Tải bản đầy đủ (.pdf) (273 trang)

Giáo trình kế toán quản trị đào thị thu giang (chủ biên) và các tác giả khác pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.97 MB, 273 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
TS. ĐÀO THỊ THU GIANG (Chủ biên)

G IÁO 1RĨNH

KÉ T0،N IIIIÃN TRỊ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MGOẠI THƯƠNG

TS. ĐÀO THỊ THU GIANG (Chủ biẽn)

GIÁO TRÌNH

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ


TRỮỮ‫؛؛‬BẠI KỌC NHi\TRAN6 6

THƯ

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
HÀ NỘI, 2012


Chịu trách nhiệm xuất bản: ĐÒNG KHẤC SỬNG
Biên tập: Nguyễn Kim Dung
Thiết kế bìa: Trần Ngọc Tuấn, Trần Trung

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
70 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội


ĐT: p. TC-HC: 04 3942 3172; TT. Phát hành: 04 3822 0686;
Ban Biên tập: 04 3942 1 1 3 2 -0 4 3 9 4 2 3 1 7 1
FAX: 04 3822 0658 - Website:
Email:
, ٠٠

‫؛‬

CHI NHÁNH NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
28 Đồng Khởi - Quận l - TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08 3822 5062

In 2.000 cuốn, khuôn khổ 16x24 cm. ٠ ‫؛‬
Tại Xí nghiệp in Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc.
Đăng ký kế hoạch xuất bản số: 235- 2012/CXB/125-13/KHKT.
Quyết định xuất bản số: 33/QĐXB-NXBKHKT, ngày 8/5/2012.
In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2012.


MỤC LỤC

LỜI MỞ D Ầ U ................................................................................................... 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN V Ê K Ê TOÁN QUẢN TR Ị........................... 11
1.1. Kháí niệm và lịch sử phát trỉến của kế toán quản t r l ......................... 11

Khải niệm ke toán quản trị........................................................... 11
1.1.2. Lịch sử của kế toủn quàn tri hiện đại........................................ \‫ه‬
1.2. Chức năng của nhà quản trị trong tổ chức và nhu cầu thông tin
kế toán quản trị......................................................................................... 17
7.2.7. Khái niệm về tổ chức................................................................... 17

7.2.2. Chức năng của nhà quản trị......................................................... 18
7.2.2. Nhu cầu thông tin kế toán quản 20..............................................‫رم؛‬
1.3. Phân biệt kế toán tàỉ chinh và kế toán quản trị...................................23
1.4. Bản chất và vai trò của kế toán quản trl.............................................. 25

1.4.7. Bản chất của kế toán quản ‫ م؛‬.‫ ر‬...................................................... 25
7.4.2. Vai trò của kế toán quản ‫ ر م؛‬......................................................... 25
1.5. Nội dung của kế toán quản trị............................................................. 29
7.5.7. Ke toán chi phi và giá thành........................................................ 29
7.5.2. Dự toan ngân sách, kiemsoáíchiphí.......................................... 30

1.5.3. Phùn tich moi quan hệ chi phl - khoi luợng - lợl nhuận
1.5.4. SU dụng thông tin kế todn dế ra quyết định ................................2.1
Tóm tắt nội dung Chuong I ............................................................................32
Thuật ngữ Chương I ........................................................................................ 33

CHƯƠNGIỈ: CHI P H I v A g i A THÀNH....................................................34
2.1.Chi phi....................................................................................................35
2.7.7. Khái niệm và bản chat kinh tế của chi phi .................................. 35

2.1.2. Chlphl trong kế todn tai chinh.................................................‫ﻵﻵ‬


2.1.3, Chi phi trong kế toàn quàn trl...................................................26
2.2. Phân loại chỉ p h i....................................................................................36

2.2.1. Phân loại theo nộl dung kinh tế ban dàu.................................. 26
2.2.2. Phân loại theo chức năng hoạt động ............................................ 38

2.2.3. Phdn loại theo mổl quan hệ giữa cdc chl tiêu trèn bdo

cáo tài chinh......................................................................................42
2.2.4. Phdn loại theo mức độ hoạt dộng hay theo cdch ửng xừ
của chi phi .........................................................................................44
2.2.5. Phdn loại chlphl theo dổl tượng tộp hợp chlphi.......................24
2.2. ố. Các cách phân loại chi phi khác cho việc ra quyết định ............55
2.2.7. Phân loại chi tiết hơn chi phỉ nhân công ..................................... 62
2.3. Giá thành................................................................................................. 63

2.2.1. Khái niệm .........................................................................................63
2.2.2. So sảnh giữa chi phi và giá thành..................................................63
2.2.2. Phân loại giá thành .........................................................................64
Tóm tắt nộỉ dung Chương II............................................................................. 66
Thuật ngtt Chương II......................................................................................... 67

CHƯƠNG III: HỆ THÔNG KẾ TOÁN CHI PH69........................................‫؛‬
3.1. Các hệ thống kế toán chi phi.......................................................... .

..70

3.2. Hệ thống kế toán chi phi theo công việc/dơn dặt hàng......................70

2.2.2. Nội dung hệ thong kế toán chi phi theo công việc .....................71
3.2.2. DOng chlphl trong kế todn chlphi theo công ١?lệc ............... .....٦‫ﻵ‬
2.2.2. Tim hiểu thêm vé' hệ sổphán bổ chi phi sản xuất chung............%9
3.3. Hệ thống kế toán chi phi theo quy trinh............................................... 93

2.7 .‫ و‬. Nội dung của hệ thong kế toan chi phi theo quy trinh .................93
3.3.2. So sdnh hal hệ thổng kế todn chl phi theo công việc và
theo quy trinh .................................................................................... 94
3.3.3. Dòng chiphl trong kế todn chlphi theo quy trinh .......................٩٦


4


3 . 4 .‫ق‬. Sổ đơn vi sản phum quv đồi - Sàn pham hoàn thUnh
tương đương.................................................................................. 101
3.3.5. Lập báo cáo giá thcinh sản xuất................................................ 106
Tóm tắt nội dung Chương III....................................................................... 115
Th ‫ اا‬ật ngữ Chương III................................................................................... 116

CHƯƠNG IV: D ự TOÁN NGÂN SÁCH................................................... 117
4.1. Khái niệm, ý nghĩa và phân loại dự toán ngân sách ........................118

4 . 1 .‫ ر‬. Khái niệm và ỷ nghĩa dự toán ngân sách................................118
4.1.2. Phân loại dự toán ngdn sdch ..................................................... 120
4.2. Quá trinh lập dự toán ngân sách (Dinh mức chi phi).......................122

4.2. ỉ. Khái niệm định mức chi p h ỉ ..................................................... 122
4.2.2. Các loại định mức chi phi .......................................................... 123
4.2.3. Phưcmgphảp xây dựng định mức chi p h i ..................................124
4.3. Hệ thống dự toán ngân sách hoạt dộng hàng nâm ...........................124

