Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.26 KB, 57 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
----------------

THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP LẦN 1
Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
Giảng viên hướng dẫn: ThS Hồ Thuý Trinh
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Tuyết Nhung
Lớp: 13DTM2
MSSV: 1321002672


Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Hồ Thuý Trinh, giảng viên đã tận tình hướng
dẫn và góp ý cho em từ khi bắt đầu định hướng đề tài đến khi hoàn thành.
Em cũng xin cảm ơn giảng viên trường Đại Học Tài Chính – Marketing đã nhiệt tình
giảng dạy, giúp em bổ sung kiến thức để xây dựng và hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song do lần
đầu mới làm quen với báo cáo thực hành nghề nghiệp, em vẫn còn nhiều hạn chế cả về
kiến thức lẫn kinh nghiệm mà bản thân chưa nhận thấy được. Em mong nhận được sự
góp ý từ phía thầy cô để kiến thức của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
................................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2015



Danh mục biểu đồ


Danh mục bảng



MỤC LỤC


Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam
sang thị trường EU

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.
Hằng năm, nước ta xuất trung bình 1,5 triệu tấn cà phê, đem lại công ăn việc làm cho
hàng triệu lao động, góp phần tăng trưởng GDP nước nhà, tạo uy tín trên thị trường thế
giới.
EU là thị trường tiêu thụ cà phê hàng đầu của Việt Nam cho đến hiện nay và vẫn
đầy tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, những biến động trên thị trường cà phê trong và
ngoài nước làm ảnh hưởng đến doanh thu và uy tín của ngành cà phê nước nhà. Phân
tích đề tài này sẽ phần nhiều thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức đối với ngành cà phê Việt Nam, từ đó tìm cách khắc phục và đưa ra những cải
tiến để cà phê Việt Nam phát triển vững mạnh trên thị trường đầy tiềm năng EU.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đi sâu vào phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những
năm qua, từ đó thấy được những hạn chế, thành tựu để khắc phục, cải tiến trong những
năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang
thị trường EU.
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu từ năm 2010 đến năm 2014.

Trần Thị Tuyết Nhung


8


Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam
sang thị trường EU
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để tìm ra ưu nhược
điểm của hoạt động xuất khẩu, từ đó đưa ra giải pháp.
5. Kết cấu đề tài
Nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và tổng quan về sản xuất và xuất khẩu cà phê
của Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU.
Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy cà phê Việt Nam sang thị trường EU.

Trần Thị Tuyết Nhung

9


Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam
sang thị trường EU

Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT
VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa .
1.1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu .
1.1.1.1.


Khái niệm

“ Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (Điều 28, Luật Thương Mại
Việt Nam 2005)
-

Có thể hiểu xuất khẩu là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá (vô hình hay
hữu hình) vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia, hàng hoá di chuyển từ quốc
gia này sang quốc gia khác, mục đích là tìm kiếm lợi nhuận. Xuất khẩu là cầu
nối sản xuất và tiêu dùng giữa các quốc gia.

-

Phương tiện thanh toán của hoạt động xuất khẩu thường là tiền của một trong
hai quốc gia hoặc đồng tiền của nước thứ 3, cũng có khi là hàng hoá (trong hình

-

thức hàng đổi hàng) nhưng rất ít.
Hoạt động xuất khẩu xuất hiện từ rất sớm, tuy nhiên, hình thức sơ khai chỉ là
trao đổi hàng hoá với nhau. Đến nay, xuất khẩu hàng hoá đã có những bước tiến
vượt bậc, nó diễn ra ở gần như tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, kinh tế,
chính trị, văn hoá…con người cũng từ đó phát triển nhiều hình thức xuất khẩu
khác nhau. Ngày nay, xuất khẩu trở thành hoạt động vô cùng quan trọng trong
cơ cấu nền kinh tế, và không thể thiếu trong qúa trình phát triển kinh tế xã hội
toàn cầu.

Trần Thị Tuyết Nhung


10


Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam
sang thị trường EU
1.1.1.2.

