Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Đánh giá chất lượng nước sông Lừ, Thành Phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805 KB, 37 trang )

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài.
Cứ chín người thì một người thiếu nước, trong 7 tỷ người trên trái đất thì có 700
triệu người thiếu nước. Dự báo đến năm 2050, một nửa dân số thế giới không có nước
sạch để sử dụng.Việt Nam với đặc điểm địa lý gắn liền với nhiều con sông lớn, muốn
phát triển kinh tế thì việc sử dụng nước một cách tiết kiệm, chia sẻ nguồn nước hợp
lý,công bằng là điều kiện sống còn để mỗi quốc gia phát triển bền vững.
Hà Nội là một trong những thành phố lớn nhất của Việt Nam. Lượng nước thải
của thành phố thải ra hằng ngày là rất lớn và chủ yếu tập trung vào ba nguồn chính:
nước thải sinh hoạt, từ sản xuất và từ bệnh viện. Lưu lượng nước thải là 650.000
m3/ngày đêm, riêng nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố dự báo sẽ lên đến
440.934 m3/ngày đêm vào năm 2020 (Theo khảo sát của Viện Khoa học Môi trường và
Phát triển (VESDEC) ). Tuy nhiên, thành phố mới chỉ có 3 nhà máy xử lý nước thải
bao gồm: hai nhà máy trong giai đoạn thử nghiệm là Kim Liên và Trúc Bạch với công
suất lần lượt là 3700 m3/ngày đêm , 2400 m3/ngày đêm, nhà máy xử lý nước thải
chính cho thành phố là Yên Sở với công suất 200.000 m 3/ngày đêm nhưng hệ thống
thu gom chưa được đầu tư nên hiệu quả còn thấp.
Ở Hà Nội hiện nay, khi mà hệ thống thoát nước và xử lý của thành phố chưa
đáp ứng với mức phát triển, cũng như quy mô dân số và các cơ sở sản xuất ở thành
phố. Do vậy việc thoát nước chủ yếu thông qua việc thải ra các con sông đào hay các
cống trong thành phố. Sông Lừ là một trong những con sông sông hứng chịu trực tiếp
lượng nước thải và rác thải của nội đô.
Sông Lừ cổ là một phân lưu của sông Kim Ngưu (và Kim Ngưu đến lượt nó lại
là một phân lưu của sông Tô Lịch), tách khỏi Kim Ngưu ở Phương Liệt và chảy về
phía Nam Thanh Trì và hợp lưu với Tô Lịch. Từ những năm 80, 90 trở về trước sông
Lừ là con sông tự nhiên đóng vai trò điều hòa không khí, thư giản giải trí của người
dân nội đô Hà Nội. Tuy nhiên hiện nay, sông Lừ trở thành một trong những con sông
chết của Hà Nội với mùi hôi thối bốc lên vào những buổi trưa oi bức, màu nước đen
kịt ngổn ngang rác thải và cá chết.



Xuất phát từ nhu cầu thực tế, em chọn đề tài: “Đánh giá chất lượng nước sông
Lừ, Thành Phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2016” để nghiên cứu. Mong góp một phần
nhỏ để cải thiện hiện trạng của dòng sông.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Lừ , Thành phố Hà Nội
Đề xuất một số giải pháp góp phần bảo vệ môi trường nước sông Lừ, Thành
phố Hà Nội
3. Nội dung nghiên cứu
+ Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của
Thành phố Hà Nội
+ Thu thập số liệu quan trắc, tổng quan về chất lượng nước sông Lừ, Thành
phố Hà Nội trong những năm gần đây
+ Khảo sát thực tế khu vực nghiên cứu
+ Lựa chọn vị trí quan trắc: 08 vị trí
+ Tiến hành lấy mẫu, phân tích mẫu 01 đợt tại các vị trí đã chọn lựa bao gồm
các thông số: thông số đo nhanh tại hiện trường pH, nhiệt độ, DO, độ đục thông số
đem về phòng thí nghiệm phân tích: COD, BOB5, TSS, Cl-, N- NH4+, Fe, N - NO3-, N NO2-, P - PO43-, Coliform, H2S
+ Dựa vào số liệu quan trắc đánh giá chất lượng môi trường nước sông Lừ,
Thành phố Hà Nội. Biện luận kết quả quan trắc được.
+ Đề xuất một số giải pháp góp phần bảo vệ môi trường nước sông Lừ, Thành
phố Hà Nội.


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN

1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.
1.1.1 Vị trí địa lý, Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng,
Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông,
tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía
Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía
Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km. Sau đợt mở rộng địa giới hành
chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.328,92 km2, nằm ở cả hai bên
bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. Hà Nội hiện nay gồm 12 quận,
1 thị xã và 17 huyện ngoại thành.
Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là:


Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.



Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.



Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.



Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm

.

Hình 1: Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội



Địa hình
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông
với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba
phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai
bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc
các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281
m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)...
Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

Thời tiết, khí hậu
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới
gió mùa, với sự khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh.
Mùa nóng bắt đầu từ giữa tháng 4 đến hết tháng 10, khí hậu nóng ẩm và mưa
nhiều nhưng khô hạn vào tháng 10. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 3. Từ
tháng 11 đến tháng 1 rét và hanh khô, từ tháng 2 đến hết tháng 4 lạnh và mưa phùn
kéo dài từng đợt. Trong khoảng tháng 8 đến tháng 11 Hà Nội có những ngày thu với
tiết trời mát mẻ vào chiều tối và sẽ đón từ 2 đến 3 đợt không khí lạnh yếu tràn về
Tuy nhiên do chịu sự tác động mạnh mẽ của gió mùa nên thời gian bắt đầu và
kết thúc của mỗi mùa thường không đồng đều nhau giữa các năm, nên sự phân chia
các tháng chỉ mang tính tương đối
Nhiệt độ trung bình mùa đông: 17,2 °C (lúc thấp xuống tới 2,7 °C). Trung bình
mùa hạ: 29,2 °C (lúc cao nhất lên tới 43,7 °C). Nhiệt độ trung bình cả năm: 23,2 °C,
lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800mm
Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục
42,8 °C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7 °C do chịu ảnh hưởng
của La Nina. Vào tháng 6 năm 2015 với việc bị ảnh hưởng bởi El Niño trên toàn thế
giới, Hà Nội phải hứng chịu đợt nóng kỉ lục trong 1 tuần (từ 1-6 đến 7-6) với nhiệt độ
lên tới 43,7 °C, là nhiệt độ kỷ lục ghi nhận trong lịch sử.

