Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Phân tích thực trạng phân phối thuốc của công ty cổ phần dược vật tư y tế thái bình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.38 KB, 71 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

 

HÀ THỊ NGỌC ÁNH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
PHÂN PHỐI THUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ THÁI BÌNH NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HÀ THỊ NGỌC ÁNH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
PHÂN PHỐI THUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ THÁI BÌNH NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 60 72 04 12 CK

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Song Hà



HÀ NỘI 2016


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
tôi đã nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và những
người thân.
Lời đầu tiên, tôi gửi lời chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Thị Song
Hà người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình chu đáo chỉ bảo nhiều ý kiến sâu
sắc giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo bộ môn Quản lý
và Kinh tế dược, phòng Sau đại học, Ban Giám hiệu cùng toàn thể các thầy
giáo cô giáo trường đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám đốc, Phòng Tổ chức, phòng Kế hoạch
kinh doanh, phòng Tài vụ, phòng Đảm bảo chất lượng, phòng Kế hoạch sản
xuất Công ty cổ phần Dược Vật tư y tế Thái Bình đã tận tình giúp đỡ trong
quá trình thu thập số liệu, thông tin đầy đủ và chính xác để tôi thực hiện đề
tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và những người thân
trong gia đình đã động viên, chia sẻ những khó khăn, khích lệ và động viên
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Thái Bình, ngày 28 tháng 02 năm 2016
Học viên

Hà Thị Ngọc Ánh



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................
MỤC LỤC....................................................................................................... ...
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................................ 3
1.1. Tổng quan về hoạt động phân phối thuốc ........................................................ 3
1.1.1. Một số khái niệm về phân phối ............................................................................ 3
1.1.2. Phân phối thuốc ........................................................................................................ 6
1.2. Thực trạng hệ thống phân phối thuốc ở Việt Nam ................................. 9
1.2.1. Một vài nét về thị trường thuốc ở Việt Nam .....................................................9
1.2.2.Quy định phân phối thuốc tại Việt Nam .................................................. 10
1.2.3.Hệ thống phân phối thuốc tại Việt Nam ................................................. 10
1.2.4.Hoàn thiện hệ thống phân phối thuốc ở Việt Nam ................................. 12
1.3. Một vài nét về Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Thái Bình .................13
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển.........................................................................13
1.3.2. Một số kết quả đạt được .......................................................................................14
1.3.3. Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Thái Bình ......... 15
1.3.4. Một vài nét về hoạt động phân phối thuốc tại Công ty cổ phần Dược
Vật tư Y tế Thái Bình .......................................................................................... 17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................18
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................18
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .....................................................................18
2.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................18
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ...............................................................................................18
2.3.2. Tóm tắt nội dung nghiên cứu ..............................................................................19

2.3.3. Các biến số nghiên cứu ........................................................................................20


2.3.4. Nguồn thu thập và phương pháp thu thập số liệu ..........................................22
2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...........................................................23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 24
3.1. Phân tích thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động phân phối thuốc
của Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Thái Bình năm 2014...................... 24
3.1.1. Tổ chức mạng lưới phân phối .............................................................................24
3.1.2. Nhân lực mạng lưới phân phối ...........................................................................27
3.1.3. Cơ sở vật chất trong mạng lưới phân phối ......................................................29
3.2. Phân tích kết quả hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần
Dược Vật tư Y tế Thái Bình năm 2014 thông qua một số chỉ tiêu............. 33
3.2.1. Mạng lưới phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế
Thái Bình năm 2014 .........................................................................................................33
3.2.2. Cơ cấu khách hàng của Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Thái Bình
năm 2014 ............................................................................................................................ 34
3.2.3. Các chỉ tiêu về doanh thu.....................................................................................36
3.2.4. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ...........................................................................41
3.2.5.Hàng trả về trong quá trình lưu thông phân phối của Công ty cổ phần
Dược Vật tư Y tế Thái Bình 2014

...................................................................... 43

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ...............................................................................................45
4.1. Về thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động phân phối thuốc của
Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Thái Bình năm 2014 ................................. 45
4.1.1. Về tổ chức mạng lưới phân phối năm 2014 ....................................................45
4.1.2. Về nhân lực hệ thống phân phối năm 2014.....................................................46
4.1.3. Về cơ sở vật chất mạng lưới phân phối năm 2014 ........................................46

4.2. Về kết quả hoạt động phân phối của Công ty cổ phần Dược Vật tư
Y tế Thái Bình năm 2014 thông qua một số chỉ tiêu.................................... 47
4.2.1. Về mạng lưới bán buôn, bán lẻ Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế
Thái Bình năm 2014 ........................................................................................ 47
4.2.2. Về cơ cấu khách hàng của Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Thái


Bình năm 2014 ..................................................................................................................48
4.2.3. Các chỉ tiêu về doanh thu.....................................................................................48
4.2.4. Về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ......................................................................51
4.2.3. Về tỷ lệ hàng trả về trong quá trình lưu thông phân phối của
Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Thái Bình năm 2014 .................................... 51
4.3. Một số hạn chế của đề tài .....................................................................................52
KẾT LUẬN ...........................................................................................................................53
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN...........................................


