Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN HƯỚNG dẫn học SINH đọc – HIỂU văn bản NGHỊ LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
  
Mã số:..................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC – HIỂU VĂN
BẢN NGHỊ LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN LỚP 12

Người thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Phương
Lónh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục :

Phương pháp dạy học bộ môn :

Phương pháp giáo dục :

Lónh vực khác :


Có đính kèm:
 Mô hình

 Phần mềm

 Phim ảnh

 Hiện vật khác


1


Năm học 2011 – 2012

SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Họ và tên : Nguyễn Thị Thanh Phương
Ngày tháng năm sinh : 07 – 02 – 1967.
Nam , nữ : Nữ.
Đòa chỉ : C2/16 Kp 6 P. Tam Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai
Điện thoại : 0613814259
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vò công tác : Trường THPT chun Lương Thế Vinh

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
− Học vò cao nhất : Đại học .
− Năm nhận bằng : 1988.
− Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
− Lónh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy.
− Số năm có kinh nghiệm : 23 năm

− Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây :
• Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm bài nghị luận xã hội
• Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh chun tìm hiểu về tác giả văn
học.
• Kinh ngiệm hướng dẫn học sinh chun Văn tìm hiểu về Thơ mới.
• Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản nghị luận trong
trường trung học phổ thơng.

A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2


Đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, ngành giáo
dục đã từng bước tiến hành cải cách giáo dục, đổi mới nội dung, phương
pháp giảng dạy ở các cấp học phù hợp với mục tiêu giáo dục, đào tạo.
Trong xu hướng chung ấy, tại hội nghị chuyên đề môn Ngữ văn được tổ
chức hàng năm, chúng ta đã trao đổi, bàn luận, rút kinh nghiệm về đổi mới
phương pháp dạy học, nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Một
trong những vấn đề gây khó khăn không nhỏ cho thầy và trò của chương
trình Ngữ văn ở trường phổ thông là tiếp nhận các văn bản nghị luận văn
học. Do đặc trưng của kiểu văn bản này khác với các văn bản hình tượng
nên học sinh khi tiếp cận, đọc – hiểu văn bản còn lúng túng. Trong bài viết
này, chúng tôi xin nêu ra một số ý kiến cùng trao đổi với quý đồng nghiệp
về vấn đề hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản nghị luận trong chương
trình Ngữ văn lớp 12.
B. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Thực tế giảng dạy và học tập văn bản nghị luận có một số thuận lợi và khó
khăn như sau:
I. Thuận lợi
 Những áng văn nghị luận đặc sắc, có giá trị được chọn lọc đưa vào giảng

dạy trong chương trình Ngữ Văn 12 đem lại hứng thú cho giáo viên và học
sinh, có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao nhận thức thực tiễn, giúp học
sinh có thêm kiến thức, kinh nghiệm viết bài văn nghị luận. Cụ thể trong
chương trình là:
o Tuyên ngôn Độc lập ( Hồ Chí Minh)
o Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc ( Phạm
Văn Đồng )
o Mấy ý nghĩ về thơ ( Nguyễn Đình Thi )
o Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS ( Cophi – Annan )
o Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại ( nguyễn Khắc Viện )
o Nhìn về vốn văn hóa dân tộc ( Trần Đình Hượu )
o Tư duy hệ thống – nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy ( Phan
Đình Diệu )
 Học sinh có ý thức học tập, tích cực tìm hiểu bài học, tìm tài liệu, soạn bài.
 Kiến thức cơ bản về văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn đã
được đưa vào giảng dạy từng bước, khá đầy đủ, có hệ thống chương
trình Ngữ văn THCS và tiếp được ôn luyện nâng cao qua chương trình
Ngữ văn lớp 10 và lớp 11. Học sinh đã nắm được đặc trưng cơ bản của văn
3


bản nghị luận , biết cách tóm tắt văn bản nghị luận, tìm hiểu hệ thống lập
luận trong văn bản...
 Nhà trường có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tốt (thư viện, máy tính,
máy chiếu, nối mạng internet, phòng học, sách giáo khoa, sách giáo viên)
II. Khó khăn
 Tiếp nhận văn bản nghị luận đòi hỏi ta không chỉ có khả năng tư duy lo
gich mà cả khả năng tư duy trừu tượng. Vì vậy đọc – hiểu văn bản nghị
luận quả là khó khăn và đầy thách thức đối với cả giáo viên lẫn học sinh.
Về phía học sinh, các em chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá

tác phẩm, trong khi một số văn bản nghị luận trong SGK Ngữ văn 12 chỉ là
đoạn trích mà muốn đọc – hiểu hiệu quả buộc phải đặt trong hệ thống
toàn văn bản.
 Chương trình Ngữ văn lớp 12 có khá nhiều văn bản nghị luận đặc sắc, quan
trọng, trong đó có văn bản dài và khó, vấn đề đặt ra trong văn bản mang
tính chất khoa học chuyên sâu nên giáo viên còn lúng túng, học sinh còn
bỡ ngỡ mà thời lượng tìm hiểu trên lớp không nhiều.
C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lí luận
 Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội
khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục
tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là : “Xây dựng
nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông
mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu
cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ
giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”
 Mặt khác “đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục
tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học
quy định trong luật giáo dục; khắc phục những mặt hạn chế của chương
trình, sách giáo khoa; tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng
lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những
thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu
của học sinh. Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương
trình giáo dục”
 Khi xây dựng chương trình Ngữ văn 12, Bộ đã thiết kế các tiết học văn bản
nghị luận và chọn đưa các bài nghị luận đặc sắc có ý nghĩa giáo dục quan
trọng, tác động tích cực đối với học sinh về tư tưởng, khả năng tư duy và
biểu đạt. Ngoài ra còn có các tiết học Làm văn giúp giáo viên tích hợp kiến
4



thức về văn bản nghị luận cho học sinh. Vấn đề là cần có phương pháp
đọc – hiểu phù hợp khắc phục được những khó khăn, hạn chế trước mắt
để tiết học đạt hiệu quả giáo dục cao. Trên cơ sở đó, chúng tôi xin đưa ra
một số ý kiến để chúng ta cùng bàn bạc, trao đổi tìm ra phương hướng
giải quyết vấn đề.
II. Nội dung, biện pháp thực hiện
1. Chuẩn bị:
1.1 Giáo viên:
Xây dựng dự án cho tiết học đọc – hiểu các văn bản nghị luận này, bao
gồm các bước như sau:
 Yêu cầu học sinh soạn văn, chuẩn bị bài trước:
• Hệ thống lại kiến thức cơ bản về văn bản nghị luận mà các em đã
có từ trước.
• GV ( giáo viên ) thiết kế Phiếu học tập theo hệ thống các câu hỏi
để học sinh điền vào chuẩn bị tư liệu tham gia hoạt động học tập,
khắc phục được hạn chế về thời gian lên lớp (cần được kết hợp
với các tài liệu học tập và phương tiện dạy học khác như SGK,
tranh ảnh, những tài liệu tham khảo cần thiết khác,…) Vấn đề trên
Phiếu học tập nên chia nhỏ, sắp xếp từ dễ đến khó để tất cả HS
trong lớp học với năng lực học khác nhau đều có thể tham gia.
Mỗi học sinh tìm hiểu văn bản trước: tóm tắt nội dung văn bản,
nắm bắt hệ thống luận điểm, luận cứ của văn bản, cách lập luận
của tác giả và điền vào Phiếu của mình.
• Phân công nhóm HS: tìm hiểu các yếu tố ngoài văn bản như tác
giả, hoàn cảnh ra đời của văn bản nghị luận, các tư liệu về đời sống
xã hội liên quan đến nội dung trong văn bản...
 Xây dựng giáo án lên lớp, chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ cần thiết cho mỗi
tiết học như hình ảnh, âm thanh, phim tư liệu... nhằm tạo hứng thú cho

hoạt động học tập.
1.2 Học sinh:
 Mỗi học sinh tìm hiểu văn bản nghị luận và điền câu trả lời vào Phiếu học tập
đã được GV chuẩn bị , phát cho các em từ trước ( thông thường từ đầu học
kì hoặc có thể từ tuần trước của chương trình )
 Trưởng nhóm họp nhóm, xây dựng kế hoạch cụ thể của nhóm: phân công
các thành viên tìm tư liệu, thảo luận, trình bày riêng của nhóm (chuẩn bị
phim hoặc tranh ảnh minh họa, photo nhiều bản hoặc soạn để trình chiếu)
 Các nhóm hoàn thành công việc được giao theo đúng thời gian quy định,
giáo viên xem qua phần chuẩn bị của các nhóm và góp ý
2. Tiến trình thực hiện:
5