Thủy văn

Sông Hồng là con sông chính của thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở
huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yên.
Sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con
sông này trên đất Việt Nam. Hà Nội còn có sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú


Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì. Ngoài ra,
trên địa phận Hà Nội còn nhiều sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông
Cà Lồ,... Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành như sông Tô Lịch, sông Kim
Ngưu,... là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội.
Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các
dòng sông cổ. Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha,
đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị, ngày nay được bao quanh bởi nhiều
khách sạn, biệt thự. Hồ Gươm nằm ở trung tâm lịch sử của thành phố, khu vực sầm uất
nhất, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội. Trong khu vực nội đô có thể kể tới
những hồ nổi tiếng khác như Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ... Ngoài ra, còn nhiều
đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội như Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô,
Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn.
1.1.2 Kinh tế, văn hóa - xã hội

Về kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I năm 2016 tăng 6,95% so cùng ky
năm trước. Trong đó:
Giá trị tăng thêm ngành nông - lâm - thuỷ sản giảm 0,69% so cùng ky năm
trước (làm giảm 0,02 điểm phần trăm mức tăng chung). Quí I năm 2016, mặc dù, năng
suất của hầu hết các loại cây trồng vụ Đông đều tăng nhưng do diện tích gieo trồng
giảm 16%, trong đó, cây trồng chính vụ Đông là đậu tương giảm tới 41,6% nên sản
lượng vụ Đông giảm đáng kể so với cùng ky năm trước, cụ thể: đậu tương giảm
37,9%; ngô giảm 3,6%; khoai lang giảm 9,6%, lạc giảm 11,5%... Tình hình chăn nuôi
nhìn chung ổn định, không xảy ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc,

gia cầm.
3 tháng đầu năm 2016, sản xuất công nghiệp tăng khá so cùng ky do các doanh
nghiệp tập trung nguồn lực sản xuất và tích lũy hàng hóa phục vụ nhu cầu thị trường
Tết Nguyên đán, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng quí I tăng 7,43% so
cùng ky năm trước, đóng góp 2,23 điểm phần trăm vào mức tăng chung. riêng khối
công nghiệp tăng 7,54%, đóng góp 1,77 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung... Các
doanh nghiệp xây dựng vẫn giữ được đà phát triển, nhiều dự án phát triển giao thông
đã được khởi công xây dựng và được các cấp các ngành tập trung chỉ đạo, đặc biệt là
những dự án phát triển đường cao tốc; Các dự án phát triển hạ tầng, phát triển đô thị đã


được chủ đầu tư và các nhà thầu tập trung triển khai thi công ngay từ những ngày đầu
năm.
Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ tăng 7,05% so cùng ky năm trước (đóng
góp 4,01% vào mức tăng chung). Một số ngành có mức tăng trưởng cao là: Ngành bán
buôn, bán lẻ; sữa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (tăng 7,24%), đây là
một dấu hiệu tốt của khu vực dịch vụ, vì ngành thương mại chiếm tỷ trọng khá lớn
trong khu vực này; Ngành vận tải kho bãi (tăng 7,19%); thông tin và truyền thông
(tăng 7,71%)... Một số ngành có mức tăng trưởng thấp hơn so với toàn ngành như:
dịch vụ lưu trú và ăn uống (tăng 5,18%), kinh doanh bất động sản (tăng 5,26%), tài
chính ngân hàng, bảo hiểm (6,61%)...

Về văn hóa
Hà Nội là một trong những trung tâm văn hóa lớn nhất ở Việt Nam. Trên địa
bàn thành phố tập trung rất nhiều thư viện, bảo tàng, nhà hát cũng như các di tích lịch
sử, danh lam thắng cảnh. Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở Hà Nội cũng diễn ra rất
sôi nổi và đa dạng.
Cung văn hóa là nơi vừa tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, vừa tổ
chức các sinh hoạt văn hóa cho cộng đồng như các lớp học nghệ thuật, các cuộc thi về
văn hóa. Cung văn hóa lớn nhất của Hà Nội là Cung văn hóa hữu nghị Hà Nội (hay

còn gọi là Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô).
Nhà hát lớn nhất Hà Nội là Nhà hát lớn Hà Nội (thời xưa gọi là Nhà hát Tây),
nơi tổ chức các buổi hòa nhạc hoặc các buổi biểu diễn lớn. Ngoài ra thành phố cũng
còn rất nhiều địa điểm biểu diễn nghệ thuật ở Hà Nội:

Y tế - giáo dục
Theo con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011 thì năm 2010, thành
phố Hà Nội có 650 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố, trong đó có 40
bệnh viện, 29 phòng khám khu vực và 575 trạm y tế. Số giường bệnh trực thuộc sở Y
tế Hà Nội là 11.536 giường, chiếm khoảng một phần hai mươi số giường bệnh toàn
quốc; tính trung bình ở Hà Nội 569 người/giường bệnh so với 310 người/giường bệnh
ở Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều bệnh viện 1 giường
bệnh có đến 2-3 người.


