Tải bản đầy đủ (.pdf) (344 trang)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.37 MB, 344 trang )

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

T.S. LÊ NGỌC THÔNG
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC
& NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

HÀ NỘI 2007


KHOA HỌC VÀ CUỘC SỐNG



Mục tiêu – yêu cầu
1. Nắm bắt các kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học ngay ca từ
những năm đầu học đại học va tiep tuc học tập ở bậc sau đại học đạt hiệu quả hơn.
2.Cách chọn lựa đề tài nghiên cứu, giới hạn vấn đề - phạm vi nghiên cứu, lập đề cương
chi tiết, lên kế hoạch trước khi bắt tay vào triển khai nghiên cứu .
3. Phương pháp thu thập và xử lý các tài liệu tham khảo/ thông tin thứ cấp; cũng như các
kỹ thuật thiết kế nghiên cứu để thu thập thông tin sơ cấp.
4.Cách thức viết, trình bày bản báo cáo kết quả nghiên cứu – Đặc biệt là tập trung vào
việc giúp hoc viên luyện tập để có thể thực hiện được các tiểu luận, đề án, luận văn tốt
nghiệp ,luan van thac sy , luan an tien sy ….
5. Rèn luyện các kỹ năng trong nghiên cứu khoa học:
Kĩ năng hiểu biết lịch sử chuyên ngành.
Kĩ năng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành
Kĩ năng tìm kiếm thông tin khoa học kĩ thuật
Các công cụ tìm kiếm thông tin tham khảo được sử dụng nhiều nhất là các bộ máy tìm kiếm trên mạng như
Google (71,4 %), Yahoo (9,5 %).



Kĩ năng nghiên cứu và tổng hợp tài liệu
Kĩ năng ngoại ngữ





NỘI DUNG MÔN HỌC

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN
VỀ
KH & NCKH

Tu duy LÔ GÍC
trong
nckh

MÔN HỌC PPNCKH

CHƯƠNG 4
QUY TRÌNH
NCKH

CHƯƠNG 3
CÁC PP

NCKH


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC VÀ NCKH

KHOA HỌC

sù pt
khoa học

NCKH

khoa học

CM
khoa học
KT

KHÁI NIỆM

ĐẶC ĐIỂM

CHỨC NĂNG

LOẠI HÌNH


Khái niệm về khoa học
Khoa học là tập hợp : Những phương pháp trí tuệ và Những phương pháp Tthực tiễn
Æ dùng để diễn tả và giải thích những hiện tượng quan sát được

hay suy đoán được, trong quá khứ hay hiện tại,
Æ nhằm xây dựng hệ thống tri thức có thể bác bỏ hay xác nhận được.


Khoa học là một phương pháp suy nghĩ và hành động
Æ nhằm vào mục đích hiểu và cảm nhận được thế giới chung quanh một
cách trực tiếp hay gián tiếp, quá khứ hay hiện tại.
Những phương pháp trí tuệ : linh cảm, ước đoán, tư tưởng, giả thuyết, lí thuyết, và mô
hình.
Những phương pháp thực tiễn bao gồm bối cảnh của nghiên cứu, thu thập dữ kiện, hệ
thống hóa dữ kiện, cộng tác cùng đồng nghiệp, thí nghiệm, tìm tòi và khám phá, phân tích
thống kê, viết báo cáo khoa học, trình bày trong các hội nghị khoa học, và công bố kết
quả nghiên cứu.



Khoa học dựa vào sự thật (facts).
Những sự thật phải được quan sát hay thu thập bằng những phương pháp khách
quan.
Khoa học dựa vào những sự thật có thể thấy, có thể nghe, có thể sờ được, chứ không
dựa vào kinh nghiệm cá nhân hay suy luận theo cảm tính.
Điều quan trọng và cần thiết trong khoa học là không chỉ sự thật, mà là sự thật có liên
quan đến vấn đề đang được điều tra.
Những sự thật này phải được thu thập có tổ chức, trực tiếp, và khách quan; độc lập
với lí thuyết; và một cách tin cậy để làm nền tảng cho suy luận.


