Tải bản đầy đủ (.pdf) (251 trang)

nghiên cứu phương pháp, quy trình tổ chức xây dựng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ việt nam giai đoạn 2011-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 251 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ










Đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2008

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP, QUY TRÌNH TỔ CHỨC XÂY DỰNG
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KH&CN VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2011-2020 ( Báo cáo tóm tắt )

Cơ quan chủ trì thực hiện:
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nhóm thực hiện:
NGUYỄN MẠNH QUÂN-CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
NGUYỄN VĂN THU
ĐẶNG NGỌC DINH
NGUYỄN SĨ LỘC
TRẦN CHÍ ĐỨC
TRẦN NGỌC CA







7858
08/4/2010



HÀ NỘI 2008



2
MỤC LỤC (Báo cáo tổng hợp)

Lời nói đầu ……………………………………… …………………………………………….05

Phần Một: MỘT SỐ VẤN ĐỀ XUNG QUANH KHÁI NIỆM “CHIẾN LƯỢC”……….…… 08

I. Nguồn gốc khái niệm “chiến lược” 08
II. “ Chiến lược” hiểu theo nghĩa hẹp 08
III. Khái niệm “chiến lược” hiểu theo nghĩa rộng …… 12
IV. Yêu cầu đặt ra đối với một chiến lược…………………………… 16

Phần Hai: MỘT SỐ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN KHÁI NIỆM, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY
TRÌNH TỔ CHỨC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KH&CN….………………………………… 18

I. Lý thuyết phức tạp và hồn độn………………………………… …………………………… 18
II. Lý thuyết đổi mới……………………………………………………… ………………….….35

Phần Ba: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

KH&CN………………………………………………………………………………… ………67
I. Cách tiếp cận tham dự và vai trò của trí tuệ đám đông…………………………………………67
II. Cách tiếp cận nhìn trước-“Foresight”……………………….…………………………………69
III. Cách tiếp cận chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu trong xây dựng chiến lược KH&CN 72
IV. Cách tiếp cận chiến lược theo các chùm đổi mới (Cluster)………………………………… 74
V. Phương pháp phân tích SWOT. ………………………………………………………………77
VI. Phương pháp xây dựng kịch bản….………………………………………………………… 78
VII. Phương pháp xây dựng lộ trình công nghệ………………….………… …… 89
VIII. Phương pháp điều tra Delphi……………………………………………………………….96
IX Phương pháp xác định công nghệ then chốt (key technology)……………………………… 99

Phần Bốn: KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÁC CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY
DỰNG CHIẾN LƯỢC KH&CN Ở MỘT SỐ NƯỚC……….….………………………………102

I. Định hướng chiến lược KH&CN ở một số nước thuộc tổ chức OECD………………….… 102
II. Kinh nghiệm vận dụng cách tiếp cận “nhìn trước-foresight” trong xây dựng chiến lược
KH&CN của UNIDO………………………………………………………………………… 106
III. Kinh nghiệm xây dựng kế hoạch trung và dài hạn phát triển KH&CN 2006-2020 của Trung
Quốc…………………………………………………………………………………………….107
IV. Xây dựng Lộ trình công nghệ quốc gia theo cách tiếp cận hệ thống đổi mới: Kinh nghiệm Hàn
Quốc…………………………………………………………………………………………… 110
V. Kinh nghiệm Úc trong mở rộng khái niệm ưu tiên KH&CN và điều phối các ưu tiên KH&CN
ở tầm quốc gia………………………… ………………………… ………………………… 110
VI. Kinh nghiệm New Zealand trong sử dụng cách tiếp cận “nhìn trước” làm công cụ xác định ưu
tiên, thu hẹp sự phân tán và dàn trải trong đầu tư cho
KH&CN……………………………………………… ………….…………………………… 111
VII. Kinh nghiệm Hungary trong xây dựng các kịch bản ở tầm vĩ mô……….…………………112
VIII- Kinh nghiệm của Cộng hoà Séc trong sử dụng forresight để xác định các hướng nghiên cứu
và các công nghệ ưu tiên ……………………………………….………………………………112
IX. Kinh nghiệm Nhật Bản …………………………………….………… … ….………… 115

X. Kinh nghiệm sử dụng phương pháp điều tra Delphi của Đức………… ……………………120

3
XI. Kinh nghiệm Hàn Quốc trong sử dụng điều tra Delphi để xác định những hướng công nghệ
cao ưu tiên định hướng sản phẩm và công nghệ nền trong các chương trình R&D quốc gia 120
XII. Kinh nghiệm Thái Lan trong sử dụng kết hợp kỹ thuật kịch bản và đièu tra Delphi để tiến
hành “nhìn trước” cho ngành nông nghiệp……………………… 122
XIII. Kinh nghiệm Hoa Kỳ……………………………… …………………………………….122
XIV. Kinh nghiệm của một số nước trong Xác định các công nghệ then chốt như là một hình thức
lựa chọn ưu tiên công nghệ………………………………… ………….………………………124
XV. Kinh nghiệm tổ chức xây dựng Chiến lược KH&CN theo quy trình 3 bước của Cộng Hòa
Nam Phi.…………………………………………………………………… ………………….127
XVI. Nhận xét kết luận và những gợi suy cho Việt Nam……………………………………… 132

Phần Năm: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KH&CN Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN QUA: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN KH&CN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020…………………………………140

I. Vấn đề về định hướng chiến lược phát triển KH&CN ở việt nam trong thời gian qua……….140
II. “ Đề cương kiến nghị chiến lược KH-KT đến năm 2000”… ……………………………….144
III. Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010………………………………… 152
IV. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho xây dựng chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam giai
đoạn 2011-2020………………………………………………….………………………………164

Phần Sáu: ĐỀ XUẤT CÁCH TIẾP CẬN VÀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN KH&CN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020… 167

I. Lựa chọn các phương pháp xây dựng chiến lược……………………….…………………….167
II. Vận dụng các phương pháp trong xây dựng các nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển
KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011-2020……………………….… …………… 175

III.Lựa chọn quy trình tổ chức xây dựng chiến lược … …….…………………….………….201

Kết luận và khuyến nghị……………………………………………………………………….212

Tài liệu Tham khảo ……….……………………………………………… 226

Phần Phụ Lục………… ……………………………………………………………………….231



4
Danh mục các từ viết tắt trong Báo cáo

1) Tiếng Việt:

CLPTKH&CN: Chiến lược phát triển KH&CN
CNH: Công nghiệp hóa
CNTT: Công nghệ thông tin
CNVL: Công nghệ vật liệu
CNSH: Công nghệ sinh học
CSKH&KT: Chính sách khoa học và kỹ thuật
HĐH: Hiện đại hóa
HĐBT: Hội đồng Bộ trưởng
HTĐM: Hệ thống đổi mới
HTĐMQG: Hệ thống đổi mới quốc gia
KH: Khoa học
KH-CN-ĐM: Khoa học – công nghệ - đổi mới
KH&CN: Khoa học và công nghệ

KH&KT: Khoa học và kỹ thuật

KH&ĐT: Kế hoạch và Đầu tư
KT: Kỹ thuật
KTTĐ: Kinh tế trọng điểm
KT-XH: Kinh tế-Xã hội
KHCN: Khoa học công nghệ
KHTN: Khoa học tự nhiên
KHXH: Khoa học xã hội
LTPT: Lý thuyết phức tạp
NCDBCLKHKT: Nghiên cứu dự báo chiến lược khoa học và kỹ thuật
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PTKH&KT: Phát triển KH&KT
TC: Tài chính
VCCI: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
VUSTA: Liên hiệp các Hội KH&KT Việ
t Nam

2) Tiếng Anh

APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương
GDP: Tổng sản phẩm trong nước
EU: Liên minh Châu Âu
IDRC: Cơ quan nghiên cứu phát triển quốc tế Canada
NRC: Hội đồng nghiên cứu Quốc gia (Canada)
NSF: Quỹ khoa học Quốc gia (Hoa Kỳ
OECD: Tổ chức phát triển kinh tế
TRM: Lộ trình công nghệ
TF: Nhìn trước công nghệ
R&D: nghiên cứu và phát triển
SWOT: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
UNIDO: T

ổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp quốc
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới

5
Lời nói đầu

Lý do nghiên cứu

Tháng 1 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Khoa
học Xã hội Việt Nam độc lập tiến hành xây dựng Đề cương chiến lược phát triển kinh tế-
xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020 để trình Chính phủ. Hoạt động KH&CN được coi
vừa là nền tảng và động lực, vừa là khâu đột phá của quá trình CNH-HĐ
H đất nước, sẽ
phải là một trong những căn cứ, nội dung và giải pháp chủ yếu cho Chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội đất nước giai đoạn 2011-2020, thực hiện mục tiêu đưa nước ta về cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nghiên cứu này được tiến hành để
chuẩn bị cơ sở lý thuyết, cách tiếp cận, ph
ương pháp và quy trình tổ chức xây dựng Chiến
lược phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

Những vấn đề về lý luận và thực tiễn đặt ra cần nghiên cứu

Tổng kết những bài học chưa thành công trong lĩnh vực kế hoạch hoá, xây dựng và thực
thi chiến lược phát triển nói chung và chiến lược phát triển KH&CN nói riêng ở nước ta
trong thời gian qua có thể thấy trong số nhiều nguyên nhân, nguyên nhân cơ bản là do
không làm rõ nhữ
ng vấn đề cốt yếu sau:

Thứ nhất: Chiến lược là gì, nội hàm của khái niệm chiến lược bao gồm những nội dung
gi? và tầm quan trọng của nó ở chỗ nào?