4.3.1. Dự toán ngân sách tiêu thụ rón 124 ........................................„ ‫إررﻟﻢ‬٤‫إئ‬
4.3.2. Dự toán ngân sách sản xuất...................................................... 126
4.3.3. Dự toán ngân sách chi phi nguyên vật liệu trực tìếp ................128
4.3.4. Dự toán ngan sách chi phi nhãn công trực
4.3.5. Dự toan ngân sách chi phi sân xuất

....................... 129
............................. 130


4.3. ó. Dự todn chi phi hán hàng và chi phi quản (132 ............................ ‫ر‬
4.3.7. Dự toán háo cáo tài chinh..........................................................134
Tóm tắt nội dung Chương IV ........................................................................140
Thuật ngữ Chương IV ................................................................................... 141

CHƯƠNG V: KIÊM SOAt NGAn

sá ch và kế to á n t r á c h

NHIỆM .................................................................................. 143
5.1. Kỉểm soát ngân sách..........................................................................143

5.1.1. Khái niệm ......................................................................................143
5.1.2. Báo cáo ngân sách tĩnh................................................................145
5


5.1.3. Βάο cáo ngan sách linh Лоа^...................................................... 147
5.2. Kế toán trách nhiệm...........................................................................149

5.2.1. Khái niệm .................................................................................14949
5.2.2. Các loại phân cấp ........................................................................149
5.2.3. Vai trò của quản lỷphân cấp .................................................... 151
5.2.4. Trung tâm trách nhiệm................................................................ 152
5.2.5. Phân bổ chi phi bộ phận phục vụ và lập bảo cáo bộ
phận................................................................................................162
Tóm tắt nội dung Chuơng V ..........................................................................175
Thuật ngữ Chuong V .................................................................................... ; 176


CHƯƠNG VI: MÔI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - KHÔI LƯỢNG LỢI Nh ư Ậ N ....................................................................178
6.1. Một số khái nỉệm cơ bản.................................................................... 178

6.1.1. Lãi trên biến phi ...........................................................

178

6.1.2. Tỷ suất lãi trên biến p h i ............................................... 180
6.1.3. Ket cẩu chi p h i .............................................................................. 181
6.1.4. Đòn bẩy kinh doanh ...................................................................... 183
6.1.5. Các già thiết khi phân tích mối quan hệ Chl phl - Khổl
lượng - Lợi nhuận .......................................................................... 185
6.2. Một số ứng dụng của mối quan hệ Chi phi - Khối lượng - Lợi
nhuận......................................................................................................... 186

6.2.1. Lựa chọnphưcmg án kinh doanh ............................................... 186
6.2.2. Định giả bản sản phẩm trong một sổ trường họp đặc
6.2.3. Phân tích điểm hỏa vổn .................................................................191
6.2.4. Phân tích lợi nhuận mục tiêu .......................................................194
6.2.5. Phân tlch ánh hường cUa kết cảu hOng bủn đến điềm
hòa vơ„ vờ lợi nhuận...................................................................... 195
6.3. ' Một số hạn chế và ứng dụng phân tích mối quan hệ Chỉ phi Khối lượng - Lợi nhuận............................................................................198
6


6.3.1. Giớỉ hạn trong giả thiết.......... .................................................... 198
6.3.2. ửng d p g mở rộng phún tích mổì quan hệ Chl phl Khoi lượng - Lợi nhuận...............................................................199
Tóm tắt nội dung Chương VI ......................................................................204
Thuật ngữ Chương V I ..................................................................................205


CỈỈƯƠNG VII: KẾ TOÁN QUẢN TRI VÓI VIỆC RA CÁC QUYẾT
ĐỊNH .........................^......................................^................206
7.1. Thông tin thích hợp với vỉệc ra quyết dỊnh....................................... 207

7.1.1. Khdl niệm và tiêu chuẩn de xác định thông tin thích hợp.........‫ ذ‬٠‫خ‬
7.7.2. Phân tích thông tin thích hợp với việc ra quyết 214................‫ة„'ﻟﻤ ﻰ‬
7.2. Kế toán quản trị cho vỉệc ra quyết định ngắn hạn ...........................214

7.2.1. Khdl niệm quyết dinh ngản hạn vd tiêu chuẩn chọn
quyet định ngan hạn .....................................................................214
7.2.2. ửng dụng thông tin thich hợp cho việc ra quyểt định...............211
7.3. Kế toán q u n trị cho việc ra quyết định dàỉ hạn ..............................224

7.2.1. Khdl níệm và dặc dlềm cUa vổn dầu tư ddl hạn........................IIA
7.2.2. Thời giá tiền tệ và những ảnh humg đến vốn đầu tu dài
hạn................................................................................................. 227

7.2.2. Thông tin thlch hợp vởì ra quyết dinh dầu tư ddl hạn ..............2.2.4
Tóm tắt nội dung Chương V II......................................................................243
Thuật ngữ Chương V II..................................................................................244
t A i l iệ u t h a m

KHAO............................................................................ 245

PHỰ LỰ C.............................................................................................. .........247


LỜI MỞ ĐẨU

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin ngày càng trở nên quan

trọng và phong phú. Hiện nay thông tin được xem như là một yếu tố trực
tiếp của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong doanh nghiệp, kế toán không
chỉ là công việc tính toán, ghi chép thuần tuý về tài sản, nguồn vốn và quá
trình tuần hoàn của tài sản, mà còn là bộ phận chủ yếu của hệ thống thông
tin, là công cụ thiết yếu để quản lý doanh nghiệp. Chính vì vậy kế toán
doanh nghiệp mới được chia thành hai nhánh là kế toán tài chính và kế toán
quàn trị.
Có rất nhiều khái niệm cụ thể về kế toán quản trị, tuy nhiên hầu hết
các khái niệm đều có một quan điểm thống nhất là kế toán quản trị cung cấp
thông tin cho các nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp và là một bộ phận
kế toán linh hoạt do doanh nghiệp xây dựng phù hợp với đặc điểm sản xuất
kinh doanh của mình.
Môn học kế toán quản trị đã được giảng dạy tại trường Đại học Ngoại
thương từ năm 2005 cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh. Cho đến nay,
môn học đã trở thành một môn học rẩt quan trọng trong chương trình đào
tạo cử nhân và thạc sỹ ngành Quàn trị kinh doanh. Chính vì vậy các giảng
viên thuộc Bộ môn Kế toán - Khoa Quản trị Kinh doanh - trường Đại học
Ngoại thương đã biên soạn cuốn Giáo trình Kế toán quản trị nhằm phục vụ
cho việc giảng dạy và nghiên cứu môn học này. Tham gia biên soạn cuốn
sách bao gồm:
TS. Đào Thị Thu Giang; Chương 1,11, III, VII, một phần chương V;
ThS. Phạm Thu Hương; Chương IV, VI;
ThS. Trần Tú Uyên: một phần Chương V.
Do đây là lần đầu xuất bản, cuốn sách sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần xuất bản
sau có thể hoàn thiện hơn.