 Giáo viên lên kế hoạch thực hiện và thông báo cụ thể để các nhóm chuẩn
bị tư liệu, giao công việc và những câu hỏi định hướng cho từng cá nhân
hoặc từng nhóm.
Giáo viên thiết kế tiết dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo
dục. Tiến hành các hoạt động học tập đọc – hiểu văn bản nghị luận ( thời
lượng theo phân phối chương trình, thực hiện các hoạt động học tập đã
chuẩn bị trong giáo án )
Ví dụ: Xây dựng Giáo án đọc - hiểu văn bản Tuyên ngôn Độc lập của
Hồ Chí Minh
A. Mức độ cần đạt:.
• Nắm được những nét khái quát nhất về sự nghiệp văn học của Hồ Chí
Minh;
• Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của Tuyên ngôn Độc lập
cũng như vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả.
B. Trọng tâm kiến thức kĩ năng:
1. Kiến thức:

• Tác giả: Khái quát về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật
của Hồ Chí Minh
• Tác phẩm: Gồm ba phần:
+ Phần một: Nguyên lí chung;
+Phần hai: Vạch trần những tội ác của thực dân Pháp;
+ Phần ba: Tuyên bố về quyền tự do, độc lập và quyết tâm giữ vững
nền độc lập, tự do của toàn thể dân tộc.
2. Kĩ năng:
• Vận dụng kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật
của Hồ Chí Minh để phân tích thơ văn của Người.
• Đọc – hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại.
C. Tiến trình tổ chức dạy – học:
1) Ổn định lớp.
2) Kiểm tra bài cũ.
• Kiểm tra bài soạn về nhà của học sinh.
• Trình bày những đặc điểm chung của văn học Việt Nam từ sau CMTT 1975 đến
hết thế kỉ XX
3) Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: hướng dẫn HS tìm
hiểu chung về tác giả, tác phẩm
( Sử dụng Phiếu học tập số 1)

Nội dung cần đạt
I.

Tìm hiểu chung:
a) Hoàn cảnh ra đời:
• Ngày 19/8/1945 nhân dân ta giành chính quyền
6



GV tạo tâm thế, hứng thú học tập
cho HS bằng việc chiếu đoạn băng
Bác đọc Tuyên ngôn tại quảng
trường Ba Đình, đọc thơ Tố
Hữu ...
Thao tác 1: Nêu những nét chính về
hoàn cảnh sáng tác .
Thao tác 2: Tìm hiểu mục đích, đối
tượng của TNĐL

Thao tác 3: Đặc điểm thể loại, bố
cục của tác phẩm.





b)



c)





ở thủ đô .

Ngày 25/8/1945 Bác Hồ từ chiến khu VB về tới
HN. Ngày 26/8/1945 tại nhà số 48 phố Hàng
Ngang HN Người soạn thảo bản TNĐL. Ngày
2/9/1945 Người đọc bản TNĐL ở Quảng
trường Ba Đình HN trước 50 vạn dân thủ đô
và các vùng lân cận khai sinh ra nước VN mới.
Cùng lúc này nhiều lực lượng thù địch đã và
đang âm mưu xâm lược nước ta, đặc biệt là
thực dân Pháp đang tìm mọi cách để quay trở
lại Đông Dương...
Đối tượng và mục đích viết:
Đối tượng : Nhân dân ta ( Hỡi đồng bào cả
nước!) và thế giới đặc biệt là Anh Pháp Mĩ.
Mục đích : Tuyên bố nền độc lập của nước ta.
Tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của
Thực dân Pháp.
Bố cục : 3 đoạn ( 3 luận điểm)
Đoạn 1: ( Từ đầu đến không ai chối cãi được)
Nêu nguyên lí chung của bản TNĐL.
Đoạn 2: (Tiếp theo đến ...phải được độc lập):
Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định
thực tế lịch sử là nhân dân ta đã kiên trì đấu
tranh giành chính quyền, lập nên nước Vn Dân
Chủ Cộng hoà.
Đoạn 3: (Còn lại )
Lời tuyên ngôn và tuyên bố về ý chí bảo vệ nền
độc lập tự do của dân tộc VN.

