Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Vấn đề nhân sinh trong sáng tác của nguyễn khải từ sau năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.69 KB, 29 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong số các cây bút văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nguyễn Khải là nhà văn
có nhiều tài năng, thường có mặt ở vị trí hàng đầu trong đời sống văn học của
dân tộc. Suốt hơn nửa thế kỷ lao động nghệ thuật miệt mài, tận tụy, không
ngơi nghỉ, ông đã cho ra đời hơn 50 truyện ngắn, 8 cuốn tiểu thuyết, trên 60
tác phẩm ký, tạp văn, thể loại nào cũng được đông đảo bạn đọc hào hứng đón
nhận. Bằng năng lực quan sát tinh tế và trí thông minh sắc sảo, Nguyễn Khải
đã khám phá những vấn đề cơ bản của thời đại, những kiểu nhân vật phong
phú, đa dạng, hấp dẫn, những con người tiền tiến giàu tình cảm và trách
nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cái nhìn thấu suốt, thực
tại, sự khám phá sâu sắc quá trình vận động của cuộc sống, khuynh hướng
sáng tác luôn tìm tòi, phát hiện những vấn đề thuộc bình diện tư tưởng và vẻ
đẹp tinh thần cao quý, lối viết văn vừa truyền thống vừa hiện đại… tất cả đã
làm cho các tác phẩm của Nguyễn Khải ngày càng trở nên gần gũi với bạn
đọc. Nhìn một cách tổng quát, tác phẩm của Nguyễn Khải thường mang tính
vấn đề - những vấn đề của hôm nay và từ đó rút ra những ý nghĩa mang tính
triết lý nhân sinh sâu sắc về cuộc đời, cuộc sống, con người. Ông đã từng tâm
sự: "Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang bề bộn, bóng tối và ánh
sáng, màu đỏ với màu đen, đầy rẫy những biến động, những bất ngờ, đó mới
thật là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai vỡ" [16,77]. Có thể
nói, trong suốt chặng đường sáng tạo gắn liền với những bước đi của đất
nước, sáng tác của Nguyễn Khải bao giờ cũng nhằm thẳng vào đời sống hiện
tại. Ông luôn luôn muốn hướng vào những vấn đề của hiện tại để thức tỉnh
người đọc cùng với mình suy nghĩ. Dù ở mỗi chặng đường, trong phương
hướng bám sát những vấn đề thời sự hôm nay, đề tài có thay đổi, thế giới
nhân vật cũng có nhiều đổi khác nhưng bao giờ trái tim Nguyễn Khải cũng
thấm đẫm cảm hứng trước những vấn đề cơ bản của cuộc sống, của dân tộc,
của thời đại, những nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng. Do Nguyễn Khải có vị
trí, vai trò quan trọng như vậy, cho nên việc nghiên cứu, tìm hiểu những tác
phẩm của ông là cần thiết và chắc chắn sẽ rút ra được nhiều bài học bổ ích.


1


Các tác phẩm được chọn giảng đều tiêu biểu cho phong cách sáng tác
của nhà văn, thể hiện rõ nét những chiêm nghiệm, trăn trở suy tư về con
người, về cuộc đời… Việc nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Khải sẽ góp
thêm một tiếng nói giúp ích cho việc dạy và học tác phẩm của ông ở trong nhà
trường.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Khải là một tác giả nổi tiếng của Văn học Việt Nam hiện đại. Với
số lượng tác phẩm cũng như chất lượng trong sáng tạo nghệ thuật của mình,
ông đã được giới nghiên cứu phê bình đánh giá là một cây bút thông minh,
sắc sảo trong khám phá và nắm bắt hiện thực. Sự mẫn cảm với những gì
đang diễn ra hằng ngày, với những vấn đề hôm nay đã khiến những trang viết
sắc sảo, đầy chất “văn xuôi” của Nguyễn Khải không chỉ thu hút bao thế hệ
độc giả mà còn gợi không ít hứng thú tranh luận, trở thành nơi “giao tiếp đối
thoại” với đông đảo bạn đọc. Những tác phẩm của ông sau khi ra đời thường
gây sự chú ý cho công chúng tiếp nhận và tạo ra được nhiều cuộc trao đổi,
tranh luận trong giới phê bình nghiên cứu.
Chúng ta có thể tìm thấy một số lượng khá lớn, khá phong phú những bài
nghiên cứu, phê bình được công bố dưới nhiều dạng khác nhau và đề cập
đến nhiều phương diện trong sáng tác của ông. Nghiên cứu một cách khái
quát và toàn diện về tác gia, tác phẩm của Nguyễn Khải có bài viết của Phan
Cư Đệ trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975 (tập II); của Đoàn Trọng Huy
trong Giáo trình Văn học Việt Nam 1945 - 1975 (phần tác giả). Ngoài ra phải
kể đến "Lời giới thiệu" của Vương Trí Nhàn trong tuyển tập "Nguyễn Khải” (3
tập); bài “Nguyễn Khải - Một thời gắn bó với thời đại và dân tộc” của Bích Thu
hay những bài viết của Đào Thủy Nguyên, Nguyễn Thị Bình...
Nguyễn Khải là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt
Nam từ sau 1945. Nhưng đặc biệt, những sáng tác từ sau 1975 của Nguyễn

Khải đã tạo được sự chú ý của công chúng độc giả.
Có thể nói, người đã dồn nhiều tâm huyết nghiên cứu về con người và
văn chương Nguyễn Khải từ sau 1975 tiêu biểu nhất là Vương Trí Nhàn. Với
2


bài viết "Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học Cách mạng từ sau
1945", ông đã giúp người đọc nhận ra nét căn bản trong các sáng tác của
Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới là: “Cái nhìn sắc sảo có từ sớm và khao khát có
mặt trong ngày hôm nay. Đối thoại với chính mình và sự phát hiện trở lại - một
phong cách vừa dân dã vừa hiện đại” [2,114]. Trong bài viết, Vương Trí Nhàn
cũng chỉ ra rằng: "Những truyện ngắn của Nguyễn Khải viết từ 1988 - 1999
đến thời gian gần đây, khơi vào hai cái mạch chính: Một là cuộc sống hôm nay
của những người chung quanh, bạn bè đồng nghiệp quen biết cùng tuổi tác và
tâm sự. Hai là số phận những người thân trong gia đình, họ hàng nội ngoại
của tác giả, những ông cậu, bà mợ mà tâm tư tình cảm của Nguyễn Khải còn
nhiều quyến luyến" [2,116].
Bên cạnh đó, phải kể đến Đào Thủy Nguyên trong cuốn Phương pháp tiếp
cận sáng tác của Nguyễn Khải trong giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại [4]
đã lưu ý tới cái nhìn xoáy sâu vào nhiều vấn đề của đời sống con người
đương thời: con người trong thời gian và lịch sử, con người trong các khả
năng lựa chọn và thích ứng; con người trong quan hệ gia đình; con người
trong mâu thuẫn và tiếp nối các thế hệ... Cùng với đó, có thể kể đến bài viết
"Cảm nhận về con người trong sáng tác của Nguyễn Khải những năm gần
đây" của tác giả Nguyễn Thị Huệ đăng trên tạp chí diễn đàn văn nghệ Việt
Nam, tháng 10/1999. Ở những bài viết này tác giả cũng đã khẳng định: "Con
người trong sáng tác của Nguyễn Khải đầu những năm 80 được nhìn nhận ở
nhiều tọa độ, nhiều chiều khác nhau. Thái độ đánh giá của nhà văn đối với
con người cũng trở nên sâu sắc, phổ quát và tỉnh táo hơn" [16,148].
Như vậy, mặc dù các nhà nghiên cứu đã đề cập đến thế giới nhân vật

trong các tác phẩm của Nguyễn Khải nhưng trong phạm vi khảo sát của chúng
tôi, hầu như có rất ít đề tài đi sâu tìm hiểu “Vấn đề nhân sinh trong sáng tác
của Nguyễn Khải từ sau 1975”. Trên tinh thần tiếp thu, phát triển ý kiến của
người đi trước và một số ý kiến cá nhân, chúng tôi xin mạnh dạn góp phần
làm sáng tỏ “Vấn đề nhân sinh trong sáng tác của Nguyễn Khải từ sau 1975”.