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

: Bảo hiểm y tế

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

CTCP


: Công ty cổ phần

DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân

DT

: Doanh thu

GDP

: Good distribution practice - Thực hành tốt phân phối thuốc

GSP
GLP

: Good storage practice - Thực hành tốt bảo quản thuốc
: Good Laboratory Practice - Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm

GMP

: Good Manufactory Practice - Thực hành tốt sản xuất thuốc

GPP

: Good Pharmacy Practice - Thực hành tốt nhà thuốc

GPs


: Good Practices

HĐPP

: Hoạt động phân phối

HTPP

: Hệ thống phân phối

KHKD

: Kế hoạch kinh doanh

LN

: Lợi nhuận

SX

: Sản xuất

TCCL

: Tiêu chuẩn chất lượng

TNHH MTV

: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên


WHO

: World Health Organization -Tổ chức Y tế thế giới

WTO

: Worrld Trade Organnization - Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Các phương thức phân phối

4

2.1

Các biến số nghiên cứu của đề tài

20

3.1


Cơ cấu nhân lực theo trình độ và giới tính năm 2014

27

3.2

Trang thiết bị văn phòng

31

3.3

Trang thiết bị dùng để vận chuyển và chất xếp hàng hoá

31

3.4

Trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản hàng hoá

32

3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12

3.13
3.14

Các trang thiết bị phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh và
bảo hộ lao động
Tổng số chi nhánh, số điểm bán lẻ của Công ty cổ phần Dược
Vật tư Y tế Thái Bình năm 2014
Phân bố điểm bán lẻ của Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế
Thái Bình
Cơ cấu khách hàng của Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế
Thái Bình năm 2014
Doanh thu theo nhóm hàng phân phối của Công ty cổ phần
Dược Vật tư Y tế Thái Bình năm 2014
Doanh thu bán hàng sản xuất của Công ty cổ phần Dược Vật
tư Y tế Thái Bình năm 2014
Doanh thu bán hàng sản xuất khu vực nội tỉnh của Công ty cổ
phần Dược Vật tư Y tế Thái Bình năm 2014
Doanh thu bán hàng sản xuất khu vực ngoại tỉnh của Công ty
cổ phần Dược Vật tư Y tế Thái Bình năm 2014
Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của Công ty cổ phần Dược Vật
tư Y tế Thái Bình năm 2014
Tỷ lệ hàng phân phối của Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế
Thái Bình bị trả về năm 2014

32
33
34
35
36
37

39
40
42
43


DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Thái
Bình

16

2.1

Tóm tắt nội dung nghiên cứu

19

3.1

Sơ đồ tổ chức mạng lưới phân phối


24

3.2

Sơ đồ mạng lưới phân phối theo phương thức phân phối

26

3.3

Biểu đồ tỷ lệ lao động theo trình độ trong mạng lưới phân phối

28

3.4

Biểu đồ tỷ lệ lao động theo giới tính trong mạng lưới phân phối

28

3.5

Sơ đồ hệ thống kho GSP

30

3.6

Biểu đồ cơ cấu doanh thu theo nhóm hàng phân phối năm 2014


36

3.7

Biểu đồ cơ cấu doanh thu bán hàng sản xuất của Công ty cổ
phần Dược Vật tư Y tế Thái Bình năm 2014

38

3.8

Biểu đồ cơ cấu doanh thu bán hàng sản xuất khu vực nội tỉnh
của Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Thái Bình năm 2014

39

3.9

Biểu đồ cơ cấu doanh thu bán hàng sản xuất khu vực ngoại tỉnh
của Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Thái Bình năm 2014