Tập thể tác giả



Chương I
TỔ N G QUAN VỀ KÊ TOÁN QUẢN TRỊ

Kế toán quản trị đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống doanh nghiệp
và được xem như là một bộ phận không thể tách rời trong mô hình quản trị
doanh nghiệp hiện đại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu kế toán quản trị đã trở
thành nhu cầu thiết yếu đối với các đơn vị, các tổ chức và đặc biệt là các
doanh nghiệp. Kế toán quản trị không chỉ đơn thuần là việc cung cấp các số
liệu, các thông tin kế toán mà là việc vận dụrig các lý thuyết, mô hình quản
trị, các kỹ năng quản lý doanh nghiệp kết họp với phân tích thông tin để ra
các quyết định quản trị.
Mục tiêu nghiên cứu cùa Chương I bao gồm:
- Hiểu được khái niệm, lịch sử phát triển cũng như bản chất của kế
toán quản trị;
Hiểu được vai trò của kế toán quản trị đối với việc thực hiện các
chức năng của nhà quản trị;
٠

- Phân biệt được kế toán quản trị và kế toán tài chính;
- Nắm được những nội dung cơ bàn của kế toán quản trị.

1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển của kế toán quản trị
1.1. /. Khái niệm kế toán quản trị
Xã hội càng phát triển, nhu cầu thông tin ngày càng trở nên đa dạng
và phong phú. Hiện nay, thông tin không chỉ đơn thuần là yếu tố hỗ trợ mà
còn được xem như là một yếu tố trực tiếp cùa quá trình sản xuất kinh doanh.
Kế toán không chỉ là công việc tính toán, ghi chép thuần túy về vốn, nguồn
vốn và quá trình tuần hoàn của vốn, mà còn là bộ phận chủ yếu của hệ thống
thông tin, là công cụ thiết yếu để quản lý kinh tế vĩ mô và vi mô.


11


Theo Luật Ke toán Việt Nam năm 2003, “kế toán là việc thu thập, xử
lý, kiểm tra. phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình
thức giá trị. hiện vật và thời gian lao động” '. Kế toán là một phân hệ thông
tin thực hiện việc phản ánh và giám đốc mọi diễn biến của quá trình hoạt
động thực tế thông qua một số các phương pháp riêng biệt gắn liền với việc
sử dụng ba loại thước đo: tiền, hiện vật và thời gian lao động trong đó thước
đo bàng tiền là chủ yếu. Qua đó, kế toán thực hiện cung cấp các thông tin
một cách toàn diện và nhanh chóng về tình hình và kết quả hoạt động của
đơn vị. Trong doanh nghiệp, kế toán được chia thành hai nhánh là kế toán
quản trị và kế toán tài chính. Sự chia tách kế toán thành kế toán tài chính và
kế toán quản trị là để thirc hiện các mục đích cụ thể của các đổi tượng sử
dụng thông tin, đáp ứng yêu cầu cụ thể hơn, hữu ích hơn cho các đối tượng
đó.

“Kể toán tài chỉnh là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung
cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu
cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán”‫ ؛‬. Kế toán tài chính là hoạt động
thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin liên quan đến quá trình hoạt động của
doanh nghiệp cho những đổi tượng bên ngoài doanh nghiệp, giúp họ ra các
quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm.
Vậy kế toán quản trị là gì? Quản trị có thể được xem như toàn bộ các
hoạt động liên quan đến việc điều hành một tổ chức, không quan trọng đó là
loại hình tổ chức nào, ờ khu vực tư hay công. Ke toán quản trị cũng được
coi là bao gồm tất cả các hoạt động nhằm kiểm soát, đánh giá hoạt động của
một tổ chức hay lập kế hoạch cho hoạt động của một tổ chức trong tương
lai.
Kế toán quản trị không những cung cấp thông tin cho các nhà quản trị

cấp cao để ra quyết định kinh doanh, quyết định đầu tư và sử dụng các
nguồn lực mà còn cung cấp cả các thông tin về các mặt kỹ thuật để các nhà
quản lý sử dụng và thực thi trách nhiệm của minh.
Như vậy, kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động
nội bộ của doanh nghiệp, như: chi phí của từng bộ phận, từng công việc, sản
phẩm; phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi

' Khoản 1, Điều 4, Chương I, Luật Kế toán số 03/2003/Q H I1 ngày 17/06/2003
٠

Khoản 2, Điều 4, Chương [, Luật Ke toán số 03/2003/Ọ H I1 ngày 17/06/2003

12


ph !'١ lợi 1 ‫ اا‬1‫ ; اا ز؛ ا ا ا‬٩ ‫ اا ةاا‬Y tài sản. vật tư, tiồii vốn. c(")ng nợ; pliân tícli mối quan
liệ еій'а clii phi với khối lu'ợng và lợi nihuận; 1‫ ا؛'اا‬ưhọn thông tin thícli liợp
clio các qL!yết d!nh đầu tu' ngắn liạn và dài hạn; lập dự toán ngân sácli sản
,١ uất. kinh doanh;... nhằni phqc vq việc điCu hành, kiểm tra và ra quyết djnh
ki!ih tế. Ke toả!i quản tri là cô!ig việc của từng doanh ngliiệp, Nhà nước chỉ
hướng dẫn các nguyên tắc. cách th(i'c tổ chr'ic và các nộỉ dung, phrrong pháp
kế t،١án quítn ti'1 chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá
trinh thqc liỉện.
CO rất nliỉều khái niệm khác nliau về kế toán quản trl do các nhà
nghiên ctm cliuyên môn dã du'a !'a nliu:

" íế loan qucin trị là một bộ phận trong liệ thống tliông tin của một tồ
chLrc. Các nhà quản lý dụ'a vào tliOng tin kế toán quản trl dể hoạch dinh và
kiểm soát hoạt dộng của tổ chức” (Hilton, 1991 ).


‘ĩ ế toán qnán trị cung cấp tài liệu cho các nhà quản lý là những
người bên trong tổ chức kinh tế và có trách nhiệm trong việc điều hành và
kiểm soát mọi hoạt dộng của tổ clitre dó” (Ganison, 2003).
Tlieo các gíáo sư dại học Soutli Flol'ida là Jack L. Smítli; Robert M.
Keith và William L. Stepliens: 'Kế toán quản trị là một liệ thống kế toán
cung cấp cho các nhà quản trị những thông tin dinh lượng mà liọ cần dể
lioạch dinh và kiểm soát”.
Mặc díi dược dịnli ngliĩa theo nliiều kliía cạnh khác nliau nhrr trên,
nhmig tất cả dều thống nhất chung mực dícli kế toán quản trị cung cấp thông
tin định lượng tinh lilnh kinli tế - tài cliínln về hoạt dộng doanh nghiệp cho
các nhà quản trị ở doanh ngliiệp và kế toán quản trị là một bộ phận kế toán
linh lioạt do doanh nghiệp xây dựng Ịihìi hỢỊ) với dặc điẻm kinh tế kỹ tliuật,
tổ chtrc quản ly.
Theo luật kế toán Việt Nam. kế toán quản trl dược hỉểu là “việc thu
thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinli tế, tài chínli theo yêu cầu
quản trị và quyết dỊnh kinh tế, tài cliính trong nội bộ dơn vị kế toán (Luật Kế
toán, khoản 3, diều 4).
Trong gỉáo trìnli này, chUng ta thống nhất khải niệm kế toán quản trị
(KTQT) là một lĩnh vực kế toán dược tliỉết kế để phục vụ nhu cầu thông tin
cíia các nhà quản lý và các cá nhân khác làm việc trong một tổ chírc. Như
vậy, kế toán quản trị có tliể sử di..mg trong bất cứ tổ chức nào, trong dó có
٦


