trƣớc, luận
án hƣớng đến việc dựng lại bức tranh tổng thể và rút ra một số nhận xét về chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với các khu vực trên thế giới thời kỳ 1865 - 1918
bằng các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Làm rõ cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, bao gồm: kinh
tế, chính trị, xã hội; bối cảnh quốc tế và khu vực…

3



- Nghiên cứu một cách có hệ thống những nội dung, điều chỉnh của chính sách
đối ngoại Hoa Kỳ cũng nhƣ quá trình thực hiện chính sách đó đối với từng chủ thể cụ
thể ở khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu.
- Rút ra một số nhận xét đánh giá về thành tựu, đặc điểm, tác động của chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn đƣợc đề cập.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau
Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 - 1918), bao gồm các vấn
đề cụ thể là:
- Những nhân tố tác động đến sự hình thành chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
- Nội dung, những điều chỉnh và quá trình thực hiện chính sách đối ngoại của
Hoa Kỳ đối với từng chủ thể cụ thể.
- Những thành công, hạn chế, tác động nhiều mặt của việc thực hiện những
chính sách này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án đƣợc xác định trên các phƣơng diện:
Về mặt không gian: Luận án tập trung nghiên cứu chính sách đối ngoại của
Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, châu Á và châu Âu - các chủ thể mà Hoa Kỳ quan
tâm trong giai đoạn từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865
– 1918).
Về mặt thời gian: Phạm vi nghiên cứu của luận án là thời kỳ 1865 – 1918.
Mốc mở đầu của đề tài là sau khi cuộc Nội chiến ở Mỹ kết thúc (1865). Từ đây, Hoa
Kỳ đã liên tục phát triển lớn mạnh về kinh tế và đi kèm với nó là những chính sách
đối ngoại nhằm đƣa Hoa Kỳ từng bƣớc vƣơn đến địa vị lãnh đạo thế giới.
Tháng 11/1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Hoa Kỳ bƣớc ra khỏi
cuộc chiến này với tƣ cách là nƣớc thắng trận. Trƣớc đó, ngày 8/1/1918, Tổng thống
Mỹ W.Wilson đã đọc Thông điệp Liên bang trƣớc Quốc hội, nêu lên Mƣời bốn điểm
(Fourteen Points) nhƣ là một giải pháp hòa bình cho thế giới sau chiến tranh, đồng
thời lần đầu tiên xác nhận rõ ràng tham vọng lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ. Từ đây,

chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bƣớc sang một trang mới. Vì những lí do trên,
chúng tôi giới hạn mốc cuối của luận án vào năm 1918. Tuy nhiên, trong một vài

4


trƣờng hợp cụ thể, luận án có thể kéo lùi về trƣớc hoặc sau thời gian đƣợc xác định
để có cái nhìn logic và hợp lý hơn.
Về vấn đề nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình hoạch định,
thực thi và kết quả của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ nhằm khống chế Mỹ Latinh
(Cuba, Puerto Rico, Mexico…), mở rộng ảnh hƣởng ở châu Á (Nhật Bản,
Philippines, Trung Quốc, Thái Lan, …) cũng nhƣ những can dự của Mỹ ở châu Âu
khi giải quyết những vấn đề trong và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy nhiên,
chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời kỳ 1865 – 1918 đƣợc triển khai rất rộng và
phức tạp, trong khuôn khổ của luận án và sự giới hạn về điều kiện, nên chúng tôi chỉ
tập trung nghiên cứu ở một số các chủ thể tiêu biểu nhƣ trên.
Về tên gọi Hợp chúng quốc Mỹ hay Hoa Kỳ:
Nƣớc Mỹ (tên đầy đủ là Hợp chúng quốc Mỹ, hay Hoa Kỳ) cho đến nay có
lịch sử gần 240 năm, là kết quả của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 bang
thuộc địa ở Bắc Mỹ chống lại đế quốc Anh. Trên cơ sở đó, 13 bang thuộc địa đã ra
bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 4/7/1776, chính thức khai sinh Hợp chúng quốc
Mỹ (The United States of America). Trong cách sử dụng tên gọi nƣớc Mỹ ở Việt
Nam từ trƣớc đến nay vẫn phổ biến cách gọi Mỹ, Hoa Kỳ hay đầy đủ hơn là Hợp
chúng quốc Mỹ hoặc Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Cách gọi sau này là dựa vào cách
dịch từ nƣớc ngoài, mà ở đây, là từ Hán Việt để phần nào thể hiện Mỹ là một đất
nƣớc đa chủng tộc. Tên gọi Hoa Kỳ có nghĩa là “cờ hoa”, do đó một số ngƣời còn
gọi nƣớc Mỹ là “xứ cờ hoa”. Trong Hiệp định Paris ký vào năm 1973 nhằm lập lại
hòa bình ở Việt Nam, từ “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ” đã đƣợc hai quốc gia chính thức
sử dụng để đề cập đến các vấn đề, nội dung của hiệp định [31; tr.13]. Do vậy, trong
luận án có lúc chúng tôi dùng “Mỹ”, có lúc dùng “Hoa Kỳ” để chỉ tên gọi chính thức

của đất nƣớc này và cả hai tên gọi đều có giá trị nhƣ nhau.
4. Nguồn tài liệu
Tài liệu chính đƣợc sử dụng trong luận án này bao gồm các nguồn sau:
- Các tƣ liệu gốc cung cấp những thông tin chính thức và độ tin cậy cao nhƣ
các bài phát biểu, diễn văn, thông điệp liên bang của tổng thống Hoa Kỳ; hiệp ƣớc ký
kết giữa Hoa Kỳ với các nƣớc nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc, các nƣớc Mỹ Latinh; các
công điện, thƣ từ của quan chức ngoại giao. Nguồn tƣ liệu này bao gồm các tập tƣ

