Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2011- 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 80 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

DỰ THẢO 7

ĐỀ ÁN
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIAI ĐOẠN 2011- 2020

Hà Nội, tháng 9 năm 2011


MỤC LỤC
Nội dung
Phần mở đầu
1. Sự cần thiết phải xây dựng Quy hoạch
2. Mục đích yêu câu cầu và phạm vi quy hoạch
3. Những căn cứ chủ yếu của việc xây dựng Quy hoach
4. Kết cấu của Quy hoạch
Phần thứ nhất: Hiện trạng phát triển nhân lực nông nghiệp và phát triển
nông thôn
I. Khái quát về dân số và nhân lực Việt Nam
II. Tình hình phát triển nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn
2.1. Biến động về nhân lực nông nghiệpvà phát triển nông thôn
2.2. Nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn chia theo một số chủ thể

Trang
2
2
3
4


5
6
6
7
7
9

III. Nhận định chung về mặt được và nguyên nhân bài học của việc phát triển
nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn
3.1. Những mặt được
3.2. Những mặt chưa được
3.3. Nguyên nhân và bài học
Phần thứ hai : Phương hướng phát triển nhân lực nông nghiệp và phát
triển nông thôn đến năm 2020
I. Định hướng phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
II. Định hướng phát triển nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến
năm 2020
III. Dự báo biến động nhân lực qua các giai đoạn
IV. Dự báo nhu cầu đào tạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
V. Dự báo đào tạo nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo một số
chủ thể tham gia phát triển
VI. Dự báo phát triển nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo các
vùng kinh tế xã hội
Phần thứ ba : Các giải pháp thực hiện Quy hoạch
I. Chính sách đối với người học
II. Chính sách đối với hệ thống đào tạo
III. Chính sách đối với đổi mới thể chế
IV. Đảm bảo vốn cho phát triển nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn
Phần thứ tư : Quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nhân lực
nông nghiệp và phát triển nông thôn

I. Quan điểm, mục tiêu.
II. Quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn.
III. Giải pháp
Phần thứ năm : Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực nông
nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2020
Kết luận và kiến nghị
1

14
14
15
18
19
19
21
21
23
27
29
32
32
34
36
37
40
40
41
42
45

46


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải xây dựng quy hoạch
Nông nghiệp luôn là ngành sản xuất có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân cũng như đối với sự phát triển của đất nước. Hiện nay, nông nghiệp đóng
góp khoảng 18,14% tổng sản phẩm trong nước (GDP) và thu hút khoảng 50,91% lực
lượng lao động đang làm việc của cả nước. Ngày 05 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần
thứ 7 Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá X đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã xác định: “Không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến
nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản
xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng
vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo
hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả
và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước
mắt và lâu dài. Với tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản đạt 3,5 - 4%/năm; sử dụng
đất nông nghiệp tiết kiệm và hiệu quả; duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an
ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Phát triển nông nghiệp kết hợp với
phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm,
nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay. Lao động
nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo
đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%”.
Để tiếp tục phát triển nông nghiệp nông thôn một cách bền vững, thực hiện
thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước nói chung và cho sự phát triển của nông nghiệp - nông thôn nói riêng,
nhiệm vụ xây dựng được nguồn nhân lực có chất lượng cao đóng vai trò then chốt.
Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn những năm qua
được Đảng và Nhà nước quan tâm và đã thu nhiều kết quả quan trọng. Tỷ lệ lao động

được đào tạo ngày càng tăng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất,
chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động
phi nông nghiệp và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động.
Nguồn nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn được đánh giá là một
nguồn lực dồi dào và tiềm năng đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam trong những năm qua và những năm tiếp theo. Tuy nhiên, trên thực tế trình độ
chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn còn
nhiều bất cập, thị trường lao động nông thôn mang tính tự phát và không rõ ràng. Với
70% dân số nước ta đang sống ở khu vực nông thôn, lao động ở khu vực nông thôn
chiếm 75% tổng lực lượng lao động cả nước và phần lớn tập trung sản xuất trong lĩnh
vực nông nghiệp với năng suất lao động thấp, phương thức sản xuất lạc hậu dẫn đến
hiệu quả không cao.
2


Mặt khác trong quá trình triển khai phát triển nhân lực nông nghiệp và phát
triển nông thôn, các cấp, các ngành/lĩnh vực còn nhiều khó khăn lúng túng, nên kết
quả chưa được như mong đợi, tình trạng không ăn khớp giữa đào tạo và sử dụng nhân
lực, nơi thừa, nơi thiếu, người lao động không được làm việc đúng chuyên môn, trình
độ đào tạo …còn khá phổ biến dẫn đến lãng phí nguồn lực, sử dụng lao động không
hiệu quả, năng suất lao động thấp.
Mục tiêu chung phát triển giáo dục đến năm 2020 là phải có bước chuyển cơ
bản về chất lượng và quy mô, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội và nâng cao tiềm năng trí tuệ, tăng sức cạnh tranh, tiếp cận trình
độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, góp phần quan trọng phát triển kinh tế đất
nước trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Với tinh thần đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vì vậy hiện nay,
việc có một Đề án Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp và phát triển
nông thôn là hết sức cần thiết.

2. Mục đích, yêu cầu và phạm vi quy hoạch
2.1. Mục đích
Quy hoạch phát triển nhân lực toàn ngành phải chỉ ra được số lượng, cơ cấu và
trình độ nhân lực đảm bảo yêu cầu nhân lực để thực hiện thành công đường lối công
nghiệp hoá, hiện đại hóa Ngành và đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển
nhanh các ngành/lĩnh vực có lợi thế so sánh trong phạm vi toàn Ngành, cả nước và
quốc tế; đồng thời nêu được các giải pháp phát triển nhân lực (đặc biệt ưu tiên đối với
nguồn nhân lực các ngành/lĩnh vực mũi nhọn có lợi thế so sánh, hoặc có sức thu hút
thấp), nhằm hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao theo tiêu chuẩn khu vực và
từng bước tiến tới chuẩn quốc tế.
2.2 Yêu cầu
- Phát triển nhân lực của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm thực
hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 20112020 của Ngành.
- Phát triển nhân lực của Ngành phải có tầm nhìn dài hạn và bước đi thích hợp
theo yêu cầu phát triển từng giai đoạn.
- Phát triển nhân lực Ngành phải đảm bảo tính hài hoà về cơ cấu và cân đối nhân
lực theo từng ngành/lĩnh vực, vùng, miền, lãnh thổ.
- Phát triển nhân lực Ngành phải gắn với yêu cầu hội nhập quốc tế.
2.3. Phạm vi quy hoạch
Phạm vi đối tượng của quy hoạch chỉ tập trung vào nhóm nhân lực trong độ
tuổi lao động của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn (nam giới từ 15 đến
hết 60 tuổi, nữ giới từ 15 đến hết 55 tuổi theo Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm
3


1994). Phạm vi đào tạo và sử dụng nguồn lực con người; phân tích, đánh giá, xác
định nhu cầu, đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển nhân lực của ngành nói
chung và từng lĩnh vực nghề nghiệp nói riêng; trong đó đặc biệt chú ý những lĩnh vực
có vai trò lớn và có tính đột phá đối với phát triển kinh tế-xã hội của Ngành và của
đất nước.