3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề nhân sinh trong sáng tác của
Nguyễn Khải sau năm 1975.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của tiểu luận, chúng tôi tập trung nghiên cứu những
"vấn đề nhân sinh" trong các sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Khải sau năm
1975.
Khảo sát những sáng tác trước 1975 để có cái nhìn đối sánh giữa hai thời
kì sáng tác và từ đó thấy được những nét phát triển trong sáng tác của nhà
văn Nguyễn Khải.
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến Nguyễn Khải để có cái nhìn toàn
diện về tác giả, từ đó đi tìm những đặc trưng nghệ thuật trong sáng tác của
Nguyễn Khải sau năm 1975.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NGUYỄN KHẢI VÀ SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI VĂN HỌC
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp
Nguyễn Khải tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ngày 3 tháng
12 năm 1930 tại Hà Nội. Quê nội ở thành phố Nam Định nhưng tuổi nhỏ sống
ở nhiều nơi. Lúc ông đang học trung học thì gặp Cách mạng tháng Tám.
Trong kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Khải gia nhập tự vệ chiến đấu ở thị

xã Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tá rồi làm báo, bắt đầu viết văn từ
những năm 1950. Sau năm 1975 Nguyễn Khải chuyển vào sinh sống tại thành
phố Hồ Chí Minh. Năm 1988, ông rời quân đội với quân hàm đại tá để về làm
việc tại Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyễn Khải từng là ủy viên Ban chấp hành
Hội Nhà văn Việt Nam các khóa II, III và là phó tổng thư ký khóa III. Ông là Đại
biểu Quốc hội khóa VII. Năm 1982, ông nhận giải thưởng của Hội Nhà văn
Việt Nam với tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm. Năm 2000, nhà văn được phong
tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học nghệ thuật. Ông mất ngày 15
tháng 01 năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh do bệnh tim. Ông ra đi để lại
4


một sự nghiệp văn chương phong phú và đa dạng từ thể loại đến hình thức
sáng tác.
Từ năm 1965 trở về trước: tác phẩm của ông là những khúc tráng ca lãng
mạn của công cuộc xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ đề
của giai đoạn này khá phong phú: về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc
sống mới, về bộ đội trong những năm chiến tranh chống Mỹ, về những vấn đề
xã hội - chính trị có tính thời sự và đời sống tư tưởng, tinh thần của con người
hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống. Trong đó, Nguyễn
Khải để lại dấu ấn qua nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Xây dựng (truyện vừa,
1952), Xung đột (ghi chép nhiều tập, truyện, 1959-1962), Câu chuyện giữa
một người đọc và một người chép (Nghiên cứu lý luận, 1959), Mùa lạc (tập
truyện ngắn, 1960…
Từ năm 1965 – 1975: Ông chủ yếu viết về người anh hùng trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Có thể kể đến như: Ra đảo (tiểu thuyết,
NXB Quân đội nhân dân, 1970), Đường trong mây (tiểu thuyết, NXB Văn học,
1970, Đối mặt (kịch, Tạp chí Tác phẩm mới, 1974)…
Đặc biệt, từ sau năm 1975: Nguyễn Khải viết nhiều về những miền đất
mới, tiêu biểu như: Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người. Trong đó, nổi lên là

các trang viết rất sâu sắc về Hà Nội như Một người Hà Nội, Người của ngày
xưa. Ngoài ra, có thể kể đến Tháng ba ở Tây Nguyên (ký sự, NXB Quân đội
nhân dân, 1976), Cha và Con và... (tiểu thuyết, NXB Tác phẩm mới, 1979),
Gặp gỡ cuối năm (tiểu thuyết, NXB Tác phẩm mới, 1982), Thời gian của
người (tiểu thuyết, NXB Tác phẩm mới, 1982), Điều tra về một cái chết (tiểu
thuyết, NXB Tác phẩm mới, 1986) hay tác phẩm Một cõi nhân gian bé tý (tiểu
thuyết, NXB Văn nghệ, 1989), Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức (truyện
ngắn, báo Văn nghệ, 1991), Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu (tập
truyện, NXB Hội nhà văn, 1993), Thượng đế thì cười (tiểu thuyết, NXB Hội nhà
văn, 2003… Cuối đời, ông dành thời gian đúc kết những nghĩ suy, đau đáu
trong tùy bút: Nghĩ muộn (Tùy bút, 2000), Đi tìm cái tôi đã mất (Tùy bút, 2006).
Với những đóng góp to lớn ấy, Nguyễn Khải đã nhận nhiều giải thưởng
văn học như: Giải thưởng Văn học Lê Thanh Nghị (Liên khu III, 1951), Giải
5


thưởng Văn nghệ Việt Nam (1951-1952), Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam
(1982), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt II - 2000) và Huy
hiệu 60 năm tuổi Đảng…
Vẫn là cây bút năng nổ, sung sức, Nguyễn Khải liên tục xuất hiện trên văn
đàn với nhiều thể loại: Kịch (Cách mạng, Khoảnh khắc đang sống, Hành trình
đến tự do), bút kí, tạp văn, tiểu luận (Chuyện nghề), truyện ngắn (các tập Một
người Hà Nội, Hà Nội trong mắt tôi, Sư già chùa Thắm và ông đại tá về
hưu…), tiểu thuyết (Cha và Con và…, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người,
Điều tra về một cái chết, Vòng song đến vô cùng, Một cõi nhân gian bé tí,
Thượng đế thì cười…).
Nhìn chung, từ 1978 đến nay, qua bảy cuốn tiểu thuyết đã công bố của
Nguyễn Khải, người đọc nhận ra ở ông sức sáng tạo dồi dào và một phong
cách tiểu thuyết rõ nét. Cả bảy cuốn tiểu thuyết đều có dung lượng gọn gàng
(ngắn nhất là Một cõi nhân gian bé tí: 131 trang, dài nhất là Thượng đế thì

cười: 246 trang). Mỗi tác phẩm có dạng tiểu thuyết tư liệu, khi là dáng dấp tiểu
thuyết vụ án, lúc nghiêng về tự luận, lúc tự thuật – tự trào… Điều này cho thấy
tác giả rất có ý thức đổi mới ngòi bút, có nhiều trăn trở để mở rộng quan niệm
về thể loại. Vai trần thuật trong đa số các tiểu thuyết của ông ở chặng đường
này là nhân vật nhà văn, nhà báo, người mang đậm cái tôi tiểu sử, cái tôi hoài
cổ, cái tôi tác giả. Khuynh hướng triết luận nhất quán biểu hiện khá rõ qua
màu sắc luận đề và lối kết cấu mô hình hoá bằng những tình huống suy lí –
giả định (Gặp gỡ cuối năm, Cha và Con và..., Thời gian của người, Thượng đế
thì cười). Có người cho rằng những cái kết của Nguyễn Khải thường đuối vì
gượng ép và chỉ là giả định. Thực ra tính giả định sẽ đảm bảo cho tác phẩm
một độ mở cần thiết, có điều nó hơi lạ so với kinh nghiệm đọc tiểu thuyết
truyền thống.
Về truyện ngắn, ở giai đoạn sáng tác thứ hai này, truyện ngắn của
Nguyễn Khải có nhiều khởi sắc, đó là thế giới phong phú những cảnh ngộ cá
biệt, những hành trình sống đầy nhọc nhằn do bao hệ lụy thường tình, những
cuộc vật lộn kiên cường của con người với hoàn cảnh để bảo vệ một niềm tin
cá nhân, những cá nhân với bảng giá trị tự nó xác lập cho nó. Mỗi truyện như
6


một phát hiện cảm động về con người và tất cả đều nhằm trả lời cho câu hỏi
khắc khoải suốt cuộc đời cầm bút: Con người là ai? So với tiểu thuyết, truyện
ngắn Nguyễn Khải tính luận đề mờ đi nhiều, khung thể loại hoàn toàn truyền
thống nhưng cách nhìn, cách lí giải con người và hiện thực thì ngả hẳn về tinh
thần hiện đại. Ông đặt con người vào các mối quan hệ đời thường để quan
sát tư cách làm người của nó và nhận ra chính cái đa đoan, đa sự trong bản
chất tinh thần của con người làm nên vẻ đẹp của cuộc sống, nhận ra trong số
phận cá nhân, yếu tố may - rủi có vai trò rất lớn. Nếu ở truyện ngắn giai đoạn
trước, nhân vật của ông hầu hết là trẻ tuổi, tự tin khẳng định tương lai của
mình thì đến giai đoạn này, ông viết nhiều về những người già, những người

thất bại, “lạc thời”, đơn độc, lạc lõng: một người mẹ cả đời hy sinh vì con cái,
lúc tuổi già phải sống vạ vật vỉa hè để con không bị “mất thể diện” trước bạn
bè (Mẹ và các con); một người vợ sống như nô lệ bên ông chồng gia trưởng
ích kỷ và thực chất vô tích sự mà lúc nào cũng mang mặc cảm mình không
xứng đáng với chồng (Đời khổ); một trí thức vốn là giáo sư dạy văn chương
Pháp ở trường trung học, là cựu sinh viên trường đại học Sorbone danh tiếng
mà phải ăn nhờ ở đậu, bưng bát cơm ăn với vẻ mặt “nhẫn nhục, hãi sợ và
thèm thuồng” (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười); một ông lão ăn mày mắc bệnh
lao phải trốn chạy khỏi đứa cháu nội duy nhất để cho cháu khỏi mất cơ hội có
công ăn việc làm (Ông và cháu); một nhà báo có công lớn với tỉnh nhà nhưng
bị những người lãnh đạo hắt hủi, lạnh nhạt chỉ vì ông dám phanh phui cái xấu
của địa phương họ (Lạc thời); một nhà văn có tài, ôm ấp dự định viết cuốn
sách lớn của đời mình nhưng đến ngoài tuổi 60 vẫn chưa thực hiện được vì
phải lo kiếm tiền mua sữa, mua bột cho cháu (Người kể chuyện thuê)… Một
nhà văn vừa thức tỉnh khỏi “cái thời lãng mạn” gặp lại nhân vật của mình năm
xưa là anh lính phục viên sáng ngời với bao hoài bão to lớn bất ngờ rơi vào
cảnh “gà trống nuôi con”, cuộc gặp gỡ của bao nhiêu ngậm ngùi thấm thía
“năm xưa chúng tôi nói chuyện đạo, bữa nay gặp lại nói toàn chuyện đời, một
người, đời người đến là luân khổ ải…” (Cái thời lãng mạn). Sau có những
người chọn lối sống ẩn dật, cố tách mình ra khỏi không khí ganh đua sôi sục
như Hồ Dzếnh, Kim Lân (Đất kinh kỳ), cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức
7