5


liệu gốc do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố, trong các công trình tuyển chọn tƣ liệu về
lịch sử Mỹ, trên các website của Thƣ viện Quốc hội Mỹ, của các trƣờng đại học…
- Các công trình chuyên khảo của một số quan chức trực tiếp tham gia vào quá
trình hoạch định chính sách và thực thi chính sách đối ngoại Mỹ nhƣ G. Kennan,
Samuel Flagg Bemis, Jerald A.Comb….
- Các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nƣớc có giá trị
tham khảo về nội dung thông tin, quan điểm đánh giá và cách tiếp cận nhiều chiều
liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án.
Các nguồn tài liệu để thực hiện luận án chủ yếu bằng tiếng Việt hoặc tiếng
Anh; đƣợc thể hiện dƣới dạng bài viết hay sách của các tác giả ngƣời Việt hoặc
ngƣời Mỹ. Các công trình của các tác giả Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan,… chủ
yếu đƣợc khai thác qua bản dịch bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh do sự hạn chế về
năng lực ngoại ngữ của tác giả luận án.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở quán triệt sâu sắc chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đây là nền tảng để
chúng tôi xử lý các nguồn tƣ liệu nhằm phân tích, đánh giá các sự kiện, các vấn đề cốt
yếu trong chính sách đối ngoại đối với các chủ thể mà Hoa Kỳ quan tâm trong giai đoạn

đặt ra của luận án. Theo đó, phƣơng pháp luận này đƣợc vận dụng để xem xét, nhìn
nhận sự vận động và phát triển chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong hơn 50 năm sau
Nội chiến.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
“Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh
thế giới thứ nhất (1865 – 1918)” là một đề tài lịch sử, do vậy các phƣơng pháp
nghiên cứu chuyên ngành nhƣ phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic là những
phƣơng pháp căn bản đƣợc sử dụng trong luận án. Bằng phƣơng pháp lịch sử, luận
án sẽ tái hiện lại quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của Mỹ trong
thời kỳ 1865 – 1918 theo trình tự thời gian với những nội hàm cụ thể của nó. Bằng
phƣơng pháp logic, trên cơ sở các nguồn tƣ liệu có đƣợc, luận án sẽ khái quát hóa, hệ
thống hóa những giai đoạn phát triển chủ yếu của chính sách đối ngoại Mỹ cũng nhƣ
lý giải đƣợc các căn nguyên, các nhân tố chi phối chính sách của Mỹ đối với từng
chủ thể nhất định.
6


Ngoài ra, để làm sáng rõ yêu cầu đặt ra, các phƣơng pháp nghiên cứu liên
ngành trong nghiên cứu quốc tế nhƣ phân tích tổng thể và toàn cục nội dung và sự
kiện, phân tích so sánh, hệ thống hóa, … cũng đƣợc vận dụng trong luận án. Việc kết
hợp các phƣơng pháp nêu trên cho phép xem xét quá trình định hình và thực hiện
chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn 1865 – 1918 nhƣ một cấu trúc gồm
nhiều thành tố cấu thành. Điều đó giúp cho chúng ta nhận thức đƣợc cội nguồn, tính
chất, đặc điểm, tác động của chính sách đối ngoại mà Hoa Kỳ thực thi đối với các
chủ thể liên quan trong giai đoạn nghiên cứu của luận án.
6. Đóng góp của luận án
Trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài
nƣớc, đóng góp của luận án chủ yếu ở những mặt sau đây:
6.1.Về mặt khoa học
Thứ nhất, tái hiện bức tranh tổng thể về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ

sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 – 1918) một cách
khách quan và chân thực.
Thứ hai, tập trung phân tích, luận giải những căn nguyên, mục đích, các yếu
tố cấu thành cũng nhƣ nội dung cơ bản và tác động của việc thực thi chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn nghiên cứu. Từ đó, luận án rút ra những đặc điểm
cơ bản của chính sách đối ngoại Mỹ, góp phần nhận thức một cách chân xác, sâu sắc
hơn về nền ngoại giao của Hoa Kỳ trong lịch sử.
Thứ ba, đóng góp vào việc tìm hiểu một phần lịch sử của một số nƣớc, nhất là
các nƣớc Mỹ Latinh – khu vực vẫn còn xa lạ với giới nghiên cứu sử học ở Việt Nam.
Thứ tư, luận án góp phần vào việc nghiên cứu về lịch sử Mỹ nói chung, lịch
sử quan hệ quốc tế của Mỹ nói riêng. Do vậy, luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho
công tác giảng dạy và học tập của sinh viên, học viên cùng những ai quan tâm đến
chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong lịch sử.
6.2. Về mặt thực tiễn
Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời
kỳ 1865 – 1918, luận án nêu lên một số nhận thức cần thiết về nền ngoại giao cũng nhƣ
những phƣơng cách ngoại giao mà Hoa Kỳ đã áp dụng để vƣơn tới địa vị quyền lực thế
giới trong giai đoạn trên.
Thứ hai, từ những kinh nghiệm lịch sử trong quá trình tiếp nhận chính sách đối
ngoại Mỹ của các nƣớc liên quan, luận án sẽ là những hàm ý cần thiết cho việc hoạch
7


định chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ. Điều này thực sự có ý nghĩa
trong bối cảnh Việt Nam và Hoa Kỳ đã xây dựng đƣợc mối quan hệ đối tác toàn diện.
Song, trong quan hệ với Mỹ - một quốc gia có vai trò và vị trí quan trọng trên trƣờng thế
giới mà Việt Nam cần có quan hệ nhiều hơn, rộng hơn cả ở cấp độ nhà nƣớc lẫn nhân
dân, những kinh nghiệm lịch sử vẫn luôn cần thiết cho mối quan hệ không phải lúc nào
cũng hài hòa về lợi ích giữa hai nƣớc.
7. Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính
của luận án bao gồm 4 chƣơng:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội
chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 – 1918).
Chương 3. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với một số khu vực tiêu
biểu thời kỳ 1865 – 1918.
Chương 4. Một số nhận xét về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thời kỳ
1865 - 1918.