41


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, trong cơ chế thị trường đầy biến động, doanh nghiệp không
chỉ phải đưa ra sản phẩm gì, giá bao nhiêu ra thị trường mà còn phải phân
phối chúng như thế nào, vào lúc nào. Khi thị trường cạnh tranh ngày càng
khốc liệt, việc dành được lợi thế cạnh tranh là hết sức khó khăn, các chiến
lược quảng cáo, xúc tiến khuyếch trương, giảm giá chỉ có tác dụng trong một

thời gian ngắn bởi nó rất dễ bị bắt chước thì các doanh nghiệp muốn có một
lợi thế lâu dài hơn. Tuy nhiên có rất ít trường hợp nhà sản xuất có thể bán trực
tiếp tất cả các sản phẩm của mình đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng mà
thường phải thông qua các tổ chức trung gian như các chi nhánh, các nhà bán
buôn, các nhà bán lẻ, … Để đạt được mong muốn này, các doanh nghiệp phải
phát triển mạng lưới kênh phân phối của mình, phải tự mình đảm nhận công
tác tiêu thụ sản phẩm.Tức là phải thiết lập nên một mạng lưới và chính sách
phân phối nhằm đảm bảo chuyển giao sản phẩm của doanh nghiệp từ khâu
sản xuất sang khâu tiêu thụ và tiêu thụ được sản phẩm
Mạng lưới phân phối có một vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến
thành quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để xây dựng và phát triển mạng lưới
phân phối thành công, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải dày công nghiên cứu
tâm lý hành vi, thói quen mua sắm của người tiêu dùng để từ đó tìm ra
phương án tối ưu cho doanh nghiệp, phân phối và lưu thông sản phẩm như thế
nào để sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất, với mức giá bán cao nhất và qua ít
khâu trung gian nhất để thu được lợi nhuận cao.
Trong lĩnh vực dược phẩm, phân phối thuốc càng có vai trò quan trọng
do thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng
và sức khỏe người sử dụng đòi hỏi các sản phẩm của các công ty ngày càng
được nâng cao về chất lượng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu
dùng trong bối cảnh thị trường đầy biến động như hiện nay.
Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Thái Bình là một doanh nghiệp
1


dược tuyến tỉnh, Năm 2002 chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công
ty cổ phần với chức năng Sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, phát triển
nuôi trồng dược liệu, kinh doanh, phân phối, xuất nhập khẩu . Từ đó tới nay
công ty đã không ngừng phấn đấu để phát triển và đưa tên tuổi, hàng hóa của
doanh nghiệp tới tay người sử dụng được kịp thời và với chất lượng tốt nhất.

Tuy nhiên công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt của
những công ty dược trong nước và nước ngoài. Với mong muốn tìm hiểu về
thực trạng hoạt động phân phối thuốc của công ty để tìm ra những hạn chế để
góp phần vào hoàn thiện trong tổ chức và quản lý hệ thống phân phối phù hợp
với quy mô mở rộng doanh nghiệp phục vụ định hướng phát triển lâu dài và
ổn định của công ty, chúng tôi thực hiện đề tài “Phân tích thực trạng phân
phối thuốc của Công ty cổ phần Dược Vật tư y tế Thái Bình năm 2014”.
Đề tài được tiến hành với 2 mục tiêu sau:
1. Phân tích thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động phân phối
thuốc của Công ty cổ phần Dược Vật tư y tế Thái Bình năm 2014.
2. Phân tích kết quả hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ
phần Dược Vật tư y tế Thái Bình năm 2014 thông qua một số chỉ tiêu.
Từ đó đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu
quả, tính chuyên nghiệp của mạng lưới phân phối tại Công ty.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về hoạt động phân phối thuốc
1.1.1. Một số khái niệm về phân phối
™ Phân phối

Phân phối là hoạt động liên quan đến điều hành tổ chức, vận chuyển,
phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng, trong một quốc gia
hay ở các nước, các khu vực trên thế giới [1].
Xây dựng chính sách phân phối để đưa hàng hóa và dịch vụ kịp thời từ
nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, đảm bảo sự ăn khớp giữa cung và cầu trên thị
trường.
Chính sách phân phối có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động

kinh doanh. Một chính sách phân phối hợp lý sẽ giúp hoạt động kinh doanh
an toàn hơn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm sự cạnh
tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hóa nhanh, hiệu quả và phát triển
thị trường tiêu thụ [1].
™ Phương thức phân phối

Có 2 phương thức phân phối phổ biến: phương thức phân phối trực tiếp
và phương thức phân phối gián tiếp [1]. Các công ty thường sử dụng cả hai
phương thức phân phối trực tiếp và gián tiếp song song với nhau để tận dụng
các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của mỗi phương thức.

