Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Luận văn kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty dụng cụ thể thao DELTA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.14 KB, 65 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, kế toán là
công cụ quan trọng phục vụ việc quản lý nền kinh tế trên tầm vĩ mô và vi mô.
Cơ chế thi trường với việc ra đời nhiều loại hình doanh nghiệp đa dạng phong
phú các loại sản phẩm. Vậy thì vấn đề đặt ra cho các chủ doanh nghiệp là đưa
doanh nghiệp của mình phát triển và sản phẩm chiếm được lòng tin đứng
vững trên thị trường. Để có được ưu thế so với đối thủ cạnh tranh , tạo lòng
tin của người tiêu dùng thì doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng
sản phẩm giảm chi phí sản xuất tiến tới hạ giá thành sản phẩm.với lý do trên,
em chọn đề tài: "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty DCTT DELTA" làm báo cáo thực tập tốt nghiệp cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm là cơ sở để các nhà
quản lý doanh nghiệp phân tích, đánh giá tình hình sử dụng lao động, vật tư,
tiền vốn có hiệu quả hay không - Từ những thực tế đó để đề ra những biện
pháp thích hợp, hữu hiệu nhằm phát huy những mặt mạnh, hạn chế những mặt
còn yếu kém nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3. Nội dung đối tượng nghiên cứu:
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về công ty DCTT DELTA,
em nhận thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là
hết sức quan trọng, nó đã thực sự cho em thấy được tầm quan trọng trong
công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Trong thời gian thực tập tại công ty Dụng cụ thể thao DELTA được
tiếp xúc với thực tế, được sự quan tâm của phòng kế toán và nhận thức của

1



bản thân về tầm quan trọng của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,
tôi mạnh dạn đi sâu tìm hiểu vấn đề này.
5. Đề tài thực tập của tôi gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu
Chương II: Thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại công ty Dụng cụ thể thao DELTA .
Chương III: Kết luận và khuyến nghị

2


CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học.
1.1.1 Chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất.
Để tiến hành hoạt động sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp thường xuyên
phải bỏ các chi phí về TLLĐ, đối tượng lao động và lao động sống, các chi
phí dịch vụ khác. Muốn biết số chi phí mà doanh nghiệp đã chỉ ra trong từng
thời kỳ hoạt động là bao nhiêu nhằm tổng hợp tính toán các chỉêu kinh tế
phục vụ yêu cầu quản lý thì mọi chi phí chi ra đều được đo bằng thước đo tiền
tệ. Sự hình thành của 3 yếu tố kể trên sẽ hình thành nên các chi phí tương ứng
là chi phí tiêu hao NVL, chi phí khấu hao tư liệu lao động, tiền lương… chỉ
những chi phi tiến hành sản xuất mới được coi là CPSX.
CPSX của doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao động sống , lao
động vật hoá và các khoản chi phí cần thiết mà doanh nghiệp phải bỏ ra để
tiến hành các hoạt động sản xuất trong thời kỳ nhất định.
CPSX của doanh nghiệp phải thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại
của doanh nghiệp, nhưng để sản xuất phải được hạch toán qua từng thời kỳ:
hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. Như vậy CPSX gắn

liền với 1 thời kỳ nhất định, là đại lượng xác định có thể tính toán đo lường.
CPSX biẻu hiện dưới hình thức tiền tệ và về mặt lượng nó phụ thuộc vào 2
nhân tố cơ bản.
+ Số lượng TLSX và thời gian lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất
+Giá trị TLSX đã hao phí và thù lao lao động tính cho 1 đơn vị lao động.
1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất:
CPSX ở doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, mỗi loại có nội dung
kinh tế cũng như mục đích, công dụng khác nhau. Vì thế công tác quản lý
cũng như công tác kế toán đối với từng loại chi phí cũng khác nhau. Số liệu
3


phản ánh tổng số chi phí không thể là cơ sở duy nhất cho việc quản lý sản
xuất cũng như quản lý chi phí sản xuất được mà còn phải căn cứ vào số liệu
cụ thể của từng loại chi phí sản xuất riêng.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, công tác kế toán phù hợp với từng loại chi
phí, thúc đẩy doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, CPSX
được phân loại trên những cơ sở nhất định có ý nghĩa sắp xếp CPSX căn cứ
vào tiêu thức thích hợp. Tuỳ theo góc độ xem xét CPSX trên những khía cạnh
khác nhau mà chi phí sản xuất được phân theo cách sau:
a. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
( phân loại theo yếu tố )
Dựa vào nội dung kinh tế hình thái nguyên thuỷ của chi phí để sắp xếp
chi phí thành những loại chi phí khác nhau mà chi phí được phân loại là một
yếu tố không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu, dùng việc gì.
b.Phân loại chi phí theo công dụng chi phí (phân loại theo khoản mục Z)
Dựa vào công dụng kinh tế của chi phí, nơi phát sinh ra chi phí và nơi
gánh chịu chi phí để phân chia thành khoản mục sau:
c.Phân loại chi phí theo khối lượng sản phẩm công việc lao vụ trong kỳ.
d. Phân loại chi phí sản xuất dựa vào khả năng quy nạp chi phí sản xuất