Vai trò của xuất khẩu cà phê

 Đối với nền kinh tế, xã hội, môi trường
- Hoạt động xuất khẩu thúc đẩy lưu thông luồng hàng hoá giữa các quốc gia, tạo
sự giao thương, mở rộng thị trường và cơ hội tìm kiếm lợi nhuận, góp phần phát
triển nền kinh tế nói chung. Theo thuyết “Bàn tay vô hình” của A. Smith, mỗi
cá nhân theo đuổi một mối quan tâm và xu hướng lợi ích riêng cho cá nhân
mình, và chính các hành động của những cá nhân này lại có xu hướng thúc đẩy
nhiều hơn và củng cố lợi ích cho toàn cộng đồng thông qua một "bàn tay vô
hình". Ông biện luận rằng, mỗi một cá nhân đều muốn thu lợi lớn nhất cho
mình sẽ làm tối đa lợi ích của cả cộng đồng, điều này giống như việc cộng toàn
-

bộ tất cả các lợi ích của từng cá nhân lại.
Cà phê là mặt hàng mà Việt Nam ta có lợi thế sản xuất và đem lại lợi ích cao, là
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước. Hoạt động xuất khẩu cà phê đem lại
nguồn vốn cho việc đầu tư, sản xuất, chi trả các hoạt động phục vụ tiến trình

-

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Ngành cà phê giải quyết phần nào vấn đề công ăn việc làm, thu hút hàng triệu


-

lao động mỗi năm, tạo thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
Cà phê xuất khẩu đạt giá trị cao kích thích phát triển diện tích cây cà phê, tăng

-

diện tích phủ xanh, đặc biệt là các vùng đồi núi.
Xuất khẩu cà phê còn kéo theo các ngành nghề, dịch vụ liên quan phát triển
như: công nghệ chế biến, sản xuất máy móc, giống cây trồng, hệ thống điện,

-

đường, trạm…
Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kĩ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng
lực sản xuất trong nước để tăng khả năng cạnh tranh.

Trần Thị Tuyết Nhung

11


Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam
sang thị trường EU
 Đối với các doanh nghiệp
- Hoạt động xuất khẩu mang sản phẩm và tên tuổi của doanh nghiệp ra thị trường
thế giới, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường sản xuất và tiêu thụ. Nếu doanh
nghiệp có khả năng nắm bắt tốt thời cơ để điều chỉnh hoạt động sản xuất thì đây
-


sẽ là một cơ hội tìm kiếm lợi nhuận khổng lồ.
Sự phát triển của của xuất khẩu cà phê nói riêng sẽ là một trong những động
lực chính để thúc đẩy sản xuất, hàng hoá được tiêu thụ nhiều trên thị trường sẽ

-

kích thích doanh nghiệp sản xuất tạo sản phẩm mới.
Xuất khẩu cà phê đem lại nguồn thu ngoại tệ , tạo nguồn vốn để đầu tư sản

-

xuất, mua mới, sửa chữa…phục vụ cho tiến trình phát triển của doanh nghiệp.
Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lần nhau giữa các đơn vị tham
gia xuất khẩu trong và ngoài nước. Đây là một trong những nguyên nhân buộc
các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất
khẩu, các doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản
phẩm, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn

-

lực.
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được thu hút được nhiều
lao động bán ra thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và
tăng thêm thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng

-

thêm lợi nhuận.
Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn


bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
 Đối với người canh tác cây cà phê
- Giúp người nông dân tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình.
- Cà phê là cây trồng mang lại giá trị cao, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu góp
phần tạo thêm thu nhập cho người dân, nâng cao đời sống.
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Những phương thức xuất khẩu mà doang nghiệp kinh doanh cà phê Việt Nam có
thể áp dụng để xâm nhập vào thị trường EU: Xuất khẩu qua trung gian, Xuất khẩu trực
tiếp, Liên doanh.
Trần Thị Tuyết Nhung

12


Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam
sang thị trường EU
 Xuất khẩu trực tiếp
Là hình thức xuất khẩu do một doanh nghiệp trong nước trực tiếp xuất khẩu hàng
hoá cho một doanh nghiệp nước ngoài thông qua các tổ chức của chính mình.
Ưu điểm:
-

Bên xuất khẩu nắm bắt nhu cầu thị trường do vậy có thể xuất khẩu những mặt

-

hàng đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường.
Không bị chia sẻ lợi nhuận với các đối tác trung gian.