(truyện cùng tên)… Không phải Nguyễn Khải không còn quan tâm đến những
tính cách mạnh mẽ, lãng mạn, những người luôn chiến thắng hoàn cảnh,
nhưng cả ở trường hợp này, ông cũng chú ý nhiều đến “phía khuất mặt
người”, đến những gì thực sự làm nên bản lĩnh, giá trị cá nhân. Đó là sự
chuyển hướng quan trọng. Ông tự bạch: “Bằng sự từng trải của tuổi tác, hắn
đã nhận ra vẻ đẹp của đời thường và sự bất biến của những tính cách mới

được xác lập trong nửa thế kỷ qua sẽ thành máu huyết của dân tộc, thành tính
cách Việt Nam. Nói thì dễ nhưng hiểu được vẻ đẹp của đời thường với riêng
hắn cũng phải mất nửa thế kỷ. Nhận ra vẻ đẹp một cách nên thơ trong ánh
sáng của bình minh thì hắn đã nhận ra từ Mùa lạc, Hãy đi xa hơn nữa (…).
Nhưng nhận ra vẻ đẹp của thất bại, của vất vả trầm luân trong cái quầng sáng
vàng úa của hoàng hôn thì phải từ năm hắn đã 50 tuổi, khi hắn viết “Hai ông
già ở Đồng Tháp Mười” (Thượng đế thì cười). Như vậy, cùng với kinh nghiệm
sống, kinh nghiệm thẩm mỹ của nhà văn cũng có nhiều thay đổi. Từ chỗ bị
hấp dẫn bởi vẻ đẹp của con người chính trị, con người lịch sử, ông dần
chuyển niềm say mê sang vẻ đẹp nhân bản của những con người khiêm
nhường về phận vị nhưng biết tự trọng, và dù hoàn cảnh nào cũng không chịu
đánh mất niềm khát khao tự hoàn thiện. Có thể nói, truyện ngắn Nguyễn Khải
chặng này chứa đựng nhiều chiêm nghiệm về nhân thế, hay nói cách khác là
cách chắt lọc tính người từ cuộc mưu sinh đầy phồn tạp. Nguyễn Khải đo cái
đẹp bằng nhãn quan văn hoá mà tiêu biểu là cái đẹp nữ tính (Mẹ và con,
Chúng tôi và bọn hắn, Người vợ, Đời khổ, Một người Hà Nội, Má đào, Chút
phấn của đời, Người của nghề…) và cái đẹp thanh lịch, hào hoa của đất kinh
kỳ (tập truyện Hà Nội trong mắt tôi). Từ góc độ văn hoá, ông đặt ra những vấn
đề rất có ý nghĩa như nhu cầu hạnh phúc của người già (Nắng chiều), nhu cầu
tự do cá tính (Lãng tử, Má đào), sự công bằng đối với con trẻ (Người vợ)… Có
một Nguyễn Khải thật sắc sảo mà cũng thật nhân hậu, khoan hoà trong truyện
ngắn.
1.2 Sự chuyển biến trong các sáng tác Nguyễn Khải từ sau 1975
Ngay từ khi còn nhỏ, Nguyễn Khải đã sống trong một gia đình bất hạnh
với diều kiện sống vô cùng khó khăn, cơ cực. Chính điều đó đã hình thành
8


nên trong con người ông một ý chí sống để khẳng định mình. Thêm nữa trước
khi trở thành một nhà văn ông từng làm tuyên huấn và viết báo. Điều đó đã

giúp ông có sự nhạy cảm và hiểu biết cần thiết trước cuộc đời, tạo cho mình
một quan niệm nghệ thuật, một phong cách sáng tạo. Năm 1975 ông chuyển
vào Nam sinh sống và làm việc, chính môi trường mới đã cho ông cái nhìn
sâu sắc hơn với những quan niệm đầy đủ hơn về cuộc sống cũng như con
người. Như chính ông đã thừa nhận: "Từ 1955 đến 1977 tôi sáng tác một
cách. Từ 1978 đến nay tôi sáng tác một cách khác” [14]. Điều đó cũng đúng
như nhận xét của Nguyễn Đăng Mạnh: "Thực ra những biến đổi về tư tưởng
và nghệ thuật từ sau 1975 là hiện tượng chung của mọi cây bút chứ đâu chỉ
có riêng Nguyễn Khải(...), phải đợi đến Đại hội Đảng lần thứ IV năm 1986 thì
sự chuyển biến của giới cầm bút mới thật sự rõ rệt và có chiều sâu(..). Đại hội
IV của Đảng với tinh thần dân chủ và nhìn thẳng sự thật, nói đúng sự thật
dường như đã đáp ứng nhu cầu tự thân của Nguyễn Khải”. Về sau nhà văn
Nguyễn Khải giải thích rõ hơn về các giai đoạn sáng tác của mình: "Trong 53
năm làm nghề, do sự phát triển tự thân, tôi đã thay đổi ba lần những quan
niệm về tiểu thuyết những đề tài và nhân vật cần phải quan tâm, nghệ thuật
kết cấu và ngôn từ. Lần thứ nhất vào năm 1957 để có được cuốn tiểu thuyết
Xung đột, lần thứ hai vào năm 1987 thì viết được tác phẩm Gặp gỡ cuối năm
mở đầu cho năm cuốn tiểu thuyết tiếp theo, có thể còn đọc được trong khoảng
mười năm nữa. Và lần cuối là năm 1990 với một chuỗi truyện ngắn, khoảng
sáu, bảy chục truyện, viết trong mười năm và tuổi thọ của nó xem chừng cũng
còn dài" [15].
Trước 1975, mối quan tâm của ông lúc này là các vấn đề thời sự - chính
trị. Ông đã hăm hở nhập cuộc với tư cách nhà văn - nhà hoạt động xã hội,
dùng sáng tác để tham dự các cuộc đấu tranh xã hội. Tác giả có cái nhìn tỉnh
táo, sắc lạnh, nghiêm ngặt, luôn khai thác hiện thực trong xu thế xung đột, đối
lập cũ - mới, ta - địch, tốt - xấu nhằm khẳng định xu thế vận động (từ bóng tối
ra ánh sáng) của cuộc sống, con người mới. Các trang viết của ông tập trung
hai mảng đề tài: đề tài nông thôn và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đề
tài chiến tranh cách mạng. Trên cơ sở nhận thức về bản chất và chiều hướng
9



phát triển của xã hội, Nguyễn Khải đi vào những vấn đề phức tạp, những ngóc
ngách của cuộc sống, những chuyển biến bên trong phức tạp của tâm tư con
người. Nhà văn tập trung vào mối quan hệ giữa "cái tôi" và "chúng ta". Hòa
nhập nhưng đừng để hòa tan vào cái tầm thường của đám đông, đấy là một
phát hiện của Nguyễn Khải. Quan tâm đến cá nhân con người trong mối quan
hệ "cái tôi" và "chúng ta" là một việc làm hết sức nhân bản. Vì lúc đó người ta
hay nhấn mạnh đến sức mạnh, tinh thần tập thể mà dè dặt khi nói đến ý thức
trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vấn đề khẳng định bản lĩnh cá nhân của con
người giữa một hoàn cảnh sống mà "cái tôi" chưa được nhìn nhận công bằng,
thỏa đáng. Cái sự "gặp thời" mà nhà văn Nguyễn Khải vẫn thường tự nhận đó
chính là môi trường lí tưởng để thế hệ của ông đặt những viên gạch đầu tiên
tạo dựng nên một thời đại mới. Dù giai đoạn trước đây hay sau này, ngòi bút
trí tuệ của ông vẫn thống nhất ở niềm khao khát vô tận muốn được có mặt
trong cuộc đời. Nói như Vương Trí Nhàn thì: "một chút đanh đá, chua ngoa,
pha lẫn một chút ngông nghênh, hiếu thắng, lối nói băm bổ, lối trình bày thẳng
tuột những điều người khác chỉ dám nghĩ" [1,94], để cuối cùng nói lên được
sự thật. Nguyễn Khải khao khát " muốn có mặt trong đời sống" và sự lựa chọn
của nhà văn là "thà bị chê bai một chút nhưng luôn luôn có mặt trong ngày
hôm nay, được lên tiếng trong ngày hôm nay, còn hơn ngồi đó tu luyện, nói
những chuyện cao xa và tạo ra những vẻ đẹp hoàn chỉnh nhưng không thấy
liên quan đến cuộc sống" [3]. Ông luôn xông xáo tìm tới những mảnh đất đặc
biệt như mảnh đất Điện Biên đang trở thành một trong những vùng kinh tế mới
điển hình của miền Bắc xã hội chủ nghĩa để viết về phong trào hàn gắn vết
thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới (Mùa lạc). Không những thế,
ông còn tìm đến Bùi Chu - Phát Diệm khi vấn đề tôn giáo trong vùng đang
diễn ra quyết liệt. Ngay cả thời kì đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại
miền Bắc, ông lại có mặt ở những nơi ác liệt nhất (Họ sống và chiến đấu);
(Đường trong mây)... Hay khi chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng vào năm