Dân số
Mật độ dân số Hà Nội hiện nay cũng như trước khi mở rộng địa giới hành
chính, không đồng đều giữa các quận nội và ngoại thành. Trên toàn thành phố, mật độ
dân cư trung bình 1.979 người/km2 nhưng tại quận Đống Đa ( trước đây là quận Hoàn
Kiếm), mật độ lên tới 35.341 người/km2. Trong khi đó, ở những huyện ngoại thành
như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ không tới 1.000 người/km2.
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu môi trường nước mặt Thành phố Hà Nội.
Do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, phần lớn các sông hồ
Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Theo PGS-TS Trần Đức Hạ Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu cấp thoát nước và môi trường thuộc Hội Cấp thoát
nước VN, lượng nước thải chưa qua xử lý xả thẳng ra môi trường quá lớn. Chỉ tính
riêng trong khu vực nội đô, mỗi ngày lượng nước thải xả thẳng ra hệ thống sông hồ
vào khoảng 650.000 m3/ngày (2015). Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính
của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 250.000 m³ nước thải xả thẳng xuống
dòng sông mà không hề qua xử lý. Nó bị ô nhiễm nặng nề: nước sông càng lúc càng
cạn, màu nước càng ngày càng đen và bốc mùi hôi thối nặng. Với chiều dài gần 20 km

chảy qua địa bàn thủ đô, nhiều khúc của sông Nhuệ nước đen kịt, đặc quánh, mùi hôi
thối bốc lên nồng nặc và gần như không còn xuất hiện sự sống dưới lòng sông. Tương
tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m³ nước thải sinh hoạt mỗi ngày. Sông
Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 110.000 m³.
Lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao.
Các sông mương nội và ngoại thành, ngoài vai trò tiêu thoát nước còn phải nhận thêm
một phần rác thải của người dân và chất thải công nghiệp. Những làng nghề thủ công
cũng góp phần vào gây nên tình trạng ô nhiễm này.
1.3 Tổng quan về sông Lừ

Vị trí địa lý
Sông Lừ cổ là một phân lưu của sông Kim Ngưu (và Kim Ngưu đến lượt nó lại
là một phân lưu của sông Tô Lịch), tách khỏi Kim Ngưu ở Phương Liệt và chảy về
phía Nam Thanh Trì và hợp lưu với Tô Lịch. Tuy nhiên, do sông Kim Ngưu có nhiều
đoạn bị lấp, nên đoạn Kim Ngưu còn sót từ Nam Đồng tới Phương Liệt ngày nay cũng
được coi là sông Lừ. Mặt khác, khi thực hiện dự án cải tạo hệ thống thoát nước ở Hà


Nội vào cuối thập niên 1990 đầu thập niên 2000, người ta đã nắn dòng cho phần lớn
lượng nước sông Lừ đổ vào sông Sét rồi vào hồ điều hòa Yên Sở.
Sông Lừ ngày nay dài khoảng 10 km, lòng sông rộng từ 10 đến 20 m, chảy qua
địa bàn các phường Nam Đồng, Trung Tự, Kim Liên, Khương Thượng, Phương Mai,
Phương Liên (quận Đống Đa). Đến Phương Liên, sông Lừ chia làm hai, một rẽ sang
phía Đông tời Giáp Bát và hội lưu với sông Sét, một chảy tiếp về phía Nam qua Định
Công và hội lưu với sông Tô Lịch tại phía Bắc khu đô thị Linh Đàm gần cầu Dậu,
phường Đại Kim, quận Hoàng Mai. Nhánh hội lưu với Tô Lịch càng gần đến chỗ hội
lưu thì dòng chảy càng bị thu hẹp lại.

Nguyên nhân gây ô nhiễm
Nguyên nhân là hầu hết nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải

công nghiệp của thành phố chưa qua xử lý đều xả trực tiếp xuống sông. Bên cạnh đó là
do ý thức của người dân quá kém, nhiều hộ sống ven sông trực tiếp xả rác xuống sông
khiến dòng sông càng thêm ô nhiễm.

Tổng quan về tình hình nghiên cứu môi trường nước mặt sông Lừ
Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội (Sở TN-MT Hà Nội), chất lượng nước
ở khu vực thượng nguồn của các sông chảy qua khu vực nội thành sông Lừ đảm bảo
quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT của Bộ TN-MT về chất lượng nước mặt, nhưng
chất lượng nước sông giảm về phía cuối sông, các thông số có hàm lượng vượt quy
chuẩn cho phép gồm: BOD từ 30 mg/l - 75 mg/l (vượt 2 - 5 lần), COD từ 60 mg/l 180 g/l (vượt 2 - 6 lần), phosphat 1,2 mg/l - 1,5 mg/l (vượt 4 - 5 lần), sắt 2,25 mg/l - 3
mg/l (vượt 1,5 - 2 lần), ammoni 9 mg/l - 20 mg/l (vượt 18 - 40 lần), Coliform đo được
1,5x104 MPN/100 ml - 7,5x105 MPN/100 ml (vượt 2 - 100 lần).


CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Môi trường nước mặt sông Lừ, Thành phố Hà Nội
-Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu: Từ 27/02/2016 đến 30/05/2016.
Không gian nghiên cứu: Nước mặt sông Lừ, Thành phố Hà Nội và phòng phân
tích độc chất- Viện Công Nghệ Môi Trường.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu:
Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, thu thập các số liệu quan trắc, tổng quan về chất lượng nước sông
Lừ, Thành phố Hà Nội. Các văn bản quy phạm và các quy ước cộng đồng về môi
trường, tham khảo các tài liệu sách báo, internet,….. đã được công bố.
2.2.2 Phương pháp thực nghiệm:
Khảo sát thực tế đối tượng nghiên cứu, quan trắc hiện trường (01 đợt), phân tích

trong phòng thí nghiệm
a. Phương pháp lấy mẫu
Thông tư số 29/2011/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy
định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa Phương pháp lấy mẫu
nước mặt theo TCVN 6663 – 4 : 2008 Hướng dẫn lấy mẫu nước ao hồ tự nhiên
TCVN 6663 – 1 : 2011 Thiết bị và dụng cụ lấy mẫu nước
TCVN 6663 – 3 : 2008 Bảo quản và xử lý mẫu nước
TCVN 6663 – 6 : 2008 Hướng dẫn lấy mẫu ở sông suối
Chuẩn bị lấy mẫu
Dụng cụ lấy mẫu: Các chai lấy mẫu phải được lựa chọn sao cho không có sự tác
động giữa mẫu lấy và vật liệu làm chai
Mẫu để phân tích các chỉ tiêu hóa học: dùng chai nhựa polyetylen cổ ngắn dung
tích 500 ml hoặc 1000 ml
Thiết bị lấy mẫu: thiết bị lấy mẫu theo chiều ngang, chiều sâu và dụng cụ lấy
mẫu đơn giản
Vị trí lấy mẫu