3. Những căn cứ chủ yếu của việc xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực
Nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2020
- Luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề;
- Các văn kiện Đại hội Đảng, đặc biệt là văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ X và lần thứ XI;
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khoá VII), Hội nghị Trung ương 2 (Khoá
VIII), Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (Khoá IX), Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 4 (Khoá X) về phát triển nhân lực Việt Nam và về chiến lược biển Việt Nam
đến năm 2020;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ quy định về lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ, sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội;
- Nghị quyết số 39/NQ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ về triển
khai xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực các Bộ, ngành, địa phương giai đoạn
2011-2020;
- Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày
19/4/2011 phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020;
Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân
lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020; Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 23/11/2009 phê
duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Quyết định số
10/2008/QĐ-TTg ngày 31/01/2008 phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi Việt
Nam đến năm 2020; Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 phê duyệt Chiến
lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày
09/10/2009 phê duyệt định hướng Chiến lược phát triển thuỷ lợi Việt Nam; Quyết
định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 phê duyệt Chiến lược phát triển lâm
nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 ...
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các vùng thời kỳ 2011-2020;
- Văn bản số 3310/BNN-KH ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Chiến lược phát triển nông
nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2020;
4


- Những kết quả nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, số liệu thống kê... về
phát triển nhân lực trong nước và quốc tế.
4. Kết cấu của Quy hoạch:
Nội dung chính của Quy hoạch được chia làm 04 phần chính như sau:
- Phần thứ nhất: Hiện trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và
phát triển nông thôn.
- Phần thứ hai: Phương hướng phát triển nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp
và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2020.
- Phần thứ ba: Các giải pháp thực hiện quy hoạch.
- Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện quy hoạch.

5


PHẦN THỨ NHẤT
HIỆN TRẠNG NHÂN LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
I. KHÁI QUÁT VỀ DÂN SỐ VÀ NHÂN LỰC VIỆT NAM

1.1. Dân số
Việt Nam là một trong số các quốc gia có quy mô dân số lớn trên thế giới. Với
tổng dân số khoảng 87 triệu người (năm 2010), Việt Nam có quy mô dân số lớn thứ
13 thế giới, thứ 7 châu Á và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêsia và
Philippines).
Việt Nam đang ở trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” 1. Theo số liệu thống kê

và báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2009 và ước thực hiện đến năm 2010,
dân số trong độ tuổi lao động (nam 15-60, nữ 15-55 tuổi) có khoảng 56,5 triệu người
chiếm khoảng 65% tổng dân số. Tốc độ tăng dân số có chiều hướng giảm, từ mức
1,65% năm 1995 xuống còn 1,36% năm 2000 và 1,22% năm 2008.
Dân số nước ta phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Vùng
đông dân nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) với 19,5 triệu người; vùng có
số dân ít nhất là Tây Nguyên: hơn 5 triệu người. Hai vùng ĐBSH và Đồng bằng sông
Cửu Long tập trung tới 43% dân số cả nước. Trong khi đó, Tây Nguyên và Trung du
miền núi Bắc Bộ chỉ có khoảng 19% dân số cả nước sinh sống.
Dân cư Việt Nam phần đông vẫn còn là cư dân nông nghiệp với 70% (2010).
Dân cư đô thị khoảng 30% và là nước có tỷ lệ dân số đô thị thấp trên thế giới.
1.2. Lao động
a) Lực lượng lao động Việt Nam
Lực lượng lao động (dân số hoạt động kinh tế) của nước ta hiện nay là 50,4
triệu người (trên tổng số 56,5 triệu người trong độ tuổi lao động), bằng khoảng 58%
tổng dân số. Trong tổng số lực lượng lao động của cả nước, nữ giới chiếm tỷ trọng
48%, nam 52%. Số người đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân là 48,9 triệu
người, bằng khoảng 97% tổng lực lượng lao động. Trong ba thập kỷ qua, mặc dù có
sự tăng lên đáng kể về tỷ trọng lực lượng lao động khu vực thành thị, nhưng đến năm
2010 có gần 3/4 số lao động ở khu vực nông thôn.
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, theo phân loại trình độ chuyên môn kỹ thuật
được Tổng cục Thống kê dựa trên danh mục “Giáo dục, đào tạo Việt Nam năm 2005”
1

Thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” được quan niệm là quãng thời gian khi tổng tỷ suất phụ thuộc
(số người trong độ tuổi 0-14 tuổi cộng với số người từ 65 tuổi trở lên, chia cho số người trong độ
tuổi 15-65) ở mức dưới 50%.

6



do Thủ tướng Chính phủ ban hành và theo định nghĩa của Tổ chức lao động quốc tế
(ILO) và ngành Thống kê, lao động đã qua đào tạo là những người đã từng theo học ở
một cơ sở đào tạo chuyên môn kỹ thuật nào đó và đã tốt nghiệp (có bằng, chứng chỉ
công nhận kết quả đào tạo), thì theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2009, trong
toàn bộ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có khoảng 75% lao động không có trình
độ chuyên môn kỹ thuật và 7% lao động là công nhân kỹ thuật không có bằng (chưa
qua đào tạo). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm khoảng 18% lực lượng lao động.
Đặc biệt là khoảng cách khá lớn giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng
trong cả nước về số người được đào tạo chuyên môn kỹ thuật ở tất cả các trình độ đào
tạo. Tỷ lệ được đào tạo từ trình độ cao đẳng trở xuống ở khu vực thành thị cao gấp
hai lần khu vực nông thôn. Riêng đối với trình độ đại học và trên đại học thì tỷ lệ
người được đào tạo ở thành thị cao gấp 7 lần so với khu vực nông thôn.
Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ tập trung đông số người
được đào tạo, nhưng tỷ lệ tốt nghiệp đại học và trên đại học cũng chỉ chiếm một tỷ lệ
là 6,8% và 6,6% trong tổng số người từ 15 tuổi trở lên. Thấp nhất là vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, chỉ có 2,1% có trình độ đại học và trên đại học. Đây cũng là vùng có
tỷ trọng dân số trên 15 tuổi không có trình độ chuyên môn kỹ thuật lớn nhất cả nước
(trên 93%).
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN

2.1. Biến động về nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Lao động nông nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng
CNH, HĐH. Trong 10 năm qua, số lao động làm việc trong khối ngành nông-lâm-ngư
nghiệp tuy vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số lao động đang làm việc trong
nền kinh tế quốc dân, song đã giảm từ 65,2% năm 2000 xuống còn gần 51% năm
2010 (24,9 triệu người). Trong khi khu vực Công nghiệp-Xây dựng đã có mức tăng
tương ứng là từ 13% lên 22,2% và khu vực Dịch vụ tăng từ 21,8% lên 26,9%..
Bảng 1: Cơ cấu lao động trong nền kinh tế quốc dân (triệu người; %)

