Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

DỰ ÁN CỔNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ CHO DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.57 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LÊ ĐỨC TÙNG

DỰ ÁN CỔNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
CHO DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG

Ngành
: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành : Quản lý hệ thống thông tin
Mã số
: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Hà Nội, năm 2014


1/21
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................... 4
Chương 1: MỤC TIÊU DỰ ÁN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
...................................................................... 5
1.1. Mục tiêu dự án .............................................................. 5
1.2. Các vấn đề cần giải quyết ............................................. 5
1.3. Phương pháp nghiên cứu và xây dựng ......................... 6
Chương 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ................................. 7
2.1. Tổng quan về thị trường của dự án: .............................. 7
2.2. Phân tích và dự báo thị trường...................................... 8


Chương 3: PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ ....................................... 10
3.1. Cổng thanh toán trực tuyến PayPal ........................ 10
3.2. Cổng thanh toán Ngân lượng ................................. 11
3.3. Đánh giá nội lực (SWOT) của Viettel ........................ 11
3.3.1. Điểm mạnh: ........................................................ 11
3.3.2. Điểm yếu: ............................................................ 12
3.3.3. Cơ hội: ................................................................ 13
3.3.4. Thách thức: ......................................................... 13
Chương 4: CỔNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ ...................... 14
4.1. Giới thiệu .................................................................... 14
4.2. Đặc điểm..................................................................... 14
4.2.1. Đối tượng khách hàng ............................................. 14
4.2.2. Điều kiện sử dụng dịch vụ ....................................... 14
4.2.3. Các kênh sử dụng của sản phẩm ............................. 14
4.2.4. Các nguồn tiền thanh toán....................................... 14
Chương 5: PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT-CÔNG NGHỆ ........ 15
5.1.

Mô hình tổng thể .................................................... 15


2/21
5.2.

Mô tả chi tiết mô hình tổng thể .............................. 15

5.2.1. Viettel CMS:........................................................ 15
5.2.2. Payment Portal ................................................... 15
5.2.3. Payment API: ...................................................... 16
5.2.4. Payment Processing: .......................................... 16

5.3. Giải pháp an toàn bảo mật .......................................... 17
5.4. Thiết kế hạ tầng kỹ thuật ............................................ 17
5.5. Thiết kế hệ thống phần mềm ...................................... 18
5.5.1. Mô hình kiến trúc..................................................... 18
5.5.2. Yêu cầu về chức năng .............................................. 19
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ........... 20


3/21
HÌNH ẢNH
Hình 1: Đánh giá trở ngại khi áp dụng TMĐT trong doanh
nghiệp ....................................................................................... 8
Hình 2: Mô hình hoạt động thanh toán trực tuyến................. 11
Hình 3: Mô hình tổng thể hệ thống thanh toán ...................... 15
Hình 4: Mô hình kỹ thuật ....................................................... 18
Hình 5: Mô hình chức năng ................................................... 19


4/21
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỷ 21 là thế kỷ của khoa học và công nghệ. Ngày
nay, công nghệ đã len lỏi và mọi ngõ ngách của cuộc sống,
khiến cuộc sống trở nên tiện nghi hơn, thuận lợi hơn và đơn
giản hơn.
Mua bán trao đổi hàng hóa là một trong những hoạt
động thường xuyên nhất của con người. Trong thời đại tri
thức, việc mua bán trao đổi này cũng có những bước tiến
mạnh mẽ về khoa học công nghệ.
Với sự hỗ trợ của mạng thông tin toàn cầu Internet,
thay vì phải sử dụng cách mua bán truyển thống, con người sử

dụng các công cụ trực tuyến để mang về cho mình cũng gì cần
thiết và bán đi những gì mình làm ra hoặc không có nhu cầu sử
dụng.
Chính nhu cầu này đã thúc đẩy sự ra đời của khái
niệm thanh toán trực tuyến và cổng thanh toán.
Việt Nam một trong những nước có tỉ lệ tăng trưởng
kinh tế hàng năm đạt mức cao trên thế giới cũng không nằm
ngoài sự phát triển của xu hướng thanh toán trực tuyến. Có rất
nhiều doanh nghiệp, cơ quan đã được nhà nước khuyến khích
để đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt (thanh toán
trực tuyến), trong đó có Viettel.
Chính vì lẽ đó, Dự án Cổng thanh toán Viettel được
xây dựng không chỉ theo kịp xu hướng công nghệ mà đem lại
nhiều tiện ích cho khách hàng cũng như đem lại doanh thu
trong lĩnh vực mới của tập đoàn.


