Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 65 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đồ án là kết quả thực hiện của riêng tôi. Những kết quả
trong đồ án là trung thực, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát
`````tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ. Nguyễn
Thị Linh Giang – Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội.
Nội dung đồ án có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải
trên các tác phẩm và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của đồ án.
Hà Nội, ngày 18 tháng 2 năm 2016
Sinh viên
Phạm Thị Nhung


LỜI CẢM ƠN
Đồ án này là kết quả cố gắng của em dưới sự chỉ dạy và truyền đạt kiến thức
rất tận tình của quý thầy cô trong suốt thời gian em được đào tạo tại trường Đại Học
Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội.
Để hoàn thành đồ án này, trước tiên em xin trân trọng kính gửi lòng biết ơn
sâu sắc đến cô Th.S Nguyễn Thị Linh Giang - Giáo viên khoa Môi trường – Trường
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện ý
tưởng, truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm, những lời chỉ dạy vô cùng
quý báu cho đồ án tốt nghiệp của em.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi trường - Trường Đại họcTài
Nguyên và Môi Trường Hà Nội, đã tận tâm truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý
báu, dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập và khuyến khích để em hoàn thành đồ
án này.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến anh chị nhân viên trong công ty môi Trường
đô thị Hà Nội – Chi Nhánh quận Ba Đình đã tạo điều kiện cho em xin tài liệu, thông
tin xác thực, và cho em phỏng vấn về công việc của mọi người giúp em hoàn thiện
được bài đồ án tốt nhất. Và em cũng xin chân thành cảm ơn người dân trong 4
phường: Kim Mã, Vĩnh Phúc, Liễu Giai, Cống vị đã tạo điều kiện cung cấp thông


tin cho em, giúp em hoàn thành tốt bài đồ án.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến anh Lê Hùng Sơn – Phó Phòng Ban quản
lí các dự án đo đạc và bản đồ Hà Nội – Cục đo đạc và bản đồ thành phố Việt Nam
đã tạo điều kiện cung cấp cho em những thông tin bản đồ liên quan đến bài đồ án
của em, giúp em hoàn thiện đồ án được tốt hơn.
Cuối cùng xin cảm ơn các bạn đã giúp đỡ, chia sẻ và động viên mình trong
học tập cũng như thực hiện đồ án này.
Do sự hạn chế về trình độ cũng như kinh nghiệm cùng nhiều nguyên nhân
khách quan khác, đồ án này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và sai
lầm. Kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy cô, sự góp ý của bạn bè để đề tài được
hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 18 tháng 2 năm 2016
Sinh viên
Phạm Thị Nhung


MỤC LỤC
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP..........................18
NGHIÊN CỨU......................................................................................................18
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP..........................18
NGHIÊN CỨU......................................................................................................18


DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP..........................18
NGHIÊN CỨU......................................................................................................18



LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Những năm qua khi hàng loạt các hiện tượng bất thường về môi trường như:
biến đổi khí hậu, thủng tầng Ozon, thiên tai động đất, sóng thần…xảy ra gây thiệt
hại nghiêm trọng đến nên kinh tế và tính mạng con người trên toàn thế giới thì con
người mới đi tìm hiểu nguyên nhân tại sao gây ra những tác động kinh hoàng đó.
Mà những nguyên nhân gây ra lại chủ yếu từ các hoạt động của con người: Chặt
phá rừng bừa bãi, xây dựng các khu công nghiệp lớn nhỏ trên toàn thế giới phục vụ
cho kinh tế phát triển, các chất thải ra môi trường ngày càng nhiều không thể kiểm
soát hết và không được xử lí làm sạch…Các nhà đầu tư kinh doanh chỉ đặt mục tiêu
phát triển kinh tế mà vấn đề môi trường không được quan tâm chặt chẽ và đưa ra
biện pháp xử lí các chất thải…
Bên cạnh những hoạt động về kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, hoạt động tàn
phá của những người thiếu nhận thức về môi trường thì hoạt động sinh hoạt hàng
ngày của con người cũng thải ra môi trường hàng tấn các chất thải .