Nhược điểm:
-

Tốn kém nhiều thời gian liên lạc với đối tác.
Chi phí giao dịch trực tiếp với đối tác cao.
Rủi ro trong kinh doanh lớn vì không có điều kiện nghiên cứu các thông tin kĩ

về bạn hàng.
- Cần phải có cán bộ nghiệp vụ KD XNK giỏi.
 Xuất khẩu qua trung gian là phương thức mà bên mua - bên bán giao dịch thông
qua bên thứ 3.
Ưu điểm:
-

Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm của
mình. Đặc biệt có lợi với doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng hàng xuất ít, qua

-

các trung gian mà tìm được đối tác mua với giá tốt.
Giúp cho hàng hóa của doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào một thị trường
mới mà mình chưa biết, tránh được rủi ro khi mình kinh doanh trên thị trường

-

đó.
Tận dụng sự am tường hiểu biết của bên nhận ủy thác trong nghiệp vụ kinh
doanh xuất nhập khẩu từ khâu đóng gói, vận chuyển, thuê tàu mua bảo hiểm, sẽ
giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tiền của, thời gian đầu tư cho việc thực hiện


-

xuất khẩu.
Giúp DN an toàn hơn khi thanh toán, tránh được những lo ngại về khác biệt
ngôn ngữ, văn hóa..

Nhược điểm:
Trần Thị Tuyết Nhung

13


Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam
sang thị trường EU
-

Mất mối liên hệ trực tiếp của doanh nghiệp với thị trường .
Hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà xuất khẩu, đồng thời khiến nhà xuất

-

khẩu phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung gian.
Nhiều khi đầu ra phù thuộc vào phía ủy thác trung gian làm ảnh hưởng đến sản

xuất.
 Liên doanh
Theo phương thức này, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài
thành lập một pháp nhân mới, cộng tác với nhau về một hay nhiều mặt như góp
vốn, chuyển giao công nghệ, sản xuất và bán hàng để hỗ trợ nhau phát triển. Đây
là hình thức thịnh hành nhất của các công ty đa quốc gia.

Ưu điểm:
- Rủi ro được chia sẻ giữa các đối tác.
- Các công ty thiếu vốn có thể liên doanh với nhau để chia sẻ chi phí.
- Doanh nghiệp trong nước học hỏi được công nghệ sản xuất, khả năng ứng dụng
tiên tiến.
- Phát huy tất cả thế mạnh của các doanh nghiệp liên doanh.
- Dễ dàng thâm nhập vào thị trường mới.
Nhược điểm:
- Xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong quản lí, điều hành và chiến lược.
- Không đạt được lợi thế chi phí nhờ quy mô.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê
1.1.3.1.
-

Cầu và thị trường nước nhập khẩu.

Nếu nước nhập khẩu có nhu cầu cao về cà phê thì lượng xuất khẩu của nước ta sẽ tăng
trưởng tốt và ngược lại. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến loại cà phê khách hàng ưu
thích là gì, nếu nước nhập khẩu có nhu cầu cà phê cao nhưng họ ưu thích cà phê
Arabica, trong khi chúng ta chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta thì sẽ không đáp úng

-

được nhu cầu, dẫn đến sản lượng và kim ngạch giảm.
Môi trường cũng như chính sách của nước nhập khẩu đối với cà phê cũng ảnh hưởng
rất lướn đến hoạt động xuất khẩu cà phê của chúng ta. Cho dù người tiêu dùng nước
đó có nhu cầu cao về cà phê nhưng chính sách của Chính phủ nước đó bảo hộ ngành

Trần Thị Tuyết Nhung


14


Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam
sang thị trường EU
cà phê trong nước, dựng lên các hàng rào cản trở thì chúng ta khó mà xuất khẩu vào
thị trường này được.
1.1.3.2.

Giá cả và chất lượng.