8


CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ lâu là đối tƣợng quan tâm nghiên cứu của
nhiều học giả và các nhà hoạch định chính sách ở cả trong và ngoài nƣớc. Nhìn
chung, có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các khía cạnh của chính sách
đối ngoại của Hoa Kỳ. Trong phạm vi những công trình và tài liệu có thể tiếp cận
đƣợc, chúng tôi xin nêu một số nét chính về vấn đề này theo hai hƣớng nhƣ sau:
1.1. Thực trạng nghiên cứu vấn đề khoa học ở trong nƣớc
1.1.1. Giai đoạn trƣớc năm 1975
Từ lâu, các nhà sử học Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu về Hoa Kỳ nói
chung, chính sách đối ngoại nói riêng. Từ trƣớc năm 1975, ở miền Bắc Việt Nam,
việc nghiên cứu về Hoa Kỳ, nhất là chính sách đối ngoại của quốc gia này đối với
các nƣớc xung quanh đã phần nào đƣợc chú ý. Sớm nhất có thể là công trình “Châu
Mỹ Latinh đấu tranh cho độc lập dân tộc và dân chủ‖ của Hà Tá, xuất bản năm 1961
bởi Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. Thông qua việc mô tả cuộc đấu tranh vì độc lập
dân tộc và dân chủ của nhân dân các nƣớc Mỹ Latinh, cuốn sách cũng đã chỉ ra sự
can thiệp của đế quốc Mỹ vào Mỹ Latinh – một khu vực đƣợc Mỹ xem là “sân sau”

của mình. Tiếp theo đó là các bài báo đăng trên các tạp chí, thông báo khoa học đề
cập đến chính sách xâm nhập của Mỹ vào các nƣớc thông qua con đƣờng của chủ
nghĩa thực dân kiểu mới đối với các khu vực Mỹ Latinh, Đông Nam Á, Đông Á….
Có thể điểm qua các bài viết nhƣ “Chính sách nô dịch của đế quốc Mỹ và sự phá sản
của nó ở Mỹ Latinh” (1962) của Võ Văn Nhung; ―Quá trình xâm lược của Mỹ vào
Cuba từ hơn một thế kỷ nay” (1963) của Văn Lạc; ―Nhìn lại con đường xâm lược
của chủ nghĩa đế quốc Mỹ trong thời kỳ lịch sử cận đại” (1966), “Bước đầu xâm
nhập của Mỹ vào Đông Nam Á” (1969) của Vũ Dƣơng Ninh; ―Một trăm năm đấu
tranh vì độc lập tự do của nhân dân Cuba anh hùng” (1968) của Phạm Xuân Nam…
Các bài viết kể trên đã phần nào đề cập đến quá trình xâm nhập, xâm lƣợc của Mỹ
vào các khu vực trên thế giới nhƣ Đông Nam Á, Mỹ Latinh với Cuba là đối tƣợng
đầu tiên.
Ở miền Nam việc nghiên cứu về Hoa Kỳ và chính sách đối ngoại Mỹ cũng
đƣợc chú ý. Nhiều công trình về Hoa Kỳ của các tác giả nƣớc ngoài đã đƣợc tiến
hành dịch thuật nhƣ “Những tài liệu căn bản về lịch sử Mỹ” (1969) của Richard
9


Morris do Việt Nam khảo dịch xã ấn hành; “Lịch sử Mỹ” (1972) của Franck L.
Schoell. Hai công trình này đã tập trung trình bày lịch sử phát triển của Hoa Kỳ từ
khi C. Columbus phát hiện ra châu Mỹ đến những năm 50 của thế kỷ XX. Một số
vấn đề về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cũng đƣợc ít nhiều nhắc đến trong hai
công trình này.
Đồng thời, trong thời kỳ này cũng xuất hiện một số công trình chuyên khảo về
quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Mỹ nhƣ ―Hội nghị Tê hê ran (28-111942 – 1-12-1943” (1962) của Nhà xuất bản Sự thật; “Châu Mỹ Latinh giữa gấu và
diều hâu” (1969) của Đỗ Vũ, Nhà xuất bản Thái độ, Sài Gòn; “Lịch sử chính trị và
bang giao quốc tế” (2 tập, 1972) của Hoàng Ngọc Thành do Nhà xuất bản Lửa
thiêng ấn hành với hai cuốn. Cuốn I tƣờng thuật tình hình chính trị tại nhiều quốc gia
trên thế giới cũng nhƣ mối bang giao giữa các cƣờng quốc trong giai đoạn 1818 –
1939 và những nguyên nhân gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai. Nội dung của cuốn

II là tình hình thế giới sau năm 1945, những sự thay đổi về chính trị ở phƣơng Tây và
phƣơng Đông cũng nhƣ sự tranh chấp giữa hai siêu cƣờng Hoa Kỳ và Liên Xô. Song
đáng tiếc là những nội dung mà luận án cần lại nằm ở khoảng thời gian trƣớc của
công trình này.
1.1.2. Giai đoạn sau năm 1975
Sau khi đất nƣớc thống nhất, việc nghiên cứu về Hoa Kỳ nói chung, chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ nói riêng đƣợc chú ý nhiều hơn, phạm vi và vấn đề
nghiên cứu cũng rộng hơn. Điều này đặc biệt nổi rõ trong những năm đầu thập niên
1990. Dƣới tác động của công cuộc Đổi mới, nhất là đổi mới trong chính sách đối
ngoại, Việt Nam đã tích cực mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế. Hơn nữa, những
bƣớc cải thiện trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ với những sự kiện quan trọng nhƣ
việc Mỹ bãi bỏ cấm vận (1994), bình thƣờng hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao giữa
hai nƣớc (1995) đã mở ra một giai đoạn mới trong nghiên cứu về Hoa Kỳ ở Việt
Nam. Nhiều tổ chức nghiên cứu, giảng dạy về Hoa Kỳ đã đƣợc thành lập. Đồng hành
với nó là nhiều công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố. Thêm vào đó, nhiều công
trình nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài đã đƣợc dịch sang tiếng Việt… Tựu
chung lại, có thể chia các công trình này thành ba nhóm nhƣ sau:
Trong nhóm thứ nhất, các công trình nghiên cứu mang tính tổng thể về Mỹ
hoặc dành một phần dung lượng đáng kể để bàn về Hoa Kỳ nhƣ “Lịch sử nước
Mỹ” (1994) của Lê Minh Đức và Nguyễn Nghị, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà
10