5/21
Chương 1:

MỤC TIÊU DỰ ÁN & PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

1.1. Mục tiêu dự án
*Cung cấp công cụ thanh toán mới cho người mua hàng
Hệ thống thanh toán Viettel ra đời cung cấp cho xã hội
một giải pháp thanh toán tiện lợi cho các giao dịch điện tử.
Hệ thống thanh toán Viettel giúp giảm thiểu các rủi ro,
ngăn ngừa tối đa các hành vi lừa đảo và cho phép thu hút
nhiều hơn, nhanh hơn những khách hàng đến với các dịch vụ

của các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Những khách hàng đăng ký trên hệ thống thanh toán
có thể sử dụng tài khoản ngân hàng, thẻ ATM, thẻ tín dụng
thanh toán toàn bộ các dịch vụ của các nhà cung cấp có kết nối
tới hệ thống thanh toán.
*Cung cấp giải pháp thanh toán cho nhà cung cấp dịch vụ,
hàng hóa
Cung cấp các giải pháp thanh toán cho phép các nhà
cung cấp dịch vụ kết nối tới hệ thống thanh toán cho phép
khách hàng thực hiện thanh toán các dịch vụ trên Mobile,
Website, POS. Sẵn sàng kết nối với các hệ thống khác, hướng
tới kết nối đa dịch vụ
Cung cấp các giải pháp thanh toán điện tử an toàn và
thuận tiện
Cung cấp công cụ quản lý dòng tiền, quản lý chi tiêu
thân thiện, dễ sử dụng
*Đem lại doanh thu mới cho doanh nghiệp viễn thông Viettel
1.2. Các vấn đề cần giải quyết
- Xây dựng hệ thống để đảm bảo nhu cầu kinh doanh:
thanh toán dịch vụ của Viettel và có khả năng mở rộng
cho các dịch vụ khác của các nhà cung cấp dịch vụ
khác


6/21
Đảm bảo các yếu tố an toàn và bảo mật thông tin của
hệ thống theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Khả năng mở rộng được với các nguồn tiền: ngân
hàng, trung gian thanh toán; mở rộng nhà cung cấp
dịch vụ.

1.3. Phương pháp nghiên cứu và xây dựng
- Dựa vào phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh để
thấy rõ được Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách
thức của Viettel
- Xây dựng hệ thống theo hướng thành phần hóa để
thấy rõ vai trò của từng thành phần và chuyên biệt hóa
nghiệp vụ
- Áp dụng các chuẩn bảo mật, an toàn thông tin để đảm
bảo các yếu tố an toàn cho hệ thống
-


7/21
Chương 2:

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

2.1. Tổng quan về thị trường của dự án:
Sự quan tâm của báo chí, xã hội thể hiện qua kết quả
tìm kiếm hơn 27 triệu bài cho cụm từ “Thương mại điện tử”
Sự quan tâm của nhà nước, chính phủ thể hiện qua:




Các kế hoạch và chương trình hành động quốc gia
về TM ĐT và đặc biệt là “Kế hoạch tổng thể phát
triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2009” và

đang xây dựng kế hoạch cho giai đoạn 20112015.
Các giải thưởng và các diễn đàn hàng năm về TM
ĐT: Trong các giải Sao khuê, BitCup- Best IT
Solutions, Diễn đàn banking Vietnam, …

Việt Nam có hơn 86 triệu dân, trong đó 35% dưới 35
tuổi. Số người sử dụng Internet xấp xỉ 24 triệu, số thuê bao di
động đạt hơn 60 triệu, số chủ thẻ và chủ tài khoản tiền gửi
thanh toán mới đạt trên 15 triệu nhưng tốc độ tăng trưởng đến
200% hàng năm trong ba năm qua [1,3,4]. Những yếu tố này
đưa Việt Nam thành thị trường giàu tiềm năng cho các dịch vụ
(DV) thanh toán trực tuyến và di động. – PC world Vietnam.
Doanh nghiệp đánh giá về các trở ngại đối với việc
ứng dụng TMĐT (thang điểm 1-4, 4 là cản trở mạnh nhất)