Dựa vào phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối
tượng chịu chi phí
e. Phân loại theo cách thức chuyển chi phí
1.1.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí và căn cứ để xác định
a. Đối tượng tập hợp chi phí
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và
quan trọng của tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản
phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng…
- Giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm theo đơn vị tính
giá thành quy định.
4


Như vậy đối tượng chịu chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn các chi phí
phát sinh cần được tổ chức tập hợp theo nó, nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra
phân tích chi phí.
b. Căn cứ để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
- Dựa vào tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ
- Dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
- Dựa vào yêu cầu quản lý, trình độ, khả năng quản lý của doanh
nghiệp
- Dựa vào đối tượng tính giá thành và đơn vị tính giá thành áp dụng
trong doanh nghiệp.
1.1.1.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là phương pháp hay hệ thống
các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại chi phí sản xuất trong
phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Phương pháp này bao gồm:
- Phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm
- Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn hàng

- Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị sản xuất

Nội dung chủ yếu của phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là kế
toán mở thẻ ( hoặc sổ ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng
đã xác định, phản ánh chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng hàng tháng
tổng hợp theo từng đối tượng.
1.1.1.5. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp
Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp phụ thuộc vào
phương pháp tồn kho mà doanh nghiệp áp dụng. Hiện nay doanh nghiệp có
thể áp dụng kế toán tồn kho theo 2 phương pháp: KKTX và KKĐK.
* Nguyên vật liệu trực tiếp

5


- CPNVL trực tiếp là những CPNVL chính, nửa thành phẩm mua
ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp chế tạo sản phẩm hoặc thực
hiện lao vụ dịch vụ.
Để xác định chính xác chi phí NVL trực tiếp cần tính như sau:
Chi phí NVL dùng
=
SX trong kỳ

Trị giá NVL
xuất dùng

+

Trị giá NVL
còn lại CK


-

Trị giá phí liệu
thu hồi

- Tài khoản sử dụng: TK 621 ( chi phí NVL )
TK 621
Trị giá gốc thực tế NVL - Trị giá NVL xuất dùng
sản xuất dùng trực tiếp chế không kết hợp kho
tạo sản phẩm, lao vụ dịch - Trị giá phế liệu thu hồi
vụ trong kỳ

- Kết hợp chuyển và phân
bổ NVL thực tế dùng chế

tạo thành phẩm
Có thể mở chi tiết cho TK 621 tuỳ theo từng doanh nghiệp.
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có thể tập hợp trên sơ đồ kế toán sau
( bảng sau )
* Nhân công trực tiếp
CPNCTT là những khoản tiền phải thanh toán cho công nhân trực tiếp
sản xuất sản phẩm thực hiện lao vụ gồm: Tiền lương chính, phụ, các khoản
phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Có thể tính tiền lương theo: Chi phí tiền công định mức, giờ công
định
mức hay thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất.
Các khoản trích theo tỷ lệ % nhất định
- Tài khoản sử dụng: TK 622 ( chi phí nhân công trực tiếp )
TK622

Tập hợp chi phí nhân

Kết chuyển, phân bổ chi phí

công trực tiếp

nhân công trực tiếp
6


* Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung.
-CPSXC là những chi phí quản lý phục vụ sản xuất và những chi phí ngoài
2 khoản CPNVLTT và CPNCTT phát sinh ở phân xưởng, tổ đội sản xuất.
- Tiêu thức phân bổ:
+ Phân bổ theo nhân công trực tiếp
+ Phân bổ theo chi phí NVL trực tiếp
+ Phân bổ theo tiền công và chi phí NVL trực tiếp.
+ Phân bổ theo giờ máy hoạt động
+ Phân bổ theo định mức và sản xuất chung
- Tài khoản sử dụng: TK627 ( chi phí sản xuất chung )
Tài khoản này mở chi tiết cho 6 tải khoản cấp 2
TK 627
Tập hợp CPSXC theo phân xưởng - Các khoản ghi giảm chi phí
tổ đội sản xuất phát sinh trong kỳ

- Kết chuyển và phân bổ CPSXC

cho các sản phẩm lao vụ, dịch vụ
Các nghiệp vụ kế toán được tóm tắt qua sơ đồ sau:
TK 334, 338

TK 622
TK 111, 112, 152, 153
Chi phí nhân viên
các khoản giảm chi phí
( 1a )
TK 152, 153
Chi phí vật liệu
Phí SXC ( 2 )
Dụng cụ ( 1b)
TK 154
Kết chuyển ( 3 )
TK 142.1, 335
Chi phí theo dự toán
( 1c )
TK 331, 111, 112
Chi phí SXC khác
( 1c )
• Kế toán chi phí sản xuất trường hợp kế toán hàng tồn kho theo
phương pháp kiểm kê định kỳ:
* Đặc điểm của phương pháp:
7