1975, ông lại vào Sài Gòn. Ở đây, ông phát hiện được những khía cạnh sâu
của hiện thực cách mạng trong những năm đầu hòa bình. Đặc biệt là từ
những năm sau 1978, ông đã nắm bắt kịp thời những vấn đề nhân sinh sâu
10


sắc hơn. Ông viết về "văn hóa sống" khi đất nước tiến hành đổi mới với
những xáo trộn trong nếp nghĩ của người Việt Nam, rồi viết về "Thời gian của
người" khi "những người mặc cái áo quá ngắn khiến mảnh đất họ sinh ra trở
nên chật chội". Hay tác phẩm "Một người Hà Nội" nhằm lưu giữ những giá trị
tốt đẹp về đạo đức và nhân cách cho mỗi người.
Như vậy, với ý thức đi thẳng vào thực tại, tác phẩm của ông thường gắn
với những chuyến đi, những gì tai nghe mắt thấy... Thế nên ông luôn trăn trở
và băn khoăn trước những vấn đề đặt ra của cuộc sống. Có lẽ vì thế mà ở ông
đã hình thành được những cảm hứng về con người đương thời một cách nhất
quán và rõ nét; giống như lời tâm sự của ông: "Tôi thích cái hôm nay ngổn
ngang bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy rẫy những biến
động bất ngờ..." [1,77].
CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ NHÂN SINH TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
VỀ CON NGƯỜI
2.1 Cuộc sống của những phồn tạp
2.1.1 Sự phồn tạp trong mối quan hệ với xã hội
Ở giai đoạn sáng tác này, truyện ngắn của Nguyễn Khải có nhiều khởi
sắc. Với ngòi bút sắc sảo của mình, nhà văn Nguyễn Khải đã để cho con
người trong những tác phẩm của ông hiện lên một cách tự nhiên và gần gũi
nhất. Đó là những con người bất hạnh, đáng thương nhưng cũng rất đáng
kính thông qua những nghịch cảnh éo le của xã hội. Đó là những nghịch cảnh
bởi cơn sóng kinh tế thị trường, là những nghịch cảnh bởi không tìm thấy chỗ
đứng của mình trong thời hiện tại.
Có thể nói, cuộc sống trong sáng tác của Nguyễn Khải quả là xô bồ. Vật

chất dần trở thành thước đo giá trị. Vì thế Nguyễn Khải không ngần ngại công
khai, lên án nó. Cơ chế thị trường khiến cho những giá trị tưởng như bền
vững bị lung lay, bị đảo lộn. Thời buổi mà mọi chân lý vĩnh cửu không còn
nữa. “Hay dở, tốt xấu, thành bại, đều được đánh giá theo tiêu chuẩn bây giờ.
Tiêu chuẩn của mọi tiêu chuẩn bây giờ là tiền. Nó là bản vị của mọi giá trị”
[11,264]. Vai trò của đồng tiền trong xã hội kinh tế thị trường có sức mạnh rất
to lớn, chi phối mọi mối quan hệ, mọi giá trị cuộc sống. Cha mẹ, anh em, vợ
11


con tất cả đều quay quắt vì đồng tiền. Con người quan hệ với nhau không
phải bằng tình, bằng nghĩa mà bằng những suy nghĩ thiệt hơn và coi đồng tiền
là chất dung môi trong quan hệ cộng đồng.
Ông Trắc (Lạc thời) bị bỏ quên trong bữa tiệc vì “quen biết tôi, bầu bạn với
tôi các vị ấy chả được lợi lộc gì. Tôi không có tiền lại không có danh, có khi lại
gây phiền hà(…)Bây giờ, người ta chỉ nhắm rượu với cái danh cái lợi thôi, với
người sang hoặc người có tiền thôi” [12,410]. Chỉ vì không có tiền, không có
danh mà ông bị bỏ lãng quên dần trong mắt của bạn bè một thời. Không chỉ
có ông Trắc mà cô con gái dịu dàng nết na của ông cũng vậy. Đáng lẽ, với
phẩm chất của một người con gái Á Đông, cô phải được hạnh phúc, được bao
bọc bởi một bờ vai vững chãi, một chỗ dựa vững chắc, cô sẽ là người vợ lí
tưởng của người lính ra trận. Nhưng thời thế đã đổi thay, nay là thời bình,
cuộc sống xô bồ luôn chạy theo vật chất mà một cô giáo dạy Văn thì làm sao
đáp ứng được những tiêu chuẩn của đàn ông “thời kinh tế thị trường”. Do vậy,
đã 28, 29 tuổi mà cô vẫn phải chờ bố về ăn cơm, thật tội nghiệp.
Bằng ngòi bút sắc sảo, Nguyễn Khải đã đặt ra nhiều vấn đề thời thế hôm
nay, với bao “ngổn ngang, bề bộn”. Trong cái thời buổi ấy: "cả già lẫn trẻ đều
thèm khát sự sung sướng, thèm khát ăn chơi. Mọi mối quan hệ đều tính thành
tiền, mọi thành đạt đều đo bằng tiền, chỗ nào cũng thì thào, mua và bán, đổi
chác, lừa lọc như công việc của ma quỷ trong bóng tối…"(Sống ở đời), vẫn có

một bộ phận không thích ứng được với thực tại. Họ không a dua theo mốt
sống hiện hành mà vẫn giữ được bản ngã riêng của mình, mặc dầu đôi khi
cũng bị dập dìu theo cơn sống gió kinh tế thị trường. Thái (Làm trai) anh sống
tự do với những gì mình lựa chọn, một cuộc sống tự do, lãng tử như những
nhánh lan rừng.
Anh (Người gặp hằng ngày) là người suốt đời cống hiến cho công việc
không lấy một ngày thảnh thơi. Anh lấy công việc làm niềm đam mê chứ chưa
bao giờ nghĩ công việc sẽ mang lại nhiều tiền cho anh và gia đình. “Là người
giỏi, tổ chức sản xuất kinh doanh đều giỏi, có người còn nói là rất giỏi mà
“buôn” có chuyến hành vặt cũng không xong” [12,176]. Một người giỏi giang
như vậy, đáng lẽ trong thời buổi này, phải sống thật sung túc lắm. Nhưng đây
12


lại trái ngược hoàn toàn, mọi chi tiêu trong gia đình đều phải nhờ vào bàn tay
của vợ. Căn hộ của nhà anh thì “dở quá, khác đời quá” bởi cả dãy phố nhà ai
cũng có truyền hình, tủ lạnh, máy khâu… mà nhà anh thì trống trơn…
Nhân vật của Nguyễn Khải giai đoạn này đang “bơi ngược” thời thế để
buồn cho thân phận mình đang thất thế, đang lâm vào vận bĩ. Họ là những
con người cô đơn, chịu nhiều éo le của phận số trước thời cuộc. Mặc dù vậy
họ vẫn có niềm tin vào cuộc đời, vẫn nhìn thẳng vào sự thật để trở thành
người chiến thắng – thắng chính bản thân mình và thắng trước cuộc đời.
Hoàn cảnh như một cơn gió lạ đã làm lung lay tới tận gốc rễ cái “gia đình
nhỏ bé và vững chắc” của Tần (Đổi đời). Gia đình vốn yên ấm của Tần nay bị
chao đảo, có nguy cơ tan vỡ trước những đợt sóng ngầm. Thủ phạm chính là
đồng tiền thời kinh tế mở cửa. Vợ con anh lao vào vòng cám dỗ của đồng tiền.
Tuyệt vọng, bất lực, anh đã tính đến chuyện giết người. Giết chàng rể tương
lai vì đó là kẻ đi lừa tình, giết bà vợ mà theo tần là “thủ phạm của chính bao
nhiêu chyện bê bối trong mấy năm qua” và cuối cùng giết mình để kết thúc
câu chuyện. Bi kịch của Tần kéo theo nỗi đau nhức nhối khôn tả: để tồn tại,