Thứ hai: Chiến lược có vị trí như thế nào trong toàn bộ quá trình kế hoạch hoá? Mối quan
hệ giữa chiến lược với dự báo, tầm nhìn, quy hoạch, kế hoạch, lộ trình, các chương trình,
dự án cần được xác lậ
p như thế nào trong quá trình xây dựng chiến lược? Có phải quá
trình xây dựng chiến lược chỉ bao gồm việc xác định các mục tiêu và giải pháp dài hạn
còn các quy hoạch, kế hoạch trung hạn và ngắn hạn, các chương trình, dự án cụ thể nằm
ngoài quá trình xây dựng chiến lược và thuộc trách nhiệm của các cơ quan xây dựng quy
hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án hay không? Làm thế nào để các mục tiêu, giải pháp
dài hạn được cụ thể
hoá một cách tường minh thành các quy hoạch, kế hoạch trung và
ngắn hạn, các chương trình, dự án và được bảo đảm bởi các nguồn lực thực hiện?

Thứ ba: một quy trình xây dựng chiến lược sẽ bắt đầu từ đâu, bao gồm những bước cụ thể
gì và kết thúc khi nào? Chiến lược nên được hiểu là những mục tiêu cố định và hệ thống
các giải pháp chiến lược để
đạt các mục tiêu đã đề ra hay là những mục tiêu có thể điều
chỉnh linh hoạt tuỳ theo những biến đổi của tình hình thực tiễn?

6
Thứ tư: Đối tượng của Chiến lược phát triển KH&CN là gì và phạm vi tác động của nó
đến đâu? Có phải phạm vi này chỉ khuôn hẹp vào trong các hoạt động KH&CN như lâu
nay vẫn hiểu theo nghĩa là các hoạt động tạo ra các bài báo khoa học và sáng chế công
nghệ mà không bao gồm các hoạt động phát triển, thương mại hóa và ứng dụng tri thức
khoa học và các sáng chế công nghệ trong các lĩnh vực của sản xuất và đời sống xã h
ội
hay không? Nói cách khác, chiến lược phát triển KH&CN chỉ là chiến lược bộ phận,
chiến lược ngành tương tự như chiến lược của nhiều ngành khác trong cơ cấu ngành kinh
tế quốc dân hay là chiến lược tổng thể, chiến lược đổi mới (innovation-based strategy) bao
hàm trong đó sự gắn kết hữu cơ giữa nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và khả năng cung

cấp các giải pháp KH&CN, thể hiện sự
đồng thuận, tham gia và phối hợp của tất cả các
thành phần trong hệ thống đổi mới quốc gia? Và tại sao lại cần phải như vây?

Thứ năm: Việc xây dựng chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011-2020
nếu theo cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia nêu trên thì cần, có thể và nên được tiến
hành bằng những phương pháp và theo một quy trình như thế nào? Tại sao lạ
i như vậy?
Và triển vọng của việc áp dụng những phương pháp và quy trình đó trong xây dựng Chiến
lược phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011-2020 là ở chỗ nào?

Trên đây là 5 nhóm vấn đề, đồng thời cũng là 5 nhóm câu hỏi nghiên cứu về cả lý luận và
thực tiễn mà đề tài đặt ra với mong muốn làm rõ để có thể cung cấp những thông tin tham
khảo ban đầu cho các cơ quan quản lý chuẩn bị cho quá trình xây dựng Chi
ến lược phát
triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của Đề tài

Với mục đích chủ yếu là cung cấp tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định Chiến
lược phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và do hạn hẹp về thời gian và
kinh phí, Đề tài đã không được khuyến khích thử nghiệm cách tiếp cận, phương pháp và
quy trình tổ chức xây dựng chiến lượ
c mà Đề tài đề xuất cho một số tỉnh, thành phố theo
như mong muôn của nhóm nghiên cứu (Biên bản góp ý của Hội đồng xét duyệt Thuyết
minh Đề tài). Đề tài do vậy đã tập trung giới thiệu, phân tích, lựa chọn một số lý thuyết sử
dụng để tiếp cận chiến lược KH&CN trong đó chủ yếu là Lý thuyết phức tạp và hỗn độn,
Lý thuyết đổi mới, Cách tiếp c
ận tham dự, Cách tiếp cận “nhìn trước-foresight”, Cách tiếp
cận chùm đổi mới. Các lý thuyết và cách tiếp cận này là cơ sở để lựa chọn các phương

pháp cụ thể áp dụng cho xây dựng chiến lược. Ngoài ra, đề tài cũng tập trung nghiên cứu
kinh nghiệm nước ngoài và một số tổ chức quốc tế trong định hướng chiến lược phát triển
KH&CN dưới các hình thức khác nhau (tầm nhìn, lộ trình, kế hoạch trung dài hạn, ).

7
Ngoài ra Đề tài cũng chú trọng tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình định hướng chiến lược
phát triển KH&CN ở Việt Nam trước đây, đặc biệt là tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình
xây dựng và thực thi Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010. Hy vọng
với những phân tích và luận cứ bước đầu cả về lý thuyết và thực tiễn, các đề xuất của Đề
tài sẽ phần nào có giá trị tham khảo nh
ất định cho các cơ quan hoạch định Chiến lược phát
triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011-2020 mà trực tiếp là Bộ KH&CN. Mặc dù vậy,
trên thực tế, nhiều kết quả của Đề tài đã được đăng các tạp chí, hoặc sử dụng vào trong
soạn thảo Đề cương Chiến lược, đề xuất kịch bản xây dựng chiến lược theo chỉ đạo của
Lãnh đạo Bộ KH&N.

Thay mặt Nhóm nghiên cứu, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và các cơ quan
chức năng thuộc Bộ KH&CN, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN đã tài trợ và tạo
điều kiện để chúng tôi có thể tiến hành đề tài nghiên cứu này. Chân thành cám ơn các
cộng tác viên là những nhà nghiên cứu lâu năm về phương pháp luận xây dựng chiến lược
KH&CN ở nước ta như các GS.Đặng Ngọc Dinh, TS.Nguyễn Văn Thu, TS.Nguyễn Sĩ
Lộc, TS. Mai Hà, TS.Tạ Doãn Trịnh, TS. Trần Ng
ọc Ca, TS. Đặng Duy Thịnh, Th.S Trần
Chí Đức, TS.Hoàng Xuân Long, TS.Nguyễn Thị Anh Thu, TS.Nguyễn Văn Học và một số
cộng tác viên khác trong Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN. Đặc biệt, nhóm Đề tài
xin chân thành cám ơn Thứ trưởng Bộ KH&CN, TS.Lê Đình Tiến đã thường xuyên quan
tâm chỉ đạo và góp ý kiến quý báu định hướng cho các vấn đề và nội dung nghiên cứu của
Đề tài. Những hạn chế và thiếu sót của Đề tài trong Báo cáo là khó tránh khỏi. Với mong
muốn có nhữ
ng đóng góp thiết thực vào quá trình chuẩn bị xây dựng Chiến lược phát triển

KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011-2020, chúng tôi xin nhận những thiếu sót về phía
mình và nghiêm túc tiếp thu những ý kiến góp ý của các cơ quan, cá nhân có liên quan để
có thể kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu trong thời gian sớm
nhất. Xin chân thành cám ơn .

Hà Nội , tháng 11 năm 2008,
Chủ nhiệm Đề tài
NGUYỄN MẠNH QUÂN.


8




Trong 5 nhóm câu hỏi nghiên cứu mà Đề tài đặt ra, cho đến nay, câu hỏi tưởng chừng đơn
giản, “Chiến lược” là gì vẫn chưa có được một quan niệm thống nhất. Việc làm rõ khái
niệm cơ bản này do vậy sẽ là xuất phát điểm, là tiền đề xác định nội dung, lựa chọn
phương pháp và quy trình tổ chức xây dựng chiến lược phát triển KH&CN. Phần Một của
Báo cáo nghiên cứu này được dành để
phân tích và lựa chọn một cách hiểu và xác định
nội hàm của khái niệm chiến lược sẽ được sử dụng trong đề tài.

I- NGUỒN GỐC KHÁI NIỆM “CHIẾN LƯỢC”

Như đã biết, thuật ngữ chiến lược có xuất xứ từ lĩnh vực quân sự. Trong tiếng Hy lạp gốc,
“strategos” có nghĩa là một vị tướng
1
. Mặc dù chiến tranh gắn với lịch sử phát triển loài
người từ xa xưa nhưng chiến lược quân sự như một bộ phận hợp thành của nghệ thuật chỉ

đạo quân sự chỉ xuất hiện sau này. Chiến lược (strategy) được phân biệt với sách lược
(tactics) theo đó, sách lược chỉ liên quan đến một chiến thuật, chiến dịch, trong khi chiến
lược liên quan đến sự phối hợ
p nhiều chiến dịch với nhau sao cho mục tiêu cuối cùng của
cuộc chiến có thể đạt được nhanh chóng nhất và hiệu suất lớn nhất.

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử khoa học quân sự đã chỉ ra rằng: vai trò của “chiến lược”
trở nên cần thiết và quan trọng khi mục tiêu cuối cùng không thể đạt được bằng một chiến
dịch, khi quy mô chiến trường đã mở rộng ra nhiều chi
ến dịch, phải phối hợp các chiến
dịch sao cho các mục tiêu cục bộ đạt được trong từng chiến dịch hợp thành các giai đoạn
trên con đường ngắn nhất đạt tới mục tiêu quân sự cuối cùng. Như vậy, khi nào và ở đâu
xuất hiện nhu cầu cần phải lựa chọn mục tiêu và phối hợp nhiều hành động và phương án
hành động khác nhau theo một kế hoạch nhất đị
nh nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra thì ở đó và
khi đó cần có chiến lược.