-

Bất kể hàng hoá nào nếu có chất lượng tốt thì sức cạnh tranh cao và bán chạy

-

hơn.
Giá cả luôn tác động tới quan hệ cung cầu. Giá thấp thì khối lượng xuất khẩu sẽ
tăng nhưng giá trị lại không tăng đáng kể thậm chí là giảm. Ngược lại khi giá cà
phê cao thì khối lượng xuất khẩu có thể không tăng nhưng giá trị có thể tăng
mạnh.

1.1.3.3.
-

Kênh và dịch vụ phân phối.

Một kênh phân phối hợp lí sẽ không những giảm chi phí trong hoạt động nâng
cao sức cạnh tranh của cà phê xuất khẩu mà còn giúp cho quá trình xuất khẩu


-

nhanh chóng và nắm bắt rốt thông tin phản hồi từ thị trường.
Dịch vụ phân phối tốt sẽ giúp cho khách hàng hài lòng hơn khi mua cà phê của
chúng ta vụ phân phối còn là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu của các nhà xuất khẩu
cà phê. Nếu như không có dịch vụ phân phối tốt hơn đối thủ cạnh tranh thì
khách hàng sẽ mua hàng của đối thủ cho dù giá bên mình có tốt hơn.

1.1.3.4.
-

Môi trường cạnh tranh.

Môi trường cạnh tranh như các thể chế, quy định, rào cản đối với kinh doanh cà
phê của nước nhập khẩu, số lượng các đối thủ cạnh tranh tren thị trường nước

-

nhập khẩu.
Môi tường cạnh tranh gay gắt thì dễ làm giảm kim ngạch của chúng ta nhất là
khi cà phê Robusta có giá trị thấp hơn Arabica. Chất lượng cà phê của tta thấp
hơn các nước khác như Brazil, Columbia, Indonesia, làm cho việc cuất khẩu
càng thêm khó khăn. Ngược lại, khi thị trường có ít sự cạnh tranh thì xuất khẩu
cà phê của ta càng thêm thuận lợi.

Trần Thị Tuyết Nhung

15



Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam
sang thị trường EU
1.1.3.5.
-

Yếu tố về sản xuất chế biến.

Việc quy hoạch vùng trồng cà phê hợp lý sẽ giúp chúng ta khai thác được lợi
thế vùng trong sản xuất cà phê. Năng cao được năng suất chất lượng cà phê,
qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho chế biến và xuất khẩu. Công nghệ chế biến
cũng ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu cà phê. Nếu chúng ta có được công nghệ chế
biến cà phê hiện đại với công suất lớn thì sẽ nâng cao được giá trị cà phê xuất
khẩu.

1.2. Tổng quan về sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành sản xuất cà phê trong nước
 Tình hình phát triển cà phê trong những năm gần đây
Ngành cà phê Việt Nam tăng trưởng đều và ở mức cao trong vòng 3 năm qua.
Năm 2014, diện tích trồng cà phê là 653 ngàn ha, tăng 2.7% so với năm 2013.
Sản lượng mùa vụ 2013/14 gần 30.000 ngàn bao (mỗi bao 60 kg), tương đương
1,7 triệu tấn, tăng nhẹ so với mùa vụ trước, chủ yếu là cà phê robusta. Các tỉnh
trồng nhiều cà phê là Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắk Nông .

Trần Thị Tuyết Nhung

16


Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam

sang thị trường EU
Biểu đồ 1 Các khu vực trồng cà phê của Việt Nam năm 2014
Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt
Nam

Bảng 1 Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo tỉnh thành
Tỉnh/thành
Dak Lak
Lâm Đồng
Dak Nông
Gia Lai
Dồng Nai
Bình Phước
Kontum
Bà Rịa Vũng Tàu
Sơn La
Quảng Trị
Điện Biên
Các khu vực khác
Tổng

Năm 2013
207.152
151.565
122.278
77.627
20.000
14.938
12.158
7.071

9.000
5.050
3.385
5.700
635.924

Năm 2014
210.000
153.432
122.278
78.030
20.800
15.646
13.381
15.000
10.650
5.050
3.385
5.700
653.352

Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt
Nam

Trần Thị Tuyết Nhung

17


Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam

sang thị trường EU

Biểu đồ 1 Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam qua các năm 2005-2014
Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN&PTNT, Dự báo của FAS/USDA

