Tải bản đầy đủ (.doc) (172 trang)

Tài liệu ôn luyện học sinh giỏi môn sinh học lớp 9 tuyển chọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 172 trang )


Tài liệu ôn học sinh giỏi
sinh học lớp 9

1


MÔN SINH LỚP 9
I/ MỘT SỐ THUẬT NGỮ SINH HỌC:
1. Tính trạng:
- Là những đăc điểm về hình thái cấu tạo, sinh lí, sinh hoá của cơ thể ( đặc điểm hoặc tính chất
biểu hiện ra bên ngoài của các cá thể trong loài giúp ta nhận biết sự khác biệt giữa các cá thể )
-Ví dụ: Thân cao, quả lục...
2. Cặp tính trạng tương phản
-Là2 trạng thái (đối lập nhau ) biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng
- Ví dụ: Trơn ,nhăn
3. Nhân tố di truyền : Là nhân tố quy định các tính trạng của cơ thể.
4. Giống thuần chủng:
Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống cac thế hệ trước
5. Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
6. Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện ở F1 ( P thuần chủng)
7. Tính trạng lặn: Là tính trạmg đến F 2 mới được biểu hiện
8. Kiểu gen : Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể . Kiểu gen quy định kiểu hình.
(thông thường khi nói tới kiểu gen là người ta chỉ xét 1 vài gen liên quan tới kiểu hình cần nghiên
cứu)
9. Thể đồng hợp: Là kiểu Gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau.(aa,bb, AA)
10. Thể dị hợp: Là kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau.(Aa, Bb)
11) Cặp NST tương đồng : LàCặp NST giống nhau về hình dạng và kích thước
12) Bộ NST lưỡng bội:...chứa các cặp NST tương đồng ( trừ NST giới tính)
13) Bộ NST đơn bội : ... chứa 1 chiếc của các cặp tương đồng.
Chương I



CÁC THÍ NHIỆM CỦA MENDEN
CÂU HỎI ÔN TẬP CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN

GIẢI BÀI TẬP LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
A/ PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
I/ BÀI TOÁN THUẬN:
* Là dạng bài đã biết tính trội lặn, kiểu hình của P . Từ đó tìm kiểu gen, kiểu hình của F và lập sơ đồ
lai.
`1) Cách giải: Có 3 bước giải:
Bước 1: Dựa vào đề bài quy ước gen trội, lặn ( có thể khong có bước này nếu như bài đã
cho)
Bước 2: Từ kiểu hình của bố, mẹ, biện luận để xác định kiểu gen của bố mẹ.
Bước 3: Lập sơ đồ lai, xác định kết quả của kiểu gen, kiểu hình ở con lai.
2) Thí dụ:
Ở chuột, tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với tính trạng lông trắng. Khi cho chuột lông đen
giao phối với chuột lông trắng thì kết quả giao phối sẽ như thế nào?
II/ BÀI TOÁN NGHỊCH:
*Là dạng bài tập dựa vào kết quả lai để suy ra kiểu gen của bố mẹ và lập sơ đồ lai
Thường gặp 2 trường hợp sau đây:
1) -Trường hợp 1: Nếu đề bài cho tỉ lệ phân tính ở con lai:
Có 2 bước giải:
+ Bước 1: Căn cứ vào tỉ lệ phân tính ở con lai để suy ra kiểu gen của bố mẹ. ( Rút gọn tỉ lệ đã
cho ở con lai thành tỉ lệ quen thuộc để dễ nhận xét)
+ Bước 2: Lập sơ đồ lai và nhận xét kết quả
( Lưu ý: Nếu đề bài chưa xác định gen trội lặn thì có thể căn cứ vào tỉ lệ phân tính ở con để quy
ước gen)
-THÍ DỤ:
2



Trong phép lai giữa 2 cây lúa thân cao với nhau; người ta thu được kết quả ở con lai như sau:
3018 hạt cho cây thân cao, 1004 hạt cho cây thân thấp.Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho phép lai
trên.
2) TRƯỜNG HỢP 2: Nếu đề bài không cho tỉ lệ phân tính ở con lai:
* Để giải dạng này, dựa vào cơ chế phân li và tổ hợp NST trong quá trình giảm phân và thụ tinh.
Cụ thề là căn cứ vào kiểu gen của F để suy ra giao tử mà F có thể nhận từ bố và mẹ. Sau đó lập
sơ đồ lai kiểm nghiệm
* THÍ DỤ:
Ở người , màu mắt nâu là tính trạng trội so với màu mắt đen là tính trạng lặn. Trong 1 gia đình,
bố mẹ đều mắt nâu. Trong số các con sinh ra thấy có đứa con gái mắt đen. Hãy biện luận và lập
sơ đồ lai giải thích.
B/ BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI 1: Ở cà chua, Qủa đỏ làtính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng . Hãy lập sơ đồ lai để xác định
kết quả về kiểu gen, và kiểu hình của con lai F1 trong các trưng hợp sau:
-P quả đỏ x quả đỏ -P quả đỏ x quả vàng -P quả vàng x quả vàng.
BÀI 2: Cho biết ruồi giấm gen quy định độ dài cánh nằm trên NST thường và cánh dài là
trội
so với cánh ngắn. Khi cho giao phối 2 ruồi giấm P đều có cánh dài với nhau và thu được các con lai
F1
a) Hãy lập sơ đồ lai nói trên.
b) Nếu tiếp tục cho cánh dài F1 Lai phân tích . kết quả sẽ như thế nào?
BÀI 3:
Ở ruồi giấm, gen quy định chiều dài đốt thân nằm trên NST thường và đốt thân dài là tính trạng trội
hoàn toàn so với đốt thân ngắn. Dưới đây là kết quả của 1 số phép lai:
Kiểu hình của P
a) Đốt thân dài x Đốt thân ngắn
b) Đốt thân dài x đốt thân dài
c) Đốt thân dài x đốt thân ngắn
d) Đốt thân dài x đốt thân ngắn


Đốt thân dài
390
262
150
350

Số cá thể ở F1 thu được
Đốt thân ngắn
O
87
148
0

Hãy giải thích và lập sơ đồ lai?
BÀI TẬP 4
Tóc quăn là trội hoàn toàn so với tóc thẳng.
- Một cặp vợ chồng sinh được 2 đứa con: đứa con gái có tóc quăn, đứa con trai có tóc thẳng. Biết
rằng người cha có tóc thẳng. Hãy tìm kiểu gen của mẹ và lập sơ đồ lai
- Một phụ nũ mang kiểu gen dị hợp muốn chắc chắn sinh con đều có tóc quăn thì kiểu gen và kiểu
hình của người chồng phải như thế nào?
BÀI TẬP SỐ5
Có 2 đứa trẻ sinh đôi: 1 đứa tóc quăn và 1 đứa tóc thẳng. Biết rằng quá trình giảm phân và thụ tinh
của tế bào sinh dục ở cha và mẹ diễn ra bình thường.
-Đây là trường hợp sinh đôi cùng trứng hay khác trứng? Giải thích và lập sơ đồ lai sinh ra 2 đứa trẻ
trên.
- Đứa con tóc qưăn nói trên lớn lên cưới vợ cũng tóc quăn thì thế hệ con tiếp theo sẽ như thế nào?
BÀI TẬP SỐ 6
Khi lai 2 gà trống trắng với 1 gà mái đen đều thuần chủng, người ta đã thu được các con lai đồng loạt
có màu xanh da trời.

a) Tính trạng trên được di truyền theo kiểu nào?
b) Cho các con gà lông da trời này giao phối với nhau, sự phân li của những tính trạng trong
quần thể con gà sẽ như thế nào?
3


c) Cho lai con gà xanh da trời với con gà lông trắng, sự phân li ở đời con sẽ như thế nào? Có
cần kiểm tra độ thuần chủng ban đầu không?
BÀI TẬP SỐ 7
Sự di truyền nhóm máu được quy định bởi 3 gen( a len) IA quy định nhóm máu A, IB quy định nhóm
máu B, còn IO quy định nhóm máu O. Gen IA và IB tương đương nhau và trội hoàn toàn so với IO .
a) Cho biết kiểu gen nhóm máu A,B,AB, O.
b) Nếu bố thuộc nhóm máu O, mẹ thuộc nhóm máu A thì con có nhóm máu gì?
c) Nếu bố thuộc nhóm máu B, me thuộc nhóm máu AB thì con sinh ra thuộc nhóm máu nào?
d) Nếu các con có đủ 4 nhóm máu thì bố mẹ phải có kiểu gen như thế nào?
e) Ơ nhà hộ sinh người ta nhầm lẫm giữa 2 đứa trẻ, biết rằng cha mẹ của 1 đứa bé có nhóm máu
O và A; Cha mẹ của đứa bé kia có nhóm máu A và AB . Hai đưá bé có nhóm máu O và A.
Hãy xác định bé nào là con của cặp vợ chồng nào?
f) Vợ có nhóm máu O, chồng có nhóm máu AB . Họ sinh ra con trai có nhóm máu O. Tại sao
có hiện tượng này. Biết rằng người vợ luôn chung thủy với chồng mình?
BÀI TẬP SỐ 8 :
Nhà em A nuôi 1 đôi thỏ ( 1 đực, 1 cái) có lông màu lang trắng đen.
- Lứa thứ nhất thỏ mẹ cho 4 thỏ con, Trong đó có 3 con lang trắng đen, 1 con trắng. Em A cho rằng
kết quả này nghiệm đúng quy luật phân li của Menđen.
- Lứa thứ 2, Thỏ mẹ cũng cho 4 con, trong đó 1 con đen, 2 con lang trắng đen và 1 con trắng.Em A
cho rằng mình đã lầm và nói lại rằng kết quả này nghiệm đúng tỉ lệ của quy luật trội không hoàn
toàn.
a) theo em, nhận xét của bạn A ở hai trường hợp trên có gì không thỏa đáng?
b) Dựa vào đâu để biết được quy luật di truyền nào chi phối 2 phép lai trên. Cho biết
1 gen quy định 1 tính trạng, gen nằm trên NST thường.

