Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Tiểu thuyết Bến không chồng và Dưới chín tầng trời của Dương Hướng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.28 KB, 104 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................

1

2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................

2

3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu......................................................

5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................

5

5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................

6

6. Đóng góp của luận văn .......................................................................

6

7. Cấu trúc luận văn ................................................................................

6


PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng I
BỐI CẢNH CHUNG CỦA ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VÀ DIỆN MẠO MỚI
CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986

Những chuyển động trong đời sống xã hội sau 1975 và sự tất yếu của

7

công cuộc đổi mới .......................................................................................
Những chuyển động trong đời sống văn học trước và sau 1986, trước
yêu cầu đổi mới............................................................................................
Những người viết đóng vai trò tiền trạm trong công cuộc đổi mới .
Về Giải thưởng Hội nhà văn năm 1991 cho Bến không chồng.
Về Dương Hướng và quá trình sáng tác......................................................

9
15
30

Chƣơng II
TỪ "BẾN KHÔNG CHỒNG", MỘT KHỞI ĐỘNG QUAN TRỌNG
TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA DƢƠNG HƢỚNG...

2.1. Chiến tranh trong nhận thức của Dương Hướng ....................................

32

2.1.1. Qua hình ảnh người lính thời hậu chiến...............................................


32

Vietluanvanonline.com

Page 1


2.1.2. Qua số phận người phụ nữ.........................................................................41
2.2. Nông thôn qua các bước ngoặt cách mạng .............................................

44

2.2.1. Bi kịch Cải cách ruộng đất ..................................................................

45

2.2.2. Bi kịch gia tộc, dòng họ.............................................................................50
2.3. Nghệ thuật tự sự trong Bến không chồng................................................

53

2.3.1. Cốt truyện. ...........................................................................................

53

2.3.2. Nhân vật.....................................................................................................57
2.3.2.1. Tập trung vào số phận con người......................................................

58


2.3.2.2. Nhân vật có số phận bất hạnh ...........................................................

59

2.3.2.3. Nhân vật vừa là nạn nhân vừa là tội nhân.........................................

62

Chƣơng
III
.... ĐẾN "DƢỚI CHÍN TẦNG TRỜI", BƢỚC BỨT PHÁ NGOẠN MỤC
CỦA DƢƠNG HƢỚNG TRÊN CON ĐƢỜNG ĐỔI MỚI TIỂU
THUYẾT

3.1. Biên độ phản ánh rộng, với xuất phát từ làng Đoài ...............................

66

3.2. Sự mở rộng của các kiểu dạng nhân vật .................................................

68

3.2.1. Hệ nhân vật trong gia tộc Hoàng Kỳ ...................................................

70

3.2.2. Nhân vật ở phía bên kia........................................................................

74


Nhân vật "lên voi xuống chó" với số phận thay đổi theo sự thay đổi
của thời cuộc..................................................................................................
Nhân vật là sản phẩm của thời đại, vừa là nạn nhân vừa là tội nhân.............

75
80

3.2.5. Nhân vật thánh thiện ...........................................................................
82
Sự tiếp cận đa chiều về các sự kiện và thái độ khách quan của người
trần

thuật............................................................................................................

83

3.4. Nghệ thuật kể chuyện .............................................................................

86

KẾT LUẬN...................................................................................................

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................

89

Vietluanvanonline.com


Page 2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Dương Hướng là một trong những cây bút tên tuổi của văn xuôi đương
đại Việt Nam. Cùng với Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc
Trường, và Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, Bến không chồng của Dương
Hướng là một trong ba tác phẩm nhận Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1991,
một giải thưởng sáng giá, ghi nhận thành tựu văn học Việt Nam sau 5 năm đổi
mới.
Không thuộc đội ngũ "tiền trạm" xuất hiện từ đầu những năm 80 như
Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Mạnh Tuấn
(sinh năm 1948) người cùng thế hệ với mình, Dương Hướng vào nghề viết ở
tuổi 40, bắt đầu trình làng với tập truyện ngắn Gót son (1989), thế mà chỉ 2
năm sau, với Bến không chồng (in 1990), nhận Giải thưởng Hội nhà văn
(1991), Dương Hướng bỗng trở thành một "tên tuổi" và quan trọng hơn, trở
thành một gương mặt tiêu biểu trong công cuộc đổi mới văn học vào nửa đầu
những năm 90 của thế kỷ XX... Tác phẩm Bến không chồng đã đánh dấu một
bước "khởi động" quan trọng trong sự nghiệp sáng tác và là tác phẩm khẳng
định thành tựu mở đầu, đưa nhanh Dương Hướng lên một vị trí cao của văn
học thời kỳ đổi mới.
Trong khi Nguyễn Khắc Trường và Bảo Ninh, sau những thành công
rực rỡ được ghi nhận chưa có thêm tác phẩm nào lớn hơn, thì 15 năm sau,
Dương Hướng tiếp tục khẳng định tên tuổi của mình bằng sự trở lại bởi một
tác phẩm bề thế hơn, như một sự tiếp nối và mở rộng Bến không chồng, có tên
Dưới chín tầng trời với quy mô về số trang, phạm vi bao quát đề tài, số lượng
nhân vật đông đảo... Điều đó là minh chứng cho một sức viết dồi dào, bền bỉ
và còn nhiều hứa hẹn .

Từ Bến không chồng đến Dưới chín tầng trời trong khoảng cách 15
năm, ghi nhận những thành công vượt

bậc trên con đường nghệ thuật của

10


Dương Hướng. Tiểu thuyết Dưới chín tầng trời là bước đột phá so với thành
công ở Bến không chồng, không chỉ ở độ lớn về quy mô số trang, đề tài, nhân
vật mà còn cho thấy sự thay đổi lớn về tư duy nghệ thuật. Vẫn trung thành với
cấu trúc truyền thống nhưng không nô lệ vào truyền thống mà đã có sự cách
tân nhất định, Dưới chín tầng trời chắc chắn sẽ có sức thu hút trong tầm đón
đợi của độc giả.
2. Lịch sử vấn đề.
Văn học Việt Nam từ sau đổi mới 1986 đến nay là thời kỳ văn học có
nhiều biến động, chưa hoàn tất, do đó không dễ đưa ra một cái nhìn bao quát,
tổng hợp, toàn diện hệ thống về nó.
Xét trên phương diện đổi mới trong văn xuôi, nhất là ở lĩnh vực tiểu
thuyết đã có rất nhiều bài viết, với các khía cạnh cụ thể như:
- Nguyên Ngọc: Văn xuôi Việt Nam, lôgic quanh co của các thể loại...
- Bùi Việt Thắng: Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, nhìn từ góc độ thể loại.
- Nguyễn Phượng: Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau 1975.
- Nguyễn Thị Thu Nguyên: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết...
- Nguyễn Bích Thu: Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam...
Mỗi tác giả có góc nhìn khác nhau, song tất cả đều thống nhất ở mục
tiêu chỉ ra sự đổi mới trong cách tân tiểu thuyết, những nỗ lực đáng kể trong
sáng tạo của các cây bút văn xuôi Việt Nam, nhằm biểu đạt tư duy và
tâm hồn con người thời đại.
Những bài bình luận, đánh giá xung quanh tiểu thuyết Bến không

