Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương Dòng điện không đổi trong chương trình Vật lý 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM VẬT LÝ

----------

Đề tài:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG WEBQUEST VÀO ÔN TẬP CHƯƠNG
“DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” TRONG CHƯƠNG TRÌNH
VẬT LÝ 11 THPT
Tiểu luận tốt nghiệp
Chuyên ngành: SƯ PHẠM VẬT LÝ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.S Bùi Lê Diễm

Sơn Minh Nuôl
Mã số SV: B1200492
Lớp: TL1202A2
Khóa: 38

Cần Thơ, năm 2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................................... i
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 1


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 2
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ......................................... 2
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................................... 3
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG KĨ THUẬT WEBQUEST VÀO DẠY HỌC
VẬT LÝ [1] .................................................................................................................................. 3
1. GIỚI THIỆU VỀ WEBQUEST ............................................................................................ 3
2. KHÁI NIỆM WEBQUEST ................................................................................................... 3
3. LỊCH SỬ CỦA WEBQUEST ............................................................................................... 4
4. CẤU TRÚC CỦA MỘT WEBQUEST .................................................................................. 5
4.1. Giới thiệu (Introduction) ................................................................................................ 5
4.2. Nhiệm vụ (Task) ............................................................................................................ 5
4.3. Quá trình (Process) ....................................................................................................... 8
4.4. Đánh giá (Evaluation) .................................................................................................... 8
4.5. Kết luận (Conclusion) .................................................................................................... 9
5. ỨNG DỤNG CỦA WEBQUEST ......................................................................................... 10
5.1. Mục đích sử dụng WebQuest ........................................................................................ 10
5.2. Lợi ích khi sử dụng WebQuest ..................................................................................... 10
5.3. Những tiêu chí của bài WebQuest ................................................................................. 10
6. THIẾT KẾ WEBQUEST.................................................................................................... 11
6.1. Chọn và giới thiệu chủ đề ............................................................................................. 11
6.2. Tìm nguồn thông tin..................................................................................................... 11
6.3. Xác định mục tiêu ........................................................................................................ 12
6.4. Xây dựng nhiệm vụ ...................................................................................................... 12
6.5. Thiết kế quá trình ........................................................................................................ 12
6.6 Thiết kế đánh giá .......................................................................................................... 12
6.7. Trình bày trên trang Web ............................................................................................ 12
6.8. Thực hiện WebQuest ................................................................................................... 13
6.9. Đánh giá và chỉnh sửa. ................................................................................................. 13
Chương II: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG WEBQUEST VÀO ÔN TẬP CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN
KHÔNG ĐIỆN” VẬT LÝ 11 THPT ........................................................................................... 13

1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” VẬT LÝ 11 NÂNG CAO THPT
[3,4,5]
....................................................................................................................................... 13
1.1. Đặc điểm .................................................................................................................... 13

SVTH: Sơn Minh Nuôl

i


1.2. Tóm tắt một số nội dung chính trong chương. ............................................................... 14
2. THIẾT KẾ WEBQUEST ÔN TẬP CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” VẬT LÝ 11
NÂNG CAO THPT ................................................................................................................ 23
2.1. Các bước thiết kế WebQuest. ....................................................................................... 23
2.2. Xác định cấu trúc bài giảng .......................................................................................... 23
2.3. Tạo Website bằng Google site [6] ................................................................................... 23
2.4. Đăng kí trang web: ...................................................................................................... 23
2.5. Thiết kế Web: .............................................................................................................. 24
2.6. Một số lưu ý:................................................................................................................ 26
3. MỘT SỐ Ý TƯỞNG CHO CÁC CHỦ ĐỀ ĐỂ CÓ THỂ XÂY DỰNG WEBQUEST ............. 27
3.1. Học bài bằng sơ đồ tư duy ............................................................................................ 27
3.2. Thực hiện các yêu cầu, bài tập, trả lời câu hỏi. .............................................................. 27
3.3. Phát huy tính sáng tạo của học sinh. ............................................................................. 28
4. HỆ THỐNG WEBQUEST TRÊN GOOGLE SITE ............................................................. 29
5. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRÊN GOOGLE SITE............................................................... 33
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 35

SVTH: Sơn Minh Nuôl


ii


Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương
“Dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lý 11 THPT

GVHD: Bùi Lê Diễm

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại ngày nay, khi mà quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
đang diễn ra mạnh mẽ, muốn chiếm lĩnh chi thức đòi hỏi con người phải tự chủ, sáng tạo
và tư duy khoa học. Trước tình hình đó đặt ra cho nền giáo dục nước ta phải có những
đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ, vươn tới ngang tầm với sự phát triển chung thế
giới và trong khu vực. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố quan trọng, cần
thiết nhằm đáp ứng yêu cầu trên.
Phát triển giáo dục là chìa khóa, là đòn bẩy để tạo nên sự phát triển nhanh chóng
và bền vững của đất nước trong thời gian sắp tới và lâu dài về sau. Quan điểm này đã
được thể hiện rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa VIII): “Thực sự coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Trong những năm
qua, giáo dục nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến việc đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tăng cường vai trò chủ thể của học sinh. Phát huy tính tích cực,
tự lực, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức, trong đó việc giúp các em có khả năng tự chiếm lĩnh
tri thức là một trong những phương pháp cần thiết. Vì dù giáo viên truyền đạt kiến thức
có nhiều đến đâu cũng không thể hết được kho tang kiến thức đồ sộ của nhân loại.
Thực tế hiện nay, Phương pháp này đã được áp dụng một phần nào đó trong dạy
học. Tuy nhiên việc hướng dẫn đó chỉ mang tính lý thuyết và khả năng vận dụng học
sinh chưa cao đặc biệt là trong việc vận dụng Internet trong quá trình tự học của học
sinh.
Phương pháp tự học (tự nghiên cứu) là phương pháp, trong đó học sinh tự làm việc

cá nhân với tư liệu, tài liệu tham khảo để thu nhận các thông tin cần thiết. Các tài liệu
học tập này có thể do giáo viên cung cấp, chỉ dẫn, trong nhiều trường hợp cần thiết kèm
theo các yêu cầu làm việc cụ thể.

Ưu điểm của tự học là:
Học sinh là chủ thể nhận thức, kiến thức lĩnh hội được trở nên chắc chắn.
Rèn luyện được kĩ năng làm việc với sách, tài liệu, kĩ năng tự đọc, kĩ năng nghiên
cứu.
Hình thành các thói quen đọc sách, các phẩm chất đặc biệt như tính độc lập, tính
chủ động, tính khoa học, tính phê phán, tính ham hiểu biết…
Học sinh có điều kiện mở rộng kiến thức ngoài chương trình, không chỉ giới hạn
bởi giáo trình hay bài giảng của giáo viên…

Nhược điểm của tự học là

Cần phải có quỹ thời gian rộng.

Tốc độ dạy học chậm.

Học sinh khi phải làm việc với các tài liệu mới, khó, phức tạp, hoặc không
có tính sư phạm dễ nản, buông xuôi.