con người phải chấp nhận cái xấu, nếu không chấp nhận thì chính nó phải từ
bỏ nhân tính, cũng có nghĩa là từ chối sự tồn tại. Hóa ra “tội ác gần gũi và
quen thuộc hơn chúng ta nghĩ về nó nhiều. Nó có khả năng thâm nhiễm và
tiềm phục tận trong đáy sâu của tiềm thức…Khi có cơ hội, thường là bất ngờ”
[13,258]. Sự lựa chọn của Tần quyết liệt nhưng bế tắc trong tuyệt vọng.
Nhìn chung, nhân vật của Nguyễn Khải luôn trăn trở, suy ngẫm về bản
thân, thời cuộc. Họ luôn mặc cảm mình đang lầm thời nhưng không vì thế mà
họ trở thành những “kẻ hèn”. Họ luôn vượt lên hoàn cảnh để có sự thích ứng
với nó. Và ta nhận thấy, dường như trong mọi trăn trở, nỗi day dứt của các
nhân vật này đều là những bóng hình xa gần, những suy tư chiêm nghiệm của
chính bản thân tác giả.
2.1.2 Sự phồn tạp trong mối quan hệ với gia đình
Nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Khải luôn phải chịu đựng những
nghịch cảnh trớ trêu do xã hội mang lại. Tuy nhiên, những nghịch cảnh của xã
hội ấy lại xuất phát ngay từ trong chính bản thân họ, gia đình họ cũng như
13


những người thân yêu nhất của họ. Từ những nghịch cảnh của xã hội lúc bấy
giờ, những nghịch cảnh đã len lỏi vào tận trong những gia đình, những số
phận nhỏ bé.
Những số phận hẩm hiu trong truyện ngắn Nguyễn Khải phần nào có nét
giống số phận, các nhân vật trong Dì Hảo, Ở Hiền… của nhà văn Nam Cao.
Một chị Vách trong Đời khổ, một bà mẹ trong Mẹ và các con… đều để lại trong
lòng người đọc nỗi ám ảnh về những thân phận luôn ở hiền mà chẳng bao giờ
gặp lành, về cái sự không “gặp thời”. Cả Nam Cao và Nguyễn Khải đều không
giấu được niềm xót xa trắc ẩn, có lần tác giả Nguyễn Khải đã bộc bạch: “Cuộc
đời của những con người bé nhỏ với những nỗi buồn, lo lắng vặt vãnh ám ảnh
tôi suốt một đời. Cho đến tận bây giờ những số phận bất hạnh, những cuộc
đời ngang trái, những trớ trêu trong nhiều cảnh ngộ luôn quyến rũ tôi” [1].

Nhưng nếu qua hồi tưởng của nhân vật, Nam Cao chủ yếu nhằm “tô đậm cái
thảm thương” cay cực của những kiếp “sống mòn”, thì Nguyễn Khải lại nhấn
mạnh niềm ham sống cả những số phận bất hạnh trong cuộc đời.
Một trong những cuộc đời bất hạnh ấy là hai ông cháu (Ông cháu). Cuộc
đời của người ông trong truyện dằng dặc những nỗi đau và mất mát ngay từ
thuở thiếu thời cho đến lúc cuối đời. Thời trai trẻ ông cũng là một giáo viên
Tiểu học ở Hà Nội. Đến lúc già yếu lại thành ông lão ăn xin, sống không được
mà chết cũng không xong. Vì căn bệnh nan y cuả vợ, ông bỏ việc về quê, bán
dần tài sản của cải mà vẫn không cứu được vợ. Vợ mất, đứa con trai vừa lấy
vợ chưa đầy nửa năm thì đi bộ đội. Ông lại âm thầm nuôi đứa cháu và chờ
đợi đứa con bặt tin suốt mấy năm trời. Ngày con ông trở về, ông chưa kịp
mừng trọn nỗi vui thì con trai ông ngã bệnh triền miên. Một năm trời ông luôn
túc trực, chăm sóc con nhưng cũng không giữ được nó, ông đã mất gần hết
những thứ ít ỏi và khó khăn lắm mới có trong đời. Bảy năm sống trong sự lạnh
nhạt của con dâu, cuối cùng ông dắt đứa cháu duy nhất của mình lên thành
phố tìm người quen. Nhưng may mắn lại không mỉm cười với ông. Chẳng tìm
được ai bấu víu, hai ông cháu đành đi ăn xin. Trong suốt kiếp người “quá dài”,
ông lão cứ trơ trọi và dẻo dai sống mà chứng kiến từng phần máu thịt của

14


mình bị rơi rụng dần. Có lẽ, chỉ một thứ mà ông giữ gìn trọn vẹn được là sự
yêu thương và sự tha thứ của mình.
Đồng tiền thời buổi kinh tế thị trường cũng len lõi làm xáo trộn cuộc sống
khiến cho bao gia đình tan nát. Lưu (Đàn bà) là một cảnh sát hình sự, khỏe
mạnh, đẹp trai, duy chỉ thiếu tiền. 22 tuổi, anh lấy vợ, hai vợ chồng như một
cặp trời sinh, là niềm ghen tị của bao bè bạn vậy mà chỉ vì thiếu tiền, cuộc
sống của họ trở nên tẻ nhạt, lạc lõng, buồn thảm. Vì không có tiền nên đối với
vợ, anh chỉ là người thừa, thậm chí là người “ăn cắp” bởi lấy tiền mà không

nói tức là ăn cắp chứ còn gì nữa? Chỉ vì không có tiền nên Lưu chẳng có
được tiếng nói riêng trong gia đình, thậm chí những khao khát bản năng cũng
bị vợ chối từ. “Cũng có đêm anh muốn được yêu vợ… đưa tay khẽ vuốt cánh
tay của vợ. Chị hất tay ra như người ghê tởm...” [11,28]. Cũng vì không có tiền
và thời gian quan tâm vợ mà anh bị cắm sừng. Họ không bằng anh về vẻ
ngoài nhưng họ lắm tiền. Anh thực sự thất bại, đặc biệt là sự thất bại về gia
đình mà anh cho là thất bại lớn nhất vì lòng kiêu hãnh của thằng đàn ông bị
tổn thương đến tận cùng.
Cũng vì đồng tiền, vì cái danh hảo, nghệ sĩ Xuân Nội (Đàn ông) phải sống
trong sự sắp đặt của ông chồng. Cuộc đời chị thành đạt về công danh nhưng
lại hẩm hiu về tình duyên. Chị nói như giải bày: “Một đời em chỉ có hai người
đàn ông thân thiết, cả hai đều cho em uống mật đắng. Một ông chồng làm khổ
em một đời vì cái mộng ảo huyền của ông ta. Một thằng con thì bắt em phải
ân hận những năm còn lại vì sự hy sinh vô lý của nó” [12,443]. Vì một người
chồng ham danh vọng, địa vị, tiền bạc mà chị phải đánh đổi cả tuổi xuân trong
cô đơn, tủi phận, có chồng mà như không. Sau mười năm chung sống, chị
phải chịu bao nhiêu khó nhọc, thậm chí hy sinh cả thiên chức làm mẹ sau khi
sinh đứa con đầu lòng do sự tính toán của ông chồng thích nổi danh, thích
đếm tiền, tầm thường, thích học lối sống đài các. Sau đó cũng chỉ vì chị không
có những thứ ông ta cần nên ông ta bỏ chị một đi không trở lại để lấy một bà
quá giàu có, để lại mình chị với nỗi niềm vò võ suốt năm canh, một mình nuôi
con khôn lớn.

15


Khang (Cái thời lãng mạn) lại được nhà văn xây dựng trong một hoàn
cảnh éo le khác. Trước đây, anh là một người lính phục viên sáng ngời bao
hoài bão, lí tưởng cao đẹp mà bây giờ rơi vào cảnh “gà trống nuôi con”. “Nhân
vật Khang vừa kết thúc mọi phiêu lưu trong địa hạt văn chương thì cuộc phiêu

lưu trong đời sống mới bắt đầu. Mà những thử thách của cuộc sống mỗi ngày
thì chả có gì tả nổi” [12,195]. Chính cuộc đời đầy gian truân với hành trình
sống đầy nhọc nhằn của mình khiến cho anh mất đi niềm tin ở cuộc đời. Vợ
mất, nhìn lên bàn thờ, đặt cơm cúng vợ, thắp mấy nén nhang chẳng kịp khấn
khứa gì cứ đứng xuôi tay mà khóc, khóc cho vợ và khóc cho chính phận mình
nữa. Đã đến lúc, cái thời sống cho mình, cho xã hội đã qua. Giờ đây, anh chỉ
biết sống cho con cái, ngoài ra, không còn hi vọng, niềm vui nào khác.
Hay anh Nghinh, chị Kiếm (Một bàn tay và chín bàn tay) cũng là những
người khốn khổ chịu nhiều bất hạnh, chịu nhiều vết thương và sự tàn phá của
chiến tranh trên cơ thể. "Anh bị bại liệt cả người nhưng vẫn nhìn được, một
mắt rõ, một mắt mờ…” [12,386]. Thế nhưng với anh “không được bằng anh
em nhưng vẫn may mắn hơn rất nhiều” [12,386]. Còn chị cũng là một cô gái
thương binh sống rất chân thành. Điều đó đã biến nỗi bất hạnh của hai mảnh
đời này thành niềm hạnh phúc. Hạnh phúc vì có tình yêu thương, vì họ đã có
những đứa con ngoan, một cơ ngơi khang trang. Tất cả như được hồi sinh
ngay cả trong những nghịch cảnh trớ trêu, tệ hại nhất.
Có thể nói, Nguyễn Khải thường quan tâm và thương cảm tới thân phận bé
nhỏ, những cuộc vật lộn thầm lặng trong đau đớn và cô đơn ở các mối quan
hệ đời thường, để thấy nơi họ một thứ ánh sáng làm dịu tâm hồn. Thay vào
những trang viết khuôn sáo màu mè là hình ảnh hiện thực với những con
người biết suy nghĩ, những con người luôn đi tìm ý nghĩa cuộc sống trên con
đường chông gai.
Không riêng gì Nguyễn Khải quan tâm đến con người trong mối quan hệ
gia đình những năm 80, 90 mà còn rất nhiều cây bút cùng thời với ông như:
Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Tiệp. Họ đều đặt con người
trong mối tương quan với gia đình để nhận thấy nhu cầu giải phóng cá nhân
có ảnh hưởng đến nền móng gia đình. Còn Nguyễn Khải quan niệm gia đình
16