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển về nền kinh tế, vấn đề môi
trường cũng ngày càng được quan tâm hơn. Cụ thể là Việt Nam có những bộ phận
cơ quan nhà nước từ trung ương đến địạ phương đảm nhận riêng nhiệm vụ về Bảo
vệ Môi Trường, đưa ra các bộ luật, nghị định, thông tư, tiêu chuẩn môi trường… để
có biện pháp quản lí và xử lí với các trường hợp vi phạm gây ô nhiễm môi trường
…Nhưng quản lí môi trường ở nước ta vẫn chưa triệt để và kém hiệu quả: Các chất
thải công nghiệp-nông nghiệp- sinh hoạt, thiếu nhận thức trong vấn đề bảo vệ môi
trường của người dân, hoạt động chặt phá rừng trái phép, đốt nương làm rẫy của
người dân….Đều là những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
tác động đến hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Một trong những vấn đề về chất thải đang ngày đêm thải ra môi trường mà
chúng ta vẫn chưa đưa ra được biện pháp quản lí và xử lí hiệu quả đó là Chất thải
rắn phát sinh từ hoạt động hàng ngày của người dân. Vấn đề đặt ra ở đây là chất thải

rắn sinh hoạt từ các khu đô thị, thành phố tập trung đông dân cư, công nghiệp - dịch
1


vụ phát triển của cả nước đang được quan tâm. Trong đó, Quận Ba Đình thành phố
Hà Nội với số lượng chất thải năm 2014 vừa qua là 77.568,8tấn/năm (theo báo cáo
công ty môi trường đô thị Hà Nội – chi nhanh Ba Đình ) cũng đang gặp bất cập bởi
công tác quản lí và xử lí chất thải rắn sinh hoạt nghiêm trọng. Và khối lượng chất
thải rắn sinh hoạt tại địa bàn vẫn sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo.
Hiện tại công tác quản lý ở Quận vẫn dựa trên giấy tờ là chủ yếu, đặc biệt lĩnh vực
quản lý chất thải rắn còn rất gặp nhiều vấn đề bất cập.
Để góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân cũng như các
bộ phận có liên quan tới môi trường khu vực, nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi
trường do chất thải rắn tại Quận Ba Đình, chúng ta phải có cách nhìn nhận và đánh
giá nghiêm túc vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực này trên cơ sở đó đưa ra các
giải pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường. Chính vì lý do này mà đề tài “Đánh
giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội” được thực hiện với mục tiêu
đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn tại quận Ba Đình trong những
năm gần đây đồng thời định hướng cho công tác quản lý sắp tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt và công tác thu gom, vận chuyển
quản lí rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra.
3. Nội dung nghiên cứu
 Điều tra tình hình chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội
- Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt

- Thành phần rác thải sinh hoạt
- Lượng phát sinh rác thải sinh hoạt
 Hiện Trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội
2


- Tìm hiểu về hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
Quận Ba Đình
- Về phương tiện thu gom, vận chuyển, nhân lực duy trì: Số lượng, chủng loại
phương tiện thu gom, số lượng nhân công thu gom vận chuyển
- Tình hình phân loại: phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt: tần suất, thời gian thu gom, các
điểm tập kết rác.
- Bản vẽ thể hiện các điểm tập trung rác thải sinh hoạt của 14 phường trong
quận và tuyến đường vận chuyển đến bãi tập kết rác thành phố.
- Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025.
 Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Quan điểm, nhận thức của nhà quản lý
- Nhận thức của người phụ trách thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt.
- Nhận thức của người dân.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn: về cơ chế chính
sách, nâng cao trình độ chuyên môn quản lý của cán bộ môi trường
- Giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom chất thải rắn sinh hoạt: về bố trí điểm
tập kết rác thải, công tác thu gom vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam.

3


1.1.1. Khái niệm chất thải rắn
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt
động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động
sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…). Trong đó quan trọng nhất là các loại
chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống của con người.
1.1.2. Các nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn
Nguồn phát sinh, nơi phát sinh và thành phần chất thải rắn được thể hiện trong bảng
1.1 sau:
Bảng 1.1: Các thành phần chất thải phát sinh từ những nguồn khác nhau.
Nguồn phát sinh
Nơi phát sinh
Thành phần CTR
Khu dân cư
Hộ gia đình, biệt thự, Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hoá
chung cư

(bằng giấy, gỗ, vải, da, cao su, PE,
PP, thiếc, nhôm, thủy tinh…), tro, đồ
dùng điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ
gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thủy
tinh…), chất thải độc hại như chất tẩy
rửa (bột giặt, chất tẩy trắng…), thuốc
diệt côn trùng, nước xịt phòng bám

Khu thương mại


trên rác thải.
Nhà kho, nhà hàng, chợ, Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy
khách sạn, nhà trọ, các tinh, kim loại, chất thải nguy hại.
trạm sửa chữa, bảo hành

Cơ quan, công sở

và dịch vụ.
Trường học, bệnh viện, Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy
văn phòng cơ quan chính tinh, kim loại, chất thải nguy hại

phủ.
Công trình xây Khu nhà xây dựng mới, Xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch
dựng

sửa chữa nâng cấp mở vỡ, bê tông, gỗ, ống dẫn.
rộng đường phố, cao ốc,

Dịch

vụ

san nền xây dựng.
công Hoạt động dọn rác vệ Giấy, nilon, vỏ bao gói, thực phẩm
4


cộng đô thị


sinh đường phố, công thừa, lá cây, cành cây, bùn cống rãnh.
viên, khu vui chơi, giải

Khu công nghiệp

trí, bùn cống rãnh.