Nội; “Lịch sử thế giới cận đại‖ (1998) của Vũ Dƣơng Ninh, Nguyễn Văn Hồng,
“Lược sử nước Mỹ” (2000) của Vƣơng Kính Chi; “Lịch sử thế giới hiện đại” (2003)
của Nguyễn Anh Thái (cb); “Một số chuyên đề lịch sử thế giới (tập II)” (2006) của
Vũ Dƣơng Ninh và Nguyễn Văn Kim (cb);“Liên bang Mỹ, đặc điểm văn hóa xã hội”
(2005) của Nguyễn Thái Yên Hƣơng; “Hồ sơ văn hóa Mỹ‖ (2006) của Hữu Ngọc;
“Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ” (2011) của Nguyễn Thái Yên Hƣơng, Đỗ Minh
Tuấn (Cb). Các công trình kể trên mặc dù có dành một dung lƣợng không nhiều để

nói về chính sách đối ngoại của Mỹ và vẫn đang còn ở dạng khái quát, song các tác
phẩm này đã cung cấp những kiến thức phong phú về nhiều mặt của đất nƣớc Hoa
Kỳ, qua đó trang bị cho ngƣời đọc một cái nhìn tổng thể về vấn đề mà luận án đặt ra.
Đặc biệt, công trình ―Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ” đã tập hợp đƣợc 61 bài viết
của nhiều tác giả khác nhau và đƣợc phân chia theo 4 chƣơng chính: lịch sử, văn hóa
và xã hội Hoa Kỳ; Hệ thống chính trị, pháp luật Hoa Kỳ; Kinh tế Hoa Kỳ; Chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Trong phần về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với 18
bài viết, đáng chú ý là nhóm bài: “Ý nghĩa của lobby đối với chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ” (Bùi Phƣơng Lan), “Vấn đề nhân quyền trong chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ” (Tạ Minh Tuấn), “Chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ sau Chiến tranh
Lạnh” (Nguyễn Vũ Tùng), “Thực chất của cái gọi là “thúc đẩy dân chủ” ở nước
ngoài của Hoa Kỳ” (Nguyễn Thành Lợi), “Hoạt động ngoại giao nhân dân của Hoa
Kỳ” (Nguyễn Thị Thanh Thủy), “Chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á”
(Luận Thùy Dƣơng)… Những bài viết này đã phần nào mổ xẻ những khía cạnh cũng
nhƣ những chính sách cụ thể trong đối ngoại của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đặc điểm
chung của các công trình kể trên là không hoặc đề cập một cách hạn chế về chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ
nhất (1865 – 1918), mà trái lại tập trung nhiều vào một thời kỳ lịch sử khác – thời kỳ
sau Chiến tranh Lạnh.
Trong nhóm thứ hai, gồm các công trình nghiên cứu về chính sách đối
ngoại của Mỹ trong tổng thể các mối quan hệ quốc tế trên thế giới. Có thể kể đến
một số công trình tiêu biểu nhƣ: “Lịch sử quan hệ quốc tế (1917 – 1945)” (2002) của
Lê Văn Quang; “Lịch sử quan hệ quốc tế từ đầu thời Cận đại đến kết thúc Thế chiến
II”, (2005) Vũ Dƣơng Ninh (Cb); “Lịch sử quan hệ quốc tế - tập 1” (2005) Vũ
Dƣơng Ninh (Cb) cùng các tác giả Phan Văn Ban, Nguyễn Văn Tận; “Chiến tranh
thế giới thứ hai” (2005) của Nguyễn Huy Quý; “Chính sách đối ngoại của một số
11