chồng.
* Những bài đánh giá, bình luận xung quanh tiểu thuyết Bến không chồng.
- Nhà văn Nguyên Ngọc đã có những nhận xét về tiểu thuyết Bến không
chồng như sau:
"Đến Bến không chồng của Dương Hướng thì tiếng kêu thét của cá
nhân bị vùi lấp càng mạnh mẽ, thống thiết hơn".


* Viết về vai trò của cá nhân, lại đụng đến nhiều vấn đề của làng quê
Việt Nam, Bến không chồng đặt ra rất nhiều vấn đề, nhưng nhà văn chỉ xoáy
sâu vào số phận của những nhân vật gắn với thời đoạn đó, trong hoàn cảnh
đó.
* "Dương Hướng là ngòi bút có tình khi nói về nỗi đau của con người".
Tiểu thuyết Bến không chồng đã được Lưu Trọng Văn chuyển thể khá
nhuần nhuyễn thành kịch bản phim vẫn dưới cái tên Bến không chồng. Hầu
như toàn bộ cốt truyện, nhân vật, tình huống, chi tiết, cả những lời thoại mộc
mạc, dân dã trong tiểu thuyết đều được tác giả khai thác triệt để. Song đạo
diễn Lưu Trọng Ninh đã có sự phát triển theo hướng sáng tạo riêng: không
dụng công lý giải nhân vật, phát triển tuyến truyện theo lôgíc thông thường,
mà dồn đẩy nhân vật vào những tình huống đầy tính đột biến, để nhân vật tự
bộc lộ tính cách. Bộ phim thực sự lôi cuốn người xem bởi toàn cảnh bức tranh
làng Đông được tái hiện lại một cách sinh động. Đặc biệt tác giả khai thác
triệt để dấu ấn văn hoá dân gian làng quê. Cách kết thúc truyện và số phận
các nhân vật trong phim cũng có khác đi ít nhiều, như cảnh con trai chị Hơn
hy sinh ngoài chiến trường, gây sự xúc động đạt tính nghệ thuật. Thế nhưng
cái chết của nhân vật Nguyễn Vạn trong phim lại chưa có sức thu hút lớn so
với tiểu thuyết, bởi kết thúc không đúng như dụng ý nhà văn muốn truyền đạt.
Kết thúc cuộc đời Nguyễn Vạn trong tiểu thuyết là sự đổ vỡ, vì hối hận với tội
lỗi gây ra cho Hạnh và vì cả hạnh phúc của Hạnh và Nghĩa nữa; còn kịch bản
phim lại hướng vào nguyên nhân cái chết của Vạn là do áp lực của tập tục và

dư luận.
Xuất phát từ nội dung sâu sắc trong cốt truyện được đạo diễn Lưu
Trọng Ninh chuyển thể thành phim truyện nhựa mà sau đó tác phẩm Bến
không chồng đã hai lần được dịch sang tiếng Italia và Pháp. Điều đó càng
khẳng định chỗ đứng của tác phẩm trong lòng độc giả trong nước và ngoài
nước.


Sau Bến không chồng Dương Hướng còn viết thêm một cuốn tiểu
thuyết có tên: Trần gian đời người sau đổi là Bóng đêm và mặt trời, và một
số truyện ngắn, truyện vừa, nhưng không được sự tiếp đón nồng nhiệt, bởi nó
bị "cái bóng" của Bến không chồng che khuất. Điều đó có nghĩa là tên tuổi tác
giả xem như bị lãng quên đi một thời gian. Dương Hướng trăn trở trong im
lặng suốt 15 năm rồi trở lại với công chúng bằng một tiểu thuyết bề thế, với
cái tên đầy vĩ mô: Dưới chín tầng trời. Và với tác phẩm này tên tuổi Dương
Hướng một lần nữa được khẳng định lại.
Về các ý kiến xung quanh Dưới chín tầng trời, đáng chú ý hơn cả là lời
bạt của nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến in vào cuối truyện có tên: Cách nhìn
của Dương Hướng trong tiểu thuyết "Dưới chín tầng trời", trong đó tác giả
khẳng định giá trị cuốn sách ở những điểm sau:
- Cốt truyện li kì, hấp dẫn, nhiều tuyến nhân vật có quan hệ éo le, số
phận ba chìm bảy nổi ...
- Nhiều tuyến hành động diễn ra khắp các miền Bắc, Trung, Nam, có
làng xóm và thành phố, có chiến trường ác liệt ở Miền Nam và sinh hoạt nhộn
nhạo, rối ren vùng biên giới phía Bắc ...
- Những câu triết lí vặt được xen lẫn giữa những lời bình nhằm giảm
bớt sự đơn điệu nhưng đôi khi đặt ra được những vấn đề có chiều sâu tư
tưởng.
- Là cuốn tiểu thuyết ngồn ngộn sức sống và đời sống, nóng hổi tư
tưởng của thời đại và những vấn đề thời sự của đất nước.

Có thể dự đoán đây là cuốn sách "ăn khách" nhất trong năm 2007.
Thế nhưng từ lúc ra mắt, tuy dư luận có xôn xao bàn tán, có người "dãy
nảy" lên như phải bỏng, có người lại "xì xầm" về những vấn đề nhạy cảm,
nhưng tới nay chưa có một ý kiến nào đánh giá nó một cách chính thống. Có
chăng cũng chỉ là những lời bình hời hợt, "điểm xuyết". Song vấn đề cốt lõi là
tầm tư tưởng chưa được ai nói rõ ràng bởi:
- Tác phẩm đặt ra những vấn đề gai góc xưa nay chưa ai dám nói.