là nơi trở về “ấm áp, hạnh phúc”, là nơi “nghỉ ngơi tuyệt đối an toàn”. Nhưng
thực sự gia đình là nơi duy nhất để nhân vật trở về sau những nhọc nhằn vất
vả, những mệt mỏi, lo toan hay nơi con người cảm thấy lạc lõng bơ vơ và
không tìm thấy chỗ dựa tinh thần cho chính mình?
Dụ (Chuyện tình của mỗi người) là một người đàn ông thất bại trong gia
đình. Anh đã vì cái lòng tự trọng và cách nhìn cách mạng để từ chối Quê,
người phụ nữ mang dáng dấp của con người xưa để lấy Ngoạn, người phụ nữ
mới mạnh dạn, tháo vát, người phụ nữ có thể giúp anh hãnh diện với bạn bè,
có thể giúp anh tiến bộ như anh vẫn mong đợi. Nhưng cũng chính vì sự tân
tiến của vợ con mà anh trở nên lạc lõng trước cuộc đời. Gia đình không còn là
chỗ dựa tinh thần cho một ông thiếu tá mà trở thành chốn địa ngục. Từ ngày
anh lấy vợ, một lúc anh mất cả tên tuổi, cả vị trí xã hội, thậm chí cái thân anh
cũng thành thừa: “Anh thiếu tá biến thành người ở, bà vú của hai đứa con và
làm một thằng đàn ông thuần túy” [12,365]. Hai mươi năm sống trong gia đình
nhưng anh không có sự chia sẻ từ vợ con. Anh như sống một mình, nấu cơm
một mình, ngồi trò chuyện cả ngày với chính mình. Tất cả chỉ với một mình và
riêng với mình.
Ông Vị (Nơi về) vốn là người trước đây luôn sống với những năm tháng vì
sự nghiệp chung, có niềm vui chung bất tận. Vị của thời thanh niên và trung
niên hầu như không có nhu cầu riêng, không có lo lắng riêng, thể xác và tâm
hồn như hòa tan vào cộng đồng. Thế mà khi về già ông mới biết đến cái buồn
từ ngày vợ mất rồi nhận ra “thời thế đã thay đổi nhiều”. Cha con ông càng ở
với nhau thì càng xa lạ bởi vì cuộc sống giữa cha và con đã xuất hiện những
mâu thuẫn. “Hầu như không có mấy khi bố con họ ngồi nói chuyện với nhau,
đến lời chào mỗi lần đi làm cũng không có. Chỉ có cô con dâu thì hay dặn:
“ông có đi đâu nhớ khóa cửa cẩn thận” [11,36]. Ngôi nhà ấy trở thành những
va chạm khác nhau giữa những quan niệm khác nhau, những cách sống khác
nhau, những niềm tin và nguyện vọng khác nhau. Đồng tiền với những sức
mạnh ghê gớm đã biến con ông thành những kẻ nô lệ mù quáng. Ông hoàn
toàn lạc lõng ngay trong tổ ấm do chính tay mình xây dựng. “Thắng tất cả mà


17


chịu thua những đứa con. Giải phóng cả nước nhưng về già không còn nơi để
ở. Buồn cười thay và cũng đau đớn thay” [11,44].
Tú - nhân vật trung tâm cho thân phận “lạc thời” (Một thời gió bụi) cũng là
một người lạc lõng bơ vơ không chỉ trong cơ quan mà còn trong chính gia
đình của mình. Khi mà mọi thành viên trong gia đình luôn sống trong sự tính
toán thiệt hơn của xã hội thì anh lại sống theo tiêu chuẩn đạo đức mà anh tin
phải có. Trong gia đình luôn có hai mạch suy nghĩ và hành động khác nhau.
Anh không tìm thấy niềm tin nơi bạn bè, cơ quan, đặc biệt là nơi những người
thân yêu nhất trong gia đình anh. Trong mắt vợ anh, con anh, anh là kẻ thừa.
Mọi sự chi tiêu đều nhờ vào tài tính toán của bà vợ, không còn ai buồn quan
tâm tới anh. Anh trở thành kẻ đơn độc, bơ vơ ngay trong gia đình mình. Mang
nặng tâm sự, anh trở về quê để mong tìm lại các giá trị “đức tính cố hữu của
dân tộc, trong tính nhân nghĩa, sự bao bọc của họ hàng…” nào ngờ anh đã
nhầm. Quê hương anh cũng đang dần thay đổi, thậm chí còn mạnh mẽ hơn ở
thị thành, một làng quê quay quắt với đồng tiền của một “thời gió bụi”.
Chính khi nếm mùi cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình thì họ mới
biết mình lạc lõng đến nhường nào, bởi gia đình là nơi không chỉ để con
người cư trú mà còn là nơi mỗi con người hiện hữu và tồn tại, là nơi đâm chồi,
ươm mầm hạnh phúc, của đau khổ và cả kỉ niệm. Nhưng các nhân vật của
Nguyễn khải lại bị “lạc” trong chính nhà mình, một phần vì thời thế, một phần
vì họ không giữ được sợi dây liên kết với người thân và phần vì không dàn
hòa được mâu thuẫn sống.
Soi chiếu con người trong các mối quan hệ, Nguyễn Khải đặc biệt quan
tâm đến vấn đề mâu thuẫn và tiếp nối giữa các thế hệ, cặp nhân vật già trẻ
thực sự là người của hai thời, của “cái hôm qua rất giản dị” và “cái hôm nay
rất ngổn ngang, phức tạp”.


Bà Tuất (Người của nghề) là một người mẹ

suốt đời chỉ biết làm để nuôi con khôn lớn. Về già bà chỉ muốn quây quần bên
con bên cháu, nên đã lên Hà Nội ở cùng con trai. Người mẹ quê không được
lòng con vì họ quá tân tiến. Hai thế hệ, hai tính cách trong cùng một nhà chắc
hẳn sẽ va chạm lẫn nhau. Sự không bằng lòng đầu tiên giữa mẹ chồng và con
dâu là cách thức trông trẻ. Bằng tình thương của một người bà, bà luôn nâng
18


niu, ẵm bồng cháu mình như báu vật, nuôi cháu bằng những kinh nghiệm khi
bà nuôi con. Nhưng đối với con dâu bà, một phụ nữ gốc Hà Nội, có bằng cấp
như vậy là không khoa học. Cháu ốm, mọi sự đều tại bà. Bà trông cháu không
ra gì, đến sửa soạn bữa cơm cũng luộm thuộm, món ăn thì quê mùa mà mặn
đến nghẹn cổ. Bà nhận thấy mình như là kẻ thừa trong mắt con. Bà muốn
thay đổi để làm đẹp lòng con cháu, nhưng chính những bản chất cốt túy có
sẵn trong người bà khiến bà trở thành trò cười trong chính mắt con và bạn bè
của con. Đến lúc này, bà không chỉ: "đã trở thành người thừa, đã thừa còn gây
ra lắm sự khó chịu" [12,278].
Những con người của thế hệ "giản dị" dường như đang bị xã hội quên
lãng. Họ dường như cảm thấy cay đắng về mọi thứ trong cuộc đời. Họ cô đơn,
buồn bã, bất lực và khó hòa hợp được với lớp trẻ hôm nay". Họ phải gánh
chịu những bi kịch, những bất hạnh của cuộc đời. Trong mắt thế hệ trẻ những tâm hồn luôn muốn giữ gìn các giá trị tốt đẹp, những nếp sống thanh
sạch thuở nào, những con người không muốn hận những người từng gây ra
bất hạnh cho họ, sẵn sàng chào đón hạnh phúc, chào đón đau khổ, chào đón
tiếng cười và cả những giọt nước mắt.
2.2 Con người với nghị lực kiên cường
2.2.1 Tìm kiếm mối quan hệ giữa cái tôi và chúng ta
Giai đoạn sau 1975, Nguyễn Khải đã có những chuyển biến ngày càng

mạnh mẽ trong tư tưởng và nghệ thuật của mình. Ngòi bút của ông hướng
nhiều vào những vấn đề về nhân sinh, tìm kiếm những giá trị bền vững vĩnh
hằng của con người và đời sống. Thế giới nhân vật của Nguyễn Khải giờ đây
không chỉ là những con người có số phận trớ trêu với bao ngổn ngang bề bộn
mà còn là những con người đầy bản lĩnh, có niềm tin vào chính mình, biết lựa
chọn sáng suốt và kiên định với sự lựa chọn lối sống của mình dù có thể phải
chịu những thiệt thòi hay sự đơn độc trên đường đời. Đó là cả một hành trình
đi tìm kiếm mối quan hệ giữa tôi và chúng ta không biết mệt mỏi của Nguyễn
Khải.
Trong Gặp gỡ cuối năm, Bà Hoàng, chủ nhân của bữa tiệc tất niên thuộc
giới thượng lưu Sài Gòn cũ là một người quyết liệt quay lưng lại với trật tự
19


