Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Ý tưởng marketing kinh doanh bánh bèo xứ huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.73 KB, 15 trang )

BÁNH BÈO XỨ HUẾ
Người Huế rất thích và quen dùng loại bánh đầy hương vị quê hương này vào
các bữa ăn phụ. Không tốn nhiều tiền lắm là đã có một đĩa bánh lót dạ với mùi vị
thơm ngon, khoái khẩu
Bánh bèo, một món ăn đặc sản của Huế không thể thiếu trong cuộc sống thường
ngày. Hàng ngày, như đã thành lệ, khoảng từ 3 đến 5 giờ chiều, ta vẫn thường bắt gặp
ở đâu đó trên các ngõ ngách đường phố Huế những người phụ nữ thong thả với đôi
quanh gánh nhẹ hoặc chiếc thúng nhỏ ngang hông
Bánh bèo là một món ăn bình dị, dân dã của người dân xứ Huế. Chiếc bánh bé xíu
dẻo thơm hương bột gạo, vị ngọt của tôm cháy hòa trong chén nước mắm cay làm
người ăn phải xuýt xoa khi thưởng thức. Gọi là bánh bèo, đơn giản là vì hình dạng của
nó mỏng mảnh, tròn trịa như áng bèo cũng có thể là cách chơi chữ của dân gian bởi giá
nó cũng bèo bọt như vậy.
Nguyên liệu chính để làm bánh là bột gạo. Muốn chiếc bánh bèo dẻo, mềm và
thơm ngon, người làm bánh phải chọn loại gạo còn thơm hương lúa mới. Gạo được vo
sạch, ngâm nước trong nhiều giờ trước khi đem xay. Gạo sau khi xay thành bột mịn,
người thợ pha vào một ít nước lọc để bột lỏng nhưng vẫn giữ được độ dẻo nhất định.
Sau khi đã chuẩn bị xong phần bột, người thợ đổ bánh sắp những chiếc chén con
bằng nắm tay vào một chiếc vỉ hấp, chế bột vào từng chiếc chén và đem hấp. Để chiếc
bánh không dính vào thành chén khi chín, người thợ thường thoa một lớp dầu lên
thành chén trước khi đổ bột vào. Muốn bánh chín đều và có màu trắng sữa, trong quá
trình hấp phải canh lửa thật lớn, nếu lửa nhỏ, nước không đủ độ sôi, chiếc bánh sẽ bị
sượng, không chín hết bột.
Một thành phần quan trọng tăng thêm sự đẹp mắt, thơm ngon cho bánh bèo là
phần nhị màu gạch được làm từ tôm cháy. Làm tôm cháy khá đơn giản nhưng tốn
không ít thời gian
Miếng bánh bèo ngon nhất chính là nhờ vị tôm cháy và thứ nước chấm đặc biệt.
Nước chấm này được pha từ nước mắm, hòa chung với mỡ, đường, tỏi ớt. Vị nước
chấm pha xong không được mặn, cũng không được nhạt, nó phải hơi ngọt một chút và
dậy lên mùi thơm đủ đánh thức những tâm hồn nhạy cảm.



“BÁNH BÈO HUẾ ĐHS”
Quán ăn của chúng tôi là một cơ sở phục vụ thực khách ở mọi lứa tuổi đặc biệt
nhắm tới đối tượng khách hàng trẻ, với phong cách Ẩm thực chất Huế. Quán sẽ được
mở tại số 141 Lý Tự Trọng, Thanh Bình, Q. Hải Châu, một địa điểm trung tâm của
TP.Đà Nẵng.
Để thành lập quán ăn cần có số vốn tối thiểu ước tính là 150 triệu VNĐ với các
chi phí được tính ở mức thấp nhất để duy trì sự hoạt động hiệu quả.Thời gian hoàn vốn
nhanh và mô hình có thể mở rộng trong tương lai.

Chương 1
SẢN PHẨM DỊCH VU
Dịch vụ được cung cấp là phục vụ các món ăn mới dân dã, giá rẻ,với không gian
thoải mái. Xin phần tích cơ sở để đưa ra ý tưởng này.
Như vậy, Định hướng xuyên suốt của kinh doanh quán ăn là sự hài lòng, tâm lý,
thiện cảm của khách hàng. Điều này còn quyết định tới sự quay lại của khách hàng và
sự truyền miệng quảng cáo từ khách hàng này đến khách hàng khác.