các doanh nghiệp, và bên cạnh các doanh nghiệp sản xuất, nó cũng được sử
dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp thưcmg mại dịch vụ và thậm chí c‫؛‬ì các
tổ chức phi lợi nhuận.
1.1.2. Lịch sử của kế toán quản trị hiện đại
Kế toán quản trị xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm đầu của thế
kỉ XIX. Sự phát triển mạnh cả về quy mô và phạm vi hoạt động của các

doanh nghiệp trong giai đoạn này đặt ra yêu cầu cho các nhà quản trị phải
kiểm soát và đánh giá được hoạt động của chúng. Một trong các doanh
nghiệp áp dụng kế toán quản trị đầu tiên ở Mỹ là công ty dệt Lyman Mills.
Để xác định được hiệu quả sản xuất của các sản phẩm cụ thể và đánh giá
được kết quả hoạt động của các bộ phận, công ty này đã áp dụng hệ thống
kế toán theo dõi tình hình sử dụng vật tư, chi phí nhân công và các chi phí
trực tiếp phát sinh hàng ngày. Kế toán quản trị cũng được áp dụng tại công
ty Louisville & Nashville^ hoạt động trong ngành đưòrng sắt vào năm 1908
khi phạm vi hoạt động của công ty ngày càng mở rộng và công việc xử lý
ngày càng phức tạp. Để kiểm soát thu, chi trên địa bàn rộng lớn, công ty này
đã chia kế toán thành hai bộ phận theo dõi chi phí và thu nhập theo từng khu
vực để lập báo cáo cho các nhà quản trị. Trên cơ sở của hạch toán chi phí,
Albert Fink - phó chủ tịch công ty là người đầu tiên tính toán được chi phí
cho 1 tấn/km vận chuyển vào cuối thập niên 60 cùa thế ki này. Trong ngành
luyện kim, kế toán quản trị cũng được áp dụng từ rất sớm. Andrew
Carnegie'. - một doanh nhân lớn của thế kỉ XIX đã áp dụng kế toán quàn trị
để quản lý DN của mình từ năm 1872. Dựa trên ý tưởng sử dụng chi phí như
nhau thì phải tạo ra được lợi nhuận bằng nhau, ông đã chia doanh nghiệp
của mình ra thành nhiều bộ phận để theo dõi và hạch toán. Carnegie sử dụng
báo cáo hàng tháng về chi phí vật tư và nhân công sử dụng ở từng bộ phận
để kiểm soát và đánh giá hoạt động của chúng. Việc kiểm soát chất lưọTig và
cơ cấu vật liệu cũng được thực hiện trong quá trình sản xuất. Bằng cách này
Carnegie đã giảm được chi phí đến mức thấp hơn các đối thù cạnh tranh,
phát huy hết các khả năng sản xuất và đưa ra được giá bán hợp lý. Không
chỉ trong ngành đưòmg sắt, luyện kim, kế toán quản trị trong giai đoạn này
còn được áp dụng cả trong các ngành dầu khí, hóa chất và cơ khí chế tạo.

^Louisville & Nashville là công ty đường sắt thành lập từ đầu thế kỳ XIX tại Hoa Kỳ.
■.Andrew Carnegie (1835-1919) là người một doanh nhân người Mỹ gốc Tô Cách Lan và
được mệnh danh là Vua T h ép, ô n g là người giàu thứ hai trong lịch sử thế giới.


14


Tuy nhiên, trong giai đoạn này các nhà quản trị mới chỉ kiểm soát được các
chi phí sản xuất trực tiếp. Các phương pháp phân bổ chi phí chung cho các
sản phẩm và các thông tin về sử dụng tài sản cố định vẫn bị bỏ qua.
Kế toán quản trị tiếp tục phát triển mạnh vào những năm đầu của thế
kỷ XX. Pierre Du Pont, Donaldson Brown và Alfred Sloan là những người
đóng góp nhiều cho sự phát triển của kế toán quản trị trong giai đoạn này.
Công ty Du Pont Power được thành lập vào năm 1903 bằng việc họp nhất
các công ty nhỏ sản xuất các bộ phận sản phẩm vói nhau. Đe dễ dàng kiêm
soát và đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, Du Pont chia công ty
thành các bộ phận nhỏ và thay đổi từ mô hình quản trị tập trung sang mô
hình quản trị phân quyền.
Theo nguyên tắc “phân quyền trách nhiệm để kiểm soát' tập trung”,
tiếp theo ý tưởng của Du Pont, Brown và Sloan đã đưal ra nhiều sáng kiến để
giải quyết các vấn đề phức tạp trong quản trị công ty General Motors. Cùng
với việc xây dựng hệ thống thông tin phục \'Ụ cho quản trị doanh nghiệp,
công ty đã thực hiện việc phân quyền trách nhiệm. Các bộ phận và các
phòng ban trong công ty được giao quyền tự chủ, tự ra quyết địiứi và tự chịu
trách nhiệm trong định giá, liên kết sản xuất, tìm kiếm khách hàng, thiết kế
sản phẩm, mua vật tư và điều hành quá trình sản xuất. Nhờ áp dụng cơ chế
phân quyền công ty tạo điều kiện cho các nlià quản trị phát huy hết năng lực
và chủ động sáng tạo của họ trong điều kiện được trực tiếp tiếp cận với
thông tin do kế toán quản trị cung cấp để ra các quyết định phù hợp và kịp
thời.
Sau sự sụp đổ của thị trường chimg khoán năm 1930, ủ y ban chứng
khoán Mỹ buộc các công ty phải công bố báo cáo tài chính. Do vậy nghiên
cứu kế toán trong giai đoạn này đều tập trung vào các báo cáo tài chính nên

kế toán quản trị bị sao nhãng. Cho đến thập kỉ 80, do sức ép cạnh tranh và
sự thành công vượt bậc của các doanh nghiệp ở châu Á, đặc biệt ở Nhật
Bản, kế toán quản trị ở Mỹ mới lại được tiếp tục nghiên cứu và phát triên.
Các phương pháp JIT (Just in time) và kế toán chi phí,... được áp dụng rộng
rãi và lần đầu tiên kế toán quàn trị cũng được đưa vào giảng dạy tại Đại học
Kinh doanh Harvard và Viện Công nghệ Massachusets.
ở châu Á, sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với sự phát triển của
các trường phái quản trị theo kiểu Nhật Bản, kế toán quản trị cũng được
hìnli thành để phục vụ cho nhu cầu thông tin của các nhà quản trị doanh

15


nghiệp. Các phương pháp kế toán quản trị theo kiểu Nhật Bãn được nói
nhiều đến là “Chi phí theo mục tiêu” (Target Costing) và “Cải tiến liên tục”
(Kaizen Costing).
Quá trình tiến hoá của kế toán quản trị có thể mô tả bằng sơ đồ 1.1:
S ( f đ ổ ỉ. Ị.