Khó áp dụng đối với học sinh chưa được rèn luyện nhiều kĩ năng làm việc
với sách hay kĩ năng tự học.
SVTH: Sơn Minh Nuôl

1


Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương

“Dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lý 11 THPT

GVHD: Bùi Lê Diễm


Để phương pháp này có hiểu quả cần phải có tài liệu đầy đủ, rõ ràng và có
sự hướng dẫn của giáo viên lưu ý học sinh vào các nội dung trọng điểm, cơ bản của tài
liệu.
Do đó việc nghiên cứu đưa ra một giải pháp khắc phục và nhằm giúp các em có thể
vận dụng việc tự học ở trên mạng Internet là rất thiết thực nhằn đổi mới phương pháp
dạy học từng môn học theo đúng yêu cầu đặt ra.
Trong chương trình vật lý phổ thông, có một số kiến thức, khái niệm, hiện tượng
khá trừu tượng học sinh gặp nhiều khó khăn khi phải tìm hiểu bản chất của hiện tượng
đó. Việc dạy học nội dung các lực cơ học gặp nhiều khó khăn do học sinh khó có thể
hình dung được hiện tượng. Tuy nhiên, với những ưu thế về khả năng đồ họa, mô phỏng
mà các phương tiện dạy học hiện đại đem lại sẽ hỗ trợ và khắc phục những khó khăn
trên. Qua các bài giảng dưới dạng Web, giáo viên có thể phát huy tác dụng tất cả các
giác quan của học sinh trong quá trình truyền thụ kiến thức, làm cho học sinh nhận biết
được các quan hệ giữa các hiện tượng, tái hiện những khái niệm, quy luật… làm cơ sợ
cho việc áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất và đời sống.
Các website phục vụ cho công tác giáo dục xuất hiện ngày càng nhiều. Vì vậy, theo
dự đoán của các chuyên gia công nghệ thông tin Việt Nam, trong một vài năm tới, bất kì
tổ chức nào, đoàn thể nào không có website hoặc các hình thức đưa thông tin đến rộng
rãi công chúng bằng các phương tiện ICT (Information and Communication
Technology), thì tổ chức, đoàn thể đó sẽ trở nên lạc hậu.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: Ứng dụng WebQuest trong ôn tập
chương “Dòng điện không đổi”.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI





Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kỹ thuật WebQuest
Trình bày được ứng dụng của kỹ thuật WebQuest trong dạy học vật lý
Vận dụng trong ôn tập chương II “ Dòng điện không đổi” Vật lý 11 nâng



Chia sẽ hệ thống trên Google site.

cao.

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy và ôn tập chương “ Dòng điện không
đổi” với sự hỗ trợ của hệ thống WebQuest.

Phạm vi nghiên cứu: Ứng dụng của hệ thống WebQuest trong ôn tập Vật lý
11.

Giới hạn đề tài: Xây dựng một số chủ đề WebQuest trong chương trình Vật
lý 11 và chia sẽ hệ thống WebQuest trên Google site.

SVTH: Sơn Minh Nuôl

2


Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương

“Dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lý 11 THPT

GVHD: Bùi Lê Diễm

PHẦN NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG KĨ
THUẬT WEBQUEST VÀO DẠY HỌC VẬT LÝ [1]
1. GIỚI THIỆU VỀ WEBQUEST
Cùng với việc ra đời và phổ biến của internet, ngày nay việc thu thập và xử lý thông
tin trên mạng là một kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu và học tập cũng như trong lao
động nghề nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng internet trong dạy học
ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, việc học sinh truy cập thông tin một cách tự
do trên mạng internet trong dạy học có những nhược điểm chủ yếu là:

Việc tìm kiếm thường kéo dài vì lượng thông tin trên mạng lớn, dễ bị chệch
hướng khỏi bản thân đề tài.

Nhiều tài liệu được tìm ra với nội dung chuyên môn không chính xác, có
thể dẫn đến “nhiễu thông tin”

Chi phí quá lớn cho việc đánh giá và xử lý thông tin trong dạy học

Việc tiếp thu kiến thức qua truy cập thông tin trên mạng có thể chỉ mang
tính thụ động mà thiếu sự đánh giá, phê phán của người học.

Để khắc phục những nhược điểm trên người ta đã phát triển phương pháp
WebQuest.

2. KHÁI NIỆM WEBQUEST
Ngày nay WebQuest được sử dụng rộng rãi trên thế giới, trong giáo dục phổ thông

cũng như đại học. Có rất nhiều định nghĩa về WebQuest tuy nhiên giới hạn lại có thể
hiểu WebQuest là một trang Web trợ giúp học tập, trong đó các nội dung học tập được
đưa ra dưới dạng câu hỏi đồng thời cung cấp nguồn tài liệu tham khảo (chủ yếu từ
internet) để học sinh có thể sử dụng trả lời các câu hỏi đó.
Theo nghĩa hẹp, WebQuest được hiểu như một phương pháp dạy học (WebQuest
– Method); theo nghĩa rộng, WebQuest được hiểu như một mô hình, một quan điểm về
dạy học có sử dụng mạng internet.
WebQuest cũng là bản thân đơn vị nội dung dạy học được xây dựng để sự dụng
phương pháp này, và là trang WebQuest được đưa lên mạng. Khi gọi WebQuest là
phương pháp dạy học, cần hiểu đó là một phương pháp phức hợp, trong đó có thể sử
dụng những phương pháp cụ thể khác nhau. Với tư cách là một phương pháp dạy học,
có thể định nghĩa WebQuest như sau:
WebQuest là một phương pháp dạy học mới, được xây dựng trên cơ sở phương
tiện dạy học mới là công nghệ thông tin và internet. Trong tiếng việc chưa có cách dịch
hoặc thuật ngữ thống nhất cho khái niệm này. Trong tiếng Anh, Web ở đây nghĩa là
mạng, Quest nghĩa là tìm kiếm, khám phá. Dựa trên thuật ngữ và bản chất của khái niệm

SVTH: Sơn Minh Nuôl

3


Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương
“Dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lý 11 THPT

GVHD: Bùi Lê Diễm

có thể gọi WebQuest là phương pháp “khám phá trên mạng”. WebQuest là một dạng đặc
biệt của dạy học sử dụng truy cập mạng Internet.
WebQuest là phương pháp dạy học, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm

một nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn. Những thông tin
cơ bản về chủ đề được truy cập từ những trang liên kết (Internet links) do giáo viên chọn
lọc từ trước. Việc học tập theo định hướng nghiên cứu và khám phá, kết quả học tập
được học sinh trình bày và đánh giá.
WebQuest có thể chia thành các WebQuest lớn và các WebQuest nhỏ:
WebQuest lớn: xử lý một vấn đề phức tạp trong một thời gian dài (ví dụ cho
đến một tháng), có thể coi như một dự án dạy học.
WebQuest nhỏ: trong một vài tiết học (ví dụ 2 đến 4 tiết), học sinh xử lý
một đề tài chuyên môn bằng cách tìm kiếm thông tin và xử lý chúng cho bài trình bày,
tức là các thông tin chưa được sắp xếp sẽ được lập cấu trúc theo các tiêu chí và kết hợp
vào kiến thức đã có trước của các em.
WebQuest có thể được sử dụng ở tất cả các loại hình trường học. Điều kiện cơ bản
là học sinh phải có kỹ năng đọc cơ bản và có thể tiếp thu, xử lý các thông tin dạng văn
bản. Bên cạnh đó, học sinh cũng phải có những kiến thức cơ bản trong thao tác với máy
tính và Internet.
WebQuest có thể sử dụng cho mọi môn học. Ngoài ra, WebQuest rất thích hợp cho
việc dạy liên môn.

3. LỊCH SỬ CỦA WEBQUEST
Năm 1995 Bernie Dodge ở trường đại học San Diego State University (Mỹ) đã xây
dựng WebQuest trong dạy học. Các đại diện tiếp theo là Tom March (Úc) và Heinz
Moser (Thụy Sỹ).

Hình 1.1. Bernie Dodge – Người đầu tiên tạo ra WebQuest. [2]
Ý tưởng của họ là đưa ra cho học sinh một tình huống thực tiễn có tính thời sự hoặc
lịch sử, dựa trên cơ sở những dữ liệu tìm được học sinh cần xác định quan điểm của mình

SVTH: Sơn Minh Nuôl

4



Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương
“Dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lý 11 THPT

GVHD: Bùi Lê Diễm

về chủ đề đó trên cơ sở lập luận. Học sinh tìm được những thông tin, dữ liệu cần thiết
thông qua những trang kết nối Internet links đã được giáo viên lựa chọn từ trước.
Hiện nay, việc ứng dụng WebQuest đã trở nên phổ biến. WebQuest không chỉ được
sử dụng trong trường đại học mà một số trường phổ thông cũng đã dùng nó trong dạy
học.