Công nghiệp xây dựng, Chất thải do quá trình sản xuất công
chế tạo, công nghiệp nghiệp, phế liệu.
nặng, nhẹ, lọc dầu, hoá
chất, nhiệt điện.
(Nguồn: Báo cáo quản lí CTR trên địa bàn quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội 2014)

1.1.3. Phân loại chất thải rắn
 Theo vị trí hình thành: phân biệt chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên
đường phố, chợ….
 Theo thành phần hóa học và vật lý: phân biệt theo các thành phần hữu
cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại….
 Theo bản chất nguồn tạo thành:
Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ, thương mại. Gồm:
- Chất thải thực phẩm: các phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong khâu
chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn….
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu
vực sinh hoạt của dân cư.
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: vật chất còn lại trong quá
trình đốt củi, than, rơm rạ, lá cây… ở các gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí
nghiệp.
- Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi,

nilon, vỏ bao gói.

5


- Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nông
nghiệp như rơm, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón và hóa chất bảo vệ
thực vật.
Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm:
- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong
các nhà máy nhiệt điện;
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất;
- Các phế thải trong quá trình công nghệ;
- Bao bì đóng gói sản phẩm;
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do
các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình.
Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất
sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải
nhiễm khuẩn, lây lan… có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động vật và cây
cỏ.
Chất thải từ các nhà máy xử lý: chất thải rắn từ hệ thống xử lý nước cấp, nước
thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp.
Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại
tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Các nguồn phát sinh ra chất thải bệnh
viện bao gồm:
+ Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật.
+ Các loại kim tiêm, ống tiêm.
+ Các chi cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ.

+ Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân.
+ Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân,
arsen, xianua….
+ Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện.
6


Các chất thải nguy hại nông nghiệp: là các loại phân hóa học, các loại thuốc
bảo vệ thực vật.
1.1.4. Tốc độ phát sinh chất thải rắn tại Việt Nam
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát
triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên
7%/năm. Năm 2005, tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng
9 năm qua. Cuối năm 2005, dân số Việt Nam là 83.119.900 người tăng 5,48 triệu
người, trong đó tỉ lệ dân số thành thị 26,97%; tương ứng tỉ lệ dân số nông thôn là
73,03%. Đến năm 2010, dân số thành thị lên tới 30,4 triệu người, chiếm 33% dân số
và dự báo đến năm 2020 là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước.
Tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã
hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất
lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại
các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp.
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị
loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên
đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các
chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y
tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị
tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với
CTRSH đô thị.


7


1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh CTR
1.2.1. Ảnh hưởng của việc giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn
Có thể nói việc giảm chất thải tại nguồn là phương pháp hiệu quả nhất nhằm
làm giảm số lượng CTR, giảm chi phí phân loại và các tác động bất lợi do chúng
gây ra đối với môi trường.
Giảm thiểu chất thải tại nguồn phát sinh có thể thực hiện qua các bước như
thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm sao cho lượng chất thải ra chiếm một lượng
nhỏ nhất, thể tích vật liệu sử dụng ít nhất và thời gian sử dụng của sản phẩm dài
nhất. Việc giảm thiểu chất thải có thể xảy ra ở mọi nơi như các hộ gia đình, các khu
thương mại, các khu công nghiệp thông qua khuynh hướng tìm kiếm và mua những
sản phẩm hữu dụng và việc có thể tái sử dụng sản phẩm đó. Nhưng trên thực tế hiện
nay thì thiểu chất thải tại nguồn chưa được thực hiện một cách nghiêm ngặt và
đồng bộ nên không ưóc tính được ảnh hưởng của công tác thiểu chất thải tạ i nguồn
tới việc phát sinh chất thải. Tuy nhiên nó đã trở thành yếu tố quan trọng cần được
nhà nước và người dân quan tâm để giảm lượng chất thải trong tương lai.
1.2.2. Ảnh hưởng của các quy đinh pháp luật.
Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát sinh khối lượng CTR là sự ban
hành các luật lệ, quy định liên quan tới việc sử dụng các vật liệu và đổ bỏ phế thải...
ví dụ như quy định các loại vật liệu làm thùng chứa và bao bì, quy định về việc sử
dụng túi vải, túi giấy thay cho túi nilon… chính các quy định này khuyến khích việc
mua bán và sử dụng lại các loại chai, lọ chứa.
1.2.3. Ý thức người dân.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo
vệ môi trường.
1.2.4. Sự thay đổi theo mùa.
Vào các mùa lễ tết và giáng sinh, đây là mùa mà nhu cầu tiêu dùng của con
người gia tăng kéo theo lượng CTR ra môi trường cũng tăng theo.

Ngoài ra lượng CTRSH còn phụ thuộc vào thời tiết như mùa hè ở các nước ôn
đới CTR thực phẩm chứa nhiều rau và trái cây.