2000

2005

2009

Ước
2010

Tổng số

37,6

42,8

47,8

Nông, lâm, ngư nghiệp

24,5

24,4

%

65,2

Công nghiệp & xây dựng

%


Năm

Dịch vụ

Tốc độ tăng bình quân năm

20012005

20062010

20012010

48,9

2,6%

2,7%

2,7%

24,9

24,9

0,0%

0,4 %

0,2%


57,1

52,1

50,9

4,9

7,8

10,2

10,9

9,6%

6,9%

8,2%

13,0

18,2

21,3

22,2

8,2


10,6

12,7

13,1

5,2%

4,4%

4,8%

7


%

21,8

24,7

26,6

26,9

- Sự chuyển dịch cơ cấu lao động có tiến bộ
Trong cơ cấu nội ngành, lao động nông, lâm nghiệp đang trong xu hướng giảm
từ 23,5 triệu người năm 2000 xuống còn 23 triệu người năm 2010 (tốc độ giảm trung
bình là 0,2%/năm trong thời kỳ 2001-2010). Ngược lại, lao động ngành ngư nghiệp

có xu hướng tăng nhanh từ 1,0 triệu người năm 2000 lên 1,4 triệu người năm 2005 và
đạt 1,9 triệu người năm 2010 (tăng bình quân 6,6%/năm giai đoạn 2001-2010). Xu
hướng đó phản ánh xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
và chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông thôn mà Đảng và Nhà nước ta đang
triển khai thực hiện.
Bảng 2: Lao động ngành nông, lâm, ngư nghiệp
Đơn vị: Nghìn người
Tốc độ tăng trưởng
bình quân năm (%)

2000

2005

2009

Ước
2010

Tổng lao động
nông nghiệp và
PTNT

24.500

24.400

24.800

24.900


-0,1

0,4

0,2

Nông, lâm nghiệp,
thủy lợi

23.500

22.900

23.000

23.000

- 0,5

0,1

-0,2

So với tổng số (%)

95,9

93,9


92,7

92,4

Ngư nghiệp

1.000

1.500

1.800

1.900

8,4

4,8

6,6

4,1

6,1

7,3

7,6

Năm


So với tổng số (%)

2001- 2006- 20012005 2010 2010

Nguồn: Niên giám thống kê các năm 2000, 2005,2009, số liệu TCTK cập nhật
phục vụ báo cáo Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020.
- Chất lượng nhân lực trong ngành nông nghiệp đã được cải thiện
Tỷ lệ lao động qua đào tạo của nhóm ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn có sự tiến bộ: Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ lao động qua đào tạo của nhóm
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn so với tổng lao động của Ngành đã tăng từ
1,6% năm 2000 lên 3,6% năm 2005, và ước đạt 15,3% năm 2010. Trong đó, riêng
lĩnh vực ngư nghiệp ước đạt 28,2% cao hơn so với toàn Ngành. Tỷ lệ lao động qua
đào tạo của nhóm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn so với tổng lao động
được đào tạo của cả nền kinh tế cũng tăng từ mức 6,3% năm 2000 lên 8,0% năm
2005 và 15,5% năm 2010 .
8


- Lao động trong các lĩnh vực mũi nhọn/ưu tiên của nhóm ngành nông nghiệp
và phát triển nông thôn đang có nhiều tiến bộ cả về chất và lượng trong quá trình
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Số lao động trồng cao su, cà phê, nuôi lợn, bò tăng nhanh, trong số đó, lao
động trồng cao su, cà phê đạt mức tăng trưởng mạnh nhất là 15,6% và 12,5%/năm
giai đoạn 2001-2010.
2.2. Nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn chia theo một số chủ thể
1. Khối các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ (Khối TW)

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các đơn vị thuộc
Bộ có khoảng 21.500 người, trong đó cán bộ nữ khoảng 8.740 người, chiếm tỷ lệ
40,65%. Trong đó: công chức khối quản lý nhà nước là 1.565 người (Bộ Nông nghiệp

và PTNT cũ 1301 và Bộ Thuỷ sản 281 công chức - Tổng biên chế được giao: 1628);
Viên chức trong chỉ tiêu biên chế của các đơn vị sự nghiệp là 15.081.
Trong đó có 2039 người có trình độ từ thạc sĩ trở lên (chiếm 12%), trong đó: 36
Giáo sư (1,4%); 196 Phó Giáo sư (8,6%); 474 Tiến sĩ (23,2%) và 1361 Thạc sĩ
(66,7%). Số cán bộ, công chức có trình độ đại học và cao đẳng chiếm : 69%, TCCN
là: 18% và số còn lại là công nhân kỹ thuật.
Hầu hết cán bộ công chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tốt
nghiệp các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi,
Thủy sản, Kinh tế phát triển nông thôn. Một số cán bộ làm việc liên quan đến ngành
nông nghiệp hiện đang làm việc tại các Bộ ngành khác (Bộ Tài nguyên và môi
trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ...).
Bảng 3. Hiện trạng nhân lực khối TW:
Đơn vị tính: người
Số lượng
Cơ cấu theo
Các lĩnh vực chủ yếu
Theo Ngành
nhân lực
Tỉ lệ (%)
Nông nghiệp
40,2
Trồng trọt, chăn nuôi, thú y,
8623
bảo vệ thực vật, thổ nhưỡng,
công nghệ sinh học, quản lý đất
đai, cơ điện nông nghiệp ...
Lâm nghiệp
16,3
Lâm học, chế biến lâm sản,
3513

quản lý bảo vệ rừng, cơ khí
lâm nghiệp...
Thủy lợi
27,2
Quản lý tài nguyên nước, công
5851
trình thủy lợi, thủy điện, kỹ
thuật biển...
2342
Thủy sản
10,9
Nuôi trồng, hàng hải-khai thác,
chế biến, dịch vụ-hậu cần thuỷ
sản...
9


Kinh tế phát
triển nông thôn

1171

5,4

Kinh tế nông hộ, quản lý trang
trại, thị trường nông sản...

Trong thực tế, lực lượng cán bộ công chức chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu
ngày càng cao trong công tác quản lý phát triển Ngành, tỷ lệ cán bộ có trình độ tiến sĩ
và chuyên gia đầu ngành còn thấp; số cán bộ có trình độ thạc sĩ đa số còn trẻ, kinh