Xuất phát ban đầu từ lĩnh vực quân sự gắn với lịch sử chỉ đạo tiến hành chiến tranh, ngày
nay khái niệm “chiến lược” ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động
xã hội khác nhau như kinh tế, chính trị, ngoại giao, khoa học và công nghệ và quản lý (
nổi bật là trong lý thuyết trò tr
ơi). Chiến lược cũng đã trở thành công cụ để hàng loạt các
chủ thể khác nhau từ các công ty, các tổ chức, các quốc gia định hướng và quản lý quá
trình phát triển của mình.Theo chúng tôi, sở dĩ các lĩnh vực hoạt động xã hội khác nhau có
thể và cần phải vay mượn thuật ngữ chiến lược từ lĩnh vực quân sự là bởi vì giữa chúng

1
Oxford English Dictionary (2 ed.). Oxford, England: Oxford University Press. 1989.
Phần Một
MỘT SỐ VẤN ĐỀ XUNG QUANH KHÁI NIỆM “CHIẾN LƯỢC”


9
đều cùng có nhu cầu về lựa chọn mục tiêu và xác định cách thức phối hợp hành động để
đạt được mục tiêu, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế
giới với vô số mục tiêu, cách thức và con đường phát triển khác nhau để mỗi quóc gia,
mỗi tổ chức có thể xe xét, lựa chọn. Những lựa chọn chiến lược này thường quyết định
tương lai, tiền
đồ của cả một dân tộc và quốc gia như trong thực tế đã cho thấy.

Theo GS.Nguyễn Quang Thái: “Bất cứ làm việc lớn nhỏ gì, chúng ta đều cần có chiến
lược phát triển tương ứng, làm rõ mục tiêu, giải pháp và cơ chế điều hành thực hiện chiến
lược. Việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển đất nước là công việc hệ trọng, có
liên quan đến nhiều m
ặt của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, ngoại giao, của
đất nước.”
2
.

Tuy nhiên thực tế cũng có quan điểm cho rằng chiến lược chỉ là cái “mốt” , viển vông, xa
xỉ và không nhất thiết phải dành quá nhiều công sức để xây dựng trong khi chỉ cần điều
chỉnh kịp thời các trục trặc tức thời của hệ thống là có thể đảm bảo cho hệ thống tự vận
hành theo xu thế vốn có của nó, nhất là khi hệ thống nói tới chỉ là m
ột hệ thống con trong
một hệ thống lớn hơn vốn đã và đang vận hành ổn định.

Theo chúng tôi, khi bàn vê quan điểm này cần xét đến nguyên nhân sâu xa hơn đó là khả
năng của chủ thể có thể tác động đến đâu, làm chủ đến đâu, phạm vi nào trong một đối
tượng quản lý nhất định. Nói rộng ra có nghĩa là khả năng làm chủ tự nhiên, làm chủ xã
hội, làm chủ
một đất nước, một địa phương, một vùng lãnh thổ, một tổ chức, một loại hoạt

động xã hội nào đó của con người trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Rõ ràng, khả
năng này không phải là vô hạn, và không chỉ tùy thuộc vào mong muốn chủ quan của con
người. Đôi khi chiến lược trở nên viển vông chính là bởi vì chủ thể xây dựng chiến lược
đã thoát ly hoặc không tính t
ới năng lực tác động và làm chủ các đối tượng quản lý của
minh để rồi duy ý chí đưa ra những chiến lược viển vông chứ không phải vì bản thân
chiến lược là một công cụ viển vông, vô ích. Cho nên chiến lược có vai trò như thế nào,
điều đó tùy thuộc vào cách mà nó được quan niệm và được xây dựng gắn với những điều
kiện lịch sử cụ thể.

II. KHÁI NIỆM “ CHIẾN L
ƯỢC” HIỂU THEO THEO NGHĨA HẸP

Trong bài viết “Một số ý kiến về đề cương chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm
2011-2020” nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh
3
đã định nghĩa chiến lược như sau:

2
Nguyễn Quang Thái, :Góp thêm tiếng nói "Đi tìm triết lý phát triển cho VN" 22:25 02/05/2007(VietNamNet)
3
Nguyễn Khánh (2007): Một số ý kiến về đề cương chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020; trong
tập hợp bài viết “Bàn về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời kỳ mới” Bộ Kế hoạch và đầu tư
xuất bản tại Hà Nội , tháng 9-2007; trang 4-10

10
“Chiến lược là sự bố trí tổng thể các nguồn lực, các giải pháp để đạt được mục đích –
mục tiêu tổng quát do người lãnh đạo định ra”. Ông viết: “Đối với người lãnh đạo ở cấp
vĩ mô, cấp quốc gia thì định ra được một cách chính xác mục tiêu tổng quát của sự phát
triển đất nước là điều quan trọng nhất. Khi đã có mục tiêu đúng rồi thì bấ

t kỳ ở hoàn cảnh
nào, thời điểm nào cũng phải có chiến lược đúng để đạt cho được mục tiêu; việc xây dựng
chiến lược bao gồm cả bổ sung, điều chỉnh chiến lược, lúc nào cũng rất cần thiết, chứ
không phải chỉ do những điều kiện mới và yêu cầu mới của đất nước ta hiện nay mà phải
xây dựng chiến l
ược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020”.

Có thể mọi người đều đồng ý với định nghĩa nêu trên của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn
Khánh, và không có ý kiến gì khác, nên trong quyển sách quan trọng tập hợp những ý kiến
của những chuyên gia lớn của nước ta “Bàn về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt
Nam trong thời kỳ mới” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư xuất bản tại Hà Nội , tháng 9-2007,
không có tác giả nào nêu ra một định nghĩa nào khác về chiến lược. Theo định nghĩa trên,
quá trình xây dựng văn bản chiến lược kinh tế - xã hội sẽ gồm các bước chính sau đây:
• Xác định một cách chính xác mục đích – mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 10
năm 2011-2020;
• Bố trí tổng thể các nguồn lực, các giải pháp để đạt được mục đích – mục tiêu tổng
quát đó;
• Tiến hành th
ường xuyên những bổ sung, điều chỉnh chiến lược trong quá trình thực
hiện chiến lược.
Một số tác giả khác lại cho rằng, nhiệm vụ của “Chiến lược” phải giải quyết cả ba vấn đề:

• Định rõ mục tiêu cần đạt tới.
• Chí rõ con đường cần đi, và
• Hướng phân bổ nguồn lực để đạt
được mục tiêu đã lựa chọn.

Điểm lại các tài liệu bàn về vấn đề này, tuy có nhiều cách diễn đạt khác nhau như: “chiến
lược là chương trình hành động ” , là “ Tổ hợp các mục tiêu dài hạn và con đường để đạt
tới các mục tiêu đặt ra”, v.v nhưng sự khác biệt chủ yếu thể hiện ở việc sắp xếp mối

quan hệ giữa ba yếu tố: mục tiêu, con đường và nguồ
n lực ( phương tiện).

Một số tác giả không đưa phần xác định mục tiêu vào nội dung của “Chiến lược” và coi
“Chiến lược” là “công cụ “, “phươg tiện”, “con đường”, “cách đi” để đạt tới mục tiêu đã
đặt ra. Thí dụ, theo tác giả Nguyễn Khánh: “Chiến lược là sự bố trí tổng thể các nguồn lực,

11
các giải pháp để đạt được mục đích-mục tiêu tổng quát do người lãnh đạo đặt ra. Và nội
dung của chiến lược không đồng nhất với mục tiêu”
4
.

Về mối quan hệ giữa “Mục tiêu” và“Chiến lược” (hiểu theo nghĩa hẹp), nhiều tác giả cho
rằng “Mục tiêu” nhấn mạnh trạng thái cần đạt tới trong tương lai; còn “Chiến lược” là
quá trình đạt tới mục tiêu. Trong trường hợp này, người ta phân ra ba trường hợp:

• Trường hợp thứ nhất: chiến lược lựa chọn hoàn toàn phù hợp với mục tiêu đặt ra.
• Trường h
ợp thứ hai: không có đủ chiến lược để đạt mục tiêu đã lựa chọn.
• Trường hợp thứ ba: có thừa nguồn lực để đạt mục tiêu, hoặc mục tiêu đề ra quá
thấp so với khả năng vè nguồn lực.

Điều quan trọng mà nhiều tác giả nhắc tới là trong nghiên cứu chiến lược, cho dù ở mức
“cân đối thô”, khi xác định “Mục tiêu” và “Chiến lược” (hiểu theo nghĩa h
ẹp) đều phải
ước tính thời gian và nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu dự kiến. Vì chỉ có như vậy
mới biết được khả năng hiện thực, “tính khả thi” của các lựa chọn “Chiến lược” . Hay nói
cách khác, chỉ sau khi xem xét kỹ mối quan hệ “Mục tiêu- Phương tiện” chúng ta mới biết
được mục tiêu đặt ra có sát thực không, chiến lược lựa chọ

n có phù hợp không. Và mỗi
khi các phương án cân đối nguồn lực không đáp ứng yêu cầu thì phải xem xét lại cả mục
tiêu và chiến lược.

Về tầm quan trọng của việc xác định “Mục tiêu” ngay cả các tác giả tách hai phần “Mục
tiêu” và “Chiến lược” thành hai phần riêng biệt, cũng cho rằng việc làm rõ mục tiêu cần
đạt có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu thiếu mục tiêu hành động chung cho cả hệ thống,
thì các phân hệ sẽ
chạy theo các mục tiêu cục bộ của mình, và thậm chí, nhiều khi còn
chống đối lẫn nhau, và không thể có được hành động thống nhất. Mục tiêu thống nhất
cũng sẽ quy định tiêu chuẩn đánh giá tính hợp lý của hướng hành động lựa chọn, và thước
đo hiệu quả đạt được, và định hướng chung cho toàn bộ hoạt động của cả hệ thống.