8


1.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường.
1.3.1. Ô nhiễm môi trường nước.
Theo Chi cục bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Hồ
Chí Minh), hiện mỗi ngày có trên 1.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ dân và
các cơ sở sản xuất bị xả xuống các dòng kênh, con sông trên địa bàn thành phố gây
ô nhiễm nguồn nước mặt.
CTR nặng lắng xuống đáy làm tắc đường lưu thông của nước, CTR nhỏ, nhẹ
lơ lửng làm đục nguồn nước. CTR có kích thước lớn như giấy vụn, túi nilông nổi
lên trên mặt nước làm giảm bề mặt trao đổi oxi giữa nước và không khí. Chất hữu
cơ trong nước bị phân hủy nhanh tạo các sản phẩm trung gian và các sản phẩm phân
hủy bốc mùi hôi thối.
1.3.2. Ô nhiễm môi trường đất.
Nước rò rỉ từ các bãi CTR mang nhiều chất ô nhiễm và độc hại khi không
được kiểm soát xâm nhập khe đất gây hại cho hệ sinh vật trong đất và cản trở sự
tuần hoàn vật chất trong đất gây ô nhiễm đất. Thành phần các kim loại nặng, vi
khuẩn, plastic trong nước CTR gây độc cho cây trồng và động vật đất.
1.3.3. Ô nhiễm môi trường không khí.
Bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển CTR gây ô
nhiễm không khí. CTR có thành phần sinh học dễ phân hủy cùng với điều kiện khí
hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn chúng bị phân huỷ hiếu
khí và kị khí sinh ra các chất độc hại và có mùi hôi khó chịu như CO 2, CO, H2S,
CH4, NH3… ngay từ khâu thu gom đến bãi chôn lấp. Khí Mêtan có thể gây cháy nổ
nên CTR cũng là nguồn phát sinh chất thải thứ cấp nguy hại.
1.3.4. Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người.

Phá hủy cảnh quan môi trường: CTR không được thu gom nằm tại các con
hẻm, khu phố… gây nên những hình ảnh không đẹp cho các đô thị, đặc biệt là các
đô thị du lịch. Bên cạnh đó, các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh gây rò rỉ và phát tán
mùi hôi tạo nên hình ảnh không tốt về cảnh quan đô thị.

9


Gây hại cho sinh vật và con người: trong chất thải rắn sinh hoạt có chứa khá
nhiều vi khuẩn, nấm… nếu phát tán trong không khí, nguồn nước sẽ ảnh hướng đến
sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn hay hô hấp.
Tóm lại: Chất thải rắn là nguồn ô nhiễm toàn diện đến môi trường sống: nước,
đất, không khí. Các chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng... trong chất thải sẽ
thấm vào đất, nước làm nguồn nước mặt, nước ngầm đều bị nhiễm độc, không dùng
được.
1.4. Các phương pháp xử lý CTR hiện nay
1.4.1. Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hydromex
Đây là một công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Hoa Kỳ (2/1996),
công nghệ này nhằm xử lý chất thải rắn đô thị kể cả rác độc hại thành các sản phẩm
phục vụ xây dựng, làm vật liệu, ….
Bản chất của công nghệ là nghiền nhỏ CTR sau đó hoà polyme và sử dụng
áp lực lớn nén, ép, định hình các sản phẩm. CTR sau khi được thu gom (CTR hỗn
hợp, kể cả CTR cồng kềnh) chuyển về nhà máy, chất thải rắn không cần phân loại
được đưa vào cắt, nghiền nhỏ sau nó chuyển tới thiết bị trộn băng tải. Chất thải lỏng
được pha trộn trong bồn phản ứng, các chất trung hoà và khử độc xảy ra trong bồn.
Sau đó, chất thải lỏng từ bồn phản ứng được bơm vào các thiết bị trộn; chất thải kết
dính với nhau sau khi thành phần polymer được cho thêm vào. Sản phẩm ở dạng bột
được chuyển đến nhà máy ép khuôn và cho ra sản phẩm mới, công nghệ này an toàn
về mặt môi trường và không độc hại.
Ưu điểm:

+ Công nghệ đơn giản, chi phí không lớn.
+ Xử lý được CTR và lỏng; CTR sau xử lý bán thành phẩm.
+ Tăng cường khả năng tái chế, tận dụng chất thải, tiết kiệm diện tích làm bãi
chôn lấp.
1.4.2. Phương pháp đốt
Đốt CTR là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại chất thải
nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là quá trình sử dụng nhiệt

10


để chuyển đổi chất thải từ dạng rắn sang dạng khí, lỏng và tro… đồng thời giải
phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. Hay nói cách khác đốt CTR là giai đoạn oxy
hoá nhiệt đô cao với sự có mặt của oxy trong không khí trong đó có CTR độc hại
được chuyển hoá thành khí và CTR không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc
không được làm sạch thoát ra ngoài không khí, CTR còn lại thì được mang đi chôn
lấp.