nghiệm nghề nghiệp chưa nhiều, một số có trình độ còn hạn chế, số thạc sĩ được đào
tạo nước ngoài về thường không muốn làm việc trong các cơ quan nhà nước. Cán bộ,
công chức có trình độ cao và có kinh nghiệm đa số thuộc diện lớn tuổi và thường là
tham gia công tác quản lý. Số cán bộ công chức sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong
giao tiếp, trong tham gia các hội nghị, hội thảo và đàm phán quốc tế còn rất hạn chế;
trong khi sự phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn lại diễn ra
trong điều kiện cạnh tranh quốc tế gay gắt, các rào cản thương mại được che đậy
bằng các yêu cầu tuân thủ về môi trường, an toàn thực phẩm và an sinh xã hội đã tạo
thêm áp lực lớn cho ngành, đòi hỏi các cán bộ quản lý ngành ngày càng phải năng
động, linh hoạt và có trình độ cao về chuyên môn, ngoại ngữ và các kiến thức mọi
mặt để có thể hợp tác và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Ngoài ra, chính sách trả lương và cơ chế hiện tại đã không thu hút được các cán
bộ có trình độ và năng lực, nhạy bén với cơ chế thị trường vào làm việc cho các cơ
quan quản lý và sự nghiệp của ngành, dẫn đến khoảng cách giữa yêu cầu phát triển
ngành và trình độ của cán bộ công chức trong ngành ngày càng tăng.
2. Khối địa phương
Hiện nay cả nước có 63 tỉnh thành. Mỗi một tỉnh thành đều có Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn. Mỗi một Sở có trung bình 4,7 chi cục và 4,35 phòng.
Cả nước có 659 huyện (534 huyện, 42 quận, 61 thị xã, 22 thành phố trực thuộc
tỉnh). 80% các huyện trên có phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngoài ra có
500 trạm thú y, 543 trạm bảo vệ thực vật, 520 trạm khuyến nông, 424 hạt/trạm kiểm
lâm.
Cả nước có 10.843 xã, phường (9.111 xã, 1.137 phường, 595 thị trấn).
Trong thời gian qua, lực lượng cán bộ, công chức các Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển mạnh mẽ của Ngành. Các cán
bộ công chức các Sở tích cực, chủ động trong chỉ đạo sản xuất, góp phần đưa vào áp
dụng trong thực tế các đối tượng sản phẩm nông nghiệp và phát triển nông thôn; các
phương pháp quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thú y và vệ sinh thực phẩm, đưa các
mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả về địa phương; hỗ trợ các cơ sở sản xuất
kinh doanh, các hộ gia đình đẩy mạnh phát triển kinh tế của gia đình, của địa phương

và của đất nước.
Theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 (quy định về chức danh, số
lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và
những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã), cấp xã loại 1 số CBCC bố trí
10


không quá 25 người, loại 2 không quá 23 người và loại 3 không quá 21 người. Số
lượng CBCC quy định trên bao gồm cả CBCC được luân chuyển, điều động, biệt phái
về cấp xã.
Cán bộ cấp xã có các chức vụ: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ
tịch HĐND, UBND; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam; Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam,
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Công chức cấp xã gồm các chức danh: Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân
sự; văn phòng - thống kê; địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với
phường, thị trấn); địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); tài
chính - kế toán; tư pháp - hộ tịch; văn hóa - xã hội.
Tuy nhiên, có thể thấy bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về nông nghiệp và
phát triển nông thôn đã hình thành từ trung ưong đến địa phương, nhưng chưa đồng
bộ, còn nhiều bất cập, nhất là ở cấp cơ sở (huyện, xã), nơi thì phân cấp quản lý theo
ngành dọc, nơi thì phân cấp quản lý theo vùng lãnh thổ. Điều này gây khó khăn trong
chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của Ngành.
- Về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ:
Khối địa phương hiện có khoảng 82.300 công chức, viên chức. Trong đó, số có
trình độ trên đại học chiếm 4,51%, đại học và cao đẳng 51,66.2%, trung học chuyên
nghiệp 43,84 % và số còn lại là công nhân kỹ thuật và sơ cấp nghề (không thống kê).
Hầu hết số cán bộ công chức này tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến lĩnh
vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, kinh tế, cơ khí nông
nghiệp và phát triển nông thôn…), thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp.


11


Bảng 4. Hiện trạng nhân lực nông nghiệp cấp địa phương:
STT
I
A
B
1
2
3
4
5
II
A
B
1
2
3
4
5
III
A
B
1
2
3
4
5


Tiến sỹ
95
63
32

Đơn vị tính: người
Trình độ chuyên môn
Thạc sỹ
Đại học
Cao đẳng THCN
3220
19142
3222
7951
488
2585
273
147
2732
16557
2949
7804

13
5
8
3
3


794
619
699
329
290

6757
2680
4539
1759
822

681
573
622
548
525

2833
1446
2259
882
384

339
205
134

7765
2103

5662

3845
1295
2550

3158
1252
1906

54
22
36
15
17

2276
923
1540
617
306

710
624
641
341
334

766
310

518
207
105

64
18
46

6300
3355
2945

2248
528
1720

24951
7819
17132

16
12
14
2
2

1184
480
801
321

159

690
298
432
133
167

6886
2811
4624
1862
949

Loại cán bộ
Cấp Tỉnh
1. Cán bộ quản lý
2. Cán bộ chuyên
môn
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thủy lợi
Thủy sản
Kinh tế NN
&PTNT
Cấp Huyện
1. Cán bộ quản lý
2. Cán bộ chuyên
môn
Nông nghiệp

Lâm nghiệp
Thủy lợi
Thủy sản
Kinh tế NN
&PTNT
Cấp Xã
1. Cán bộ quản lý
2. Cán bộ chuyên
môn
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thủy lợi
Thủy sản
Kinh tế NN
&PTNT

(Lĩnh vực kinh tế NN&PTNT bao gồm lĩnh vực Kinh tế nông nghiệp PTNT và
các lĩnh vực khác liên quan đến nông nghiệp)
Lực lượng cán bộ quản lý ngành Nông nghiệp ở các địa phương còn ít về số
lượng và tỷ lệ cán bộ có trình độ trên đại học thấp hơn so với khối cơ quan quản lý và
sự nghiệp của ngành ở trung ương, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng cũng
12


thấp hơn. Cán bộ tham gia công tác quản lý hoặc chuyên môn nông nghiệp và phát
triển nông thôn ở cấp huyện thường là cán bộ nông nghiệp kiêm nhiệm hoặc chỉ có
cán bộ có trình độ trung cấp, hoặc qua lớp đào tạo ngắn hạn về nông nghiệp và phát
triển nông thôn (tỷ lệ này chiếm trên 70%). Trong một thời gian dài, một số huyện ở
trung du, miền núi và đồng bằng trong cả nước chưa thực sự coi trọng phát triển nhân
lực nông nghiệp và phát triển nông thôn, nên không có cơ quan chỉ đạo riêng hoặc

thiếu cán bộ chuyên trách về nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tới nay, các tỉnh,
thành phố, khu vực nói trên đã tuyển dụng cán bộ được đào tạo chuyên ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn, song số cán bộ mới còn thiếu kinh nghiệm thực tế,
nhiều huyện, xã vẫn còn vắng bóng cán bộ công chức được đào tạo chuyên ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn.
3. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, công ty, nông lâm trường có liên quan đến lĩnh vực
nông nghiệp và phát triển nông thôn
Theo số liệu điều tra hiện nay cả nước có khoảng 296.200 người lao động trong
các cơ sở sản xuất kinh doanh liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông
thôn. Qua Đề án điều tra “điểm” hiện trạng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn (chủ yếu tại các cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, vi nhân giống lâm nghiệp, sản xuất chế biến
gỗ, kinh doanh thủy hải sản, sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công ty xây dựng và
khai thác công trình thủy lợi nhỏ), kết quả trình độ của lực lượng lao động đang làm
việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
• Trình độ văn hoá:
- Chưa hết tiểu học:

0,8%

- Hết cấp tiểu học:

2,4%

- Hết cấp PTCS:

21,5%

- Hết cấp PTTH:


74,9%

• Trình độ chuyên môn qua đào tạo:
- Tập huấn :

52,1%

- Sơ cấp:

9,0%

- Trung cấp:

5,5%

- Cao đẳng và đại học:

8,1%

- Trên đại học:

1,0%

• Trình độ nghề nghiệp: phần lớn lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh
nông nghiệp chưa được qua đào tạo chính quy, mà thường chỉ được bồi dưỡng theo
hình thức giáo dục cộng đồng hoặc tiếp thu kiến thức, kỹ năng theo truyền thống gia
đình và làng nghề.
13



Qua các số liệu trên cho thấy: lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp và phát
triển nông thôn có đến hàng triệu người, song hầu hết người lao động có trình độ văn
hoá thấp, đa số ở bậc tiểu học và PTCS. Ở các cơ sở sản xuất kinh doanh, trình độ
văn hoá của người lao động còn thấp hơn mặt bằng chung, đặc biệt số lao động chưa
qua đào tạo nghề còn khá lớn (24,3%), đa phần mới qua các lớp tập huấn ngắn ngày
(52,1%). Với tỷ lệ thấp những người lao động có trình độ văn hoá, chuyên môn, tay
nghề thấp, đó là một trở ngại lớn cho sự nghiệp CNH, HĐH Ngành.
Sự bất cập về trình độ nhân lực trong các doanh nghiệp nông nghiệp và phát triển
nông thôn so với yêu cầu phát triển Ngành và kinh tế đất nước hiện nay ngày càng gia
tăng. Vì vậy để đảm bảo tăng GDP từ nông nghiệp đóng góp cho nền kinh tế quốc
dân, các doanh nghiệp nông nghiệp cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia vào
quá trình đào tạo nhân lực, bằng cách đóng góp một tỉ lệ chi phí nhất định vào công
tác đào tạo nguồn lực (sẽ được sử dụng trong bản thân các doanh nghiệp), hoặc cần
thiết đầu tư cho các chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp là một
yêu cầu tất yếu.
4. Khu vực nông thôn
Với 72% dân số nước ta đang sống ở khu vực nông thôn, lao động nông thôn
chiếm 75% tổng lực lượng lao động cả nước (trong đó lao động nông nghiệp và phát
triển nông thôn khoảng 24,5 triệu người chiếm 50,91%) với năng suất lao động thấp,
phương thức sản xuất lạc hậu, hiệu quả không cao. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của
lao động có việc làm ở nông thôn còn quá thấp, hầu hết chưa qua đào tạo (chiếm trên
82,5% tổng số lao động có việc làm). Lao động có việc làm có kỹ năng chuyên môn
chỉ chiếm 17,5%, trong đó lao động có trình độ CĐ, ĐH trở lên chiếm 2,1%, TCCN
chiếm 3,2%, sơ cấp và có chứng chỉ, bằng dạy nghề chiếm 2,9%, còn lại là lao động
chưa có bằng cấp, chỉ được qua tập huấn ngắn ngày (khoảng 9,3%).
III. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

3.1. Những mặt được và thuận lợi
- Với bề dày truyền thống từ nhiều năm nay, cùng với sự góp sức của các cơ sở đào

tạo thuộc các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước, các cơ sở đào tạo nông nghiệp và
phát triển nông thôn đã đào tạo được một lực lượng lớn nguồn nhân lực cho Ngành,
cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu về số lượng nhân lực nông nghiệp và phát triển nông
thôn, đóng góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của
Ngành. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo nông nghiệp và phát triển nông thôn còn đào tạo,
hoặc cử cán bộ, giáo viên sang đào tạo nông nghiệp và phát triển nông thôn giúp các
nước bạn Lào, Căm pu chia, góp phần củng cố tình hữu nghị giữa các nước.
- Cơ cấu các ngành, nghề đào tạo đã từng bước được cải thiện, đáp ứng được sự phát
triển của Ngành. Một số cơ sở đào tạo hàng đầu đã đào tạo được cán bộ có trình độ
tiến sĩ, thạc sĩ, đại học. Đào tạo các cấp trình độ cao đẳng, TCCN, dạy nghề, bồi
14


dưỡng ngắn hạn, đào tạo lao động nông thôn trước mắt đã đáp ứng được phần lớn nhu
cầu sử dụng lao động của toàn Ngành và nhu cầu học tập của cán bộ, nhân dân.
- Quy mô đào tạo tăng nhanh theo nhu cầu sử dụng nhân lực của Ngành và nhu cầu
học tập của xã hội. Hệ thống đào tạo nhân lực nông nghiệp và phát triển nông
thôncủa các cơ sở ngoài Bộ phát triển mạnh và được phân bố ở hầu hết các vùng lãnh
thổ, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Công tác xã hội hoá đào tạo bước
đầu được thực hiện, nhiều tổ chức, hội, hiệp hội, doanh nghiệp cũng tham gia đào tạo,
thu hút khá đông học viên.
- Hình thức đào tạo đa dạng, bao gồm đào tạo chính quy, không chính quy, liên
thông, liên kết, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo dài hạn, ngắn hạn, trong trường, ngoài
trường…
- Năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở thuộc Bộ được nâng cao đáng kể: số
lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng tăng, cơ bản đáp ứng yêu cầu
đào tạo hiện tại. Cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang. Trang, thiết bị phục vụ
đào tạo được cải thiện đáng kể. Chương trình, giáo trình tài liệu giảng dạy cơ bản đầy
đủ. Phương pháp giảng dạy bước đầu được đổi mới theo hướng hiện đại; công tác
quản lý, phục vụ phù hợp với cơ chế quản lý mới. Chất lượng đào tạo có chuyển biến

nhất là về giảng dạy thực hành.
Đối với các cơ sở ngoài Bộ, đã có một số trường đại học có thương hiệu và uy tín
cao, đã và đang trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học của vùng. Số còn
lại cơ bản đáp ứng được nhu cầu đào tạo hiện tại trong vùng.
- Đời sống, điều kiện làm việc, nhu cầu học tập nâng cao trình độ và giao lưu của cán
bộ, giáo viên được nâng cao; điều kiện sinh hoạt của học sinh, sinh viên nội trú được
cải thiện.
- Khối viện tích cực chủ động hơn trong nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân
lực, khối trường đang có chuyển biến trong công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ
thuỷ sản.
- Một số cơ sở đào tạo nông nghiệp và phát triển nông thônđã nhận được sự hỗ trợ
đáng kể của các tổ chức quốc tế trong đào tạo giảng viên, biên soạn tài liệu cũng như
kinh phí đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho đào tạo.
3.2. Những mặt chưa được
- Chất lượng đào tạo còn hạn chế, nhân lực qua đào tạo chưa thích ứng với phương
thức sản xuất tư nhân và nền kinh tế thị trường, thấp so với mặt bằng trong khu vực
và quốc tế do thiếu chuyên gia giỏi, tài chính và đầu tư thấp, cơ sở vật chất, trang
thiết bị, năng lực phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội còn yếu...
- Trang thiết bị phục vụ giảng dạy của hầu hết các trường, viện còn thiếu, cũ, lạc
hậu, không đồng bộ, hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa đạt mặt bằng chung của các
nước trong khu vực, trong khi nhu cầu người học lớn, nên không tránh khỏi tình trạng
15