8/21

Hình 1: Đánh giá trở ngại khi áp dụng TMĐT trong doanh
nghiệp
Điểm số các trở ngại có độ chênh lệch nhỏ và đều lớn
hơn mức trung bình (2,5). Như vậy chưa có trở ngại nào thực
sự được giải quyết triệt để và các trở ngại này vẫn cản trở toàn
diện tới tất cả các doanh nghiệp.
Hai trở ngại có điểm số cao nhất là các trở ngại về
“Môi trường xã hội và tập quán kinh doanh” và “Nhận thức
của người dân về TMĐT thấp”.
2.2. Phân tích và dự báo thị trường
Hiện lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt được sự
quan tâm của rất nhiều các tổ chức, từ chính phủ, ngân hàng

tới các công ty chuyển mạch và các trung gian thanh toán cùng
toàn thể xã hội. Kết quả tìm kiếm cho cụm từ “thương mại
điện tử” trên Google cho hơn 27 triệu kết quả đã minh chứng
cho sự quan tâm này.
Thương mại điện tử đã phát triển mạnh mẽ trong thời
gian qua cùng với sự hoàn thiện về các văn bản nhà nước về
qui phạm pháp luật, về các mô hình kinh doanh, về hạ tầng kĩ
thuật và nhu cầu xã hội. Nhiều sản phẩm đã ra đời và tìm được
tiếng nói trên thị trường. Theo đánh giá của bộ Công thương
năm 2009 thì “hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ trực
tuyến đã trở thành một xu hướng thực sự và chắc chắn sẽ có sự


9/21
tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn sắp tới khi thanh toán
điện tử trở nên phổ biến và quen thuộc với người tiêu dùng”.
Cuộc cạnh tranh cung cấp dịch vụ thanh toán là cuộc
cạnh tranh về công nghệ, chiến lược và quan hệ khách hàng.
Trong cuộc đua này các công ty viễn thông – internet không
đứng ngoài cuộc mà điển hình như VTC với sản phẩm paygate
và vcoin. Nhiều công ty khác cũng đã thành lập liên doanh và
đã ra mắt dịch vụ như VMS liên doanh với FPT thành lập
ngân hàng Tiên phong bank cung cấp giải pháp ví điện tử
FTL. Các công ty đều tận dụng lợi thế về quan hệ, về khách
hàng của mình để cạnh tranh. Smartlink tận dụng tập khách
hàng dùng thẻ, VTC với ngành công nghiệp dịch vụ Game
online, PeaceSoft là lợi thế về đầu tư và kinh nghiệm của các
đối tác như IDG, eBay.



10/21
Chương 3:
PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ
3.1. Cổng thanh toán trực tuyến PayPal
Paypal là một hệ thống thanh toán trực tuyến được sử
dụng cho các giao dịch điện tử trực tuyến. Đăng ký một tài
khoản Paypal là miễn phí.
Ưu điểm của Paypal:








Không có phí hàng tháng, phí khởi tạo, lệ phí huỷ bỏ
liên kết với Paypal.
Khả năng chống gian lận cao. Nếu tài khoản của
khách hàng bị sử dụng trái phép, Paypal đảm bảo tất
cả tiền của khách hàng sẽ được trả lại.
Tại Paypal, khách hàng không cần phải nhập lại thông
tin thẻ tín dụng. Tất cả các chi tiết thẻ tín dụng của
khách hàng đã được lưu trữ trong hệ thống Paypal như
vậy khách hàng sẽ không phải nhập lại bất cứ thông
tin nào khi thanh toán.
Khi đăng ký tài khoản Paypal, khách hàng sẽ có một
tài khoản và mật khẩu và khách hàng sử dụng nó cho
mọi việc, điều này khá thuận tiện.
Khách hàng chỉ mất một vài lần nhấp chuột để xác

nhận mua hàng ở Paypal.
Paypal cung cấp cho khách hàng một tùy chọn để
thanh toán cho người bán và các thành viên mà không
tiết lộ thông tin thẻ tín dụng. Điều này đóng một vai
trò nổi bật trong việc bảo vệ danh tính của khách
hàng.