mới. Đến thời điểm đặc biệt – giao thừa, cái thái độ ám ảnh chống lại trật tự
mới vẫn quyết liệt, mạnh mẽ. Nhưng lịch sử luôn vận động, thời gian luôn luân
chuyển. Năm mới đến, năm cũ qua đi, kim đồng hồ đang trôi dần sang năm
mới là một tất yếu của thời gian lịch sử mặc cho bất cứ ai muốn “đứng hẳn lại,
đứng nguyên một chỗ không xê dịch”. Tại bữa cơm tất niên 1980 trong không
gian chật hẹp, ọp ẹp, cũ kĩ không đủ sức chứa điều bí mật của bà Hoàng điều hệ trọng và bí ẩn: “Chị sẽ tuyên bố một điều quan trọng, là thái độ dứt
khoát nhất của chị đối với tình hình hiện tại”. Điều bí ẩn đó là gì? Giờ khắc
quan trọng bà Hoàng vào phòng ngủ với ý định uống thuốc tự tử. Hành động
đó là sự không chấp nhận chế độ mới của bà Hoàng. Nhưng khi mọi người
nâng ly chúc tân xuân, tiếng pháo giao thừa râm ran, khói bay mù mịt thì “từ
phòng ngủ bước ra, mặc áo gấm dài màu xanh thẫm quần Cẩm Châu đen, lại
đi cả hài cườm. Như người đầu thế kỉ bước ra, hay nói đúng hơn như từ trong
hòm bước ra, một cái hòm gỗ tốt, có sơn thiếp, có chạm trổ, theo thời giá
khoảng ba ngàn đồng” [9,725]. Vậy là từ cõi chết bà trở về cuộc sống. Vậy là
nhân vật bà Hoàng đã đứng trước sự lựa chọn: không thừa nhận trật tự cũ
bằng cách tìm đến cái chết, hay thừa nhận cuộc đời mới hòa nhập với đời.

Cái thử thách gay gắt, quyết liệt mang tính lựa chọn trong Gặp gỡ cuối năm
diễn ra trong không gian chật hẹp, thời gian ngắn. Điều ấy làm cho tiểu thuyết
có tính dồn nén cao. Sự từ bỏ một lối sống cũ, lựa chọn lối sống mới không
đơn giản với một bộ phận mà quyền lợi của họ gắn chặt với chế độ cũ. Nhưng
cuối cùng sự lựa chọn thích ứng với thời cuộc đã đưa nhân vật Nguyễn Khải
hòa nhập với cuộc sống mới.
Chúng ta cũng sẽ bắt gặp mối quan hệ giữa tôi và chúng ta trong Điều tra
về một cái chết với cha già quản hạt, những kẻ hành đạo như Hai Gáo, Sáu
Lưu, Năm Sạng. Những nhân vật này là đệ tử đầu tiên của đạo Cao đài, thủ
túc tin cậy của những chức sắc cao nhất đầu tiên của Đạo, nhưng khi hiểu ra
sự thật về đạo, hiểu rõ tâm địa của những người đứng đầu tổ chức thì họ đã
chọn lối sống lui về ở ẩn. Khôn ngoan ở cái mức giữ được thân thời loạn,
không làm hại ai cũng không để ai làm hại mình. Họ sống hồn nhiên như chưa
từng được một đạo giáo nào khai hóa. Và điều lạ lùng nhất, một người tu đại
20


đạo mà không ăn chay, lại còn làm nghề đánh cá, giết cá mập hàng ngày,
phạm luật sát hại sinh vật, điều cấm đầu tiên trong ngũ giới cấm. Bên cạnh
Hai Gáo, Sáu Lưu cũng là người tự chủ trong lối sống. Anh ta theo đạo rồi bỏ
đạo một cách chủ động. Sáu Lưu quan niệm theo đạo để có công ăn việc làm,
để không phải đi lính cho chính quyền ngụy, không phải chết cho một lí tưởng
mà Sáu Lưu không theo đuổi. Một con người từng giữ những trọng trách lớn
trong tổ chức nhưng anh ta đã bỏ nó để đi theo cách mạng. Đó là sự lựa chọn
vì bản thân và gia đình mình. Sáu Lưu đến với cách mạng tự nguyện không
phải qua những dằn vặt trăn trở. Năm Sạng cũng gửi mình cho đạo, nhưng
sau khi nhận ra được tính chất nước đôi, xa rời thực tế, phản động của một
số tôn giáo đã có sự lựa chọn sáng suốt cho cuộc đời của mình.
Tương tự như vậy, con đường hướng về cách mạng, hòa hợp với dân tộc
của cha Thư cũng là tự nhiên khi thời cuộc đã thay đổi. Cha Thư nhận thấy

mình từng được cưu mang bởi những người nghèo khó, lai lịch, số phận
những người thân trong gia đình… đã làm cho cha Thư nhận thức hòa giải với
các bổn phận của chính mình: “Đi với giáo hữu, tuân theo ý muốn của giáo
hữu là sẽ hòa hợp được với tất cả, vì giáo hữu là nền tảng, là cội nguồn. Cách
mạng cũng từ đấy mà có, hội thánh cũng từ đấy mà có, bổn phận linh mục
cũng từ đấy mà có. Không có gì trái ngược”. Trên con đường hành đạo, cha
Thư đã hòa hợp với cả đời. Nếu trước đây đạo đã làm cha Thư ly tâm với
cuộc sống thì giờ đây ông đã hướng tâm đồng hành cùng với cuộc đời. Cha
Thư đã sống tốt đời đẹp đạo, từ chỗ nhân danh Cha và Con và thánh thần,
nhân danh Cha và Con và giáo hữu là cả một quá trình lựa chọn không dễ của
con người trong cuộc.
Đặc biệt, nói đến các sáng tác của Nguyễn Khải ta không thể không nhắc
đến bà Hiền (Một người Hà Nội) – một người phụ nữ không chỉ đảm đang tháo
vát, khôn khéo trong chuyện chọn bạn đời, làm mẹ, làm vợ… mà bà Hiền còn
là một người công dân tốt, biết hy sinh hạnh phúc của bản thân vì sự nghiệp
của đất nước, dân tộc. Điều này đã được chứng minh trong hai lần tiễn con ra
trận: “Tao cũng muốn sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc
chết cả, vui vẻ thì có hay hớm gì” [11,334]. Bà luôn hiểu rõ trách nhiệm và bổn
21


phận của mình đối với đất nước trong thời đại mới. Đó cũng chính là cơ sở
của hành trình đi tìm mối quan hệ giữa cái tôi và chúng ta của nhà văn
Nguyễn Khải trong các sáng tác của mình từ sau năm 1975. Từ đó đặt ra
những vấn đề nhân sinh có ý nghĩa sâu sắc trong lòng bạn đọc.
2.2.2 Niềm tin và niềm khát khao tự hoàn thiện mình
Không chịu khuất phục trước những nghịch cảnh éo le cũng như những
ngổn ngang bề bộn của cuộc đời, các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn
Khải luôn sống và ước vọng, sống vì niềm tin của chính mình. Ta có thể tìm
thấy những con người như thế này trong những sáng tác của Nguyễn Khải từ

sau 1975. Tiêu biểu có thể kể đến Ông Trắc (Lạc thời) dù luôn bị giày vò trong
nỗi đau tinh thần của một kẻ thấy mình “thất sủng”, bị bạc đãi nhưng ông vẫn
tỉnh táo nhận rõ những cái hay cái dở trong hành động của mình. Chính niềm
tin của một con người từng lăn lộn trong cuộc đời “làm tất cả cho quê hương
thay đổi” đã tiếp thêm sức mạnh, giúp ông vượt qua những khó khăn thử
thách với một niềm tin ở phía trước mình.
Hay nhắc đến Ba Huệ - một nữ chiến sĩ biệt động một chỉ huy quân sự địa
phương vùng giáp ranh, nổi tiếng gan dạ. Thời chiến đứng giữa sự sống và
cái chết chị đã chiến thắng. Thời bình lựa chọn con đường làm lãnh đạo cho
một huyện lo chuyện cơm áo cho dân và chăm sóc đời sống tinh thần cho họ
buộc nữ bí thư phải trăn trở nhiều và tìm kiếm để dần thích ứng. Điều đó cũng
là nhờ Ba Huệ đã lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn, một niềm tin ở
phía trước.
Nhân vật Quân trong Thời gian của người cũng vậy - một chiến sĩ tình
báo của hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ đã luôn tạo cho mình một
niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai tất thắng của cách mạng. Sự thích ứng
với môi trường, hoàn cảnh sống của một điệp viên được tạo dựng bởi sự lựa
chọn lí tưởng sống của một chiến sĩ trẻ mang trong mình những phẩm chất
cao đẹp, một sự đơn độc và hy sinh thầm lặng vì lòng yêu nước mà mình đã
chọn. Trong một lần hoạt động âm thầm, người lãnh đạo duy nhất từng thay
mặt tổ chức giao nhiệm vụ cho anh bị bắt, vậy là mối liên lạc bị mất. Con
người này nếu vì sống cho mình anh có thể ở lại nước Mĩ. Nhưng vì sự lựa
22