Nhiều tác gi
ả cho rằng: Nếu xác định mục tiêu không đúng, hoặc sai lạc có nghĩa là chúng
ta đã chạy theo giải quyết một vấn đề đặt ra không “trúng” ngay từ đầu và điều đó sẽ dẫn
tới sự phung phí nguồn lực. Điều này còn nguy hiểm hơn so với trường hợp giải quyết
không có hiệu quả một vấn đề được đặt ra đúng đắn.


4
Nguyễn Khánh (2007), Một số ý kiến về Đề cương chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020, in trong
sách “Bàn về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam trong thời kỳ mới”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội,
2007.tháng 9-2007; trang 4-10


12
Như vậy có thể nhận xét rằng, cho đến nay, một cách truyền thống, trong giới nghiên cứu
chiến lược ở nước ta, nội hàm khái niệm chiến lược chủ yếu mới chỉ được đưa vào và
nhấn mạnh 3 yếu tố chủ yếu: 1) Mục tiêu; 2) Giải pháp và 3) Nguồn lực thực hiện. Cần

nói thêm rằng, thậm chí một số chiến lược được xậy dựng với quan niệ
m nội hàm của
chiến lược chỉ bao gồm 2 yếu tố là mục tiêu và giải pháp, không đưa ra các nguồn lực thực
hiện. Ngoài ra có thể nói, hầu hết các chiến lược đều dựa trên một “định đề” rằng: nói đến
chiến lược là nói đến và chỉ nói đến các mục tiêu dài hạn, giải pháp dài hạn. Các mục tiêu
và giải pháp ở tầm trung hạn và ngắn hạn là đối tượng của các hoạt động qu
ản lý khác
không thuộc nội hàm của khái niệm chiến lược như xây dựng kế hoạch, quy hoạch, lộ
trình, các chương trình và dự án. Ở tầm dài hạn hơn, các dự báo và tầm nhìn cũng mặc
nhiên được cho là nằm ngoài nội hàm của khái niệm chiến lược.

III.KHÁI NIỆM “CHIẾN LƯỢC” HIỂU THEO NGHĨA RỘNG

Dựa vào quan niệm hẹp và khá máy móc như trên về chiến lược nên trong thực tế, quá
trình xây dựng các chiến l
ược thường chỉ tập trung hoạch định các mục tiêu (đôi khi có
thêm định hướng, nhiệm vụ), đưa ra giải pháp là xong. Các khâu dự báo, xác định tầm
nhìn, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, lộ trình, chương trình dự án cụ thể được cho là
không thuộc vào nội dung xây dựng chiến lược và trong thực tế không được tiến hành
trong quá trình xây dựng chiến lược, có khi được tiến hành trước, có khi sau, thường nằm
trong khuôn khổ các dự án khác nhau, do các cơ quan khác nhau tiến hành và không có gì
đảm bảo và kiểm tra xem giữa các khâu này có gắn kết với nhau không và gắn kết với
nhau như thế nào.

Có thể nói, cho đến nay ở Việt Nam, trong giới quản lý và nghiên cứu, khái niệm chiến
lược vẫn chủ yếu được hiểu một cách độc lập tuyến tính và cơ học như là một khâu trong
chu trình quản lý đi từ dự báo, đến hoạch định chiến lược, cụ thể hóa chiến lược thành quy
ho
ạch, kế hoạch, chương trình và các dự án cụ thể. Trong đó tầm thời gian cho các chiến
lược thường được xác định ít nhất là 10 năm và trên 10 năm. Tính chất tuyến tính thể hiện

ở quan hệ tuần tự trong chu trình quản lý trước tiên phải đưa ra dự báo, sau đó dựa trên
các dự báo để hoạch định chiến lược. Sau khi có chiến lược rồi mới cụ thể hoá chiến lược
thành quy hoạch, kế ho
ạch và các chương trình và dự án. Hầu như không có các liên hệ
ngược lại nghĩa là thông qua việc thực hiện các quy hoạch các chương trình và dự án để
điều chỉnh lại các mục tiêu chiến lược ban đầu.

Trong thực tế, việc xem xét, đánh giá, tổng kết việc thực hiện các chiến lược thường
không mấy khi được tiến hành, hoặc nếu có tiến hành thì cũng chỉ diễn ra vào cuối kỳ
chiến l
ược, thường là sau 10 năm và khá là hình thức. Thông thường chỉ có các kế hoạch 5

13
năm, kế hoạch hằng năm, các chương trình và dự án cụ thể là được đưa ra xem xét, đánh
giá và tổng kết. Mối quan hệ giữa dự báo, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình
và dự án thường “đứt đoạn”, không tường minh hoặc không xác lập được. Ngay cả khi các
kế hoạch 5 năm, kế hoạch hằng năm, các chương trình và dự án cụ thể được đưa ra xem
xét, đánh giá và t
ổng kết thì cũng không liên hệ với chiến lược để điều chỉnh chiến lược
đã xác định. Chính vì vậy, sự hiện diện của các chiến lược sau khi được phê duyệt hầu
như không được nhận biết và chiến lược một khi đã được phê duyệt là xong, “nằm im bất
động” và sẽ chỉ được nhắc đến trong tương lai 10, 15 năm năm sau khi bắt đầu xây dựng
m
ột chiến lược mới.

Hiện trạng nêu trên cho thấy một thực tế là chiến lược sau khi được xây dựng thường có
quá ít vai trò, tác dụng trong thực tiễn. Trong khi đó, các hoạt động tác nghiệp trong quản
lý thì nổi lên hàng ngày gắn với các hoạt động thường xuyên của các dự án, các chương
trình thì lại không thấy hoặc có liên quan rất ít đến chiến lược.


Vấn đề đặt ra là nên lựa chọn một khái niệm chiến l
ược như thế nào để nó trở nên thiết
thực, không xa vời và thật sự gắn kết với việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, các
chương trình, dự án và hoạt động tác nghiệp thường ngày trong quản lý KH&CN cũng
như kinh tế-xã hội? Bởi vì chỉ có dựa trên một khái niệm tổng thể đủ rộng và bao quát về
chiến lược, đưa các khâu có liên quan như quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự
án
vào trong nội hàm của khái niệm chiến lược, thay vì đặt chúng ở bên ngoài chiến lược,
bên cạnh chiến lược thì khi đó, quá trình xây dựng chiến lược mới có điều kiện cần thiết
để xác lập mối liên hệ hữu cơ và khăng khít, phi tuyến giữa chiến lược với các quy hoạch,
kế hoạch, chương trình và dự án.

Do vậy, theo chúng tôi, để bảo đảm xác lập mối liên hệ qua lại giữa chi
ến lược với quy
hoạch các chương trình và dự án có thể và nên quan niệm chiến lược bao gồm trong nó cả
các dự báo, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình và dự án cụ thể trong sự thống nhất và
phù hợp với các mục tiêu chiến lược. Nói cách khác, một “chiến lược” nên được hiểu là
cả một “gói” tổng thể bao gồm cả các dự báo dài hạn, các mục tiêu, phương tiện và các
nguồn lực được bố
trí sử dụng theo các quy hoạch, kế hoạch trung hạn và ngắn hạn, các
lộ trình, chương trình, dự án cụ thể để nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn đã xác định.

Một quan niệm như vậy về chiến lược sẽ không tách rời chiến lược với các quy hoạch, kế
hoạch ,các chương trình và dự án cụ thể ngắn hạn và trung hạn. Người ta có thể nhìn vào
các quy hoạch, kế hoạ
ch, các chương trình và dự án cụ thể ngắn hạn và trung hạn để thấy
được các mục tiêu đã đặt ra trong dài hạn là gì. Nói cách khác, trong cái ngắn hạn có cái
dài hạn và trong cái dài hạn có cái ngắn hạn. Trong quy hoạch , kế hoạch, chương trình dự

14

án có sự hiện diện của chiến lược và trong một chiến lược phải thấy được các quy hoạch,
các chương trình và dự án cụ thể để đạt tới các mục tiêu chiến lược dài hạn và thể hiện
được các phương tiện và nguồn lực được bố trí để thực thi chiến lược dài hạn. Theo quan
niệm này, nếu một chiến lược được đề xuất mà không hoặc chưa rõ sẽ
được thực hiện cụ
thể thông qua các quy hoạch và kế hoạch, các chương trình và dự án nào thì coi như chưa
có chiến lược.

Điều cần lưu ý ở đây là việc đưa các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình và dự án cụ
thể vào trong nội hàm khái niệm chiến lược không có nghĩa là đồng nhất, hay đánh đồng
giữa chiến lược và các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình và dự án cụ thể. Không th

không đồng ý với quan điểm cho rằng mỗi một trong các công cụ, chiến lược hay các quy
hoạch, kế hoạch, các chương trình và dự án cụ thể đều có những chức năng riêng của nó.
Chúng tôi cũng đồng ý với quan điểm của tác giả Nguyễn Khánh rằng “nội dung của
chiến lược không được trùng với quy hoạch và kế hoạch”
5
. Chiến lược có sứ mạng riêng
của nó nhưng nó cũng không thể đứng riêng rẽ, độc lập và tách rơi với các quy hoạch, kế
hoạch, các chương trình và dự án cụ thể. Và khi nó độc lập với các hoạch, các chương
trình và dự án cụ thể thì nó sẽ không thể có tác dụng thực tiễn nào. Việc đưa các quy
hoạch, kế hoạch, các chương trình và dự án cụ thể vào trong nội hàm khái niệm chiến
lược là nhằ
m bảo đảm được tác động qua lại lần nhau giữa chiến lược và các các quy
hoạch, kế hoạch, các chương trình và dự án cụ thể được xử lý và thông qua đó làm sống
động thêm vai trò và ý nghĩa của chiến lược dài hạn trong các khoảng thời gian trung hạn,
ngắn hạn cũng như là các hoạt động thực thi các chương trình, dự án, các kế họach và quy
hoạch.