Ưu điểm:
+ Xử lý triệt để các chất độc hại của chất thải đô thị.
+ Thu hồi năng lượng nhiệt để tái sử dụng vào mục đích quan trọng.
+ Hiệu quả xử lý cao đối với loại chất hữu cơ có vi trùng lây nhiễm như chất
thải y tế cũng như chất thải nguy hại khác.
Nhược điểm:
+ Vốn đầu tư ban đầu cao hơn rất nhiều so với các phương pháp xử lý khác
và việc thiết kế lò đốt phức tạp đòi hỏi năng lực kỹ thuật cao.
+ Đối với chất thải có hàm lượng ẩm cao, hay các thành phần không cháy
cao thì việc đốt rác không thuận lợi
1.4.3. Phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học với sự tham gia của các vi sinh vật, xử lý bằng phương
pháp này thực chất là một công nghệ khép kín. Chất thải rắn sinh hoạt sau khi thu

gom sẽ được băng tải để phân loại. Chất thải rắn hữu cơ được tách riêng sau đó
được nghiền nhỏ rồi đem ủ. Trong khoảng 10 – 12 ngày sẽ diễn ra quá trình lên men
sinh học kỵ khí và hiếu khí.
Quá trình phân hủy sinh học sẽ sinh ra các loại khí sinh học trong đó có khí
metan. Ở những quy trình lâu năm khí metan có thể lên tới 60 - 65%. Còn tại quá
trình lên men hiếu khí CTR hữu cơ sẽ được chuyển hóa thành phân vi sinh. Kết quả
cho thấy khi tiến hành xử lý CTR tại một số nhà máy ở Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh cho thấy mỗi tấn CTR thải hữu cơ sau khi xử lý sẽ thu được khoảng 300
kg phân và vi sinh và 5m3 khí sinh học. Những sản phẩm này sẽ được thu hồi và sử
dụng trong sản xuất.
11


Có thể nói xử lý bằng công nghệ sinh học đã đem lại hiệu quả kinh tế hết sức
thuyết phục nó có rất nhiều ưu điểm vượt trội như:
+ Tuy so vốn đầu tư ban đầu cao hơn 2 – 3 lần bãi chôn lấp nhưng tính tổng
thể lượng thời gian sử dụng thì rẻ hơn các bãi chôn lấp rất nhiều. Nhà máy chỉ cần
20% diện tích bãi chôn lấp nên tiết kiệm được 80% đất đai;
+ Sản xuất được lượng phân bón và nhiệt đáng kể để phục vụ đời sống. Qua
phân tích thành phần chất thải rắn sinh hoạt cho thấy thành phần CTR hữu cơ của
thành phố chúng ta chiếm khoảng 55 – 60% là tỷ lệ rất cao và thích hợp với
phương pháp này. Theo các nhà chuyên môn thì tiềm năng CTR để chế biến phân vi
sinh và khí sinh học của chúng ta là rất lớn. Với tốc độ dân số tăng nhanh như hiện
nay thì dự kiến năm 2020 lượng CTR mà thành phố thải ra là 1.952.354 tấn/năm.
Lượng CTR này sẽ cho khoảng 3.619.600 m 3 khí sinh học mà mỗi m3 khí sẽ cho
khoảng 1.27kWh điện và 5.600 kcal nhiệt trị.
1.4.4. Phương pháp chôn lấp
Chôn lấp là phương pháp cổ điển nhất, kinh tế nhất và có thể chấp nhận được
về mặt môi trường. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu lượng chất thải,
tái sinh, tái sử dụng và cả kỹ thuật chuyển hoá chất thải, việc thải bỏ phần chất thải

còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu trong chiến lược quản lý tổng hợp CTR.
Ưu điểm:
+ Phù hợp với vùng có diện tích đất rộng.
+ Xử lý được tất cả các loại CTR kể cả CTR mà các phương pháp khác
không thể xử lý triệt để hoặc không xử lý được.
+ Sau khi đóng cửa BCL có có thể sử dụng với mục đích khác nhau như: bãi
giữ xe, sân chơi, công viên. Vốn đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động BCL thấp hơn so
với các phương pháp khác.
+ Thu hồi năng lượng từ khí gas.
Nhược điểm:
+ Tốn rất nhiều diện tích đất, nhất là nơi tài nguyên đất còn khan hiếm.
+ Khó khăn trong việc kiểm soát lượng khí thải và nước rỉ rác.

12


+ Có nguy cơ gây cháy nổ nguy hiểm do phát sinh khí CH4, H2S; + Phải quan
trắc chất lượng môi trường sau khi đóng cửa.