Ví dụ: Bùi Việt Thắng trên trang net: Trannhuong.com (14/2/2008) cho
rằng: Dưới chín tầng trời, là cuốn tiểu thuyết xây cất được những tư tưởng thời
đại, thể hiện sinh động trong những số phận bi kịch, nhưng là những bi kịch lạc
quan.
- Đưa ra những phán quyết táo bạo, những vấn đề thời sự, đẩy nhân vật
đến những cực đối lập: từ lưu manh, cùng đinh, mạt hạng trở thành đại gia,
nhà tỉ phú đáng trọng (Đào Kinh); từ một đại gia trở thành trắng tay (gia đình
thương gia Đức Cường); từ một con người phản diện trở thành con người
chính diện, có tâm, có công (Đỗ Hiền).
- Và không né tránh những mặt khuất tối, ê chề của con người, của lịch
sử, có thể do vậy dư luận còn dè dặt trong cách đánh giá (thời kì quá độ là sự
lần tìm, những sai lầm, tội lỗi của con người do hạn chế của thời đại tạo nên,
song bên cạnh bộ mặt "ác quỷ" trong mỗi con người có một phần "người" để
trở về với chính nó. Đó là kiểu nhân vật "lưỡng phân" có sự dung hoà những
mặt xấu và tốt, từ đó tìm đến sự cảm thông cho mỗi nhân vật).
Riêng ý kiến của người làm luận văn: Tác phẩm là một thành công vượt
bậc của Dương Hướng. Ông đã hoá giải mọi sự kiện, hiện tượng qua cách
nghĩ suy sắc sảo, thấu tình, đạt lý của từng nhân vật. Để rồi khi gấp trang sách
ta thấy lòng dịu lại giống như bản thân mình được hoá giải trong đó.
3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu.
Khẳng định Dương Hướng với tư cách là một tác giả tiêu biểu trong hai

mươi năm văn học đổi mới.
Qua sáng tác của Dương Hướng giúp ta nhận ra diện mạo và sự phát
triển của tiểu thuyết thời kì đổi mới. Ông là người đóng vai trò trung chuyển
giữa thế hệ nhà văn tiền trạm như: Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn
Minh Châu, Lê Lựu... với thế hệ nhà văn mới như: Hồ Anh Thái, Tạ Duy
Anh, Nguyễn Bình Phương... Có thể xem, Dương Hướng là gạch nối, thuộc
thế hệ chuyển giao.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:


Toàn bộ tác phẩm của Dương Hướng, trong đó trọng tâm là hai tiểu
thuyết Bến không chồng và Dưới chín tầng trời.
Một số tiểu thuyết về nông thôn và chiến tranh được viết cùng thời với
Dương Hướng như: Thời xa vắng của Lê Lựu, Mảnh đất lắm người nhiều ma
của Nguyễn Khắc Trường.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích văn học sử:
Từ việc trình bày khái quát sự đổi mới trên phương diện lý thuyết, luận
văn đi sâu vào phân tích những nét mới trong tiểu thuyết của Dương Hướng,
nằm trong tiến trình đổi mới văn học từ sau 1986.
Phương pháp so sánh đối chiếu:
Cùng với việc phân tích những nét mới trong tiểu thuyết của Dương
Hướng, tác giả luận văn tiến hành so sánh, đối chiếu với một số tác phẩm tiểu
thuyết cùng giai đoạn và trước nó, nhằm khẳng định vị trí và giá trị của tác
phẩm.
Phương pháp khảo sát, thống kê:
Trong khi phân tích tác phẩm luận văn sử dụng các phương pháp khảo
sát, thống kê để tăng thêm độ tin cậy và sức thuyết phục, giúp cho việc triển
khai các luận điểm, luận cứ được sáng tỏ.
6. Đóng góp của luận văn.

Từ việc khẳng định Dương Hướng qua hai tác phẩm, và bước tiến từ
Bến không chồng ... đến Dưới chín tầng trời, trong khoảng cách 15 năm, để
chỉ ra thành tựu của tiểu thuyết trong thời kì đổi mới.
7. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Nội dung Luận văn gồm có 3 chương sau:
Chương I: Bối cảnh chung của đời sống văn học và diện mạo mới của
tiểu thuyết Việt Nam sau 1986.
Chương II: Từ Bến không chồng, một khởi động quan trọng trong sự
nghiệp sáng tác của Dương Hướng...


Chương III: ... Đến Dưới chín tầng trời, bước bứt phá ngoạn mục của
Dương Hướng trên con đường đổi mới tiểu thuyết.



NỘI DUNG
Chƣơng I
BỐI CẢNH CHUNG CỦA ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VÀ DIỆN MẠO MỚI
CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986
Những chuyển động trong đời sống xã hội sau 1975 và sự tất yếu
của công cuộc đổi mới.
Văn học là một hình thái ý thức xã hội, một loại hình hoạt động nghệ
thuật đặc thù lấy con người làm đối tượng trung tâm, phản ánh và nhận thức
hiện thực đời sống thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Như một
lẽ tự nhiên, không một nhà văn nào tồn tại trong lịch sử mà lại không phải là
con người sống giữa muôn vàn những diễn biến phức tạp, những vận động đổi
thay của thời đại mình. Những vận động, đổi thay ấy là hệ quả tất yếu của lịch
sử trong quá trình vật lộn, kiếm tìm một hướng đi mới.
Như chúng ta đã biết, sau chiến thắng chống đế quốc Mỹ với biết bao