nước lớn trên thế giới” (2008) của Phạm Minh Sơn (Cb), “Giáo trình Quan hệ quốc

tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương” (2014) của Phạm Quang Minh. Nhìn
chung, các công trình kể trên đã dành một phần dung lƣợng trong tổng thể chung để
nói về chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đa phần các
công trình chỉ đề cập đến những vấn đề về quan hệ quốc tế trong thời kỳ gần đây mà
ít có những khảo cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn mà luận án
đề cập. Riêng trong cuốn ―Lịch sử quan hệ quốc tế từ 1917 đến 1945”, tác giả Lê
Văn Quang đã dành một phần nhỏ để nói về lập trƣờng của Mỹ trong Hội nghị
Versailles với Chƣơng trình 14 điểm của Tổng thống W.Wilson, trong đó điểm cuối
cùng là chủ trƣơng thành lập Hội Quốc liên (League of Nations) nhằm mục tiêu đảm
bảo cho hòa bình, an ninh quốc tế, tránh cho loài ngƣời khỏi nguy cơ của một cuộc
chiến tranh thế giới mới. Tuy nhiên, tác giả cho rằng ―thực chất của vấn đề là ở chỗ,
Mỹ muốn thông qua tổ chức này để lãnh đạo thế giới trước hết bằng sức mạnh kinh
tế và chính trị của mình” [55; tr.42]. Đa phần còn lại của cuốn sách đều dành dung
lƣợng lớn để nói về quan hệ quốc tế, trong đó có Mỹ nhƣng ở vào các giai đoạn sau.
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây cũng xuất hiện một số các công trình
chuyên khảo, tập trung nghiên cứu về một số vấn đề cơ bản trong chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ hay một số mối quan hệ giữa Mỹ với một vài nƣớc cụ thể, tuy
nhiên với số lƣợng không nhiều. Có thể kể đến một số công trình nhƣ ―Can thiệp
nhân đạo trong chính sách đối ngoại của Mỹ” (2005) của Nguyễn Thái Yên Hƣơng
(Cb) đi vào phân tích việc sử dụng vấn đề nhân đạo để can thiệp vào các nƣớc nhƣ là
một phƣơng cách trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Cuốn “Góp phần tìm hiểu
lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ” (2006) của Phạm Xanh đã khảo cứu về những
cơ hội lịch sử bị bỏ lỡ trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ cũng nhƣ những cải thiện,
chuyển biến trong quan hệ giữa hai nƣớc trong thời gian gần đây….
Đề cập đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cũng nhƣ một số vấn đề nổi lên
trong quan hệ giữa Mỹ với các nƣớc trên thế giới cũng là nội dung đƣợc các tác giả
quan tâm trong công trình đăng tải trên các tạp chí Châu Mỹ ngày nay, Nghiên cứu
Đông Nam Á, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, Nghiên cứu Lịch sử.... Có thể
nêu một số bài viết tiêu biểu dƣới đây:
Vào năm 1995, tác giả Nguyễn Quốc Hùng có bài “Franklin D.Roosevelt và

Chiến tranh thế giới thứ II (1939 – 1945)” đăng trên Châu Mỹ ngày nay, số 2 đã tập
trung đề cập đến chính sách của Mỹ dƣới thời Tổng thống F.Roosevelt trong Chiến
12


tranh thế giới thứ hai. Năm 1998, công trình của Cao Minh Chơng trên Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á là “Cuộc chiến tranh Philippin – Mỹ 1899 – 1903” đã
điểm lại những nét chính của cuộc chiến tranh ở Philippines cũng nhƣ những can
thiệp của ngƣời Mỹ vào đất nƣớc này. Các bài viết “Xu hướng chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ trong lịch sử” (1999) của Lê Thu Hằng; ―Các luận điểm và biểu hiện
của Học thuyết sứ mệnh bành trướng trong chính sách đối ngọai của Hoa Kỳ”
(2008) của Nguyễn Lan Hƣơng, ―Những cơ sở phát triển chủ nghĩa quốc gia – dân
tộc Mỹ từ sau Nội chiến đến trước Chiến tranh thế giới lần I” (2010) của Nguyễn
Ngọc Dung đã chỉ ra những cơ sở, xu hƣớng, luận điểm và biểu hiện của chủ nghĩa
biệt lệ, chủ nghĩa bành trƣớng…trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Đây là hai
khuynh hƣớng cho sự lựa chọn chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong lịch sử.
Trong nhóm thứ ba, bao gồm những công trình đề cập đến chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ qua các giai đoạn hoặc các chủ thể khác nhau, nhƣ ―Chính sách
đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1865 - 1904” (2007) của Trần Thiện Thanh; “Những
chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ giai đoạn 1870 – 1900” (2008) của
Nguyễn Ngọc Dung; “Nhật Bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ trước năm
1905” (2009) của Trần Thiện Thanh đã khảo cứu về những chính sách cụ thể cũng
nhƣ những chuyển biến của nền ngoại giao Hoa Kỳ thời kỳ sau Nội chiến cho đến
những năm đầu thế kỷ XX. Đó chính là những thay đổi trong quan hệ giữa Hoa Kỳ
với các cƣờng quốc châu Âu tại châu Mỹ, với Mexico, với các nƣớc trong khu vực
châu Á – Thái Bình Dƣơng (CA-TBD) nhƣ Triều Tiên, Nhật Bản, Philippines. Tất cả
sự chuyển biến đó đều nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bành trƣớng lãnh
thổ, từng bƣớc xác lập vị thế và ảnh hƣởng của Hoa Kỳ đối với Mỹ Latinh, đồng thời
hƣớng sang châu Á. Hay vấn đề chính sách đối ngoại của Mỹ đối với từng khu vực,
chủ thể nhất định cũng đƣợc đề cập trong bài “Tóm tắt chính sách đối ngoại của Hoa

Kỳ với Mỹ Latinh từ Tổng thống F.D.Roosevelt cho tới Tổng thống William Jefferson
Clinton” (2006) của Nguyễn Lan Hƣơng. Ở một khía cạnh khác, trong bài ―Vai trò
của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh” (2005), tác giả Đỗ Minh Tuấn đã chỉ ra những vai trò
nổi bật của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh – nơi đƣợc xem là “sân sau” của Hoa Kỳ. Đối
với khu vực châu Á, tác giả Nguyễn Văn Tận đã có những kiến giải về chính sách
của Mỹ đối với Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc trong bài “Nhìn lại chính sách
châu Á của Mỹ từ nửa sau những năm 50 của thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX” (2007).