3


Bảng 1.1. Các phương thức phân phối [1]
PHƯƠNG
THỨC PHÂN
PHỐI

Trực tiếp

Gián tiếp

Nhà sản xuất

Nhà sản xuất

Hệ thống
trung gian


Sơ đồ

Khách hàng

Khách hàng

• Phương thức phân phối trực tiếp:
- Ưu điểm:
- Nhà sản xuất tiếp xúc trực tiếp với khách hàng không qua trung gian
- Người sản xuất nắm vững được các biến động thị trường, chủ động đưa ra
các quyết định về hoạt động phân phối, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động
phânphối
- Nhược điểm:
- Doanh nghiệp phải chia sẻ nguồn vốn cho các hoạt động phân phối và
phải tự chịu rủi ro nên rất tốn kém
• Phương thức phân phối gián tiếp:
- Ưu điểm:
Có thể chia sẻ rủi ro trong kinh doanh
- Nhược điểm:
4


- Lợi nhuận bị chia sẻ
-Doanh nghiệp khó khiểm soát hoạt động phân phối trên thị trường
™ Kênh phân phối

Có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về kênh phân phối.
Theo quan điểm của các nhà quản trị học: Kênh phân phối là một tổ
chức hệ thống các quan hệ với các doanh nghiệp và cá nhân bên ngoài để
quản lý các hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện các mục

tiêu trên thị trường doanh nghiệp [7].
Kênh phân phối có thể được coi là con đường đi của sản phẩm từ người
sản xuất đến người tiêu dùng (hoặc người sử dụng cuối cùng). Nó cũng được
coi như dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hóa khi chúng được mua bán qua
các tổ chức và cá nhân khác nhau [7].
Xét về góc độ quản lý, kênh phân phối được xem là một lĩnh vực quết
định trong maketing. Kênh phân phối được coi là “ một sự tổ chức các tiếp
xúc bên ngoài để quản lý các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu phân
phối của nó”. Điều này cho chúng ta thấy tầm quan trọng của “quan hệ bên
ngoài”, “sự tổ chức kênh”, “các hoạt động phân phối”… [7].
Theo quan điểm làm quyết định quản lý kênh phân phối của nhà quản
trị doanh nghiệp (chủ yếu là cong ty sản xuất và nhập khẩu), kênh phân phối
là một tổ chức hệ thống các quan hệ với các doanh nghiệp và cá nhân bên
ngoài để quản lý các hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện
các mục tiêu trên thị trường của doanh nghiệp[7].
Theo một định nghĩa khác: Kênh phân phối là chuỗi các công ty độc
lập liên quan đến quá trình đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng
[1].
™ Các loại kênh phân phối

Kênh phân phối trực tiếp: kênh cấp 0
5


Kênh phân phối gián tiếp: Kênh cấp 1,2,3 ... cấp n có độ dài ngắn khác
nhau, số lần hàng hóa qua tay trung gian càng nhiều thì kênh phân phối càng
dài, cấp kênh càng lớn [1].
1.1.2. Phân phối thuốc
™ Phân phối thuốc


Phân phối thuốc là việc phân chia và di chuyển, bảo quản thuốc từ kho
của cơ sở sản xuất thuốc hoặc từ trung tâm phân phối cho đến người sử dụng
hoặc đến các điểm phân phối bảo quản trung gian hoặc giữa các điểm phân
phối, bảo quản trung gian bằng các phương tiện vận chuyển khác nhau [2].
™ Thực hành tốt phân phối thuốc

“Thực hành tốt phân phối thuốc” - GDP là viết tắt của Good
Distribution Practice - là một phần của công tác bảo đảm chất lượng toàn diện
để bảo đảm chất lượng thuốc được duy trì qua việc kiểm soát đầy đủ tất cả
các hoạt động liên quan đến quá trình phân phối thuốc.
Những hoạt động cơ bản của phân phối thuốc là điều phối, tồn trữ, vận
chuyển, giao nhận, thông tin thuốc[2].
Nguyên tắc “Thực hành tốt phân phối thuốc” áp dụng đối với các cơ sở
tham gia vào quá trình phân phối thuốc trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm các
cơ sở sản xuất, kể cả cơ sở sản xuất sản phẩm trung gian, sản xuất thành phẩm
thuốc, cơ sở cung cấp, xuất nhập khẩu, phân phối, bán buôn, các cơ sở vận
chuyển, các đại lý giao nhận, các cơ sở đầu mối bảo quản, phân phối thuốc
của các chương trình y tế quốc gia [2].
Việc tuân thủ đúng các nguyên tắc của “Thực hành tốt phân phối
thuốc” là góp phần duy trì ổn định chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu
thông trên thị trường, giúp hệ thống đảm bảo chất lượng được củng cố bền
vững.
Nội dung nguyên tắc “thực hành tốt phân phối thuốc” quy định một số
6


nội dung cơ bản sau đây [2].
- Quy định về tổ chức và quản lý
Cơ sở phân phối thuốc phải có tư cách pháp nhân, có một cơ cấu tổ
chức thích hợp, được phân công nhiệm vụ rõ ràng.