đau thương, quật cường đã khép lại trang sử hào hùng của dân tộc, một hiện
thực xã hội đầy vẻ vang, oanh liệt mà sử sách không thể nào nói khác đi được;
giờ đây khi chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ nhưng hậu quả của nó vẫn còn
đó với những khó khăn chất chồng, những con người - chủ nhân của thời đại
lịch sử mới lại bộn bề với những lo toan, phải đối mặt với một hiện thực xã hội
mới đầy biến động, xáo trộn, phức tạp. Dường như những cái được xem là chân
lý của thời kỳ trước lại là cái có vấn đề của thời kỳ sau. Ngay cả chiến tranh
cũng vậy. Hàng loạt các vấn đề của cuộc sống thời hậu chiến lại được đặt ra,
đòi hỏi một cách nhìn mới, và những nhận thức mới, những cách thể hiện
mới...
Cuộc sống sau chiến tranh vận hành một cách khó nhọc, đầy rẫy những
lo toan, phức tạp. Những tổn thất, đau thương trong chiến tranh dần dần tỏa
sức nặng. Đó là thời kỳ nền kinh tế - xã hội nước ta lâm vào khủng hoảng


trầm trọng. Cơ chế quản lý quan liêu bao cấp tỏ ra bất lực và ngày càng bộc lộ
thêm những khuyết tật. Do đó, cùng với sự đổi thay mọi mặt trong đời sống


xã hội từ sau 1975 đã kéo theo sự thay đổi không chỉ ở bề mặt mà cả bề sâu
trong tâm lý và nhận thức ở mỗi con người. Nếu như trước kia tất cả mọi
người đồng lòng đồng sức cho chiến thắng dân tộc, thì ngày nay trong thời kỳ
hậu chiến con người phải đối mặt với bao nỗi lo toan cá nhân, cho cuộc sống
đời thường. Trong cuộc chiến không tiếng súng tưởng như yên ả ấy lại chất
chứa những biến động dữ dội, tác động sâu sắc đến tâm thức cá nhân mỗi
người.
Nhà văn Nguyễn Khải đã nhận xét: “Chiến tranh ồn ào, náo động mà
lại có cái yên tĩnh, giản dị của nó. Hòa bình yên tĩnh, thanh bình mà lại chứa
chấp những sóng ngầm, những gió xoáy bên trong. Nhiều người không thể
chết trong nhà tù, trên trận địa, trong chiến tranh mà lại chết trong “ao tù

trưởng giả” khi cả nước đã dành được tự do và độc lập” [36].
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội - đó là sự nghiệp vô cùng vinh
quang nhưng không ít những khó khăn thử thách. Hiện thực xã hội đó đòi hỏi
mỗi người cầm bút phải có một cách nhìn, một cách nghĩ mới, với trách
nhiệm và niềm tin. Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã nói về vấn đề này như sau:
“Trong chiến tranh, chúng ta như đi giữa cơn bão lửa thổi trên mặt đất.
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay, không thấy có bão lửa, vậy mà
hình như mỗi người thấy đất động dưới chân mình”. [57].
Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, để giải quyết những khó khăn thử thách
trước mắt, nhằm xây dựng và phát triển đất nước thì đổi mới là một lựa chọn
khẩn thiết, dứt khoát, có ý nghĩa sống còn. Đổi mới là con đường tất yếu, duy
nhất đảm bảo cho sự phát triển đất nước và cũng là nỗi khát khao cháy bỏng,
là nguyện vọng của toàn dân tộc nhằm thoát khỏi những khó khăn, thách thức
của một đất nước sau hơn 30 năm chiến tranh.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã diễn ra với hai khẩu
hiệu:“Lấy dân làm gốc” và “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật,
nói rõ sự thật’’. Hai khẩu hiệu đã thổi một luồng sinh khí mới vào đời sống xã


hội, đặc biệt là đời sống văn học nghệ thuật, mở ra một thời kỳ đổi mới cho
văn học Việt Nam, vì thế mà văn học sau 1986 thực sự đã có một khởi sắc
mới trên các phương diện. Song có thể thấy, một trong những điều cốt tử của
công cuộc đổi mới này chính là đổi mới tư duy, đổi mới cách làm, cách nghĩ
sao cho đúng quy luật khách quan vốn có của nó. Nói về vấn đề này, nhà
nghiên cứu Phan Cự Đệ đã đưa ra một quan niệm mới có cơ sở lý luận và ý
nghĩa thực tiễn như sau: “Đổi mới tư duy là nhiệm vụ cấp thiết trước mắt
nhưng đồng thời cũng là một công việc lâu dài, phải tiến hành một cách khoa
học, nghiêm túc… Trong quá trình đổi mới tư duy, tất nhiên không chỉ có phê
phán mà chủ yếu là phải suy nghĩ, khám phá, sáng tạo, cá nhân và tập thể
cùng đổi mới và sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ

VI”. (Mấy ý kiến về đổi mới tư duy lý luận, phê bình văn học- Văn nghệ quân
đội. Tháng 12/1987. Tr 108 - 114).
Như vậy, cùng với những ý kiến nhận xét, đánh giá, nhằm minh chứng
cho những luận điểm lớn trên cho thấy những chuyển động trong đời sống xã
hội sau 1975 nhất là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI/1986 là sự đổi mới mang
tính tất yếu của đời sống xã hội Việt Nam, nó là cơ sở, là tiền đề đổi mới trong
đời sống văn học nghệ thuật.
Những chuyển động trong đời sống văn học trƣớc và sau
1986, trƣớc yêu cầu đổi mới.
Mốc lịch sử 1975 là gạch nối quan trọng đánh dấu sự chuyển hướng
mang tính chất bước ngoặt của cách mạng Việt Nam và những xáo động trong
xã hội sau giải phóng kéo theo sự xáo động của văn học với tư cách là một hình
thái ý thức xã hội. Nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh đã có những suy nghĩ khá xác
đáng khi cho rằng “Bối cảnh mới đã tạo nên những chấn động sâu xa trong ý
thức nghệ thuật” [1].


Như thế, những tác nhân trong đời sống xã hội đã gây nên những
“chấn động” mạnh trong đời sống văn học, tạo cho văn học một bước chuyển
mới phù hợp với xu thế chung có tính quy luật của cuộc sống.
Nền tảng của sự đổi mới văn học thời kỳ này bắt nguồn từ sự tự ý thức
của văn học, tức là văn học đã giác ngộ được về vai trò của nó trong xã hội,
trong mối quan hệ giữa văn học và chính trị. Nghị quyết 05 của Bộ chính trị
Đảng cộng sản Việt Nam (1987) tạo điều kiện cho văn học phát triển và mang
theo những tố chất mới so với thời kỳ trước đó, mà do yêu cầu của lịch sử,
văn học phục vụ chính trị trở thành nhu cầu cấp bách hợp với quy luật thời
chiến. Thậm chí, có những lúc người ta còn đồng nhất văn nghệ với chính trị,
xem văn nghệ phục vụ chính trị một cách giản đơn, máy móc. Cho đến thời
điểm này, văn học nghệ thuật không chỉ còn được hiểu một cách giản đơn,
máy móc như là công cụ chính trị, là vũ khí tư tưởng, mà là một bộ phận quan