đào tạo tăng nhanh về số lượng, nhưng chất lượng chưa được nâng tầm tương xứng.
Diện tích mặt bằng của nhiều trường (các trường ngoài Bộ) chưa đủ cho nhu cầu đào
tạo hiện tại và cho phát triển.
- Cơ cấu cán bộ, giảng viên, giáo viên của các trường nhìn chung còn cứng và
chưa hợp lý; trình độ, năng lực chưa theo kịp nhu cầu phát triển của ngành và của
thực tiễn sản xuất và chưa được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

thường xuyên.
- Nội dung đào tạo một số chuyên ngành chưa được chuẩn hoá, thống nhất, ít đổi
mới, chưa thiết thực và sát thực tế, còn nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành; các trường
chưa kịp thời mở các ngành, nghề mới xã hội đang có nhu cầu; học sinh tốt nghiệp
chưa đáp ứng ngay yêu cầu của các doanh nghiệp (mà chủ yếu là các doanh nghiệp tư
nhân và lao động cá thể), nhiều doanh nghiệp phàn nàn về chất lượng đào tạo và phải
tổ chức đào tạo lại.
- Quy mô đào tạo tăng nhưng mất cân đối nghiêm trọng: quy mô đào tạo một số
ngành nghề (chủ yếu thuộc lĩnh vực kinh tế, tài chính) tăng mạnh, trong khi một số
ngành nghề chuyên môn lại rất khó tuyển sinh do tính hấp dẫn thấp đối với người học
(thậm chí có ngành, nghề nhiều năm không tổ chức đào tạo được).
a. Mất cân đối về bậc đào tạo:
- Với việc chuyển đổi một số trường đại học chuyên ngành về nông nghiệp và
phát triển nông thôn thành các đại học vùng (ví dụ Trường Đại học Thuỷ sản thành
Trường đại học Nha Trang) nên số lượng tuyển sinh đào tạo bậc đại học về nông
nghiệp và phát triển nông thôn đặc biệt là ngành thuỷ sản hàng năm giảm đáng kể.
b. Mất cân đối về ngành, nghề đào tạo:
- Các cơ sở đào tạo đại học có đào tạo (không thuộc Bộ) chủ yếu đào tạo một số
ngành nghề nông nghiệp và phát triển nông thôn theo nhu cầu tức thời của người học.
Bộ Nông nghiệp và PTNT không chủ động được nguồn nhân lực các ngành, nghề
theo yêu cầu phát triển của ngành. Đặc biệt cán bộ trình độ đại học các ngành khai
thác thuỷ sản, thú y thuỷ sản, quản lý ngành rất thiếu và yếu.
- Tổ chức đào tạo cán bộ các ngành, nghề trong các trường thuộc Bộ cũng còn
bất cập. Một số ngành, nghề trong thời gian hàng chục năm trở lại đây không thu hút
được người học, như nghề khai thác thuỷ sản, dẫn đến khả năng thiếu hụt lực lượng
kỹ thuật viên, lao động cho các lĩnh vực trên. Một số trường còn tuyển sinh đào tạo
một số ngành, nghề ít liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn để đủ chỉ
tiêu được giao hàng năm và đáp ứng nhu cầu của người học (ví dụ: kế toán, tin học
… học viên học các ngành, nghề này khi tốt nghiệp thường ít làm việc cho Ngành).
Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng chưa có chính sách thu hút học sinh học

các ngành, nghề nông nghiệp và phát triển nông thôn để cung cấp lao động được đào
tạo cho nhu cầu phát triển ngành.
16


- Một số lĩnh vực quan trọng của ngành có nhu cầu nhân lực lớn, nhưng các
trường chưa nhạy bén phát triển chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu của người
lao động, hoặc đào tạo chưa được nhiều do khó tuyển sinh như: trồng trọt, chăn nuôi,
chế biến lâm sản, thú y thuỷ sản, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, nuôi và sản xuất giống
một số thuỷ sản giá trị kinh tế cao…
c. Mất cân đối về quy mô đào tạo giữa các vùng lãnh thổ:
Hiện nay, một số vùng ở khu vực phía Bắc, quy mô đào tạo tương đối lớn so với
nhu cầu, nên học viên tốt nghiệp khó kiếm việc làm đúng nghề tại địa phương. Trong
khi đó, nhu cầu nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn tại một số vùng trọng
điểm phía Nam và Miền Trung là rất lớn, nhưng quy mô đào tạo tại các cơ sở trong
vùng chưa đáp ứng được. Qua khảo sát cho thấy lực lượng lao động chưa qua đào tạo
ở các vùng đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam bộ, Nam Trung bộ… còn chiếm tỷ
lệ khá cao, các doanh nghiệp phải tuyển lao động phổ thông và tự tổ chức đào tạo.
Lực lượng lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổ hợp
nghề cá và lực lượng ngư dân hầu như không có lao động đã qua đào tạo chính quy,
chỉ có một số ít được qua các khoá bồi dưỡng ngắn hạn.
- Số lượng cơ sở đào tạo nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn còn ít và phân
bố chưa hợp lý
- Mạng lưới trường đào tạo nhân lực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cả
nước còn mỏng, phân bố chưa hợp lý trên các vùng lãnh thổ mà tập trung chủ yếu ở
một số thành phố và vùng phụ cận như Hà nội, Hải Phòng, Huế, Đà nẵng, Tp. Hồ Chí
Minh. Trong khi tại các vùng: Miền núi, trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung
bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và nhất là tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
- Một số cơ sở đào tạo ngoài Bộ chủ yếu đào tạo nhân lực nông nghiệp và phát
triển nông thôn theo thị hiếu người học, không được coi là nhiệm vụ chính, ít được

đầu tư, không có kế hoạch ổn định, nên quy mô đào tạo không ổn định, chất lượng
đào tạo không cao.
- Bộ không có trường đại học về lĩnh vực thủy sản. Trường Đại học Thuỷ sản (là
trường đại học duy nhất của ngành thuỷ sản) đã được chuyển thành thành Trường Đại
học Nha Trang đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn không chủ động được quy mô, sự cân đối về ngành nghề và chất lượng đào tạo
nhân lực thuỷ sản trình độ đại học và sau đại học.
- Khó phát triển hoạt động hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học, chuyển giao
công nghệ, sản xuất dịch vụ do thiếu chuyên gia giỏi và tài chính để đầu tư; công tác
kiểm định chất lượng trường chưa thực hiện được nhiều (trừ các trường đại học).
- Việc đào tạo, bồi dưỡng gắn với công tác quy hoạch cán bộ của các đơn vị trong
ngành tiến hành còn chậm. Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý, điều hành trước khi
bổ nhiệm còn hạn chế; chưa hình thành được những lớp chuyên đề cho lĩnh vực này.
17