4. CẤU TRÚC CỦA MỘT WEBQUEST
Một WebQuest thường gồm các phần: Giới thiệu (Introduction), nhiệm vụ (Task),
tiến trình (Process), đánh giá (Evaluation), kết luận (Conclusion).
4.1. Giới thiệu (Introduction)
Phần này viết cho người đọc là các em học sinh. Nội dung của phần này được viết
ngắn gọn để giới thiệu cho các em về bài học và cung cấp các thông tin cơ bản. Đưa ra
một vấn đề chủ đạo, có sự hướng dẫn, gợi ý. Dẫn nhập theo cách kích thích trí tưởng
tượng hoặc tóm tắt tổng quan về bài học.
4.2. Nhiệm vụ (Task)
Mô tả ngắn gọn, rõ ràng mục tiêu, kết quả mà học sinh đạt được sau khi thực hiện
bài tập. Những mục tiêu, kết quả phải đạt được thường là:

Vấn đề đưa ra phải được giải quyết

Sản phẩm phải được thiết kế hoàn tất

Các nhiệm vụ phức tạp phải nghiên cứu


Đưa ra các ý kiến, nhận xét của cá nhân học sinh

Các bảng tổng kết

Các kết quả mang tính sáng tạo

Xử lý và diễn đạt lại thông tin theo yêu cầu
Có nhiều dạng nhiệm vụ trong WebQuest. Dodge phân biệt những loại nhiệm vụ
sau:
Bảng 1.1: Các loại nhiệm vụ trong WebQuest
Loại

nhiệm

Mô tả

vụ

Tái hiện thông tin
(bài tập tường
thuật)

SVTH: Sơn Minh Nuôl

Học sinh tìm kiếm và xử lý thông tin để trả
lời các câu hỏi riêng rẽ, từ đó chứng tỏ rằng các
em hiểu những thông tin đó. Kết quả tìm kiếm
thông tin sẽ được trình bày theo cách đa phương
tiện (ví dụ: PowerPoint, video,…) hoặc thông

qua các poster, áp phích, các bài viết ngắn,…
Nếu chỉ là “cắt dán” thông tin tìm được mà
không xử lý như: tóm tắt, hệ thống hóa thì không
phải WebQuest.

5


Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương
“Dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lý 11 THPT

Tổng hợp thông
tin (bài tập biên
soạn)

Khám phá điều bí
ẩn

Bài tập báo chí

GVHD: Bùi Lê Diễm

Học sinh có nhiệm vụ lấy thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau và liên kết, tổng hợp chúng
trong một sản phẩm chung. Kết quả có thể được
công bố trên internet, nhưng cũng có thể là một
sản phẩm không thuộc dạng kỹ thuật số. Các
thông tin tập hợp phải được xử lý chứ không đơn
thuần là sao chép.
Việc đưa vào một điều bí ẩn có thể là

phương pháp thích hợp làm cho người học quan
tâm đến đề tài. Vấn đề đưa ra cho học sinh giải
quyết sẽ được thiết kế dưới dạng một bí ẩn mà
các em không thể tìm thấy lời giải của nó trên
internet. Để giải quyết, học sinh sẽ phải thu thập
thông tin từ những nguồn khác nhau, lập ra các
mối liên kết và rút ra các kết luận cho vấn đề.
Học sinh được giao nhiệm vụ, với tư cách
nhà báo tiến hành lập báo cáo về những hiện
tượng hoặc những cuộc tranh luận hiện tại cùng
với những bối cảnh nền và tác động của chúng.
Để thực hiện nhiệm vụ này họ phải thu thập
thông tin và xử lý chúng thành một bản tin, một
bài phóng sự, một bài bình luận hoặc một dạng
bài viết báo kiểu khác.

Lập kế hoạch và
thiết kế (nhiệm vụ
thiết kế)

Học sinh tạo ra một sản phẩm hoặc phác
thảo kế hoạch cho một dự định. Những mục đích
và hướng dẫn chỉ đạo sẽ được miêu tả trong đề
bài.

Lập ra các sản
phẩm sáng tạo
(bài tập sáng tạo)

Nhiệm vụ của người học là chuyển đổi

những thông tin đã xử lý thành một sản phẩm sản
tạo, ví dụ như một bức tranh, một tiết mục kịch,
tác phẩm châm biếm, một tấm áp phích, một trò
chơi, nhật ký mô phỏng hoặc một bài hát,…
Những đè tài nhất định sẽ được thảo luận
theo cách tranh luận. Mọi người sẽ ủng hộ các
quan điểm khác nhau trên cơ sở các hệ thống giá

SVTH: Sơn Minh Nuôl

6


Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương
“Dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lý 11 THPT
Lập đề xuất thống
nhất (nhiệm vụ tạo
lập sự đồng thuận)

Thuyết
phục
những người khác
(bài tập thuyết
phục)

Tự biết mình (bài
tập tự hiểu biết bản
thân)

Phân tích các nội

dung chuyên môn
(bài tập quyết định)

Đề ra quyết định
(bài tập quyết định)

SVTH: Sơn Minh Nuôl

GVHD: Bùi Lê Diễm

trị khác nhau, các hình dung khác nhau về những
điều kiện và hiện tượng nhất định, từ đó phát
triển một đề xuất chung cho một nhóm thính giả
cụ thể (có thực hoặc mô phỏng).
Người học phải tìm kiếm những thông tin
hỗ trợ cho quan điểm mà các em lựa chọn, phát
triển những ví dụ có sức thuyết phục về quan
điểm tương ứng. ví dụ bài trình bày trước một ủy
ban, bài thuyết trình trong phiên xử tại tòa án
(mô phỏng), viết các bức thư, viết các bình luận
hoặc các công bố báo chí, lập một áp phích hoặc
một đoạn phim video, một bài nói mang tính tư
vấn, … để thuyết phục người nghe về vấn đề
được yêu cầu.
Các bài tập kiểu này đòi hỏi người học xử
lý những câu hỏi liên quan đến bản thân cá nhân
mình mà đối với chúng không có những câu trả
lời nhanh chóng. Các bài tập loại này có thể suy
ra từ việc xem xét các mục tiêu cá nhân, những
mong muốn về nghề nghiệp và các triển vọng

của cuộc sống, các vấn đề tranh cãi về đạo lý,
đạo đức, các quan điểm về các đổi mới kỹ thuật,
về văn hóa và nghệ thuật,…

Người học phải làm việc, xử lý cụ thể hơn,
sâu hơn với một hoặc nhiều nội dung chuyên
môn, để tìm ra những điểm tương đồng và các
khác biệt cũng như các tác động của chúng.
Để có thể đưa ra quyết định, phải có thông
tin về nội dung cụ thể và phát triển các tiêu chuẩn
làm cơ sở cho sự quyết định.
Các tiêu chuẩn làm cơ sở cho sự quyết định
có thể được cho trước, hoặc do người học phải
tự phát triển các tiêu chuẩn của chính mình.

7


Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương
“Dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lý 11 THPT

Điều
tra

nghiên cứu (bài
tập khoa học)

GVHD: Bùi Lê Diễm

Học sinh tiến hành một nhiệm vụ nghiên

cứu thông qua điều tra hay các phương pháp
nghiên cứu khác. Ở kiểu bài tập này cần tìm ra
một nhiệm vụ với mức độ khó khăn phù hợp.

