Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.04 KB, 11 trang )

Người soạn: Nguyễn Thị Huyền Trang

Ngày soạn: 28/10/2015

Tiết 26 + 27: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA

I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1.1 Kiến thức
- Cảm nhận được niềm xót xa, cay đắng và tình cảm yêu thương, thủy chung,
đằm thắm ân tình của người bình dân trong xã hội cũ.
- Nhận biết được những đặc sắc của nghê thuật dân gian trong việc thể hiện tâm
hồn người lao động.
1.2. Kĩ năng
- Hình thành kĩ năng đọc – hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại
1.3. Thái độ
- Đồng cảm với tâm hồn người lao động, trân trọng và yêu quý các sáng tác của

1


Người soạn: Nguyễn Thị Huyền Trang

Ngày soạn: 28/10/2015

họ.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

2.1. Giáo viên

- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên,sách thiết kế bài giảng.


- Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức , kĩ năng Ngữ văn 10.
- Sách dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 10.
- Sách luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn
10.

2.2. Học sinh
- Sách giáo khoa
- Vở ghi, vở soạn văn
III. Tiến trình bài dạy
3.1. Ổn định lớp (2p)
3.2. Kiểm tra bài cũ ( 5p)
Câu hỏi kiểm tra: Em hãy nêu ngắn gọn ý nghĩa của truyện: “Tam đại con gà”
và “Nhưng nó phải bằng hai mày”.
2


Người soạn: Nguyễn Thị Huyền Trang

Ngày soạn: 28/10/2015

3.3. Dạy bài mới (3p)
* Lời vào bài: Mỗi một dân tộc, một quốc gia trên thế giới đều có những nét đặc
sắc riêng về văn hóa. Với Việt Nam, bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ được
thể hiện qua những phong tục, tập quán đẹp, những lễ hội truyền thống, những
làn điệu dân ca… mà nó còn được lưu trữ trong kho tàng văn học dân gian, điển
hình là ở thể ca dao, được truyền tụng từ đời này qua đời khác. Ca dao đã phản
ánh sinh động và toàn diện đời sống của nhân dân lao động, trong đó nghiêng
nhiều về phản ánh vẻ đẹp đời sống tình thần, tình cảm, tâm tư của người bình
dân xưa. Trong bài học ngày hôm nay, cô và trò chúng ta sẽ cùng đi vào tìm
hiểu chùm ca dao “Than thân, yêu thương tình nghĩa” để thấy được sự phong

phú, đa dạng trong tâm hồn người lao động.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt

Ghi
chú

1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm I. Khái quát chung (15p)
hiểu chung về thể loại ca dao

a. Nội dung

GV: Yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn.

- Ca dao là thể loại diễn tả đời sống

Em hãy nêu nội dung và phân loại ca dao?

tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân

H/s: Đọc tiểu dẫn và trả lời.

dân trong các mối quan hệ lứa đôi, gia
đình, quê hương, đất nước…

GV: Em hãy nêu một số câu ca dao mà em

biết? Những câu ca dao trên có thể xếp vào b. Phân loại ca dao

tiểu loại nào?

- Gồm 3 phần:
3


Người soạn: Nguyễn Thị Huyền Trang
Học sinh suy nghĩ, trả lời.

Ngày soạn: 28/10/2015

+ Ca dao than thân

GV: Lời của các khúc hát ru sau có thể + Ca dao yêu thương, tình nghĩa
xếp vào tiểu loại ca dao nào:

+ Ca dao hài hước, châm biếm

Con cò mà đi ăn đêm,

c. Nghệ thuật:

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

+ Lời ca thường ngắn ( thường là thể

Ông

lục bát hoặc lục bát biến thể)


ơi ông vớt tôi nao!

+ Ngôn ngữ: gần gũi với lời ăn tiếng
nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh,

Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.

ẩn dụ…
Có xáo thì xáo nước trong,
+ Lối diễn đạt: bằng một số công thức
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

mang đậm sắc thái dân gian…

Hay:
Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cò con
Cho anh đi trẩy nước non Cao Bằng.
H/s: Thảo luận, suy nghĩ trả lời
GV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật ca
dao?
H/s: Đưa ra nhận xét
GV: Tổng kết: nghệ thuật của ca dao là
nghệ thuật truyền thống, mang đậm sắc
thái dân gian.