BÀI TẬP 9:
Ở gà cặp gen DD lông đen, Dd lông màu xanh da trời, dd lông màu trắng.
a) Hãy viết khả năng có thể có để giải thích và lập sơ đồ lai trong trường hợp bố mẹ giao phối
với nhau tạo ra F1 chỉ có 1 kiểu hình.
b) Hãy nêu các khả năng có thể giải thích và lập sơ đồ lai trong trường hợp bố mẹ giao phối với
nhau tạo ra con F1 có nhiều hơn 1 kiểu hình
LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
( Một gen quy định 1 tính trạng)
Phương pháp giải:
1) BÀI TOÁN THUẬN
Biết P, xác định kết quả lai ở F1 F2 .
Cách làm tương tự lai 1 cặp tính trạng.
• Chú ý cách viết các loại giao tử.
- Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp nên gen cũng tồn tại thành từng cặp. Ví
dụ: Aa, Bb.
- Khi giảm phân hình thành giao tử:
+ Do sự phân li của cặp NST trong cặp tương đồng, mỗi giao tử chỉ chứa 1 NST của cặp, do đó
giao tử chỉ chứa 1 gen của cặp tương ứng: A hoặc a B hoặc b
+ Sự tổ hợp tự do của các NST trong các cặp tương đồng dẫn đến sự tổ hợp tự do giữa các gen
trong cặp gen tương ứng: Acó thể tổ hợp tự do với B hay b, a có thể tổ hợp với B hay b nên kiểu
gen AaBb sẽ cho ra 4 loại giao tử là AB, Ab, aB, ab, với tỉ lệ ngang nhau ( trên số lượng lớn)
- Trường hợp dị hợp về nhiều cặp gen. Ví dụ: AaBbCc có thể viết các loại giao tử theo kiểu
nhánh cành cây:
C -> ABC
B
c -> ABc
A
C -> AbC
b
4



c -> Abc
C -> aBC
B
c -> aBc
C -> abC

a

c -> abc
Ví dụ: GIẢI BÀI TẬP :
Ở 1 loài, gen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với gen a quy định lông trắng, gen B quy
định lông xoăn trội hoàn toàn so với gen b quy định lông thẳng. Các gen này phân li độc lập với
nhau và đều nằm trên NST thường.
Cho nòi lông đen, xoăn thuần chủng lai với nòi lông trắng, thẳng được F1. Cho F1 lai phân
tích thì kết quả về kiểu gen, và kiểu hình của phép lai sẽ như thế nào?
GIẢI
P:
Lông đen, xoăn x Lông trắng , thẳng
AABB
aabb
GP :
AB
ab
F1
AaBb ( Lông đen, xoăn)
F1 lai phân tích
P:
AaBb

x aabb
GP:
AB, Ab, aB, ab
ab
FB:
1AaBb : 1Aabb :1aaBb :1aabb
1 Lông đen, xoăn : 1 Lông đen, thẳng : 1 Lông trắng, xoăn : 1 Lông trắng thẳng
BÀI TOÁN NGHỊCH:
Biết kết quả lai, xác định kiểu gen, và kiểu hình của P
- Trường hợp đơn giản nhất là:
+ Kết quả lai cho 4 kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1. Từ tỉ lệ này có thể suy ratổng số kiểu tổ hợp giao
tử là: 9+3+3+1= 16= 4x4. Chứng tỏ mỗi bên bố mẹ đa cho ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau,
các gen phân li độc lập, bố mẹ là dị hợp về 2 cặp gen, kiểu gen AaBb.
+ Thường ta xét kết quả lai của từng cặp tính trạng ở con lai, sau đó tổ hợp kết quả của các kết
quả lai 1 cặp tính trạng lại ta xác định được kiểu gen của bố mẹ.
* Ví dụ: Menđen cho lai 2 cây đậu hà lan bố mẹ dều có chung 1 kiểu gen, thu được kết quả ở thế
hệ con như sau: - Vàng trơn : 315 hạt,- vàng nhăn 101 hạt,
- xanh trơn : 108 hạt, -xanh nhăn : 32 hạt
a) Kết quả lai tuân theo quy luật di truyền nào?
b) Xác định kiểu gen của các cây bố mẹ và các con.
GIẢI
a) Xét sự phân tính của từng cặp tính trạng:
Trơn = 315+ 108 = 3
Nhăn 101 + 32 1
-Suy ra trơn (A) là trội hoàn toàn so với nhăn (a)
Vàng = 315 + 101 = 3
Xanh
108 + 32
1
- Suy ra vàng (B) là trội hoàn toàn so với xanh (b).

- Như vây khi lai 2 cặp tính trạng thì sự phân tính của mỗi cặp diển ra giống như lai 1 cặp tính
trạng. Điều này chứng tỏ có sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng. Nói cách khác sự di
truyền 2 cặp tính trạng này tuân theo quy luật phân li độclập của Menđen.
b) - Đời con lai có hạt nhăn( kểu gen là aa), suy ra mỗi bên bố mẹ có 1 gen a. Tỉ lệ 3:1 cho phép
kết luận bố mẹ dị hợp về cặp gen này: Aa x Aa
- đời con có hạt xanh ( kiểu gen là bb) , suy ra bố mẹ mỗi bên có 1 gen b. Tỉ lệ 3:1 cho phép
kết luận bố mẹ dị hợp về cặp gen này : Bb x Bb.
5


- Tổ hợp các kiểu gen lại ta có kiểu gen của bố mẹ là : AaBb x AaBb.
+ Kiểu gen của các con:
P:
AaBb
x
AaBb
Gp
AB, Ab, aB, ab
AB, Ab, Ab, ab
Kẻ khung pennet -.> F1 Có 9 kiểu gen là:
1 AABB, 2 AABb, 2 AaBB, 4 AaBb, 1 AAbb, 2 Aabb, 1 aaBB, 2 aa Bb , 1 aabb
Và có 4 kiểu hình là: 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn

BÀI TẬP:
BÀI TẬP 1:
Dựa vào kết quả của các phép lai dưới đây, hãy xác định xem tính trạng nào là trội, tính trạng
nào là lặn, đồng thời xác định kiểu gen của các cậy bố mẹ và đời con trong mỗi phép lai.
• Phép lai 1: cho 12 cây cà chua lai với nhau, người ta thu được F1 : 75% cây quả đỏ, dạng bầu
dục; 25% quả vàng , dạng bầu dục.
• Phép lai 2: cho 2 cây cà chua lai với nhau, thu được ở F1 75% cây có quả màu vàng, dạng

tròn; 25% cây có quả màu vàng dạng bầu dục. cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định
BÀI TẬP 2:
Cho 1 cá thể F1 lai với 3 cá thể khác:
a) Với cá thể thứ nhất đượcthế hệ lai, trong đó có 6, 25% kiểu hình cây thấp hạt dài
b) Với cá thể thứ hai được thế hệ lai trong đó có 12,5% cây thấp hạt dài.
c) Với cá thể thứ ba được thế hệ lai, trong đó có 25% cây thấp hạt dài. Cho biết mỗi gen nằm
trên 1 NST và quy định 1 tính trạng. Các cây cao là trội so với cây thấp, hạt tròn là trội so với
hạt dài. Biện luận và viết sơ đồ lai 3 trường hợp trên
BÀI TẬP SỐ 3
Ở ruồi giấm thân xám là tính trạng trội hoàn toàn so với thân đen, lông ngắn là tính trạng trội
hoàn toàn so với lông dài. các gen qui định tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác
nhau .
a)Xác định kiểu gen và kiểu số hình có thể có khi tổ hợp 2 tính trạng nói trên và liệt kê.
b)Viết các loại giao tử có thể được tạo ra từ mỗi kiểu gen

CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ
Giải baì tập về nhiễm sắc thể:
A/ Những điểm cần lưu ý:
• Một tế bào sinh dưỡng ( hoặc hợp tử hoặc tế bào trần)
- Lần phân bào thứ nhất tạo ra 2 tế bào con.
- 2 tế bào con lại nguyên phân lần 2 tạo ra 22 = 4 tế bào con.
- 4 tế bào con lại nguyên phân lần 3 tạo ra 23 = 8 tế bào con.
- Tóm lại , 1 tế bào qua K lần nguyên phân tạo ra 2k tế bào con.
- Vậy số NST Ở thế hệ cuối cùng sẽ là : 2n . 2k
• Một tế bào mẹ qua giảm phân cho ra 4 tế bào con, nếu:
- Trong quá trình phát sinh giao tử đực thì chúng trở thành 4 tinh trùng. Các tinh trùng đều
tham gia vào quá trình thụ tinh.
- Trong quá trình phát sinh giao tử cái thì chỉ 1 tế con trở thành tế bào trứng trực tiếp tham gia
thụ tinh, 3 tế bào còn lại là thế cực không tham gia vào thụ tinh.
• Gọi n là số cặp NST tương đồng, ta có:

- Số loại giao tử được tạo thành : 2n
6


-

Tỉ lệ mỗi loại giao tử được tạo thành : 1
2n
n

- Số kiểu tổ hợp khác nhau: 3
* Bộ NST lưỡng bội của loài có trong:

7


-

Hợp tử
Tế bào sinh dưỡng
Tế` bào sinh dục sơ khai
Tinh nguyên bào và noãn nguyên bào

8










Bộ NST lưỡng bội : Luôn luôn tồn tại thành từng cặp và hầu hết là cặp tương đồng (2n)
Bộ NST đơn bội : Chỉ chứa 1 chiếc của cặp tương đồng (n)
NST đơn có ở kì sau, kì cuối, và đầu kì trung gian :
NST kép có` ở cuối kì trung gian, kì đầu, kì giữa
NST duỗi xoắn nhiều nhất ở kì trung gian để dễ dàng sao chép các thông tin di truyền khi NST
nhân đôi
NST đóng xoắn cực đại ở kì giữa ( có hình thài ro nhất) để xếp đủ hàng trên mặt phẳng xích đạo
của thoi phân bào tạo điều kiện cho sự phân li đồng đều các NST đơn trong NP và giảm phân II,
NST kép trong giảm phân I:

B/ Giải bài tập:
BÀI TẬP 1: Ở lúa nước, 2n=24. Hãy chỉ rõ:
a) Số tâm động ở kì sau của nguyên phân.
b) Số tâm động ở kì sau của giảm phân 1 ( Kì này NST kép phân li => mỗi NST kép có 1 tâm
động)
c) Số cromatit ở kì giữa của nguyên phân. ( mỗiNST kép gồm 2 cromatit đính nhau ở tâm động )
d) Số cromatit ở kì sau của nguyên phân.( 2 cromatit tách nhau --> NST đơn --> không còn
crimatit)
e) Số NST ở kì sau của nguyên phân ( 48)
f) Số NST ở kì giữa của giảm phân 1 ( 24 NST kép)
g) Số NST ở kì cuối của giảm phân 1 ( 12 kép)
h) Số NST ở kì cuối của giảm phân 2: ( 12 đơn)
Nếu biết rằng sự phân chia chất tế bào xảy ra ở kì cuối.
Bài Tập 2: Ở gà 2n= 78. Một gà mái đẻ được 32 trứng, trong đó có 25 trứng được thụ tinh nhưng
chỉ ấp nở được 23gà con. Hỏi các trứng không nở có bộ NST là bao nhiêu?
Bài tập số 3:
Một loài có bộ NST 2n= 20

1. Một nhóm tế bào của loài mang 200 NST ở dạng sợi mảnh. Xác định số tế` bào của
nhóm.
2. Nhóm tế bào khác của loài mang 400 NST kép. nhóm tế bào đang ở kì nào, Số lượng tế
bào bằng bao nhiêu? cho biết diễn biến của các tế bào trong nhóm đều như nhau.
3. Nhóm tế bào thứ 3 của loài trên mang 640 NST đơn đang phân li vế 2 cực của tế bào.
nhóm tế bào đang ở kì nào, số lượng tế bào bằng bao nhiêu?
Bài tập số 4
Ở ruồi giấmcó bộ NST là 2n= 8
a. Xác định số lượng tế bào và số lượng NST khi có 3 tế bào trên thực hiện 5 lần nguyên phân
b. Tính số lượng tế bào con được tạo ra khi các tế bào trên kết thúc giảm phân II?
c. Cho rằng các tế bào con được tạo ra ở trên hình thành các tinh trùng và đều tham gia vào quá
trình thụ tinh, trong đó số tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 4% số tinh trùng được tạo thành nói
trên. xác định số hợp tử được tạo thành.
BÀI TẬP SỐ 5:
Ở ruồi giấm 2n=8
a) Một nhóm tế bào sinh dục đang thực hiện quá trình giảm phân có tất cả 28 NST kép.
Hãy xác định:
- Nhóm tế bào này đang ở thời điểm nào của quá trình giảm phân.
- Số lượng tế bào ở thời điểm tương ứng.
b) Một nhóm tế bào sinh dục khác có tất cả 512 NST đang phân li về 2 cực của tế bào.
Hãy xác định:
- Số lượng tế bào của nhóm.
- Số tế bào con khi nhóm tế bào trên kết thúc phân bào.
Biết rằng: Mọi diễn biến trong nhóm tế bào trên là như nhau và tế bào chất phân chia bình thường
khi kết thúc kì cuối của mỗi lần phân bào.
9


GIẢI BÀI 5
a) -Thời điểmtrong giảm phân có NST kép là:

+ Lần phân bào I: Cuối kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối
+ Lần phân bào II: Kì đầu, kì giữa
- Số tế bào ở thời điểm tương ứng:
+ 128 : 8 = 16
+ Số tế bào con là là 16 khi ở các thời điểm của lần phân bào I Là kì trung gian, kì đầu, kì giữa kì
sau
+ SốTế bào con là 32 khi ở kì cuối lần phân bào I va kì đầu kì giữa của lần phân bào II.
b) – Số lượng tế bào sinh dục cfó 512 NST đang phân li về 2 cực của tế bào
Tế bào sinh dục trong giảm phân có NST đơn phân li về 2 cực tế bào là đang ở kì sau của lần
phân bào II --> Mỗi tế bào con chứa 8 NST đơn . Số tế bào ở thời điểm này là
512 : 8 = 64
- Số lượng tế bào con khi kết thúc phân bào là: 64 x 2 = 128

10


CHƯƠNG III : ADN VÀ GEN
A/ Tóm tắt lí thuyết:
- Mỗi chu kì xoăn có 10 cặp nucleotit và cao 34 AO, nên kích thước của mỗi cặp nucleotit là
3,4Ao. Một Nucleotit có khối lượng khoảng 300 đvc
- Theo nguyên tắc bổ sung : A liên kết với T, G liên kết với X . Vì vậy A=T, G=X.. Từ đó suy ra:
+ Số lượng nucleotit của cả ADN hoặc gen kí hiệu là: N= 2A+2X
+ Số lượng nucleotit của cả ADN hoặc gen kí hiệu là: N=2A+2X
+ Số lượng nucleotit ở 1 mạch của ADN hay gen: N/2= A+X
+ % Của 2 loại nucleotit không bổ sung : %A+%X=50%
+ chiều dài của phân tử ADN hay gen: L= N/2 x 3,4A0
- Gọi k là số lượt tự sao từ 1 phân tử ADN(gen) ban đầu. Số phân tử được tạo ra ở đợt tự sao cuối
cùng là 2k
- 1 axit amim được mã hóa bởi 3 nucleotit trên mARN . Khối lượng của 1 aa là 110 đvc
B/ BÀI TẬP:

BÀI TẬP 1:
Một gen có 3000 nucleotit, trong đó có 900 A
1. Xác định chiều dài của gen.
2. Sô nucleotit từng loại của gen là bao nhiêu?
3. Khi gen tự nhan đôi 1 lần đã lấy từ môi trường tế bào bao nhiêu nucleotit?
Giải:
1. Chiều dài của gen là: ( 3000:2) x 3,4 = 5100AO
2. Số nucleotit từng loại của gen:
A = T = 900 nucleotit,
G = X = ( 3000 : 2 ) – 900 = 600 nucleotit
3. Khi gen tự nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường nội bào 3000 nucleotit
BÀI TẬP 2:
Một gen cấu trúc có 60 chu kì xoắn, và có G= 20% nhân đôi liên tiếp 5 đợt. Mỗi gen con phiên mã 3
lần , mỗi mARN cho 5riboxom trượt qua để tổng hợp protein.
a. Tính số lượng nucleotit gen.
b. Khối lượng phân tử của gen là bao nhiêu?
c. Tính số nucleotit mỗi loại mà môi trường nội bào cần cung cấp cho gen tái bản.
d. Số lượng Nu mà môi trường nội bào cung cấp để các gen con tổng hợp tổng hợp mARN là bao
nhiêu?
e. Tính số lượng phân tử Protein được tổng hợp, Số lượng axit amin mà môi trường cung cấp để
tổng hợp các phân tử Protein.
f. Trong quá trình tổng hợp Protein đã giải phóng ra bao nhiêu phân tử nước, và hình thành bao
nhiêu mối liên kết peptit?