- Là phương pháp mà theo đó kế toán không theo dõi một cách thường
xuyên liên tục tình hình xuất, nhập, tồn của hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá
trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ áp dụng trong doanh nghiệp quy mô nhỏ
tiến hành 1 loại sản phẩm.
* Tài khoản sử dụng riêng ( theo phương pháp KKĐK ):
TK 631
- Kết chuyển giá trị SP lao vụ

dịch vụ dở dang đầu kỳ
- Kết chuyển CP phát sinh
trong kỳ ( TK 621, 622, 627

- CPSX của SP lao vụ, dịch vụ dở
dang cuối kỳ kết chuyển
- Giá thành sản phẩm lao vụ, dịch
vụ hoàn thành trong kỳ

- Việc xuất NVL dùng cho sản xuất không sử dụng TK 152,153 mà sử
dụng TK 611: mua hàng
TK 611: Mua h àng
- Trị giá hàng hoá NVL, CCDC tồn Trị gái NVL,CCDC tồn kho cuối kỳ
đầu kỳ ( theo kiểm kê )
- Trị giá NVL, CCDC hàng hoá thực
- Trị giá thực tế NVL, CCDC hàng tế xuất dùng trong kỳ
hoá mua trong kỳ hàng bán bị trả lại
Giá trị NVL tồn đầu kỳ + Giá thực tế NVL nhập trong kỳ - Giá NVL tồn CK
- CPNCTT và CPSXC tập hợp trong kỳ giống phương pháp KKTX
cuối kỳ tính giá thành kết chuyển TK 621
a. Nợ TK 631
Có TK 622
b. Nợ TK 631
Có TK 627

8


Sơ đồ chi phí NVL trực tiếp
TK 331,111,411


TK 611

TK 621

Giá trị NVL tăng

Giá trị NVL xuất

trong kỳ

dùng CTSP,LV, DV
TK 152, 153

TK 631

Kết chuyển CPNVLTT

Giá trị NVL
Chưa dùng CK
Kết chuyển giá trị NVL tồn kho đầu kỳ
1.1.1.6. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm công việc đang trong quá
trình sản xuất chế tạo, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn
thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới
trở thành sản phẩm.
1.1.1.7. Tổ chức hệ thống sổ kế toán ghi chép, tập hợp chi phí.
Gồm 2 hệ thống sổ:
- Sổ kế toán tổng hợp: Tuỳ theo hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp
dụng sổ kế toán khác nhau. Nhưng hình thức nào cũng chung sổ các tài khoản

tổng hợp mỗi tài khoản mở một số các ( TK 621, TK 622, TK 627, TK 154,
TK 631…)
- Sổ chi tiết: Tuỳ theo yêu cầu quản lý mà kế toán mở các sổ chi tiết để
tập hợp chi phí sản xuất. Có thể mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi
phí. Mẫu số chi tiết tuỳ theo từng doanh nghiệp thiết kế, tuy nhiên vẫn theo
nguyên tắc chung.
1.1.2. Các phương pháp tính giá.
1.1.2.1. Giá thành các loại giá thành.
1.1.2.1.1. Giá thành sản xuất.
a. Khái niệm:
- Giá thành là chi phí sản xuất trình cho 1 khối lượng hoặc đơn vị sản
phẩm, lao vụ dịch vụ đã sản xuất hoàn thành.
9


- Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động,
phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, vốn trong qua trình
sản xuất. Các giải pháp kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm mục
đích tiết kiệm chi phí.
Hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc

Sổ chi tiết vật liệu, sổ chi tiết
TK 621,622,627, thẻ kho…

Chứng từ ghi sổ

Sổ đăng

CTGGS


Sổ cái
TK
621,622,6
27

Bảng tổng
hợp các sổ
chi tiết

Các sổ
kế toán
khác

Sổ chi tiết TK 154

- Bảng tính giá thành sản xuất
- Sổ chi tiết chi phí SX và tính giá thành SP

10


Chứng từ gốc
Nhật ký chứng từ
Sổ chi
tiết v,l
thể…

Sổ chi
tiết v,l

thể…

Bảng
kê 4, 63

Sổ
quỹ

NKCT số 7

Bảng
tổng hợp
chi tiết

Sổ các TK 621,622,627
Sổ chi tiết
TK 154

Bảng tính giá, sổ chi tiết chi phí sản xuất
Nhật ký chung
Chứng từ gốc

- Sổ chi tiết
NVL
- Thẻ kho,
thẻ giá sổ
chi tiết

NK chung


Sổ nhật
ký thu
tiền chi
tiền

Bảng tổng hợp chi
tiết
Sổ cái TK 621,
622, 627

Sổ kế
toán liên
quan khác

Sổ chi tiết
Chú thích: TK 154

Ghi hàng ngày và định kỳ
Sổ cuối kỳ
hệ đối chiếu
- Bảng tínhQuan
giá thành
- Sổ chi tiết CPSX, giá thành