Thật ra, nếu xét một cách khách quan thì việc hình thành các khái niệm chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch, các chương trình và dự án, cũng như là việc rạch ròi, phân biệt những
khái niệm đó với nhau chỉ là sản phẩm chủ quan của con người. Các hoạt động phát triển
trong thực tiễn là một thực thể không chia cắt diễn ra theo những quy luật nội tại và vốn
có của nó. Chính vì vậy, đã đến lúc cần đưa các bộ máy khái niệm của con người về càng
gần với hi
ện thực khách quan thì càng tốt, nghĩa là khái niệm càng tổng thể bao nhiêu
càng tốt bấy nhiêu, càng bớt chia cắt bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Đó cũng chính là lý do
tại sao chúng tôi lựa chọn cách hiểu “chiến lược” theo nghĩa rộng và tổng thể nêu trên để
sử dụng cho đề tài này.


5
Nguyễn Khánh (2007), Một số ý kiến về Đề cương chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020, in trong
sách “Bàn về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam trong thời kỳ mới”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội,
tháng 9-2007; trang 4-10


15
Khái niệm “Chiến lược” do vậy cần trước hết phải được quan niệm lại cho thiết thực như
là những ý đồ đang trong quá trình được triển khai trong thực tiễn sinh động hàng ngày
chứ không phải chỉ là những văn bản với những câu chữ nằm “bất động” trên giấy mô tả
về một tương lai xa xôi không thấy sự hiện diện trong thực tại. Một “chiến lược” phả
i bao
gồm trong nó sự bao quát, kết nối hữu cơ, thống nhất giữa ý đồ (cái ta muốn) trong tương
lai, cái ta sẽ làm trong trung hạn (các kế hoạch) và cái ta đang triển khai trong những hoạt
động thường ngày của các chương trình và dự án (thậm chí cả những hoạt động diễn ra
ngoài khuôn khổ của các chương trình và dự án). Như thế, hoạch định chiến lược không
phải chỉ là một khâu, một công đoạn, một phân khúc n
ằm bên cạnh các khâu, các công
đoạn và phân khúc khác trong quy trình quản lý được quan niệm một cách độc lập tuyến

tính bắt đầu từ Cương lĩnh chính trị của Đảng cầm quyền (đường lối), chiến lược, chính
sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển 5 năm và hằng năm. Chiến lược
nên được hiểu là phạm trù tổng thể bao quát tòan bộ các ý đồ, toàn bộ các cục diện và các
diễn tiến củ
a các ý đồ đó trong các hoạt động thực tiễn.

Tại nhiều nước trong khối xã hội chủ nghĩa trước đây, trong đó có Việt Nam, tồn tại gần
như một chuẩn mực nhận thức về “hệ thống các công cụ chính sách” bao gồm nhiều tầng
nấc trong đó “chiến lược” luôn được quan niệm là các mục tiêu và giải pháp dài hạn được
cụ thể hoá từ Cương lĩ
nh chính trị của Đảng cầm quyền và trên cơ sở đó (chiến lược)
người ta xác định đường lối, chính sách, kế hoạch phát triển 5 năm và hằng năm. Đặc
biệt, chiến lược được phân biệt với sách lược, theo nghĩa là đường lối cơ bản, lâu dài và
tương đối ổn định. Trong khi đó, sách lược là những giải pháp tình thế, trước mắt, có thể
linh hoạt thay đổi tuỳ theo nh
ững biến động của tình hình thực tế. Theo quan niệm này,
“chiến lược” phải ổn định, còn “sách lược” phải linh hoạt và không thể ngược lại. Một
quan niệm cứng nhắc và máy móc như vậy về chiến lược vô hình trung đã đặt vị trí và xác
định vai trò của chiến lược chỉ là một công cụ trung gian nằm giữa cương lĩnh và các hành
động thực tiễn chứ không phải là bản thân các hành động đang tiế
n hành trong thực tiễn.


Chi
ến
L
ư
ợc
Quy hoạch, Kế hoạch
Chính Sách, Biện pháp

CLĩnh
-
htr


16
Quan niệm như vậy về chiến lược thực chất là đã tách rời chiến lược khỏi những vận động
và diễn biến sinh động thường ngày trong thực tiễn. Một chiến lược hoạch định xong rồi
chỉ tồn tại trên văn bản với những câu chữ mô tả về một tương lai xa xôi là hệ quả từ
nguyên nhân coi “chiến lược” đồng nhất với các mụ
c tiêu và giải pháp dài hạn được đặt ra
chỉ cho tương lai. Vấn đề đặt ra là tại sao lại tồn tại một hệ thống các công cụ chính sách
với nhiều tầng nấc trung gian và quan hệ với nhau một cách máy móc như vậy? Liệu điều
này có liên quan gì đến đặc tính của một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung theo đó hoạt
động kinh tế-xã hội bị chia cắt thành các phân đoạn, phân ban, phòng ban để trở
thành đối
tượng quản lý của các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương bất kể khả năng liên
kết và điều phối của chính quyền ở mỗi cấp? Và cách sắp đặt và tổ chức hoạt động kinh tế,
và cả KH&CN dựa trên giả định rằng chúng có thể và cần phải tối ưu nhất khi được chỉ
huy từ một trung tâm? Có thể nói, bộ máy các khái ni
ệm do con người xây dựng nên để
làm công cụ nhận thức thế giới, nhưng trong thực tế đã trở thành rào cản các vận động
khách quan của thực tiễn kể cả những hoạt động khách quan của chính bản thân con
người. Bản thân hiện thực và thực tiễn khách quan vận động không có chiến lược bởi vì
chiến lược trước hết là sản phẩm chủ quan của con người, do con người lườ
ng định, sắp
đặt và sử dụng để tác động đến thực tiễn theo những ý đồ nhất định.

IV. YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI MỘT CHIẾN LƯỢC


Qua phân tích các chiến lược đựơc coi là thành công trong thực tiễn ở nhiều lĩnh vực hoạt
động khác nhau, nhiều học giả đã chỉ ra một số yêu cầu quan trọng sau:

Thứ nhất: Mục tiêu của chiến lượ
c dù định tính hay định lượng thì cũng phải rõ ràng,
tường minh có thể
• Mục tiêu đề ra phải đơn giản, tương thích/phù hợp, và dài hạn
• Phải hiểu thấu đáo môi trường bên ngoài, đặc biệt là môi trường cạnh tranh.
• Phải đánh giá khách quan nguồn lực có được từ đó để tìm ra cách phát huy các thế
mạnh và khắc phục các mặt yếu.
• Phải có được cơ chế chỉ
đạo thực thi chiến lược thật sự có hiệu quả. Nếu không
quan tâm tới khâu chỉ đạo thực thi chiến lược, thì ngay cả một chiến lược được coi
là “hay” cũng ít có tác dụng trong thực tiễn. Hơn thế nữa, điều này cũng cần được
dự liệu ngay trong quá trình soạn thảo chiến lược, chứ không phải là công việc
“hậu chiến lược”.

Đây được xem vừa là
các yêu cầu, đòi hỏi cần đặt ra ngay trong quá trình phân tích, chọn
lựa chiến lược, vừa là các tiêu chí để đánh giá mức độ thành công của một chiến lược.


17
Với quan niệm và yêu cầu như trên về chiến lược, quá trình xây dựng chiến lược phải bao
gồm và bắt đầu bằng hoạt động dự báo, xác định tầm nhìn dài hạn và mục tiêu dài hạn,
đưa ra các giải pháp, chính sách thực thi bằng các nguồn lực được bố trí hợp lý theo các
quy hoạch, kế hoạch và thông qua lộ trình thực hiện với các chương trinh, dự án cụ thể.
Quá trình làm chiến lược theo quan niệm nêu trên không kết thúc sau khi Văn bả
n chiến
lược được phê duyệt mà vẫn phải tiếp tục được cụ thể hóa thành các quy hoạch, kế

hoạch, lộ trình, các chương trình và dự án cụ thể, đồng thời điều chỉnh mục tiêu và giải
pháp cho phù hợp với những biến động của tình hình trong thực tiễn.

Tóm lại, theo chúng tôi, khái niệm “chiến lược” như một công cụ định hướng và quản lý
các hoạt động thự
c tiễn ở tầm quốc gia nên được xác định là một gói tổng thể bao gồm cả
các dự báo, tầm nhìn, các mục tiêu, giải pháp dài hạn, các nguồn lực được bố trí trong các
quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án cụ thể theo một lộ trình thống nhất giữa
mục tiêu và phương tiện, giữa các tầm dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, giữa tổng thể và bộ
phận, giữa ngành và vùng. Chiế
n lược không chỉ là những mục tiêu và giải pháp dài hạn
trong tương lai mà còn phải bao gồm cả các quy hoạch, kế hoạch trung hạn, ngắn hạn
thực hiện các mục tiêu dài hạn. Nếu một chiến lược dài hạn, một kế hoạch tổng thể mà
không được cụ thể hoá và xác lập được các liên hệ với các lộ trình thực thi theo thời gian
và các nguồn lực bảo đảm thì sẽ chủ quan, vô căn c
ứ và không có giá trị trong chỉ đạo
thực tiễn. Như thế, về thực chất, một chiến lược phải bao gồm lộ trình và các giải pháp
huy động nguồn lực và cách thức tổ chức phối hợp sử dụng các nguồn lực để đạt các mục
tiêu cụ thể theo từng chặng thời gian trong lộ trình đã vạch ra. Việc thiếu các lộ trình cụ
thể, các ngu
ồn lực đảm bảo và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành và tác nhân có liên
quan trong thực hiện các mục tiêu chiến lược đặt ra xuất phát từ quan niệm tuyến tính về
chiến lược đang là vấn đề đặt ra cần khắc phục trong quá trình xây dựng chiến lược phát
triển KH&CN Việt Nam 2011-2020. Chiến lược không chỉ là những mục tiêu và giải pháp
dài hạn mà còn bao gồm cả những mục tiêu, giải pháp trung hạ
n và ngắn hạn trong sự
thống nhất và liên thuộc lẫn nhau; Chiến lược không chỉ bao quát toàn cục mà còn nhấn
mạnh một số diện và điểm ưu tiên, nổi trội; Chiến lược nên được quan niệm như một thiết
kế tổng thể (master plan) bao gồm trong đó: (1) mục tiêu; (2) giải pháp, nguồn lực, lộ
trình, kế hoạch, các chương trình và dự án ngắn hạn, trung hạn để đạt các m

ục tiêu dài hạn
đã đặt ra; (3) Cơ chế điều chỉnh các mục tiêu và giải pháp cho phù hợp với những biến
động của tình hình thực tiễn.