13


Ngoài ra, vấn đề chính sách đối ngoại Mỹ cũng đƣợc đề cập trong luận văn
thạc sĩ “Châu Mỹ Latinh và chính sách của Mỹ trong thời lịch sử cận đại” (1983)
của Hoàng Thị Điệp và các luận án tiến sĩ ―Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với
Nhật Bản trong nửa đầu thế kỷ XX” (2008) của Trần Thiện Thanh, ―Chính sách của
Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861)” của
Lê Thành Nam. Đây là ba công trình nghiên cứu công phu nhƣng lại chỉ tập trung
vào một khu vực cụ thể trong thời cận đại (Mỹ Latinh), hoặc tập trung nghiên cứu về
chính sách của Mỹ đối với một đối tƣợng cụ thể duy nhất là Nhật Bản trong nửa đầu
thế kỷ XX hay nghiêng về việc nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với các cƣờng
quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ trƣớc năm 1861. Mặc dù vậy, các công
trình nói trên là nguồn bổ khuyết rất quan trọng cho việc nghiên cứu về chính sách
đối ngoại Hoa Kỳ trong những năm gần đây.
Nhƣ vậy, có thể nhận thấy rằng, trong thời gian gần đây ở Việt Nam đã có khá
nhiều các công trình nghiên về Hoa Kỳ nói chung và chính sách đối ngoại cũng nhƣ
quan hệ quốc tế nói riêng. Tuy nhiên, hầu nhƣ chƣa có một công trình nghiên cứu
nào đề cập một cách toàn diện về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn từ
sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1865 – 1918).
1.2. Thực trạng nghiên cứu vấn đề khoa học ở nƣớc ngoài
Có thể khẳng định rằng, việc nghiên cứu tổng thể về Mỹ nói chung, chính

sách đối ngoại Mỹ và quan hệ giữa Mỹ với các nƣớc trên thế giới nói riêng là mảng
đề tài từ lâu đã đƣợc giới chính trị và các học giả nƣớc ngoài quan tâm, với cái nhìn
đa diện và hệ thống. Trong phạm vi những công trình và tài liệu có thể tiếp cận đƣợc,
chúng ta dễ dàng nhận thấy có hai mảng đề tài đƣợc quan tâm chính yếu: (1) nghiên
cứu về những vấn đề khác nhau của lịch sử Hoa Kỳ; (2) nghiên cứu về chính sách
đối ngoại của Hoa Kỳ và quan hệ giữa nƣớc này với các chủ thể liên quan.
Trong nhóm vấn đề thứ nhất – nghiên cứu các vấn đề khác nhau của lịch
sử Hoa Kỳ. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu tổng quan, khái quát về lịch sử
các mặt của Hoa Kỳ đã đƣợc dịch sang tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam nhƣ:
“Lịch sử Hoa Kỳ” (1970) của France L.Schoell ; “Khái quát về lịch sử nước Mỹ”,
của Howard Cincotta, Bản dịch (lƣu tại Đại sứ quán Hoa Kỳ); “Lịch sử mới của
nước Mỹ” (2003) của Eric Foner; “Lược sử nước Mỹ” (2006); “Lịch sử Hoa Kỳ Những vấn đề quá khứ” (2009) của Irwin Unger; “Lịch sử dân tộc Mỹ” (2010) của
Howard Zinn… Các công trình kể trên có đặc điểm chung là phạm vi nghiên cứu
14


rộng cả về không gian lẫn thời gian. Nội dung nghiên cứu chủ yếu là các mặt về lịch
sử Mỹ qua các thời kỳ. Phần về chính sách đối ngoại chung lẫn chính sách của Mỹ đối
với từng nƣớc, từng khu vực cụ thể chỉ đƣợc đề cập ở một mức độ nhất định. Tuy
nhiên, những nội dung khái quát về lịch sử, đất nƣớc, con ngƣời, kinh tế, xã hội, tƣ
tƣởng đƣợc phản ánh trong các công trình trên đã giúp ích rất nhiều cho luận án trong
việc làm sáng tỏ những tiền đề cho quá trình hoạch định và thúc đẩy sự phát triển của
chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Trong số những công trình đƣợc đề cập ở trên, đáng chú
ý là cuốn ―Lịch sử Hoa Kỳ - những vấn đề quá khứ” của Irwin Unger. Đây là một
công trình đồ sộ về lịch sử của nƣớc Mỹ. Tác giả Irwin Unger đã phục dựng lại lịch sử
Hoa Kỳ từ những khởi thủy đầu tiên của vùng đất Bắc Mỹ qua các thời kỳ thuộc địa,
tiến tới độc lập bằng cuộc cách mạng Mỹ, sự ra đời của Hiến pháp Mỹ, các đảng phái
đầu tiên, các thành tựu về kinh tế của Hoa Kỳ, Nội chiến, Tái thiết, những dính líu của
Mỹ trong hai cuộc chiến tranh thế giới và nƣớc Mỹ thời hiện đại… Về mặt đối ngoại,
cuốn sách đã dành một dung lƣợng vừa phải để nói về chủ nghĩa bành trƣớng, về đế

quốc Mỹ. Công trình này đã cung cấp cho ngƣời đọc một cái nhìn tổng thể nhiều mặt
về lịch sử Hoa Kỳ và là nguồn tƣ liệu quan trọng cho tác giả trong quá trình thực hiện
luận án. Tuy nhiên, là một công trình nghiên cứu của tác giả nƣớc ngoài, dĩ nhiên mọi
thông tin trong tác phẩm này (cũng nhƣ các công trình khác) đều thể hiện quan điểm
và phản ánh cách nhìn nhận của giới nghiên cứu ở nƣớc đó.
Ở một khía cạnh khác, cuốn “Những sự kiện lớn trong lịch sử Hoa Kỳ” (2005)
của các tác giả Pam Cornelison, Ted Yanak đã điểm lại những sự kiện quan trọng trong
lịch sử Hoa Kỳ, trong đó có đề cập đến những sự kiện đáng chú ý về mặt đối ngoại.
Cũng trong mảng nghiên cứu về lịch sử Hoa Kỳ, các công trình nhƣ “42 đời tổng thống
Hoa Kỳ” (1995) của W.A.Degregorio; “Văn minh Hoa Kỳ” (1998) của Jean Prierre
Fichou; “Những tác phẩm biến đổi thế giới” (2003) của Robert B.Down; “Những tài
liệu căn bản về lịch sử Mỹ” (1969) của Richard B. Morris biên soạn… đã cung cấp một
khối lƣợng thông tin lớn về lịch sử Mỹ thông qua các đời tổng thống Mỹ với những
chính sách đối nội, đối ngoại, những hoạt động của chính quyền...
Đối với các công trình bằng nguyên bản tiếng Anh, lịch sử Mỹ cũng đƣợc rất
nhiều học giả Mỹ quan tâm nghiên cứu một cách rộng rãi. Đây là mảng đề tài rất quan
trọng, do vậy, nhiều công trình đã đƣợc công bố, tiêu biểu nhƣ “The Frontier in
American History” (Biên cƣơng trong lịch sử Hoa Kỳ) (1953) của Federick Jackson
Turner. “The American Past: Conflicting Interpretations of the Great Issues”(Quá khứ
15


