Tải bản đầy đủ (.ppt) (57 trang)

Hình thái và sự thích nghi của thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.1 MB, 57 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH

SINH HỌC
THỰC VẬT


Trường đại học Nông Lâm
TPHCM

1. Ngô Thị Mỹ Yến
2. Phạm Thị Minh Nguyệt
3. Phan Khoa Nguyên
4. Nguyễn Thị Thanh Thủy
5. Nguyễn Quế Duyên




A. Hình thái của thân

Thân là cơ quan sinh dưỡng trên mặt đất
của cây, nối tiếp với rễ, mang lá và cơ quan
sinh sản, thân cây có chức năng sinh lý rất
quan trọng:
Giúp vận chuyển nước và muối khoáng
hòa tan từ rễ lên lá và dẫn truyền các sản
phẩm hữu cơ được tổng hợp từ lá đến các
cơ quan.
Thân còn là cơ quan chống đỡ cơ học, ở
một số trường hợp thân là cơ quan dự trữ
của cây




Chồi ngọn
Hoa
Quả
Hạt
Lóng
Chồi nách
Mấu



Thân

Rễ


I. Các bộ phận của thân cây:
- Thân chính: thường có dạng hình trụ, mọc
thẳng đứng, có thể phân nhánh hoặc không
có mang lá và chồi.
- Cành: là những nhánh bên của thân
chính.
- Mấu: là vị trí mà lá đính vào thân hoặc
cành.
- Nách lá: là góc tạo bởi lá với thân hoặc
cành.


- Lóng: là khoảng cách giữa 2 mấu gần

nhau nhất.
- Gốc thân: là phần ranh giới giữa thân và
rễ.


II. Các loại chồi:
Thân chính được phát triển từ chồi mầm ở
trong hạt, tất cả các cành cũng được hình
thành từ chồi, nói cách khác: chồi là mầm
mống của thân hay cành.
Có các loại chồi chính sau:
+ Chồi ngọn (chồi tận cùng): nằm ở đầu
tận cùng của ngọn thân hay cành, thường có
dạng hình chóp. Đầu tận cùng của chồi ngọn
là đỉnh sinh trưởng của thân hay cành.


+ Chồi nách (chồi bên): thường nằm ở các
nách lá, có cấu tạo giống chồi tận cùng: có lá
non và mô phân sinh tận cùng.
Hoạt động của chồi này sẽ tạo ra các cành
mới, chồi nách có thể hoạt động cho ra một
hoa hay một cụm hoa.
+ Chồi đông: là các chồi ngọn và chồi bên
ở trạng thái nghỉ dài trong các tháng lạnh
mùa Đông.


+ Chồi ngủ: là dạng đặc biệt của chồi nách
ở trạng thái nghỉ nhiều năm hoặc không thời

hạn. Khi chồi ngọn ở ngay bên trên chồi
nách đó bị cắt bỏ thì chồi này sẽ hoạt động
mạnh và trở thành trục chính của cây.
+ Chồi phụ: có thể được hình thành từ
nhiều vị trí và các cơ quan khác nhau của cây
(có thể được hình thành từ rễ thân, lá, quả và
củ…)


III. Cành và sự phân cành:

Cành phát triển từ chồi nách của thân
chính, có cấu tạo và hình dạng giống thân
chính, nghĩa là cũng có chồi ngọn và chồi
nách, các chồi này phát triển thành các cấp
cành tiếp theo, cuối cùng tạo thành một tán
cây.
Tùy từng loại cây và các nhóm cây, hướng
phân cành và góc tạo thành giữa thân và
cành khác nhau, do đó tán cây cũng có hình
dạng khác nhau.


Có các kiểu phân cành chính sau đây:
+ Phân cành đơn trục: ngọn của thân
phát triển thành trục chính và tiếp tục sinh
trưởng cho đến khi hết đời sống của cây,
các cành bên được hình thành từ chồi nách
của thân chính.



Thân cành đơn trục


+ Phân cành lưỡng phân: chồi ngọn của
thân được phân đôi thành hai đỉnh sinh
trưởng, mỗi đỉnh sẽ phát triển thành một cành
mới, các chồi cành lại tiếp tục phân đôi theo
kiểu đó.
Căn cứ vào sự phát triển của các cành bên
người ta phân biệt: phân cành lưỡng phân
đều và phân cành lưỡng phân lệch.


Thông Đất


+ Phân cành hợp trục: chồi ngọn của thân
sau một thời gian hoạt động sẽ chết đi hoặc
không sinh trưởng nữa, tại chỗ đó chồi nách
phát triển thay thế chồi ngọn, còn trục chính
lại nghiêng sang một bên, chồi nách mọc lên
đúng hướng của chồi ngọn.
Trong sự phân cành hợp trục người ta
phân chia các kiểu chính sau đây:


- Hợp trục một ngả: một chồi bên ở dưới
chồi ngọn tạo nên chồi thay thế cho trục
chính.

- Hợp trục hai ngả: hai chồi bên đối diện
nhau nằm dưới chồi ngọn tạo thành chồi như
nhau, đây còn gọi là kiểu phân đôi giả.
- Hợp trục nhiều ngả: nhiều chồi nằm bên
dưới chồi ngọn tạo thành các chồi như nhau.


IV.Các dạng thân
- Thân gỗ: là thân những cây sống lâu
năm, thân chính phát triển mạnh và chỉ phân
cành từ một chiều cao nhất định so với mặt
đất.
- Thân bụi: thân dạng gỗ sống lâu năm,
thân chính không phát triển, các nhánh xuất
phát và phân chia ngay từ gốc của thân
chính, chiều cao của cây bụi không quá 4m


- Thân nửa bụi: Cây sống nhiều năm, có
thân gỗ một phần ở gốc, phần trên không
hóa gỗ và chết đi vào cuối thời kỳ dinh
dưỡng. Từ phần gần gốc sẽ hình thành nên
những chồi mới và quá trình đó được lập lại
hàng năm.
- Thân cỏ: Phần thân trên mặt đất chết vào
cuối thời kì quả chín, thân không phát triển
được


V. Biến dạng của thân:

a. Căn cứ vào vị trí của thân
trong không gian

- Thân đứng: thân mọc thẳng
đứng và tạo với đất một góc
vuông, hầu hết các thân cây
gỗ và một phần các thân cây
thảo mộc thuộc loại này.

Chò chỉ


- Thân bò: Là loại thân mềm, mọc bò sát
đất, tại các mấu chạm đất của thân thường
mọc ra các rễ phụ.


- Thân leo: thân dạng mảnh, có lóng dài,
sinh trưởng nhanh, phải bám vào giá thể hay
cây khác để vươn cao, có nhiều cách leo
khác nhau:
+ Leo nhờ thân cuốn: cây có khả năng
vươn lên cao bằng cách tự cuốn quanh giá
thể hoặc cây khác.


Mồng tơi

Bìm Bìm



+ Leo nhờ tua cuốn: thân có khả vươn cao
bằng cách bám vào giá thể bởi các tua cuốn

Bí xanh


×