Nhược điểm của Paypal:


Để bắt đầu, khách hàng phải đi qua một quá trình xác
minh khi khách hàng đăng ký một tài khoản Paypal.
Các bước đăng ký bao gồm: Paypal ghi nợ thẻ tín
dụng một lượng tiền nhỏ, khi có thông tin sao kê
khách hàng sẽ thấy mã bốn chữ số. Sau đó khách hàng
phải nhập mã này vào trong tài khoản Paypal của để
xác minh khách hàng là ai.


11/21


Việc xác minh khách hàng quá phức tạp và mất nhiều
thời gian của khách hàng
 Một vấn đề khác với Paypal là khách hàng của bạn
cũng phải đăng ký một tài khoản Paypal để thanh toán
cho bạn.
3.2. Cổng thanh toán Ngân lượng
NgânLượng.vn [8] là dịch vụ thanh toán trực tuyến
(TTTT) cho thương mại điện tử (TMĐT) tiên phong và hàng

đầu tại Việt Nam cả về thị trường, người dùng và giao dịch.
Phát huy kinh nghiệm về TMĐT từ liên doanh ChợĐiệnTửeBay, nó cho phép các cá nhân và doanh nghiệp gửi và nhận
tiền thanh toán trên Internet ngay tức thì một cách AN TOÀN,
TIỆN LỢI, PHỔ BIẾN và ĐƯỢC BẢO VỆ!
Ví điện tử và cổng thanh toán là dịch vụ nhạy cảm về
mặt tài chính, hoạt động như một "ngân hàng điện tử" trên
Internet và chịu sự điều chỉnh của "Luật ngân hàng và các tổ
chức tín dụng" để ngăn ngừa các doanh nghiệp huy động vốn
thông qua việc giữ hộ tiền thanh toán của người mua và người
bán rồi mất khả năng thanh khoản gây thiệt hại cho xã hội.
Giấy phép ví điện tử số 2608/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà
nước cấp giúp đảm bảo uy tín về mặt pháp lý và an toàn cho
khách hàng của NgânLượng.vn!

Hình 2: Mô hình hoạt động thanh toán trực tuyến
3.3. Đánh giá nội lực (SWOT) của Viettel
3.3.1. Điểm mạnh:
TTĐT mở ra một hướng kinh doanh mới đầy tiềm
năng: Lĩnh vực cung cấp hạ tầng thanh toán không dùng tiền


12/21
mặt. Trong lĩnh vực này Viettel đặc biệt có nhiều lợi thế và
tiềm năng. Những lợi thế của Viettel trong lĩnh vực kinh
doanh mới này như sau [5]:


Uy tín đối với khách hàng tốt




Hạ tầng Internet:



Tập khách hàng Viễn thông lớn, là khách hàng
tiềm năng của các dịch vụ TMĐT khi triển khai, ít
nhất là khi xét tới khía cạnh truyền thông, tiếp xúc
khách hàng.



Hạ tầng viễn thông: nắm trong tay các công cụ
truyền thông hiệu quả, rộng rãi



Viettel là thương hiệu được biết đến rộng rãi trong
nước và quốc tế, có sức hút và sự tin tưởng của
khách hàng, có tiềm lực tài chính lớn, có lợi thể
trong việc đàm phán với các đối tác.



Hệ thống phân phối, giao vận: Có thể sử dụng đội
ngũ CTV hoặc dịch vụ của Viettel Post để hoàn tất
một chu trình cung cấp dịch vụ từ đặt hàng, thanh
toán tới giao vận.




Viettel có đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng
chuyên nghiệp, có thể tách một bộ phận chuyên
trách để hỗ trợ các dịch vụ TMĐT.

3.3.2. Điểm yếu:
Từ thực tế xây dựng một số phần mềm liên quan tới
TM ĐT còn có các khó khăn và vướng mắc sau, đây chính là
các điểm yếu cần xem xét.


Chưa có định hướng xuyên suốt và dài hạn.



Chưa có bộ phận chuyên trách.