1.4.5. Phương pháp nhiệt phân
So với phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt, phương pháp nhiệt phân
với nhiệt độ thấp tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn như: cho ra sản phẩm chính là than
tổng hợp có hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể dung làm nhiên liệu cho nhà máy
nhiệt điện, quy trình xử lý đơn giản, vì xử lý trong nhiệt độ thấp (khoảng 50 oC) nên
tránh được các nguy cơ phản ứng sinh ra chất độc hại và hiệu quả xử lý cao.
1.5. Cơ sở pháp lý
+ Luật bảo vệ môi trường 2014.
+ Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
+ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, ngày 24/4/2015 quy định về quản lý chất
thải và phế liệu.

+ Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ quy định
về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (CTR).
+ Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng chính phủ về
phê duyệt chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 do Thủ
tướng chính phủ ban hành.
1.6. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.6.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
Quận Ba Đình là một trong những quận trung tâm của thành phố Hà Nội.
Quận có 14 phường trực thuộc với dân số 225.282 người (theo thống kê năm 2011),
diện tích 915,22 km2.
- Vị trí địa lý của quận được xác định như sau:
+ Từ 21001’02” đến 21003’01” vĩ độ Bắc.
+ Từ 105047’48” đến 105050’47” kinh độ Đông.
- Quận có địa giới hành chính tiếp giáp với các đơn vị hành chính sau :
- Phía Bắc giáp quận Tây Hồ.
- Phía Nam giáp quận Đống Đa.

13


- Phía Đông giáp sông Hồng.
- Phía Đông Nam giáp quận Hoàn Kiếm.
- Phía Tây giáp quận Cầu Giấy.
1.6.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a. Đặc điểm địa hình
Địa hình quận Ba Đình tương đối bằng phẳng, độ cao từ 8m đến 10m so với
mực nước biển. Là quận trung tâm thành phố Hà Nội, trung tâm kinh tế, chính trị và
văn hóa lớn vì vậy mật độ xây dựng các công trình kiến trúc kiên cố đan xen với các
công trình dân dụng khá dày đặc nên công tác đo vẽ chỉnh lý ngoại nghiệp khá khó
khăn vất vả.

b. Đặc điểm khí hậu
Quận Ba Đình có đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của vùng đồng
bằng sông Hồng nên có 2 mùa, mùa nóng và mùa lạnh.
Mùa nóng từ tháng 6 đến tháng 8, với đặc điểm là nóng ẩm mưa nhiều, gió
thịnh hành chủ yếu là hướng Đông Nam. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 và thường
kết thúc vào tháng 2 năm sau, với đặc điểm là lạnh và khô, ít mưa; hướng gió thịnh
hành là Đông Bắc.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 200C, tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là
tháng 6, tháng 8; tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1; số giờ nắng
trong năm trung bình 1.640 giờ với khoảng 220 ngày có nắng; lượng bức xạ trung
bình 4.270 kcal/m2.
Lượng mưa trung bình năm từ 1.700mm - 2.000mm, tháng có lượng mưa
trung bình cao nhất trong năm là tháng 8 với lượng mưa 354mm, tháng có lượng
mưa trung bình thấp nhất trong năm là tháng 1 với lượng mưa 0,4mm; tổng số ngày
mưa khoảng 143 ngày.
Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm khoảng 85%, lượng bốc hơi
trung bình 938 mm/năm.
c. Đặc điểm thủy văn
Quận Ba Đình có một số hồ lớn như hồ Trúc Bạch, hồ Ngọc Khánh.

14


Quận Ba Đình có hai con sông chảy trên địa bàn là sông Hồng và sông Tô
Lịch.
Ngoài ra trong quận còn có các đầm, hồ nhỏ và hệ thống cống ngầm phục vụ tiêu
thoát nước sinh hoạt và tiêu nước khi mưa.
d. Giao thông
Quận Ba Đình nằm ở trung tâm thành phố, giao thông đi lại thuận lợi. Ba Đình
có một số tuyến đường chính như đường Giảng Võ, Liễu Giai, Đội Cấn, Kim Mã,

Đường Bưởi, Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng,Quán Thánh, Thanh Niên.
Các tuyến giao thông được tổ chức thành mạng ô bàn cờ được phát triển tốt,
đảm bảo thuận lợi cho giao thông cũng như thi công công trình.
1.6.3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
a. Đặc điểm dân cư
Dân số trong quận chủ yếu là người Kinh, phân bố khá tập trung theo khu phố
đô thị, mật độ nhà cửa dày đặc. Quận Ba Đình có diện tích 915,22ha; dân số
225.282 người (theo thống kê năm 2011). Về dân cư, trên địa bàn quận Ba Đình có
sự phân bố không đồng đều. Một số phường có mật độ dân số cao và rất cao, chính
quyền các cấp đang có kế hoạch khuyến khích dãn dân cư tại các khu vực này để
đảm bảo môi trường an sinh chung cho xã hội. Trong khi một số phường nằm khu
vực có các công trình văn hóa, quân sự lại có mật độ dân số không đông như
Phường Điện Biên, Quán Thánh.