Chọn vị trí lấy mẫu: tiến hành lấy mẫu tại 8 vị trí quan trắc
Bảng 2.1: Vị trí và tọa độ các điểm lấy mẫu
STT

Ký hiệu

Tọa độ

mẫu

Địa điểm
Ngõ 82 Phạm Ngọc


1

NM 1

2

NM2

3

NM3

4

NM4

Thạch, Trung Tự, Đống
N: 21000'96,27''
E: 105083'2,28''
N: 21000'69,82''
E: 105083'22,78''
N: 20099'86,43''

NM5

NM6

NM7


-Đối diện hồ Không

N: 20 99'2,87''

Quân
-Ngõ 64 Phan Đình

E: 105083'67,83''

Giót, Phương Liệt,

N: 20 98'20,45''

Thanh Xuân, Hà Nội
-Ngõ 177 Định Công,

E: 105083'49,65''

Hoàng Mai, Hà Nội

N: 20 97'82,17''

-Dưới cầu đang thi công
-163A4 Nguyễn Cảnh

E: 105083'56,20''

Dị, Hoàng Mai, Hà Nội
-Gần chung cư


N: 20 97'19,61''

HATECO Hoàng Mai
-Ngõ 2 Định Công

E: 105082'52,72''

Thượng, Thanh Xuân,

0

8

NM8

Ngõ 153 Trường Chinh

E: 105083'65,95''

0

7

Đống Đa.

-Điểm giao với sông Sét

0

6


Điểm đầu của sông
Ngõ 101, Kim Liên,

E: 105083'60,81''
N: 20099'42,85''

0

5

Đa, Hà Nội

Hà Nội
- Điểm cuối trước khi đổ
vào sông Tô Lịch


Hình 2.1 Vị trí các điểm lấy mẫu
- Thời gian lấy mẫu: 25/3/2016
Lấy mẫu hiện trường
Tiến hành lấy mẫu tại 8 vị trí theo kế hoạch quan trắc. Chọn nơi lấy mẫu phải
mang tính đại diện, đặc trưng cho chất lượng nước nơi lấy mẫu
Tráng rửa dụng cụ chứa mẫu bằng mẫu mà ta định lấy trước khi lấy mẫu
Đối với mẫu dùng để xác định vi sinh thì phải dùng chai thủy tinh đen tối màu,
không được nạp đầy mà phải để một khoảng không khí sau khi nút
Sau khi lấy mẫu cần tiến hành đo nhanh tại hiện trường một số chỉ tiêu bị biến
đổi theo thời gian
Bảo quản, mã hóa vận chuyển mẫu
Sử dụng thùng giữ nhiệt, bảo quản 3 – 50C bằng đá khô

Sau khi đã nạp mẫu vào bình chứa bổ sung hóa chất, bảo quản theo chỉ tiêu
phân tích, mã hóa mẫu và cho vào thùng bảo quản vận chuyển về phòng thí nghiệm


Loại bình

Thông số bảo quản
BOD5, PO43-, Cl-, TSS, NO2-,
-

NO3 , H2S
Fe, COD, NH4+
coliform

Phương pháp bảo quản

chứa
P hoặc G
P hoặc G

Làm lạnh 2 – 50C
Axit hóa mẫu pH < 2 bằng

H2SO4
G
Lạnh + tối
Bảng 2.2 Bảo quản mẫu

Ghi chú: P: chai nhựa (PE)


G: chai thủy tinh

b. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Qua khảo sát thực địa của bản thân tôi nhận thấy một nước sông phần dùng cho mục
đích tưới tiêu nên so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước mặt, quy định tại cột B1 dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc
các mục đích sử dụng khác có yêu cầu.
Bảng 2.3 Phương pháp phân tích các thông số
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
a)

Thông số
Nhiệt độ
DO
pH

Đô đục
BOD5
COD
N - NH4+
P - PO43ClH2S
Fe
TSS
Colifrom
NO2NO3-

Phương pháp phân tích
Đo nhanh tại hiện trường
TCVN 6001 – 1: 2008
SMEWW 5200C – 2012
TCVN 6179 - 1: 1996
TCVN 6202 : 2008
TCVN 6197 – 1996
TCVN 6637 : 2000
TCVN 6177 : 1996
TCVN 6625:2000
TCVN 6187 – 2 :1996
TCVN 6178: 1996
TCVN 6180: 1996


b) Xác định Nitrit (NO2-) bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử

(TCVN 6178:1996 )
- Nguyên tắc
Phản ứng của nitrit trong mẫu thử với thuốc thử 4- aminobenzen sofonamid với

sự có mặt của axit octhophosphoric ở pH bằng 1,9 để tạo muối diazo, mà muối này sẽ
tạo thuốc nhuộm màu hồng với N- (1 naptly)- 1,2 diamonietan dihidroclorua (được
thêm vào bằng thuốc thử 4- aminobenzen sofonamid). Đo độ hấp thu của dung dịch ở
bước sóng 540nm.
- Cách tiến hành
+ Xây dựng đường chuẩn:
Chuẩn bị 9 bình định mức 50 ml, đánh số từ 0 – 8
Tiến hành xây dựng đường chuẩn theo thứ tự được nêu trong bảng 2.4.
Bảng 2.4. Bảng các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn NO20

1

2

3

4

5

6

7

8

việc 0

1


1

5

5

5

5

5

5

0,5

2,5

1

2

4

6

8

10


0,8

1

Nồng độ chuẩn
làm

(mgN/l)
Thể tích hút dd
chuẩn (ml)
Nước cất (ml)
Thuốc thử (ml)