- Quy định về nhân sự
Bố trí đủ nhân sự để tiến hành tất cả các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm
của cơ sở phân phối và đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Tất cả nhân viên tham gia vào các hoạt động liên quan đến kinh
doanh phân phối thuốc phải có trình độ chuyên môn phù hợp với chủng loại
thuốc phân phối, được đào tạo về các yêu cầu của “Thực hành tốt phân phối
thuốc”, về các quy định của pháp luật liên quan, và đủ khả năng đáp ứng các
yêu cầu đó.
+ Các nhân viên chủ chốt tham gia vào việc bảo quản, phân phối thuốc
phải có đủ khả năng và kinh nghiệm phù hợp với trách nhiệm được giao để
bảo đảm thuốc được bảo quản, phân phối đúng cách.
- Quy định về quản lý chất lượng
Tất cả các thuốc phải được lưu hành hợp pháp, và phải được mua, cung
cấp cũng như bán, giao hàng, gửi hàng bởi các cơ sở sản xuất, kinh doanh
dược hợp pháp, đáp ứng các quy định của pháp luật.
- Quy định về cơ sở, kho tàng và bảo quản
Tất cả các cơ sở phân phối thuốc phải có các điều kiện kho tàng, phương
tiện bảo quản thuốc tuân thủ theo đúng các nguyên tắc "Thực hành tốt bảo
quản thuốc" (GSP). Kho phải có các khu vực bảo quản, khu vực nhận và xuất
hàng, khu vực lấy mẫu, điều kiện và yêu cầu trong bảo quản, nhận hàng, quay
vòng hàng tồn kho và kiểm soát các dược phẩm quá hạn.
- Quy định về phương tiện vận chuyển và trang thiết bị
7


+ Tất cả các phương tiện vận chuyển, trang thiết bị được sử dụng trong
bảo quản, phân phối và xử lý thuốc phải thích hợp với mục đích sử dụng và
phải bảo vệ được thuốc tránh các điều kiện có thể ảnh hưởng xấu đến độ ổn
định, tính toàn vẹn của bao bì, thuốc và phòng tránh việc nhiễm bẩn.
+ Trong quá trình vận chuyển, nếu có các yêu cầu về điều kiện bảo

quản đặc biệt (ví dụ về nhiệt độ và độ ẩm cụ thể), thì phải bảo đảm các điều
kiện đó, có kiểm tra, theo dõi và lưu hồ sơ.
- Quy định về thu hồi sản phẩm và sản phẩm bị loại, bị trả về
Phải thiết lập một hệ thống, bao gồm cả quy trình bằng văn bản, để thu
hồi nhanh chóng và có hiệu quả những thuốc được xác định hoặc nghi ngờ là
có khiếm khuyết, và chỉ định rõ người chịu trách nhiệm thu hồi.
Sản phẩm bị loại bỏ và những sản phẩm bị trả lại cho nhà phân phối
phải được nhận dạng phù hợp và được xử lý theo một quy trình, trong đó ít
nhất phải có việc giữ các sản phẩm đó ở khu vực biệt trữ nhằm tránh lẫn lộn
và ngăn ngừa việc tái phân phối cho tới khi có quyết định về biện pháp xử lý.
Điều kiện bảo quản áp dụng cho thuốc bị loại bỏ hoặc trả về phải được duy trì
trong suốt quá trình bảo quản và vận chuyển cho tới khi có quyết định sau
cùng.
“Thực hành tốt phân phối thuốc” là một phần của công tác bảo đảm chất
lượng thuốc theo quan điểm Quản lý chất lượng toàn diện (Total Qualtity
Management). Bộ Y tế với chiến lược áp dụng đồng bộ 5 GPs bao gồm:
- “Thực hành tốt sản xuất thuốc” - GMP.
- “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm” - GLP.
- “Thực hành tốt bảo quản thuốc” - GSP.
- “Thực hành tốt phân phối thuốc” - GDP.
- “Thực hành tốt nhà thuốc” - GPP.