trọng của cách mạng tư tưởng văn hóa, có tác dụng bồi dưỡng tư tưởng, tình
cảm, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh các thế hệ công dân, xây dựng môi trường
đạo đức trong sáng, lành mạnh... Đặc biệt vào thời điểm đổi mới của đất
nước, thì mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị đã được giới nghiên cứu
đánh giá, nhìn nhận lại một cách cụ thể hơn, thực tế hơn và sâu sắc hơn.
Không những thế vấn đề này còn được đưa ra thảo luận công khai trên các
báo chí, tạo không khí dân chủ, khiến cho người cầm bút yên tâm và tự tin
hơn trong sáng tác, mạnh dạn đưa ra những kiến giải của mình về các vấn đề
phức tạp, tiêu cực của cuộc sống.
Như chúng ta đã biết, xã hội và con người Việt Nam đã vượt qua nhiều
khó khăn chồng chất với không ít thử thách hiểm nghèo của thời chiến và hậu
chiến, để đứng vững, hơn thế, có được những biến đổi to lớn, toàn diện, nhất
là từ khi công cuộc đổi mới được mở ra cho đến nay. Nền văn học cùng chung
vận mệnh và đồng hành cùng dân tộc qua những thăng trầm của lịch sử. Từ
sau 1975 dù phải đối mặt với nhiều thách thức gay gắt song đã có nhiều biến
đổi


sâu rộng trên mọi mặt của quá trình văn học. Nhìn một cách tổng thể, văn học
Việt Nam từ sau năm 1975, nhất là từ giữa những năm 80 trở lại đây đã bước
những bước xa hơn trên con đường hiện đại hóa, để hòa nhập vào tiến trình
văn học thế giới. Tựu trung, tiến trình văn học Việt Nam thế kỷ XX bao gồm
3 xu hướng vận động chính, tương ứng với 3 thời kỳ phát triển của nền văn
học.
- Từ đầu thế kỷ XX - 1945, văn học vận động theo hướng hiện đại hóa,
đó là đặc điểm bao trùm, làm nên sự thay đổi trong văn học để chuyển văn
học từ mô hình trung đại sang mô hình hiện đại.
- Trong 30 năm tiếp theo, từ 1945 - 1975 văn học phát triển trong hoàn
cảnh của chiến tranh và phục vụ cho yêu cầu của đời sống chính trị.
- Từ sau 1975, nhất là từ sau đổi mới năm 1986, dân chủ hóa là xu thế

lớn của xã hội và cả trong đời sống tinh thần của con người. Và cũng là xu
hướng vận động bao trùm của nền văn học. Đại hội Đảng lần thứ VI (1986)
với khẩu hiệu: “ Lấy dân làm gốc ”, “Nhìn thẳng vào sự thật”, đã tạo cơ sở
tư tưởng cho xu hướng dân chủ hóa trong văn học được khơi dòng và phát
triển mạnh mẽ.
Dân chủ hóa đã thấm nhuần và được thể hiện ở nhiều cấp độ, trên nhiều
bình diện của đời sống văn học. Trên bình diện ý thức nghệ thuật, xu hướng
dân chủ hóa đã đem lại những biến đổi quan trọng trong cách quan niệm về
vai trò, vị trí và chức năng của văn học, về nhà văn và quan niệm về hiện
thực. Văn học giai đoạn trước, chủ yếu được nhìn nhận như là vũ khí tư tưởng
của cách mạng, có nhiệm vụ phục vụ và đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp
cách mạng “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ
trên mặt trận ấy” (Hồ Chí Minh). Đó là chân lí hiển nhiên không một nghệ sĩ
chân chính nào không thừa nhận. Đến lúc này văn học đứng trước nhu cầu
phải đổi mới, tuy vậy nó vẫn không hề từ bỏ vai trò vũ khí tinh thần, tư tưởng
của nó, nhưng nó được nhấn mạnh trước hết ở sức mạnh khám phá thực tại và
thức tỉnh ý thức về cá nhân, và về sự thật, ở vai trò dự báo, dự cảm. Bởi hơn


nữa, trong xu hướng dân chủ hóa xã hội, văn học được xem là một phương
tiện cần thiết để tự biểu hiện, trong đó bao gồm cả việc thể hiện tư tưởng,
quan niệm, chính kiến của mỗi người nghệ sĩ về xã hội và con người. Văn học
lúc này không chỉ được xem là tiếng nói chung của dân tộc, thời đại, cộng
đồng, mà nó còn là phát ngôn cho tư tưởng riêng của mỗi cá nhân, phải chăng
đó cũng chính là lý do cho những đòi hỏi của cá nhân trước cuộc sống, cho
những khát vọng “rất người”, rất đời thường, và vấn đề nóng hổi, bức xúc,
được thường xuyên đề cập trong các trang viết giai đoạn mới này chính là
khát vọng dân chủ, nó là cơ sở tạo niềm tin cho việc khám phá bản chất
“người” trong bức tranh cuộc sống mới của người nghệ sĩ.
Gắn chặt với hiện thực trong bước chuyển từ chiến tranh sang hòa bình,

với đầy những phức tạp và những biến đổi bất ngờ, văn học những năm 80 đã
có những trăn trở cho một cuộc chuyển mình để theo kịp những vấn đề nóng
bỏng của hiện thực. Hiện thực lúc này không chỉ là hiện thực cách mạng với
các biến cố lịch sử và số phận cộng đồng, mà còn là hiện thực của đời sống
hàng ngày, với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan, phức tạp, chằng chịt, đan
dệt nên những mạch nổi và mạch ngầm của đời sống. Hiện thực đó còn là đời
sống cá nhân mỗi con người với những vấn đề riêng tư trong số phận cá nhân,
với khát vọng mọi mặt gồm cả hạnh phúc và khổ đau. Hiện thực mới đó trong
tính chỉnh thể toàn diện của nó đã mở ra những không gian vô tận cho văn
học thỏa sức chiếm lĩnh, khám phá.
Nói đến cảm hứng mới về sự thật là nói đến không chỉ những mặt tích
cực mà còn là những mặt trái của cuộc sống, những vấn đề mà văn học giai
đoạn trước không có điều kiện đề cập hay không dám đề cập đến.
Thời gian trôi qua, con người không còn bận rộn với sự sống và cái
chết của một thời bom đạn, để chuyển sang những vấn đề của thời bình, với
những nghiền ngẫm của được - mất, của cộng đồng và cá nhân... Con người
dám đối mặt, sòng phẳng với quá khứ để đón nhận kịp hơi thở của thời đại.
Cảm hứng sự thật đó không chỉ là của riêng ai trong cộng đồng này mà nó còn