Mỹ: những giải thích mâu thuẫn về những vấn đề lớn) (1965) của Sydney Fine và
Gerald S. Brown; “Main Problems in American History – Volume I, Volume II” (Những
vấn đề chính yếu trong lịch sử Hoa Kỳ - tập I, tập II) (1968) của các tác giả Howard H.
Quint, Dean Albertson, Mitton Cantor; “Woodrow Wilson” (Tổng thống Woodrow
Wilson) (1969) của Arthur Walworth; “The American Civil War” (Cuộc Nội chiến Mỹ)
(1975) của Peter J. Parish; “Our Country: Its Possible Future and Its Present Crisis”
(Những khủng hoảng hiện tại và tƣơng lai có thể của đất nƣớc chúng ta) (1985) của
Josiah Strong; “An Outline of American History” (Khái quát lịch sử Hoa Kỳ) (1994) của

Cơ quan Chƣơng trình thông tin quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ; “America’s History”
(Lịch sử Hoa Kỳ) (2004) của James A. Henretta, David Brody, Lynn Dumenil, Susan
Ware; “The Paper of Ulysses S. Grant” (Tƣ liệu về Tổng thống Ulysses S. Grant)
(2008) của John Y. Simon; “Battle History of The United States Marine Corps, 1775 –
1945” (Trận chiến lịch sử của Thủy quân lục chiến Mỹ, 1775 – 1945) (2010) của
George B.Clark. Cũng giống nhƣ các công trình đã đƣợc dịch sang tiếng Việt, các công
trình bằng tiếng Anh đề cập đến chủ đề lịch sử Mỹ đều có phạm vi nghiên cứu rộng cả
về đối tƣợng lẫn thời gian và không gian. Lịch sử Mỹ qua các giai đoạn đƣợc đề cập với
nhiều nội dung khác nhau, trong đó, phần về chính sách đối ngoại và các hoạt động đối
ngoại chỉ chiếm một phần rất nhỏ và mang tính khái lƣợc trong tổng thể chung của từng
công trình. Dẫu vậy, những thông tin chứa đựng trong các tác phẩm nói trên là cơ sở để
tác giả luận án đi sâu tìm hiểu, phân tích và đánh giá đúng nền tảng cho việc hoạch định
chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn mà đề tài đặt ra.
Trong nhóm vấn đề thứ hai – nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa
Kỳ và quan hệ giữa nước này với các chủ thể liên quan cũng đã đƣợc giới học giả
quan tâm nghiên cứu. Rất nhiều công trình trong số đó đã đƣợc dịch và xuất bản tại
Việt Nam, có thể nêu một số công trình tiêu biểu nhƣ “Những vấn đề trung tâm
trong đường lối đối ngoại của Mỹ” (1997) của Henry Kissinger; “Chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ - Động cơ lựa chọn trong thế kỷ XXI” (2004), của Bruce
W.Jentleson. Hai cuốn sách này chứa đựng nhiều tƣ liệu giá trị về những trọng tâm
trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cũng nhƣ những lựa chọn về mặt đối ngoại
trong thế kỷ mới – thế kỷ XXI. Mặc dù vậy, nội dung đề cập của hai công trình trên
chủ yếu nói về chính sách đối ngoại của Mỹ trong và sau Chiến tranh Lạnh.
Lịch sử và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ còn thu hút các học giả bên ngoài
tham gia nghiên cứu, tiêu biểu là các công trình “Chính sách đối ngoại của Mỹ”
16


(1961) của học giả ngƣời Nga N.I.Nozemsew; “Nội tình 200 năm Nhà Trắng”
(2004) của tác giả ngƣời Trung Quốc Lý Thắng Khải. Trong cuốn sách của mình, tác