18





Việc lựa chọn các khái niệm về “Chiến lược”, “KH&CN”, “Chiến lược KH&CN”,
phương pháp và quy trình tổ chức xây dựng chiến lược phát triển KH&CN của một quốc
gia một mặt cần phải được luận cứ bằng những cơ sở lý thuyết nhất định đã được khái
quát. Mặt khác sự phát triển của khoa học và công nghệ trên thế giới cho đến nay cũng đã
cung cấ
p nhiều lý thuyết khác nhau có thể sử dụng để soi sáng và luận cứ cho các lựa chọn
khái niệm, phương pháp và quy trình tổ chức xây dựng chiến lược KH&CN. Trong phần
này, Đề tài sẽ trình bày một số lý thuyết có liên quan sử dụng để luận cứ cho các đề xuất
và khuyến nghị về khái niệm, phương pháp và quy trình tổ chức xây dựng Chiến lược
phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

I. LÝ THUYẾT PHỨC TẠP VÀ HỒ
N ĐỘN

Suy cho cùng, tất cả các chiến lược dù là chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược

phát triển bền vững, chiến lược an ninh- quốc phòng, hay chiến lược phát triển KH&CN
thì đặc điểm của bản thân các đối tượng mà chiến lược sẽ tác động đến sẽ quyết định phần
lớn cách thức, phương pháp và quy trình tổ chức xây dựng một chiến lược phù hợp. Trong
nh
ững thập niên gần đây, nhận thức khoa học của loài người về tự nhiên, xã hội và tư duy
đã chuyển sang một mô thức mới (Paradigm), theo đó bên cạnh các phương pháp chia cắt
các đối tượng nghiên cứu, phân đoạn các quá trình biến đổi của hiện thực toàn vẹn thành
các “mẩu hiện thực”, các “đoạn quy trình” để tìm hiểu bản chất của hiện thực, mô tả hiện
thực như nh
ững đối tượng có cấu trúc trật tự có chủ ý và nhân tạo, người ta đã bắt đầu
một “Khoa học mới (New Science)” theo nghĩa thừa nhận và tôn trọng tính tổng thể, toàn
vẹn, các quan hệ hữu cơ, phi tuyến , có khả năng tự tiến hóa, tự tổ chức của các đối tương
nghiên cứu (dù là tự nhiên hay xã hội) vốn rất phức tạp, hỗn độn và không thể chia cắt.
Ngày nay, con người khó có thể
điều khiển các đối tượng phức tạp như vậy bằng chiến
lược nếu không tính đến “thế giới quan” của khoa học về cái phức tạp.

1. Bản chất và nội dung của lý thuyết phức tạp

Lý thuyết Phức tạp (Complexity Theory) và Lý thuyết Hỗn độn (Chaos Theory: một
nhánh của Lý thuyết Phức tạp) nghiên cứu các hệ thống phức tạp đến nỗi không thể d

báo một cách chính xác được tương lai của chúng, tuy nhiên chúng lại lại ẩn chứa những
mô thức (patterns) giúp chúng ta đương đầu với một thế giới ngày càng phức tạp.
Phần Hai
MỘT SỐ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN KHÁI NIỆM, PHƯƠNG PHÁP VÀ
QUY TRÌNH TỔ CHỨC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KH&CN.

19
Khoa học thực nghiệm thường xem xét thế giới bằng cách phân chia nó thành những mảnh

ngày càng nhỏ hơn cho tới khi những mảnh này vẫn còn có thể hiểu được. Sử dụng cách
tiếp cận này, chúng ta đã bỏ qua bức tranh toàn cảnh to lớn. Chúng ta có thể biết được mỗi
con kiến cá thể nhưng không biết về hoạt động của cả tổ kiến. Mổ xẻ một con chuột chẳng
cho ta biết
được gì về một con chuột sống. Đôi khi các tương tác của các bộ phận lại trở
thành mấu chốt để hiểu toàn bộ hệ thống. Đây chính là nội dung nghiên cứu của Lý thuyết
Phức tạp (LTPT). LTPT thích hợp cho nghiên cứu hàng loạt vấn đề, từ phân luồng giao
thông, mạng lưới hàng không, động đất tới các vấn đề kinh tế-xã hội như thị trường chứng
khoán, quy hoạch đô thị
, sự phát triển của các hệ sinh thái, v.v.đặc biệt là khi cần đưa ra
chiến lược để điều khiển các hệ thống mà về bản chất là phức tạp.

LTPT và Hỗn độn là những khoa học mới, chúng chỉ thực sự phát triển từ sau khi ra đời
những thế hệ máy tính có thể đảm nhiệm một khối lượng tính toán khổng lồ cần thiết để
khám phá những bí mậ
t của sự phức tạp. Giáo sư Stephen Hawking cũng như nhiều nhà
khoa học khác, đã khẳng định: “Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của Lý thuyết Phức tạp”. Bên cạnh
đó, LTPT đã góp phần tạo nên một mô thức tư duy mới, tư duy hệ thống, bổ sung cho
những khiếm khuyết của mô thức tư duy cũ, tư duy cơ giới và tất định của các thế kỷ
trước.

LTPT hoặc nói cách khác, Khoa học hệ thống hiện đại, có thể sẽ không cho ta nhiều hiểu
biết dưới dạng các định lý được chứng minh chặt chẽ một cách duy lý, nhưng kết hợp các
nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn sẽ cung cấp cho con người một cách tiếp cận mới phù
hợp với cuộc sống hiện đại, đặc biệt trong việc tìm lời giải cho các bài toán bí ẩn về vũ

trụ, tự nhiên, sự sống, trí tuệ, về quan hệ giữa vật chất và tinh thần, và đặc biệt là trong
quản lý các hoạt động thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng sống của bản thân con người,
phát triển các công cụ quản lý kinh tế và xã hội năng động và sáng tạo phục vụ hạnh phúc
của con người. Đây là một lĩnh vực khoa học mới, như một số nhà khoa học

đã nói, nó có
thể thay đổi cuộc sống của chúng ta giống như những khám phá của Michael Faraday về
điện và các tính chất của nó.

2. Vài nét về lịch sử phát triển và nội dung của LTPT

Mặc dù phần lớn các kết quả của LTPT mới được phát triển khoảng 30 năm trở lại đây
nhưng đã có những nhà khoa học soi sáng con đường mà nay chúng ta đang phát triển
trong lĩnh vực nghiên cứu về LTPT. Xin điể
m lại một số nét về lịch sử phát triển cùng với
những nhà khoa học đã có những cống hiến đánh dấu các mốc phát triển trong lĩnh vực
khoa học này
6
.

6
A History of Chaos and Complexity;

20
Năm 1870, Nhà vua Thụy điển đã công bố một cuộc thi toán học, cấp giải thưởng cho
người giải được bài toán 3 vật thể. Khi có 2 thiên thể, một thiên thể quay quanh một thiên
thể khác, ta chỉ cần dùng định luật Newton về chuyển động để hiểu được và dự báo
chuyển động của chúng. Thêm vào vật thể thức ba: một vật thể quay quanh vật thể trung
tâm, còn một vật thể thứ ba l
ại quay quanh nó; giống như trường hợp mặt trăng, trái đất và
mặt trời trong thái dương hệ. Bài toán trở nên phức tạp và định luật Newton không đủ để
đưa ra lời giải chính xác. Henri Poincare (1854-1912) đã chứng minh rằng bài toán 3 vật
thể là không giải được. Khi trái đất chuyển động, nó thay đổi khoảng cách với những vật
thể còn lại và lực hấp dẫn đã thay đổi. Tương tác giữa 3 vật thể phứ
c tạp đến nỗi các phép