4



Người soạn: Nguyễn Thị Huyền Trang

Ngày soạn: 28/10/2015

II. Đọc – hiểu văn bản
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu các bài ca dao 1,4,6
GV: Yêu cầu học sinh đọc 6 bài ca dao
( Giáo viên giới hạn tìm hiểu bài 1,4,6)
GV: Em xếp 3 bài ca dao trên vào những
tiểu loại nào?
1. Ca dao than thân: Bài 1( 20p)
H/s: Suy nghĩ và trả lời
+ Hình ảnh so sánh: “ thân em” với
GV: Mô típ “ thân em” mở đầu bài ca dao

“tấm lụa đào” ( mềm mại, đẹp, quý

cho em biết đây là lời của ai? Tâm trạng

gía)

của chủ thể trữ tình ra sao?
→ Sự ý thức sâu sắc của cô gái về tuổi
H/s: Suy nghĩ và trả lời

thanh xuân và giá trị bản thân mình.

GV: Cách xưng hô “thân em” gợi lên sự


+ Từ láy “ phất phơ” và đại từ phiếm

mỏng manh, yếu đuối của thân phận người

chỉ “ ai”

phụ nữ trong xã hội cũ. Với những luật lệ
→ Sự chông chênh, số phận bị lệ

hà khắc gắn với sự bất công, chế độ phong

thuộc, chỉ như một món hàng để mua

kiến đã đẩy người phụ nữ vào những bi

bán của người phụ nữ.

kịch cuộc đời, khiến họ chỉ còn biết than

Bài ca dao đã diễn tả nỗi xót xa,

thân, trách phận mà không thể bấu viu vào

ai. Bởi vậy tiếng hát than thân trong ca dao cay đắng của người phụ nữ ý thức rõ
vô cùng phong phú về tâm trạng , cảm xúc được giá trị của mình nhưng số phận bị
lệ thuộc.

và giàu hình ảnh ví von:
5



Người soạn: Nguyễn Thị Huyền Trang

Ngày soạn: 28/10/2015

- Thân em như giếng giữa đàng…
- Thân em như hạt mưa sa…
- Thân em như trái bần trôi…
GV: Mở rộng: Tiếng lòng của người phụ
nữ nhiều suy tư, lo âu cho thân phận, kiếp
sống nhỏ nhoi của mình cũng được dòng
văn học thành văn ( văn học trung đại) kế
thừa và phản ánh xúc động trong nhiều
sáng tác của Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Du… Bởi vậy, ca dao than thân nói riêng
đã trở thành mạch nguồn nuôi dưỡng văn
học viết thời kì sau phát triển, đồng thời
văn học thời kì sau cũng đưa chủ nghĩa
nhân văn hướng về người phụ nữ nên thành
công mới.

GV: Gọi học sinh đọc lại bài ca dao số 4
Học sinh: Đọc chậm, truyền cảm
GV: Nhân vật trữ tình là hình tượng con
người trực tiếp bộc lộ tâm trạng, cảm xúc,
suy nghĩ trong ca dao. Chủ thể trữ tình

2. Ca dao yêu thương tình nghĩa: Bài

trong bài ca dao trên là ai? Gắn với tâm


4 ( 25 p)

trạng gì?
+ Nhân vật trữ tình là cô gái đang yêu
Học sinh: Suy nghĩ, trả lời.
+ Tâm trạng: Nhớ nhung, lo lắng, bồn
GV: Tâm trạng ấy được thể hiện qua

chồn được thể hiện sinh động qua các

những hình ảnh biểu tượng nào? Giá trị
6


Người soạn: Nguyễn Thị Huyền Trang
biểu cảm của các hình ảnh đó?

Ngày soạn: 28/10/2015

hình ảnh nhân hóa ( khăn, đèn), hoán
dụ ( mắt)

H/s: Liệt kê và phân tích các hình ảnh biểu
tượng

→ Khăn : - rơi

GV: Vì sao tác giả dân gian lại để hình ảnh


- vắt

“ khăn thương nhớ ai” xuất hiện đầu tiên?