GIẢI:
a.Mỗi chu kì xoắn của gen có 10 cặp Nu. Vậy số lượng Nu của gen là:
60 x 20 = 1200 Nu
b. Mỗi Nu nặng trung bình là 300 đvc. suy ra khối lượng phân tử của gen là:
1200 x 300 = 360000 đvc
c. Dựa vào NTBS và theo giả thiết, ta có % và số lượng mỗi loại Nu của gen :

G=X=20%, A=T=30% ==> Suy ra
G=X= 1200 x 30 = 360 Nu ;
A=T= 1200 x 20 = 240 Nu
100
100
11


-số lượng nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho gen tái bản 5 đợt liên tiếp.
A=T= ( 25 -1) 360 = 31 x 360 = 11160 Nu
G=X= ( 25 -1) 240 = 31 x 240 = 7440 Nu
d. số lựong phân tử mARN Các gen con tổng hợp được :
32 x 3 = 96 mARN
-số lượng ribônucleotit cần cung cấp để tổng hợp 1 phân tử mARN là:
1200 = 600 Ribo
2
-tổng số ribônucleotit cần cung cấp để tổng hợp 96 mARN là:
600(rib) x 96 = 57600 Ribo
e.-Mỗi phân tử mARN có 5 ribôxom trượt qua sẽ tổng hợp được 5 phân tử prôtein .suy ra
(trong số 200 bộ ba trên phân tử mARN thì có 199 bộ ba mã hóa axit amin còn bộ ba cuối cùng
của mARN gội là bộ 3 kết thúc không tham gia vaò quá trình giải mã .vì vậy ,muốn xác định số
lượng axit amin cần cung cấp để tổng hợp nên 1 phân tử prôtêin thì ta phải lấy tổng số bộ ba trên
gen ( hoặc trên phân tử mARN) trừ đi 1 bộ ba kết thúc không tham gia quá trình giải mã)
- Số lượng axit amin cần cung cấp để tông hợp nên 480 Protein là:
199 x 480 = 95520 aa.
f. Để tổng hợp được 1 phân tử Protein gồm có 199 aa cần giải phóng ra 199 – 1 = 198 phân tử
nước để hình thành 198 liên kết peptit. Suy ra số lượng phân tử nước được giải phóng khi tổng hợp 480
phân tử Protein là:
198 x 480 = 95040 phân tử nước
- Từ đó suy ra số liên kết peptit được hình thành là bằng số phân tử nước được giải phóng ra

trong quá trình hình thành các liên kết peptit nghĩa là đã hình thành 95040 liên kết peptit.
* Bài tập tự giải:
Bài 1. Gen B có 2400 Nucleotit, có hiệu số của A với loại Nucleotit khác là 30% số Nucleotit của gen.
1. Xác định chiều dài của gen
2. Qúa trình tự sao của gen B đả diển ra liên tiếp 3 đợt.Xác định số Nu từng loại trong tổng
số gen mới được tạo thành ở đợt tự sao cuối cùng.
Đáp án
1. L= 4080 AO
2. A=T = 7680 Nu
; G=X= 1920 Nu.
Bài 2: Hai gen B và b cùng nằm trong 1 tế bào và có chiều dài bằng nhau. Khi tế bào nguỵên phân liên
tiếp 3 đợt thì tổng số Nu của 2 gen trên trong thế hệ tế bào cuối cùng là 48000 Nu ( các gen chưa nhân
đôi).
1. Xác định số tế bào mới được tạo thành sau 3 đợt nguyên phan 6 nói trên.
2. Xác định số Nu của mỗi gen.
Bài 3. Một phân tử mARN dài 2040 A0 , có A= 40%, U=20%, X= 10% SỐ Nu của phân tử mARN .
1. Xác định từng loại Nu của phân tử mARN
2. Phân tử mARN chứa bao nuhiêu bộ ba?
Bài 4: Một đoạn gen B mang thông tin cấu trúc của 1 loại Protein có trình tự các Nu như sau:
Mạch 1: - A-G-X-G-G-A-A-T-A-G-T-AMạch 2: - T-X-G-X-X-T-T-A-T-X-A-T( Xét 2 trường hợp)
Bài tập 5:Một gen Bb Tồn tại trên 1 cặp NST tương đồng, gen B có chiều dài 5100 A0 có A= 15%, gen b
có chiều dài 4080 A0 có số lượng 4 loại Nu bằng nhau.
a. Tính số Nu mỗi loại của mỗi gen.
b. Tính số Nu mỗi loại ở các kì trong nguyên phân:( kì giữa, kì cuối)
c. Tính số lượng mỗi loại Nu ở các kì của giảm phân: ( Kì giữa I, kì giữa II, kì cuối II)
Một tế bào chứa cặp gen nói trên nguyên phân 3 đợt liên tiếp, đòi hỏi môi trường nội bào cung
cấp mỗi loại Nu là bao nhiêu?
d. Khi đem lai các cơ thể chứa cặp gen trên, hãy xác định số lượng Nu mỗi loại trong từng kiểu
gen ở đời con.
12



CHƯƠNG IV/ BIẾN DỊ
I/ TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Sơ đồ phân loại biến dị
Biến dị
Biến dị di truyền
Đột biến
Đột biến gen

Biến dị không di truyền
(Thường biến)

Biến dị tổ hợp

Đột biến NST

Đột biến cấu trúc

đột biến số lượng
Thể đa bội

Thể dị bội

-Biến dị: Là hiện tượng các cá thể ở đời con có nhiều nét khác nhau và khác với bố mẹ.
- Biến dị di truyền: là những biến đổi trong vật chất di truyền và truyền lại cho các thề hệ sau, gồm 2
loại là đột biến và biền dị tổ hợp.
Biến dị không di truyền là những biền đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen dươí tác động của những điều
kiện môi trường khác nhau và khong di truyền cho đời sau.(thường biến)
- Đột biến: Là những biến đổi trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử ( gen) và tế bào ( NST)

2. Đột biến gen:
a. Khái niệm: Là những biến đổi cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp Nu .
b. Các dạng đột biến gen điển hình:
- Đột biến mất 1 cặp Nu
- Đột biến thêm 1 cặp Nu
- Đột biến thay thế cặp Nu
- Đột biến đảo vị trí cặp Nu.
c. Cơ chế phát sinh:
- Tác nhân từ môi trường trong cơ thể: Đó là những rối loạn sinh lí làm mất cân bằng môi trường
trong cơ thể và làm rối loạn quá trình tự sao của phân tử ADN.
- Tác nhân từ môi trường bên ngoài cơ thể: Đó là các tác nhân vật lí( tia tử ngoại, tia phóng xạ...)
hóahọc ( đoxin, thuốc trừ sâu DDT...) Làm tổn thương phân tử ADN hoăc rối loạn quá trình tự
sao chép của nó.
d. Vai trò: Sự biến đổi cấu trúc của gen do đột biến dần đến những biến đổi loại phân tử protein mà
nó quy định nên dẫn đến biến đổi kiểu hình. Những biến đổi này thường có hại cho bản thân sinh
vật. Tuy nhiên cũng có trường hợp có lợi.
3. Đột biến NST
a. Khái niệm: Là những biến đổi về cấu trúc hay số lượng NST
b. Các dạng đột biến NST
- Đột biến cấu trúc NST: Là những biến đổi trong cấu trúc của NST, gồm các dạng sau:
+ Đột biến mất đoạn
+ Đột biến đảo đoạn
+ Đột biến lặp đoạn
+ Đột biến chuyển đoạn
- Đột biến số lượng: Là những biến đổi số lượng NST xảy ra ở 1 hoặc 1 số cặp hoặc xảy ra ở tất cả
bộ NST, Gồm các dạng sau:
13


+ Dị bội thể: Thêm hoăc mất một hoăc một số` NST thuộc 1 hoặc 1 số cặp NST nào đó

+ Đa bội thể: Bộ NST có số lượng tăng lên theo bội số của n,( nhiều hơn 2n)
c. Cơ chế phát sinh
- Thể dị bội: Cac tác nhân gây đột biến làm rối loạn quá trình phân li của 1 hoặc 1 số cặp NST nào
đó dần đến sự không phân li của chúng và tạo ra các giao tử bất thường( một giao tử chứa cả 2
NST của cặp, còn 1 giao tử không chứa NST nào của cặp)
- Thể đa bội: Các tác nhân gây đột biến làm rối loạn quá trình nguyên phân hoặc giảm phân dẫn
đến sự không hình thành thoi phân bào làm tất cả các cặp NST đã nhân đôi nhưng không phân li
.
d. Vai trò:
- Các dạng đột biến cấu trúc NST và dị bội thể thường có hại cho bản thân sinh vật.
- Các dạng đột biến đa bội thể tạo ra các cơ thể đa bội có nhiều đạc tính quý: Kích thước lớn, cơ
quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt thường được chọn để làm
giống
- Các thể đa bội lẻ ở thực vật thường không có hạt(không sinh sản hữu tính?) thường được nhân
giống bằng sinh sản vô tính(dâm, chiết)
- Thể đa bội thường ít gặp ở động vật bậc cao vì cơ chế xác định giới tính rất phức tạp.VD:Chứng
minh ?
4. Biến dị tổ hợp:
a. Khái niệm: Là sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố mẹ thông qua quá trình giao phối dẫn tới sự
tổ hợp lại các tính trạng vốn có của bố mẹ, làm xuất hiện các tính trạng mới ở con cái.
b. Cơ chế phát sinh:
Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trên cơ sở sự phân li độc lập và tổ hợp tự do
của các NST trong giảm phân và thụ tinh.
c. Vai trò:
- Cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống, và tiến hóa.
- Làm sinh vật đa dạng phong phú
5. THƯỜNG BIẾN:
a. Khái niệm:
Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen, phát sinh trong đời sống cá thể dưới
tác động trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh.