- Công tác Hợp tác quốc tế về đào tạo sau đại học tuy được đặt ra song chưa được
đẩy mạnh, chưa có giải pháp chung cho tất cả các cơ sở mà dựa chủ yếu vào điều
kiện và sự tích cực của các đơn vị. Muốn hội nhập một cách đích thực, đội ngũ những
người có trình độ cao về khoa học công nghệ, quản lý mà trước hết là đội ngũ thạc
sỹ, tiến sỹ do chính cơ sở đào tạo ra phải đủ trình độ tham gia có hiệu quả trong các
tổ chức khoa học, đào tạo ở khu vực và Quốc tế.
3.3. Nguyên nhân và bài học
- Chủ trương, đường lối phát triển nhân lực phải được thể hóa bằng các văn bản
quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách và các kế hoạch phát triển, đồng thời phải
tăng cường tính pháp lý của việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối đó.
Trên thực tế việc giám sát, đánh giá việc thực hiện các chủ trương, đường lối này
chưa được tiến hành đủ mức.
- Do chưa tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển nhân lực cấp quốc gia nên
việc cụ thể hóa phát triển nhân lực cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

còn gặp khó khăn.
- Phát triển nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có đối
sánh quốc tế và tính tới yêu cầu của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
- Phải thực sự coi giáo dục và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu với
các chính sách cụ thể, thiết thực. Vinh danh các nhà giáo, những người vừa làm nghề
giảng dạy vừa làm công tác khoa học - công nghệ có nhiều đóng góp cho sự phát
triển giáo dục - đào tạo của ngành.
- Phải xây dựng được hệ thống đánh giá phát triển nhân lực ngành, hệ thống
kiểm tra, giám sát đối với phát triển nhân lực.

18


PHẦN THỨ HAI
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản
xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao,
đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế
và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn
hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính
trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà
giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông
dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu

vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
Giai đoạn 2011-2015: phục hồi tăng trưởng, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp;
phát huy dân chủ cơ sở, huy động sức mạnh cộng đồng để phát triển nông thôn; tăng
thu nhập và giảm đáng kể tỷ lệ nghèo, bảo vệ môi trường
Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ổn định 3,3-3,8%. Tạo chuyển biến rõ rệt về mở
rộng quy mô sản xuất bình quân của hộ và ứng dụng khoa học công nghệ.
Tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực. Nâng cao cả kiến thức, kỹ năng sản xuất
kinh doanh nông lâm ngư nghiệp và phi nông nghiệp cho lao động nông thôn.
Tạo chuyển biến rõ rệt phát triển kinh tế hợp tác, hiệp hội, phát triển liên kết dọc theo
ngành hàng, kết nối giữa sản xuất - chế biến - kinh doanh. Phát triển doanh nghiệp
nông thôn.
Hình thành kết cấu hạ tầng căn bản phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển
kinh tế nông thôn. Cải thiện căn bản môi trường và sinh thái nông thôn tập trung vào
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng và vật
nuôi, phòng chống thiên tai.
Cộng đồng cư dân nông thôn chủ động, tích cực thực hiện xây dựng nông thôn mới.
20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Giảm đáng kể tỷ lệ nghèo, đặc biệt ở các
huyện còn trên 50% hộ nghèo.
Giai đoạn 2016-2020: phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện đại, sản
xuất hàng hóa lớn, vững bền; phát triển nông thôn gắn với quá trình công nghiệp hóa,
19


đô thị hóa đất nước, tăng thu nhập và cải thiện căn bản điều kiện sống của cư dân
nông thôn, bảo vệ môi trường
Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở mức bình quân 3,5-4%/năm. Hình
thành một số ngành sản xuất kinh doanh mũi nhọn của Việt Nam trên thị trường quốc
tế.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển đổi theo nhu cầu thị
trường. Phát triển chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp.

Công nghiệp, dịch vụ và kinh tế đô thị phối hợp hiệu quả với sản xuất và kinh doanh
nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.
Chuyển phần lớn lao động nông thôn ra khỏi nông nghiệp, lao động nông nghiệp còn
khoảng 30% lao động xã hội. Hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có kỹ
năng sản xuất và quản lý, gắn kết trong các loại hình kinh tế hợp tác và kết nối với thị
trường.
Phong trào xây dựng nông thôn mới phát triển mạnh với ít nhất 50% số xã đạt tiêu
chuẩn. Nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn lên 2,5 lần so với hiện nay. Quy
hoạch dân cư, quy hoạch lãnh thổ nông thôn gắn với phát triển đô thị, công nghiệp.
Phát triển lâm nghiệp tăng độ che phủ của rừng lên 43- 45%, bảo vệ đa dạng sinh
học, đảm bảo đánh bắt thủy sản nội địa và gần bờ trong khả năng tái tạo và phát triển,
khắc phục tình trạng ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp, khắc phục và giảm thiểu
thiệt hại thiên tai, dịch bệnh và các tác động xấu của biến đổi khí hậu.
Bảng 5. Một số chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế ngành
Chỉ số đánh giá

Đơn vị
Kế hoạch năm
2011-2015

Kế hoạch
năm 20162020

Tốc độ tăng GDP bình quân của toàn
ngành

%

3,3-3,8


3,5 - 4,0

Tỷ trọng GDP của ngành so với GDP
chung

%

16

14-15

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn
ngành

%

4 – 4,5

4,5-5,0

Năng suất bình quân của lao động ngành
NLTS

Tr. đ

20

30

Tỷ lệ vốn đầu tư vào ngành NLTS/GDP

ngành

%

13

15

20


II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020

2.1. Quan điểm
(1) Phát triển nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm thực
hiện thành công các mục tiêu của kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp giai đoạn
2011 - 2020.
(2) Phát triển nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có tầm
nhìn dài hạn và phải có bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.
(3) Phát triển nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải đảm
bảo tính hài hoà về cơ cấu và cân đối nhân lực theo nhóm/lĩnh vực, vùng, miền, lãnh
thổ.
(4) Phát triển nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải gắn
với yêu cầu của hội nhập quốc tế.
2.2. Mục tiêu phát triển
2.2.1. Mục tiêu tổng quát
Cụ thể hoá Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 của Ngành
về mặt nhân lực, nhằm xác định quan điểm, phương hướng và các giải pháp phát triển
nhân lực của Ngành đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và trình độ, hình thành

đội ngũ nhân lực chất lượng cao theo tiêu chuẩn khu vực và từng bước tiến tới chuẩn
quốc tế để thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hóa Ngành và
góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng và bảo vệ tổ quốc; đồng thời làm
căn cứ để các cấp lãnh đạo thuộc Ngành xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của
đơn vị mình và kế hoạch phát triển nhân lực 5 năm và hàng năm.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong toàn Ngành bằng các hình thức và
trình độ đào tạo khác nhau từ 15,5 % năm 2010 lên 50 % vào năm 2020.
- Phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực của Ngành ở mọi lĩnh vực, vùng, miền,
đảm bảo đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo và chuyên môn, có chất
lượng cơ bản ngang tầm các nước trung bình trong khu vực, từng bước đáp ứng các
yêu cầu của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế; đồng thời ưu tiên phát triển những lĩnh
vực mũi nhọn, có lợi thế cạnh tranh, hoặc các lĩnh vực quan trọng có ảnh hưởng lớn
đến an ninh quốc gia, các lĩnh vực có sức thu hút nhân lực thấp.