Khi giải bài tập cần lưu ý các bước sau:
Lập ra các giả thiết
Kiểm tra các giả thiết dựa trên các
dữ liệu từ những nguồn lựa chọn.
Nhìn chung, một nhiệm vụ phải hấp dẫn, thú vị và thực hiện được, có thể gợi mở
các ý tưởng cao hơn ở những nội dung tương tự. Nhiệm vụ có thể là làm việc với thông
tin như: giải quyết vấn đề, phán đoán, phân tích tổng hợp, đánh giá, sáng tạo hay chỉ đơn
giản là trả lời câu hỏi, thực hiện các yêu cầu,…
Lý tưởng nhất thì nhiệm vụ là phiên bản thu nhỏ của một cái gì đó mà người lớn
làm trong công việc thực tế, bên ngoài bức tường của trường học.
4.3. Quá trình (Process)
Nội dung trình bày trong phần này dành cho học sinh đọc, chủ yếu nêu lên các
bước để hoàn thành các nhiệm vụ (Task) ở trên. Dó đó cần đáp ứng những yêu cầu sau:

Cần viết rõ ràng, chi tiết để học sinh có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và các
giáo viên khác có thể tham khảo để vận dụng vào bài giảng của mình.

Các liên kết đến trang Web tham khảo (Internet link) nên liệt kê ở đây theo
trình tự thực hiện để học sinh dễ dàng truy cập (không nên tách thành danh sách riêng).
Nếu chia nhóm thì các liên kết được liệt kê theo tiến trình của từng nhóm.

Hướng dẫn cách tổ chức, sắp xếp lại thông tin do học sinh tìm được.

Danh sách các câu hỏi định hướng giúp học sinh phân tích thông tin hoặc
viết bài thu hoạch.


Nêu yêu cầu cụ thể về sản phẩm của quá trình thực hiện nhiệm vụ.
4.4. Đánh giá (Evaluation)
Phần này trình bày những tiêu chí cụ thể, cho học sinh biết rõ cách đánh giá về tiến
trình học tập, làm việc của các em khi thực hiện nhiệm vụ. Mỗi tiêu chí đánh giá có kèm
theo thang điểm cụ thể. Đánh giá gồm: đánh giá theo nhóm hoặc cá nhân. Căn cứ vào
những tiêu chí này các em có thể biết mình cần phải làm những gì, làm như thế nào để
đi đúng hướng, để đạt được yêu cầu đặt ra trong nhiệm vụ.

SVTH: Sơn Minh Nuôl

8


Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương
“Dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lý 11 THPT

GVHD: Bùi Lê Diễm

4.5. Kết luận (Conclusion)

Viết tóm tắt vài câu về những gì học sinh sẽ đạt được sau khi hoàn thành bài
học.

Có thể viết một số câu hỏi tu từ hoặc liên kết bổ sung để khuyến khích học
sinh mở rộng suy nghĩ vào những nội dung tương tự hoặc liên quan ngoài bài học này.
Qua đó nuôi dưỡng thói quen học tập suốt đời.

Cung cấp thêm liên kết đến những thông tin khác giúp học sinh có thể theo
đuổi ý tưởng của riêng mình.


Lời cảm ơn đến tác giả những trang web hoặc nguồn tài liệu liên quan đã sử
dụng trong bài giảng.
Tóm lại, cấu trúc một WebQuest được trình bày tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 1.2: Tóm tắt cấu trúc WebQuest
Các thành phần
Giới thiệu

Nhiệm vụ

Quá trình

Đánh giá

Mô tả
Giáo viên đặt vấn đề, giới thiệu về chủ đề để kích thích,
gợi mở sự hứng thú cho học sinh. Thông thường, một
WebQuest bắt đầu với việc đặt ra tình huống có vấn đề thực
sự đối với người học, tạo động cơ cho người học sao cho họ
muốn quan tâm đến đề tài và muốn tìm ra một giải pháp cho
vấn đề.
Nêu lên các yêu cầu, mục tiêu cụ thể mà học sinh cần
thực hiện, cần đạt được sau bài tập.
Giáo viên chỉ ra các bước cụ thể để thực hiện nhiệm vụ.
Ở mỗi bước có kèm theo các câu hỏi định hướng chỉ dẫn thực
hiện và cung cấp các liên kết đến các nguồn thông tin tham
khảo.
Đồng thời nêu rõ yêu cầu về sản phẩm cần tạo ra sau
khi thực hiện.
Đánh giá kết quả sản phẩm, tài liệu, phương pháp và
hành vi học tập, làm việc nhóm trong WebQuest. Có thể kết

hợp sử dụng các biên bản đã ghi trong quá trình thực hiện để
đánh giá chính xác.
Học sinh cần được cơ hội suy nghĩ và tự đánh giá một
cách có phê phán. Việc đánh giá tiếp theo do giáo viên thực
hiện.

SVTH: Sơn Minh Nuôl

9


Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương
“Dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lý 11 THPT

Kết luận

GVHD: Bùi Lê Diễm

Tóm tắt lại kết quả đạt được, khuyến khích tinh thần
học tập mở rộng, phát triển thêm những nội dung tương tự
của học sinh.

5. ỨNG DỤNG CỦA WEBQUEST
5.1. Mục đích sử dụng WebQuest

WebQuest được thiết kế nhằm giúp người học sử dụng thông tin hơn là mất
thời gian tìm kiếm thông tin.

Giúp người học phát triển các kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và sáng
tạo (các kĩ năng tư duy bậc cao theo phân loại của Bloom)


Mở rộng và đào sâu kiến thức cho học sinh. Học sinh nắm được kiến thức
cốt lõi, phân tích, trình bày lại kiến thức theo cách riêng, có thể minh họa kiến thức, kĩ
năng đã học được bằng một sản phẩm do chính học sinh làm ra.
5.2. Lợi ích khi sử dụng WebQuest
WebQuest khi được áp dụng hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho học
sinh như sau:

Giúp học sinh tiếp cận, giải quyết những vấn đề trong thế giới thực

Phát triển kĩ năng hợp tác làm việc nhóm

Phát triển tư duy sáng tạo

Phát triển tư duy phê phán

Hỗ trợ học tập liên môn

Gây hứng thú cho người học

Hướng đến việc đa dạng hóa học tập và trình bày

WebQuest có thể được mô tả như phương pháp học tập E-learning cho người
mới bắt đầu. Không đòi hỏi nhiều kĩ năng lập trình của giáo viên và kiến thức lớn đối
với học sinh.

Học sinh được khuyến khích phát triển kĩ năng tóm tắt nội dung một chủ đề
xác định và hiểu ý nghĩa của việc sử dụng các nguồn thông tin trên Internet.

Tiết kiệm thời gian cho người học.

5.3. Những tiêu chí của bài WebQuest
Một bài WebQuest phải thỏa các tiêu chí sau:

Các nhiệm vụ đưa ra cho học sinh trong bài tập WebQuest phải là các vấn
đề lý thú, phức tạp, thách thức, là phiên bản thu nhỏ của các công việc mà người lớn
đang thực hiện ngoài xã hội nhưng cũng phải vừa sức để các em học sinh có thể thực
hiện được.

SVTH: Sơn Minh Nuôl

10


Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương
“Dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lý 11 THPT

GVHD: Bùi Lê Diễm


Để có thể thực hiện được những yêu cầu của giáo viên trong WebQuest, học
sinh phải vận dụng các kĩ năng tư duy ở mức cao như: tổng hợp, phân tích, giải quyết
tình huống, sáng tạo và đưa ra quyết định chứ không chỉ là đơn thuần là làm những bào
tập đã có sẵn đáp án hay chỉ đọc bài rồi trả lời đúng sai.

Một WebQuest phải sử dụng các nguồn tư liệu phong phú trên Internet,
nguồn thông tin phải dựa trên các thông tin liên quan đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống
và được cập nhật thường xuyên.