S ự p h á t triê n c ủ a kể to á n q u ả n

١ ۶

۶

So. đô tiên hóa của kê toán quản trị
Các nội
dung
đưọ ٠c
nhẩn

m ạnh

C ác kỹ
thuật
đ ư ọ c sử
dụng
t

X ác định
và kiểm
soát chi
phí

H oach
đinh
٠
٠
và kiểm
soát quản !ý

G iá trị
trên các
nguồn lực

G iai
đoạn 1
(1950)

G iai
đoan

٠ 2
(1965)

G iai
đoan
٠ 3
(1985)

Lập dự
toán và
kế toán
chi phí

Phân
tích
quyết
định và
kế toán
trách
nhiệm

Phân tích
quy trinh
và tái cấu
trúc hệ
thống

T ao
٠ thêm
giá trị


G iai
đ oạn 4
(1995)

Sử dụng công
nghệ thông tin
và tài nguyên
tri thức để kiểm
tra các tiêu thức
về giá trị khách
hàng, giá trị cổ
đông và đổi
mới tổ chức

ở giai đoạn 1, kế toáh quản trị được xem là một hoạt động đơn thuần
mang tính chất kỹ thuật nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Sang giai
đoạn 2, kế toán quản trị được xem như một hoạt động quản lý nhưng ở vai
trò như một nhân viên thừa hành, hồ trợ cho các nhà quản lý cấp cao trong
đơn vị thông qua việc cung cấp thông tin cho mục đích hoạch định và kiếm
soát, ớ giai đoạn 3 và 4, kế toán quản trị trở thành một bộ phận gắn liền với
hoạt động quản lý, cung cấp các thông tin một cách kịp thời cho người quản
lý. Mục tiêu của kế toán quản trị ngày nay là tạo thêm giá trị cho đơn vị
thông qua việc sừ dụng nguồn lực tốt nhất. Các giá trị bao gồm: Giá trị cho

16


sản phẩin, dịch vụ của dơn V! phục vụ khách hàng và g‫؛‬á trị cho cổ ph‫؛‬ếu
của dơn vị trên thị trường chứng khodn.

Dể phục vụ cho các mục tiêu của nhà ٩ uản lý, kế toán quản trl hiện
dại dã phát trỉển các công cụ và kỹ thuật phù hợp. Theo dó, các công cụ này
bao gồm: công cụ hỗ trợ cho việc tini hiểu thl trường‫ ؛‬công cụ hỗ trợ cho
việc lập kế hoạch chỉến lược‫ ؛‬công cụ đánh giá kết quả‫ ؛‬công cụ quản lý và
phát triển tri thức.
Như vậy, có thể thấy hỉện nay kế toán quản trl ở các nước tiên tiến dã
phát triển vưsách nhằm phục vụ cho việc kiểm soát chỉ phi. Kế toán quản trị dã cO những
bươc tiến rất xa trong những năm cuối thế kỷ XX dể trở thành một bộ phận
khOng thể tách rờ‫ ؛‬của quản trl doanh nghỉệp.
Nghiên cứu sự phát triển của kế toán quản trị cho thấy, kể toán quản
trị hình thành và phát triển xuất phát từ nhu cầu thông tin quản trị doanh
nghiệp. Môỉ trưímg cạnh tranh buộc các doanh nghỉệp phải tỉm mọi bỉện
pháp mở rộng và phát triển thi trường, gỉảm chi phi, nâng cao lợỉ nhuận. Kế
toán quản tr‫ ؛‬là công cụ hữu hiệu cho phép các nhà quản trị kiểm soát quá
trinh sản xuất, đánh gíá hiệu quả hoạt dộng của từng bộ phận trong doanh
nghíệp dể cO các quyết d‫؛‬nh phù hợp và hỉệu quả.

1.2. Chức năng của nhà quản trị trong tổ chức và nhu cầu thông tỉn kế
toán quản trị
1.2.1. Khái niệm về tổ chức
Tổ chức dược xác dinh là một nhOni ng‫ ا‬rờ‫ ؛‬l‫؛‬ên kết với nhau cUng thực
hỉện một hay một số mục tiêu cluing nào dó. Các mục tỉêu của tổ chức dề ra
dể thực hiện trong một thờỉ kỳ chínli l.à mục dích của tổ chức. Không phảỉ
các tồ chức dều có mục tỉêu giống nhau. Mục tíêu của tổ chức do loạỉ hình
tổ chức dó quyết định. Thông thường chUng ta chia tổ chức thành hai loạỉ: tổ
chtrc hoạt dộng vỉ lợỉ nhuận và tổ chức phi lợi nhuận.
Dổỉ với các tổ chức hoạt dộng vỉ mục tiêu lợi nhuận thỉ dương nhỉên
mục tiêu của các tổ chức dó là tối tia hOa lợi nhuận, dể phân phối cho các
chíi sở hữu liay các cổ đông.


17


Còn mục đích chính của các tổ chức phi lợi nhuận thường là cung cấp
các dịch vụ và lợi ích công, không phân phổi các quỹ thặng dư cho cac chủ
sở hữu hoặc các cổ đông.
Như vậy, khi đề cập đến tổ chức là dề cập đến sự liên kết hoạt động
con người để thực hiện mục tiêu chung. Tổ chức tồn tại và phát triển khi có
sự liên kết cùng hướng về mục tiêu chung và tổ chức sẽ có nguy cơ phá sản,
giải thể nếu khi sự liên kết không tồn tại hoặc mục tiêu không được xác
định.
1.2.2. Chức năng của nhà quản trị
Bất kỳ một nhà quản trị nào khi đại diện cho tổ chức để điều hành
hoạt động, và đặc biệt là các nhà quản trị doanh nghiệp đều gắn liền với
những chức năng cơ bản sau:

Lập kế hoạch·, đòi hỏi nhà quản trị phải dự tính về tương lai và đặt ra
những mục tiêu. Những mục tiêu này thường biến đổi từ việc tối đa hóa lợi
nhuận ngắn hạn và thị phần, duy trì những cam kết về bảo vệ môi trường tới
đóng góp cho các chương trình xã hội. Một mục tiêu chủ yếu của quản trị là
làm tăng giá trị cho doanh nghiệp trong tầm kiểm soát. Giá trị thường được
tính toán dựa vào giá trao đổi cổ phiếu của doanh nghiệp và giá bán tiềm
năng của công ty.
Như vậy, lập kế hoạch là việc thiết lập và thông báo những công việc
cần thực hiện, những nguồn lực cần huy động, những con người cần phối
hợp thực hiện, thời gian thực hiện, những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt
được để tổ chức hướng về mục tiêu đã định. Kế hoạch có thể tồn tại dưới
hình thức kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch trung hạn hoặc kế hoạch dài hạn và
cũng có thể xây dựng theo một mức độ nhất định (kế hoạch tĩnh) hoặc xây

dựng linh hoạt theo các mức độ hoạt động khác nhau (kế hoạch linh hoạt).