21


- Phát triển hợp lý mạng lưới cơ sở đào tạo nhân lực cho Ngành và đội ngũ cán
bộ quản lý giáo dục, giảng viên, giáo viên đủ điều kiện đào tạo nhân lực các trình độ
đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành.
III. DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG NHÂN LỰC QUA CÁC GIAI ĐOẠN

Nhân lực trong toàn Ngành năm 2010 là 24,9 triệu người (chiếm khoảng 51,0%
tổng nhân lực trong nền kinh tế), năm 2015 có khoảng 24 - 25 triệu người (chiếm
khoảng 45,0 - 46,0% tổng nhân lực trong nền kinh tế) và năm 2020 khoảng 22 - 24
triệu người (tương đương với khoảng 35,0 - 38,0% tổng nhân lực trong nền kinh tế). `
Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong toàn Ngành tăng từ mức 15,5% năm 2010 lên
khoảng 28,0% năm 2015 và khoảng 50,0% năm 2020. Trong số nhân lực được đào
tạo, trình độ sơ cấp nghề chiếm khoảng 73,0% năm 2015 và khoảng 69,5% năm

2020; trình độ trung cấp chiếm khoảng 19,0% năm 2015 và khoảng 22,5% năm 2020;
trình độ cao đẳng khoảng 6,5% năm 2015 và khoảng 6,0% năm 2020; trình độ đại học
và trên đại học khoảng 1,5% năm 2015 và khoảng 2,0% năm 2020.
Bảng 6: Dự báo nhu cầu nhân lực chia theo bậc đào tạo trong toàn Ngành đến năm
2020
Nghìn người
Nhu cầu lao động qua đào tạo
2010

2011

2015

2020

Tổng số nhân lực làm
việc trong nền kinh tế

48.900

50.000

55.300

62.600

I. Tổng lao động trong
khu vực Nông lâm ngư
nghiệp


24.900

25.000

25.000

24.000

% so với tổng LĐ làm việc
trong nền kinh tế

51,0

50,0

46,0

38,0

II. Lao động trong khu
vực Nông lâm ngư
nghiệp qua đào tạo

3.850

4.300

7.000

12.000


% so với tổng LĐ Nông
lâm ngư nghiệp

15,5

17,2

28,0

50,0

2.1. Hệ đào tạo nghề

3.530

3.900

6.500

- Sơ cấp và không bằng

2.800

3.000

- Trung cấp nghề

660


- Cao đẳng nghề

Cơ cấu bậc đào tạo (%)
2010

2015

2020

-

-

-

100,0

100,0

100,0

11.200

91,4

92,9

93,3

5.100


8.340

72,6

73,0

69,5

800

1.150

2.400

17,0

16,4

20,0

70

100

250

460

1,8


3,5

3,8

2.2. Hệ giáo dục - đào tạo

340

390

500

800

8,6

7,1

6,7

- Trung cấp CN

120

140

180

300


3,1

2,6

2,5

- Cao đẳng

160

180

200

260

4,1

2,9

2,2

22


Nhu cầu lao động qua đào tạo
2010
- Đại học


2011

2015

Cơ cấu bậc đào tạo (%)

2020

2010

2015

2020

52

60

100

200

1,2

1,3

1,7

8


10

17

40

0,2

0,2

0,3

- Trên đại học

Cộng nhóm trung cấp và cao đẳng
- Trung cấp

780

940

1.330

2.700

20,1

19,0

22,5


- Cao đẳng

230

280

450

720

5,9

6,5

6,0

Hình 2.5: Cơ cấu lao động qua đào tạo khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp
đến năm 2020

Bảng 7: Dự báo nhu cầu nhân lực chia theo bậc đào tạo của ngành Nông nghiệp và
PTNT đến năm 2020
Nghìn người
Nhu cầu lao động qua đào tạo
2010

2011

2015


2020

Tổng số nhân lực làm
việc trong nền kinh tế

48.900

50.000

55.300

62.600

I. Tổng lao động nông
lâm nghiệp

23.100

23.100

22.800

21.500

II. Tổng lao động nông
lâm nghiệp qua đào tạo

3.300

3.700


6.000

10.300

% so với tổng lao động
nông lâm nghiệp

14,4

16,2

26,3

47,9

23

Cơ cấu bậc đào tạo (%)
2010

100

2015

100

2020

100



Nhu cầu lao động qua đào tạo
2010

2011

2015

Cơ cấu bậc đào tạo (%)

2020

2010

2015

2020

Hệ đào tạo nghề

3.030

3.370

5.540

9.580

90,3


92,5

93,0

- Sơ cấp và không bằng

2.400

2.580

4.320

7.120

72,2

72,0

69,1

- Trung cấp nghề

570

700

1.000

2.060


17,1

16,8

20,0

- Cao đẳng nghề

64

94

220

400

1,9

3,7

3,9

Hệ giáo dục - đào tạo

320

360

450


720

9,7

7,5

7,0

-Trung cấp chuyên nghiệp

110

129

160

270

3,3

2,7

2,6

- Cao đẳng

160

175


190

245

4,7

3,2

2,4

41

48

81

170

1,2

1,4

1,7

6

8

14


35

0,2

0,2

0,3

- Đại học
- Trên đại học

Cộng nhóm trung cấp và cao đẳng
- Trung cấp

680

830

1.170

2.330

20,4

19,5

22,6

- Cao đẳng


220

270

410

645

6,6

6,9

6,3

Trong lĩnh vực ngư nghiệp, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo các loại so với tổng nhân
lực ngư nghiệp tăng từ mức 28,4% năm 2010 khoảng 45,0% năm 2015 và khoảng
68,0% năm 2020.
Bảng 8: Dự báo nhu cầu nhân lực chia theo bậc đào tạo của ngành thủy sản đến
năm 2020
Nghìn người
Nhu cầu lao động qua đào tạo

Cơ cấu bậc đào tạo (%)

2010

2011

2015


2020

48.900

50.000

55.300

62.600

1.830

1.900

2.200

2.500

II. Tổng lao động thủy
sản qua đào tạo

520

560

1.000

1.700


% so với tổng lao động
ngành thủy sản

28,4

29,5

45,0

68,0

Hệ đào tạo nghề

495

525

950

- Sơ cấp và không bằng

400

420

- Trung cấp nghề

90

- Cao đẳng nghề


6

Tổng số nhân lực làm
việc trong nền kinh tế
I. Tổng LĐ thủy sản

2015

2020

100,0

100,0

100,0

1.620

95,0

95,0

95,3

780

1220

76,2


78,0

71,8

100

140

340

17,7

14,0

20,0

6

30

60

1,2

3,0

3,5

24


2010


×