Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

THUYẾT TRÌNH CÓ SỢ LẮM KHÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.42 MB, 55 trang )

THUYẾT TRÌNH
có sợ lắm không ?
Trình bày:
Trần Ngọc Thiện
TP Đào tạo K&G Việt Nam
0962.160.288 –
(Bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn,
và Thiện không sáng tác tất cả)


Lời nói đầu
“Thuyết trình có sợ lắm không ?” Đây có lẽ là câu hỏi muôn thưở với
những ai chuẩn bị phơi mặt ra trước đám đông, và có thể nhận về đủ
thứ gạch đá! Còn với riêng Thiện, thuyết trình đơn giản chỉ có 2 bước
thôi:
- Mình không sợ người (khá dễ)
- Người không sợ mình (luyện cả đời)
Và để đạt được cả 2 tiêu chí này,
các bạn hãy cùng Thiện tạm xem
qua mấy dòng sau đây nhé.
Xin cảm ơn!


Chúng ta sẽ có những gì ?
Tổng quan
Tự tin vượt qua sợ hãi
Ngôn ngữ cơ thể
Giọng nói
Thiết kế slide
Mở - Thân – Kết



TỔNG QUAN
những dòng cơ bản
Khái niệm
Các yếu tố tác động


Khái niệm
Kỹ năng: Những KỸ thuật đã được rèn luyện đến mức bản NĂNG
Thuyết trình: TRÌNH bày vấn đề cách THUYẾT phục
(Tất nhiên có nhiều khái niệm khác nữa nhé)


6 yếu tố cấu thành (nghiên cứu để chuẩn bị)
Người gửi (chính là chúng ta)
Người nhận (khán giả - nghiên cứu kỹ nhất)
Nội dung (yêu cầu phù hợp)
Kênh truyền tin (ở đây nói là chính)
Bối cảnh (thời gian, không gian phù hợp)
Phản hồi (mục tiêu)


TỰ TIN
vượt qua sợ hãi
Khái niệm & Nguyên nhân sợ hãi
Cách sở hữu
Luyện tập
Xử lý tình huống



Tự tin ?
Tin vào chính mình
Tại sao sợ hãi đám đông ?
Bản năng sợ
Sinh lý chưa sẵn sàng
Chuẩn bị thiếu kỹ lưỡng
Sợ bị phản đối


Thuật tâm lý
Luôn nghĩ rằng ta là người có vai trò quan trọng
Chỉ nghĩ về 01 kỷ niệm đẹp nhất cho đến khi ra sân khấu (trước 3 phút)
Ta đến để kết nối và mang lại lợi ích
Ta đến đơn giản là góp một câu chuyện thôi
Hãy neo ánh nhìn lại người yêu quý ta


Chuẩn bị sinh lý
Ăn uống, nghỉ ngơi đủ
Hít sâu, mỉm cười, tay co bóp nhẹ
Bước chân nhanh ra sân khấu
Nói chậm, chắc, rõ ràng


Luyện tập
Chăm sóc sức khỏe thường xuyên
Tư duy tích cực
Teamwork với nhiều đề tài
Luôn chuẩn bị và luyện tập kỹ lưỡng
Tìm một người thầy

Cam kết tập ngắn theo ngày
(ít nhất 60p/ngày trong 30 ngày liên tục)


Xử lý tình huống – nguyên tắc chung
KHÁN GIẢ LUÔN ĐÚNG!
Giữ bình tĩnh, không run sợ hay nóng nảy
Luôn lắng nghe, cảm ơn
và nên khen ngợi
khi hợp lý – tránh lố
Khi xử lý xong
cảm ơn lần 2
và nhanh chóng chuyển


Xử lý tình huống – cụ thể
Hỏi câu dễ, trả lời được ngay:
Đừng quên cấu trúc chung:
Lắng nghe, khen ngợi, cảm ơn
Trả lời
Cảm ơn lần 2
Nhanh chóng chuyến hướng


Xử lý tình huống – cụ thể
Hỏi dài dòng, lạc đề:
Trước khi khán giả hỏi, hãy nhắc họ thời gian có rất ngắn,
nên cần phải hỏi nhanh, giành thêm cơ hội
cho nhiều người
Nếu vẫn mắc, nhắc lại nguyên tắc thời gian,

và tập trung vấn đề


Xử lý tình huống – cụ thể
Hỏi vấn đề chúng ta đã chia sẻ, nhưng họ không tập trung:
Nhận lỗi trình bày chưa kỹ về phần ta
Nhấn mạnh đã chia sẻ
Hẹn giải đáp lại sau


Xử lý tình huống – cụ thể
Cần thời gian để xâu chuỗi lại câu trả lời – “câu giờ”:
Đặt ngược câu hỏi về phía khán giả


Xử lý tình huống – cụ thể
Không thể trả lời được:
Đặt ngược câu hỏi để khẳng định không có ai trả lời được nữa
Nên chọn người có vai trò to nhất để hỏi
Đánh giá cao câu hỏi, nhắc lại ta đã thuyết trình nhiều
nhưng chưa từng gặp tình huống này
Xin trả lời sau (hoặc trợ giúp từ xa)
Nhanh chóng chuyển


Xử lý tình huống – cụ thể
Gặp khán giả nóng tính:
Lắng nghe, đồng cảm
Xin lỗi
Xác định dạng tình huống

Sau khi trả lời, nhanh chóng chuyển


CƠ THỂ
cũng có ngôn ngữ
Dáng
Trang phục
Tay
Mắt
Miệng


Dáng
Dáng chuẩn:
Thẳng người, đầu hơi cúi nhẹ
Chân vững chữ V (tư thế nghiêm)
Vị trí:
Nên linh hoạt
Tránh đứng giữa màn hình
mà chếch qua một bên
Tốc độ:
Khi đi ra, và quay lưng lại KG: đi nhanh
Đi vào, xuống tương tác: tùy chỉnh


Khoảng cách:
Nên di chuyển thường xuyên
Hướng dần đến KG
Tránh xa cách
Nhưng không quá gần

Khoảng cách nên > 1m


Trang phục
Lịch sự, phù hợp
Màu sắc:
Nên: trắng, lam, xám
Không nên: đậm, “nữ”, sặc sỡ
Vest: nên mở
Chú ý đến tóc
và phụ kiện khác
(giầy, kính,…)


Đôi tay
Nên:
Dùng tay thường xuyên để minh họa
Ngửa và để lộ lòng bàn tay, chụm 5 ngón
Tư thế chờ: Tay tự nâng,
hoặc để hình tháp trước bụng
Vị trí: hông đến cằm
Tránh:
Hoa chân múa tay, trỏ mặt, nắm tay,
Đút tay túi quần, khoanh tay, giấu tay
Sờ lên đầu, mặt


Miệng
Thường xuyên giữ “miệng cười”, mỉm, kéo nhẹ hàm dưới xuống
(Hạn chế di chuyển môi trên, nói xong kéo nhẹ mép sang 2 bên

Ở nhà không nói thì ngậm đũa
cho môi hình thành “nụ cười”)
Tránh:
Mím chặt môi
Cười ngặt nghẽo
Trễ hàm, bĩu môi


Mắt
Nên:
Mở to, chăm chú, đôi khi liếc, nhướn nhẹ
Vùng nhìn trên mặt:
Nên nhìn quanh khu vực
đỉnh mũi, đỉnh môi trên
Nhìn khán phòng:
Bao quát rộng khắp
Mỗi thời điểm chỉ chăm chú nhìn một người
Không lan man, kiếm tìm, cúi gằm
Tránh neo mãi ở một nơi


×