0
10
1

Định mức 50 ml, đợi 15 phút rồi đem đi đo quang ở λ = 540 nm
C (mgN/l)
0 0,01 0,05 0,1
0,2
0,4
0,6
Abs

0 0,011 0,068 0,144 0,29 0,549 0,854 1,114 1,432
Phương trình đường chuẩn Abs = aC + b (C: nồng độ mgN/l)
+ Phân tích mẫu:
Lấy 25ml mẫu + 1 ml thuốc thử, để yên 15 phút rồi đem đi đo quang ở bước


sóng 540 nm.
- Tính kết quả
Cđo =

Abs − b
(mg/l)
a

Cmẫu = Cđo x f (mg/l)
Trong đó: f là hệ số pha loãng
c) Xác định chất rắn lơ lửng (TSS) bằng cách lọc qua cái lọc thủy tinh

(TCVN 6625:2000)


- Nguyên tắc
Dùng máy lọc chân không hoặc áp suất để lọc mẫu qua giấy lọc thủy tinh. Sấy
giấy lọc ở 105oC và lượng cặn thu được bằng cách cân.
- Cách tiến hành:
+ Sấy giấy lọc ở nhiệt độ 1050C trong 2 giờ.
+ Để nguội ở nhiệt độ phòng, cân giấy lọc được khối lượng m0 (mg).
+ Lọc 50 ml mẫu qua giấy lọc thủy tinh đã biết khối lượng m0.
+ Tháo bộ hút chân không khi giấy lọc thủy tinh đã khô.
+ Dùng kẹp đưa miếng giấy lọc thủy tinh vào sấy ở nhiệt độ 1050C trong 2 giờ.
+ Lấy giấy lọc ra để nguội ở nhiệt độ phòng rồi cân giấy lọc được khối lượng
m1 (mg).
- Tính kết quả
TSS =

x 106 (mg/l)


Trong đó: m1 : khối lượng giấy lọc sau khi lọc đã sấy (g)
m0 : khối lượng giấy lọc trước khi lọc (g)
V : thể tích mẫu lọc (ml)
d) Xác định Cl- bằng phương pháp chuẩn độ (TCVN 6197:1996)

- Nguyên tắc
Chuẩn độ mẫu bằng dung dịch AgNO 3 với K2CrO4 làm chỉ thị. Khi kết thúc
chuẩn độ dung dịch chuyển từ màu vàng chanh sang màu đỏ gạch. Độ pH của mẫu
được duy trì trong khoảng từ 5 – 9,5 trong suốt quá trình chuẩn độ.
- Cách tiến hành
+ Hút 25 (ml) mẫu cho vào bình tam giác
+ Thêm 2 giọt chỉ thị kalicromat K2CrO4, dung dịch có màu vàng chanh.
+ Chuẩn độ bằng AgNO 3 cho tới khi dung dịch chuyển từ vàng chanh sang đỏ
gạch, ghi lại VAgNO3 tiêu tốn (V1).
+ Mẫu trắng làm tượng tự mẫu môi trường. Ghi lại VAgNO3 tiêu tốn (V0).
- Tính kết quả
CCl =

x 35,5 x 1000 (mg/l)

Trong đó:
V: Thể tích mẫu đem chuẩn độ (ml)
V0: Thể tích dung dịch AgNO3 tiêu tốn cho mẫu trắng (ml)
V1: Thể tích dung dịch AgNO3 tiêu tốn cho mẫu môi trường (ml)
CN : Nồng độ đương lượng của dung dịch AgNO3 đem chuẩn độ (N)


e) Xác định Nitrat (NO3-) bằng phương pháp quang trắc quang dùng thuốc thử
axit sunfosalixylic (TCVN 6180:1996)


- Nguyên tắc:
Ion NO3- tác dụng với dung dịch axit sunfosalixylic (được hình thành do việc thêm
natrisalixylat và axit H2SO4 vào mẫu) trong môi trường kiềm tạo phức màu vàng, đo độ
hấp thụ quang của dung dịch ở bước sóng 415nm.
- Cách tiến hành
+ Xây dựng đường chuẩn
Chuẩn bị 8 cốc thủy tinh 100ml có đánh số từ 0 - 7
Chuẩn bị 8 bình định mức 50 ml có đánh số từ 0 - 7. Tiến hành xây dựng đường
chuẩn theo thứ tự được nêu trong bảng 2.5.
Bảng 2.5. Bảng các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn NO30
Nồng độ chuẩn làm việc
0
(mgN/l)
Thể tích hút dd chuẩn (ml)
0

1

2

3

4

5

6

7


1

1

10

10

10

10

10

0,5

2,5

0,5

2,5

5

7,5

10

Đun cạn trên bếp cách cát (chú ý không để cháy), để nguội

Dung dịch Natrisalixylat
1
(ml)
Đun trên bếp cách cát đến cạn (chú ý không để cháy), để nguội
Axit H2SO4 đ (ml)
1
Lắc kỹ cho tan hết cặn, để yên 10 phút
Nước cất (ml)
20
Dung dịch EDTA/NaOH
10
(ml)
Định mức bằng nước cất đến vạch 50 ml, để yên 15 phút rồi đem đi đo quang ở bước
sóng 415nm
C (mgN/l)
0 0,01 0,05 0,1
0,5
1
1,5
2
Abs
0 0,001 0,032 0,070 0,386 0,799 1,306 1,868
Phương trình đường chuẩn: Abs = aC + b (C: nồng độ mgN/l)
+ Phân tích mẫu môi trường:
Hút 25 ml mẫu cho cốc thủy tinh 100ml, tiến hành các bước tương tự như đối
với đường chuẩn.
Định mức bằng nước cất đến vạch 100ml, để yên 15 phút rồi đem đi đo quang ở
bước sóng 415nm.
- Tính kết quả