b. Tính chất
- Xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định
- Biến đổi kiểu hình mà không biến đổi kiểu Gen.
- Phát sinh trong đời sống cá thể
- Tương ứng với điều kiện ngoại cảnh
- Không di truyền được
c. Vai trò:
-Giúp sinh vật có những biến đổi kiểu hình thích nghi với điều kiện ngoại cảnh cụ thể:
6. Mức phản ứng:
a. Khái niệm: Là giới hạn thường biến của 1 kiểu gen trước điều kiện ngoại cảnh khác nhau.
b. Tính chất
- Do cùng 1 kiểu gen quy định, do vậy có giới hạn.
- Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
- Các tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp, Còn các tính trạng số lượng thường có mức
phản ứng rộng.
c. Ý nghĩa:
Trong chăn nuôi và trồng trọt, Người ta vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường( điều
kiện chăm sóc, kĩ thuật chăm sóc, thức ăn phân bón...) đối với các tính trạng số lượng. Những kiến thức
về mức phản ứng để có những biện pháp nâng cao năng xuất cây trồng, vật nuôi.
Năng suất(kiểu hình )= Giống (kiểu Gen) + Kỹ thuật sản xuất(Môi trường)
14


Tại sao cây trinh nữ xấu hổ ?
Khi chạm vào lá cây trinh nữ, lập tức lá của nó cụp lại. Đó là nhờ có nước. Các tế bào ở cuống lá khi
trương nước sẽ có độ cương cứng giúp nâng đỡ lá, còn khi ta chạm vào cây lập tức các tế` bào này bị
mất nước làm cho nó xẹp lại dẫn đến cuống lá bị gập xuống. Khi kích thích qua đi, các tế bào cuống lá
lại hút no nước làm cho lá trở lại vị trí bình thường. ( không phải là phản xạ thần kinh)
SỢI TƠ NHỆN?
Nếu bện các sợi tơ nhện mỏng manh thành 1 sợi có đường kính cỡ ống nhựa mềm dùng để tưới cây thì

có thể dùng nó kéo cùng 1 lúc 2 chiếc máy bay Bôing 737. Tuy nhiên ta không thể sản xuất tơ nhện
giống như kiểu nuôi tằm lấy tơ vì khi nuôi nhện với số lượng lớn chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau. Hiện nay
người ta sản xuất tơ nhện băng con đường công nghệ sinh học: cụ thể là phân lập gen quy định sự tổng
hợp protein của nhện ( spiđroinII) rồi bằng kĩ thuật di truyền chuyển gen này vào hệ gen của dê tạo nên
con dê biến đổi gen cho sữa chứa protein tơ nhện. Sau đó, bằng công nghệ đặc biệt, người ta lấy sữacho
vào máy kéo thành các sợi tơ nhện. Vải dệt từ các sợi tơ nhện bền đến nỗi ta có thể may áo chống đạn
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH LỚP 9
Câu 1: Menđen đã nghiên cứu sự di truyền các tính trạng ( tìm ra các quy luật di truyên) bằng phương
pháp gì? Nội dung của phương pháp đó?
Cậu 2: Trình bày Thí nhiệm lai 1 cặp tính trạng của Menđen? Menđen giải thích kết quả thí nghiệm của
mình như thế nào? Phát biểu nội dung của quy luật phân li?
Câu 3: Muốn xác định kiểu gen của 1 cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?
Câu 4 : Trội không hoàn toàn là gì? cho ví dụ?
Câu 5: Căn cứ vào đâu mà Menđen cho ràng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí
nghiệm của mình lại di tuyền độc lập với nhau?
câu 6: Biến di tổ hợp là gì? nó xuất hiện trong hình thức sinh sản nào?
Câu 7: Thực chất của sự di truyền độc lập nhất thiết F2 phải như thế nào?
Câu 8: Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập? ý nghĩa của quy luật phân li độc lập.
Câu 9 : giải bài tập 2,3,4 5 trang 22,23 sgk :
câu 10: Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và
đơn bội ? Cấu trúc điền hình của NST nhìn rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chi tế bào? mô tả cấu
trúc đó.? Vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng.
Câu 11: Những diễn biến cơ bản của NST trong NP và GP?
Câu 12: Ý nghĩa của NP, GP, thụ tinh ?
Câu 13: Trình bày quá trình phát sinh giao tử ỡ động vật? Giải thích tại sao bộ NST trong các loài sinh
sản hữu tính lại được duy trì và ổn định qua các thế hệ cơ thể?
Câu 14: Nêu những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính? Tại sao trong cấu trúc dân so,
tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:1.
Câu 15: Thế nào là di truyền liên kết? Ý nghĩa của di truyền liên kết? Hiện tượng này bổ sung cho quy
luật di truyền của Menđen như thế nào?

Câu 16: Nêu đạc điểm hóa học của phân tử ADN? Vì sao ADN đa dạng và đăc thù ?
Câu 17: Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN? Hệ quả của NTBS: ? Viết 1 đoạn mạch bổ sung
với đoạn mạch sau:
- A–G–X–A–G–G–X–A–X–
Câu 18: Mô tả sơ lược quá trình nhân đôi của ADN? Tại sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân
đôi lại giống ADN mẹ( Trình bày nguyên tắc nhân đôi)
Câu 19: Những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ADN và ARN?
Câu 20: Một đoạn mạch ARN có trình tự các nucleotit như sau:
- A – A – U – G – X – X – U – U - Xác định trình tự các Nutronh gen đã tỏng hợp ra đoạn
mạch ARN trên?
15


Câu 21: Tính đa dạng và đặc thù của PROTEIN do những yếu tố nào xác định? Cấu trúc nào có vai trò
chủ yếu?
Câu 22: Mối quan hệ giữa gen và ARN , giữa ARN và protein.
Câu 23; Đột biến gen là gì? cho ví dụ? Tại sao đột biến gen thương có hại cho bản thân SV
Câu 24: Đột biến cấu trúc NST là gì? Nguyên nhân gây đột biến? Tại sao thưpờng cóhại?
Câu 25: Thể dị bội là gì cơ chế hình thành thể dị bội 2n+1 và 2n – 1?
Câu 26: Thể đa bội là gì? ví dụ? cơ chế hình thành?
Câu 27: Thường biến là gì? Phân biệt thường biến và đột biến?
CÂU 28: Nêu các phương pháp nghiên cứu sự di truyền ở người? Ý nghĩa của các phương pháp đó? Tại
sao không áp dụng các phương pháp giống như ở các sinh vật khác?
Câu 29: Nêu nguyên nhân phát sinh các tật bệnh di truyên ở người? biện pháp hạn chế ?

I. Thí nghiệm của Menden
1. Một số lưu ý
a. Cách xác định tính trạng trội, tính trạng lặn
Có 3 cách thường dùng. ( thứ tự ưu tiên từ cách 1 đến cách 3)
Cách 1. Dựa vào định nghĩa: Tính trạng trội là tính trạng xuất hiện ở F1 trong phép lai P thuần chủng

khác nhau về một cặp tính trạng tương phản.
Ví dụ: P thuần chủng: hoa đỏ x hoa trắng. F1: 100 % hoa đỏ
Vậy, theo định luật Menden. Tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng.
Cách 2. Dựa vào định nghĩa chưa hoàn chỉnh: Tính trạng trội là tính trạng xuất hiện ở F1 trong phép lai
khác nhau về một cặp tính trạng tương phản.
Ví dụ: P: hoa đỏ x hoa trắng. F1: 100 % hoa đỏ
Vậy, theo định luật Menden suy ra:
- Tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng.
- P thuần chủng.
Cách 3. Dựa vào tỉ lệ phân li cặp tính trạng ở đời con. Nếu thu được:
(Loại tính trạng) : Tính trạng 1/ tính trạng 2 = 3/1.
Theo định luật Menden, suy ra: tính trạng 1 là tính trạng trội, tính trạng 2 là tính trạng lặn.
Ví dụ: F1 thu được:
Màu sắc hoa: Đỏ / trắng = 3/1.
Theo định luật Menden, suy ra: hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. P có kiểu gen ở thể dị hợp.
b. Cách xác định giao tử, số hợp tử thu được
- P thuần chủng có kiểu gen ở thể đồng hợp luôn cho 1 loại giao tử.
- P có n cặp gen dị hợp ( chưa xét trường hợp di truyền liên kết) tạo ra 2n loại giao tử.
Cách viết giao tử: Sử dụng sơ đồ hình cây.
- Số hợp tử = Số loại giao tử cái x số loại giao tử đực.
Ví dụ: AaBb x aabb
F1 thu được : 4 x 1 = 4 hợp tử
c. Xác định số kiểu gen, kiểu hình. Tỉ lệ kiểu gen ,kiểu hình ( không viết sơ đồ lai)
- Xác định số loại kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình.
Ví dụ: A: thân cao, a: thân thấp
B: quả đỏ, b: quả vàng.
Cho 2 P lai với nhau, thu được F1 : 9 cao, đỏ : 3 cao, thấp: 3 thấp, đỏ : 1 thấp, vàng.
Không viết sơ đồ lai, xác định :
- Số loại, tỉ lệ kiểu gen ở F1.
- Số loại, tỉ lệ kiểu hình ở F2.