b. Phân biệt chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện của quá trình sản
xuất tuy nhiên chúng lại khác nhau về lượng và chất.
Giá thành sản phẩm = CPSXDDĐK + CPSXPSTK – CPSXDDCK.
1.1.2.2. Phân loại giá thành:

a. Phân theo thời gian và cơ sở tính giá thành: Có 3 loại:
11


- Giá thành kế hoạch
- Giá thành định mức
- Giá thành thực tế
b. Phân loại theo phạm vi tính toán
- Giá thành sản xuất ( giá thành công xưởng )
- Giá thành tiêu thụ ( giá thành toàn bộ )
1.1.2.3. Đối tượng và kỳ tính giá thành
- Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn
thành đòi hỏi phải tính giá thành và giá thành đơn vị.
- Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành
công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá.
1.1.2.4. Các phương pháp tính giá thành:
a. Phương pháp tính giá thành giản đơn: Áp dụng quy trình công nghệ
giản đơn.
b. Phương pháp tổng cộng chi phí: Áp dụng quy trình sản xuất phức tạp
c. Phương pháp liên hợp: Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất phức
tạp nhưng có những cấp độ khác nhau
đ. Phương pháp hệ số: Quy trình sản xuất tạo nhiều loại sản phẩm
chính đồng thời nhiều loại sản phẩm phụ hoặc trong một quy trình sản xuất
tạo tạo 1 loại sản phẩm nhung co những cấp bộ khác nhau
e. Phương pháp tỷ lệ: Áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều
loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau.
f. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ: Áp dụng trong các doanh nghiệp
trong cùng một quy trình sản xuát bên cạnh sản phẩm chính thu được sản
phẩm phụ.
Để hạch toán chi phí sản xuất trong kỳ, kế toán có thể áp dụng phương

pháp kê khai thường xuyên ( KKTX ), kiểm kê định kỳ ( KKĐK ).
Sơ đồ hạch toán CPSX ( KKTX ) ( trang sau )

12


1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Những kết quả trong đời sống xã hội và sản xuất ảnh hưởng tới kế
toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
1.2.1.1. Những nhân tố bên trong doanh nghiệp
- Nguồn tiêu thụ của công ty là rất lớn và thường xuyên ổn định. Đây là
điều kiện cơ bản để mở rộng và phát triển ngành sản xuất bóng của công ty
dụng cụ thể thao DELTA
- Với cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư mới, hiện đại và cán bộ công
nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng, lực lượng lao động có kinh
nghiệm là ưu thế lớn.
- Uy tín của công ty ngày càng cao đối với khách hàng trong và ngoài
nước, giá cả và chất lượng sản phẩm luôn đáp ứng với nhu cầu của khách
hàng.
Công tác thu nhập, cập nhật thông tin ngày càng được nâng cao, tạo cơ
sở cho công tác dự báo chính xác hơn, giúp cho hoạt động kinh doanh ngày
càng hiệu quả hơn .
1.2.1.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
- "Chính sách tự do hoá thương mại" đã làm cho xu hướng cạnh tranh
trên thị trường ngày càng khốc liệt hơn.
- Các đối thủ xuất hiện ngày càng nhiều đặc biệt là các nhà kinh doanh
nước ngoài, họ vào Việt Nam và đưa ra những sách lược kinh doanh táo bạo
gây khó khăn cho các nhà kinh doanh trong nước nói chung và công ty DCTT
DELTA nói riêng.
- Đa phần khách hàng của công ty là thị trường các nước EU, công ty

có tuối đời còn trẻ vì vậy chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa vươn sang thị
trường các nước lớn như: Nhật Bản, Mỹ... Thị trường trong nước chiếm tỷ lệ
nhỏ.

13


CHƯƠNG II
THỰC TẾ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DCTT DELTA
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty dụng cụ thể thao DELTA
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty DCTT DELTA ( DELTA Sport co, LTD ) là một doanh nghiệp
ngoài quốc doanh được thành lập theo giấy phép kinh doanh số: 2602000298,
ngày 05/8/2002 của Sở kế hoạch và dầu tư tỉnh Thanh Hoá cấp.
Công ty được thành lập theo chủ trương của Nhà nước về việc phát
triển nền kinh tế trong nước và sự phát triển của các thành phần kinh tế trong
thị trường. Mặt hàng sản xuất trọng điểm là: Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,
bóng tennit…với số vốn ban đầu 100% là: 8.250.000.000 đồng. Ngoài ra công
ty được sự giúp đỡ của huyện về diện tích đất hiện đang sử dụng là phần đất
công ty thuê tại địa bàn huyện Hoằng Hoá trong những năm đầu công ty
không mất tiền thuê đất.
Lịch sử phát triển 7 năm được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 2002 – 2005: Ở giai đoạn này do mới được thành lập nên
công ty còn gặp nhiều khó khăn. Sự nhạy bén, quyết tâm của toàn công ty đã
đưa công ty DELTA phát triển mạnh mẽ tạo sự khởi đầu thuận lợi. Với số cán
bộ công nhân viên: 300 người. Đây là thời gian để công ty hoàn thiện và
mạnh dạn đi vào đầu tư sản xuất.
- Giai đoạn 2006 đến nay: Ban Giám đốc công ty đã mạnh dạn đầu tư
sản xuất cung cấp cho thị trường trong nước và vươn sang thị trường nước