Cđo =

Abs − b
(mg/l)
a

Cmẫu = Cđo x f (mg/l)
Trong đó: f : hệ số pha loãng
f=
f)Xác định COD bằng phương pháp chuẩn độ đicromat (SMEWW
5200C:2012)
- Nguyên tắc
Trong môi trường axit H2SO4 đặc, Ag2SO4 làm xúc tác các chất hữu cơ sẽ bị
oxy hóa hoàn toàn bởi K2Cr2O7 với điều kiện đun nóng mẫu ở nhiệt độ 150 oC trong
120 phút. Bằng cách cho một lượng K 2Cr2O7 dư chính xác để oxy hóa hoàn toàn tổng
hàm lượng chất hữu cơ. Chuẩn lượng K 2Cr2O7 dư bằng dung dịch chuẩn Fe 2+ với chỉ
thị Ferroin, điểm tương đương xuất hiện khi dung dịch chuyển từ xanh lục sang nâu
đỏ. Kết thúc chuẩn độ.
- Cách tiến hành
Mẫu môi trường
Hút 2,5 ml mẫu cho vào ống COD
Thêm 3,5 ml AgSO4/H2SO4 vào ống COD
Cuối cùng thêm 1,5 ml K2Cr2O7 0,1N
- Đậy nắp ống COD, lắc đều và phá mẫu trong bếp nung COD trong 120 phút ở
nhiệt độ 1500C
Mẫu trắng làm tương tự
- Tính kết quả
- COD =


(V2 −V1 ).N .8.1000
(mg/l)
V

Trong đó:
N: Nồng độ đương lượng của dung dịch Fe2+ dùng chuẩn độ (N)
V1: Thể tích dung dịch Fe2+ 0,05N để chuẩn độ mẫu thực(ml)
V2: Thể tích dung dịch Fe2+ 0,05N để chuẩn độ mẫu trắng(ml)
V: Thể tích mẫu lấy để phân tích (ml)
8: Khối lượng mol của ¼ O2 (mg)


g) Xác định Amoni (NH4+) bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử

(TCVN 6179 -1:1996)
- Nguyên tắc
Hợp chất màu xanh được tạo bởi phản ứng của amoni với salixilat và ion
hypoclorit có sự tham gia của natri nitrosopentaxyano sắt( III) taxyano sắt (III)
(natrinitroprusat ). Các ion hypoclorit được tạo trong situ bằng cách thuỷ phân kiềm
của N,N dicloro – 1,3,5- triazin 2,4,6 (1H, 3H, 5H )trion, muối natri (natri
diclorosoisoxyanurat). Phản ứng của cloramin với natrisalisilat xảy ra ở độ pH=12,6
có sự tham gia của của natri nitroprusiat. Đo độ hấp thụ quang của dung dịch màu
xanh ở bước sóng 655nm.
- Cách tiến hành
+ Xây dựng đường chuẩn
Chuẩn bị 7 bình định mức 50 ml có đánh số từ 0 - 6
Tiến hành xây dựng đường chuẩn theo các bước được nêu trong bảng 2.6
Bảng 2.6. Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn NH4+
Nồng độ dd chuẩn
làm việc (mg/l)

Thể tích hút dd chuẩn

0

1

2

3

4

5

6

0

1

1

1

10

10

10


0
0,25
0,5
2,5
0,5
2,5
5
(ml)
Thuốc thử amoni 1 (ml) 4
Thuốc thử amoni 2 (ml) 4
Định mức đến vạch 50ml, để yên trong 60 phút, sau đó đo độ hấp thụ quang ở
bước sóng 655nm.
C (mgN/l)
0
0,005 0,01
0,05
0,1
0,5
Abs
0
0,015 0,018 0,069 0,128 0,624
Phương trình đường chuẩn Abs = aC + b (C: nồng độ mgN/l)

1,0
1,214

+ Phân tích mẫu
Lấy 20 ml mẫu cho vào cốc 100ml, thêm 4 ml thuốc thử amoni 1 và 4 ml thuốc
thử amoni 2, sau đó định mức đến vạch 50ml, để yên 60 phút rồi đem đi đo màu ở
bước sóng λ = 655 nm.

- Tính kết quả
Cđo =

Abs − b
(mg/l)
a

Cmẫu = Cđo x f (mg/l)


Trong đó : f là hệ số pha loãng
h) Xác định tổng sắt bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử

(TCVN 6177:1996)
- Nguyên tắc:
Chuyển toàn bộ các dạng sắt về sắt tan (Fe2+ và Fe3+). Khử toàn bộ Fe3+ về Fe2+.
Ở pH = 2,5 – 9, Fe2+ sẽ tác dụng với thuốc thử 1, 10 – phenantrolin tạo phức
màu da cam. Đo độ hấp thụ quang của dung dịch thu được ở bước sóng λ = 510 nm.
- Cách tiến hành
Xây dựng đường chuẩn
- Chuẩn bị 11 cốc thủy tinh đánh số từ 0 đến 10 và định mức 50 ml
Bảng 5: Các bước xây dựng đường chuẩn Sắt.
STT
Nồng độ Fe(mg/l)

0
0

1
2

0,01 0,05

3
0,1

4
5
0,4 0,8

Dung dịch làm 0
0,5 2,5
5
việc 1ppm(ml)
Dung dịch làm 1
việc 20ppm(ml)
Dung dịch K2S2O8 5,0
(ml)
Tia nước cất tới khoảng đến 30ml
Đun cạn dưới 20ml để nguội đến nhiệt độ phòng
DD
hydroxyl- 1,0
amoni clorua (ml)
Đệm axetat (ml)
2,0
TT
1,10- 2,0
Phenantrolin (ml)
Định mức 50ml, đo quang λ=510nm

6

1,2

7
1,6

8
2,0

9
3,0

10
4,0

-

-

-

-

-

-

2

3


4

5

7,5

10

Bảng 6: Kết quả Abs đo được từ đường chuẩn Sắt
C

0

0,01

0,05

0,1

0,4

0,8

1,2

1,6

2,0

3,0


4,0

0

0,009 0,011 0,023 0,082 0,167 0,246 0,334 0,411 0,614 0,813

(mg/l)
Abs

b)Phân tích mẫu môi trường
Hút V ml mẫu

 Trước khi lấy mẫu phải lắc đều
 Mẫu trong thì lấy 50ml
 Mẫu có cặn vàng thì lấy 25ml, 10 ml, 5ml,