KHÁI NIỆM VỀ KHOA HỌC

KH TỰ NHIÊN :

TOÁN
VẬT LÝ
HÓA HỌC


KH TƯ DUY :
LÔ GÍC HỌC
SINH LÝ HỌC THẦN KINH

KH XÃ HỘI :
VĂN
SỬ
ĐỊA
KT HỌC




KHOA HỌC LÀ HỆ THỐNG TRI THỨC
ĐƯỢC HỆ THỐNG, KHÁI QUÁT HÓA VÀ
KIỂM NGHIỆM TỪ THỰC TIỄN, PHẢN
ÁNH DƯỚI DẠNG LÔGÍC, TRỪU
TƯỢNGVÀ KHÁI QUÁT VỀ :



NHỮNG THUỘC TÍNH KẾT CẤU, CÁC
MỐI LIÊN HỆ BẢN CHẤT, NHỮNG QUY
LUẬT CỦA TỰ NHIÊN, XÃ HỘI, CON
NGƯỜI;




NHỮNG BIÊN PHÁP TÁC ĐỘNG TỚI
THẾ GIỚI, ĐẾN SỰ NHẬN THỨC, CẢI
BIẾN HIỆN THỰC, PHỤC VỤ CHO CON
NGƯỜI


KHÁI NIỆM VỀ
KHOA HỌC
NỘI DUNG
Khoa học (KH) là hệ thống những tri thức về tự nhiên, xã
hội và tư duy, về những qui luật phát triển khách quan của
tự nhiên, xã hội và tư duy,
NGUỒN GỐC
Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và
không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội

HiNH THƯC THỂ HIỆN

LÔ GÍC – TRỪU TƯỢNG

VAI TRÒ, TÁC DỤNG
- KH là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội Nắm
được các qui luật vận động tn,xh.td
- Có ý thức trong nhận thức KH. Chống lại những
quan điểm sai trái (mê tín dị đoan,…)
- Khoa học làm giảm nhẹ lao động .Cải
thiện chất lượng cuộc sống



ĐẶC ĐIỂM CỦA KHOA HỌC
1. KHOA HỌC LÀ HỆ THỐNG TRI THỨC VỀ
NHỮNG THUỘC TÍNH KẾT CẤU, CÁC MỐI LIÊN HỆ BẢN CHẤT, NHỮNG QUY LUẬT CỦA TỰ NHIÊN,
XÃ HỘI, CON NGƯỜI;
NHỮNG BIÊN PHÁP TÁC ĐỘNG TỚI THẾ GIỚI, ĐẾN SỰ NHẬN THỨC, CẢI BIẾN HIỆN THỰC, PHỤC
VỤ CHO CON NGƯỜI
2. KHOA HỌC LÀ MỘT QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC
3. KHOA HỌC LÀ MỘT QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC :
TỒN TẠI ĐỘC LẬP, VÀ QUAN HỆ MẬT THIẾT VỚI CÁC HTYT XH KHÁC; PHẢN ÁNH VÀ CÓ CHỨC
NĂNG XÃ HỘI
4. KHOA HỌC LÀ MỘT HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP CÓ TÍNH XÃ HỘI ĐẶC THÙ
CẦN CÓ CÁC ĐK, PHƯƠNG TIỆN VẬT CHẤT, LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG NHẤT ĐỊNH; CÓ QUY TRÌNH
HOẠT ĐỘNG CHẶT CHẼ; TẠO RA CÁC HIỆU QUẢ XÃ HỘI.


Vai trò của khoa học ?
1. Từ lâu, con người đã biết vận dụng các phát minh khoa học vào cuộc sống của
con người lâu dài. Điều đó diễn ra từ nền văn minh Lưỡng hà, tức khoảng 4500
: người Sumerian sáng tạo ra chữ viết, toán học, lịch, và thiên văn học phục vụ
cho nông nghiệp, chính trị, và tôn giáo và triển mạnh kể từ thế kỷ 14 . Tạo nên
thời kỳ cách mạng khoa học. :
2. Tư tưởng khoa học đã giải phóng con người khỏi những tăm tối (Dark Age), ở thời
kỳ mà các ý thức hệ tôn giáo mộng mị thống trị niềm tin của con người qua
hàng ngàn năm.
3. Khoa học xây dựng nên thế giới hiện đại với xe ô-tô, xe tăng, máy bay, điện lực,
điện thoại, máy điện toán (computers), liên mạng (internet), v.v..
Khoa học giúp cho con người du hành vào mặt trăng.
4. Khoa học góp phần làm tăng tuổi thọ của con người và con người sống lâu gấp hai