Diễn tả nỗi nhớ
không định hình,

- chùi định khối, mênh

H/s: Suy nghĩ trả lời

mang khắp không
gian, thời gian

GV: Em hãy nêu một số bài ca dao nói về

→ Đèn: - không tắt → Nỗi nhớ triền

hình ảnh chiếc khăn gắn với hình ảnh

miên, kéo dài khắp không gian và thời

người phụ nữ?

gian.

H/s: Thảo luận nhóm 2 người, trả lời câu

→ Đôi mắt: - ngủ không yêu → Đôi


hỏi.

mắt là của sổ tâm hồn, là nơi tập trung

GV bổ sung thêm: Nhà thơ Xuân Diệu diễn tả tâm trạng con người. Cô gái hỏi
từng nhận xét, hai câu ca dao đầu được đôi mắt hay cũng chính là hỏi bản thân
xem là một trong những câu ca dao hay mình. Đến đây, cô gái đã bộc lộ trực
nhất của bài thơ. Hình ảnh thơ dung dị, tiếp nỗi nhớ thương, tấm lòng thủy
nhưng có sức biểu cảm lớn. Cũng như chung của cô gái đang yêu.
chiếc áo, chiếc yếm… chiếc khăn là vật

* 10 câu thơ đầu với những câu thơ

quen thuộc mà cô gái luôn mang theo bên

ngắn, dồn dập, có sự vận động dâng

mình, nó làm nên vẻ đẹp tình tứ, duyên

trào của cảm xúc, từ diễn tả gián tiếp

dáng của họ. Trong ca dao, chiếc khăn

đến diễn tả trực tiếp, từ bề rộng đến bề

nhiều khi được nhắc đến mang ý nghĩa ẩn

sâu… đã diễn tả tâm trạng nhớ nhung

dụ. Nó tượng trưng cho tình yêu nam nữ,


khắc khoải, thiết tha ở người phụ nữ.

cho kỉ vật trao duyên ( Nêu một số ví dụ)
- Hai câu kết có sự chuyển biến về hình
GV: Phân tích thêm về hình ảnh “ Đèn

thức câu ca dao: Từ ca dao 4 chữ sang

không tắt”: Ngọn đèn khuya trở thành

thể lục bát nhẹ nhàng. Nó phù hợp để
7


Người soạn: Nguyễn Thị Huyền Trang

Ngày soạn: 28/10/2015

người bạn tâm tình của cô gái, ngọn đèn diễn tả nỗi buồn, lo lắng mênh mang
còn tượng trưng cho ngọn lửa tình ngọn lửa của cô gái.
nhớ thương của cô gái với người mình yêu.

- Cô gái lo âu cho số phận của mình,

GV: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh “ đôi cho duyên phận lứa đôi .Đó là nỗi lo
mắt” và các diễn tả nỗi nhớ qua hình ảnh phiền về tình duyên, về hạnh phúc lưa
này”

đôi. Đây cũng là nỗi lo chung của

người phụ nữ trong xã hội cũ. Điều này

H/s: Phân tích

được diễn tả qua:
GV: Giải thích thêm
+ Mô tip thời gian “ đêm qua” quen
GV: Em có nhận xét gì về cách diễn tả nỗi

thuộc trong ca dao: Thời gian nghệ

nhớ ở 8 câu thơ đầu?

thuật thể hiện tinh tế tâm trạng người

H/s: Nhận xét

phụ nữ

GV: Đến 2 câu kết, lời thơ có sự chuyển + Các từ ngữ trực tiếp bộc lộ tâm
biến như thế nào? Tâm trạng đó được thể trạng: “ lo phiền”, “ không yên một bề”
hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
H/s: Suy nghĩ và phân tích

GV: Chia lớp thành 2 nhóm: gợi mở cho
học sinh tìm hiểu về không gian nghệ thuật
( nhóm 1) và thời gian nghệ thuật ( nhóm
2) của bài ca dao. 2 nhân tố này có hiệu
quả như thế nào trong việc khắc họa tâm
trạng nhân vật?