Sản lượng cà phê Việt Nam tính đến cuối năm 2014 đạt khoảng 1.75 triệu tấn,
tăng không nhiều so với sản lượng năm 2013. Theo Vicofa, vấn đề khô hạn trong thời
gian cà phê sinh trưởng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng cà phê của Việt Nam
niên vụ 2014-2015.
Mùa khô vừa qua, Tây Nguyên chỉ đủ lượng nước tưới cho 60% diện tích trồng
cà phê. Tính đến cuối tháng 4/2014, toàn tỉnh Đắk Lắk có có 10.105 ha cây trồng bị
hạn, trong đó có 4.660 ha cà phê. Tình trạng thiếu nước đã ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ đậu
quả cho cây cà phê, bởi chế độ tưới nước là yếu tố quyết định tới năng suất, sản lượng
của cây cà phê. “Nhiều nhà vườn đều báo sản lượng năm nay thấp hơn năm ngoái rất

Trần Thị Tuyết Nhung

18


Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam
sang thị trường EU
rõ”, ông Nguyễn Văn Thành, chủ doanh nghiệp thu mua và chế biến cà phê Hoa Trang,
thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, cho biết về những thông tin ông tiếp nhận từ nông dân.
Ngoài ra, theo Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm Tây Nguyên (WASI), hiện diện tích
cà phê già cỗi với tuổi đời trên 20 năm ở Tây Nguyên khá cao (trên 100.000 ha),
chiếm khoảng 30% tổng diện tích trồng cà phê hiện nay của cả nước cũng làm cho sản
lượng vụ tới giảm mạnh.1
Diện tích và sản lượng cà phê tại Việt Nam vẫn tăng từng năm nhưng giá trị thu
về của người trồng cà phê lại không cao. TS Lê Ngọc Báu - viện trưởng Viện Khoa

học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây nguyên (WASI) - cho biết theo kết quả điều tra của
WASI, chỉ có khoảng 20% nông hộ làm cà phê thu hoạch bằng phương pháp hái chọn
quả chín, số còn lại là hái tuốt cành vào chính vụ với tỉ lệ cà phê quả chín đạt yêu cầu
(trên 90%) chỉ chiếm 3% tổng sản lượng. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là
do giá cà phê đầu mùa thường cao dẫn đến nạn trộm cắp, các nhà vườn không thể quản
lí hết nên đành phải tuốt cả cành để bán, cả cà phê chín và chưa chín. Ngoài ra, giá thu
mua cà phê chín sống lẫn với nhau và cà phê toàn chín không có sự chênh lệch nhiều
các chủ vườn không gặp nhiều băn khoăn khi quyết định tuốt cây bán sống. Hái trái
xanh làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê thành phẩm và giảm mất khoảng 20% sản
lượng thu hoạch, theo cán bộ Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên
cho biết.
Xuất khẩu cà phê Việt Nam ước đạt 3,6 tỉ USD trong năm 2014, tăng 32% về giá trị so
với năm ngoái, khiến cho Việt Nam trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê xếp thứ
hai thế giới sau Brazin, theo Hiệp hội cà phê cacao Việt Nam (Vicofa).
 Cơ cấu cà phê Việt Nam
Việt Nam xuất khẩu 2 loại cà phê chủ yếu là cà phê Robusta (cà phê vối) và cà
phê Arabica (cà phê chè). Tuy nhiên chúng ta có lợi thế trong việc sản xuất cà phê
1 Hiệp hội cà phê ca cao Viêt Nam vicofa.org.vn

Trần Thị Tuyết Nhung

19


Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam
sang thị trường EU
Robusta nên loại cà phê này chiếm đa số trong cơ cấu loại hàng cà phê xuất khẩu
(95%), bên cạnh đó cà phê chè (Arabica) (5%) cũng được xuất khẩu với sản lượng
chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là điều kiện tự nhiên ở Việt Nam (khí hậu, đất đai)
thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây cà phê Robusta. Ngoài ra, quá trình trồng trọt

và chăm sóc loại cà phê này tốn ít chi phí và yêu cầu về kỹ thuật không cao, phù hợp
với thói quen của các hộ nông dân. Cà phê Arabia tuy mang lại giá trị kinh tế cao
nhưng cũng đòi hỏi chi phí chăm sóc và yêu cầu về kỹ thuật cao, gây khó khăn cho các
hộ trồng cà phê.