Tính chung quận Ba Đình có mật độ dân số khoảng 24.360 người /km2.
b. Đặc điểm phát triển kinh tế
Với vị thế đã được khẳng định là quận trung tâm của thành phố Hà Nội chính
quyền và nhân dân quận Ba Đình đã và đang xây dựng quận ngày một phát triển
trên cơ sở kế thừa phát huy ưu thế thế mạnh riêng của quận.
Song song với việc phát triển kinh tế xã hội, quận còn tập trung phát triển đô
thị đối với quản lý và xây dựng nếp sống văn hóa, kỷ cương, giữ gìn đô thị sáng xanh - sạch - đẹp, xứng đáng với vị trí trung tâm hành chính - chính trị Quốc gia.
Nhờ định hướng đúng đắn, trong mấy năm vừa qua, bộ mặt đô thị của Ba Đình

15


được cải thiện nhiều hơn. Trong công tác GPMB năm 2001 đã hoàn thành GPMB tổ
hợp nút giao thông Voi Phục - Cầu Giấy, năm 2002 hoàn thành GPMB cho dự án
Trung tâm sản xuất chương trình và trường quay ngoài trời (Đài truyền hình Việt
Nam), năm 2003 hoàn thành GPMB các dự án Cung thể thao tổng hợp Quần Ngựa
để kịp thời phục vụ Seagames 22, đường Đào Tấn; đường Đội Cấn - Hoàng Hoa

Thám, đường Giang Văn Minh - Đội Cấn. . . Các dự án Trung tâm viễn thông quốc
gia, Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình mới.
Các phường trên địa bàn quận đã đầu tư xây toàn bộ các hệ thống điện,
đường, trường, trạm và các công trình phúc lợi khác. Mỗi phường đều có trạm y tế,
trường tiểu học, trường trung học cơ sở xây dựng kiên cố. Đời sống vật chất, tinh
thần của người dân ngày càng được nâng cao.
c. Đặc điểm Y tế
Quận Ba Đình từng bước hoàn thiện mạng lưới y tế theo qui định với 6 bệnh
viện trong đó phải kể đến bệnh viện trung ương của nhà nước như bênh viện đa
khoa Xanh-pôn, bệnh viện lao phổi, bệnh viện 354, bệnh viện Hòe Nhai …. Bên
cạnh đó, Quận đã tập trung thực hiện các chương trình quốc gia về tiêm mở rộng,
chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, quản lý các bệnh xã hội,
công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS, tăng cường vận động
hiến máu nhân đạo.
d. Đặc điểm Văn hóa – Giáo dục– Thể thao
Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, nhiều hoạt động đạt chất lượng cao, Ba Đình
là quận đầu tiên trong cả nước . Đến nay 75 trường học bao gồm mầm non công lập
tư thục, các cấp tiểu học đến trung học phổ thông, đại học cao đẳng với đội ngũ cán
bộ giáo viên đều đạt và vượt chuẩn (theo thông kê 2011). Công tác xã hội hóa giáo
dục được thực hiện tốt từ cơ sở với những mô hình trường bán công, dân lập, tư
thục.
Hoạt động VHTT-TDTT sôi động hiệu quả và làm tốt chức năng tuyên
truyền cổ động, phục vụ những ngày lễ lớn. Nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động
toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Với cuộc vận động "Đền ơn đáp

16


nghĩa" trong những năm qua, quận đã xây dựng 12 nhà bia tưởng niệm liệt sĩ, xây
dựng gần 150 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa cải tạo hàng trăm nhà cho các gia đình

chính sách, phụng dưỡng 06 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng quỹ "Đền ơn đáp
nghĩa" hàng tỷ đồng.
Song song với việc phát triển kinh tế xã hội, quận còn tập trung phát triển đô
thị đối với quản lý và xây dựng nếp sống văn hóa, kỷ cương, giữ gìn đô thị sáng xanh - sạch - đẹp, xứng đáng với vị trí trung tâm hành chính - chính trị Quốc gia.
Nhờ định hướng đúng đắn, trong mấy năm vừa qua, bộ mặt đô thị của Ba Đình
được cải thiện nhiều hơn.

17


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối trượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu
Hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: 25/12/2015 – 19/02/2016.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội với khu dân cư, trường học , chợ ,
cơ sở kinh doanh nhỏ, quán ăn, khách sạn…. đảm bảo cho mục đích nghiên cứu của
đề tài. Vì thời gian có hạn nên sinh viên tập trung nghiên cứu ở 4 phường là: Vĩnh
Phúc, Cống Vị, Liễu Giai, Kim Mã trong địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Quá trình thực hiện dựa trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp để làm rõ
các vấn đề cần quan tâm.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Tài liệu, số liệu kế thừa từ Phòng tài nguyên môi trường Quận Ba Đình thành
phố Hà Nội, báo cáo công ty môi trường đô thị Hà Nội – chi nhánh Ba Đình.