H/s: Trao đổi, thảo luận nhóm, đối thoại,
trả lời câu hỏi.
GV: Mở rộng và tổng kết: Không gian và
8


Người soạn: Nguyễn Thị Huyền Trang

Ngày soạn: 28/10/2015

thời gian nghệ thuật trong bài ca dao là
phương tiện biểu đạt tâm hồn người phụ
nữ.
GV tổng kết: Đằng sau nỗi lo lắng khôn
nguây, tâm trạng bất an là khát vọng được
yêu, được quan tâm của người con gái.

GV: Yêu cầu học sinh đọc bài ca dao số 6.
Nhân vật trữ tình là ai? Thể hiện tâm trạng
gì? Thông qua hình ảnh nảo?
H/s: Phát hiện, trả lời
GV: Trong đời sống, gừng và muối đóng
3. Ca dao yêu thương tình nghĩa: Bài

vai trò ra sao? Trong bài ca dao, gừng cay

6( 10p)

và muối mặn được sử dụng với ý nghĩa


- Nhân vật trữ tình thể hiện tình nghĩa

biểu tượng nào?

thủy chung thông qua hình ảnh biểu

H/s: Thảo luận, đánh giá

tượng: Gừng cay và muối mặn.
G: Gợi mở: Gừng và muối vốn là thứ gia vị
+ Gừng cay và muối mặn tựng trưng

không thể thiếu trong bữa ăn Việt hằng

cho những đắng cay, cơ cực trong cuộc

ngày. Từ bao đời, đó cũng là hương vị của

sống mà con người cần trải qua.

tình người trong tâm thức nhân dân ta:

+ Tượng trưng cho tình nghĩa thủy

“ Tay nâng chén muối đĩa gừng

chung vượt qua mọi thời gian, thử
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

thách:


H/s: Lắng nghe và ghi bài

- Bài ca dao sử dụng lối nói trùng điệp,

GV: Em có nhận xét gì về hình thức bài ca nối tiếp để cuối cùng đi đến khẳng định
9


Người soạn: Nguyễn Thị Huyền Trang
dao ? Hiệu quả nghệ thuật ra sao?
H/s: suy nghĩ và rút ra nhận xét

Ngày soạn: 28/10/2015

sự sắt son trong tình yêu bằng 2 câu lục
bát biến thể. Các nói ba vạn sáu nghìn
ngày nghĩa là cả đời người đã nhấn
mạnh sự gắn bó, thủy chung của con
người trong tình yêu, tình cảm vợ
chồng.

GV: Em hãy nêu khái quát giá trị nội dung
và nghệ thuật của các bài ca dao đã học?
H/s: Phát biểu
III. Tổng kết (5p)
a. Giá trị nội dung
Chùm ca dao than thân, yêu thương
tình nghĩa đã diễn tả nỗi niềm chua xót,
đắng cay và tình cảm yêu thương

chung thủy của người bình dân trong
xã hội cũ.
b. Nghệ thuật
- Các thủ pháp nghệ thuật: So sánh, ẩn
dụ tượng trưng, ví von
- Mô típ ca dao quen thuộc, điệp cấu
trúc...
- Ngôn ngữ, hình ảnh ca dao dung di,
10


Người soạn: Nguyễn Thị Huyền Trang

Ngày soạn: 28/10/2015

gần gũi với đời sống
- Nghệ thuật dân gian tô đậm thêm vẻ
đẹp tâm hồn người lao động trong các
câu ca dao.

3.4. Củng cố, luyện tập ( 2p)
- Em hãy sưu tầm những bài ca dao than thân mở đầu bằng mô típ “ thân em
như” và những những bài ca dao có mô típ thời gian “ Đêm qua”?
- Em có suy nghĩ gì về cách thể hiện tình cảm, tình yêu của người bình dân xưa
được thể hiện qua chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa và trong cuộc
sống hiện đại ngày nay?
3.5. Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà ( 3p)
a. Bài cũ
- Học thuộc lòng các bài ca dao
- Hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao

b. Bài mới
- Chuẩn bị tiết 27: Ca dao hài hước

11



×