Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Một số biện pháp nhằm duy trì sĩ số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.93 KB, 3 trang )

Một số biện pháp nhằm duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng cho học sinh ở trường THCS Ngô Quyền

Trường THCS Ngô Quyền nằm trên địa bàn xã Đắk
Ang - một xã đặc biệt khó khăn nhất của huyện
Ngọc Hồi, địa bàn bị chia cắt bởi nhiều sông suối,
các thôn làng nằm rải rác cách xa nhau.
Năm học 2010-2011 trường lại chia thành ba điểm cách nhau nên việc đi lại
của thầy và trò cũng gặp không ít trở ngại. Cơ sở vật nhà trường hầu hết đang
phải mượn nhờ của các trường Tiểu học, điều kiện sinh hoạt của tập thể đội ngũ
cán bộ giáo viên đang hết sức vất vả.
Trường có 100% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện sống và
sinh hoạt của các em đang hết sức khó khăn, bố mẹ thường xuyên đi làm nương
rẫy ở xa bỏ mặc con cái ở nhà, do nhận thức chưa đầy đủ về công tác giáo dục
nên các bậc phụ huynh chủ yếu phó thác cho nhà trường.
Từ những đặc điểm trên nên học sinh đi học không đều, vắng học, bỏ học giữa
chừng diễn ra thường xuyên,… Để khắc phục tình trạng trên nhà trường đã triển
khai thực hiện một số biện pháp trong việc duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng
giáo dục tai đơn vị như sau:
1/ Tăng cường công tác vận động duy trì sĩ số, tăng tỉ lệ chuyên cần
- Tổ chức điều tra thống kê số liệu đầu năm; tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền
địa phương chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp cùng nhà trường để huy
động tối đa học sinh trong độ tuổi ra lớp; làm tốt công tác tuyển sinh vào lớp 6.
- Phối kết hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể thường
xuyên tuyên truyền cho các bậc phụ huynh HS về tầm quan trọng của việc học
tập.
- Thường xuyên kiểm tra việc đi học chuyên cần của HS nhằm phát hiện kịp thời
những học sinh có nguy cơ bỏ học, đến tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp
vận động phù hợp.
2/ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh tham gia đến
trường:
- Để giảm bớt căng thẳng, nhàm chán, hàng ngày bị nhồi nhét bởi một khối


lượng kiến thức khổng lồ làm cho nhiều học sinh khi đến trường cảm thấy sợ hãi
và mệt mỏi. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ, bao gồm
hoạt động giữa giờ ra chơi, kế hoạch hoạt động chéo buổi xen lẫn các môn
học Thể dục, học phụ đạo, học bồi dưỡng…Nội dung các hoạt động này chủ
yếu tập trung vào việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian, trò chơi
tập thể, múa hát cộng đồng, thi đố vui để học…


3/ Nâng cao chất lượng học tập của học sinh:
-Tổ chức khảo sát đầu năm để phân luồng HS và xây dựng kế hoạch phụ đạo,
bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế như: Tăng thời lượng các môn HS học
yếu trong giờ chính khoá và bố trí phụ đạo chéo buổi.
- Xác định HS bị hổng kiến thức ở những phần nào, đồng thời tìm hiểu điều kiện
và phương pháp học tập của các em để có các biện pháp phụ đạo thích hợp.
- Trong giảng dạy cần quan tâm nhiều hơn đối tượng HS yếu, HS có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn nhằm cảm hoá các em để các em coi thầy cô là chỗ dựa tinh
thần và tạo được mối quan hệ tình cảm thầy- trò, làm cho các em thích đến
trường hơn ở nhà.
- Trong quá trình giảng dạy GV luôn luôn kích thích, tạo sự hứng thú cho các em
học tập, tránh căng thẳng, khô cứng sẽ dẫn tới các em chán học và bỏ học.
- Tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan: thí nghiệm, thực hành, tranh ảnh...để
nâng cao hiệu quả học tập.
- Thường xuyên kiểm tra theo dõi sự tiến bộ trong học tập của HS, đặc biệt chú
trọng những HS yếu.
- Gắn chất lượng HS cho từng GV bộ môn, lấy đó làm tiêu chí hàng đầu để bình
xét thi đua cuối năm.
4/ Phối hợp giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và các đoàn thể
trong công tác dạy học và giáo dục học sinh:
- Đối với giáo viên bộ môn: thường xuyên kiểm tra việc học bài, ghi vở của học
sinh, cuối mỗi tiết học có câu hỏi khái quát toàn bộ nội dung kiến thức bài học

giao cho học sinh về nhà làm để hôm sau kiểm tra.
- GV phải gần gũi động viên giúp đỡ HS yếu, HS dân tộc nhiều hơn để xoá bỏ
mặc cảm, tự ti, tạo điều kiện để các em hoà đồng, luôn luôn kích thích để huy
tính tích cực chủ động sáng tạo của HS và dành nhiều thời gian để các em trao
đổi tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau, hướng dẫn phương pháp học tập, cách tự
học bài ở nhà.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm: Thường xuyên kiểm tra giám sát học sinh (đặc
biệt là đối tượng học sinh yếu và học sinh cá biệt) để có biện pháp phối hợp
giáo dục, giúp đỡ học sinh. Thực hiện sinh hoạt 15 phút đầu giờ và sinh hoạt
cuối tuần nghiêm túc.
+ Nội dung sinh hoạt tập trung chấn chỉnh việc học bài của HS, như biểu dương
khen ngợi những học sinh tham gia học tập nghiêm túc đầy đủ, phê bình nhắc


nhỡ những học sinh lười học, bỏ học, về nhà không học bài cũ, đến lớp không
ghi chép bài …
+ Động viên những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những học sinh
yếu nhưng có thái độ học tập tốt .
+ Phân công cho học sinh khá giỏi kèm cặp giúp đỡ những học sinh yếu
kém.Thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh đặc biệt là những trường cá
biệt, thường trốn học bỏ học để phối hợp giáo dục.
- Đối với đoàn thể:
+ Công đoàn thường xuyên phát động phong trào dạy tốt, học tốt cùng với nhà
trường kịp thời tuyên dương khen ngợi những giáo viên và học sinh có thành
tích cao trong giảng dạy và học tập.
+ Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho
học sinh viết cam kết đi học chuyên cần; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp
nhằm thu hút học sinh tham gia đến trường học tập; tổ chức đăng ký đôi bạn ,
nhóm bạn học tập cùng tiến. Thành lập tổ kiểm tra thường xuyên kiểm tra việc
học bài ban đêm của học sinh…

Trên đây là một vài việc làm cụ thể của nhà trường nhằm góp phần trong việc
duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng giáo dục của trường THCS Ngô Quyền . Rất
mong tiếp tục nhận được sự chỉ đạo của ngành giáo dục và sự chia sẻ của các
đơn vị bạn có cùng cảnh ngộ để thời gian tiếp theo nhà trường thực hiện đạt
được kết quả cao hơn.



×