Trong điều kiện không có internet trong trường, giáo viên có thể tải các
trang web này về sẵn trong máy tính hoặc sử dụng các nguồn tư liệu khác (Word, Excel,

sách, báo chí…). Điều quan trọng là các tư liệu này phải là các tư liệu “sống” chứ không
phải chỉ là các bài giảng của giáo viên hay những bài đã được kiểm định kĩ càng, trình
bày đã rõ ràng chi tiết như trong sách giáo khoa.

6. THIẾT KẾ WEBQUEST
6.1. Chọn và giới thiệu chủ đề
Chủ đề cần phải có mối liên hệ rõ ràng với nội dung trong chương trình dạy học.
Chủ đề có thể là một vấn đề quan trọng trong xã hội, đòi hỏi học sinh phải tỏ rõ quan
điểm. Quan điểm đó không thể được thể hiện bằng những câu trả lời “đúng” hoặc “sai”
một cách đơn giản mà cần phải lập luận chặt chẽ trên cơ sở hiểu biết về chủ đề. Khi
quyết định lựa chọn một chủ đề, cần trả lời được các câu hỏi sau:





Chủ đề có phù hợp với chương trình, nội dung đào tạo không?
Học sinh có hứng thú với chủ đề không?
Chủ đề có gắn với tình huống, vấn đề thực tiễn không?
Chủ đề có đủ lớn để tìm được tài liệu trên Internet không?

Sau khi đã chọn được chủ đề, cần mô tả chủ đề giới thiệu với học sinh. Đề tài cần
được giới thiệu ngắn gọn, dễ hiểu để học sinh có thể làm quen và tiếp cận dễ dàng.
6.2. Tìm nguồn thông tin
Giáo viên tìm kiếm các trang web có liên quan đến chủ đề, lựa chọn những trang
thích hợp để đưa vào liên kết trong WebQuest. Giai đoạn này thường đòi hỏi nhiều thời
gian, công sức. Bằng cách đó, người học sẽ được cung cấp các nguồn thông tin trực
tuyến để áp dụng vào việc xử lý và giải quyết vấn đề. Những nguồn thông tin này được
kết hợp trong tài liệu WebQuest hoặc có sẵn ở dạng các siêu liên kết tới các trang web
bên ngoài.

Ngoài các trang web, còn có một số cách cung cấp nguồn thông tin khác như: các
thông tin chuyên môn được cung cấp qua Email, đĩa CD hoặc các ngân hàng dữ liệu kỹ
thuật số. Điều quan trọng là phải nêu rõ nguồn tin đối với từng nội dung công việc và
trước đó các nguồn tin này phải được giáo viên kiểm tra về chất lượng để đảm bảo tài
liệu đó đáng tin cậy.
SVTH: Sơn Minh Nuôl

11


Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương
“Dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lý 11 THPT

GVHD: Bùi Lê Diễm

6.3. Xác định mục tiêu

Cần xác định rõ ràng những mục tiêu, yêu cầu cần đạt được trong việc thực
hiện WebQuest.

Những yêu cầu cần phù hợp và học sinh có thể thực hiện được.
6.4. Xây dựng nhiệm vụ
Để đạt được mục đích của hoạt động học tập, học sinh cần phải giải quyết một
nhiệm vụ hoặc một vấn đề có ý nghĩa và vừa sức. Vấn đề hoặc nhiệm vụ phải cụ thể hóa
đề tài đã được giới thiệu. Nhiệm vụ học tập là thành phần trung tâm của WebQuest.
Nhiệm vụ phải mang tính định hướng cho hoạt động của học sinh, cần tránh những nhiệm
vụ theo kiểu ôn tập, tái hiện thuần túy.
Như vậy, xuất phát từ một vấn đề chung cần phải phát biểu những nhiệm vụ riêng
một cách ngắn gọn và rõ ràng. Nhiệm vụ cần phong phú về yêu cầu, về phương tiện có
thể áp dụng, các dạng làm bài. Thông thường, chủ đề được chia thành các chủ đề nhỏ

hơn để từ đó xác định nhiệm vụ cho các nhóm khác nhau. Các nhóm cũng có thể có
nhiệm vụ giải quyết vấn đề từ những góc độ tiếp cận khác nhau.
6.5. Thiết kế quá trình
Sau khi đã xác định nhiệm vụ của các nhóm học sinh, cần thiết kế tiến trình thực
hiện WebQuest. Trong đó đưa ra những chỉ dẫn, hỗ trợ cho quá trình làm việc của học
sinh. Nội dung của phần quá trình trong WebQuest thông thường gồm các thành phần
chính là: chia nhóm làm việc, cung cấp yêu cầu chi tiết của nhiệm vụ, câu hỏi định hướng
chỉ dẫn thực hiện nhiệm vụ, cung cấp nguồn thông tin hỗ trợ, yêu cầu sản phẩm tạo
thành, hình thức nợp bài.
6.6 Thiết kế đánh giá
Giáo viên dựa vào những yêu cầu cụ thể trong phần tiến trình để đưa ra những tiêu
chí đánh giá tương ứng. Những tiêu chí này sẽ giúp học sinh định hướng những công
việc cần thực hiện và thực hiện thế nào cho đạt, đồng thời cũng giúp các em tự đánh giá
được những công việc các em đã thực hiện.
6.7. Trình bày trên trang Web
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nội dung trên, giáo viên sẽ dùng những nội dung
đó để trình bày thành WebQuest. Để lập ra trang WebQuest, không đòi hỏi về những
kiến thức về lập trình và cũng không cần công cụ phức tạp để thiết lập các trang HTML.
Về cơ bản chúng ta có thể sử dụng chương trình Word và lưu dưới dạng HTML thay vì
lưu dưới dạng .DOC. cũng có thể sử các chương trình điều hành Web, ví dụ như
FrontPage, hay tham khảo các mẫu WebQuest có sẵn trên Internet. Trang WebQuest
được đưa lên mạng nội bộ hoặc đưa lên Internet để sử dụng.

SVTH: Sơn Minh Nuôl

12


Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương
“Dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lý 11 THPT


GVHD: Bùi Lê Diễm

6.8. Thực hiện WebQuest
Trang WebQuest đã hoàn chỉnh sẽ được triển khai thực hiện đến học sinh. Giáo
viên có nhiệm vụ triển khai và theo dõi quá trình thực hiện của học sinh để có thể hổ trợ,
đôn đốc và điều chỉnh kịp thời.
6.9. Đánh giá và chỉnh sửa.
Việc đánh giá WebQuest để rút ra kinh nghiệm và chỉnh sửa cần có sự tham gia
của học sinh, đặc biệt là những thông tin phản hồi của học sinh về việc trình bày cũng
như những thắc mắc liên quan đến WebQuest.

Chương II: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG WEBQUEST VÀO ÔN
TẬP CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐIỆN” VẬT LÝ 11
THPT
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” VẬT LÝ
11 NÂNG CAO THPT [3,4,5]
1.1. Đặc điểm
Chương “Dòng điện không đổi là chương thứ hai trong chương trình lớp 11 nâng
cao. Chương này gồm 14 tiết: 7 tiết lý thuyết, 4 tiết bài tập, 2 tiết thực hành và 1 tiết
kiểm tra.
Nhìn chung, các kiến thức của chương được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát
triển từ chương trình vật lí trung học cơ sở. Các khái niệm về dòng điện, cường độ dòng
điện, nguồn điện, điện năng tiêu thụ, công suất điện...; Các định luật: định luật Ôm đối
với đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần, định luật Jun – Lenxo, học sinh đã được học ở
chương trình vật lí lớp 7 và lớp 9 nhưng ở mức độ nhận thức đơn giản, chưa yêu cầu cao
về kiến thức cũng như kỹ năng cần đạt. Tuy nhiên đó cũng là những kiến thức nền, giúp
học sinh có thể học tốt chương “Dòng điện không đổi” ở chương trình vật lý 11. Ở
chương này các kiến thức nêu trên được mở rộng, nâng cao hơn, đặt ra những yêu cầu
cao hơn về kiến thức cũng như kĩ năng thái độ của học sinh như các kiến thức về định

luật Ôm đối với toàn mạch, định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện và máy
thu, mắc nguồn điện thành bộ, kĩ năng vận dụng được định luật Ôm để giải các bài tập
về đoạn mạch có chứa nguồn điện và máy thu,...
Đây là chương nối tiếp kiến thức chương “Điện tích – Điện trường”, đồng thời là
nền tảng để nghiên cứu các phần khác trong chương trình vật lí phổ thông như: dòng
điện trong các môi trường, từ trường, dòng điện xoay chiều.