là vấn đề của cả một thời đại. Ngay khi nói về chiến tranh cũng vậy. Mặc dù
tiếng súng đã ngừng nổ trên mảnh đất quê hương, nhưng mọi đau thương mất
mát ở con người đâu đã thành dĩ vãng! Nhà văn Chu Lai từng nói: “Chiến
tranh không phải là ngày hội lớn của dân tộc” mà là “luật chơi tàn bạo”; và
Chiến tranh không phải là cái gì khác là chuyện ngày nào cũng phải chôn
nhau mà chưa đến lượt chôn mình”. Bởi quả thực, chiến tranh tự bản thân nó
đã mang tính tàn bạo và bất thường rồi. Ở đó, tính người không có cơ hội
ươm mầm và phát triển. Trong “luật chơi tàn bạo” đó cánh cửa của sự sống
là rất hẹp. Bởi người lính dù ở chiến tuyến nào cũng đều “tồn tại trên bản
năng tự vệ quật cường. Mình không giết nó thì nó giết mình”. Nạn nhân của

chiến tranh không phải là cái gì khác mà chính là con người và môi trường
sống của con người. Cái chết không loại trừ ai, nó đến bất kỳ lúc nào không ai
định trước được. Chỉ có vậy, “chết là nhẹ nhất, là thoát hết tất cả …” (Nắng
đồng bằng - Chu Lai). Tuy nhiên, dù miêu tả nó dưới hình hài như thế nào, dù
nói bằng cách nào thì các tác giả khi viết về nó, về chiến tranh đều khẳng
định: “bên cạnh sự tàn sát bạo lực, guồng máy chiến tranh không thể nào
phá hủy hoàn toàn những giá trị tốt đẹp đã thấm sâu thành bản chất tiềm
tàng trong con người. Thực tế cho thấy, những giá trị cao đẹp lại nảy nở từ
chính nơi xông pha trận mạc, ngay trên mảnh đất bom đạn, và từ cõi chết trở
về” (Ăn mày dĩ vãng - Chu Lai).
Trong môi trường sống khắc nghiệt đó, nỗi ám ảnh về cái chết, về bệnh
tật, sự thiếu thốn về vật chất, cái đói, cái khát ập tới, song người ta không chỉ
nhìn thấy khả năng, sức mạnh vượt lên trên hoàn cảnh của con người mà còn
nhận ra sự bất lực của con người trước sức mạnh chi phối nghiệt ngã của hoàn
cảnh.
Một hiện thực lớn nữa cũng bị kéo theo guồng máy tàn bạo của chiến
tranh là bên cạnh người đàn ông trên các tuyến lửa còn có sự góp mặt của
những người đàn bà ở hậu phương. Dù trực tiếp hay gián tiếp tham gia song
không thể phủ nhận hết được ý chí và nghị lực ngoan cường của họ.


Vì thế, vấn đề “hậu chiến tranh” là một vấn đề khá nhạy cảm và phức
tạp, lại càng phức tạp hơn khi công cuộc dựng xây, đổi mới đất nước đang mở


ra, con người ta có điều kiện hơn, có thời gian hơn để suy nghĩ về những gì họ
đã bước qua. Hiện thực đời sống với nhiều biến động phức tạp của thời kỳ
hậu chiến thực sự là mảnh đất màu mỡ cho văn học, đặc biệt ở thể loại tiểu
thuyết, nơi có khả năng cất giữ, lưu lại được nhiều dữ kiện nhất trên phương diện
thể loại.

Đề cập vấn đề này, hầu hết các nhà văn viết về chiến tranh đều thừa
nhận: Chiến tranh đã lùi xa nhưng hậu quả của nó vẫn còn ám ảnh, trở thành
nỗi bức xúc trong cuộc sống thời bình.
Trước hết đó là những “di họa của chiến tranh” không ai khác - con
người phải gánh chịu. Một thực tế đau lòng là phần lớn những người lính sau
chiến tranh trở về với cuộc sống áo cơm đời thường, họ đều là những con
người mang đầy “vết dập xóa trên thân thể và trong tâm hồn” (Vạn, Nghĩa
trong Bến không chồng). Họ trở nên lạc lõng, xa lạ với những vấn đề “đa
đoan, đa sự” của ngày hôm nay. Chiến tranh đã thành quá vãng nhưng dư âm
của nó vẫn luôn đeo đẳng, bám riết lấy, trở thành một nỗi ám ảnh, thành “hội
chứng chiến tranh” trong tâm khảm của họ. Họ luôn khát khao “đi tìm thời
gian đã mất” để nhận lại hình ảnh của chính mình (Mảnh đất lắm người
nhiều ma, Bến không chồng)… Tất cả điều đó trở thành sự dày vò luôn
thường trực. Bởi hầu hết, họ - những người lính bước ra từ bom đạn, khói lửa
mịt mùng của cuộc chiến đều mang trong mình niềm tin, khoác lên mình màu
áo của người chiến thắng, họ thực sự là người chiến thắng trước mặt quân thù
song lại là kẻ chiến bại giữa cuộc sống đời thường, giữa cuộc sống không
tiếng bom, không mũi tên, hòn đạn. Họ trở nên lạc lõng, khắc khổ, cô đơn, bất
lực trước hoàn cảnh mới. Phần lớn họ không còn khả năng yêu và đem lại
hạnh phúc cho người mình yêu; họ bị chối từ thiên chức làm cha, làm chồng,
bởi chiến tranh đã cướp đi tuổi trẻ, lấy đi sinh lực của họ, khiến cho ngày hòa
bình trở lại cũng là lúc cánh cửa hạnh phúc sập xuống trước mắt họ một cách


nghiệt ngã Bến không chồng; Bóng đêm và mặt trời (Dương Hướng), Ăn mày
dĩ vãng (Chu Lai), Thân phận tình yêu (Bảo Ninh)
Như vậy, những bi kịch đời tư bỗng được đặt ra trong hành trình con
người kiếm tìm hạnh phúc; con người đã kịp thời nhận ra “khối cô đơn khổng
lồ” đang chụp xuống thân phận họ, đang “đè bẹp” cuộc đời họ. Mở ra trước
mắt họ sự “tù túng” “chật chội” của không gian; len lỏi vào từng số phận