Biểu đồ 1 Sản lượng cà phê Việt Nam theo chủng loại
Nguồn: USDA, vietrade.gov.vn
 Cà phê Robusta (cà phê vối)

Việt Nam tự hào là quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên Thế giới, chỉ sau
Brazil. Hiện nay, gần 90% diện tích trồng cà phê ở Việt Nam (khoảng 587.000ha) là
loại Robusta. Sản lượng xuất khẩu hàng năm chủ yếu là cà phê Robusta. Robusta có

Trần Thị Tuyết Nhung

20


Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam
sang thị trường EU
mùi thơm nồng, vị đậm đà, không chua và hàm lượng caffein cao. Trên thế giới, nó
được xem là cà phê bình dân, hương vị không được ưa chuộng và có giá trị thương
phẩm thấp hơn nhiều so với cà phê Arabica, chủ yếu được dùng để sản xuất cà phê hoà
tan, ngoài ra còn được dùng làm hương liệu, nguyên liệu. Cà phê Robusta Việt Nam,
do yếu kém trong kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản và chế biến dẫn đến thế giới
không đánh giá cao về chất lượng. Đó là nguyên nhân vì sao Việt Nam là quốc gia có
sản lượng xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới nhưng giá trị xuất khẩu chưa
cao.
Robusta là cây cà phê chủ lực của Việt Nam, chủ yếu trồng tại Tây Nguyên và
một số tỉnh Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu. Daklak là

tỉnh có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển cây cà phê Robusta.
Sản lượng cà phê Robusta: Nhu cầu về cà phê Robusta trên thế giới không
ngừng tăng trong nhiều năm trở lại đây. Việt Nam cũng đẩy mạnh sản xuất và xuất
khẩu loại cà phê vốn là thế mạnh của quốc gia. Sản lượng cà phê Robusta của Việt
Nam tăng qua các năm từ niên vụ 2010 đến 2013. Niên vụ 2010, sản lượng đạt khoảng
18.000 nghìn bao (tương đương 1.080 nghìn tấn), đến niên vụ 2013, tăng khoảng 600
nghìn tấn. Niên vụ 2014, sản lượng Robusta không có bước tiến đáng kể do hiện tượng
Elnino, mưa đến sớm làm khiến cho hoa cà phê đang nở bị thối đen, cộng với việc hạn
hán gây thiếu nước tưới tại các tỉnh Tây Nguyên – vùng trồng cà phê lớn nhất nước.
Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) ước tính sản lượng cà phê Robusta toàn cầu niên
vụ 2014 đạt 57,51 triệu bao, giảm 3,6% so với niên vụ trước. Đây là lần đầu tiên trong
4 năm qua, sản lượng cà phê Robusta giảm, chủ yếu do sản lượng cà phê của
Indonesia – nước sản xuất cà phê Robusta lớn thứ 3 thế giới – giảm đáng kể. sản lượng
cà phê robusta của Indonesia ước đạt 9 triệu bao, giảm 22,9% so với niên vụ 2013. Tuy
sản lượng ở Brazil có tăng nhưng không đủ bù vào lượng thiếu hụt.

Trần Thị Tuyết Nhung

21


Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam
sang thị trường EU
Hiện nay, cà phê Robusta của Brazil, gọi là Conilon đang xâm nhập thị trường
Âu-Mỹ. Tuy nhiên người dân Châu Âu không chuộng Robusta Conilon từ Brazil cho
lắm, cà phê Conilon có màu ánh đỏ, vị ngọt và dịu nhẹ hơn cà phê Việt Nam. Ngoài ra,
giá loại này lại rất cao với mức + 300 CNF 2, cao hơn rất nhiều so với cà phê xuất khẩu
từ Việt Nam.
 Cà phê Arabica (cà phê chè)