2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát:
 Điều tra khảo sát thực tế về hiện trạng công tác thu gom xử lý chất thải

rắn sinh hoạt:
Hiện trạng thu gom sơ cấp, thứ cấp (thu gom bằng phương tiện gì, số lượng
phương tiện, tuyến thu gom, điểm hẹn tập kết rác..)
Hiện trạng xử lý (phương pháp xử lý hiện hành, những bất cập, khó khăn
trong
xử lý)
 Điều tra, khảo sát bằng phiếu điều tra:
Sử dụng phiếu tham vấn cộng đồng để khảo sát nhận thức, đánh giá về công
tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình và các cán bộ môi trường
(cán bộ quản lý; công nhân thu gom, thu phí vệ sinh) tại khu vực nghiên cứu. Dự
kiến 60 phiếu (15 phiếu/phường) với 2 mẫu phiếu điều tra cho 2 nhóm đối tượng cụ
18


thể là nhân viên đơn vị thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt và cộng đồng người
dân.
 Phương pháp điều tra xác định hệ số phát sinh và thành phần chất thải
rắn sinh hoạt:
- Xác định hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt: Mỗi phường nghiên cứu lựa
chọn ngẫu nhiên 08 hộ, tiến hành phát túi cho các hộ đựng rác và đến cân vào giờ
đó ngày hôm sau. Sử dụng cân để xác định khối lượng rác bằng phương pháp khối
lượng. Ghi lại trọng lượng rác và số nhân khẩu của từng hộ và tính hệ số phát sinh
rác thải.
Hệ số phát sinh rác = (Tổng trọng lượng rác của các hộ)/(Tổng số nhân
khẩu của các hộ đó)
- Xác định thành phần rác thải sinh hoạt: Các mẫu rác thải lấy từ các hộ đã
lựa chọn tại 4 phường: Kim Mã, Liễu Giai, Cống Vị, Vĩnh Phúc sau khi được cân
đề xác định tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thì sẽ đem thu gom lại một chỗ
riêng.
Tại mỗi điểm tập trung chất thải ấy, tiến hành trộn đều thành đống hình côn

nhiều lần. Chia hình côn đã trộn đều làm 4 phần bằng nhau. Lấy 2 phần chéo nhau
và tiếp tục trộn thành đống hình côn mới. Tiếp tục thực hiện các thao tác trên cho
đến khi đống rác còn lại khoảng 10 kg là tổng lượng chất thải lấy mẫu thì tiến hành
phân loại thủ công thành các loại: Chất hữu cơ; Giấy, bìa các loại; Nhựa, túi nilon;
Thủy tinh; Kim loại; Khác. Sau đó, sử dụng cân xác định và ghi lại trọng lượng của
từng loại và tính tỷ lệ % thành phần từng loại.
Tại mỗi phường tiến hành lấy rác và phân loại rác vào 3 ngày: thứ 2, thứ 5, thứ
7 trong vòng 1 tuần.
Thành phần %
Trọng lượng chất thải hữu cơ × 100%
=
chất hữu cơ
Tổng lượng chất thải lấy mẫu
(Thành phần khác của chất thải rắn sinh hoạt cũng tính tương tự như chất hữu cơ)
2.2.4. Phương pháp dự báo
19


Dự báo về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của quận Ba Đình, thành phố Hà
Nội đến năm 2025.
a, Dự báo dân số phát sinh đến năm 2025
Để dự đoán dân số Quận Ba Đình đến 2025 có thể dùng phương trình Euler
Ni +1 = N0 * (1 + k)Δt

cải tiến:
Trong đó:

- Ni+1 : dân số của năm tính toán thứ i+1 (người).
- No : Dân số của Quận Ba Đình là 225.282 người (theo thống kê năm 2011,
Báo cáo dân số hàng năm quận Ba Đình)

- Δt : độ chênh lệch giữa các năm, thường Δt = 1.
-k

: tỷ lệ gia tăng dân số, k = 2% = 0,02.( theo báo cáo dân số hàng năm

tại Quận Ba Đình)
b, Dự báo khối lượng phát sinh CTRSH theo dân số trên địa bàn quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội đến năm 2025
- Để dự đoán khối lượng CTRSH tại Quận Ba Đình đến năm 2025, có thể
dùng công thức:

N = ( r * N0)/1000

Trong đó:
-N

: Khối lượng CTR (tấn/ngày)

-r

: tốc độ phát sinh CTR của Quận Ba Đình

- No

: Dân số của năm tính toán (người)

2.2.5. Phương pháp thống kê và xử lý thông tin
Toàn bộ các số liệu được thực hiện trên các bảng biểu và đồ thị. Số liệu được
quản lý và phân tích với phần mềm Microsoft Excel và phần mềm soạn thảo văn
bản Microsoft Word.


20


×