lần so với 150 năm trước đây.
5. Sự đóng góp của khoa học vào xã hội cực kỳ to lớn, và nó là một bộ phận không
thiếu được trong xã hội hiện đại.
6. Ngày nay khoa học đã trở thành llsx trực tiếp
Tạo ra ngành nghề mới ,chất liệu mới
Thời gian từ phát minh đến ưng dụng ngày càng giảm
Thay thế tri thức kinh nghiệm bằng tri thức khoa học
Thay dổi tỉ trọng của đội ngũ lao động


NGUỴ KHOA HỌC


Sự phát triển của khoa học thường phải đi đôi với một phong trào khoa học giả tạo, hay
ngụy khoa học với những tư tưởng , quan điểm là những lí lẽ mà bề ngoài xem ra có vẻ đúng,
hợp lí, nhưng sự thật là sai, rút ra những kết luận xuyên tạc sự thật.



Đánh giá về ngụy khoa học :
+ Với giới chuyên môn và khoa bảng, họ không quan tâm đến NKH vì họ cho đó là những
trò chơi giải trí, và họ xem những người làm việc theo NKH là những diễn viên múa rối lố bịch
có chức năng chính là đóng hài kịch cho xã hội mua vui,đó là một thái độ thụ động, và hậu quả
có thể rất xấu
+ NKH gây tác hại tới xã hội:
Trong quá khứ, NKH đã từng xâm nhập vào chính trị và gây ra nhiều cuộc tàn sát đẩm
máu ( thời Hitler và thuyết siêu chủng tộc).
NKH còn có thể xâm nhập vào học đường và có thể làm băng hoại học sinh, sinh viên.
NKH, vì tính đơn giản của nó, còn làm cho chúng ta trở nên nô lệ với những cái tầm
thường.



ĐẶC ĐIỂM NGUỴ KHOA HỌC
1. Giới ngụy khoa học thường có khuynh hướng xem nhẹ sự thật và cơ sở lập luận.
Những nhà viết tiểu thuyết hay sáng chế ra những "sự thật ma" ( Norman Mailer gọi là
"factoid" (tức giống-sự-thật) ), không cần tìm hiểu thực tế . Cách làm việc đó lại được giới làm
ngụy khoa học trân trọng.
Nhà ngụy khoa học chẳng cần tốn công đi vào thực tế để thu thập dữ kiện (data) thật mà chỉ
đưa ra những dữ kiện ma, và từ đó đúc kết thành kết luận.
Đưa ra kết luận, không cần phải duyệt lại kết luận đó đúng hay sai.
Sách của giới ngụy khoa học thì chẳng bao giờ thay đổi, cứ hết tháng này sang năm nọ,
những dữ kiện ma, và kết luận cứng như đá.
2. , Phương pháp làm việc: mang tính rời rạc, chấp nối.
Cắt xén một mớ bản tin trong các tờ báo dành cho công chúng,
Thu thập những tin đồn,
Đọc những tài liệu ngụy khoa học, hay trích dẫn từ kinh thánh hay những chuyện thần thoại.
Không kiểm tra nguồn gốc và tính chính xác của tài liệu sử dùng.
Không làm những cuộc điều tra khoa học có hệ thống và độc lập,
Kết luận trước khi thu thập dữ kiện.
3. Giới ngụy khoa học đi liền giả thuyết cảm tính: giả thuyết có thể làm hấp dẫn và kích động
công chúng.
Tìm bất cứ dữ kiện,tin tức nào – làm nền tảng cho niềm tin đó.
Bỏ qua những bằng chứng nào mâu thuẫn với niềm tin của họ.
Nói rõ hơn, giới ngụy khoa học cố gắng hợp lí hóa những niềm tin, thiếu kiên nhẫn, sẵn
sàng đi tới kết luận đã có sẵn, và sẵn sàng nghiền nát những trục ý thức hệ khác mình.