+ 0,5 ml H2SO4 đặc
+ 5 ml K2S2O8 40g/l
Phá mẫu (đun)


 Đối với mẫu lấy 50 ml đun đến 20 ml
 Đối với mẫu lấy nhỏ hơn 50 ml thì định
mức đến 50 ml rồi đun đến 20 ml
Để nguội
+ 1ml NH3OHCl 100g/l
+ 2 ml Đệm axetat
+ 2 ml TT 1,10 phenantrolin

DD chuyển sang
màu đỏ cam
+ Chuyển vào bình định mức 50ml
định mức bằng nước cất đến vạch
Để yên 20 phút
+ Đo UV- VIS với bước sóng 510 nm
CFe (mg/l)
-Thực hiện mẫu trắng song song mẫu môi trường thay thế bằng nước cất.
- Tính kết quả
Cđo =

Abs − b
(mg/l)
a

Cmẫu = Cđo x f (mg/l)
Trong đó : f là hệ số pha loãng
i) Xác định PO43- bằng phương pháp trắc phổ dùng amoni molipdat

(TCVN 6202:2008)
- Nguyên tắc
Phản ứng giữa ion octophotphat và dung dịch hỗn hợp axit chứa molipdat và
antimon sẽ tạo ra phức chất antimon photphomolipdat màu vàng. Khử phức chất bằng
axit ascobic tạo thành phức chất màu xanh đậm.
Đo độ hấp thụ quang của dung dịch ở bước sóng 700nm.
- Cách tiến hành
+ Xây dựng đường chuẩn
Chuẩn bị 9 bình định mức 50ml đánh số theo thứ tự từ 0 – 8.
Xây dựng đường chuẩn theo thứ tự các bước được nêu trong bảng 2.8



Bảng 2.8. Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn PO43Dung dịch chuẩn
làm việc (mgP/l)

0

1

2

3

4

5

6

7

8

0

1

1

1


5

5

5

5

5

Thể tích hút (ml) 0 0,25
0,5
2,5
1
2
4
6
Thuốc thử P (ml) 2
Axit ascobic (ml) 1
Định mức 50 ml, đê yên 15 phút rồi đem đi đo quang ở bước sóng λ = 880 nm
C (mgP/l)
0 0,005 0,01
0,05
0,1
0,2
0,4
0,6
Abs
0 0,003 0,009 0,047 0,076 0,187 0,375 0,554
Phương trình đường chuẩn Abs = aC + b (C: nồng độ mgP/l)


8

0,8
0,738

+ Phân tích mẫu môi trường:
Hút 25ml cho vào cốc thủy tinh 100ml.
Thêm 2 ml thuốc thử Photpho (Molipdat).
Thêm 1 ml axit ascobic.
Định mức lên 50 ml, để yên 15 phút rồi đo quang ở bước sóng λ = 700 nm.
Mẫu trắng làm tương tự.
-Tính kết quả
Cđo =

Abs − b
(mgP/l)
a

Cmẫu = Cđo x f (mgP/l)
Trong đó : f là hệ số pha loãng
j) Xác định nhu cầu oxy sinh học BOD5 (TCVN 6001 – 1:2008)

- Nguyên tắc
Trung hòa mẫu nước cần phân tích và pha loãng mẫu bằng những lượng khác
nhau của một loại nước pha loãng giàu oxi hòa tan và chứa các vi sinh vật hiếu khí, có
hoặc không chứa chất ức chế sự nitrat hóa.
Ủ mẫu ở nhiệt độ 20oC trong một thời gian xác định (5 ngày hoặc 7 ngày) ở chỗ
tối, trong bình hoàn toàn đầy và nút kín.
Xác định hàm lượng oxi hòa tan trước và sau khi ủ. Tính khối lượng oxy tiêu

tốn trong một lít mẫu.
- Quy trình tiến hành
 Xử lý sơ bộ mẫu:
+ Trung hòa mẫu:
Nếu pH của mẫu sau khi pha loãng không nằm trong khoảng 6-8, cần trung hòa
mẫu bằng H2SO4 hoặc NaOH.


+ Clo tự do hoặc clo liên kết: loại bỏ bằng Na2S03. Chú ý: không dùng dư.
+ Đồng nhất mẫu: làm tan các hạt cặn rắn dùng các máy trộn dùng trong phòng
thí nghiệm.
-Sự có mặt của tảo: lọc để tránh việc tạo ra kết quả cao không bình thường.
+ Phân tích mẫu:
- Hút 10 (ml) mẫu vào bình pha loãng mẫu.
- Thêm 2 ml dung dịch ATU.
- Thêm nước pha loãng cấy vi sinh vật.
- Chuyển vào bình BOD5, nạp tràn bình, tránh để tạo bọt khí.
- Đo nồng độ oxy hòa tan trong từng bình tại điểm “Không”.
- Đậy nắp bình cẩn thận để tránh tạo các bọt khí. Đem ủ 5 ngày ở nhiệt độ 20 0C
- Sau 5 ngày, bỏ ra xác định nồng độ oxy hòa tan trong mỗi bình.
+ Mẫu trắng:
- Làm tương tự như với mẫu môi trường nhưng cho trực tiếp vào bình BOD 5
bằng dung dịch pha loãng đã cấy vi sinh vật để xác định nồng độ oxy hòa tan.
- Tính kết quả

BODn = [ (DO1 – DOn) MMT- (DO1 - DOn) MT]x f (mgO2/l)
Trong đó:
MMT: mẫu môi trường.
MT: mẫu trắng.
f: hệ số pha loãng.

