Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Luận văn hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.39 KB, 69 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên nghành

Khoa Kế toán

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................ 1
PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN.......3
1.1 Đặc điểm hình thành và phát triển Công ty.............................................3
1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty.......................................6
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ảnh hưởng tới kiểm toán
doanh thu.......................................................................................................9

PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ
KIỂM TOÁN........................................................................................ 14
2.1 Kiểm toán doanh thu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cho khách
hàng.............................................................................................................14
2.1.1 Giai đoạn khảo sát và đánh giá khách hàng.................................14
2.1.2 Giai đoạn thoả thuận cung cấp dịch vụ.........................................16
2.1.3 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.................................................16
2.2 Kiểm toán doanh thu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại khách
hàng.............................................................................................................26
2.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát..............................................26
2.2.2 Thực hiện các thủ tục phân tích.....................................................31
2.2.3 Thực hiện các bước kiểm tra chi tiết.............................................36
2.3 Kiểm toán doanh thu trong giai đoạn kết thúc kiểm toán tại khách hàng
.....................................................................................................................43
2.3.1 Soát xét chất lượng và giải thích các phát hiện.............................43
2.3.2 Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý................................47



Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B


Chuyên đề thực tập chuyên nghành

Khoa Kế toán

2.4 Một số đánh giá về kiểm toán doanh thu tại Công ty............................47

PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH
DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN.....53
3.1 Các giải pháp hoàn thiện kiểm toán doanh thu tại Công ty...................53
3.2 Một số kiến nghị để thực hiện giải pháp hoàn thiện kiểm toán doanh thu
trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính................................................61

KẾT LUẬN........................................................................................... 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................65

Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B


Chuyên đề thực tập chuyên nghành

Khoa Kế toán


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7

Lê Trung Sơn

Ký hiệu viết tắt
AASC

Nội dung
Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ

BCTC
GTGT
KSNB
KTV
TK
TNHH

Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Báo cáo tài chính
Giá trị gia tăng
Kiểm soát nội bộ

Kiểm toán viên
Tài khoản
Trách nhiệm hữu hạn

Lớp Kiểm toán 47B


Chuyên đề thực tập chuyên nghành

Khoa Kế toán

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh trong 5 năm.........................................6
Bảng 1.2 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên..........................20
Bảng 1.3 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục...........22
Bảng 1.4 Bảng tính mức trọng yếu tuyệt đối......................................23
Bảng số 1.5 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên.....................30
Bảng 1.6 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên..........................32
Bảng 1.7 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên..........................34
Bảng 1.8 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên..........................36
Bảng 1.9 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên..........................38
Bảng 1.10 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên........................40
Bảng 1.11 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên........................41
Bảng 1.12 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên........................42
Bảng 1.13 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên........................44
Bảng 1.14 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên........................45
Bảng 2.1 Các tỷ suất áp dụng trong phân tích doanh thu.................56

Lê Trung Sơn


Lớp Kiểm toán 47B


Chuyên đề thực tập chuyên nghành

1

Khoa Kế toán

LỜI MỞĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Việt Nam đang trên đường hội nhập với những kết quả đạt được đáng tự
hào, tạo đà phát triển cho tương lai. Đứng trước thách thức cũng như cơ hội
mới trên thị trường, ngày càng có nhiều công ty kiểm toán ra đời. Các công ty
kiểm toán đã và đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết, cho tiến trình hội
nhập với khu vực và thế giới. Doanh thu là một chỉ tiêu không thể thiếu để
phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp, và doanh thu lại ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu cũng không kém
phần quan trọng, như lợi nhuận, thuế... Vì vậy, trong quy trình kiểm toán báo
cáo tài chính, kiểm toán khoản mục doanh thu là một phần rất quan trọng.
Đặc biệt đối với Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính
Kế toán và Kiểm toán thì quy trình kiểm toán doanh thu đã được xây dựng
khá hoàn thiện, tuy vậy, vẫn còn một số điểm còn hạn chế. Nhận thấy sự cần
thiết trong kiểm toán doanh thu, em đã chọn Đề tài “Hoàn thiện kiểm toán
doanh thu trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Trách
Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán”.
2. Nội dung của chuyên đề thực tập chuyên nghành
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Đề tài gồm có ba phần:
Phần I: Đặc điểm của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ Tư vấn
Tài chính Kế toán và Kiểm toán.

Phần II: Thực trạng kiểm toán doanh thu trong quy trình kiểm toán báo
cáo tài chính tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế
toán và Kiểm toán.
Phần III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán

Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B


Chuyên đề thực tập chuyên nghành

2

Khoa Kế toán

doanh thu tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế
toán và Kiểm toán.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo - ThS. Bùi
Minh Hải, người đã tận tình hướng dẫn cũng như giúp em giải đáp những
vướng mắc trong thời gian qua. Em xin được cảm ơn Ban Lãnh đạo và các
anh chị làm việc tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và
Kiểm toán đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho
em trong suốt thời gian thực tập để em có thể hoàn thiện được chuyên đề này.

Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B



Chuyên đề thực tập chuyên nghành

3

Khoa Kế toán

PHẦN I: ĐẶC ĐỂ
I M CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤTƯ
VẤN TÀI CHÍNH KẾTOÁN VÀ KIỂM TOÁN
1.1 Đặc điểm hình thành và phát triển Công ty
Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán là một
trong những doanh nghiệp tại Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực Kiểm toán,
Kế toán, Tư vấn tài chính với tên giao dịch quốc tế là Auditing and
Accounting Financial Consultancy Service Company Limitted (viết tắt là:
AASC).
Từ khi hình thành cho đến nay, Công ty đã trải qua các giai đoạn phát
triển như sau:
Giai đoạn thứ nhất: Ngày 13/05/1991, Công ty được thành lập theo
Quyết định 164 TC/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính với tên gọi là Công ty
Dịch vụ Kế toán (viết tắt là: ASC). Ngày 14/9/1991, Công ty chính thức đi
vào hoạt động. Các dịch vụ cung cấp chủ yếu là:
Thứ nhất: Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng: Mở và ghi sổ kế
toán, lập bảng cân đối kế toán, lập và phân tích báo cáo quyết toán theo quy
định của Nhà nước, và phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.
Thứ hai: Cung cấp thông tin kinh tế - tài chính, và biểu mẫu in sẵn về
tài chính - kế toán theo quy định của Nhà nước, tổ chức công tác kế toán tại
đơn vị.
Tháng 3/1992, Công ty đã thành lập Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí
Minh và tháng 3/1995, được phép của Bộ Tài chính, Chi nhánh này đã tách ra
khỏi Công ty, và thành lập Công ty Kiểm toán Sài Gòn (viết tắt là: AFC).

Tháng 4/1993 các chi nhánh của Công ty tại Vũng Tàu và Đà Nẵng đã ra
đời. Sau này, Chi nhánh của Công ty tại Đà Nẵng kết hợp với Chi nhánh của
Công ty Kiểm toán Việt Nam (viết tắt là: VACO) tại Đà Nẵng thành lập Công
ty Tư vấn và Kiểm toán (viết tắt là: A&C).

Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B


Chuyên đề thực tập chuyên nghành

4

Khoa Kế toán

Giai đoạn thứ hai: Đến ngày 4/9/1993, Quyết định 639/TC/QĐ/TCCB
đã giao cho Công ty triển khai thêm một dịch vụ mới là dịch vụ kiểm toán, và
đã đổi tên Công ty thành Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm
toán (viết tắt là: AASC). Từ đó, kiểm toán BCTC là một trong những hoạt
động chủ yếu của AASC. Kế hoạch kiểm toán doanh thu được AASC thiết lập
theo trình tự cụ thể cho từng cuộc kiểm toán bởi mỗi khách hàng của AASC
có đặc điểm hoạt động kinh doanh khác nhau.
Ngày 14/4/1995, Chi nhánh của Công ty tại Thanh Hóa đã được thành
lập, và đi vào hoạt động. Và ngày 2/2/1996, Văn phòng đại diện của Công ty
tại Hải Phòng đã được thành lập. Ngày 13/3/1997, Công ty đã thành lập Văn
phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh, để thay thế cho Chi nhánh trước
đây đã tách ra. Tháng 5/1998 Văn phòng đại diện này đã được phát triển
thành Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh – đây là Chi nhánh lớn nhất của
Công ty. Cũng trong năm 1998, Công ty đã mở thêm một chi nhánh mới tại

Quảng Ninh. Đến năm 2003 Văn phòng đại diện tại Hải Phòng đã được phát
triển thành Chi nhánh Hải Phòng. Từ ngày 31/12/2004 cho đến nay Chi nhánh
tại Hải Phòng đã ngừng hoạt động.
Tháng 04/2005 AASC chính thức trở thành hội viên của Hội Kiểm toán
viên hành nghề Việt Nam (VACPA). Và tháng 07/2005, AASC đã trở thành
thành viên của tổ chức kế toán kiểm toán quốc tế INPACT. Cũng trong năm
2005, vào tháng 11, AASC đã liên doanh kiểm toán với Hãng Tư vấn Anh
Bannock, và Văn phòng Kiểm toán Nhà nước Vương quốc Anh để thực hiện
dự án hỗ trợ, nâng cao năng lực cho Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, hội nhập
kiểm toán, kế toán với các nước trong khu vực và các nước thuộc khối Liên
minh Châu Âu (EU).
Ngày 30/11/2006, AASC được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp
thuận là tổ chức kiểm toán độc lập tham gia kiểm toán các tổ chức phát hành

Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B


Chuyên đề thực tập chuyên nghành

5

Khoa Kế toán

niêm yết và kinh doanh chứng khoán theo Quyết định 718/QĐ-UBCK.
Giai đoạn thứ ba: Tháng 7/2007 AASC chuyển đổi từ mô hình doanh
nghiệp nhà nước sang công ty TNHH có hai thành viên trở lên.
Hiện nay, AASC có trụ sở chính đặt tại số 1 Phố Lê Phụng Hiểu, Quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội và Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Văn phòng

đại diện ở Quảng Ninh. Mục tiêu hoạt động của AASC là cung cấp dịch vụ
chuyên ngành và thông tin tin cậy, giúp khách hàng ra quyết định quản lý tài
chính, kinh tế một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó Công ty hỗ trợ khách hàng
giải quyết tốt, kịp thời vấn đề phát sinh mà ít có một tổ chức dịch vụ chuyên
ngành nào có thể thực hiện được.
Hiện tại, AASC có hàng trăm khách hàng hoạt động trên mọi lĩnh vực
của nền kinh tế, thuộc mọi thành phần kinh tế và quy mô hoạt động của Công
ty ngày càng được mở rộng khách hàng của AASC ngày càng đông đảo. Trải
qua hơn 17 năm hoạt động, Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán
và Kiểm toán đã có khoảng 1600 khách hàng, trong đó, có khoảng 550 khách
hàng thường xuyên trong mọi lĩnh vực trên khắp cả nước. Khi mở rộng thị
trường, không chỉ kiểm toán doanh thu mà các phần hành kiểm toán khác
luôn được AASC chứ trọng và hoàn thiện.

Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B


Chuyên đề thực tập chuyên nghành

6

Khoa Kế toán

Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh trong 5 năm
Đơn vị: Tỷ đồng
STT

Chỉ tiêu


1

Doanh thu
Lợi nhuận

2

Năm

Năm

2004
25,409

2005
31,165

2,643

1,420

sau thuế

Năm

Năm

38,026


2007
50,958

2008
71,568

1,845

1,554

1,429

Năm 2006

(Nguồn: Phòng Tổng hợp – AASC)
Dựa vào bảng trên ta thấy rằng, doanh thu của Công ty tăng đều đặn
trong các năm và tăng nhanh trong hai năm 2006 và năm 2007. Lợi nhuận của
Công ty cũng đạt ở mức khá cao. Có được điều này là do Công ty đã không
ngừng mở rộng quy mô và thị trường Kiểm toán BCTC là một trong những
hoạt động mà AASC chú trọng, trong đó, kiểm toán doanh thu liên quan đến
tất cả khách hàng nên được đánh giá là một trong những hoạt động kiểm toán
chủ chốt. Các hợp đồng kiểm toán ngày càng tăng lên về số lượng, và về giá
trị của hợp đồng.
1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty
Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán hoạt
động chủ yếu trong lĩnh vực kế toán kiểm toán. Các loại hình dịch vụ mà
Công ty cung cấp bao gồm:
Thứ nhất: Dịch vụ kế toán: AASC cung cấp các dịch vụ kế toán hướng
tới việc nâng cao chất lượng của hoạt động kế toán cho doanh nghiệp đơn vị
hành chính sự nghiệp… Các dịch vụ kế toán cung cấp chủ yếu bao gồm:

Lập ghi sổ kế toán;
Lập báo cáo tài chính định kỳ theo yêu cầu cửa cơ quan nhà nước và cơ
quan cấp trên;
Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán trợ giúp việc chuyển đổi hệ

Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B


Chuyên đề thực tập chuyên nghành

7

Khoa Kế toán

thống kế toán và báo cáo tài chính;
Hướng dẫn khách hàng trong việc áp dụng chế độ kế toán - tài chính và
tư vấn lựa chọn đăng ký chế độ kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý của
doanh nghiệp;
Thứ hai: Dịch vụ kiểm toán: Đây là loại hình dịch vụ mang lại doanh
thu cao nhất cho Công ty Với hơn 17 năm kinh nghiệm trong cung cấp dịch
vụ kiểm toán cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội và dự án hoạt động
tại Việt Nam AASC đã và đang được khách hàng đánh giá cao về chất lượng
và ý kiến tư vấn. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì doanh thu luôn là
yếu tố quan trọng hàng đầu, nên hoạt động kiểm toán doanh thu luôn được
thực hiện chi tiết. Việc kiểm toán doanh thu phải được tổng hợp từ nhiều phần
hành khác nhau, nên đòi hỏi phải do các KTV có kinh nghiệm thực hiện. Các
dịch vụ kiểm toán chủ yếu bao gồm:
Kiểm toán báo cáo tài chính thường niên của doanh nghiệp, đơn vị

hành chính sự nghiệp, và tổ chức kinh tế - xã hội;
Kiểm toán hoạt động của dự án;
Kiểm toán báo cáo quyết toán của công trình xây dụng cơ bản;
Kiểm toán việc tuân thủ luật định;
Kiểm toán xác định vốn thành lập giải thể doanh nghiệp;
Kiểm toán doanh nghiệp phát hành niêm yết và kinh doanh chứng
khoán;
Kiểm toán tỷ lệ nội địa hoá;
Kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước, phục vụ công tác cổ phần và
giám định tài liệu tài chính kế toán;
Thứ ba: Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán, thuế: AASC cung cấp các
dịch vụ tư vấn cho khách hàng giải pháp tốt nhất, giúp khách hàng cải tiến hệ
thống KSNB, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, chất lượng sản phẩm,

Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B


Chuyên đề thực tập chuyên nghành

8

Khoa Kế toán

dịch vụ, giảm chi phí hoạt động, không ngừng tăng doanh thu… Những dịch
vụ chủ yếu bao gồm:
Tư vấn rà soát chuẩn đoán hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;
Tư vấn tái cơ cấu, và mô hình hoạt động của tổng công ty nhà nước;
Tư vấn quản lý;