Đảm bảo về an toàn trong thanh toán, đảm bảo
phần mềm tuân thủ các chuẩn và các vấn đề luật
pháp trong TM ĐT và Giao dịch điện tử.


13/21
3.3.3. Cơ hội:
Viettel có những cơ hội thấy rõ được:


Sự quan tâm của báo chí, xã hội và của nhà nước,

chính phủ về thanh toán điện tử
 Việt Nam có hơn 86 triệu dân, trong đó 35% dưới
35 tuổi. Số người sử dụng Internet xấp xỉ 24 triệu,
số thuê bao di động đạt hơn 60 triệu, số chủ thẻ và
chủ tài khoản tiền gửi thanh toán mới đạt trên 15
triệu nhưng tốc độ tăng trưởng đến 200% hàng
năm trong ba năm qua. Những yếu tố này đưa Việt
Nam thành thị trường giàu tiềm năng cho các dịch
vụ thanh toán điện tử
 Mặc dù đã sẵn sàng về mặt hạ tầng và về mặt công
nghệ, nhưng thị trường vẫn ko phát triển như tiềm
năng của nó bởi vì người dùng, nhân tố quyết định
nhất vẫn chưa thực sự sẵn sàng và đang trong quá
trình làm quen với phương tiện thanh toán mới
3.3.4. Thách thức:
 Cơ sở hạ tầng, điểm chấp nhận thanh toán là yếu
tố quyết định đến sự thành công của thanh toán
điện tử. Ở Việt Nam cơ sở hạ tầng còn đầu tư theo
từng dự án, từng doanh nghiệp, ngân hàng thiếu
tính đồng bộ và thống nhất. Điểm chấp nhận thanh
toán còn ít do vậy tại một số nơi người tiêu dùng
không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng
tiền mặt.
 Nhận thức của người dân về Thương mại điện tử
và thanh toán điện tử thấp, thói quen xài tiền mặt
đã ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng Việt Nam và
tâm lý ngại thay đổi thói quen này đang tạo ra khó
khăn trong việc áp dụng thanh toán điện tử



14/21
Chương 4:
CỔNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
4.1. Giới thiệu
Hệ thống thanh toán là một hệ thống các ứng dụng
phần mềm thực hiện xử lý các giao dịch liên quan đến thanh
toán trong thanh toán điện tử. Cụ thể hơn, đây là một hệ thống
trung gian, liên kết ba đối tượng chính trong một giao dịch
thương mại bao gồm người bán, người mua và các tổ chức tài
chính, tiền tệ, ngân hàng. Hệ thống thanh toán cung cấp các
công cụ và phương tiện cần thiết để các bên tham gia vào và
kiểm soát được quá trình thanh toán mà không cần sự hiện
diện “face to face” cũng như không sử dụng tiền mặt.
4.2. Đặc điểm
4.2.1. Đối tượng khách hàng
Hệ thống thanh toán hướng tới 2 đối tượng khách
hàng chính:
 Khách hàng cá nhân: Là những khách hàng có nhu
cầu thanh toán điện tử cho các sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ
 Khách hàng kinh doanh: Là những khách hàng có
nhu cầu bán hàng hóa, dịch vụ và mong muốn sử
dụng hệ thống thanh toán của Viettel để thanh
toán cho các hàng hóa, dịch vụ.
4.2.2. Điều kiện sử dụng dịch vụ
 Đối với khách hàng cá nhân
 Đối với khách hàng kinh doanh
o Trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết, đảm
bảo an toàn và thuận tiện cho việc kết nối,
tra soát, đối chiếu.

4.2.3. Các kênh sử dụng của sản phẩm
 Kênh mobile
 Kênh POS
 Kênh Internet
4.2.4. Các nguồn tiền thanh toán
 Ví điện tử
 Thẻ ATM, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng quốc tế
 Tài khoản ngân hàng


15/21
Chương 5:
PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT-CÔNG NGHỆ
5.1. Mô hình tổng thể
Nhập hợp đồng
Đăng ký thanh toán dịch vụ