ĐẶC ĐIỂM NGUỴ KHOA HỌC



4. Ngụy khoa học hoàn toàn không quan tâm đến những tiêu chuẩn về
bằng chứng.
Không làm những thử nghiệm có ý thức và có phương pháp để thu thập dữ kiện;
Dựa vào những nguồn tin không kiểm chứng được, những đồn đại, v.v…
Không đề cập đến những tài liệu khoa học xác thực trong các tập san khoa học
chuyên môn.
Nói chung, giới làm ngụy khoa học không thể hiện những bằng chứng khoa học với
những tiêu chuẩn khắc khe để làm nền tảng cho những kết luận.



5. Ngụy khoa học dựa vào những giá trị chủ quan.
Trong mỗi giai đoạn có một số phương pháp thu thập kiến thức tương ứng
Trước khi khoa học ra đời ; người ta thường hay dựa vào ý kiến của những người có
thẩm quyền, như Jesus chẳng hạn, để giải thích sự kiện.
Ngày nay, phương pháp thông dụng nhất, ít ra là trong thế giới văn minh, là phương
pháp khoa học: có thể phán xét dựa vào dữ kiện được thu thập một cách khách quan.



6. Ngụy khoa học đơn giản hóa vấn đề quá mức.
Đối với họ, những lí thuyết không có giá trị vì lí thuyết thường phức tạp và trừu tượng
mà họ có khi không cách gì hiểu được.
Đơn giản hóa vấn đề thành những trắng/đen, có/không, đúng/sai, bạn/thù, và từ đó
khái quát hóa cho xã hội.
Đựa ra những thông tin không đầy đủ về thiên nhiên, hơn là dựa vào những gì mà
người ta biết được hiện tại.


ĐẶC ĐIỂM NGUỴ KHOA HỌC



7. Ngụy khoa học không đưa ra những nhận định dựa vào thử nghiệm.
John Stuart Mill từng nói "Nếu có một khoa học mà tôi có thể đề xướng, tôi nghĩ đó là
khoa học của khoa học, tức là khoa học nghiên cứu, hay phương pháp“
Phương pháp khoa học là phương pháp nghiên cứu, thử nghiệm, và suy luận. Trong
khoa học chân chính, mọi lí thuyết, giả thiết, ý kiến đều phải được thử nghiệm
Ngụy khoa học không làm những thí nghiệm, điều tra cẩn thận, có phương pháp

8. Ngụy khoa học không cần phân tích thống kê.


Những sự kiện xảy ra hàng ngày luôn thay đổi
Do đó khi thu thập dữ kiện, người làm khoa học chân chính phải cân nhắc kỹ càng những khía
cạnh như: số lượng dữ kiện, thời gian theo dõi, và những yếu tố liên quan.
Sau đó, dùng các phương pháp thống kê để phân tích xác định xem bao nhiêu mức độ
biến chuyển của những dữ kiện đó là do các yếu tố ngẫu nhiên gây nên, và bao nhiêu là do các
yếu tố không ngẫu nhiên tạo thành; từ đó, nhà nghiên cứu mới dám đưa ra một nhận xét hay
một kết luận mà các yếu tố ngẫu nhiên đã được loại bỏ.
Ngụy khoa học, chỉ một bằng chứng là đủ, không cần phải thu thập thêm bằng chứng; hay
có thu thập thêm, nhưng không phân tích dữ kiện bằng các phương pháp toán học và thống kê
học, vì những phương pháp này quá … phức tạp.
Thực ra, họ cũng chẳng biết đến những nguyên tắc để thẩm định dữ kiện, nên nếu vớ
được một mẫu tin nào là dùng ngay mà không cần xem xét nó đúng hay sai.