ngoài, đặc biệt là thị trường EU. Công ty đã tiến hành cải tiến mẫu mã phù
hợp nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành tạo thế mạnh trong cạnh
tranh. Trải qua 7 năm hình thành và phát triển với hướng đi đúng, hoạt động
sản xuất kinh doanh ngày càng chiếm lĩnh thị trường, sản phẩm của công ty
ngày càng được ưa chuộng.
14


Tuy nhiên, công ty còn gặp nhiều khó khăn do là đơn vị mới được
thành lập, hiện tại đầu tư mới sản xuất hàng xuất khẩu là chủ yếu ( chiếm tới
85% ), xây mới hệ thống nhà xưởng, kho tàng, nhà trụ sở công ty và các cửa
hàng giới thiệu sản phẩm, cải tiến chất lượng sản phẩm, điều kiện làm việc và
tạo thêm nhiều việc làm cho hàng trăm lao động tại công ty và tại gia nên giá
thành sản phẩm cao.
Với mục tiêu phát triển kinh tế theo định hướng của Đảng và Nhà nước
đã đề ra, công ty DCTT DELTA luôn phấn đấu nâng cao hiệu quả SXKD trên
cơ sở năng lực hiện có. Công ty tập trung vào biện pháp nâng cao chất lượng
sản phẩm, hạ giá thành nhằm nâng cao uy tín trên thị trường. Công ty đang
tìm cách mở rộng hơn nữa thị trường nước ngoài, nâng cao uy tín tại thị
trường truyền thống. Công ty lấy tiêu chuẩn ISO – 9000 để duy trì nâng cao
chất lượng sản phẩm của mình. Công ty đề ra kế hoạch cho năm 2009
Bảng 1: Bảng dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008
công ty Dụng cụ thể thao DELTA
I. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DOANH THU

TT

1
2


Loại doanh thu

Doanh thu nội địa
Doanh thu xuất khẩu
Tổng cộng

Thực hiện năm

Kế hoạch năm

2008

2009

100.610.237
99.750.000.000
99.850.610.237

1.200.000.000
82.000.000.000
83.200.000.000

15

Ghi chú


II. DỰ KIẾN CHI PHÍ (nguồn: phòng kế toán công ty DELTA)
Tỷ lệ % so
TT


Nội dung chi phí

Thực hiện năm

Ước thực hiện

với doanh

2008

năm 2009

thu năm
2009

1
2
3
4
5
6
7

Nguyên vật liệu (giá vốn)
Nhiên liệu
Khấu hao TSCĐ
Chi phí sửa chữa
Lãi vay và chi phí tài chính
Tiền lương và nhân công

Chi phí khác
Tổng cộng

64.958.885.627 61.560.000.000
884.192.364

74,0%

1.250.000.000

1,5%

642.545.071
960.000.000
13.759.524.890 15.000.000.000
3.446.665.961 3.200.000.000
83.691.813.913 81.970.000.000

1,2%
18%
3,8%

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
Công ty DCTT DELTA là công ty có quy mô vừa và nhỏ, là một doanh
nghiệp trẻ mới được thành lập. Bộ máy của công ty được tổ chức theo kiểu
trực tuyến chức năng. Đứng dầu là Giám đốc - người điều hành, đại diện cho
công ty trước pháp luật về các hoạt động của công ty. Mặt khác GĐ là người
quyết định các hoạt động SXKD theo đúng định hướng của Nhà nước.
- Giúp việc cho GĐ là các phòng ban chức năng nghiệp vụ được tổ
chức theo yêu cầu quản lý kinh doanh. Các phòng ban chịu sự chỉ đạo trực

tiếp của ban Giám đốc công ty.