II. Đọc – hiểu văn bản:
Hoạt động 2: hướng dẫn HS tìm

Đoạn 1: Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn
hiểu văn bản
a) Câu mở đầu: Hỡi đồng bào cả nước
Thao tác 1: Đọc và nhận xét giọng
• Một câu văn ngắn gọn, giọng văn tha thiết
điệu, diễn biến cảm xúc.
giàu ý nghĩa.
Thao tác 2:
• Xác định đối tượng trực tiếp mà bản TN
Gv yêu cầu hs đọc đoạn văn và giao
hướng tới là quốc dân đồng bào.
việc cho các nhóm:
• Tạo được tâm thế giao tiếp gần gũi, cởi mở
• Nhóm 1: Nhận xét về cách
giữa người nói và người nghe ( lãnh tụ và toàn
lập luận
thể nhân dân – qua cách dùng từ đồng bào
7


• Nhóm 2: Nhận xét về ngôn
từ
• Nhóm 3: Nhận xét về nhịp
điệu văn
• Nhóm 4: Phân tích hiệu quả
luận chiến.
Gọi đại diện nhóm trình bày. GV
định hướng...

Dẫn lời một nhà nghiên cứu nước

ngoài “ Cống hiến nổi tiếng của cụ
HCM là ở chỗ Người đã phát triển
quyền lợi của con người thành
quyền lợi của dân tộc. Như vậy,
tất cả mọi dân tộc đều có quyền
tự quyết lấy vận mệnh của mình”
( Hồ Chủ tịch trong lòng nhân dân
thế giới)

thể hiện tình đoàn kết dân tộc)
• Vẫn giữ được không khí trang nghiêm, trang
trọng cần thiết của buổi lễ mừng độc lập.
b) Cách lập luận tiếp theo:
• Dùng lẽ phải: chân lí khách quan đúng đắn,
thuyết phục được mọi người và được mặc
nhiên thừa nhận → sức mạnh bác bỏ và
thuyết phục của lập luận. Hai Bản tuyên ngôn
của Mĩ và Pháp là kết quả của hai cuộc cách
mạng có ý nghĩa lớn lao không chỉ đối với hai
nước này mà còn là niềm tự hào của loài
người tiến bộ
• Trích dẫn nguyên văn môt đoạn trong TNĐL
nước Mĩ năm 1776: “ Tất cả mọi người đều sinh
ra có quyền bình đẳng, Tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong
những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự
do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
Đây là đoạn văn kết tinh tư tưởng chủ đạo của bản
TNĐL của nước Mĩ, sau khi đấu tranh thoát khỏi ách
thống trị của thực dân Anh: khẳng định quyền bình

đẳng của con người → lời bất hủ - tư tưởng tiến bộ
này đã được toàn thể nhân loại thừa nhận như một
chân lí.
• Phép suy luận tương đồng, Người bổ sung,
mở rộng thành luận điểm: “Suy rộng ra, câu ấy
có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới
đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự
do”→ khẳng định quyền bình đẳng giữa các
dân tộc trên thế giới, xem đây là một trong
những quyền chính đáng của mỗi dân tộc.
• Là một đóng góp có ý nghĩa lớn lao đối với
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới 
là “phát súng lệnh”mở đầu cho cơn bão táp
Cách mạng là sụp đổ chủ nghĩa thực dân, giành
độc lập ở các nước thuộc địa Á, Phi và Mĩ La
tinh.
8


Quan trọng hơn là khi khẳng định
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự
do của các dân tộc trên thế giới cũng là lúc
Người cất lên tiếng nói dõng dạc, dứt khoát,
đầy tự tin về quyền của dân tộc ta.
• Tiếp tục triển khai luận điểm bằng việc trích
dẫn một đoạn trong Bản Tuyên ngôn Nhân
quyền và quyền của Cách mạng Pháp năm
1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về
quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình

đẳng về quyền lợi”.
Đây cũng là đoạn văn hội tụ tinh thần
của bản TN của Pháp, việc sắp xếp trình tự của
hai đoạn văn không chỉ vì yếu tố thời gian mà
chủ yếu là ở mối quan hệ biện chứng, quyền
bình đẳng dân tộc mới có quyền tự do, hạnh
phúc của cá nhân. Cách lập luận có lí lẽ, logic,
rất khoa học → sức thuyết phục cao.
c) Khẳng định bằng giọng văn đanh thép: “Đó là
những lẽ phải không ai chối cãi được” : khẳng
định những nguyên tắc, chuẩn mực có giá trị
như những chân lí vĩnh cửu  bức tường
thành lí luận vững chắc, sừng sững.
Hoạt động 3: hướng dẫn HS tìm Đoạn 2: Chứng minh nguyên lí - cơ sở thực tế của bản
hiểu phần thứ hai và ba của tác TNĐL.
phẩm
(Thực chất là tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo
trá của bọn thực dân )
Thao tác 1: Pháp dùng chiêu bài
a) Tố cáo tội ác của thực dân Pháp - vạch trần cái
khai hóa, bảo hộ để đến nước ta,
gọi là “Văn minh, khai hoá, bảo hộ”của CQ thực
nhưng thực chất trong hơn 80
dân
• Lí lẽ xác đáng “Thế mà hơn 80 năm nay...”
năm Pháp đã làm gì?
• Dẫn chứng cụ thể xác thực: Từ thực tế và lịch
sử “Về chính trị...Về kinh tế...”; “Sự thật là..”.
• Tội ác trong vòng 5 năm (1940 - 1945)
Bán nước ta hai lần cho Nhật