tính đều thất bại. Và nếu chúng ta đã không thể tính toán được chuyển động của 3 vật thể,
thì làm sao có thể dự báo được kết quả của các hệ thống mà chúng ta gặp gỡ hàng ngày
với hàng triệu, hàng tỷ bộ phận tương tác với nhau, thí dụ hệ thống đổi mới của một vùng,
một quốc gia?
Trong những năm 1940, lĩnh vực Điều khiể
n học (Cybernetics) đã phát triển, Louis
Kauffmann, chủ tịch Hiệp hội Hoa Kỳ về Điều khiển học (American Society for
Cybernetics) đã định nghĩa: “Điều khiển học là lĩnh vực nghiên cứu các hệ thống và các
quá trình tương tác với nhau và sản sinh ra nhau”. Điều khiển học đã liên kết nhiều lĩnh
vực nghiên cứu từ các hệ thống điều khiển tới lý thuyết mạng đi
ện, sinh học tiến hóa.
Norbert Wiener và W. Ross Ashby là những người tiên phong quan trọng trong lĩnh vực
Điều khiển học. John van Neumann cũng đã là người có nhiều ảnh hưởng trong những
nghiên cứu ban đầu về các hệ tự động (automata) tế bào. Điều khiển học đã phát triển và
tàn lụi dần trong nhiều năm. Từ khi nó liên kết được nhiều lĩnh vực kiến thức, nó đã trở
nên mạnh mẽ bở
i những lĩnh vực đang phát triển. LTPT là một trong những ngành khoa
học lấy cảm hứng từ đó, nhưng nó đã tiếp tục phát triển theo hướng riêng của mình.
Ludwig van Bertalanffy là một trong những người đầu tiên đã thúc đẩy Lý thuyết Hệ
thống tổng quát (General Systems Theory) đã phát triển cùng vào thời gian đó. Ông nhấn
mạnh rằng hệ thống đóng truyền thống không thể giải thích được các dạng hệ thống trong
thế giới của chúng ta. Tác phẩm của ông đã ảnh hưởng tới Điều khiển học và dẫn tới công
trình về các hệ thống tiêu tán (dissipative systems). Lý thuyết Hệ thống Tổng quát đã nhấn
mạnh tính toàn thể (holism) hơn là tính quy giản (reductionism) và tính tổ chức (organism)
hơn là tính cơ giới (mechanism). Van Bertalanffy đã xem công trình của mình đặc biệt
thích hợp đối với các hệ thống xã hội và đã được sử dụng trong các lĩ
nh vực nhân chủng
học, kinh tế học, khoa học chính trị và tâm lý học. Margaret Mead và Gregory Bateson đã
hỗ trợ phát triển Lý thuyết Hệ thống Tổng quát trong các khoa học xã hội.
Trong những năm 1960, nhà thiên văn học Ed Lorenz dùng máy tính để chạy một chương

trình mô phỏng thời tiết. Một hôm khi muốn vội vàng cho xong việc, ông đặt máy tính quy

21
tròn các con số tính được để có thể tìm thấy kết quả sớm hơn. Ông hy vọng rằng việc quy
tròn số sẽ có ít hoặc không ảnh hưởng gì đến kết quả cuối cùng. Tuy nhiên thật ngạc nhiên
là kết quả cuối cùng lại rất khác biệt. Ông thấy rằng những thay đổi nhỏ trạng thái của hệ
thống có thể gây ra những thay đổi to lớn ở đầu ra cuối cùng (tính nhạy cảm với đ
iều kiện
ban đầu- sensitivity to initial conditions). Chúng ta thường quen với ý nghĩ rằng những
thay đổi lớn cần những lực lượng mạnh. Hiện tượng trên thường được phát biểu một cách
hình tượng rằng (tuy có cường điệu ít nhiều) “một cánh bướm vẫy ở Hồng Kông có thể
gây ra bão tố ở Texas” hoặc như cách nói dân gian ở Việt Nam: “sai một ly, đi một dặm”.
Bức tranh trên là mô tả toán h
ọc của tập hút (attractor) mà ông tìm được khi khảo sát thời
tiết và được gọi tên là tập hút cánh bướm hay tập hút Lorenz (butterfly attractor/ Lorenz
attractor).

Nếu như những thay đổi nhỏ trong điều kiện ban đầu của một hệ thống phức tạp có thể
làm thay đổi rất lớn kết quả cuối cùng, thì việc dự báo thời tiết dài hạn là không thể làm
được vì không có cách nào đo đạc và mô tả thời tiết một cách hoàn hảo tạ
i bất cứ thời
điểm nào. Luôn luôn tồn tại một mức chính xác hơn cần phải đo.

Trong những năm đầu thập niên 1970, Robert May nghiên cứu về tốc độ sinh trưởng của
sâu bọ thay đổi theo mức cung cấp thức ăn và đã đi tới kết quả tương tự như của Ed
Lorenz. Ông thấy rằng tại những giá trị tới hạn, hệ thống có hai lần lâu h
ơn để quay lại
tình trạng ổn định. Sau nhiều chu kỳ gấp đôi như thế, hệ thống trở nên không thể dự báo
được. Sự gấp đôi chu kỳ là một khái niệm quan trọng trong nhiều ngành của LTPT.


Vào năm 1971, David Ruelle và Floris Takens đã phát hiện được những tập hút lạ (cũng
được coi là các tập hút hỗn độn- chaotic attractors). Họ đã chiếu chúng lên một không gian
pha với mỗi chiều ứng vớ
i một biến của hệ thống. Điều này cho phép ánh xạ một cách
chính xác một hệ thống và động học (dynamics) của nó.

Illya Prigogine đã nghiên cứu trong lĩnh vực các hệ thống tiêu tán (dissipative systems).
Ông đã nhận giải Nobel về lĩnh vực này. Một hệ thống tiêu tán là một hệ thống duy trì
hình dạng hiện hành hoặc đồng nhất vì có một dòng năng lượng chảy qua hệ thống. Cơ thể
chúng ta là một hệ
tiêu tán bởi vì nó được duy trì bởi một số dòng năng lượng, chẳng hạn
như thực phẩm, nước, không khí và cả những kích thích của môi trường và các quá trình
nhận thức. Những hệ thống tiêu tán hoạt động cách xa với trạng thái cân bằng và không tại
một điểm cân bằng như người ta vẫn nghĩ. Prigogine đã tìm thấy những hệ thống tiêu tán
hóa tính có ứng xử kỳ lạ chẳng hạn như thay
đổi hóa học màu sắc một cách nhịp nhàng.
Làm thế nào mà các phân tử trong hỗn hợp biết được khi nào thì cần thay đổi màu?
Mitchel Feigenbaum, vào cuối thập niên 1970, đã phát hiện sự gấp đôi chu kỳ (period

22
doubling). Theo Ông đây là cách thông thường để trật tự biến thành hỗn độn. Ông đã tìm
được những tỷ lệ tuần hoàn trong việc nhân đôi chu kỳ, ngày nay gọi là các số
Feigenbaum (Feigenbaum Numbers). Chẳng hạn, các số Feigenbaum cũng được tìm thấy
trong việc nhân đôi chu kỳ dẫn tới các cơn đau tim.

Rene Thom đã phát triển Lý thuyết Tai biến (Catastrophe Theory) dựa trên việc nghiên
cứu cách thức một hệ thống phức tạp chia đôi hoặc rẽ nhánh. H
ệ thống đó sẽ đạt tới điểm
tới hạn (critical point) qua việc gấp đôi chu kỳ và phải hoặc sụp đổ thành hỗn độn hoặc tự
tổ chức lại để đạt tới một mức độ phức tạp mới. R. Thom đã khảo sát sự nhảy vọt biến

thành hỗn độn và hoàn cảnh xảy ra điều đó.Santa Fe Institute (SFI) được thành lập n
ăm
1984 đóng tại Santa Fe, bang New Mexico, Hoa Kỳ, là một trung tâm nghiên cứu và giáo
dục tư nhân, độc lập, cho tới nay vẫn đi tiên phong trong những nghiên cứu về hỗn độn và
phức tạp
7
. Hai trong các thành viên nổi tiếng của viện là:

• Chris Langton nghiên cứu nhiều về Biên của hỗn độn (the Edge of Chaos), đó là
điểm mà các hệ thống vẫn có đủ trật tự để duy trì hiện trạng, đồng thời cũng đủ hỗn
độn cho phép đổi mới và tiến hóa. Tại đó, quá trình tự tổ chức và tính hợp trội có
thể xuất hiện; và
• Stuart Kauffman nghiên cứu các mạng lưới liên kết tạo thành nh
ững chương trình
máy tính nhỏ. Khi chúng tương tác với nhau trong mạng lưới, xuất hiện nhiều kết
quả bất ngờ. Thường thì có thể dự báo chúng một cách có căn cứ. Tuy nhiên tại các
mức tới hạn, các hệ thống sẽ tối ưu hóa hiệu quả của chúng thông qua việc cùng
thích nghi. Công trình của ông đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực sinh học tiến hóa.

Một số lĩnh vực nghiên cứu khác liên quan: Nghiên cứu tính hệ th
ống phức tạp dựa trên
những mô phỏng (simulations) toán học về hiện trạng của thế giới thực, sử dụng các kỹ
thuật chẳng hạn như các thuật toán di truyền học.

Với những nét chính nêu trên, có thể nhận thấy rằng LTPT là lĩnh vực nghiên cứu những
đặc tính chung của các hệ thống được coi là phức tạp trong tự nhiên, xã hội và khoa học.
Hiện tại nó được gọi bằ
ng nhiều tên khác nhau như: Lý thuyết các hệ thống phức tạp, khoa
học về tính phức tạp, v.v. Vấn đề chủ yếu gặp phải khi nghiên cứu các hệ thống phức tạp
là rất khó mô phỏng và mô hình hóa các tương tác vốn rất đa tạp trong chúng.


Có thể thấy lĩnh vực khoa học này được xem xét trong những ngữ cảnh riêng biệt và hiện
nay chưa có sự đồng thuận về một định nghĩ
a tổng quát cho các hệ thống phức tạp. LTPT

7


23
vẫn đang tiếp tục phát triển, tuy chậm chạp nhưng chắc chắn đang hòa vào với dòng
nghiên cứu khoa học chính thống với nhiều lĩnh vực nghiên cứu mới đang mở ra.

Nghiên cứu các hệ thống phức tạp đang mang lại sức sống mới cho nhiều lĩnh vực khoa
học khi mà chiến lược giản quy, điển hình của cách tư duy khoa học cũ, ngày càng tỏ ra
khiế
m khuyết. Các hệ thống phức tạp, do đó, thường được dùng như một thuật ngữ rộng
bao quát một cách tiếp cận nghiên cứu những vấn đề trong nhiều bộ môn khoa học khác
nhau bao gồm các khoa học về thần kinh, các khoa học xã hội, thiên văn học, hóa học, vật
lý, khoa học tính toán, tâm lý học, cuộc sống nhân tạo (artificial life), tính toán quá trình
tiến hóa (evolutionary computation), kinh tế học, dự báo động đất, sinh học phân tử và
những nghiên cứ
u về bản chất của chính các tế bào sống. Xã hội loài người (và có thể cả
bộ não con người) là những hệ thống phức tạp trong đó cả các thành phần lẫn những ghép
nối chúng đều không đơn giản.