SVTH: Sơn Minh Nuôl

13


Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương
“Dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lý 11 THPT

GVHD: Bùi Lê Diễm

Phần lớn các kiến thức của chương rất gần gũi và có nhiều ứng dụng trong đời sống
và kỹ thuật. Dòng điện một chiều có thể dùng để thắp sáng, các nguồn điện một chiều
cũng được sử dụng rộng rãi. Trong các trường hợp dùng đến dòng điện không đổi ở hiệu
điện thế nhỏ, nguồn điện đóng vai trò quan trọng, chẳng hạn đèn pin, trên xe ô tô, xe
máy,… Đều dùng các bình acquy để thực hiện việc “khởi động máy”, thắp sáng hệ thống
đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu. Điện năng có thể dễ dàng chuyển hóa thành các dạng năng
lượng khác. Đó là một đặc tính có tầm quan trọng đặc biệt, nhờ đó năng lượng điện được
sử dụng rộng rãi trong đời sống và kỹ thuật. Các mạch điện dùng trong thực tế là tương
đối phức tạp, hầu hết các thiết bị điện đều có sự chuyển hóa năng lượng điện thành nhiều
năng lượng khác nhau. Kiến thức về định luật Ôm cho mạch kín và cho các loại đoạn
mạch giúp ta tính chính xác khi thiết kế và lắp ráp mạch điện. Việc sử dụng các nguồn
điện thích hợp và mắc chúng thành bộ một cách hợp lí sẽ nâng cao được hiệu suất sử
dụng.

Hệ thống bài tập của chương rất đa dạng và phong phú, phù hợp với những trình
độ khác nhau của học sinh.
1.2. Tóm tắt một số nội dung chính trong chương.
1.2.1. Dòng điện.
Trong môi trường dẫn điện, các hạt điện tự do luôn luôn chuyển động nhiệt hỗn
loạn. Dưới tác dụng của điện trường ngoài, chúng sẽ chuyển động có hướng: các hạt
mang điện dương sẽ chuyển động theo chiều điện trường E , các hạt mang điện âm sẽ
chuyển động theo chiều ngược lại. Dòng các hạt mang điện chuyển động có hướng như
vậy gọi là dòng điện.
Dòng điện phát sinh trong vật dẫn, khi trong đó tồn tại điện trường, gọi là dòng
điện.
Vậy dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Tuy có bản chất khác nhau nhưng dòng điện bao giờ cũng có những tác dụng đặc
trưng giống nhau như tác dụng hóa, tác dụng nhiệt, tác dụng từ,...
Tác dụng đặc trưng của dòng điện là tác dụng từ. Có thể quan sát được tác dụng từ
trong mọi trường hợp khác nhau của dòng điện, không phụ thuộc bản chất vật dẫn. Dựa
trên tác dụng này người ta chế tạo các thiết bị điện, các dụng cụ dùng điện như đồng hồ
đo điện, nam châm điện, chuông điện...
1.2.2. Dòng điện không đổi
Nếu vecto mật độ dòng và cường độ dòng điện không thay đổi theo thời gian, nghĩa


dq
 const thì ta nói rằng trong vật dẫn có dòng điện không đổi hay dòng điện dừng.
dt

SVTH: Sơn Minh Nuôl

14



Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương
“Dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lý 11 THPT

GVHD: Bùi Lê Diễm

Dòng điện không đổi có cường độ như nhau ở mọi tiết diện của vật dẫn. Thật vậy, giả
sử cường độ dòng điện qua hai tiết diện bất kì S1 và S2 khác nhau thì số điện tích nằm
trong hai tiết diện sẽ thay đổi theo thời gian bởi vì điện lượng qua S1 không bằng điện
lượng qua S2. Kết quả là điện trường trong vật dẫn thay đổi và dòng điện trong vật dẫn
không thể là dòng điện dừng.
Đối với dòng điện không đổi ta viết công thức dưới dạng

I

q
t

Trong đó q là điện lượng qua tiết diện ngang vật dẫn trong khoảng thời gian t.
1.2.3. Nguồn điện
Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế, nhằm duy trì dòng điện
trong mạch.
Nguồn điện luôn có hai cực: cực dương (+) luôn nhiễm điện dương và cực âm (-)
luôn nhiễm điện âm; giữa hai cực đó bao giờ cũng duy trì một hiệu điện thế. Để tạo ra
các cực nhiễm điện như vậy cần thực hiện một công để tách các electron ra khỏi nguyên
tử trung hòa và buộc các electron và ion dương được tạo thành như thế tách ra khỏi mỗi
cực.
Trong nguồn điện, các hạt tải điên dương chuyển động từ nơi có điện thế thấp (ở
cực âm) đến nơi có điện thế cao hơn (ở cực dương). Chuyển động này ngược với chiều
của điện trường giữa các cực (hướng từ cực dương đến cực âm). Do đó phải có một

nguồn năng lượng nào đó ở bên trong nguồn điện, cho phép nó thực hiện công lên điện
tích và buộc chúng chuyển động theo chiều đã nói. Nguồn năng lượng có thể là hóa năng,
như trong một acquy hay pin nhiên liệu.
1.2.4. Suất điện động của nguồn điện
Khi nối nguồn điện bằng một vật dẫn tạo thành mạch kín thì trong mạch xuất hiện
dòng điện. Nguồn điện có khả năng thực hiện công lên một các hạt tải điện nên mỗi
nguồn điện có một suất điện động đặc trưng cho khả năng sinh công của lực lạ bên trong
nguồn điện
Định nghĩa: Suất điện động  của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng
thực hiện công của nguồn điện và đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện
khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực
dương và độ lớn của điện tích q đó.

 

SVTH: Sơn Minh Nuôl

A
q

15


Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương
“Dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lý 11 THPT