Giải:
Xác định số loại, tỉ lệ kiểu hình
Số loại, tỉ lệ kiểu gen
16


Xét sự phân li ở F1:
- Chiều cao: cao / thấp = 3/1
- Màu quả: đỏ / vàng = 3/1

Xét sự phân li kiểu gen ở F1 ( ứng với từng cặp
tính trạng)
P: Aa x Aa
F1: 1AA : 2Aa : 1aa
P: Bb x bb F1: 1BB : 2 Bb : 1bb

- Số loại kiểu hình = 2 x 2 = 4
- Tỉ lệ kiểu hình chùng:
( 3: 1) (3 :1) = 9 : 3 : 3 : 1

- Số loại kiểu gen = 3 x 3 = 9
- Tỉ lệ kiểu gen:
( 1: 2 :1) ( 1 :2 :1) = 1 : 2 : 1 : 2 : 4 : 2: 1 :2 :1

- Tỉ lệ từng loại kiểu hình:
Cách 1: Tỉ lệ từng loại kiểu hình = tích tỉ lệ các
tính trạng hợp thành nó
Tỉ lệ KH thân cao, hoa đỏ = ¾ x ¾ = 9/16
Cách 2: Tỉ lệ từng loại kiểu hình = số KH/ số
KH chung ( số hợp tử).

Tỉ lệ KH thân cao, hoa đỏ = 9/16

- Tỉ lệ từng loại kiểu gen
Cách 1: Tỉ lệ từng loại kiểu gen = tích tỉ lệ các
cặp gen tạo thành kiểu gen đó
Tỉ lệ KG AABB = ¼ x ¼ = 1/ 16
Cách 2: Tỉ lệ từng KG = số KG đó / số KG
chung.
Tỉ lệ KG AABB = 1/16

- Cách viết sơ đồ lai nhanh ( không cần kẻ khung punet)
Viết sơ đồ lai của ví dụ trên.
P: AaBb
x
AaBb
G:
F1:
- Kiểu hình:
3Cao
1thấp
3Đỏ
1 vàng
Vậy có 4 kiểu hình ( thứ tự 2 tt trội: 1 trội1, 1lặn2 : 1 trội 2, 1 lặn 1: 2 tt lặn
( 3 x 3) Cao đỏ : ( 3x 1) cao, vàng
: ( 1 x 3) thấp, đỏ : ( 1 x 1) thấp, vàng
9 cao, đỏ : 3 cao, vàng : 3 đỏ, thấp : 1 thấp, vàng
Lưu ý: Thực tế tỉ lệ KH bài đã cho, ví dụ sử dụng trong trường hợp bài toán thuận, hoặc mới làm quen.
- Kiểu gen
1AA :
2 Aa

: 1 aa
1BB
:
2 Bb
: 1bb
Cao, đỏ
cao, vàng
thấp, đỏ
thấp, vàng
( 1 x 1) AABB
( 1 x 1) AAbb ( 1 x 1) aaBB ( 1 x 1) aabb
( 1 x 2) AABb
( 2 x 1) Aabb ( 1 x 2) aaBb
( 2 x 1) AaBB
( 2 x 2) AaBb
Vậy, sơ đồ lai hoàn chỉnh: ( làm vào bài thi)
P: AaBb
x
AaBb
G: AB, Ab, aB, ab
AB, Ab, aB, ab
F1:
KG:
1 AABB
1AAbb
1 aaBB
1 aabb
2 AABb
2 Aabb
2 aaBb

2AaBB
4AaBb
Kh:
9 cao, đỏ
:
3 cao, vàng
: 3 thấp, đỏ
:
1 thấp, vàng
17


2. Bài tập về phép lai một cặp tính trạng
DẠNG 1: Bài toán thuận Cho biết kiểu hình của P. Xác định kết quả lai ở thế hệ F 1 và F2 về kiểu gen
và kiểu hình.
* Phương pháp giải:
- Bước 1: Qui ước gen (Nếu bài tập đã cho sẵn qui ước gen thì sử dụng qui ước gen đã cho)
- Bước 2: Từ kiểu hình của P xác định kiểu gen của P
- Bước 3: Viết sơ đồ lai
Lưu ý: Nếu bài tập chưa cho biết tương quan trội – lặn thì phải xác định tương quan trội – lặn trước khi
qui ước gen.
DẠNG 2: Bài toán nghịch Giả thiết cho biết kết quả lai ở F 1 và F2. Xác định kiểu gen và kiểu hình của
P và viết sơ đồ lai.
Trường hợp 1: Đề cho tỉ lệ phân li ở F1 ( thường gặp ở thực vật)
* Phương pháp giải:
- Bước 1: Xác định tương quan trội – lặn ( dựa vào 3 cách xác định).
- Bước 2: Qui ước gen.
- Bước 3: Phân tích tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con để suy ra kiểu gen của bố mẹ.
- Bước 4: Viết sơ đồ lai và nhận xét kết quả
Lưu ý:

- Đề cho tỉ lệ 3/1. Thu được 4 tổ hợp = 2 x 2. Suy ra mỗi P cho 2 loại giao tử. P có kiểu gen thể dị hợp.
- Đề cho tỉ lệ 1 /1
Cách 1. Đây là tỉ lệ của phép lai phân tích P có kiểu gen thể dị hợp.
Suy ra: P: Aa
x
aa
Cách 2. 1/1 . Thu được 2 tổ hợp = 2 x 1. Suy ra 1 P cho 2 loại giao tử, 1 P cho giao tử a.
- Đề cho F1 đồng tính.
+ Tính trạng lặn: P: aa x aa
+ Tính trạng trội : Có nhiều trường hợp, tùy vào KH của P. ( 4 trường hợp)
Trường hợp 2: Đề không cho tỉ lệ phân li ở F1 ( thường gặp ở động vật và con người)
* Phương pháp giải:
- Bước 1: Xác định tương quan trội – lặn ( dựa vào 3 cách xác định).
- Bước 2: Qui ước gen.
- Bước 3: Xác định kiểu gen của bố mẹ bằng cách xác định xem bố mẹ cho giao tử gì.
- Bước 4: Viết sơ đồ lai và nhận xét kết quả
Lưu ý:
- P luôn cho 1 loại giao tử ( cho duy nhất 1 loại giao tử), suy ra P có KG thể đồng hợp.
- P cho giao tử a, suy ra KG của P là aa hoặc Aa
- P cho giao tử A, suy ra KH của P là AA hoặc Aa.
18


Bài tập vận dụng
Bài 1.1: Ở lúa tính trạng cây cao là trội hoàn toàn so với tính trạng cây thấp. Hãy xác định kết quả lai ở
F1 trong các phép lai sau:
P1 : Cây cao

X


Cây cao

P2: Cây cao X Cây thấp
P3: Cây thấp X Cây thấp
Bài 1.2
Cho: A: đỏ, a: trắng; B: cao, b: thấp.
P: AaBb
x
AaBb thu được F1.
1. Hãy xác định: Các kiểu hình sau chiếm tỉ lệ là bao nhiêu ở F1:
- Kiểu hình mang 1 tính trạng trội, 1 lặn; kiểu hình mang 2 tính trạng trội, kiểu hình mang 2 tính trạng
lặn.
2. Hãy xác định: Các kiểu gen sau chiếm tỉ lệ là bao nhiêu ở F1:
- Kiểu gen chứa 1 cặp gen dị hợp, 1 cặp gen đồng hợp.
- Kiểu gen chứa 2 cặp gen dị hợp.
- Kiểu gen chứa 2 cặp gen đồng hợp.
- Kiểu gen: A-B- ; A-bb; aaB-; aabb;
Bài 1.3: Người ta đem lai cà chua quả tròn với cà chua quả tròn, F1 thu được:
315 cây cà chua quả tròn
105 cây cà chua quả bầu dục
Biết rằng tính trạng hình dạng quả do 1 cặp gen qui định. Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai.
Bài 1.4
Cà chua, quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả vàng. Xác định kiểu gen, kiểu hình của P trong các trường
hợp sau:
a. F1 thu được toàn quả đỏ.
b. F1 thu được 300 quả đỏ : 300 quả vàng.
Bài 1.5 ở người , tính trạng mắt nâu do gen N qui định, tính trạng mắt xanh do gen n qui định. Xác định
kiểu gen của bố mẹ và con trong các trường hợp sau:
- TH1: Bố Mẹ mắt nâu sinh ra con mắt xanh
- TH2: Bố mắt nâu, Mẹ mắt xanh sinh ra con mắt xanh