đáng thương của họ, là những “thước phim lộn trái cuộc đời”.
Hiện thực cuộc sống thay đổi, cũng là lúc tư duy nghệ thuật có sự
chuyển đổi. Khuynh hướng sử thi giai đoạn sau 1975 vẫn tiếp tục dòng chảy
của thời kỳ trước đó, tiếp tục mạch đi trong sáng tác của nhiều nhà văn, đặc
biệt là các nhà văn quân đội. Tuy nhiên, càng về sau khuynh hướng sử thi
càng có xu hướng thu hẹp lại, khuynh hướng thế sự dần dần trở thành khuynh
hướng chính trong văn xuôi đầu những năm 80. Lúc này văn xuôi đã thực sự
chuyển sang những vấn đề thế sự, những vấn đề của đời sống hàng ngày.
Xuất phát từ yêu cầu của hiện thực mới, đòi hỏi người nghệ sĩ phải thay đổi
cách nhìn nhận, cách tiếp cận đời sống. Những chuẩn mực cũ trong chiến
tranh nay không còn áp dụng được nữa. Giờ đây, khi chiến tranh đã qua đi,
con người trở lại với đời sống thường nhật với biết bao những vấn đề mới nảy
sinh. Sự trở về với con người của đời sống hàng ngày, với những số phận cá
nhân riêng biệt, đã làm thu hẹp dần khuynh hướng sử thi và khuynh hướng
thế sự đã trở thành khuynh hướng chính ở giai đoạn này.
Những ngƣời viết đóng vai trò tiền trạm trong công cuộc đổi
mới.
Văn học Việt Nam 1945-1975 tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh đất
nước có chiến tranh. Đó là một nền văn học chủ yếu hướng về đại chúng nhân
dân lao động, tập trung cổ vũ cho hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân
tộc. Vì thế, đề tài chiến tranh là đề tài chủ yếu, hình ảnh con người lý tưởng là
con người công dân, người chiến sĩ được miêu tả với cảm hứng trữ tình cách


mạng và cảm hứng sử thi. Từ sau 1975, nền văn học Việt Nam nhìn chung
được tồn tại và phát triển trong điều kiện đất nước hòa bình, thống nhất. Vì
thế, nội dung, mục đích văn học không còn giữ nguyên như cũ. Nó đòi hỏi
phải có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thời đại và công chúng độc
giả. Tư duy văn học cũ không còn phù hợp với văn học mới, đòi hỏi một tiến
trình đổi mới toàn diện và sâu sắc nền văn học từ quan niệm nghệ thuật về

hiện thực và con người, đến các thủ pháp nghệ thuật; từ đội ngũ nhà văn đến
công chúng độc giả; từ chủ đề, đề tài đến cảm hứng sáng tác và đối tượng
phản ánh...
Trước diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, trước
sự chuyển động của môi trường, văn học không thể là sự thờ ơ mà phải là sự
kiếm tìm ráo riết những cách thức tiếp cận hiện thực mới sao cho phù hợp.
Hòa bình lập lại, hiện thực cuộc sống thời bình không cho phép các nhà
văn sáng tác theo lối cũ; với tình hình mới của cách mạng, đặt nhà văn trong
sự lựa chọn đầy tinh thần trách nhiệm, là phải sáng tác những tác phẩm chứa
đựng được hơi thở của thời đại, phản ánh chân thực những gì vốn có trong đời
sống của con người. Phải chăng vì thế mà các nhà văn đã chủ động, trăn trở,
tìm tòi cho mình một con đường, một hướng đi mới thích hợp. Ý thức được
điều này, văn học những năm đầu đổi mới, đặc biệt từ sau 1975 đã có sự
chuyển đổi mới trong tư duy sáng tác. Trong đó, phải kể đến các nhà văn
thuộc thế hệ đi tiên phong trong công cuộc đổi mới như: Nguyễn Mạnh Tuấn,
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Huy
Thiệp.... Nhà nghiên cứu Lã Nguyên đã khẳng định: “Trước khi làn sóng đổi
mới dâng lên mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của dân tộc, trong những
điều kiện cực kỳ khó khăn của đất nước, sáng tác của Nguyễn Minh Châu,
Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn… đã đốt lên nhiệt tình kiếm tìm
chân lý, hứa hẹn khả năng tự đổi mới của nền văn học, khi nó dám sòng
phẳng với quá khứ, bất chấp mọi thế lực ngăn cản” [50].
Cần gắn các tác giả này với bối cảnh chung để cho thấy sự nghiệp

đổi

mới văn học là cả một quá trình; và thành tựu đổi mới mở ra trong giao điểm


cuối những năm 80, đầu những năm 90 (thế kỉ xx) trong đó có Dương Hướng,

Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường là có được sự chuẩn bị tích cực liên tục của
một thế hệ tiền trạm .
Nguyễn Mạnh Tuấn.
Xã hội Việt Nam từ sau 1975 đứng trước một sự chuyển giao lịch sử từ
chiến tranh sang hòa bình. Trước hiện thực ngổn ngang, bề bộn, phong phú
nhưng có phần phức tạp đó đòi hỏi cần có sự phát triển của một thể loại văn
học vừa gần gũi với đời sống, vừa uyển chuyển, không bị đóng khung trong
những quy phạm phản ánh chật hẹp. Do vậy mà sự ra đời của thể loại tiểu
thuyết thế sự đời tư như đã tìm được mảnh đất màu mỡ cho sự khám phá và
sáng tạo. Nguyễn Mạnh Tuấn xuất hiện đem theo cả bầu nhiệt huyết sôi sục,
không né tránh sự thật với khả năng gây dư luận và làm sôi động đời sống văn
học đã góp phần đáng kể trong công tác chuẩn bị cho sự ra đời của một giai
đoạn văn học mới.
Là một cây bút năng động, một nhà văn trẻ, thuộc thế hệ ngoài 30,
Nguyễn Mạnh Tuấn sớm quan tâm đến yêu cầu rút ngắn khoảng cách giữa
văn chương và cuộc đời. Anh luôn tìm cho mình một cách tiếp cận mới, phấn
đấu sao cho tác phẩm của mình gắn bó trực tiếp với những vấn đề nóng bỏng
của cuộc sống. Đặc biệt, Nguyễn Mạnh Tuấn luôn nhấn mạnh đến sự “tỉnh
táo”, “bình tĩnh” của người cầm bút trước hiện thực của đất nước. Với hàng
loạt các tiểu thuyết - phóng sự ra đời đầu những năm 80 như: Những khoảng
cách còn lại (1980), Đứng trước biển (1983), Cù lao Tràm (1985), có thể xem
Nguyễn Mạnh Tuấn là người khởi xướng cho trào lưu văn học “chống tiêu
cực” phát triển rầm rộ vào mở đầu những năm 1980.
Bằng năng lực nắm bắt thực tế nhanh nhạy, ở Những khoảng cách còn
lại Nguyễn Mạnh Tuấn đã đề cập một cách trực diện vấn đề đấu tranh giai
cấp, đấu tranh ý thức hệ, một vấn đề phức tạp đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt
là ở các đô thị Miền Nam ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Khoảng thời