16


SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ
PHÒNG TCHC

BỘ PHẬN TỔ CHỨC
BỘ PHẬN HẬU CÀN

HỘI
ĐỒNG
THÀNH
VIÊN

PHÒNG KẾ TOÁN

PHÒNG KỸ THUẬT
QC

- KẾ TOÁN TỔNG HỢP
- KÊ TOÁN THANH TOÁN
- KẾ TOÁN KHO
BỘ PHẬN KỸ THUẬT
BỘ PHẬN QC
KẾ HOẠCH VẬT TƯ

PHÒNG
KẾ HOẠCH


BAN
GIÁM
ĐỐC

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG

PHÒNG CƠ ĐIỆN
XDCB

BỘ PHẬN CƠ ĐIỆN
BỘ PHẬN ĐT - XDCB
BAN ĐIỀU HÀNH
TỔ BỒI DÁN

VĂN PHÒNG
GIÁM ĐỐC

TỔ CHUẨN BỊ PHÔI 1

XƯỞNG BÓNG
KHÂU

-TRỢ LÝ GĐ 1
-TRỢ LÝ GĐ 2
-TRỢ LÝ GĐ 3

TỔ CHUẨN BỊ PHÔI 2
TỔ HOÀN THIỆN

HỆ THỐNG GIA CÔNG

CHI NHÁNH
HẬU LỘC

VĂN PHÒNG ĐẠI
DIỆN TP. HCM

Ghi chú:

- QUẢN LÝ CHI NHÁNH
- TỔ BÓNG KHÂU 1
- TỔ BÓNG KHÂU 2
- TỔ BÓNG KHÂU 3
QL – VP ĐẠI DIỆN
BP KH VÀ KẾ TOÁN
BP THIẾT KẾ
BP GIÁM SÁT KT

Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ nghiệp vụ

17


2.1.3. Đặc điểm quy trình quy sản xuất của công ty DCTT DELTA
Khi hợp đồng được ký kết giữa công ty DELTA với khách hàng thì
phòng kỹ thuật QC đưa ra định mức vật tư theo mẫu mã của phòng kỹ thuật
chuyển sang. Trong khi đó GĐ đưa ra lệnh sản xuất xuống xưởng bóng. Tại
đây xưởng trưởng xưởng bóng khâu sẽ đưa kế hoạch xuống từng tổ, đội thực

hiện quá trình sản xuất. Ban điều hành tại xưởng đảm nhận quản lý điều hành
và thống kê.
- Tổ bồi dán đảm nhận khâu đầu của quá trình sản xuất. Tuỳ thuộc theo
từng đơn hàng mà nhóm cắt da vải lựa chọn các loại vải khác nhau. Đồng thời
NVL được chuyển đến nhóm bồi dán máy, bồi dán tay, nhóm sấy HT. Tuỳ
theo từng loại kích cỡ trọng lượng chu vi mà các chi tiết của bóng được dán
cho phù hợp.
- Tổ chuẩn bị phôi 1 ( công ty ): Tại đây tổ phân công công việc chia
thành các nhóm: nhóm dập chặt, nhóm chọn VS- PB, nhóm in lưới và nhóm
tạp vụ.
- Tổ chuẩn bị phôi 2 ( H rồng ): Hoàn thiện tiếp công việc của tổ chuẩn
bị phôi 1. Ở đây công việc sản xuất bóng tiếp tục được hoàn thiện qua các
khâu: Dập chặt, chọn VS, in lưới, dán Vsi – PB. Cả 2 tổ chuẩn bị phôi 1, phôi
2 từ nguyên liệu chính là cao su để làm ruột bóng và nút hơi theo khuôn mẫu
nhất định tuỳ theo từng đơn hàng, từng loại bóng.
Cuối cùng tất cả các bán thành phẩm được chuyển về tổ hoàn thiện. Tại
đây tiếp nhận chi tiết sản phẩm của các tổ chuẩn bị. Chuyển sang tiến hành
khâu vỏ bóng ngoài, ruột bóng, lắp nút hơi. Sau đó được chuyển sang nhóm
hoàn thiện, tại đây đảm nhận khâu hoàn thiện thực hiện quy trình: bơm VS 1,
ĐH – VS 2, đóng thùng, may mẫu SC.
Như vậy, quá trình tạo ra sản phẩm của công ty trải qua nhiều giai đoạn từ:
Xử lý da

Dập
Khâu vỏ

Chọn

In ấn


Dán

Rút

Phối bộ
Hoàn thiện.

Từ khâu bồi dán đến giai đoạn dập, sản phẩm được làm chủ yếu bằng
máy móc. Từ giai đoạn rút trở về sau chủ yếu làm bằng thủ công ( bằng tay )
18


SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ PHÂN XƯỞNG CHUẨN BỊ I
( Sản phẩm da phủ PU )
Vệ sinh
và sấy lò