8


nhằm đảm bảo chất lượng thuốc tốt nhất đến tay người sử dụng, giảm
tỷ lệ thuốc giả và thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng [5].
1.2. Thực trạng hệ thống phân phối thuốc ở Việt Nam
1.2.1. Một vài nét về thị trường thuốc ở Việt Nam
Ngành dược phẩm hiện đang ghi nhận tăng trưởng với tốc độ luỹ kế

17.54%/năm trong giai đoạn 5 năm 2010-2014. Nhân tố chính tác động đến
xu hướng phát triển mạnh này là do dược phẩm là sản phẩm không thể thay
thế, sự nhận thức về chăm sóc sức khỏe của người Việt cũng tăng cao. Tuy
vậy, một sự thật mà ngành dược Việt Nam không thể phủ nhận là tỉ lệ nhập
khẩu dược phẩm đang còn quá cao, chiếm đến 53.8% tổng nhu cầu của người
tiêu dùng nội địa. Trong khi đó, dù cung cấp được 50% nhu cầu nhưng thị
trường nội địa chỉ đáp lại 42.6%, các doanh nghiệp trong nước chuyển sang
hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu còn quá thấp, do sản phẩm
của doanh nghiệp nội địa mới chỉ là những công thức thuốc thông thường mà
nguồn cung trên thị trường quốc tế vẫn đang rất dồi dào, và mặt hàng của Việt
Nam thiếu tính cạnh tranh. Vì vậy, theo dự báo của BMI, mặc dù Bộ Y Tế
đang khuyến khích doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi để xây dựng các
dự án mới, trong vòng 5 năm tới, doanh nghiệp dược Việt Nam cũng chưa thể
có những sự phát triển bứt phá. Kết quả là cán cân thương mại ngành dược
phẩm của Việt Nam vẫn chưa thể có sự tiến triển tích cực. Các chính sách về
đấu thầu đối với kênh ETC buộc các doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào
kênh OTC khi không thể cạnh tranh về giá với các sản phẩm thuốc nhập từ
Ấn Độ, Trung Quốc, nhất là khi các doanh nghiệp trong nước chưa thể tự chủ
được nguồn nguyên dược liệu (90% nguyên dược liệu phải nhập khẩu).
Ngành công nghiệp dược vẫn đang trong giai đoạn đầu của thời kì phát triển.
Danh mục sản phẩm của ngành vẫn còn thưa thớt, nhưng vẫn đang có xu
hướng tăng lên. Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp tham gia có quy mô nhỏ,
vốn đầu tư chưa lớn nên số lượng đạt tiêu chuẩn GMP WHO theo lộ trình của
9


Bộ Y Tế mới đạt được 80-90%. Nạn thuốc giả còn tràn lan do chính sách và
sự kiểm soát còn tương đối lỏng lẻo. Vì vậy, trong những năm tới đây, ngành
dược phẩm mong muốn có sự thay đổi về chiến lược cũng như khung pháp lý
để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành phát triển. BMI dự báo ngành dược

phẩm vẫn tiếp tục tăng trưởng luỹ kế với tốc độ trung bình 15.85%/năm trong
vòng 4 năm tới, và đóng góp 2.2% vào GDP vào năm 2018. Tuy sản phẩm
ngoại vẫn chiếm ưu thế trong tương lai gần, nhưng các doanh nghiệp nội địa
vẫn sẽ tích cực đầu tư sản xuất, tìm kiếm phương thuốc mới, tiếp tục xây
dựng cơ sở hạ tầng đạt chuẩn quốc tế, cố gắng đạt mục tiêu đến năm 2020,
cung cấp được 70% nhu cầu thị trường nội điạ như Bộ Y tế đã đặt ra. [18].
1.2.2. Quy định phân phối tại Việt Nam
Pháp luật Việt Nam quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(Foreign Invested Enterprises - FIE) không được phép phân phối sản phẩm
dược phẩm tại Việt Nam. Vì vậy, các công ty dược nước ngoài thường liên
kết với doanh nghiệp phân phối Việt Nam để thương mại sản phẩm của họ
trên thị trường Việt Nam.
Phân phối dược phẩm tại Việt Nam được thực hiện thông qua hai kênh,
bệnh viện (treatment channel) và thương mại (commercial channel). Phân
phối vào kênh bệnh viện thông qua đấu thầu. Phân phối ở kênh thương mại là
chào bán trực tiếp đến hiệu thuốc và một số tổ chức thương mại khác. Hiện
nay, một phần ba việc phân phối diễn ra thông qua các kênh bệnh viện và hai
phần ba việc phân phối là thông qua kênh thương mại. Các công ty dược
phẩm nước ngoài muốn sản phẩm của mình thâm nhập rộng rãi cần phải đẩy
mạnh hoạt động ở kênh bệnh viện [20].
1.2.3. Hệ thống phân phối thuốc tại Việt Nam
Khác với thị trường dược phẩm thế giới, nơi nhà sản xuất và nhà phân
phối thường là các đơn vị độc lập nhằm tập trung hóa chuyên môn, hệ thống
phân phối dược phẩm tại Việt Nam lại khá đặc thù với cấu trúc phức tạp và sự
10


tham gia của nhiều bên liên quan. Cụ thể, hệ thống phân phối tại Việt Nam
bao gồm các thành phần tham gia chính như sau [17]:
- Các doanh nghiệp phân phối dược phẩm chuyên nghiệp.