1.1.Sản phẩm và dịch vụ


- Sản phẩm chính của quán là Bánh bèo Huế. (20 chén/ mẹt)
- Các món bánh tráng đập, chả, nem.
- Các suất ăn cho 2 - 4 người. Kèm với các gói combo:
Combo1: 1 mẹt + 1 phần bánh đập + 2 phần nước
Combo2: 2 mẹt + 1 phần bánh đập + 1 phần chả nem
- Đồ uống bao gồm: Trà tắc, nước ép trái cây, trà xanh 0 o, trà bí đao, nước ngọt
có Gas…
Ngoài ra ,quán ăn còn được bố trí thiết kế theo phong cách ẩm thực dân gian



1.2.Giá cả
Giá cả các món ăn được phục vụ trong quán ăn rất bình dân, kèm theo các gói
combo tiết kiệm, quý khách sẽ thoải mái ăn uống tẹt gas mà không lo hết tiền!!

1.3.Lợi thế của sản phẩm, dịch vụ
Sản phẩm, dịch vụ được phục vụ thỏa mãn được nhu cầu tạo cho khách hàng một
môi trường thoải mái để ăn uống, trò chuyện và thư giãn. Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu
thưởng thức các món ăn ngon-bổ-rẻ khách hàng còn có thể thả mình vào một góc rất
xưa của nông thôn Việt Nam.
Và nhằm thu hút lượng khách hàng mua săm cũng như củng cố lòng trung thành
và niềm tin của khách hàng, quán chúng tôi thường sử dụng thẻ giảm giá (coupon) và
thẻ khuyến mại (voucher) để kích thích tiêu dùng.

1.4.Xác định kênh phân phối sản phẩm.
Nhiệm vụ chủ yếu mà quán ăn chú trọng đối tượng khách hàng trẻ, học sinh sinh
viên đến dùng bữa, đặt tiệc tại quán. Tuy nhiên quán ăn vẫn có một số dịch vụ đi kèm
và khi quán ăn phát triển bền vững có lượng khách, dự định sẽ mở thêm dịch vụ đưa
đồ ăn tới tận nhà đối với các hộ gia đình, lớp, trường, doanh nghiệp trên địa bàn TP.
Đà Nẵng.
1.5.Lịch biểu hoạt động
Lịch biểu đưa Quán ăn vào hoạt động là khoảng 1 tháng từ khi bắt đầu thực hiện
dự án.Sau khi khai trương Quán ăn sẽ hoạt động từ 6h sáng đến 21h hàng ngày, phục
vụ cả bữa sáng cho học sinh, sinh viên kịp giờ vào lớp.


Chương 2
PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM
2.1. Phân loại thị trường
* Phương pháp: “Căn cứ theo đặc tính và thói quen tiêu dùng của khách hàng”

- Thị trường của Doanh nghiệp
Bao gồm những khách hàng thường xuyên hoặc ngẫu nhiên mua hàng của DN
- Thị trường cạnh tranh
Tập hợp những người hiện đang mua hàng của đối thủ cạnh tranh trên địa bàn
- Thị trường đồng nghiệp
Bao gồm toàn bộ khách hàng của 2 thị trường trên
- Thị trường tiềm tàng đồng nghiệp
Là thị trường đồng nghiệp được tăng lên nhờ thị trường của những người chưa
từng mua sắm sản phẩm của DN, nhưng lại có khả năng tiêu dùng trong tường lai
2.2. Phân đoạn thị trường
* Phương pháp: “Marketing mục tiêu”

PHÂN ĐOẠN

LỰA CHỌN

THỊ TRƯỜNG

THỊ TRƯỜNG
MUC TIÊU

ĐỊNH VỊ SẢN
PHẨM TRÊN
THỊ TRƯỜNG

- Phân đoạn thị trường
. Thói quen: Thích ẩm thực huế
. Sở thích: thích đi ăn quán “ngon – rẻ”
. Động cơ: Thỏa mãn nhu cầu
- Lựa chọn thị trường mục tiêu