- TH3: Bố mắt xanh, Mẹ chưa biết màu mắt, sinh ra con mắt nâu
Bài 1.6 Ở cà chua, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp. Sau đây là kết quả của một số phép lai:
1. Thân cao x thân thấp , thu được F1: 400 thân cao : 398 thân thấp.
2. Thân cao x thân thấp,
F1: 600 cây thân cao.
3. Thân cao x thân cao, thu được F1: 900 thân cao : 300 thân thấp.
4. Thân cao x thân cao, thu được F1: 800 cây thân cao
Xác định số lượng cây thân cao ở F1 của mỗi phép lai trên mà khi tự thụ phân sẽ cho cây thân thấp.
3. Bài tập về phép lai 2 cặp tính trạng
Bài toán thuận: Giả thiết cho biết kiểu hình của P. Xác định kiểu gen và kiểu hình ở đời con.
19


* Phương pháp giải:
- Bước 1: Xác định tương quan trội – lặn ở từng tính trạng.
- Bước 2: Qui ước gen
- Bước 3: Xác định kiểu gen của P
- Bước 4: Viết sơ đồ lai để xác định kiểu gen và kiểu hình ở đời con
Bài toán nghịch: Giả thiết cho biết kết quả lai ở đời con. Xác định kiểu gen và kiểu hình của P
* Phương pháp giải:
- Bước 1: Xác định tương quan trội – lặn.
- Bước 2: Qui ước gen.
- Bước 3: Xét tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con trên từng tính trạng để suy ra kiểu gen của bố mẹ.
- Bước 4: Xác định kiểu gen của bố mẹ.
- Bước 5: Viết sơ đồ lai để xác định kiểu gen và kiểu hình ở đời con.
Lưu ý: Tùy trường hợp, bước 1, 2 và 3 có thể gộp làm một bước.
Các dạng bài thường gặp
Tỉ lệ phân li 9/3/3/3

Cách biện luận

Cách 1: 16 tổ hợp = 4 x 4 . Mỗi P cho 4 loại
giao tử, suy ra: P có kiểu gen ở thể dị hợp.
Cách 2. Xét tỉ lệ phân li kiểu hình trên từng cặp
tính trạng

Tỉ lệ 3/3/1/1

Xét tỉ lệ phân li kiểu hình trên từng cặp tính
trạng
Xét tỉ lệ phân li kiểu hình trên từng cặp tính
trạng ( đề đã cho tính trạng trội, lặn)
Xét tỉ lệ phân li kiểu hình trên từng cặp tính
trạng ( 1 loại tính trạng đã biết tính trạng trội
lặn)
Xét tỉ lệ phân li kiểu hình trên từng cặp tính
trạng (có nhiều trường hợp)
Xét xem bố mẹ cho giao tử gì ( có nhiều
trường hợp)

Tỉ lệ 1/1/1/1
Tỉ lệ 3/1
Tỉ lệ 1/1
Tỉ lệ 1/0
Cho tỉ lệ 1 loại kiểu hình
Ví dụ 6.25 % thân thấp, xanh

Đưa tỉ lệ về dạng phân số để biện luận tính
trạng trội , lặn
Ví dụ: 6.25% = 1/16 nên thân thấp, xanh là
tính trạng lặn.

F1 thu được 16 tổ hợp = 4 x 4, suy ra P có kiểu
gen ở thể dị hợp.
Bài tập vận dụng

Bài 2.1: Ở Người, ta có:
Gen A qui định tóc xoăn, gen a qui định tóc thẳng.
20


Gen B qui định tầm vóc thấp, gen a qui định tầm vóc cao.
Hai cặp gen này di truyền phân li độc lập.
a. Nếu bố tóc xoăn, tầm vóc cao ; mẹ tóc thẳng, tầm vóc thấp, các con của họ sinh ra sẽ như thế nào?
b. Nếu bố mẹ đều có kiểu hình tóc xoăn, tầm vóc thấp, mà sinh ra con tóc thẳng, tầm vóc cao thì kiểu
gen của bố mẹ như thế nào?
Bài 2.2
ở thế hệ P lai hai cây cà chua, thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, F2 thu được:
- 630 cây thân cao, quả đỏ. - 210 cây thân cao, quả vàng.
- 209 cây thân thấp, quả đỏ. - 70 cây thân thấp, quả vàng.
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và di truyền độc lập
với nhau.
1. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai từ F1 đến F2.
2. Từ đó suy ra kiểu gen, kiểu hình của P đã mang lai và lập sơ đồ lai minh họa
Bài 2.4
Từ một phép lai giữa 2 cây người ta thu được:
- 120 cây có thân cao, hạt dài.
- 119 cây có thân cao, hạt tròn.
- 121 cây có thân thấp, hạt dài.
- 120 cây có thân thấp, hạt tròn.
Biết hai tính trạng chiều cao thân và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau, thân cao và hạt dài là hai
tính trạng trội.

Hãy giải thích kết quả để xác định kiểu gen và kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ lai
Bài 2.5
ở lúa tính trạng thân cao tương phản với thân thấp; tính trạng hạt tròn tương phản với hạt dài. Trong một
số phép lai, ở F1 người ta thu được kết quả như sau:
- Phép lai 1: 75% cây lúa thân cao, hạt tròn : 25% cây lúa thân thấp, hạt tròn.
- Phép lai 2: 75% cây lúa thân thấp, hạt dài : 25% cây lúa thân thấp, hạt tròn.
Cho biết: các gen quy định các tính trạng đang xét nằm trên các NST khác nhau. Hãy xác định kiểu gen
của P và F1
( Gợi ý cách làm: Dựa vào phép lai 1, 2 xác định tính trạng trội, lặn. sau đó xét từng phép lai.)
Bài 2.6
Cho một cây đậu Hà Lan (P) lai với ba cây đậu Hà Lan khác nhau:
-Với cây thứ nhất thu được F1, trong đó có 6,25% kiểu hình thân thấp, hạt xanh.
-Với cây thứ hai thu được F1, trong đó có 12,5% kiểu hình thân thấp, hạt xanh.
-Với cây thứ ba thu được F1, trong đó có 25% kiểu hình thân thấp, hạt xanh.
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai trong từng trường hợp.
Biết rằng tính trạng thân cao, hạt vàng là trội so với tính trạng thân thấp, hạt xanh. Mỗi gen qui định một
tính trạng và các gen nằm trên các nhiễm sắc thể đồng dạng khác nhau
Bài 2.7
Cho A: thân cao, a: thân thấp ; B: hạt đỏ, b: hạt trắng
Xác định kiểu gen, kiểu hình của P cho kết quả ở đời con có tỉ lệ KH như sau:
a. 3 : 3 : 1 : 1
b. 9: 3 : 3 : 1
c. 1: 1 : 1 :1
d. 3: 1
e. 1 : 0
(Gợi ý: Tỉ lệ kiểu hình chung = tích tỉ lệ các cặp tính trạng tạo thành nó.)
II. Nhiễm sắc thể
21



1. Xác định số lượng, trạng thái NST trong quá trình phân bào

Kì trung gian
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối

Số lượng

Nguyên phân
Trạng thái

Số cromatit

Số tâm động

Giảm phân
Kì trung gian I
Kì đầu I
Kì giữa I
Kì sau I
Kì cuối I
Kì đầu II
Kì giữa II
Kì sau II
Kì cuối II
2. Nguyên phân
1- Số tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:


2k

- Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . 2k
( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
2- Số tế bào con được tạo thêm sau k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:

2k – 1

-Từ x tế bào mẹ ban đầu: x (2k – 1)
( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
3- Tổng số NST đơn có trong các tế bào con được tạo ra:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:
-

2n . 2k

Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . 2n . 2k

( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
4- Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:

2n . 2k

- Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . 2n . 2k
( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
5- Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo thêm sau k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:


2n (2k – 1)
22


- Từ x tế bào mẹ ban đầu:

x . 2n (2k – 1)

( ĐK: Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
6- Tổng số NST đơn mới tương đương môi trường nội bào phải cung cấp cho:
- 1 tế bào mẹ nguyên phân k lần:

2n (2k – 1)

- x tế bào mẹ đều nguyên phân k lần: x.2n (2k – 1)
7- Tổng số NST đơn mới hoàn toàn môi trường nội bào phải cung cấp cho:
- 1 tế bào mẹ nguyên phân k lần :

2n (2k – 2 )

- x tế bào mẹ đều nguyên phân k lần: x.2n (2k – 2)
8- Tổng số lần NST tự nhân đôi trong k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:

k

- Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . k
9- Tổng số thoi dây tơ vô sắc hình thành ( phá hủy) trong k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:


2k – 1

- Từ x tế bào mẹ ban đầu: x (2k – 1)
( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
3. Giảm phân
Xét 1 tế bào sinh dục chín 2n giảm phân:
1. Số tế bào con được tạo ra: 4
2. Số giao tử (n) tạo ra là:
- 1 TBSD đực (2n)  4 giao tư đực (n)
- 1 TBSD cái (2n)  1 giao tư cái (n) + 3 thể định hướng (n).
3. Số loại giao tử: 2n ( không có trao đổi chéo trong giảm phân I)
4. Số NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp : 4n – 2n = 2n.
5. Số thoi vô sắc hình thành ( phá hủy): 3
4. Sự thụ tinh:
- Khái niệm: là sự phối hợp giữa trứng (n) và tinh trùng (n) để tạo ra 1 hợp tử (2n).
- Hiệu suất thụ tinh của giao tử:
Số giao tử được thụ tinh X 100%
Tổng số giao tử tham gia thụ tinh
Bài tập vận dụng
Bài 3.1 ở lúa nước, 2n = 24. Xét một tế bào của loài trải qua nguyên phân liên tiếp 9 đợt. Hãy tính:
a. Số tế bào con được sinh ra, số NST đơn chứa trong các tế bào con.
b. Môi trường cần phải cung cấp bao nhiêu NST đơn cho quá trình trên ?
23


c. Có bao nhiêu NST đơn mới hoàn toàn do môi trường nội bào cung cấp ?
d. Có bao nhiêu thoi phân bào bị hủy qua cả quá trình trên .
Bài 3.2
Ở 1 loài sinh vật, có 6 hợp tử nguyên phân với số lần bằng nhau đã tạo ra số tế bào mới chứa 9600

NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra 9300NST đơn
cho quá trình nguyên phân trên.
a. Xác định số lượng NST của 6 hợp tử khi chúng đang ở kỳ sau.
b. Xác định số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử.
c. Xác định tổng số tế bào xuất hiện trong cả quá trình nguyên phân của cả 6 hợp tử.
Bài 3.3
Ở 1 loài động vật, xét 1 nhóm tế bào sinh dục đực và cái giảm phân tạo được tổng cộng 320 giao tử
đực và cái. Số lượng NST đơn trong giao tử đực nhiều hơn trong các giao tử cái là 3648. Sự thụ tinh
giữa các giao tử đực và cái tạo ra số hợp tử có 304 NST đơn. Cho biết số giao tử đực gấp 4 lần số giao
tử cái, mỗi hợp tử do một trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng.
a. Tính số hợp tử được tạo ra?
b. Tính hiệu suất thụ tinh của giao tử đực và cái?
Bài 3.4 ở Đậu Hà Lan có bộ NST 2n = 14. tính số tế bào con được tạo ra từ 1 tế bào và số lần nguyên
phân của tế bào đó trong các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Môi trường tế bào cung cấp 434 NST đơn mới tương đương.
- Trường hợp 2: Môi trường tế bào cung cấp 868 NST đơn mới hoàn toàn.
- Trường hợp 3: Số thoi dây tơ vô sắc xuất hiện trong quá trình nguyên phân là 255
Bài 3.5 ở một loài động vật có bộ NST 2n = 50. Quan sát nhóm tế bào của loài bước vào giảm phân.
a. Nhóm tế bào sinh dục mang 800 NST đơn đang phân li về hai cực của tế bào. Xác định số lượng
tế bào của nhóm. Khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân II thì tạo ra được bao nhiêu tế bào con?
b. Cho rằng các tế bào con được tạo ra ở trên hình thành các tinh trùng và đều tham gia vào quá
trình thụ tinh, trong đó số tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 3,125% số tinh trùng được tạo thành nói
trên. Xác định số hợp tử được tạo thành. Cho biết mọi diễn biến trong quá trình giảm phân của nhóm tế
bào trên là như nhau.
III. ADN
Bài 4.1 Một phân tử AND có tỉ lệ phần trăm nucleotit loại T = 20 % tổng số nucleotit của ADN. X =
300 000
a. Tính tỉ lệ phần trăm mỗi loại nucleotit còn lại.
b. Tính số lượng mỗi loại nucleotit còn lại.
c. Tính chiều dài của phân tử AND.

Bài 4.2 Một gen cấu trúc có 120 chu kì xoắn (C), 2800 liên kết hiđrô (H). Trên mạch của gen dùng làm
khuôn để tổng hợp mARN có số nuclêôtit loại ađênin = 600, loại guanin = 300.
a. Hãy xác định:
- Số nuclêôtit từng loại của gen.
- Số nuclêôtit từng loại của mARN được tổng hợp từ gen.
- Số lượng axit amin trong chuỗi axit amin được tổng hợp từ mARN.
b. Khi gen trên tiến hành tự nhân đôi liên tiếp tạo 16 gen con. Hãy cho biết:
- Có bao nhiêu gen con không còn chứa mạch của gen ban đầu.
- Có bao nhiêu nuclêôtit được cung cấp cho quá trình nhân đôi tạo 16 gen con.
Bài 4.3 Gen B có 3600 liên kết hiđrô và có chiều dài là 5100 A0 . Phân tử m ARN được tổng hợp từ gen
trên có hiệu số giữa uraxin và ađênin là 120 ribônuclêôtit và tỷ lệ giữa guanin với xitôzin là 2/3.
a. Tính số lượng nuclêôtit từng loại của gen B.
b. Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN
Bài 4.4 Gen B có chiều dài 0,51µm bị đột biến thành gen b. Gen b có chiều dài hơn gen B là 3,4 A0.
a. Xác định dạng đột biến và cho biết tên gọi cụ thể của dạng đột biến nói trên.
24


b. Tính khối lượng phân tử của gen b. Biết khối lượng phân tử trung bình của 1 nuclêôtit là 300
ĐVC.
Bài 4.5: Một phân tử ADN có số nuclêôtic mỗi loại trên mạch 1 là:
A1 = 8000 ; T1 = 6000 ; G1 = 4000 ; X1 = 2000.
a. Tính số lượng nuclêôtic mỗi loại trên mạch 2
b. Tính số nuclêôtic mỗi loại của cả phân tử ADN.
Bài 4.6: Một gen có tổng 2 loại nuclêôtic bằng 40% tổng số nuclêôtic của gen và số nuclêôtic loại A =
600.
a. Tính tỉ lệ % mỗi loại nuclêôtic của gen?
b. Tính số lượng mỗi loại nuclêôtic của gen?
A 2
=

và số nuclêôtic trên 1 mạch gen là 1200. Tính số lượng và tỉ lệ % từng loại
G 3
nuclêôtic trong gen.
Bài 4.7: Một gen

Bài 4.8: Một gen A – G = 25% tổng số nuclêôtic trong gen và có số nuclêôtic loại A = 750. Tính % và
số lượng nuclêôtic mỗi loại của gen?
Bài 4.9 Một phân tử ADN có 8400 Nuclêotit gồm 4 gen . Số lượng Nuclêôtit của từng gen lần lượt
theo tỉ lệ : 1 : 1,5 : 2 : 2,5 .
1. Tính chiều dài của từng gen ?
2. Trên mạch một của gen ngắn nhất có tỉ lệ :
A:T:G:X=1:2:3:4
Tính số lượng từng loại Nu trên từng mạch đơn và của cả gen ?
3. Gen dài nhất có 3900 liên kết Hiđrô . Tính phần trăm và số lượng từng loại Nu của gen ?
Bài 4.10 Một gen có 120 chu kỳ xoắn. Hiệu số % nucleotit loại A với nucleotit không bổ sung với nó
bằng 20%. Trên phân tử mARN tổng hợp từ gen đó có: Xi = 120 ribonucleotit, Ai = 240 ribonucleotit.
1. Tỉ lệ % và số lượng nucleotit mỗi loại trên cả gen và trên mỗi mạch đơn của gen.
2. Tỉ lệ % và số lượng ribonucleotit mỗi loại trong phân tử mARN
Bài 4.11. Cho một đoạn AND chứa gen cấu trúc có trình tưj các nucleotit như sau:
5’ …. AXATGTXTGGTGAAAGXAXXTAGXG ... 3’
3’ ….. TGTAXAGAXXAXTTTXGTGGATXGX ... 5’
a. Viết trình tự các ribonucleotit của mARN được sao mã từ gen trên. Giải thích.
b. Viết trình tự các axit amin của chuỗi polipeptit được giải mã hoàn chỉnh từ đoạn gen trên. Biết các bộ
ba quy định mã hóa các axit amin như sau: GAA: axit glutamic, UXU, AGX: xerin, GGU: glixin, AXX:
threonin, UAU: tiroxin; AUG: mã mở đầu hoặc metionin; UAG: mã kết thúc
Bài 4.12 Một đoạn mARN có trình tự các ribônuclêôtit như sau:
3’...AUG AAA AUA AAX XGG GGX AGG AAA ….5’
Em hãy viết trình tự của các nuclêôtit trên mạch gốc và mạch bổ sung của đoạn gen đã phiên mã tạo ra
đoạn mARN nói trên
IV. Bài tập về di truyền liên kết

Bài 5.1. Cho lai hai giống lúa thuần chủng thân cao, hạt tròn với thân thấp, hạt dài được F1. Người ta
tiếp tục cho F1 lai với giống khác thu được F2 có tỉ lệ như sau:
25 % thân cao, hạt tròn : 50% thân cao, hạt dài : 25 % thân thấp, hạt dài.
Biện luận và viết sơ đồ lai cho kết quả trên. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.
Bài 5.2. Cho 2 thứ đậu thuần chủng khác nhau lai với nhau thu được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho
F1 tiếp tục giao phấn với nhau thu được F2 có tỉ lệ phân li như sau:
3 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, không tua cuốn.
25


×