Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

ĐÔ THỊ TRUNG tâm với VIỆC PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.11 KB, 2 trang )

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: ĐÔ THỊ TRUNG TÂM VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 62.31.05.01
Nghiên cứu sinh: Phạm Ngọc Trụ
Người hướng dẫn: GS.TS Lê Thông
Cơ sở đào tạo: Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
1. Những đóng góp mới về mặt học thuật và lý luận
Luận án đã chỉ ra bản chất khoa học của vai trò đô thị trung tâm đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của vùng (đặc biệt chỉ ra vai trò gia tăng quy mô kinh tế, nâng cao trình độ
phát triển và sự lôi kéo sự phát triển chung của vùng); khẳng định 4 yếu tố ảnh hưởng tới phát
triển của đô thị trung tâm (đó là ý chí chính trị của giới quản lý, nhu cầu phát triển của vùng
kinh tế lớn, khả năng mở rộng của đô thị trung tâm cũng như ảnh hưởng từ bên ngoài vùng
hoặc ngoài nước) và đề xuất hệ thống 7 chỉ tiêu định lượng đánh giá vai trò của các đô thị
trung tâm đối với phát triển vùng kinh tế lớn trong điều kiện Việt Nam.
2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
Luận án đã khẳng định rằng, trong giai đoạn 2001-2012 sự phát triển đô thị trung tâm
góp phần quyết định việc hiện đại hóa vùng thông qua việc phát triển những ngành công
nghiệp mới, những sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ mới có công nghệ cao; góp phần cải thiện
dịch vụ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người dân trong vùng về khám chữa bệnh, đào tạo,…
Bên cạnh đó, sự phát triển quá nhanh của các đô thị trung tâm dẫn tới vùng Đồng bằng sông
Hồng thiếu kết cấu hạ tầng (nhất là giao thông vận tải), nhà ở làm cho thị trường nhà đất nảy
sinh nhiều bất ổn, làm xuất hiện các dòng di cư, lao động từ nông thôn vào đô thị trung tâm,
dẫn tới thiếu lao động trẻ ở nông thôn...). Nguyên nhân của những điểm yếu kém chủ yếu phải
kể đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đang bộc lộ nhiều hạn chế. Từ đó Luận án đề xuất
định hướng phát triển các đô thị trung tâm và 3 giải pháp tăng cường vai trò của chúng đối với
phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 một cách có hiệu quả và bền vững.
Luận án kiến nghị Nhà nước cần nhanh chóng ban hành khung luật pháp về phát triển đô
thị trung tâm, trong đó cần đổi mới quan niệm về đô thị và đô thị kiểu một đơn vị hành chính.
Đồng thời, cần triển khai quy hoạch phát triển hệ thống đô thị trung tâm vùng cho thời kỳ dài


hạn khoảng 50-70 năm làm căn cứ để các địa phương tiến hành lập quy hoạch phát triển.
Người hướng dẫn

Nghiên cứu sinh

GS.TS Lê Thông

Phạm Ngọc Trụ


NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
Thesis: CENTRAL CITIES WITH THE SOCIO - ECONOMIC DEVELOPMENT IN
RED RIVER DELTA
Major: Geography (Socio – economic geography)
Code: 62.31.05.01
Ph.D candidate: Pham Ngoc Tru
Supervisor: Prof. Dr. Le Thong
Training institution: Development Strategy Institute (Ministry of Planning and Investment).
1. The academic and theoretical contributions
The thesis points out the scientific nature of central cities’ role towards the socio economic development of the region (particularly points out the role of increasing economic
scale, improving the level of development and dragging the overall development of the region).
Besides, the thesis confirms 4 factors affecting the development of central cities (the political
will of management board, development needs of major economic zones, the scalability of the
central cities as well as the influence from outside or abroad regions) and proposes the system
of 7 indicators for the role of the central cities towards the development of major economic
zones in Vietnamese circumstances.
2. The findings, new proposals drawn from the results of the thesis’s studies and surveys
The thesis has confirmed that, in the period of 2001-2012, the growth of central cities
contributed to the decision to modernize the region through the development of new
industries, high-tech agricultural products and services; contributed to the improvement of

services to meet the basic needs of the people in the areas on healthcare, education and so on.
In addition, the rapid growth of central cities led to the lack of the Red River Delta
infrastructure (especially transport), housing makes housing market fraught with uncertainty,
emergence of migration and labor from rural to central cities (leading to the shortage of young
labor in rural areas ...). The primary cause of the weakness is that the effective and efficient
management of the state is exposing many shortcomings. From these above-mentioned things,
this thesis proposes the development orientation of central cities and three solutions of
strengthening their role towards the development of the Red River Delta until 2030 effectively
and sustainably.
The thesis proposes that the state should quickly promulgate the legislative framework of
central cities’ development, which should renew the concept of city and city - one
administrative unit. Simultaneously, it is necessary to implement development planning of
central cities system for long-term period of 50 - 70 years as the basis for the conduct of local
development planning.
Supervisor

Prof. Dr. Le Thong

Ph.D candidate

Pham Ngoc Tru



×