+ Doanh nghiệp phân phối dược phẩm nhà nước:
Công ty TNHH MTV Dược phẩm TW1 (CPC1), Công ty TNHH MTV Dược
phẩm TW2 (Codupha)…
+ Doanh nghiệp phân phối dược phẩm tư nhân:
Một số công ty khác chuyên về mảng phân phối như: Cty TNHH Dược phẩm
Kinh Đô, Cty TNHH Dược phẩm Đông Đô, CTCP Dược ATM, Cty TNHH
Dược phẩm Hoàng Đức, Công Ty TNHH IC VIETNAM, Công ty TNHH
Thương mại Dược phẩm Đông Á, Công ty TNHH Dược phẩm Đô Thành.…
+ Doanh nghiệp phân phối dược phẩm nước ngoài:
Diethelm Keller Siber Hegner (DKSH – Thụy Sỹ), Zuellig Pharma
(Singapore), Megalife Science (Mega We Care – Thái Lan).
- Các doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác đáng chú ý:
CTCP Dược phẩm Vimedimex (VMD – HOSE), CTCP Dược liệu Trung
ương II (Phytopharma – OTC).
- Các công ty dược phẩm vừa sản xuất vừa phân phối: các công ty
tuyến trung ương và tuyến tỉnh: Công ty Dược Hậu Giang, Công ty cổ phần
Traphaco, Công ty cổ phần Pymepharco...
- Hệ thống chợ sỉ:
Tại Việt Nam đang tồn tại hai hệ thống chợ sỉ chuyên buôn bán các mặt hàng
dược phẩm tại 2 thành phố lớn nhất là Tp.HCM (chợ sỉ Tô Hiến Thành và chợ
sỉ Lý Thường Kiệt) và Hà Nội (chợ sỉ Hapulico và chợ sỉ Láng Hạ).
- Hệ thống bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân.
- Hệ thống nhà thuốc .
11


Hệ thống chuỗi nhà thuốc Mỹ Châu, Hệ thống chuỗi nhà thuốc Mỹ Châu, Hệ
thống chuỗi nhà thuốc PHANO,
- Hệ thống phòng mạch (phòng khám bệnh) tư nhân.
Ba nhà phân phối sỉ lớn nhất tại Việt Nam là Zuellig Pharma (Thụy Sĩ),

Diethelm Vietnam (Singapore), Mega Products (Thái Lan) đã nắm giữ đến
khoảng 40% thị phần. Ngoài ra, còn có hơn 304 nhà phân phối nước ngoài sỉ
khác đang hiện diện tại Việt Nam cùng với khoảng 897 nhà phân phối trong
nước đang chiếm thị phần còn lại. Tuy nhiên, trên thực tế, nắm quyền lực chi
phối lớn nhất trong mạng lưới phân phối dược phẩm tại Việt Nam là hệ thống
chợ sỉ tại TP.HCM và Hà Nội. Đây là một mô hình tổ chức độc đáo nhất trên
thế giới và chỉ có thể tìm thấy tại Việt Nam [17].
1.2.4. Hoàn thiện hệ thống phân phối thuốc ở Việt Nam
Thủ tướng chính phủ đã ký chiến lược phát triển ngành dược đến năm
2020 với mục tiêu: 100% cơ sở kinh doanh thuốc thuộc hệ thống phân phối
thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt.
trong đó quy hoạch hệ thống phân phối thuốc theo hướng chuyên
nghiệp, hiện đại và hiệu quả, xây dựng 05 trung tâm phân phối thuốc tại miền
núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và
Tây Nam Bộ. [6].

12


1.3. Một vài nét về Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Thái Bình
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
• Tên công ty:
- Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Thái Bình.
- Tên giao dịch: Thai Binh pharmaceutical Joint stock company.
Viết tắt: ThaiBiPhar
• Quyết định thành lập số: 1342/QĐ-UB ngày 20/10/2001 của UBND tỉnh
Thái Bình.
• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0803000050 ngày 04/4/2002
do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình cấp.
• Trụ sở chính: Số 64 phố Hai Bà Trưng, Thành phố Thái Bình.