- Các sinh viên ở khu vực Trường cđ công nghệ; Ký túc xá cđ Công Nghệ; Đại học
Đông Á
- Và các trường học và dân cư cùng khu vực


- Định vị sản phẩm trên thị trường
- Khách hàng: Từ 6 trở lên (mọi giới tính); đối tượng khách hàng thu nhập vừa và
thấp;
- Định vị thị trường theo lý do sử dụng dịch vụ : Thưởng thức không gian, món ăn
khác lạ, giải trí, thư giãn.
- Đối thủ cạnh tranh:
. Hiện nay trong khu vực có 3 quán Bún Bò và 1 quán Phở, một số quán ăn nhỏ
ven đường khác.
. Các đối thủ có lợi thế về tiềm lực kinh tế, kinh nghiệm kinh doanh, lượng
khách quen…. các quán ăn đó mới chỉ đáp ứng nhu cầu ăn uống của giới trẻ song giá
bán đơn vị sản phẩm còn cao và chưa có mô hình phục vụ chuyên nghiệp và chu đáo.
Đây chính là lợi thế của quán so với các đối thủ trong khu vực
. Mặt khác một số quán ăn có cơ sở vật chất thiếu tiện nghi, một số quán lề đường
không hợp vệ sinh, ít có sự đổi mới, và thường là do gia đình tự mở không có các đầu
bếp có kỹ năng tốt đảm nhiệm.


Chương 3
KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
Quán Bánh bèo Huế luôn mong muốn đem đến sự hài lòng đối với khách hàng
của mình,trở thành địa chỉ quen thuộc – nơi chia sẽ cảm xúc trong trái tim khách hàng!
Với mục đích này, quán cần thiết phải có một cơ cấu tổ chức chuyên nghiệp, làm
việc có hiệu quả với hiệu suất tối ưu, bao gồm :
1. 01 Chủ quán
2. 01 Quản lí quán

3. 01 Thu ngân
4. 01 Nhân viên chế biến chính
5. 01 Nhân viên phụ bếp
6. 04 Nhân viên phục vụ
7. 01 Bảo vệ
CHỦ QUÁN:
Chủ quán chính là những người thành lập quán và sẽ trở thành nhà quản trị, chịu
trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của quán.
Vai trò: Nắm bắt mọi hoạt động của quán hàng ngày, đặc biệt là ngày lễ khai
trương và tuần lễ đầu tiên. Là người đứng ra giải quyết mọi vấn đề phát sinh liên quan
đến quán. Tích cực trong việc tìm tòi, khám phá ý tưởng, giải pháp xây dựng quán
theo sự phát triển không ngừng của xã hội và con người. Là người có quan hệ tốt với
nhân viên, đi đầu trong tạo dựng văn hóa "bánh bèo Huế".
QUẢN LÍ QUÁN:
- Thuê ngoài.
- Yêu cầu: có khả năng quản lí, ít nhất 2 năm kinh nghiệm.
- Trách nhiệm:
Nhân viên quản lí chịu trách nhiệm mở cửa hoạt động, đóng cửa hàng ngày theo
thời gian quy định và chấm công lao động cho các nhân viên khác.
Chịu trách nhiệm hướng dẫn, đào tạo nhân viên bàn mới; chịu trách nhiệm về chất
lượng dịch vụ của quán trước chủ quán. Luôn quan sát khách hàng, nắm bắt nhu cầu
của khách hàng một cách nhanh nhất để hướng dẫn, phân công và cùng nhân viên phục
vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Mức lương: 3.000.000 VND/tháng


NHÂN VIÊN THU NGÂN:
- Thuê ngoài.
- Yêu cầu: sử dụng vi tính thành thạo, trung thực, cẩn thận.
- Trách nhiệm:

Chịu trách nhiệm ghi chép và vào sổ đầy đủ các khoản thu chi chính xác. Lưu giữ
các loại hóa đơn, chứng từ.
Tính tiền nhanh, chính xác cho khách.
Trực điện thoại, trả lời yêu cầu của khách hàng, nhận và xác nhận đặt chỗ.
- Mức lương: 2.500.000 VND/tháng
NHÂN VIÊN CHẾ BIẾN CHÍNH:
- Thuê ngoài
- Yêu cầu: có chuyên môn về chế biến, ít nhất 1 năm kinh nghiệm.
- Trách nhiệm:
chế biến theo chuẩn hương vị của quán và theo yêu cầu của khách nếu khách yêu
cầu, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Kê khai nguyên vật liệu đầy đủ, chính xác, chịu trách nhiệm về việc
khách gọi đồ mà không có.
- Mức lương: 2500.000 VND/tháng
NHÂN VIÊN PHU BẾP:
- Thuê ngoài.
- Yêu cầu: có chuyên môn về chế biến , nhanh nhẹn.
- Trách nhiệm: phụ bếp đáp ứng yêu cầu của bếp chính.
Lưu ý: 2 nhân viên chế biến và phụ bếp phối hợp làm việc một cách hợp lí và có
hiệu quả cao nhất tùy theo tình hình, số lượng khách. Đảm bảo yêu cầu của khách
nhanh nhất.
- Mức lương: 2000.000 VND/tháng
NHÂN VIÊN PHUC VU:
- Thuê ngoài.
- Yêu cầu: nhanh nhẹn, ưu nhìn, có khả năng giao tiếp tốt, thái độ phục vụ khách
chu đáo, nhiệt tình, ưu tiên Anh văn giỏi.
- Trách nhiệm: Thực hiện theo nội quy của quán, thân thiện với khách hàng.


Không sử dụng điện thoại trong giờ làm việc.

- Mức lương: 1.500.000 VND/ 1 tháng
NHÂN VIÊN BẢO VỆ:
- Thuê ngoài.
- Yêu cầu: Nam, tình trạng sức khỏe tốt, trung thực.
- Trách nhiệm: giữ xe, phải luôn đề cao tinh thần cảnh giác, tránh không để xảy ra
mất đồ của khách.
- Mức lương: 1.200.000 VND/tháng.


Chương 4
KẾ HOẠCH MARKETING
4.1. Thông điệp marketing

“ ĂN NO KHÔNG LO CHÁY TÚI ”
4.2. Phương tiện và kế hoạch Marketing
4.2.1. Phương tiện
Lựa chọn phương tiện marketing đơn giản, ít tốn kém nhưng đem lại hiệu quả.
- Tờ rơi: Phát ở các cổng trường tiểu học, trung học, cao đẳng đại học trong vùng
(cđ công nghệ, đại học Đông Á, …)
- Marketing nội bộ: Dựa vào mối quan hệ hiện có (phương pháp truyền miệng)
- Quảng cáo qua trang mạng Facebook: Thành lập Fanpage
4.2.2. Kế hoạch Marketing
Để tăng lượng khách đến với quán, tùy vào từng thời kỳ, giai đoạn mà chúng tôi
tích hợp các chương trình khuyến mãi khác nhau như:
1- Mỗi khách khi vào quán đều được tặng 1 ly trà/tắc (áp dụng vô thời hạn)
(không áp dụng cho khách gọi gói Combo)
2- Dịp khai trương:
Giảm giá 10% Tổng hóa đơn(Áp dụng 1 tuần đầu tiên)
Giảm thêm 5% khi khách hàng chụp ảnh check-in FACEBOOK
3- Tuần thứ 2 kể từ ngày khai trương: Tặng thẻ giảm giá 10% (thẻ có hiệu lực 6

ngày từ thứ 3 – thứ 5 của tuần thứ 3 - 4) đối với hóa đơn thanh toán > 100.000đ
(không áp dụng cho khách gọi gói Combo)
4- Tuần thứ 5: bắt đầu áp dung thẻ tích điểm, với tỷ lệ tích điểm là 5%/tổng hóa
đơn.
5- Và chương trình Khuyến mãi khái tùy vào từng thời kỳ thời điểm khác nhau
hoặc theo từng ý nghĩa của những ngày lể mà Quán áp dụng thêm các chương trình
KM khác


Chương 5
DỰ BÁO TÀI CHÍNH
5.1. Các khoản chi phí
5.1.1. Chi phí thuê mặt bằng
Theo tham khảo giá thị trường và thực tế thì giá thuê của một mặt bằng rộng
70m .Ký hợp đồng thuê 2 năm, trả tiền 6 tháng 1 lần
2