điểm một năm sau ngày giải phóng, Nguyễn Mạnh Tuấn đã khéo léo xâu

chuỗi các tình tiết kịch tính với nhau, khai thác sâu vào những mâu thuẫn
xung đột trong gia đình. Mâu thuẫn nhỏ này lại được đặt trong mâu thuẫn lớn
đó là cơn lốc xoáy của lịch sử cách mạng, được thể hiện trong các mối quan
hệ chồng chéo vừa có nét riêng lại vừa có nét chung. Đó là cuộc đấu tranh vô
cùng phức tạp, quyết liệt, không tránh khỏi đau xót giữa những con người
ruột thịt trong gia đình sau 20 năm xa cách. Kết thúc tác phẩm là màn bi kịch
hợp - tan do chiến tranh đem lại những tưởng sẽ kết thúc khi chấm dứt chiến
tranh, nhưng nó lại hiện ra ở một khía cạnh mới. Đó là sự khác nhau về ý thức
hệ, về quan niệm sống, về tình cảm... khiến cho các thành viên trong gia đình
mỗi người đều phải trải qua “cơn lốc” của “những con đường đau khổ” theo
cách riêng của mình để xóa bỏ "những khoảng cách còn lại".
Bằng lối viết trung thực, thẳn thắn, đặt kinh nghiệm cá nhân ngang
bằng kinh nghiệm cộng đồng, Nguyễn Mạnh Tuấn đã trình bày tư tưởng riêng
của mình một cách trực diện thông qua những kiến nghị trực tiếp trước những
vấn đề đấu tranh nóng bỏng trong mâu thuẫn nội bộ các cấp lãnh đạo. Đứng
trước biển đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất trong thực trạng làm ăn của
xí nghiệp Sao Mai. Đó là cơ chế quản lý kinh tế đã lạc hậu, với những người
phụ trách có tâm huyết nhưng lại thiếu năng động linh hoạt, thiếu trình độ và
tư duy lãnh đạo. Qua đó, tác phẩm Đứng trước biển đã mạnh dạn đề nghị đưa
ra một phương thức làm ăn mới, bắt đầu bằng sự nhận diện đích thực năng lực
của mỗi con người, trước hết là người lãnh đạo. Đây cũng chính là sự vươn
lên để thực hiện một cách tổ chức quản lý xí nghiệp trong thời kỳ mới sao cho
phù hợp. Tác phẩm đã góp một tiếng nói khẳng khái vào cuộc đấu tranh
chống các hiện tượng tiêu cực và khẳng định sự tồn tại của cái mới.
Mang trong mình khát vọng lý giải, thẩm định các vấn đề nóng bỏng
của đời sống, từ góc độ phản ánh hiện thực cải tạo và xây dựng nông thôn
Nam Bộ, tiểu thuyết Cù lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn đã nhấn mạnh đến


vấn đề phẩm chất và năng lực của người cán bộ nông thôn và vấn đề xác định

một đường lối, chính sách thích hợp trong cải tạo, xây dựng nông thôn Nam
Bộ. Với Cù lao Tràm Nguyễn Mạnh Tuấn đã “bước đầu chạm đúng vào điểm
nóng nhất của hiện thực, của mọi mối quan tâm”. Nó“đã thở được hơi thở
nóng hổi của nông thôn Nam Bộ” [39].
Nguyễn Mạnh Tuấn luôn cân nhắc trong cách viết, với mục đích là
phục vụ độc giả nên anh chỉ viết cho người đọc những điều mình tâm đắc,
nhằm truyền đủ lượng thông tin cần thiết. Vì lẽ đó mà tác phẩm của anh trước
hết nhằm thỏa mãn niềm mong đợi của người đọc, sau đó đồng thời nhằm
thỏa mãn nhu cầu tự thân với niềm khát khao được bộc lộ mình. Những tác
phẩm của anh ở buổi đầu những năm 80 đã tạo nguồn sinh khí mới cho đời
sống văn học đang có bề tĩnh lặng, xóa bỏ được “những khoảng cách còn
lại” với bạn đọc, cái “khoảng chân không văn học” giữa nhà văn với công
chúng. Từ những thay đổi về tư duy nghệ thuật, về quan niệm chung đã đem
đến hệ quả tất yếu, sự thúc đẩy nhà văn chú ý phản ánh những vấn đề phức
tạp và bức xúc của hiện thực, đáp ứng lại mong mỏi của người đọc, nhưng
mặt khác cũng cho ta thấy ít nhiều nhà văn chưa thực sự đặt yêu cầu cao trong
trau dồi nghệ thuật. Trong ý thức nghệ thuật, quan niệm riêng của Nguyễn
Mạnh Tuấn dường như ẩn chứa một sự “hy sinh” nghệ thuật, một sự hy sinh
thành tâm tự nguyện. Nói như nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến: “Nguyễn
Mạnh Tuấn chỉ quan tâm đến việc “kể lại nội dung” chứ chưa quan tâm đến
“viết lại nội dung”, tức là hình thức thể hiện của nội dung, hình thức mang
tính quan niệm.
Nhìn chung, Nguyễn Mạnh Tuấn là một trong số ít nhà văn nhận thức
rõ sức mạnh và sứ mệnh của nội dung, nhưng viết ra trước hết phải phục vụ
trực tiếp cho đời sống, cố gắng rút ngắn khoảng cách từ nội dung đến cuộc
đời, lấy tiêu chí chân thực làm mục đích, đối tượng. Tư tưởng, quan niệm ấy
đã chi phối phần lớn sáng tác của anh, từ quan niệm về hiện thực và con



×