GVHD: Bùi Lê Diễm

Đơn vị của suất điện động là vôn, kí hiệu V.
1.2.5. Pin, acquy

1.2.5.1. Hiệu điện thế điện hóa
Xét một mạch điện gồm kim loại (vật dẫn loại 1) và dung dịch điện phân (vật dẫn
loại 2). Kết quả thí nghiệm cho thấy khi một thanh kim loại bất kì tiếp xúc với một chất
điện phân thì trên thanh kim loại và chất điện phân xuất hiện các điện tích trái dấu. Lúc
này, đối với chất điện phân, thanh kim loại có một điện thế xác định gọi là điện thế hóa.
Giữa thanh kim loại và chất điện phân có một hiệu điện thế điện hóa.
Hiệu điện thế điện hóa có độ lớn và dấu phụ thuộc vào bản chất của kim loại, bản
chất và nồng độ dung dịch điện phân. Khi hai kim loại khác nhau về phương diện hóa
học được nhúng vào cùng dung dịch điện phân, thì giữa chúng hình thành một hiệu điện
thế xác định. Đó chính là suất điện động của nguồn điện này.
Nguồn điện hoạt động theo nguyên tắc trên còn gọi là nguồn điện hóa học hay pin
điện hóa (pin và acquy). Ở đây lực hóa học đóng vai trò lực lạ. Pin điện hóa gồm hai bản
cực có bản chất khác nhau được ngâm trong chất điện phân (dung dịch axit, bazo,
muối…)
1.2.5.2. Pin Vônta
Pin Vôn-ta là nguồn điện hóa học được chế tạo đầu tiên (năm 1795). Nó gồm hai
cực, một cực bằng kẽm (Zn) và một cực bằng đồng (Cu) nhúng trong dung dịch axit
sunfuric (H2SO4) loãng.
Khi nối các cực của pin Vôn-ta với nhau (hay với điện trở ngoài) thành mạch kín
người ta thấy sau một thời gian cường độ dòng điện trong mạch bị giảm dần. Nguyên
nhân là do khi pin hoạt động, ion dương H+ trong dung dịch H2SO4 di chuyển theo hướng
từ cực kẽm sang cực đồng, hiện ra trên cực đồng và gây ra hai tác dụng. Một là H2 cũng
giống như kim loại có khả năng phóng các ion của nó ngược lại vào dung dịch, vì thế
suất hiện điện động có hướng ngược chiều với suất điện động của pin. Hơn nữa, màng
hidro bao bọc quanh cực dương làm tăng điện trở trong của pin và vì vậy cường độ dòng
điện giảm đi. Hiện tượng trên gọi là sự phân cực của pin.
1.2.5.3. Acquy chì

Acquy đơn giản là acquy chì, còn gọi là acquy axit, gồm bản cực dương
bằng chì điôxit (PbO2) và bản cực âm bằng chì (Pb); cả hai bản được nhúng trong dung

dịch axit sunfuric (H2SO4) loãng.

Acquy là một nguồn điện có thể nạp lại để sử dụng nhiều lần dựa trên phản
ứng hóa học thuận nghịch nó tích trữ năng lượng dưới dạng hóa năng (lúc nạp điện) để
rồi giải phóng năng lượng ấy dưới dạng điện năng (lúc phát điện).

SVTH: Sơn Minh Nuôl

16


Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương
“Dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lý 11 THPT

GVHD: Bùi Lê Diễm


Muốn acquy bền lâu thường xuyên kiểm tra dung dịch điện phân và không
nên để acquy phóng hết điện rồi mới nạp điện.

Dung lượng của acquy được đo bằng ampe giờ (A.h). 1A.h = 3600C. Mỗi
acquy có một dung lượng xác định, đó là điện lượng lớn nhất mà acquy có thể cung cấp
được khi nó phát điện.
1.2.6. Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch
Khi điện tích q di chuyển từ điểm A đến điểm B đặt dưới hiệu điện thế
U=VA-VB thì lực điện tác dụng lên các điện tích tự do (hạt tải điện) trong mạch sẽ thực
hiện một công là
A=qU
Với dòng điện không đổi, ta có:
q= It

Lúc đó công của dòng điện có cường độ I trong đoạn mạch có hiệu điện thế U đặt
vào là
A  UIt .
Đó cũng chính là công của lực điện tác dụng lên các hạt tải điện.
trong đó, U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, I là cường độ dòng điện chạy
qua mạch và t là thời gian dòng điện chạy qua.
Vậy: Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là công của lực điện làm di
chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch và bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu
đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
Theo định luật bảo toàn năng lượng, công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch
cũng chính là điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ.
Đơn vị của công là jun (J) còn đơn vị của điện năng thường là kilôoát.giờ (kW.h)
với: 1kW.h=3.600.000J .
1.2.7. Công suất của dòng điện chạy qua một đoạn mạch
Công suất của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là đại lượng đặc trưng cho tốc
độ sinh công của dòng điện. Theo định nghĩa nó bằng công của dòng điện thực hiện trong
một đơn vị thời gian:
A
P   UI
t
Vậy: Công suất của dòng điện chạy qua một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế
giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
Công suất của dòng điện chạy qua một đoạn mạch cũng là công suất điện tiêu thụ
của đoạn mạch đó.
Đơn vị của công suất là oát (W).
1.2.8. Công của nguồn điện.
Trong một mạch điện kín, nguồn điện thực hiện công làm di chuyển các điện tích
tự do có trong mạch tạo thành dòng điện. Công này bao gồm công của lực điện và công
SVTH: Sơn Minh Nuôl


17


Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương
“Dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lý 11 THPT

GVHD: Bùi Lê Diễm

của lực lạ. Trong một điện kín công của lực điện trường bằng 0, do đó công của nguồn
điện chỉ còn là công của lực lạ:

A  q   It

Trong đó,  là suất điện động của nguồn điện (V), q là điện lượng chuyển qua
nguồn điện đo bằng culong (C), I là cường độ dòng điện chạy qua nguồn điện đo bằng
ampe (A) và t là thời gian dòng điện chạy qua nguồn điện đo bằng giây (s).
Công của nguồn điện cũng là công của dòng điện chạy trong mạch. Đó là điện năng
sản ra trong toàn mạch.
1.2.9. Công suất của nguồn điện
Công suất của nguồn điện có giá trị bằng công của nguồn điện thực hiện trong một
đơn vị thời gian:

P

A
 I
t

Đó cũng chính là công suất của dòng điện chạy trong mạch và cũng là công suất
điện sản ra trong toàn mạch.

1.2.10. Công và công suất của máy thu điện
1.2.10.1. Máy thu điện
Các dụng cụ (hay thiết bị) tiêu thụ chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng
khác (nội năng, hóa năng, cơ năng,...)
Có hai loại dụng cụ tiêu thụ điện là

Dụng cụ tỏa nhiệt: là thiết bị chuyển hóa toàn bộ điện năng thành các dạng
năng lượng khác. (Ví dụ: bàn là, bếp điện...).

Máy thu điện: là thiết bị mà phần lớn điện năng được chuyển hóa thành năng
lượng khác, không phải là nhiệt năng. (Ví dụ: động cơ điện, acquy đang nạp điện,...).
1.2.10.2. Suất phản điện của máy thu điện
Trong máy thu điện, chỉ có một phần Q ' của điện năng A cung cấp cho máy chuyển
hóa thành nhiệt ở điện trở rp của máy:

Q  rp I 2t
Phần điện năng còn lại A ' được chuyển hóa thành các dạng năng lượng có ích
khác.
Phần điện năng A ' này tỉ lệ với điện lượng q chuyển qua máy thu điện:

A'   pq
Trong đó hệ số tỉ lệ E p là đại lượng đặc trưng cho máy thu điện, được gọi là suất
phản điện của máy thu điện. Từ công thức trên ta rút ra công thức:

p 

A'
q

Nếu q = 1C thì  p  A ' .