Tổ chức điểu hành: bao gồm việc phối hợp những hoạt động khác
nhau trong công ty với nguồn nhân lực để làm cho chu trình hoạt động được
trơn tru, là chức năng liên kết giữa con người với con người trong tổ chức,
giữa con người với các nguồn lực để thực hiện kế hoạch của tổ chức nhằm
đạt được thành quả và hiệu quả cao nhất. Chức năng này có liên quan đến
việc thực hiện những mục tiêu trong kế hoạch... Chức năng tổ chức điều
hành thông qua hoạch định cụ thể: (i) những công việc của từng thành viên,
(ii) quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên.

18


١

S f í đ ô 1.2.

f

Q u y trìn h ra q iiy ê t định c ù a n h à q u ả n trị

Lập kế hoạch

١
>

Tổ chức điều hành

)■


Kiểm soát

Trong điều hành, nhà quản trị giám sát hoạt động hàng ngày và giữa
kỳ hay nói cách khác nhà quản trị giám sát công việc của từng thành viên,
giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong sự liên kết giữa các thành viên
căn cứ trên quyền hạn và trách nhiệm của minh.

Kiểm soát: là chức năng đảm bảo cho công việc của tổ chức đi đúng
mục tiêu. Biểu hiện chức năng kiểm soát của nhà quản trị chính là việc

19


nghiên cứu báo cáo kế toán và các báo cáo khác; so sánh số liệu báo cáo vói
số liệu kế hoạch để kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm nhằm kịp
thời điều chinh, giúp đỡ các thành viên hoàn thành nhiệm vụ. Trong quá
trình thực hiện chức năng kiểm soát, nhà quản trị luôn tiếp xúc và ghi nhận
thông tin phản hồi từ thực tiễn và kịp thời chuyển hóa thông tin phản hồi
thành thông tin kế hoạch trong tương lai.

Ra quyết định: Quản trị là việc đưa ra các quyết định. Nhà quản lý ở
mọi vị trí trong công ty đều phải đưa ra các quyết định. Đưa ra quyết định là
chức năng lựa chọn những giải pháp và phương án tối ưu. Ra quyết định
không phải là một chức năng độc lập mà luôn gắn liền với chức năng ■khác.
Trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức điều hành hoặc kiểm tra luôn tồn tại
chức năng ra quyết định.
Tất cả các quyết định đều phải dựa vào nền tảng thông tin. Chất lượng
của quyết định trong quản lý phản ánh chất lượng của thông tin kế toán và
thông tin khác đã được tiếp nhận. Sự biến động của môi trưòug kinh doanh,

sự phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, hình thức quản lý của các tổ chức
đã đặt ra nhu cầu thông tin mới mà kế toán cần phải thiết lập một phương
thức mới để xử lý và cung cấp thông tin thích họp. Vì vậy, việc nắm bắt quy
trình ra quyết định qua đó xác định những thông tin cần thiết đối với nhà
quản trị là điều cần thiết đối với nhân viên kế toán quản trị.

1.2.3. Nhu cầu thông tin kế toán quản trị
Kế toán cung cấp thông tin kinh tế - tài chính định lượng và thông tin
giúp cho các nhà quản trị hoàn thành các chức năng lập kế hoạch, tổ chức
điều hành, kiểm tra và ra quyết định.

Với chức năng lập kể hoạch, nhà quản trị phải thiết lập các loại kế
hoạch, dự toán như kế hoạch sàn xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư, dự toán
ngân sách hoạt động tổng thể hàng năm. Để có thể thực hiện chức năng này,
các nhà quản trị sẽ phải cần rất nhiềụ thông tin kế toán quản trị, chẳng hạn
như chu kỳ tăng doanh thu, khả năng sinh.'lời, năng lực sản xuất, hiệu quả
sản xuất, mức độ hàng tồn kho,...

Với chức năng tổ chức, điều hành, nhà quản trị cần một lượng lớn
thông tin, đặc biệt là những thông tin phát sinh hàng ngày như thông tin về
giá thành ước tính, thông tin về giá bán, thông tin về lợi nhuận,... từ hoạt
động sản xuất kinh doanh để kịp'thời điều chỉnh, tổ chức hoạt động.

20


Với chức năng kiểm tra, kh‫ ؛‬kế hơạch đã dược lập, dể dảm bảo tinh
khíi till của kế hoạch, các nhà quản trị phíii nắm dưọc những chênh lệch phát
sinh giữa kế hoạch và thực tế. Nhà quản trị cần những số liệu thực tế, thông
tin chênh lệch gỉ٥ 'a thụ'c tế với kế hoạch, dể có thể diều chinh kịp thOi, dảm

bả() hoạt dộng sản xuất diễn ra tlieo đúng kế hoạch..

Với chức nang ra quyệt định. thOng tin kế toán thường là nhân tố
chinh trong việc ra quyết định của nhà quản trị. Thông tin này lý gỉải, phân
tích và chUng minh cho các q.uyết định cíia nhà quản trị. Diều này dược thể
hiện rất rõ thông qua bản chất ctia thông tin kế toán. NO là nguồn tin mang
tinh chinh xác cao, klp thời, hữu ích SO với thông tin tU nhUng lĩnh vực
chuyên ngành khác. Bởi lẽ, nó luôn phản ánh tinh hình thực tế theo những
tiêu chuẩn, phương pháp quy định mang tinh thống nhất cao và dồng thờỉ
dược thUa nhận khá rộng rãi.
Trong môi truímg kinh doanh hỉện nay, n,hu cầu về thông tin trong
công tác quản trị dã có sự gia tăng rất lớn và da dạng do áp lực từ những
thay dổỉ nhanh chOng của các vấn dề sau:
- Sự toàn cầu hóa về kinh tế ngày càng phát triển và lan rộng‫؛‬
- Sự mở rộng dầu tu hợp tác kinh tế giữa các quốc gia‫؛‬
- Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các công ty trong n.ước, giữa
các công ty ở các quốc gia khác nliau;
- Sự tỉến bộ nhanh chóng về khoa học - kỹ thuật thúc đẩy sự tự dộng
hóa ngày càng toàn diện trong lĩnli vực sản xuất - kinh doanh:
- Sự ra đời ngày càng nhiều các công cụ quản lý, các chuyên ngành
khoa học hỗ trợ dắc lực cho các cong tác qtiảlt lý, kế toán‫؛‬
- Sự phát triển về quy mô, ranli gỉới hoạt động của các tổ chUc.
Chinh nhfmg diều này dâ làm cho kế toán phát triển sâu rộng hơn về
tinh chất và dặc điểm thOng tin cần phải cung cấp. Thông tin kế toán giờ đây
không chỉ phải tuân thủ theo các nguyên tắc chuẩn mực kế toán mà còn phảỉ
dảm bảo tinh linh hoạt, kịp thời và hữu ích nhằm hỗ trợ dắc lực cho nhà
quản trị troitg môi trường kinh doanh mớỉ.
Nhu vậy, một lần nữa có thể thấy rằng, sự phát trỉển của khoa học
công nghệ và môi truCmg kinh doanh hỉện nay cQng nhu nhu cầu thông tin
của nhà quản lý ngày càng cao da tạo cơ sở khách quan cho sự ra dờỉ và