ĐẶC ĐIỂM NGUỴ KHOA HỌC


9. Ngụy khoa học dựa vào ý kiến người có thẩm quyền ("appeal to authority").

Trong khoa học, trích dẫn ý kiến người khác hay tham khảo tài liệu nghiên cứu
của những người đi trước là nhằm tạo thêm nền tảng cho lập luận, để so sánh và
cân nhắc, và ghi nhận đóng góp của họ.
Nhưng ngụy khoa học, việc trích dẫn được lạm dụng như là một sự đe dọa, một
loại lạm dụng quyền lực. Một người học về kỹ thuật cũng có thể chấp nhận là một
chuyên gia trong y học, nghiên cứu khoa học. Nếu bí không có bằng chứng, ngụy
khoa học giải thích bằng những âm mưu huyền bí.
Tại sao Giáo sư A không bàn về đề tài X nhỉ? À, theo giới ngụy khoa học, vì ông
ta đồng loã với chính quyền để dấu nhẹm vấn đề, không cần biết Giáo sư A không
phải là chuyên viên về đề tài X. Một cách suy bụng ta ra bụng người!



10. Ngụy khoa học có xu hướng giải thích theo kiểu "tùy cơ ứng biến.“
Ngụy khoa học không bao giờ phát triển được một lí thuyết có nền tảng dựa vào
sự thật, tiêu chuẩn, nên luôn diễn dịch sự kiện tùy theo từng hoàn cảnh và thậm chí
theo từng nền văn hóa.
Một câu nói trong Kinh Thánh có thể được diễn dịch tùy theo người muốn hiểu
nó, và áp dụng tùy theo trường hợp. Một con số 9/11 ở Mỹ có thể diễn dịch thành
11/9 ở Âu châu hay Úc châu để cho ra những suy luận càn rỡ, huyền bí về khủng
bố. Ngoài ra, ngụy khoa học chỉ cho chúng ta một câu chuyện, và chỉ là một câu
chuyện; họ không mô tả những tiến trình khả dĩ cho câu chuyện.
Ví dụ như nhà ngụy khoa học Velikovski tuyên bố rằng một hành tinh khác đang
tiến gần đến trái đất và sẽ làm cho trái đất đảo ngược, nhưng ông ta không giải thích
tại sao.


Khoa học

Ngụy khoa học


Tất cả những phát hiện, khám phá của khoa học được lưu
truyền chủ yếu trong các tập san chuyên khoa, những tập san
này được giới chuyên môn quản lí và điều hành. Các báo cáo
được chấp nhận công bố trong các tập san này đều được qua ít
nhất là ba đồng nghiệp kiểm tra về sự chính xác và phương
pháp, bằng những tiêu chuẩn khoa học, do đó phẩm chất của
chúng khá cao và đáng tin cậy.

Tài liệu của ngụy khoa học chủ yếu nhắm vào công chúng. Vì
nhắm vào công chúng nên giới ngụy khoa học thường đăng bài
ở những tạp chí dành cho người không chuyên môn, và do đó,
bài báo không có kiểm tra về phương pháp hay tính chính xác.

Mọi kết quả nghiên cứu đều phải có khả năng tái xác nhận. Nói
một cách khác, giả sử có một nghiên cứu đã được công bố bởi
một nhà khoa học nào đó; nếu một nhà nghiên cứu khác lặp lại
nghiên cứu đó bằng những phương pháp và với điều kiện đã
được mô tả, phải đạt được những kết quả tương tự.

Kết quả không có khả năng lặp lại hay kiểm tra. Mọi "nghiên
cứu," nếu có, thường được mô tả một cách mù mờ, ỡm ờ, để cố
tình không cho người khác biết rõ là họ đã làm gì và làm bằng
cách nào.

Đối với các nhà khoa học, tất cả những thất bại đều được khai
thác, xem xét kỹ lưỡng để học hỏi từ đó. Những lí thuyết sai lầm
có thể cho ra những kết quả đúng nhưng ngẫu nhiên; tuy nhiên,
không một lí thuyết đúng nào có thể cho ra những kết quả sai
lầm.


Đối với giới làm ngụy khoa học, những thất bại thường được bỏ
qua, dấu đi, hay chối bỏ.

Thuyết phục bằng bằng chứng, bằng lí luận dựa vào logic hay
lập luận của toán học, bằng cách dựa vào dữ kiện, không đi ra
ngoài dữ kiện.