Vệ sinh, chỉnh lỗi, chọn da và
phân loại

Da bò
phủ
PU

Là ép

Phân
loại

Vệ

sinh

Chọn mắt phân loại và
vệ sinh

Bào
lạng

Phơi
trên
trành

Sản
phẩm
tận
dụng

Hút
bụi

Bồi dán

Cân
da và
tính
D.tích

HA
tổng
hợp


Dập
chặt
tận
dụng

Dập
chặt
chính
phẩm

Chính
phẩm

Cân đối
chặt SP
tận
dụng

Phế
phẩm

Đo độ
dày

Cắt
vải

Xắp
bộ


LATEX

Xác định
hỗn hợp
LATEX
và vải

Đóng
gói nhập
kho
BTP

Cân trọng lượng và
phân loại theo PCN

19

SP
quá
nặng
và nhẹ


2.2. Công tác tổ chức công tác kế toán tại công ty DCTT DELTA:
Công ty DCTT DELTA là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ,
phạm vi hoạt động tương đối tập trung. Công ty chính được xây dựng ở huyện
Hoằng Hoá – Thanh Hoá và một chi nhánh ở Hậu Lộc. Văn phòng đại diện
được đặt tại TP HCM. Để phù hợp với đặc điểm SXKD, đáp ứng yêu cầu
quản lý của công ty. Công ty vận dụng hình thức kế toán tập trung.

SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN
Kế toán trưởng

Kế
toán
tổng
hợp

Kế
toán
thanh
toán

Kế toán ngân hàng

Kế
toán
kho

Kế toán
tiền
lương
BHXH

Kế toán
chi phí
giá thành
tiêu thụ

Kế toán tiền mặt


Do yêu cầu quá trình sản xuất cũng như yêu cầu cung cấp thông tin
kinh tế, tài chính cho GĐ của công ty và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên
trong phòng kế toán hoàn thành tốt công việc của mình, phòng kế toán bao
gồm 8 nhân viên . Mỗi nhân viên được phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Kế toán trưởng: Là người giúp việc cho GĐ về công tác chuyên môn,
phổ biến đường lối chủ trương chính sách, chỉ đạo chuyên môn của phòng kế
toán. Chịu trách nhiệm trước cấp trên, Nhà nước và pháp luật về chế độ tài
chính kế toán hiện hành. Kế toán trưởng là người kiểm tra giám sát tình hình
hạch toán, tài chính vốn và huy động vốn, sử dụng vốn tại công ty.
- Kế toán tiền mặt: Theo dõi ngiệp vụ kinh tế có liên quan đến tiền và
khoản phải thu, khoản tạm ứng.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xác định kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.
- Kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi thanh toán các khoản công
20


nợ bằng séc, phiếu chi chuyển tiền và thanh toán quốc tế ( mở L/C và thanh
toán nợ ) nhận thông báo L/C và thanh toán xuất. Cuối tháng tập hợp lập
NKCT số 2, bảng kê số 2 và NKCT số 4 ( vì công ty tiêu thụ theo đơn đặt
hàng với 95% xuất khẩu vì thế các nghiệp vụ thanh toán chủ yếu là thanh toán
L/C nên công ty có 1 kế toán chủ yếu là thanh toán L/C nên công ty có một kế
toán ngân hàng riêng ). Lượng tiền mở L/C thường chiếm từ 30 đến 35% tổng
trị giá lô hàng.
- Kế toán tổng hợp, thanh toán với người bán TSCĐ có nhiệm vụ ghi sổ
NKCT bảng cân đối số phát sinh, sổ chi tiết, sổ cái, lập báo cáo kế toán, theo
dõi thanh toán với người bán, tình hình biến động của TSCĐ. Đồng thời tập
hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp.

- Kế toán tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ trích lương, theo dõi
thanh toán lương, trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định của
công ty và chế độ của nhà nước.
- Kế toán kho thành phẩm có nhiệm vụ xác định thời gian lao động và
sản phẩm của mỗi công nhân làm căn cứ cho kế toán tiền lương và kế toán giá
thành tập hợp CPNCTT hàng tháng.
- Kế toán kho vật tư có nhiệm vụ lĩnh vật tư, định mức vật tư cần cấp ở
mỗi lệnh sản xuất từ đó xác định số vật tư, giúp kế toán giá thành tính được
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của mỗi đơn hàng.
2.2.1. Tổ chức bộ sổ kế toán
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ ( NKCT )
- Đặc điểm chủ yếu của hình thức này là tập hợp, hình thức hoá các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài sản, kết hợp ghi theo thứ
tự thời gian với việc ghi theo hệ thống, giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi
tiết, ghi chép hàng ngày với việc ghi chép tổng hợp lập báo cáo hàng tháng.
Sổ sách trong hình thức này bao gồm:

21


+ Sổ nhật ký - chứng từ: Sổ này được mở hàng tháng cho một hoặc một
số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau liên quan đến nhau theo nhu cầu
quản lý và lập các bảng tổng hợp cân đối. Công ty áp dụng các NKCT: NKCT
số 1, NKCT số 2,NKCT số 4, NKCT số 5, NKCT số 7, NKCT số 10.
+ Sổ cái: Mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm chi tiết theo
từng tháng
+ Bảng kê: Được sử dụng bổ sung chi tiết cho 1 số đối tượng. Trên cơ
sở đó cuối tháng ghi vào sổ NKCT
+ Bảng kê doanh nghiệp hiện đang sử dụng: bảng kê số 1, bảng kê số 2,
bảng kê số 3, bảng kê số 4, bảng kê số 5, bảng kê số 6.