Cà phê Arabica thường được trồng ở độ cao 1000-1600m so với mặt nước biển, khí
hậu mát mẻ. Cà phê Arabica có hàm lượng caffein bằng một nửa Robusta, mùi thơm
nhẹ, vị chua thanh nên được số đông người tiêu dùng trên thế giới ưa thích, được đánh
giá là loại cà phê có giá trị kinh tế nhất.
Arabica chỉ chiếm khoảng 10% trong hơn 650.000ha tổng diện tích và 5% tổng sản
lượng cà phê xuất khẩu, được trồng rãi rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu,
Sơn La, Yên Bái, ,…kéo dài đến các tỉnh Miền Trung như Thanh Hóa, Quảng Trị,
Quảng Nam,….. và một phần ở tỉnh Lâm Đồng.
Năm 1998, cà phê Arabica của Việt Nam xuất khẩu theo tiêu chuẩn của Robusta. Cho
đến năm 2000, cà phê Arabica của Việt Nam mới có những tiêu chuẩn riêng.
Một số loại cà phê thuộc chi Arabica trồng ở Việt Nam:
-

Cà phê Moka: được người Pháp di thực từ những năm 30 của những thế kỉ. Cà
phê Moka được trồng ở Đà Lạt, Lâm Đồng. Trong các họ, giống Cà phê Moka
này khó trồng nhất, đòi hỏi công chăm sóc rất kỹ, dễ bị sâu bệnh, năng suất
thấp. Tuy nhiên, hương thơm của nó rất đặc biệt, rất sang trọng, ngây ngất, vị
hơi chua một cách thanh thoát, dành cho người sành điệu. Ở Việt Nam, Moka là
cà phê quý hiếm, luôn có giá cao hơn các loại cà phê khác.

-

Cà phê Catimor: Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai lần
Robusta. Hiện nay, giống này được trồng nhiều nhất là ở Lâm Đồng.

2 Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam VICOFA

Trần Thị Tuyết Nhung

22



Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam
sang thị trường EU
1.2.2. Tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường EU
Hoạt động xuất khẩu mang lại lợi nhuận vô cùng lớn cho quốc gia nói chung và
doanh nghiệp nói riêng. Xuất khẩu mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, hoàn thiện cơ chế quản lí và cơ cấu sản xuất trong nước,…. Việt
Nam đang đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng là thế mạnh của nước ta, trong đó có
cà phê, luôn nằm trong Top 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
trong nhiều năm trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2013 đạt 1,3 triệu tấn
với mức kim ngạch xuất khẩu đạt 2,7 tỷ USD, năm 2014 đạt 1,73 triệu tấn và 3,62 tỷ
USD.
Xét trong vòng 5 năm trở lại đây, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ngày càng tăng
trưởng trong 4 năm đầu (từ năm 2009 đến năm 2012) với tốc độ tăng trưởng bình quân
khoảng 17,7%/năm. Điều này cho thấy các thị trường chính nhập khẩu mặt hàng này
ngày càng ưa chuộng cà phê Việt Nam và số lượng thị trường xuất khẩu của mặt hàng
cà phê ngày càng được mở rộng (năm 2008 cà phê Việt Nam xuất khẩu được sang 74
thị trường, đến hết năm 2013 đã lên tới 86 thị trường).3
Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO là một lợi thế cho việc
xuất khẩu cà phê Việt Nam. Các thị trường chính mà cà phê Việt Nam đã xuất hiện
như Đức, Bỉ, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU…Trong đó, EU là thị trường tiêu thụ đầy tiềm
năng với dân số đông và nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh qua từng năm. Tham gia WTO,
Việt Nam đã cho phép các ngân hàng thương mại được làm môi giới giao dịch hợp
đồng tương lai mà cà phê là mặt hàng được chọn làm dịch vụ cho doanh nhân buôn
bán cà phê trên thị trường kỳ hạn London với cà phê Robusta và ở New York với cà
phê Arabica. Đức là một trong hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất. Bên cạnh đó,
các thành viên EU khác như Ý, Bỉ, Tây Ban Nha, Hà Lan cũng là những thị trường