6.000.000 VNĐ/tháng, tức 72.000.000 VNĐ/năm
5.1.2. Chi phí trang thiết bị
ĐVT: 1.000 đồng
Stt
A

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Xuất sứ


Thành
tiền

Đơn giá

Tài sản lớn

1

Lò lữa

Cái

2

VN

800

1.600

2

Nồi hấp

Cái

2


VN

500

1.000

3

Chén bánh bèo

Cái

1500

VN

2

3000

4

Bàn ghế

Bộ

15

VN


800

12.000

5

Máy ép

cái

1

VN

800

800

6

Máy tính

Bộ

1

VN

4.000


4.000

7

Máy in bill

Cái

1

ĐL

2.300

2.300

8

Loa – âm ly

Bộ

1

VN

2.240

2.240


9

Camera

Bộ

2

JP

2.000

4.000

10

Dụng cụ nhà bếp

Bộ

1

VN

3.500

3.500

Cái


100

VN

7

700

(Dao, muỗng,…)
11

Ly nhựa
Tổng TS Lớn

B

Tài sản lưu động

1

Vốn lưu động

35.140

(điện, nước,
nguyên vật

20.000

20.000



liệu)
Tổng TSLĐ

20.000

5.1.3. Chi phí marketing
- Quảng cáo trên tờ rơi, tờ gấp, băng-rôn, bảng biển
- Quảng cáo trên FACEBOOK
Ước tính hết: 6.000.000 VNĐ/ năm
5.1.4. Chi phí sữa chữa và trang trí
Là khoản chi được sử dụng để tu sửa lại cơ sở đã thuê, lắp đặt hệ thống đèn chiếu
sáng, ổn định hệ thống cấp thoát nước và hệ thống nhà vệ sinh.Trang trí nhà hàng bằng
các các vật dụng dăng gian,(tre nứa)
Ước tính hết : 12.000.000 đ/ năm
5.1.5. Chi phí lương nhân viên

MỨC LƯƠNG

LƯƠNG

VND/NGƯỜI /THANG

VND/THÁNG

STT

CHỨC VU


SỐ NV

1

QUẢN LÝ

1

3.000.000

3.000.000

2

BẾP

1

3.000.000

3.000.000

3

PHU BẾP

2

1.500.000


1.500.000

4

PHUC VU

4

1.200.000

4.800.000

5

BẢO VỆ

1

1.500.000

1.500.000

6

THU NGÂN

1

2.000.000


2.000.000

TỔNG

15.600.000

TỔNG LƯƠNG NHÂN VIÊN 1 NĂM : 187.200.000 (đồng)

TỔNG CHI PHÍ 1 NĂM : 332.340.000 (đồng)

5.2. Lượng hòa vốn và Doanh thu dự tính
5.2.1. Dự báo giá và tình hình kinh doanh
Trung bình khách hàng vào quán sẽ chi trả 49.000 VNĐ bao gồm 1 mẹt + 1 phần


bánh đập + 2 phần nước uống tùy chọn. Giá trên là giá dành được áp dụng nhằm thoả
mãn tiêu chí ngon và rẻ phù hợp với sức mua của khách hàng mục tiêu.
Với diện tích mặt bằng 70m2, 15 bộ bàn ghế với mỗi bộ bàn ghế đáp ứng tối đa
từ 4 - 6 thực khách.Sức chứa tối đa của quán ăn là 90 thực khách/lượt. Vậy, mức phục
vụ tối đa của quán ăn dự kiến với tổng giờ mở cửa 16 tiếng/ ngày là 125 lượt thực
khách (với quy ước 1 lượt là 2 khách hàng ).
Ước tính số ngày hoạt động của quán ăn là 360 ngày.
5.2.2. Dự báo doanh thu
Giá vốn dự báo 30.000 đồng/ sản phẩm, Doanh thu tăng đều 10%, Chi phí hoạt
động tăng 5%/năm
Doanh thu của Quán ăn được dự báo dựa trên dự báo về giá và doanh số. Dự báo
doanh thu của quán sẽ tăng 10% mỗi năm.
Bảng doanh thu dự kiến trong 5 năm đầu
ĐVT: 1.000 đồng


Chỉ tiêu

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

Số lượt/ngày

125

138

151

166

183

Giá bán/lượt

49

49


49

49

49

6.125

6.738

7.411

8.152

8.968

2.205.000

2.425.500

2.668.050

2.934.855

3.228.341

Doanh thu tiêu thụ sản
phẩm/ngày
Doanh thu/năm


Dự kiến chi phí hằng năm:
Chỉ tiêu

ĐVT: 1.000 đồng

1.Biến phí

403.200

Tiền lương nhân công

151.200

Chi phí nguyên vật liệu, điện, nước, sửa chữa….