Thuyết phục bằng niềm tin và sự trung thành. Ngụy khoa học có
một yếu tố tôn giáo; nó cố gắng cải đạo, chứ không thuyết phục.
Nó đòi hỏi người ta phải tin, mặc kệ cho sự thật có đi ngược lại
niềm tin.

Theo thời gian, các nhà khoa học tìm tòi và học hỏi thêm và
duyệt lại những kết luận hay lí thuyết cũ. Một khi bằng chứng
mới mâu thuẫn với bằng chứng cũ, bằng chứng cũ sẽ bị thay
thế.

Không tiến bộ, lí thuyết và kết luận không bao giờ được thay đổi.
Ý tưởng cũ không bao giờ được bỏ bất kể bằng chứng mới ra
sao.

Không nhắm vào danh vọng và thị trường kinh tế hay chính trị.

Giới ngụy khoa học sống nhờ vào việc buôn bán những sản
phẩm đáng ngờ (sách, báo, dầu ăn, v.v.) hay xuất hiện trên đài
phát thanh, đài phát hình để tìm đến danh vọng và ủng hộ chính
trị.



Tất cả những phát hiện, khám phá của khoa học được lưu
truyền chủ yếu trong các tập san chuyên khoa, những tập san
này được giới chuyên môn quản lí và điều hành. Các báo cáo
được chấp nhận công bố trong các tập san này đều được qua ít
nhất là ba đồng nghiệp kiểm tra về sự chính xác và phương
pháp, bằng những tiêu chuẩn khoa học, do đó phẩm chất của
chúng khá cao và đáng tin cậy.

Tài liệu của ngụy khoa học chủ yếu nhắm vào công chúng. Vì
nhắm vào công chúng nên giới ngụy khoa học thường đăng bài
ở những tạp chí dành cho người không chuyên môn, và do đó,
bài báo không có kiểm tra về phương pháp hay tính chính xác.

Mọi kết quả nghiên cứu đều phải có khả năng tái xác nhận. Nói
một cách khác, giả sử có một nghiên cứu đã được công bố bởi
một nhà khoa học nào đó; nếu một nhà nghiên cứu khác lặp lại
nghiên cứu đó bằng những phương pháp và với điều kiện đã
được mô tả, phải đạt được những kết quả tương tự.

Kết quả không có khả năng lặp lại hay kiểm tra. Mọi "nghiên
cứu," nếu có, thường được mô tả một cách mù mờ, ỡm ờ, để cố
tình không cho người khác biết rõ là họ đã làm gì và làm bằng
cách nào.

Đối với các nhà khoa học, tất cả những thất bại đều được khai
thác, xem xét kỹ lưỡng để học hỏi từ đó. Những lí thuyết sai lầm
có thể cho ra những kết quả đúng nhưng ngẫu nhiên; tuy nhiên,
không một lí thuyết đúng nào có thể cho ra những kết quả sai
lầm.


Đối với giới làm ngụy khoa học, những thất bại thường được bỏ
qua, dấu đi, hay chối bỏ.

Thuyết phục bằng bằng chứng, bằng lí luận dựa vào logic hay
lập luận của toán học, bằng cách dựa vào dữ kiện, không đi ra
ngoài dữ kiện.

Thuyết phục bằng niềm tin và sự trung thành. Ngụy khoa học có
một yếu tố tôn giáo; nó cố gắng cải đạo, chứ không thuyết phục.
Nó đòi hỏi người ta phải tin, mặc kệ cho sự thật có đi ngược lại
niềm tin.

Theo thời gian, các nhà khoa học tìm tòi và học hỏi thêm và
duyệt lại những kết luận hay lí thuyết cũ. Một khi bằng chứng
mới mâu thuẫn với bằng chứng cũ, bằng chứng cũ sẽ bị thay
thế.

Không tiến bộ, lí thuyết và kết luận không bao giờ được thay đổi.
Ý tưởng cũ không bao giờ được bỏ bất kể bằng chứng mới ra
sao.

Không nhắm vào danh vọng và thị trường kinh tế hay chính trị.