k) Xác định H2S bằng phương pháp trắc phổ dùng metylen xanh (TCVN
6637-2000) [3]
- Nguyên tắc
Lọc để tách chất rắn lơ lửng và sunfua khó tan(nếu mẫu trong không cần phải
lọc). Giữ sunfua trong nước lọc bằng cách thêm dung dịch ascobic. Giải phóng sunfua
từ nước lọc bằng nitơ và chuyển vào bình hứng chứa dung dịch nước kẽm axêtat.
Thêm axit dimetyl-p-phenylendiamin vào bình hứng để tạo leucometylen xanh,
rồi ôxy hóa thành metylen xanh bằng cách thêm ion sắt (III). Đo độ hấp thụ của phức ở
bước sóng 655nm.
- Cách tiến hành.
Thiết lập đường chuẩn
Chuẩn bị một dãy 9 bình định mức 50ml đã được tráng rửa sạch bằng nước cất,
đánh số thứ tự và sau đó làm theo trình tự sau:


Bảng 2: Các bước xây dựng đường chuẩn
STT

Bình

1

2

3

1
2
3


Thuốc thử
Nồng độ S20
0,05 0,1
Thêm nước cất đến 30ml
Đệm
10ml

4

Zn(CH3COO)2
Thể tích dung 0ml
dịch

5
6
7

chuẩn

0,5

1

4

5

6

7


8

9

10

0,2

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

0,8

2ml

3ml

4ml

5ml

6ml


7ml

8ml

ml

5ppm (ml)
Thuốc thử mẫu 2,5ml
Dung dịch Fe3+ 0,5ml
Nước cất
Định mức vào bình 50ml và cho ổn định mẫu trong 5 phút
Chọn một nồng độ bất ky trong dãy chuẩn tiến hành quét phổ để tìm được bước

sóng cực đại của phép phân tích. Sau khi tìm được bước sóng tiến hành xây dựng
đường chuẩn theo khoảng nồng độ vừa chuẩn bị ở trên.
Thử mẫu trắng
Thử mẫu trắng như mẫu thật chỉ khác thay mẫu thật bằng nước
Độ hấp thụ của mẫu trắng không được lệch quá nhiều so với giá trị tính toán.


Mẫu môi trường
10ml Đệm Zn(CH3COO)2

V ml mẫu thử

2,5 ml thuốc thử màu

0,5 ml Dung dịch Fe3+


Chờ lên màu 5 phút

Định mức dung dịch theo hàm
lượng S2- có trong mẫu

Đo quang trên máy UV-Vis
λ=665nm

Ghi nồng độ S2- đo được trên máy

Tính toán kết quả (mg/l S2-)
- Đối với mẫu đục và có mùi đặc trưng của H2S có thể lấy 5ml, 10ml, 25ml
mẫu hoặc có thể pha loãng mẫu.
-Kết quả
+Kết quả đường chuẩn.


Bảng 3: Kết quả đo Abs của đường chuẩn.
Abs
C

0
0

0,05
0,032

0,1
0,2
0,063 0,126


0,3
0,186

0,4
0,244

0,5
0,315

0,6
0,376

0,7
0,438

0,8
0,502

Phương trình xác định sunfua là: y=0,626x-0,000 ;R2=0,999
a) Kết quả mẫu môi trường
Hàm lượng sunfua tính theo đơn vị mg/l được tính theo công thức:
mg/l H2S = C* f
Trong đó:
C - Độ hấp thụ đo được trên máy tương ứng với nồng độ mg/l của mẫu thử
f- Hệ số pha loãng của mẫu thử
Chú ý:
- Khi tiến hành hút mẫu tránh lắc mẫu, sóc mẫu.
- Đối với những mẫu có dạng hạt lơ lửng,cặn,..phải để lắng sau đó lọc lấy phần
trong hoặc hút ở thể tích nhỏ pha loãng nhiều lần .

- Các dụng cụ chứa, đựng mẫu cần tráng rửa sạch sẽ, tránh gây thêm chất ô
nhiễm làm sai mẫu phân tích.
- Trong quá trình đo cần đo chính xác, cuvet được lau sạch, khô.
2.3.Tính toán chỉ số WQI theo quyết định 879/QĐ – TCMT
- Tính toán WQI thông số
* WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các thông số BOD5, COD, N-NH4,
P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức như sau:
WQISI =

qi − qi +1
( BPi +1 − C p ) + qi +1
BPi +1 − BPi

(Công thức 1)

Trong đó:
BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong
bảng 1 tương ứng với mức i.
BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định trong
bảng 1 tương ứng với mức i+1.
qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi.
qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1.
Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán.
Bảng 2.4. Bảng quy định các giá trị qi, BPi
S
TT

qi

Giá trị BPi quy định đối với từng thông số

BOD5 COD N-NH4 P-PO4
Độ đục

TSS

Coliform


(mg/l) (mg/l) (mg/l)

(mg/l)

(NTU)

(mg/l) (MPN/100ml)

1

100 ≤4

≤10

≤0.1

≤0.1

≤5

≤20


≤2500

2

75

6

15

0.2

0.2

20

30

5000

3

50

15

30

0.5


0.3

30

50

7500

4

25

25

50

1

0.5

70

100

10.000

5

1


≥50
≥80
≥5
≥6
≥100
>100 >10.000
Ghi chú: Trường hợp giá trị C p của thông số trùng với giá trị BP i đã cho trong

bảng, thì xác định được WQI của thông số chính bằng giá trị qi tương ứng.
* Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQI DO): tính toán thông qua giá trị
DO % bão hòa.
Bước 1: Tính toán giá trị DO % bão hòa:
- Tính giá trị DO bão hòa:
DObão hòa = 14,652 – 0,41022 T + 0,0079910 T2 – 0,000077774 T3
T: nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc (đơn vị: 0C).
- Tính giá trị DO % bão hòa:
DO% bão hòa = DOhòa tan / DObão hòa * 100
DOhòa tan: Giá trị DO quan trắc được (đơn vị: mg/l)
Bước 2: Tính giá trị WQIDO:
WQISI =

qi +1 − q i
(C p − BPi ) + qi
BPi +1 − BPi

(Công thức 2)

Trong đó:
Cp: giá trị DO % bão hòa
BPi, BPi+1, qi, qi+1 là các giá trị tương ứng với mức i, i+1 trong Bảng 2.5



×