252.000

2. Định phí

121.028

khấu hao tài sản cố định (trích 5 năm)
Chi phí thuê nhà

7.028
72.000


chi phí quảng cáo


6.000

tiền lương quản lý

36.000

Tổng chi phí

524.228

Dự báo Báo cáo Hoạt động kinh doanh trong 5 năm
ĐVT: 1.000
đồng
Chỉ tiêu

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ

2.205.000 2.425.500 2.668.050 2.934.855


3.228.341

Giá vốn hàng bán

1.350.000 1.485.000 1.633.500 1.796.850

1.976.535

Lợi nhuận gộp về Bán hàng
và Cung cấp Dịch vụ

855.000

940.500

7.028

7.028

7.028

7.028

7.028

Chi phí hoạt động

524.228

550.439


577.961

606.859

637.202

Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế

330.772

390.061

456.589

531.146

614.603

304.247

356.139

414.294

479.390

Khấu hao


Tổng lợi nhuận sau thuế
TNDN

258.002

1.034.550 1.138.005

1.251.806

Điểm hòa vốn dự kiến năm đầu: Q= 121.028/ (49 – 8,96) = 3.022 (sản phẩm)
Với chi phí biến đổi 8.960 đồng/ sản phẩm

Chương 6
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG, Ý NGHĨA KINH TẾ – XÃ HỘI
ĐỐI VỚI DỰ ÁN
6.1 Kế hoạch hàng động
Để đưa dự án vào hoạt động trên thực tế, cần phải có kế hoạch hành động rõ ràng


và hoàn chỉnh.Kế hoạch hành động của dự án “Quán Bánh bèo Huế ĐHS” bao gồm
các bước :
-Xây dựng thực đơn cho quán ăn.
-Xây dựng giá thành và giá bán sản phẩm dự kiến.
-Liên hệ và ký hợp đồng với các nguồn cung cấp nguyên vật liệu trong khu vực Đà
Nẵng đảm bảo được nguyên liệu sạch
-Tiến hành sửa chữa, nâng cấp địa điểm quán theo thiết kế đặt ra;
- Thống nhất phong cách phục vụ của quán ăn, các tiêu quán ăn đặt ra. Phân công
nguồn lực có sẵn trong nhóm.
-Tiến hành quá trình quảng cáo và xây dựng hình ảnh.
-Chuẩn bị Khai trương quán ăn.

6.2 Ý nghĩa kinh tế - xã hội đối với dự án
6.2.1. Ý nghĩa kinh tế.
Dự án tạo ra lợi nhuận từ nguồn vốn nhàn rỗi của chủ đầu tư.
6.2.2. Ý nghĩa xã hội.
Quán ăn đi vào hoạt động đã góp phần tạo ra công ăn việc làm thường xuyên, ổn
định cho các thành viên trong nhóm
Tạo cho giới trẻ và khách hàng trong khu vực một môi trường giải trí, thư giãn
lành mạnh.

KẾT LUẬN
Dự án kinh doanh Quán ăn “Bánh Bèo Huế ĐHS” được lên kế hoạch cụ thể và cố
gắng nghiên cứu sâu sát những nội dung cần thiết. Từ đó, để xây dựng nên bản tóm tắt
tổng quan về dự án cho thấy tính khả thi nhất có thể. Bất kì dự án đầu tư nào muốn
thành công, đều phải bắt nguồn từ những ý tưởng và niềm đam mê, cũng như quyết
tâm thực hiện cho bằng được ý tưởng đó. Đó cũng chính là nền tảng đầu tiên dẫn dắt
chúng tôi đến với những bước tiếp theo để biến dự án kinh doanh thành hiện thực.



×