Phê duyệt

Viettel Staff

GDV

GSV

Viettel Payment System
Channel

Finance Source


Viettel CMS
Hệ thống quản lý khách hàng & giao dịch

Thanh toán

Trade Finance
System

Thanh toán
Khách hàng Thanh toán

Core Bank
System

POS

Mobile

Internet

Payment Portal
Hệ thống giao tiếp khách hàng
(Khách hàng quản lý thông tin)

Payment API
Hệ thống giao tiếp cho các
kênh thanh toán và kết nối
dịch vụ

Visa/Master


Payment
Processing
Hệ thống xử lý
giao dịch và kết
nối ngân hàng

Bankplus

Sử dụng dịch vụ
Các nhà cung cấp dịch vụ
Merchant

CP

Hình 3: Mô hình tổng thể hệ thống thanh toán
5.2. Mô tả chi tiết mô hình tổng thể
5.2.1. Viettel CMS:
 Là hệ thống quản trị thông tin dành cho nhân viên
Viettel
 Các yêu cầu của hệ thống CMS
o Quản trị toàn bộ thông tin đăng ký của
khách hàng, đối tác và các dịch vụ trên hệ
thống.
o Quản lý các kênh thanh toán, các hệ thống
kết nối thanh toán
o Quản trị thông tin tin tức, giới thiệu hệ
thống, quảng bá sản phẩm
o Quản lý thông tin chiết khấu, phí
o Quản lý thông tin giao dịch, kiểm soát

giao dịch
5.2.2. Payment Portal
 Là ứng dụng giao tiếp với khách hàng
 Các yêu cầu của ứng dụng:
o Đẹp, thân thiện, dễ sử dụng


16/21
o

Khách hàng có thể quản lý các thông tin
khách hàng đã đăng ký với hệ thống

o

Cấu hình bảo mật, kênh thanh toán

o

Quản lý thông tin giao dịch, báo cáo,
thống kê giao dịch

o

Quản trị đa cấp đối với tài khoản doanh
nghiệp, đối tác

5.2.3. Payment API:
 Là hệ thống giao tiếp với các đối tác là các nhà
cung cấp dịch vụ, các website bán hàng và mở

giao tiếp cho các ứng dụng trên các kênh thanh
toán thực hiện kết nối thanh toán.
 Yêu cầu hệ thống:
o

An toàn, bảo mật thông tin

o

Các thông tin trao đổi được mã hóa và ký
điện tử

o

Có khả năng mở rộng kênh kết nối, mở
rộng kết nối đối tác mà không ảnh hưởng
đến hệ thống (khả năng load động)

o

Có khả năng mở nhiều giao thức kết nối

5.2.4. Payment Processing:
 Là hệ thông xử lý thanh toán và kết nối ngân hàng
 Yêu cầu hệ thống:
o

Hệ thống đáp ứng khả năng mở rộng kết
nối đa ngân hàng


o

Mở giao tiếp kết nối DB cho các ứng
dụng khác của hệ thống thanh toán

o

Khả năng xử lý tải cao, đa tiến trình và
thời gian đáp ứng ngắn

o

Kết nối USSD Gateway, SMS Gateway
xử lý xác nhận giao dịch


17/21
5.3. Giải pháp an toàn bảo mật


Xây dựng hệ thống đạt chuẩn an toàn thông tin
PCI DSS và 3-D Secure



Người sử dụng phải đăng ký sử dụng chương trình
và được Hệ thống thanh toán Viettel cung cấp tên
đăng nhập và mật khẩu




Người sử dụng sẽ được cấp mật khẩu truy cập cho
từng lần giao dịch (OTP - One-Time-Password).



Chương trình sẽ tự động thoát khỏi màn hình sử
dụng nếu sau 30 giây khách hàng không có bất kỳ
hoạt động gì.



Chương trình sẽ tự động khóa mã truy cập nếu
khách hàng nhập sai mật khẩu và/hoặc tên truy
cập quá 03 (ba) lần. Chương trình cũng tự động
khóa mã truy cập nếu khách hàng nhập sai mật
khẩu truy cập quá 03 (ba) lần.