giả Lý Thắng Khải đã khảo cứu lịch sử Mỹ từ buổi bình minh cho đến đầu thế kỷ
XXI với sự kiện 11/9/2001. Trong đó, nhiều vấn đề về mặt đối ngoại đã đƣợc tác giả
nhắc đến nhƣ việc nƣớc Mỹ bắt đầu can thiệp vào công việc thế giới thông qua cuộc
chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), chính sách “Mở cửa” ở Trung Quốc, “dụ dỗ”
và “cưỡng ép” để xây dựng và độc chiếm kênh đào Panama… Đây chính là những
gợi mở cần thiết cho tác giả trong quá trình thực hiện luận án.
Đối với các công trình nguyên bản tiếng Anh, vấn đề ngoại giao và quan hệ
đối ngoại Hoa Kỳ đã đƣợc đề cập một cách phong phú và đa dạng hơn. Trong phạm
vi nguồn tƣ liệu có thể tiếp cận đƣợc, chúng tôi xin đƣợc nêu một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu sau:
Vào năm 1942, Nhà xuất bản Henry Holt and Company – New York đã cho ấn
hành công trình “A Diplomacy history of the United States” (Lịch sử ngoại giao Hoa
Kỳ) của Samuel Flagg Bemis. Đây là một công trình đồ sộ với hơn 900 trang nói về lịch
sử ngoại giao Hoa Kỳ qua ba phần: Những hoạt động ngoại giao sau ngày lập quốc, thời
kỳ bành trƣớng và ngoại giao Hoa Kỳ trong thế kỷ XX. Trong đó, tác giả đã đề cập đến
những hoạt động ngoại giao của Hoa Kỳ từ khi tiến hành liên minh với Pháp (1775 –
1778) trong thời kỳ chiến tranh giành độc lập, Học thuyết Monroe (1823), Chiến tranh
với Mexico, những hòa giải giữa Mỹ và Anh, chiến tranh với Tây Ban Nha, chính sách
“Mở cửa” Trung Quốc… Theo đó, tác giả cho rằng, Hoa Kỳ đã không phạm phải một
sai lầm nghiêm trọng nào về mặt ngoại giao trong giai đoạn 1775 – 1898. Công thức
thành công của nền ngoại giao Hoa Kỳ trong thời kỳ này là dựa vào những lợi thế hoàn
toàn biệt lập và xa châu Âu để cạnh tranh với các nƣớc ở cựu lục địa trong bối cảnh các
cƣờng quốc này gặp khó khăn. Nói cách khác, Hoa Kỳ không cần phải có nhiều tính
toán có chủ ý, miễn sao mục tiêu của chính sách đối ngoại phù hợp với tầm nhìn của
giới tinh hoa cũng nhƣ lợi ích của ngƣời Mỹ. Sau khi hiện thực hóa những mục tiêu cơ
bản trong chính sách đối ngoại, nƣớc Mỹ bƣớc vào một giai đoạn mới với tƣ cách là một
cƣờng quốc thế giới. Với vị thế đó, từ sau năm 1898, Hoa Kỳ đóng vai trò ngày càng lớn
hơn trong nền chính trị thế giới với những can dự rộng khắp ở Philippines, Nhật Bản,
Trung Quốc và trƣớc đó là ở Mỹ Latinh.
Công trình ―American Diplomacy 1900 – 1950” (Ngoại giao Hoa Kỳ 1900 –

1950) (1951) của George F.Kennan là một công trình chuyên khảo riêng về nền ngoại
17


giao của nƣớc Mỹ trong nửa đầu thế kỷ XX. Công trình này đã đƣợc tái bản có bổ sung,
sửa chữa vào năm 1984 với tên gọi ―American Diplomacy” (Ngoại giao Hoa Kỳ). Trong
công trình này, dƣới góc nhìn của một học giả đồng thời là quan chức ngoại giao,
G.F.Kennan đã phân tích chính sách đối ngoại của Mỹ trong cuộc chiến với Tây Ban
Nha, chính sách Mở cửa (Open Door), nƣớc Mỹ với phƣơng Đông, nƣớc Mỹ với các
cuộc chiến tranh thế giới và nền ngoại giao của Mỹ trong thế giới hiện đại. Theo
G.F.Kennan, chính sách của Hoa Kỳ trong những năm bản lề từ 1898 đến 1920, giai
đoạn Hoa Kỳ trở thành một cƣờng quốc lớn trên thế giới, đã thƣờng xuyên đƣợc hình
thành bởi việc đặt nhầm sự tin tƣởng vào chủ nghĩa hợp pháp và đạo đức, hoặc chịu ảnh
hƣởng quá mức của các quốc gia khác – những quốc gia ở mức độ nào đó đã thao túng
các quan chức Washington. G.F.Kennan cho rằng, việc Hoa Kỳ trở thành một cƣờng
quốc quan trọng đối với châu Á trong những năm 1898 – 1900 không phải bởi vì Hoa
Kỳ nhận thức đƣợc những lợi ích thực sự của họ trong các vấn đề ở châu Á, mà là vì họ
bị các quan chức Anh lôi kéo để ủng hộ một chính sách “Mở cửa” nhằm tạo ra “một
sân chơi công bằng và không thiên vị” (John Hay) cho tất cả các quốc gia đang cạnh
tranh trong thị trƣờng Trung Quốc, chính sách này mang lại lợi ích cho nƣớc Anh chứ
không phải cho Hoa Kỳ. Mặc dù có những khác biệt về quan điểm và nhận định, song
những thông tin trong công trình này là nguồn tƣ liệu quan trọng, gợi mở cho luận án
nhiều vấn đề trong nghiên cứu về ngoại giao của Hoa Kỳ.
Cụm công trình “The History of American Foreign Policy” (1986) của Jerald
A.Comb; “Race, Federalism and Diplomacy: The Gentlemen’s Agreement A
Century Later” (2009) của Paul Finkelman; “The Pan – American Trademark
Convention of 1929: A Bold Vision of Extraterritorial Meets Current Realities”
(2013) của Christine H. Farley cũng ít nhiều đề cập đến chính sách đối ngoại tổng
thể của Hoa Kỳ cũng nhƣ các vấn đề cụ thể nhƣ Công ƣớc về nhãn hiệu hàng hóa
liên Mỹ năm 1929.

Không đề cập đến chính sách đối ngoại Mỹ một cách tổng thể nhƣ trên mà tập
trung nghiên cứu về từng mối quan hệ cụ thể giữa Mỹ với các nƣớc trên thế giới là một
nội dung quan trọng đƣợc nhiều tác giả quan tâm. Có thể nêu ra một số các công trình
tiêu biểu cho mảng đề tài này nhƣ: Trƣớc hết là cụm công trình về quan hệ giữa Mỹ và
Thái Lan nhƣ “Thai – American Relations” (Quan hệ Hoa Kỳ - Thái Lan) (1982) của
Hans H. Indorf; “The Eagle and the Elephant, Thai-American Relations Since 1833”
(Đại bàng và Voi, quan hệ Hoa Kỳ - Thái Lan từ năm 1833) (2009) của Đại sứ quán
18


×