Tư vấn thuế: Bao gồm, tư vấn lập kế hoạch thuế, đăng ký, tính toán và
kê khai thuế phải nộp với cơ quan thuế rà soát đánh giá việc vận hành sắc
lệnh, chính sách thuế hiện hành của Việt Nam...
Thứ tư: Dịch vụ công nghệ thông tin: AASC có đội ngũ chuyên gia
giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin để trợ giúp cho khách
hàng trong thiết kế, phát triển, thử nghiệm, và vận hành hệ thống thông tin
quản lý mới nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, hoạt động của khách hàng. Các
phần mềm công nghệ thông tin chủ yếu mà Công ty cung cấp là:
Một là, Phần mềm kế toán, bao gồm, các phần mềm là kế toán doanh
nghiệp (E-ASPlus 3.0), kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp (A-ASPlus 3.0),
kế toán đơn vị chủ đầu tư (P- ASPlus 2.0).
Hai là, Phần mềm quản lý, bao gồm, các phần mềm là phần mềm quản
lý công văn, phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm quản lý nhân sự,
phần mềm quản lý tài sản cố định.
Thứ năm: Dịch vụ đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng: AASC luôn đặt vấn
đề nguồn lực con người lên hàng đầu chú trọng chất lượng lao động. Do đó
đào tạo nhân viên là chiến lược để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của
doanh nghiệp. Dịch vụ này giúp cho khách hàng lựa chọn được nhân viên phù
hợp với yêu cầu cửa công việc tuyển dụng, giúp đỡ khách hàng trong việc tìm
kiếm nhân viên tốt nhất cho công việc.
AASC có đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo, để
xây dựng chương trình đào tạo. Đặc biệt là, khoá học bồi dưỡng kế toán

Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B


Chuyên đề thực tập chuyên nghành


9

Khoa Kế toán

trưởng, bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, quản trị doanh nghiệp, kế toán nội bộ,
ứng dụng tin học trong công tác kế toán… AASC phối hợp tổ chức thực hiện,
hợp tác với trường đại học, ngành, địa phương ở trong nước, và với tổ chức
quốc tế, mở khoá bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao kiến thức về quản trị kinh
doanh, tài chính kế toán và kiểm toán, phân tích đầu tư, chứng khoán, thuế và
bảo hiểm… cho hàng nghìn kế toán viên, kế toán trưởng, và kiểm toán viên
nội bộ, góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán, kiểm toán nội bộ
trong các doanh nghiệp. AASC còn thực hiện dịch vụ giới thiệu, cung cấp
nhân viên kế toán, kiểm toán cho doanh nghiệp trong nước, và doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ sáu: Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp, và tư vấn cổ phần hoá:
Đây là một dịch vụ khá mói mẻ tại Việt Nam. Điều này xuất phát từ nhu cầu
thực tiễn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần
công ty TNHH. Năm 2003 và năm 2004 là hai năm đánh dấu bước phát triển
quan trọng của AASC trong hoạt động cung cấp dịch vụ xác định giá trị
doanh nghiệp, và tư vấn cổ phần hoá.
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ảnh hưởng tới kiểm toán
doanh thu
Hiện nay, nhân sự của AASC tại trụ sở chính và chi nhánh, văn phòng
đại diện là khoảng hơn 140 cán bộ, nhân viên được đào tạo đại học và trên đại
học ngành Tài chính Ngân hàng, Kế toán và Kiểm toán ở trong và ở ngoài
nước. Trong đó có 43 người được cấp chứng chỉ Kiểm toán viên cấp Nhà
nước (CPA); 15 thạc sĩ cán bộ đang theo học cao học và ACCA; nhiều cộng
tác viên, bao gồm các giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm
và chuyên môn dầy dạn. Nhân viên của AASC được đào tạo chính quy tại các
trường đại học lớn tại Việt Nam; được tuyển chọn vào làm việc thông qua các

vòng thi nghiêm túc, chất lượng về trình độ chuyên môn, và khả năng tiếng

Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B


Chuyên đề thực tập chuyên nghành

10

Khoa Kế toán

Anh. AASC cũng chú trọng vào việc đào tạo nâng cao trình độ của nhân viên
trong quá trình làm việc tại Công ty. AASC thường xuyên tổ chức khoá đào
tạo cho nhân viên mới, để truyền đạt kinh nghiệm, giúp các nhân viên mới
nhanh chóng làm quen với công việc; bên cạnh đó, Công ty cũng tổ chức
khoá đào tạo nội bộ để phổ biến cập nhật thông tin và văn bản pháp lý mới
ban hành liên quan đến hoạt động tài chính kế toán và kiểm toán. Đồng thời,
hàng năm tất cả nhân viên của AASC trừ cấp lãnh đạo phòng trở lên đều phải
trải qua các kỳ thi sát hạch định kỳ. AASC rất coi trọng công tác tổ chức cũng
như chất lượng của các kỳ thi sát hạch này, bởi qua đó, giúp cho Ban Lãnh
đạo thấy được trình độ chuyên môn và sự tiến bộ của nhân viên trong Công
ty, đồng thời, là động lực cho nhân viên không ngừng phấn đấu học hỏi. Nhân
viên có năng lực chuyên môn tốt sẽ được gửi đi đào tạo ở các tổ chức đào tạo
trong và ngoài nước, dưới những hình thức khác nhau.
Hàng năm Công ty luôn tổ chức các vòng thi nghiệp vụ bao gồm tài
chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán, ngoại ngữ, tin học nhằm đánh giá tay
nghề của nhân viên.
Vị trí cán bộ trong Công ty từ trên xuống dưới được phân cấp rõ ràng:

Ban Giám đốc;
Phụ trách phòng;
Kiểm toán viên chính: Được phân nhỏ thành ba cấp, là kiểm toán viên
cấp 1, cấp 2 và cấp 3 (Kiểm toán viên cao cấp);
Trợ lý kiểm toán: Được phân nhỏ thành năm cấp, là trợ lý kiểm toán viên
cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 và cấp 5;
Nhân viên hành chính;
Công ty được tổ chức theo mô hình chức năng, và các bộ phận có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong hoạt động. Bộ máy quản lý của
Công ty được khái quát qua Sơ đồ 1.1.

Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B


Chuyên đề thực tập chuyên nghành

11

Khoa Kế toán

Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài
chính, và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty. Nhiệm vụ và
quyền hạn của Tổng Giám đốc đuợc quy định trong Điều 16 - Điều lệ tổ chức
và hoạt động của Công ty.
Phó Tổng Giám đốc có nhiệm vụ tư vấn cho Tổng Giám đốc về việc
điều hành hoạt động của Công ty, và điều hành trực tiếp một số lĩnh vực hoạt
động của Công ty theo sự uỷ quyền của Tổng Giám đốc.


Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B


12

Chuyên đề thực tập chuyên nghành

Khoa Kế toán

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Hội đồng Thành viên

BanBan
KiKiểm
ểm soát
soát
Ban
Thườngtrực
trựcHội
Ban Thường
Hộđồng
i đồng
thàviên
nh
Thành
viên
TổTổng
ng Giám

c
Giámđố
đốc

Phó
Phó Tổng
TGiám
ổng đốc
Giám
đốc

Phòng
Kiểm
toán 1

Phòng
Dịch
vụ
Đầu tư
Nước
ngoài

Phó
ổng
PhóTTổng
Giám
Giám đố
đốcc

Phòng

Kiểm
toán 2

Phòng
Kiểm
toán 5

Phó
ổng
PhóTTổng
Giám
Giám đố
đốcc

Phòng
Kiểm
toán 3

Văn
phòng
đại
diện
tại
Quảng
Ninh

Phó
ổng
Phó T
Tổng

Giám
đốc
Giám đốc

Chi
nhánh
tại Tp.
Hồ
Chí
Minh

Phòng
Tổng
hợp

Phòng Tổng hợp: Phòng có chức năng quản lý về mặt hành chính, và
nhân sự trong Công ty, đảm nhận lên kế hoạch hàng tháng về lao động, bảo vệ
tài sản, cung cấp hậu cần, quản lý công văn, sắp xếp và đề bạt cán bộ… Đồng
thời, phòng này có nhiệm vụ theo dõi, và hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát
sinh, cung cấp báo cáo kế toán …

Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B

Phòng
Kiểm
toán
Xây
dựng

cơ bản


Chuyên đề thực tập chuyên nghành

13

Khoa Kế toán

Mặt khác, Phòng còn có nhiệm vụ xây dựng, và cung cấp phần mềm về
kế toán, quản lý theo nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, Phòng cũng thực
hiện việc lắp đặt bảo trì mạng máy tính của Công ty, góp phần hỗ trợ hoạt
động cho các phòng nghiệp vụ khác. Phòng thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân
viên hàng năm, tổ chức thi sát hạch định kỳ, cập nhật thông tin mới về tài
chính, kế toán và kiểm toán… và hướng dẫn cho phòng nghiệp vụ. Đồng thời,
Phòng còn thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chất luợng kiểm toán hàng năm theo
yêu cầu của Ban Giám đốc.
Phòng Kiểm toán 1, Phòng Kiểm toán 2, Phòng Kiểm toán 3: Các
phòng nghiệp vụ này đều có cùng chức năng là, cung cấp dịch vụ tư vấn tài
chính, kế toán và kiểm toán liên quan đến hoạt động thương mại và dịch vụ,
doanh nghiệp sản xuất, cung cấp các dịch vụ tư vấn...
Phòng Kiểm toán 5: Phòng có chức năng hỗ trợ các phòng nghiệp vụ
trên, và cung cấp dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản, dịch vụ liên quan tới dự
án của tổ chức chính phủ và phi chính phủ…
Phòng Dịch vụ Đầu tư Nước ngoài: Phòng có chức năng hỗ trợ cho các
phòng nghiệp vụ khác, và kiểm toán doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Phòng Kiểm toán Xây dựng cơ bản: Đây là phòng chuyên thực hiện
kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, hoặc hạng mục
công trình hoàn thành, được thực hiện bởi đội ngũ kiểm toán viên và kỹ thuật
viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm.

AASC là một trong hai công ty kiểm toán đầu tiên của Việt Nam với
quá trình phát triển lâu dài, và bền vững. Sau hơn 17 năm xây dựng và phát
triển, AASC đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. AASC đã có được một số
lượng khách hàng đông đảo, trong mọi lĩnh vực từ sản xuất, thương mại, xây
dựng cho đến ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…

Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B


Chuyên đề thực tập chuyên nghành

14

Khoa Kế toán

PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG QUY TRÌNH
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN DỊCH VỤTƯVẤN KẾTOÁN VÀ KIỂM TOÁN
2.1 Kiểm toán doanh thu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cho khách
hàng
2.1.1 Giai đoạn khảo sát và đánh giá khách hàng
Đối với khách hàng mới, Công ty cần có thông tin về loại hình doanh
nghiệp, về lĩnh vục sản xuất kinh doanh... của khách hàng, khó khăn cũng như
yêu cầu từ phía khách hàng đối với dịch vụ kiểm toán BCTC nói chung cũng
như kiểm toán khoản mục doanh thu nói riêng. Từ đó, AASC sẽ ước lượng sơ
bộ khối lượng công việc kiểm toán BCTC, kiểm toán doanh thu, và giá phí
kiểm toán. Nếu như khách hàng chấp nhận dịch vụ, và giá phí dịch vụ do
AASC đưa ra thì hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán.