21


phát triến của kế toán quản trị. Kế toán quản trị kết hợp với kế tf ồn tài chinh
giúp các nhà quản trị nâng cao khả năng điều hành, quản lý tổ chức một
cách có hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Với mỗi đối tượng sử dụng thông tin kế toán quản trị, nhu cầu thông
tin của kế toán quản trị là khác nhau, chẳng hạn như:
Giám đốc kinh doanh (Sales Manager) sẽ cần thông tin kế toán quản
trị về xu hướng doanh thu, khả năng sinh lời, mức hàng tồn kho, tỷ lệ quay
vòng hàng tồn kho, trình độ của nhân viên phòng kinh doanh (được đo
lường bằng nhiều cách), giá trị doanh thu theo khách hàng, vùng, khu vực
hay theo dòng sản phẩm.
Giám đốc sản xuất (Production Manager) sẽ yêu cầu thông tin kê toán
về năng lực sản xuất, hiệu quả sản xuất, mức độ sử dụng máy móc, trình độ
công nhân sản xuất, xu hướng chất lượng sản xuất, mức độ hàng tồn kho, tỷ
lệ hàng phế liệu, hàng hỏng...
Giám đốc nhân sự (HR Manager) sẽ yêu cầu các thông tin kế toãn về
tỷ lệ nghỉ việc, đến muộn; chi phí và hiệu quả của quá trình tuyến dụng, quá
trình đào tạo; sự biến động và xu hướng của tiền lương, tiền công trong
doanh nghiệp...
Tổng giám đốc (General Director) hoặc một cấp quàn lý cấp cao hơn
sẽ yêu cầu tất cả các thông tin về các vấn đề ở trên nhưng ở mức độ tống
hợp và tóm lược hơn. Các nhà quản lý cấp cao sẽ có khả năng nhìn nhận vân
đề từ những thông tin tổng quát mà không cần quá quan tâm đến những
thông tin chi tiết, và do đó những thông tin họ cần sẽ mang tính chiến lược
hơn. Thêm vào đó, các nhà quản lý này sẽ quan tâm đến các khía cạnh rộng,
mang tính dài hạn và yếu tố chính trị của hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Do đó, yêu cầu đối với thông tin phải có phạm vi rộng hơn, thường thiên vê

thông tin phi tài chính và không cần quá chính xác.
Ngoài ra, các nhân viên cũng có thể có yêu cầu về nhiều loại thông tin
quản lý dù rằng họ không phải là một nhà “quản lý” theo đúng nghĩa, ví dụ
như:
- Hiệu quả làm việc của các nhân viên ở các phòng ban, ở các dây
chuyền sản xuất,... so sánh với những người khác, nhất là khi lương và
thường của nhân viên phụ thuộc vào hiệu quả làm việc của người đó.

22


- '٢ hông tin về v‫؛‬ệc so sánh các mtrc' !t.rơng., nhất là trong giai đoạn
dàn١ phán hợp dồng.
- Thông tin về vỉệc so sánh lợi ĩhuậii. vả hiệu quả chung của tổ chức
với d،)i thíi cạnh tranh.
Nhu vậy, nhu cầu thông tin kế toán ,quản trl có thể xuất phát từ các
nhả quản trl khi thực liỉện chtic năng q‫ اا‬ả‫ ا‬n trị. chng có thể xuất phát từ
những nguOi lao dộng khi muốn tim hiểu vê điều kiện cũng nhu môi trường
lao dộng của minh, ở m.ỗi cấp độ, nhu cầu t:hông tin kế toán quản trị là khác
nhau, có thể là chi tiết và có thể là tổng hợp. Do dó, tim hiểu nhu cầu thông
tin kế toán nói chung và thông tin kế toán (quản trị nói riêng là diều mà các
nhà kế toán phải liiểu rO trước kill cung cấp tliOng tin dể dảm bảo tinh hữu
ích cíia thOng tin cung cấp.

1.3. Phân bíệt kế toán tàỉ chinh và kế toán quản trị
Điểm gỉống nhau căn bản dầu tiên g.iữa kế toán tài chinh và kế toán
qutm trị là cả hai nhánh kế toán đều xem xét những nghiệp vụ kinh tế của
do٤inh ngliiệp và dều quan tâm dến tài sản, nguồn vốn, chi phi, doanh thu,
kết quả hoạt dộng... Do dó, dối tượng của kế toán tài chinh và kế toán quản
trl là giống nhau. Một bên phản ánh tổng quát\ à niột bên phản ánh chi tiết,

ti ml các vấn dề dó. Ví dụ, xác dinh chi phi sản xuất dổi với mỗi sản phẩm
là một phần của kế toán quản trỊ còn báo cáo về chi phi cho tổng số sản
phảm dược sản xuất và bán ra là một phần cíia kế toán tài chinh. Thêm vào
dó, thông tin của cả kế toán quản trị và kế toán tàí chinh dều phải dược
thông báo tới những bên có liên quati.
Bên cạnli dó, kế toán quản trị và kổ toán tàỉ chinh dều dựa trên hệ
thống ghi chép ban dầu cí!a kế toán, llệ thOng ghi chép ban dầu là cơ sở dể
kế toán tài chinh soạn thảo cUc báo cáo lài cliírih dinh kỳ, cung cấp cho các
dốỉ tượng ở bên ngoài. Dối với kế tohn qu.àn trị, hệ thống dó cũng là cơ sở
dể vận dụng, xử lý nhằm tạo ra các thOng tin thích hợp cho vỉệc ra quyết
dinh của các .nhà quản trị. Kế toán quản trl sử dụng rộng rẫỉ các ghi chép
hàng ngày của kế toán tài cliínli, mặc díi c.ỏ triển khai và tăng thêm số lỉệu
cũng nliu nội dung của các thông tin đỏ.
Ngoài ra, kế toán quản trị và kế toán tải chinh dều biểu hiện trách
nhiệm của ngiíời quản ly. Kế toán tài chinh biểu hiện trách nhiệm của người
quản ly cấp cao, còn kế toán quản trl biểu hiện trách nhiệm của các nhà

23


quản lý các cấp bên trong doanh nghiệp. Nói cách khác, kế toán tài chính
hay kế toán quản trị đều có vai trò trong việc quản lý hoạt động của doanh
nghiệp.
Những nhu cầu khác nhau về dữ liệu kinh doanh của các bên liên quan
trong một doanh nghiệp là nguyên nhân của những sự khác biệt giữa hai
nhánh kế toán.
Những khác biệt cơ bản giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính
được tóm tắt ở Bảng 1.1.