3 Cổng thông tin Bộ Công Thương Việt Nam moit.gov.vn

Trần Thị Tuyết Nhung

23


Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam
sang thị trường EU
tiêu thụ cà phê Việt Nam với số lượng lớn. Các thị trường này mang lại cho Việt Nam
kim ngạch xuất khẩu cà phê hằng năm tính bằng USD đạt mười con số.
EU đã áp dụng chế độ GSP (ưu đãi thuế quan phổ cập) cho hàng xuất khẩu Việt
Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam có sức cạnh tranh hơn khi tiếp
cận thị trường EU. Khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –EU FTA được ký kết,
hàng hoá Việt Nam sang EU sẽ tăng lượng xuất khẩu, giảm chi phí chịu thuế, nâng cao
khả năng cạnh tranh, đặc biệt với hàng hoá từ các nước chưa có FTA với EU.
1.2.3. Lợi thế của Việt Nam khi xuất khẩu cà phê
1.2.3.1.

Lợi thế khách quan

Về khí hậu :
-

Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, hàng năm khí hậu nắng lắm mưa nhiều.
Lượng mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất là những tháng cà phê
sinh trưởng.

-

Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền khí hậu phía nam thuộc khí
hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền khí hậu phía bắc có

mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica.

Về đất đai :
-

Việt Nam có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được phân bổ khắp lãnh thổ
trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với diện tích hàng
triệu ha.

Nhân công:
Việt Nam là quốc gia có dân số trên 90 triệu người, với tỉ lệ trong độ tuổi lao động cao
(trên 60 %) (theo Tổng cục thống kê). Người dân Việt Nam cần cù, chịu khó, ham học
hỏi, sáng tạo và đặc biệt đã tích luỹ kinh nghiệm dày dặn về trồng và chăm sóc cây cà
phê.

Trần Thị Tuyết Nhung

24


Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam
sang thị trường EU
Cà phê Việt Nam có hương vị tự nhiên ngon. Cà phê Việt Nam được trồng trên
vùng cao nguyên, núi cao có khí hậu, đất đai phù hợp. Điều kiện này tao cho cà
phê Việt Nam có hương vị riêng, đặc biệt mà các quốc gia khác không có được.
Điều này là một lợi thế lớn của Việt Nam vì cà phê là thứ đồ uống dùng để thưởng
thức, đôi khi còn thể hiện đẳng cấp của con người trong xã hội vì vậy hương vị cà
phê luôn là một yếu tố lôi cuốn khách hàng, đặc biệt là khách hàng khó tính
Nhu cầu cà phê thế giới là không ngừng tăng lên, đặc biệt là sự thay đổi tập quán
và thói quen tiêu dùng của người Á Đông trong đó phải kể đến người tiêu dùng

Nhật Bản và Trung Quốc, hai quốc gia gần với chúng ta và có thị trường rộng lớn.
Bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng cà phê của Châu Âu và Bắc Mỹ cũng không ngừng
tăng.
1.2.3.2.
-

Lợi thế chủ quan

Cà phê Việt Nam có hương vị đặc thù với giá rẻ hơn so với cà phê cùng loại của
các nước. Bên cạnh đó cà phê Việt Nam được các nhà rang xay trên thế giới

-

đánh giá cao là dễ chế biến, đặc biệt là chế biến cà phê dùng ngay.
Là mặt hàng xuất khẩu chiến lược nên được Nhà nước ưu đãi thông qua
các chính sách về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, xúc tiến thương mại cũng

-

như các hỗ trợ khác trong nghiên cứu và phát triển.
Quy hoạch vùng trồng cà phê cho chất lượng cao như Tây Nguyên, Đông Nam

-

bộ và một số tỉnh miền Trung.
Việt Nam có môi trường chính trị tương đối ổn định để có thể yên tâm sản xuất

-

và xuất khẩu.

Việt Nam đã ra nhập ICO, sẽ tham gia tổ chức hiệp hội các nước sản xuất cà
phê (ACPC) và các tổ chức quốc tế khác có liên quan. Việt Nam đã tăng cường
hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.
Điều này có thể giúp cho Việt Nam có điều kiện để học hỏi, trao đổi kinh

Trần Thị Tuyết Nhung

25


×