• Nhà máy sản xuất: Km4 đường Hùng Vương, Thành phố Thái Bình, tỉnh
Thái Bình.
• Ngành nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất, bán buôn, bán lẻ dược phẩm, dược liệu, hóa chất, tinh dầu,
dược thực phẩm.
- Bán buôn, bán lẻ vật tư, thiết bị, biểu mẫu y tế, mỹ phẩm.
- Hoạt động phòng khám, phòng chẩn trị đông y cổ truyền
- Trồng cây dược liệu.
• Các dạng sản phẩm sản xuất chính.
- Thuốc viên nén, viên bao phim, viên bao đường
- Thuốc bột, thuốc cốm, thuốc viên nang
- Chè thuốc, cao thuốc, sirô thuốc, rượu thuốc
- Thuốc nhỏ mắt, thuốc ngoài da
13


- Thực phẩm thuốc, thực phẩm dinh dưỡng
- Dược liệu, dược liệu bào chế, thuốc y học dân tộc ( thuốc đông y)
- Nước uống đóng chai
• Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần Dược vật tư y tế Thái Bình, tiền thân là Xí nghiệp liên
hiệp Dược Thái Bình, được liên hợp từ năm 1983 trên cơ sở sáp nhập 3 cơ
quan quản lý dược của tỉnh là: Xí nghiệp Dược phẩm, Quốc doanh Dược
phẩm,Trạm nghiên cứu nuôi trồng và phát triển dược liệu.
Năm 2002 chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần
với chức năng Sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, phát triển nuôi trồng
dược liệu, kinh doanh, phân phối, xuất nhập khẩu … và nhiều ngành nghề
khác.
1.3.2. Một số kết quả đạt được
Trải qua hơn 40 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối dược

phẩm, công ty đã lớn mạnh không ngừng, từ chỗ chỉ sản xuất được những loại
thuốc giản đơn, đến nay công ty đã xây dựng nhà máy sản xuất thuốc tân
dược tiêu chuẩn GMP-WHO với cơ sở sản xuất hiện đại, khang trang, phòng
kiểm nghiệm thuốc đạt tiêu chuẩn GLP-WHO, kho bảo quản thuốc đạt tiêu
chuẩn GSP-WHO, đủ sức sản xuất, kiểm nghiệm và bảo quản nhiều loại
thuốc đạt tiêu chuẩn do tổ chức y tế thế giới (WHO) quy định. Trong công tác
phân phối, lưu thông, công ty đã xây dựng các trung tâm dược hiện đại khang
trang góp phần cung ứng đầy đủ và kịp thời thuốc phòng, chữa bệnh cho
mạng lưới y tế toàn tỉnh và tham gia cung ứng thuốc cho các tỉnh bạn. Công
ty đang từng bước xây dựng mới và hiện đại hoa các cơ sở phân phối thuốc
đạt tiêu chuẩn GPP theo lộ trình của Bộ Y tế, góp phần nâng cao chất lượng
thuốc chữa bệnh để phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.

14


Với mục tiêu: Uy tín, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững, Công
ty luôn phấn đấu vì sự công bằng xã hội, vì sức khỏe của nhân dân, góp phần
đưa Việt Nam tiến kịp và vượt các nước tiên tiến trên thế giới.
Hiện nay Công ty có 01 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn “GMPWHO”, một phòng Kiểm nghiệm đạt chuẩn “GLP”, hệ thống kho đạt chuẩn
“GSP”, hệ thống phân phối thuốc đạt chuẩn “GDP” và “GPP”, 01 Phân xưởng
Đông dược. 10 trung tâm bán buôn, bán lẻ đặt tại các huyện và Thành Phố, 1
phòng khám y học cổ truyền và nhiều nhà thuốc, đại lý 62 quầy thuốc đạt tiêu
chuẩn GPP trên địa bàn tỉnh [9].
Qua hơn 10 năm cổ phần hóa không ngừng phấn đấu, đến nay công ty có
307 cán bộ công nhân viên, trong đó có 70 người có trình độ từ đại học trở lên
trong đó đại học Dược và sau đại học là 29 người, đại học khác 41 người,
trung cấp dược 225 người, sơ cấp và công nhân 12 người [11].
1.3.3. Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Thái Bình
Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Thái Bình được hoạt

động theo mô hình sau [11].

15


Hội đồng quản trị
Chủ tịch: Bùi Minh
Ban Kiểm soát
Trưởng ban: Nguyễn Tiến An

Giám Đốc Điều Hành
Ds. Ngô Dương Bàn

P. Kế toán, Thống kê

Hình 1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Thái Bình
16

P. KH-VT

Tổng kho

Kho GSP

P. KTCĐ

Kho Đông Dược

P.KTCL


PX. Tân dược

P.ĐBCL-NCPT

PX. Đông Dược

Các trung tâm

BP.ĐBCL

P. Kinh doanh

PGĐ. Sản xuất và chất lượng

Phòng TC -HC
Cn. Lê Xuân Hải

BP.NCPT

PGĐ khinh doanh
DS. Phạm Đình Thắng


×