chọn, Quân đã ngay lập tức về nước, tự bản thân tìm lại tổ chức, không ngại
những hiểm nguy đang rình rập. Con người từng vào sinh ra tử ấy có thể nghỉ
ngơi sau trận đánh dài nhưng không, anh lại chọn lối sống vì nhân dân, vì
cách mạng cùng đồng đội bước vào cuộc chiến đấu mới. Điều đó cũng chứng
tỏ ở anh luôn thường trực một niềm tin sắt đá vào cuộc sống, vào tương lai

của cách mạng.
Không dừng lại ở đó, Mười Sanh cũng như Quân, trải mình qua cuộc
kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ.Trong chiến tranh ác liệt với bao hiểm
nguy rình rập, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc mong manh nhưng ông
vẫn thoải mái “như cá bơi trong nước”. Con người “lưng trần, quần cụt (…)
nằm bờ bụi, ngủ hầm hố” có sự thích ứng đặc biệt với hoàn cảnh.
Nếu Mười Sanh là chứng nhân lịch sử thì Bình trong Gặp gỡ cuối năm,
Duy, Giang trong Vòng sóng đến vô cùng là những nhân vật thế hệ của ngày
hôm nay . Ở những con người này sự lựa chọn được xác định rạch ròi, sáng
sủa: cống hiến đấu tranh không nhân nhượng cho một xã hội tốt đẹp. Họ là
sức sống mới, “một tác nhân của ngày mới tham dự tích cực vào quá trình lựa
chọn hôm nay trong lòng những người khác” [4]. Đi vào khai thác đề tài này,
nhà văn đã hướng đến cái đẹp, cái cao cả trong đời sống. Ý chí kiên cường,
trí tuệ sáng suốt, tình cảm trong sáng, tinh thần lạc quan và năng lực vượt
thoát khỏi thử thách để tồn tại và chiến thắng là những phẩm chất thường
thấy ở những con người này.
Vai trò của con người đã được khẳng định: con người phải chiến đấu,
luôn luôn chiến đấu để vượt qua ranh giới – ranh giới của sự sống và cái chết,
giữa hạnh phúc và hy sinh, đau khổ. Vâng, ở đời này không có con đường
cùng mà chỉ có những ranh giới. Sự sống, hạnh phúc chưa và sẽ không bao
giờ đi đến chỗ tận diệt cả, có chăng đó chỉ là những thử thách, ranh giới đòi
hỏi con người phải vượt qua, phải chiến thắng nó. Đó mới là vai trò, sứ mệnh
của con người. Vậy, “điều cốt yếu” là phải có sức mạnh để bước qua những
ranh giới ấy. Giữa sự sống – cái chết, hạnh phúc - khổ đau luôn có những
ranh giới. Và chỉ có chúng ta, những con người mới có đủ khả năng vượt qua
nó.
23


Vâng, phải chăng đó chính là sự hiện hình của hạnh phúc. Trong đau khổ,

đói nghèo, kề cận với cái chết hạnh phúc vẫn hiện hình và trở thành nguồn
động viên với họ. Không trải qua hy sinh, gian khổ làm sao đòi hỏi được có
hạnh phúc. Hạnh phúc – sự sống cứ như được gieo mầm từ trong cái chết trong gian khổ hy sinh. Đó chính là lí do để thôi thúc họ không nguôi hy vọng,
không thôi chiến đấu vì niềm tin đó. Đó là bởi “Ở đời này không có con đường
cùng chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua
những ranh giới ấy”…
Có thể nói những nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Khải sau 1975 có
những lựa chọn riêng của họ và đó cũng là con đường chung của thời đại. Họ
biết sống vì đất nước, vì dân tộc. Những con người này mang trong mình lí
tưởng cao đẹp. Xung quanh chúng ta cũng có biết bao tấm gương như vậy.
Những học sinh hoàn cảnh khó khăn, mất bố mẹ, gia đình nghèo khó mà vẫn
vươn lên học tốt không phải là những tấm gương cho ta học tập sao?... Cuộc
sống dường như đã đẩy họ đến bước đường cùng, nhưng họ đã chứng minh
cho ta thấy, đó chỉ là những ranh giới và thực tế bằng ý chí, quyết tâm, sức
mạnh niềm tin, họ đã vượt qua cái ranh giới khó khăn ấy!
Từ trong cái chết sự sống vẫn hiện hình. Nó thôi thúc ta hy vọng, chiến
đấu để vượt qua tất cả. Hạnh phúc, sự sống nảy sinh từ trong gian khổ trong
những số phận éo le, trớ trêu mới khiến ta trân trọng biết bao! Những vấn đề
nhân sinh mà Nguyễn Khải đặt ra trong các tác phẩm từ sau 1975 rất đáng để
chúng ta suy ngẫm.
Sự chiêm nghiệm thể hiện rõ nét qua những sáng tác của Nguyễn Khải, nhất là
giai đoạn từ sau 1975. Ông đã có những tìm tòi và đổi mới sâu sắc trong quan niệm
nghệ thuật về con người. Cũng từ đây, sự chiêm nghiệm về con người càng sâu sắc
hơn. Vì thế, ông chú trọng khai thác nhiều khía cạnh khác nhau trong tính lưỡng diện,
đa diện và luôn biến đổi của con người. Sáng tác của ông thể hiện sự chiêm nghiệm về
sức mạnh ẩn sâu trong mỗi con người để mỗi khi có thử thách nó lại trỗi dậy.
Xuất hiện trên những trang viết của Nguyễn Khải không chỉ có những con
người với những số phận éo le, những ngổn ngang bề bộn, những con người
sống cho niềm tin bị biến suy theo những đổi thay của thời cuộc, lại tỉnh táo
24



sáng suốt, không xu thời nhưng cũng không để bị rơi vào tình thế của kẻ lạc
thời. Mà ta hãy chú ý đến cách xử sự của bà Hiền trong gia đình qua việc dạy
dỗ con cái.
Ta cũng có thể kể đến anh Nghinh (Một bàn tay và chín bàn tay) là những
người khốn khổ chịu nhiều bất hạnh, chịu những vết thương và sự tàn phá
của chiến tranh trên cơ thể. Nhưng niềm ham sống và nghị lực sống luôn
trường tồn ở họ. Anh Nghinh khi bị thương đã nghĩ: “Dẫu có bị bại liệt cả
người nhưng vẫn nhìn được, một mắt rõ, một mắt mờ, vẫn nói chuyện được là
còn nên sống, không được bằng anh em nhưng vẫn còn may mắn hơn rất
nhiều” [12,386]. Khát khao sống của anh càng được tiếp thêm sức mạnh từ
chị, cũng là một cô gái thương binh. Cô đến với anh bằng sự đồng cảm nhưng
chính sự chân thành của chị đã giúp anh vững tin ở cuộc sống. Hạnh phúc
nằm trong tay họ, đó là những đứa con ngoan ngoãn, biết vâng lời, là một cơ
ngơi khang trang, là sự hòa thuận yêu thương giữa hai vợ chồng và con cái.
Họ là những con người rất giàu niềm tin. Câu chuyện của anh Nghinh và chị
Kiếm kết thúc như một câu chuyện cổ tích giữa đời thường khi chúng ta
chứng kiến họ sống một cuộc đời thật đẹp, thật hạnh phúc với những đứa con
đẹp như cái tuổi thanh xuân họ đi qua. Ngắm nhìn hạnh phúc của gia đình ấy,
nhà văn Nguyễn Khải như chợt thức ngộ về lẽ sống ở đời và thốt lên: “Cứ
nhìn xem hai cái thân xác đã bị đốt cháy, đã bị đâm nát, chỉ còn đợi thành bọ,
thành bùn rồi mà vẫn hồi sinh được, vẫn làm cho mình trở thành bất tử bằng
dòng giống của mình, bằng sự nghiệp của mình và bằng một tình yêu không
dễ mấy ai quên” [12,393].
Đến với Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức, ta sẽ cảm nhận được cuộc
sống của một cặp vợ chồng luôn bị cái đói ám ảnh. Điều đó đã làm cho họ
dường như không còn phù hợp với cuộc sống ở hiện tại “Họ không cần nghĩ
tới miếng ăn hằng ngày, không lo nuôi dạy con cái, lại chẳng phải chú ý tới
cách ứng xử với thiên hạ” [12,286]. Đó là gia đình của anh thương binh Toàn,

chồng bị mù cả hai mắt, vợ là y tá buộc phải nghỉ hưu. Họ có ba đứa con thơ.
Ấy vậy mà nụ cười vẫn thấp thoáng trên môi họ, cái không khí vui vẻ, đầm ấm
vẫn diễn ra hằng ngày. Hạnh phúc là một cách sống, một quan niệm sống, là
25


×