Giới ngụy khoa học sống nhờ vào việc buôn bán những sản
phẩm đáng ngờ (sách, báo, dầu ăn, v.v.) hay xuất hiện trên đài
phát thanh, đài phát hình để tìm đến danh vọng và ủng hộ chính
trị.


Ý nghĩa thực tế của danh hiệu khoa học,nhà khoa học, nckh

Đó không phải là những phù hiệu ,những tên gọi tự phong. Mà là những việc làm thực tiễn,
những ý nghĩ hay sáng kiến mới.
Muốn có những sáng kiến mới và làm nghiên cứu thực tế, nhà khoa học phải làm việc một
cách gian khổ, lâu dài, không vụ lợi ; không đồng nghĩa với những loại lao động trên máy computer
và internet.
Khoa học là đỉnh cao của sự chính trực, công bằng, và hợp lí. ( Nhưng trơn và dễ bị trượt ).
Người ta cần phải có một sự cố gắng tột bực mới đến gần hay đứng trên đó được, và càng
phải cố gắng hơn để ở được cái vị trí ấy.
Khi nhà khoa học buông lỏng , uể oải dễ dàng trượt sang ngụy khoa học.
Khẳng định sự khác biệt giữa khoa học và ngụy khoa học,làm căn cứ nhận định cho các bài
viết được công bố và xây dựng thái độ nckh nghiêm túc có hiệu quả.
Đồng thời tránh rơi vào ngụy khoa học.



Hệ thống bằng cấp bậc sau đại học
Rất phức tạp và có sự khác nhau giữa các quốc gia, không những về
tên gọi, danh xưng, mà còn ở tiêu chuẩn và phương cách đào tạo:
Graduate Diploma
Master
Doctorate
V.V…

Graduate Diploma: Đây là một loại văn bằng chỉ phổ biến ở Anh
và một số nước còn chịu ảnh hưởng hệ thống giáo dục của Anh.
Như tên gọi của văn bằng ám chỉ (Diploma có gốc Hy Lạp,
"Diplous" có nghĩa là "gấp đôi"), Graduate Diploma(7) là một văn
bằng học thêm. Thực vậy, Graduate Diploma thường dành cho (i)
những người muốn theo học các môn học mà không cùng môn học
ở bậc cử nhân mà họ đã có (chẳng hạn như sinh viên đã có bằng cử

nhân về toán, nhưng muốn theo học hậu đại học nghành quản lý);
và (ii) những người không đủ khả năng hay điều kiện học bậc
Master. Thời gian học Graduate Diploma thường từ 1 tới 2 năm.
Sinh viên không cần làm luận án tốt nghiệp




Master: Chữ "Master" có gốc từ tiếng Anh cổ, "maegester"; và chữ
này tự nó được vay mượn từ tiếng Pháp cổ, "maistre" có nghĩa là
"thầy". Cũng như ở bậc cử nhân, hai văn bằng Master of Science (M.Sc.
hay M.S.) và Master of Arts (M.A.) là hai văn bằng thông dụng nhất ở
bậc hậu đại học. Tuy nhiên cũng có những văn bằng chuyên môn cho
các ngành chuyên môn khác như kinh tế (Master of Economics), luật
(Master of Law), kỹ thuật (Master of Engineering), v. v... Riêng tại Mỹ, có
khoảng 500 văn bằng Master khác nhau! Theo thống kê ở Mỹ, vào đầu
thế kỷ 20, các trường đại học Mỹ đã cấp 1015 văn bằng master; cho
đến năm 1960, con số này tăng lên khoảng 141 ngàn, và đến năm
1998, khoảng 420 ngàn.



Chương trình học Master, cũng giống như chương trình Graduate
Diploma, là nhằm vào mục tiêu đào tạo những chuyên viên kỹ thuật cho
các cơ quan chính phủ và công ty. Sau khi tốt nghiệp, những người này
phải có một khả năng chuyên môn vừa sâu, vừa vững vàng, có thể đáp
ứng cho nhu cầu thực tế của một cơ quan hay công ty. Chương trình
Master thường dành cho những sinh viên đã có bằng cử nhân cùng
nghành



×