+ Bảng phân bổ: Sử dụng những khoản chi phí phát sinh thường xuyên,
có liên quan đến nhiều đối tượng cần phân bổ. Bảng phân bổ công ty hiện
đang sử dụng: Bảng phân bổ số 1, bảng phân bổ số 2.
+ Sổ thẻ kế toán chi tiết: Tuỳ theo yêu cầu của từng doanh nghiệp có
thể sử dụng các loại sổ chi tiết khác nhau.
Khác với các doanh nghiệp, sản xuất theo đơn đặt hàng tại công ty
DELTA khi sản phẩm hoàn thành vẫn nhập kho sau đó mới tiến hành xuất
kho thành phẩm, do vậy công ty vẫn sử dụng TK 155. Dù sản xuất theo đơn
đặt hàng nhưng vẫn có % sản phẩm nhỏ sản phẩm không đủ tiêu chuẩn xuất
khẩu đem tiêu dùng nội địa thu hồi theo quy định của công ty tỷ lệ sai hỏng
< 0,6% giá trị thì được coi là sai hỏng trong định mức do vậy vẫn sử dụng TK
531, TK 532.
Để phục vụ cho công tác kế toán, phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh tại công ty, thực hiện đúng quy định về hệ thống tài khoản thống
nhất ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.

22


Trình tự ghi sổ kế toán theo sơ đồ hình thức nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê

Thẻ và sổ kế toán chi tiết.

Nhật ký chứng từ

2 tổng hợp chi tiết
Bảng


Sổ cái

Chú thích:

Báo cáo kế toán

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra

2.2.2. Tổ chức phương pháp hạch toán.
Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên phương
pháp ghi chép phản ánh thường
Báoxuyên
cáo kếliên
toántục có hệ thống tình hình nhập
xuất kho các loại vật liệu, công cụ dụng cụ trên các tài khoản và sổ kế toán
tổng hợp với cơ sở là chứng từ xuất nhập.
- Với phương pháp tính giá trị thực tế của hàng tồn kho là phương pháp
bình quân gia quyền
Giá thực tế vật liệu
hàng hoá xuất dùng
Giá đơn vị

=

=

Số lượng vật liệu

hàng hoá xuất dùng

x

Giá đơn vị bình quân
vật liệu hàng hoá

Giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ + nhập trong kỳ
Lượng thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ + nhập trong kỳ

* Niên độ kế toán, kỳ kế toán
- Áp dụng theo năm, năm kế toán trùng với năm dương lịch (01/01–
31/12)
- Kỳ kế toán của công ty áp dụng theo tháng, bên cạnh đó cũng sử dụng
kỳ kế toán theo quý, hàng quý phòng kế toán phải lập các loại báo cáo theo
quy định

23


2.3. Thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
của công ty Dụng cụ thể thao DELTA
2.3.1. Đối tượng, đặc điểm tập hợp chi phí tại công ty DCTT
DELTA
Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng, khách
hàng mua bóng theo lô với số lượng lớn. Do vậy việc sản xuất không phải sản
xuất đại trà những mẫu mã, kiểu dáng giống nhau mà sản xuất theo đơn đặt
hàng do đó vấn đề giá cả được thoả thuận trước. Do vậy thông tin mà nhà
quản lý cần là những chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất cho
từng lô hàng, đơn hàng. Để tập hợp được chi phí sản xuất cho từng đơn hàng,

công ty tập hợp CPNVLTT, CPNCTT cho từng đơn hàng. Những chi phí
khác kế toán theo dõi tập hợp sau đó phân bổ theo CPNCTT.
Kế toán chi phí theo dõi tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất phát sinh
cho từng đơn hàng theo từng tháng. Như vậy tổng CPSX của đơn hàng là tổng
chi phí của các tháng cộng lại. Ví dụ:
Đơn hàng SOCCER BALL bắt đầu 10/10/2007, kết thúc vào ngày
18/01/2008
Tổng CPSX = Tổng CPSX phát sinh T12 + Tổng CPSX phát sinh T1

24


Quá trình tập hợp chi phí sản xuất được tóm tắt qua sơ đồ sau
Chi phí NVL
trực tiếp
Đối tượng
tập hợp chi
phí các đơn
hàng CPSX
chung
được phân
bổ theo chi
phí nhân
công trực
tiếp

Chi phí NC trực
tiếp
Khấu hao
TSCĐ


CPNCGT (PX)

NVLdùng PX

Chi phí SXC
được tập hợp
cho toàn
công ty

CCDC dùng PX

Dịch vụ mua
ngoài

25


×