Các thông tin trao đổi giữa các nhà cung cấp dịch
vụ và Hệ thống thanh toán được mã hóa bằng
thuật toán RSA và ký bằng chữ ký số

5.4. Thiết kế hạ tầng kỹ thuật


18/21
`
Viettel Staff


Channel

Viettel Payment System

Public Zone

Bank

Private Zone

POS
MB

CMS

FTP

CMS

Mobile

Bank Connector

Core

VCB

Internet
PaymentAPI

HSM

Database (RAC)

Other

Merchant

Hình 4: Mô hình kỹ thuật
5.5. Thiết kế hệ thống phần mềm
5.5.1. Mô hình kiến trúc
Viettel Staff

Viettel Payment System
Channel

Finance Source

Viettel CMS

Customer Care

Statistic & Report

Fraud Detection

CMS Console

Viettel Account


Viettel Membership

Core Bank
System

Payment Processing

Trade Finance
System

POS
Payment Portal

Mobile

Manager

Statistic &
Report

DB Gateway

Security

News

Security

Visa/Master


Connector

Payment API

Internet

Security

Manager

USSD App

Connector

Monitor

Monitor

Các nhà cung cấp dịch vụ
Merchant

CP

Bankplus


19/21
5.5.2. Yêu cầu về chức năng
5.5.2.1.
Mô hình chức năng

Viettel Payment

Viettel CMS

Payment API

Payment Portal

Đăng ký/hủy/khóa/thay đổi
thông tin dịch vụ

Thanh toán

Đăng nhập/Đăng xuất

Bổ sung/Thay đổi thông tin
cá nhân

Yêu cầu thanh toán

Quản lý thông tin cá
nhân

Bổ sung/Thay đổi thông tin
thanh toán

Kiểm tra thông tin giao
dịch

Quản lý thông tin

thanh toán

Quản lý, tra cứu thông tin
khách hàng

Kiểm tra thông tin khách
hàng

Quản lý thông tin giao
dịch

Quản lý các thông tin thanh
toán

Kiểm tra thông tin dịch
vụ

Cấu hình bảo mật
thanh toán

Thanh toán tại quầy cho
khách hàng

Đấu nối khách hàng,
dịch vụ

Quản lý/cấu hình tài
khoản phụ

Đăng ký/hủy/thay đổi tài

khoản phụ

Báo cáo & thống kê

Tra cứu, đối soát thông tin
giao dịch

Xem các thông tin
khuyến mãi, dịch vụ,
phí

Quản lý và monitor giao
dịch
Báo cáo & thống kê
Xử lý khiếu nại
Quản lý chiết khấu, phí,
nhóm phí

Hình 5: Mô hình chức năng


20/21
Chương 6:

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Hệ thống thanh toán Viettel ra đời sẽ cung cấp cho thị
trường một giải pháp thanh toán an toàn, tiện lợi cho thương
mại điện tử. Hệ thống thanh toán điện tử Viettel sẽ góp phần
thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để thu được

nhiều lợi ích nhất. Điều này quan trọng trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, khi các doanh nghiệp trong nước phải
cạnh tranh một cách bình đẳng với các doanh nghiệp nước
ngoài.
Thanh toán điện tử là điều kiện để cung cấp dịch vụ,
nâng cao và mở rộng các kênh thanh toán và tạo điều kiện cho
khách hàng dễ dàng thanh toán cũng chính là một biện pháp
kích cầu. Việc xây dựng hệ thống thanh toán điện tử là nhu
cầu và là tiền đề cho việc thanh toán cho các hệ thống, các
dịch vụ của Viettel và là tiền đề cho việc xây dựng một xã hội
điện tử.
Dự án hoàn toàn khả thi về mặt tài chính và có ý nghĩa
về mặt kinh tế - xã hội. Dự án được triển khai Giai đoạn 01 tại
Viettel với kết quả thực tế như sau:
- Số lượng khách hàng: 1,1 triệu khách hàng.
- Số lượng giao dịch trung bình: 500.000 GD/tháng.
Năm 2013 có tổng số 6,2 triệu giao dịch thanh toán qua hệ
thống.
- Doanh thu của dịch vụ năm 2013 tính đến hết tháng
11/2013 là 659,5 tỷ đồng
Trong giai đoạn 02 sẽ tiếp tục phát triển theo hướng:
hoàn thiện phần WEB thanh toán để tích hợp với các trang
Thương mại điện tử, mở rộng thanh toán dịch vụ



×