3. Lý thuyết phức tạp và tư duy hệ thống

LTPT cùng với những thành tựu khoa học mới, đăc biệt là những thành tựu sau đây, khám
phá ra tính giới hạn của nhận thứ
c con người

8
, đã tạo điều kiện hình thành và khuyến
khích một phương pháp tư duy mới, tư duy hệ thống. LTPT đã mang lại sức sống mới cho
nhiều lĩnh vực khoa học mà phương pháp tư duy cũ tỏ ra khiếm khuyết, đó là những
khuôn khổ tư duy cơ giới, giản quy (reductionism), tất định, tuyến tính.

• Thuyết tương đối Einstein với những quan niệm hoàn toàn mới về không gian, th
ời
gian và hấp dẫn;
• Nguyên lý bất định Heisenberg đặt ra giới hạn không thể vượt qua trong việc khảo
sát vũ trụ bằng quan sát;
• Định lý bất toàn (còn gọi là Bổ dề) Godel chỉ ra giới hạn của nhận thức toán học:
trong một hệ tiên đề hình thức bất kỳ, như toán học hiện hành, luôn tồn tại những
bài toán mà ta không thể thừa nhận hay bác bỏ chỉ dựa trên hệ
tiên đề đã cho;
• Lý thuyết hỗn độn, cho rằng các hệ thống tất định, chẳng hạn định luật hai
Newton, cũng có thể cho kết quả không tất định. Một thăng giáng rất nhỏ lối vào có
thể dẫn tới những thay đổi rất lớn ở đầu ra. Đó là lý do dự báo thời tiết không thể
chính xác, cho dù đã biết mọi qui luật của cơ họ
c chất lưu;
• Lý thuyết đa vũ trụ: giả thuyết về những vũ trụ song song hay đa vũ trụ
(multiverse), đối ngược với quan niệm đơn vũ trụ thông thường (universe). Toàn
thể vũ trụ giống như những bong bóng xà phòng, mỗi bong bóng là một vũ trụ với

8
Đỗ Kiên Cường- Giới hạn của nhận thức- (Tạp chí Tia Sáng);


24
hệ qui luật riêng; tình cờ trong vô vàn các bong bóng đó, có một bong bóng phù

hợp với sự sống. Nếu biết rằng các bong bóng vũ trụ không thể liên lạc với nhau, sẽ
hiểu cái giới hạn về nguyên lý mà lý thuyết đa vũ trụ đặt ra đối với khả năng nhận
thức. Chúng ta chỉ là những sinh linh nhỏ bé trong một bong bóng đang cố tìm hiểu
luật chơi. Một cố gắng thật đáng ngưỡng m
ộ, nhưng cũng thật đáng thất vọng;

GS.TS Phan Đình Diệu đã công bố 2 bài viết lý giải tường tận và sâu sắc những đặc điểm
của tư duy hệ thống và nhu cầu bức thiết phải đổi mới tư duy trong khoa học cũng như
trong giải quyết những vấn đề của cuộc sống hiện đại; nhất là những vấn đề thuộ
c về
chính trị, kinh tế, xã hội.
9
,
10


Chúng tôi xin nêu ra ở đây những đặc điểm của tư duy hệ thống do Giáo sư Phan Đình
Diệu tóm lược trong các bài viết trên.

(1) Ðặc điểm chủ yếu của tư duy hệ thống là ở cách nhìn toàn thể và do cách nhìn toàn thể
mà thấy được những thuộc tính hợp trội (emergence) của hệ thống. Các thuộc tính hợp trội
là của toàn thể mà từng thành phần không thể có… Hợp trội là s
ản phẩm của tương tác,
qua tương tác mà có cộng hưởng tạo nên những giá trị cao hơn tổng gộp (aggregation) đơn
giản các giá trị của các thành phần. Ðể tạo nên được những thuộc tính hợp trội có chất
lượng cao của hệ thống, thì phải can thiệp vào các quan hệ tương tác, chứ không phải vào
hành động của các thành phần. Ðồng thời cũng cần chú ý là trong tiến hoá, qua việc tham
gia tương tác các thành phần góp phần t
ạo nên những tính chất hợp trội của hệ thống,
nhưng mặt khác, chính những tính chất hợp trội đó của hệ thống cũng làm tăng thêm phẩm

chất của các thành phần.

Trong các hệ thống thực tế, có nhiều loại tương tác khác nhau, có những tương tác qua
trao đổi vật chất và năng lượng như trong các hệ vật lý, có những tương tác chủ yếu là qua
trao đổi thông tin (và tri thức) như trong các h
ệ văn hoá - xã hội ; các tương tác phải được
mô tả bằng một thứ ngôn ngữ nào đó, như các mô hình toán học, mô hình lôgích, mô hình
thông tin và cybernetics (với các quan hệ vào-ra và các vòng phản hồi), mô hình văn hoá -
xã hội (với các quan hệ được mô tả một cách định tính), v.v Hệ thống có các tương tác
bên trong, nhưng khác với các hệ kín thường được xét đến trong cơ học và vật lý, các hệ
thống thực tế trong sinh học, sinh thái, kinh tế và xã hội hầu hết là các hệ m
ở, nghĩa là có
các tương tác với bên ngoài, với môi trường. Hành vi của một hệ mở chỉ có thể hiểu trong
bối cảnh các tương tác với môi trường đó. Ðể "quản lý" một hệ thống phát triển, điều hết

9
Phan Đình Diệu- Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy; Tạp chí Thời đại mới số 6 năm 2002; trang 89-118;

10
Phan Đình Diệu- Góp vài suy nghĩ để cùng tư duy tiếp tục về đổi mới (và vài điều bàn thêm); Thời đại mới số 6,
tháng 11-2005;

25
sức quan trọng là phải hiểu được các mối tương tác với môi trường, và cần nhớ rằng trong
môi trường có những yếu tố ta điều khiển được, nhưng có rất nhiều yếu tố mà ta không thể
điều khiển được.

Thí dụ, trong tự nhiên, cho đến nay hiểu biết của chúng ta về quá trình tiến hóa của sự
sống từ các đơn bào đến đa bào chịu tác động như thế nào của môi trường tự nhiên vẫn
còn rất hạn chế. Sự khó khăn của các nhà sinh học hiện giờ là làm sao lý giải: 1) cách thức

một quần thể tế bào trở thành một thực thể thống nhất có khả năng tự sinh sản, hay 2) cơ

chế tiến hóa và đặc tính chọn lọc tự nhiên đã thay đổi như thế nào giữa mức độ tổ chức
của thực thể đơn lẻ và của một nhóm các thực thể thống nhất
11
.

Tài năng của người lãnh đạo hay quản lý là ở chỗ trên cơ sở những hiểu biết tích luỹ được
mà điều khiển tốt những gì điều khiển được, gây ảnh hưởng đến những gì mà mình không
điều khiển được, và cố cảm nhận những gì mà mình cũng không gây ảnh hưởng được.
Một bản chiến lược cũng vậy, nó cần thể hiện đượ
c rõ ràng phương hướng và cách thức nó
sẽ điều khiển và tác động tới những gì có thể điều khiển được thuộc đối tượng của chiến
lược và cố gắng, có biện pháp lường trước những diễn biến, những kết cục mà chiến lược
không thể tác động được, nằm ngoài khả năng điều khiển hoặc tác động của chiến lược.

(2) Tính có mục tiêu cũng là một đặc điểm rất quan trong của các hệ thống phức tạp. Có
mục tiêu, chứ không phải có mục tiêu biết trước, được xác định từ đầu. Có thể có một mục
tiêu, mà cũng có thể có nhiều mục tiêu đồng thời. Vì hệ là mở, hoạt động trong môi
trường, nên muốn đạt mục tiêu của mình cũng cần biết mục tiêu của người, của các đối
tác
. Biết để cố "gây ảnh hưởng đến những gì mà mình không điều khiển được". Mục tiêu
của đối tác, nói dễ hiểu, là cái mà đối tác thích. Mà cái thích của con người thì không phải
bao giờ cũng dễ hiểu. Có cái thích hợp lẽ, ta có thể hiểu bằng những suy luận duy lý. Có
những cái thích theo cảm hứng, lại có những cái thích theo thị hiếu phù hợp với một văn
hoá nào đó, ta không thể dùng lý lẽ lôgích mà hiểu đượ
c. Không thể áp đặt cái thích của
mình cho người, không thể suy bụng ta ra bụng người; mà phải bằng trực cảm tế nhị và
nghiên cứu công phu để hiểu được cái lẽ tại sao mà họ làm những việc họ làm, họ thích
những cái họ thích, từ đó cảm nhận được lý do mục tiêu của những đối tác trong môi

trường, rồi tuỳ đó mà xác định các giải pháp thích nghi của mình. Các lý thuyết điều khiển
tố
i ưu, lý thuyết trò chơi, thích hợp cho một số lớp các hệ có mục tiêu khá đơn giản;
ngày nay, "điều khiển" trong các hệ thích nghi phức tạp với nhiều tác tử (agents) là một
loại bài toán rất có ý nghĩa thời sự, nhưng khó được giải quyết chỉ bằng các phương pháp
hình thức, và sẽ cần nhiều cách tiếp cận mới để nghiên cứu.


11
Theo Paul B. Rainey (2007) Evolution, Unity from conflict, Nature, Sinh học Việt Nam

×