Đối với khách cũ, Công ty đã có những thông tin và những hiểu biết cần
thiết về khách hàng, nên cuộc gặp gỡ chỉ mang tính chất xem xét và tổng kết
những thay đổi trong chính sách, tình hình kinh doanh của khách hàng trong
năm qua có ảnh hưởng tới việc kiểm toán, đồng thời, sẽ chốt lại những điều
cần lưu ý cho cuộc kiểm toán năm nay.
Sau đó, AASC sẽ tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách
hàng. Việc tìm hiểu này đặc biệt rất quan trọng đối với Công ty XYZ là khách
hàng năm đầu tiên mà AASC tiến hành kiểm toán. Còn với Công ty ABC, để
có được các thông tin trên, KTV chỉ cần xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm
trước, và đánh giá lại những biến động của công ty trong năm vừa qua. Qua
tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh, KTV thu đuợc các thông tin như sau:
Thứ nhất: Đối với Công ty ABC: Công ty ABC là một doanh nghiệp
nhà nước, được thành lập theo Quyết định Số 165/2001/QĐ-UBND ngày
25/09/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh với tên gọi “Công ty ABC”.

Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B


Chuyên đề thực tập chuyên nghành

15

Khoa Kế toán

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản xuất và cung ứng các loại
rau quả đóng hộp. Công ty ABC là khách hàng thuờng xuyên của AASC.
Thứ hai: Đối với Công ty XYZ: Công ty XYZ là công ty liên doanh
được thành lập tại Việt Nam, theo Giấy phép Đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu

tư cấp có trụ sở tại Hải Phòng. Là doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam và
Đài Loan, trong đó, bên Đài Loan góp 60% vốn pháp định còn bên Việt Nam
góp 40% vốn pháp định. Hoạt động kinh doanh chủ yếu là, tư vấn thiết kế các
công trình kiến trúc.
Để phục vụ cho cuộc kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán doanh
thu nói riêng, Công ty yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu cần thiết, như
BCTC trong năm tài chính và báo cáo, quy chế hoạt động sản xuất kinh
doanh... của ban giám đốc, trong đó nêu đầy đủ thành phần của ban giám đốc,
và những cam kết của ban giám đốc trong việc lập và trình bày BCTC của
công ty tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán và kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của năm tài chính đó theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, và các
quy định kế toán hiện hành. Đối với Công ty ABC là khách hàng thường
xuyên của Công ty, KTV còn xem xét lại hồ sơ kiểm toán của năm trước đó,
và những biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ABC
trong năm vừa qua.
Sau đó, KTV tiến hành đánh giá kiểm soát và xử lý những rủi ro của
cuộc kiểm toán. Mục đích của việc đánh giá những rủi ro kiểm toán là quyết
định có nên thực hiện kiểm toán hay không, và sau đó, xây dựng chương trình
kiểm toán phù hợp với mức rủi ro đã xác định. Có thể đưa ra đánh giá rủi ro
của cuộc kiểm toán ở một trong các mức: Thấp, trung bình và cao.
Sau khi đã thu thập được những thông tin cần thiết, cộng với kinh
nghiệm thực tế của mình, KTV đã đánh giá rủi ro kiểm toán cho hai khách
hàng ABC và XYZ của mình ở mức trung bình và quyết định tiếp tục kiểm

Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B


Chuyên đề thực tập chuyên nghành


16

Khoa Kế toán

toán cho hai khách hàng này.
2.1.2 Giai đoạn thoả thuận cung cấp dịch vụ
Đại diện AASC và công ty khách hàng sẽ gặp gỡ, để cùng nhau ký kết
một hợp đồng kiểm toán bao gồm các điều khoản như phạm vi cuộc kiểm
toán, các chuẩn mực áp dụng, thời gian cuộc kiểm toán, trách nhiệm của KTV
và của công ty khách hàng, giá phí kiểm toán...
2.1.3 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Bước một: Lập kế hoạch chiến lược: Sau khi hợp đồng kiểm toán trên
đã được ký kết kế hoạch chiến lược được đưa ra bởi trưởng nhóm kiểm toán
và được đưa lên Phó Tổng Giám đốc phụ trách trực tiếp phê duyệt. Quá trình
lập kế hoach chiến lược sẽ kiểm toán giúp cho KTV:
Tìm hiểu tình hình kinh doanh, ngành nghề mà đơn vị khách hàng đang
được phép hoạt động mục tiêu kinh doanh và rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra
đối với ngành nghề kinh doanh đó;
Xem xét quan điểm của đơn vị khách hàng vì thế, KTV có thể diễn đạt
được phát hiện của mình mà khách hàng quan tâm;
Tìm hiểu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, và lập phương pháp tiếp
cận kiểm toán đối với hệ thống KSNB của khách hàng;
Thu thập bằng chứng kiểm toán có hiệu lực, bằng cách tập trung công
việc kiểm toán vào mục tiêu kiểm toán với rủi ro sai sót trọng yếu;
Bước hai: Lập kế hoạch tổng thể: KTV sẽ lập kế hoạch tổng thể:
Thứ nhất: Đánh giá nhũng rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải: Sau
khi đã thu thập được những thông tin cơ bản về tình hình của khách hàng
KTV sẽ xác định rủi ro tiềm tàng trong môi trường kinh doanh của khách
hàng. Với Công ty ABC bằng kinh nghiệm qua các cuộc kiểm toán năm trước

và bằng sự hiểu biết thực tế, KTV đánh giá được những bất lợi mà Công ty có
thể gặp phải đó là sự cạnh tranh của các công ty khác trong nước và của các

Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B


Chuyên đề thực tập chuyên nghành

17

Khoa Kế toán

công ty nước ngoài sẽ có thể làm giảm doanh số tiêu thụ của Công ty ABC.
Đối với Công ty XYZ là khách hàng mới, AASC sẽ trực tiếp trao đổi
với Ban Giám đốc Công ty XYZ, để tìm hiểu về quan điểm của họ đối với các
rủi ro mà họ có thể gặp phải. Qua việc trao đổi và xem xét thực tế, KTV đánh
giá Công ty XYZ có thể gặp phải các bất lợi, như sự thay đổi trong chính sách
quản lý việc liên doanh, hợp tác giữa pháp nhân Việt Nam và pháp nhân nước
ngoài của Nhà nước đều có thể ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của Công
ty, sự khác biệt trong văn hoá kinh doanh của hai nước...
Thứ hai: Đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng: Đây là một công
việc hết sức quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, để
xác định được các thử nghiệm kiểm toán cần thực hiện, để hạn chế và loại bỏ
các rủi ro kiểm toán, tiết kiệm chi phí kiểm toán tới mức thấp nhất có thể.
Việc xem xét hệ thống KSNB của khách hàng bao gồm, việc phân tích môi
trường kiểm soát chung, xem xét hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát hiện
hành tại đơn vị khách hàng.
Để có được sự hiểu biết về hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng,

KTV đã dựa trên những tài liệu do khách hàng cung cấp, kết hợp với các biện
pháp nghiệp vụ như phỏng vấn nhân viên của Công ty tham quan thực tế,
kiểm tra các chứng từ, các sổ sách và báo cáo, quan sát các mặt hoạt động và
quá trình hoạt động của công ty khách hàng,...
Qua tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB, KTV thu thập được các
thông tin của hai khách hàng như sau:
Một là, Về môi trường kiểm soát chung: Công ty ABC gồm có hai đơn
vị thành viên đó là Xí nghiệp Sản xuất Bao bì và Nhà máy Chế biến Rau quả.
Các đơn vị thành viên của Công ty đều hạch toán phụ thuộc, có tên gọi và con
dấu riêng, được mở tài khoản theo phân cấp hoặc sự uỷ quyền của Công ty, và
theo quy định của Nhà nước.

Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B


Chuyên đề thực tập chuyên nghành

18

Khoa Kế toán

Các đơn vị thành viên của Công ty được sự uỷ quyền tự chủ kinh doanh
theo phân cấp quản lý của Công ty, và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ pháp lý,
và quyền lợi đối với Công ty. Công ty sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng về nghĩa
vụ tài chính phát sinh, theo sự cam kết của các đơn vị này.
BCTC của Công ty ABC được hợp nhất từ BCTC của các đơn vị thành
viên, và trụ sở chính. Các đơn vị thành viên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
GTGT thuế môn bài và các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật tại cơ sở.

Công ty sẽ chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước
tập trung tại Công ty sau khi đã hợp nhất kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của toàn Công ty.
Do Công ty gồm có các đơn vị thành viên nên khi thực hiện kiểm toán
doanh thu, KTV sẽ tiến hành kiểm toán doanh thu đối với từng đơn vị thành
viên trước, sau đó, mới kiểm toán tại văn phòng Công ty và đưa ra kết quả
kiểm toán tổng hợp cuối cùng.
Đối với Công ty XYZ: Theo đánh giá môi trường kiểm soát của KTV,
nguồn lực quản lý của Công ty tương đối tốt Giám đốc Công ty là người Đài
Loan, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng Công ty đều là người Việt Nam, đều
có bằng cấp về lĩnh vực quản lý kinh tế.
Tuy nhiên, do quy mô hoạt động của Công ty còn nhỏ, nên cơ cấu tổ
chức bộ máy kế toán chỉ gồm có ba người kiêm nhiệm nhiều công việc của bộ
phận kế toán, trong đó, có một kế toán vừa là kế toán tiền mặt, kế toán tiền
gửi vừa kiêm luôn cả thủ quỹ, một kế toán tổng hợp và một kế toán trưởng.
Với cơ cấu như vậy, là chưa phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước.
Đối với hai khách hàng này Giám đốc là người trực tiếp quản lý và điều
hành mọi hoạt động của toàn Công ty. Kế toán trưởng là người sẽ chịu trách
nhiệm quản lý công tác kế toán, và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh cho Giám đốc.

Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B


Chuyên đề thực tập chuyên nghành

19


Khoa Kế toán

Hai là, Về hệ thống kế toán: Đối với Công ty ABC: Công ty áp dụng
hình thức ghi sổ Nhật ký chung.
Các chính sách kế toán, mà Công ty đang áp dụng: Công ty đang áp
dụng Chế độ Kế toán Việt Nam, ban hành theo Quyết định Số
1141/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 và Quyết định Số 15/2006/QĐ/CĐKT ngày
26/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Về niên độ kế toán: Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01,
kết thúc vào ngày 31/12 dương lịch hàng năm.
Về đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng tiền mà Công ty sử dụng trong hạch
toán là Đồng Việt Nam (VNĐ).
Đối với Công ty XYZ: Hình thức ghi sổ kế toán: Công ty áp dụng ghi sổ
theo hình thức Chúng từ ghi sổ.
Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi sang Đồng Việt
Nam theo tỷ giá hiện hành của liên ngân hàng, do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Vào thời điểm cuối kỳ kế
toán, khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được quy đổi theo tỷ giá do Ngân
hàng Nhà nuớc Việt Nam công bố tại ngày khoá sổ kế toán.
Ba là, Về thủ tục kiểm soát đối với khoản mục doanh thu: Toàn bộ
doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá đều phải có hoá đơn bán hàng, và các hoá
đơn này đều được đánh số thứ tự trước; hoá đơn bán hàng và phiếu giao nhận
hàng phải được ký nhận bởi người mua, xác nhận là đã đặt hàng theo đúng
đơn đặt hàng; doanh thu được ghi nhận trên cơ sở sản phẩm, hàng hoá, dịch
vụ cung cấp đã cung cấp cho khách hàng, và đã phát hành hoá đơn, không
phân biệt là đã thu được tiền hay chưa.
Để tiến hành đánh giá hệ thống KSNB của hai khách hàng này, KTV
còn sử dụng bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB, dưới dạng câu trả lời
Có/Không về các vấn đề như phải thu, doanh thu, khách hàng...


Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B


Chuyên đề thực tập chuyên nghành

20

Khoa Kế toán

Từ những thông tin thu được bước đầu, KTV đã có thể đánh giá về hệ
thống KSNB của hai khách hàng là có thể tin tưởng được và tiếp tục các thử
nghiệm kiểm toán.
Bốn là, Đánh giá tổng quát về thông tin mà KTV thu thập được, nhằm
khoanh vùng phạm vi có thể có rủi ro, hiểu biết bao quát về toàn bộ nội dung
trên BCTC, hiểu được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của hai khách
hàng, từ đó đánh giá được mức độ trọng yếu và quan trọng hơn là xem xét
được khả năng tiếp tục hoạt động của hai khách hàng.
Để nhằm thực hiện được việc đánh giá tổng quát này, KTV cần thu thập
cả những thông tin tài chính, và cả những thông tin phi tài chính. Sau đó, so
sánh các thông tin thu được, và bắt đầu phân tích, và đánh giá về kết quả so
sánh. KTV thực hiện việc so sánh các thông tin về các khoản mục trên BCTC
của khách hàng giữa năm kiểm toán, và năm trước đó. Đối với kiểm toán
khoản mục doanh thư của hai công ty ABC và XYZ, KTV thực hiện so sánh
các số liệu như sau:
Đối với Công ty ABC: Tình hình về doanh thu bán hàng được đánh giá
tổng quát qua Bảng 1.2.
Như vậy, qua việc so sánh một cách tổng quát về tình hình doanh thu
của năm 2008 với năm 2007 KTV thấy có sự giảm sút trong tình hình kinh

doanh của Công ty. Tổng doanh thu năm 2008 giảm, (so với năm 2007 chỉ đạt
89,14%). Trong khi đó các khoản giảm giá hàng bán năm 2008 lại tăng lên
khá nhiều (so với năm 2007 là 165,88%). Từ sự giảm sút doanh thu này KTV
tiến hành điều tra và dự đoán có thể do các nguyên nhân khách quan.
Bảng 1.2 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên

Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B


Chuyên đề thực tập chuyên nghành

21

Khoa Kế toán

Khách hàng: Công ty ABC
Tham chiếu: R
Niên

độ:

31/12/2008

Người thực hiện: NDT
Tài khoản: Doanh thu

Ngày thực hiện: 24/02/2009


Bước công việc: Đánh giá tổng quát về doanh thu bán hàng
Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2007

Tổng doanh thu
Giảm giá hàng bán
Hàng bán bị trả lại
Doanh thu thuần

85.227.334.968
8.589.124
603.249.351
78.365.982.286

97.256.654.587
5.689.481
559.638.254
95.628.359.471

Chênh lệch
Tuyệt đối
%
(12.029.319.619) 87,63
2.899.643
150,96
43.611.097
107,79

(17.262.377.215) 81,94

Tuy nhiên, kết quả trên cũng không ngoại trừ những nguyên nhân chủ
quan, là do có sự gian lận hoặc sai sót xảy ra khi khai báo khoản doanh thu
trên BCTC. Có thể vì doanh nghiệp muốn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
mà đã khai giảm doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ vi phạm tính đúng kỳ
trong việc ghi nhận doanh thu. Đây chính là điều mà KTV cần quan tâm, để
phát hiện ra các sai sót nhằm đưa ra định hướng và phương pháp kiểm toán
thích hợp.
Đối với Công ty XYZ: Thực hiện việc phân tích tổng quát cũng tương
tự như đối với Công ty ABC, KTV đã thu được kết quả sau: Doanh thu năm
2008 của Công ty so với năm 2007 đã giảm đáng .
Tiến hành tìm hiểu, KTV thấy rằng, do bị ảnh hưởng của cuộc khủng
hoàng tài chính toàn cầu năm 2008, Công ty XYZ đã ít nhiều bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, KTV còn tiến hành tính toán tỷ suất trên bảng cân đối kế
toán, và chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như tỷ suất thanh
toán, tỷ suất đầu tư, tỷ suất sinh lời... của năm 2008 so với năm 2007 và so
sánh số liệu của hai năm. Từ đó xác định khả năng có thể xảy ra các rủi ro và
khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Thứ ba: Xác định mức độ trọng yếu: Việc xác định mức độ trọng yếu

Lê Trung Sơn

Lớp Kiểm toán 47B


×