Bảng 1.1. Sự khác biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính

Ke toán tài chính

Kế toán quản trị

Người sử dụng bên ngoài
doanh nghiệp: như cô đông,
chủ nợ và các đại lý thường
xuyên

Người sử dụng bên trong doanh
nghiệp: lănh đạo, người quản lý
các phòng ban, và những người
giám sát trong công ty...

Các loại báo cáo tài chính

Báo cáo nội bộ

Lập theo quý và theo nă.m

Lập theo yêu cầu

Mục đích của
bảo cảo

Cung cấp thông tin theo
mục đích thông dụng cho
mọi đối tưọTig

Cung cấp thông tin theo mục

đích cụ thể cho nhừng đối tượng
cụ thể, phục vụ những yêu cầu
nhất định

Nội dung của
báo cảo

Phản ánh toàn bộ đom vị
như một thực thể thống
nhất và có tính cô đọng cao

Phản ánh từnạ bộ phận của đơn
vị và có thể rất chi tiết

Giới hạn trong hệ thống bút
toán kép và dữ liệu chi phí

Có thể mở rộng hơn hệ thống
bút toán kép tới bất cứ dữ liệu
liên quan nào

Chuẩn mực báo cáo thường
tuân theo các nguyên tắc kế
toán chung được công nhận

Chuẩn mực báo cáo liên quan
tới việc ra quyết định

Hàng năm được kiểm toán
độc lập bởi cơ quan kiểm

toán công có thẩm quyền

Không cần kiểm toán độc lập

Chỉ tiêu
Người sử dụng
báo cảo
Loại báo cáo
Tính thường
xuyên của báo
cảo

Chu trình thẩm
định
24


1.4. Bản chất và vai trò của kế toán quản trị
1.4.1. Bản chất của kế toán quản trị
Sự phát triển của kinh tế - xã hội dẫn đến hinh thành những nhận thức
khác nhau về kế toán quản trị và chính nền kinh tế thị trưòng đã làm nổi bật
nhu cầu về kế toán quản trị, cho đến nay, kế toán quản trị đã phát triển
nhanh chóng. Tuy nhiên về cơ bản, kế toán quản trị là một quá trình định
dạng, thu thập, kiểm tra, định lượng để trình bày, giải thích và cung cấp
thông tin kinh tế, tài chính về hoạt động của doanh nghiệp cho những nhà
quản trị thực hiện toàn diện các chức năng quản trị.
Kế toán quản trị ra đời, hình thành và phát triển gắn liền với nhu cầu
thông tin quản trị của những nhà quản trị trong doanh nghiệp. Sự ra đời,
phát triển của kế toán quản trị luôn gán liền với việc nghiên cứu đối tượng là
nguồn lực kinh tế liên quan chặt chẽ với quy trình tạo giá trị của hoạt động

sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Kế toán quản trị cũng có một số đặc
điểm mang tính quy chuẩn như kế toán tài chính, ngoài ra nó cũng mang
tính linh hoạt trong việc cung cấp, phản ánh thông tin quản trị. Kế toán quản
trị luôn gắn liền với chức năng phản ánh và cung câp thông tin đáp ứng nhu
cầu thực hiện các chức năng quản trị của các nhà quản trị trong doanh
nghiệp. Để đảm bảo nội dung thông tin cho các nhà quản trị, kế toán quản
trị cũng sử dụng khá linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật trong thu thập,
định lượng, trình bày, giải thích thông tin quản trị. Chính vì vậy, kế toán
quản trị luôn đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin thực hiện các
chức năng quản trị.
1.4.2. Vai trò của kế toán quản trị
Kế toán quản trị, với tư cách là một công cụ của nhà quản trị, đóng vai
trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng quản trị, cụ thê:

٠ Trong khâu lập kế hoạch
Vai trò của kế toán quản trị là cung cấp thông tin để phục vụ việc xác
định các nhu cầu về nguồn lực cũng như xây dựng các loại dự toán chi phí
để thực hiện các mục tiêu đã được chính thức hóa trong kế hoạch.

٠ Trong khâu tổ chức và điều hành thực hiện
Trên cơ sở những thông tin kế toán quản trị, các nhà quản trị đưa ra

25


những giải pháp tổ chức thực hiện và có những quyết định điều chỉnh kịp
thời đổi với từng hoạt động, từng quá trinh sản xuất kinh doanh.

٠ Trong khâu kiểm tra,


đánh giá

Sau khi lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, các nhà quản trị phải kiểm
tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch đó. Trong khâu này, họ dựa vào
thông tin của kế toán quản trị và sử dụng chủ yếu là phưong pháp so sánh và
đối chiếu.

٠ Trong khâu ra quyết định
Thông tin trong kế toán quản trị được cung cấp chính xác sẽ giúp cho
các nhà quản trị đưa ra những quyết định phù họp.
Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì vai trò của kế
toán quản trị đã được xác định là hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và có thể
giúp nhà quản trị đảo ngược tinh thế.

Reel Tape là một công ty lớn của Mỹ được thành lập trong những năm
60, là một trong những công ty đầu tiên kinh doanh trong lĩnh vực băng từ
và lúc đó Công ty có rất ít đối thủ cạnh tranh. Khi cassette bát đầu xuất hiện,
công ty đã sản xuất ra sản phẩm này, tuy không phải là sản phẩm truyền
thống nhưng công ty vẫn giữ chiến lược kinh doanh cũ. Tuy nhiên, lúc này
thị trưòng đã thay đổi, công ty có thêm những đối thủ cạnh tranh từ châu
Âu, Nhật, và ngay cả trong nước Mỹ. Các đối thủ này đã đưa ra mức giá
thấp hơn giá thành của công ty. Họ cũng đã cải thiện chất lượng sản phẩm,
giao hàng đúng hạn, giới thiệu sản phẩm mới, chẳng hạn như băng từ bàng
crom, trong khi đó công ty lại chưa tiếp cận. Tuy nhiên, khi Reel Tape nhận
ra điều này thì đã quá trễ, rất nhiều khách hàng đã rời bỏ công ty. Vì sao lại
như vậy?
Có rất nhiều lý do, nhưng lý do quan trọng nhất là công ty không có
được một hệ thống kế toán quản trị tốt. Công ty nghĩ rằng hệ thống kế toán
cần thiết chỉ là kế toán thuế và kế toán tài chính. Sau đó, công ty đã bắt đầu
nghiên cứu một cách nghiêm túc và cẩn thận về những vấn đề đang gặp phải

và phát hiện ra rằng hệ thống kế toán đã không cung cấp cho công ty một
cách dầy đủ về các vấn đề như:_______________________________________

26


×