SVTH: Sơn Minh Nuôl

18


Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương
“Dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lý 11 THPT

GVHD: Bùi Lê Diễm

Như vậy suất phản điện của máy thu điện được xác định bằng điện năng mà dụng
cụ chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, không phải nhiệt, khi có một đơn vị điện
tích dương chuyển qua máy.
Suất phản điện có đơn vị là Vôn (V).
Trong trường hợp máy thu điện là nguồn điện đang được nạp điện, thì suất phản
điện có trị số bằng suất điện động của nguồn lúc phát điện. Dòng điện nạp đi vào cực
dương của máy thu điện.
1.2.10.3. Công của máy thu điện
Công tổng cộng A mà dòng điện thực hiện ở máy thu điện bằng:

A  A ' Q   p It  rp I 2t  UIt
Trong đó:
A ' là phần năng lượng được chuyển hóa thành dạng năng lượng khác không phải
nhiệt; Q ' là nhiệt lượng tỏa ra; U là hiệu điện thế đặt vào máy thu điện.
Công A cũng là điện năng tiêu thụ của máy thu điện trong khoảng thời gian t.
1.2.10.4. Công suất của máy thu điện
Công suất tiêu thụ điện của máy thu điện:

P


A
 E p I  rp I 2
t

1.2.11. Định luật Ôm
1.2.11.1. Nội dung
Xét mạch điện kín gồm một nguồn điện (pin, acquy,...) có suất điện động  , điện
trở trong r và điện trở R là điện trở mạch ngoài bao gồm các vật dẫn nối liền hai cực của
nguồn điện.
Định luật Ôm đối với toàn mạch nêu lên mối liên hệ giữa suất điện động  , cường
độ dòng điện I chạy trong toàn mạch và điện trở toàn phần R+r của toàn mạch được phát
biểu như sau:
“ Cường độ dòng điên trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện
và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch”.
Nội dung định luật Ôm cho đoạn mạch mặc dù được xây dựng từ thực nghiệm,
song nó vẫn có thể được suy ra từ định luật bảo toàn năng lượng và định luật Jun – Lenxơ ( cũng tìm được từ thí nghiệm).
1.2.11.2. Ý nghĩa của định luật
Biểu thức định luật Ôm đối với toàn mạch được viết lại như sau:

  IR  Ir

Nếu gọi U  IR là hiệu điện thế mạch ngoài thì:

  U  Ir  U    Ir

Hiệu điện thế mạch ngoài cũng là hiệu điện thế UAB giữa cực dương và cực âm của
nguồn điện.

SVTH: Sơn Minh Nuôl


19


Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương
“Dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lý 11 THPT

GVHD: Bùi Lê Diễm


Khi điện trở trong của nguồn điện rất nhỏ, không đáng kể ( r  0 ), hoặc nếu
mạch hở (I=0), thì hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện bằng suất điện động của nguồn
điện đó U   .

Điện trở của mạch ngoài nhỏ không đáng kể ( R  0) thì biểu thức định luật
Ôm cho toàn mạch được viết lại thành: I 


r

.

Khi đó, cường độ dòng điện sẽ lớn nhất và chỉ phụ thuộc vào suất điện động  và
điện trở trong r của chính nguồn điện đó. Trong trường hợp này nguồn điện bị đoản
mạch.
Với nguồn điện có điện trở trong khá nhỏ như: acquy chì, khi bị đoản mạch thì
dòng điện qua acquy sẽ rất lớn, làm hỏng acquy.
Với nguồn điện có điện trở trong khá lớn (Khoảng vài ôm) như: pin, khi bị đoản
mạch thì dòng điện qua pin không lớn lắm, tuy nhiên sẽ mau hết điện.
Để tránh trường hợp đoản mạch xảy ra đối với mạng điện ở gia đình, người ta dùng
cầu chì hoặc atomat.

1.2.11.3. Hiệu suất của nguồn điện theo công thức:

H

An U N

A


Trong đó, An là công của dòng điện sản ra ở mạch ngoài.
Nếu mạch ngoài chỉ có điện trở RN thì công thức tính hiệu suất của nguồn điện là

H

RN
RN  r

1.2.11.4. Định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn
Có thể xây dựng công thức của định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn
điện bằng hai cách: hoặc là dùng lý thuyết bằng cách tách mạch kín thành hai nhánh trên
và dưới rồi áp dụng các công thức định luật Ôm cho đoạn mạch điện trở và công thức
tính hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài của mạch kín; hoặc là dùng thí nghiệm, phân tích
kết quả thu được và xây dựng biểu thức của định luật. Cả hai cách thiết lập đều đưa đến
kết quả:

I

  U AB
r




U BA  
r

Đó là công thức biểu thị định luật Ôm đối với đoạn mạch chứa nguồn điện với chú
ý rằng VA  VB và dòng điện vào nguồn từ cực âm và ra khỏi nguồn từ cực dương.
Nếu trên đoạn mạch có thêm điện trở R thì công thức trên trở thành:

I

SVTH: Sơn Minh Nuôl

  U AB
Rr



U BA  
Rr

20


Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương
“Dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lý 11 THPT

GVHD: Bùi Lê Diễm

1.2.11.5. Định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa máy thu điện

Có thể dùng hai cách sau để thiết lập định luật Ôm cho loại đoạn mạch chứa máy
thu điện: hoặc là dùng công thức tính hiệu điện thế giữa hai cực của máy thu điện như
đã biết U AB   P  rp I hoặc là dùng định luật bảo toàn năng lượng và định luật Junlenzo để thiết lập.
Xét trường hợp mạch AB chứa máy thu có suất phản điện là  p , điện trở trong là

rp . Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U, trên mạch có dòng điện I khi đó
công của dòng điện sinh ra ở đoạn mạch trong thời gian t là: A  UIt . Mặt khác, điện
năng tiêu thụ của máy thu điện trong thời gian t là: Ap   p It  rp I 2t
Theo định luật bảo toàn năng lượng: A  Ap nên:

 p It  rp I 2t  U AB It  U AB   p  rp I
I 

U AB   p
rp

Nếu trên đoạn mạch AB còn có thêm điện trở thì công thức trên trở thành

I

U AB   p
RAB  rp

Trong trường hợp máy thu điện là nguồn điện đang được nạp điện, thì suất phản
điện có trị số bằng suất điện động của nguồn lúc phát điện; dòng điện nạp đi vào cực
dương của máy thu điện.
1.2.12. Mắc các nguồn điện thành bộ
Có hai cách mắc cơ bản các nguồn điện thành bộ nguồn điện là mắc nối tiếp và
mắc song song. Ngoài ra có thể phối hợp hai cách mắc nối tiếp và song song thành cách
mắc đặc biệt là mắc hỗn hợp đối xứng.

1.2.12.1. Mắc nối tiếp
Là mắc liên tiếp các nguồn sao cho cực âm của nguồn này mắc với cực dương của
nguồn kế tiếp.

Suất điện động của bộ nguồn còn gọi là suất điện động tương đương, kí hiệu rb và
được xác định bởi công thức:

rb  r1  r2  ...
Nếu có n nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động e, điện trở trong r thì
suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là:

Eb  ne; rb  nr

SVTH: Sơn Minh Nuôl

21


Xây dựng hệ thống WebQuest vào ôn tập chương
“Dòng điện không đổi” trong chương trình Vật lý 11 THPT

GVHD: Bùi Lê Diễm

Khi có hai nguồn điện mắc liên tiếp nhau sao cho hai cực cùng tên mắc với nhau
thì ta nói hai nguồn đó mắc xung đối. Khi đó suất điện động và điện trở trong của bộ
nguồn này là:
Eb  e1  e2 ; rb  r1  r2 (với e1  e2 )
1.2.12.2. Mắc song song
Là mắc các cực cùng tên của các nguồn lại với nhau rồi nối vào cùng một điểm.


Trường hợp có n nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động e, điên trở trong
r mắc song song thì suất điện động và điện trở trong của cả bộ nguồn là:

Eb  e, rb 

r
n

Nếu các nguồn không giống nhau mắc song song ( E1, r1; E2 ; r2 ...) thì ta có các công
thức liên hệ để tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn như sau:

Eb E1 E2
 
 ...
rb
r1 r2



1 1 1
   ...
rb r1 r2

1.2.12.3. Mắc hỗn hợp đối xứng
Nếu bộ nguồn gồm các nguồn điện giống nhau mắc thành n hàng, mỗi hàng có m
nguồn mắc nối tiếp thì ta nói bộ nguồn trên mắc hỗn hợp đối xứng.

Có thể suy ra công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn này như
sau:


Eb  me, rb 

SVTH: Sơn Minh Nuôl

mr
n

22


×