Thẳng tay khủng bố Việt Minh  Lời kết án
đầy phẫn nộ, sôi sục căm thù.
Thao tác 2: Tìm các dẫn chứng tố
• Lời văn tố cáo vừa ngắn gọn, hùng hồn, đanh
9


cáo tội ác của Pháp về chính trị,
kinh tế, văn hoá…
• chính trị: tước đoạt tự do
dân chủ; thi hành luật pháp
dã man, chia để trị; khủng
bố; thực hiện chính sách
ngu dân; đầu độc
• kinh tế: bóc lột; độc quyền
in giấy bạc, xuất cảng và
nhập cảng; sưu thuế nặng
nề; đè nén, khống chế các
nhà tư sản; gây ra thảm hoạ
hai triệu đồng bào ta chết
đói ...

thép,vừa chứa chất tình cảm yêu nước, thương
dân nồng nàn. Vạch trần bản chất xảo quyệt,
tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp bằng
những lí lẽ và sự thật lịch sử không thể chối cãi.
Đó là những tội ác về chính trị, kinh tế, văn hóa,
…; là những âm mưu thâm độc, chính sách tàn
bạo.
 Bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp về công lao

“khai hóa”, quyền “bảo hộ” Đông Dương.
b) Bản tuyên ngôn cũng khẳng định thực tế lịch
sử: nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập
nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
• Gan góc chống Pháp trên 80 năm, đứng về
phe đồng minh chống phát xít.
• Khoan hồng với kẻ thù bị thất thế.
• Những luận điệu khác của các thế lực phản
cách mạng quốc tế cũng bị phản bác mạnh mẽ
bằng những chứng cớ xác thực, đầy sức thuyết
phục.
+ Nhận xét giọng văn tác giả dùng trong đoạn này:
Sử dụng biện pháp liệt kê; trùng điệp; câu văn ngắn
dài; giọng văn hùng hồn, đanh thép; dẫn chứng cụ thể,
hình ảnh gợi cảm để tố cáo tội ác của Pháp.

Thao tác 3: Nêu vấn đề : Phân tích Đoạn 3: Lời tuyên bố độc lập
giá trị đoạn văn kết thúc bản
a) Từ những cứ liệu lịch sử hiển nhiên trên, bản
TNĐL để thấy tính lôgich chặt chẽ
TN dẫn đến lời tuyên bố quan trọng ( Làm tiền
trong hệ thống luận điểm của văn
đề cho lời tuyên bố chính thức)
• Tuyên bố:
bản?
 “Thoát li hẳn quan hệ với TD Pháp.”
 “Xoá bỏ hết những hiệp ước..”.
Thao tác 4: Nhận xét của em về
 “Xoá bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi của TD Pháp...”
phong cách văn chính luận HCM?

• Khẳng định thêm “Một dân tộc đã gan góc...
phải độc lập”
=> Như một chân lí hiển nhiên, không thể chối
cãi.
Lời tuyên bố chính thức
• Tuyên bố và khẳng định quyền độc lập tự do
của dân tộc VN trên 2 mặt: Lí luận và thực tiễn
10


“Nước VN có quyền...Sự thật là...”
• Khẳng định quyết tâm của toàn dân tộcvà định
hướng cho CMVN “Toàn thể dân tộc VN quyết
đem tinh thần và lực lượng... độc lập ấy”
III.
Hoạt động 4: hướng dẫn HS tổng
kết ( sử dụng Phiếu học tập số 2)
Thao tác 1: Nêu những nét nghệ
thuật đặc sắc của bản tuyên ngôn
độc lập?
Thao tác 2: Ý nghĩa của văn bản?










Tổng kết:
Nghệ thuật:
Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng
xác thực, giàu sức thuyết phục.
Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm.
Giọng văn linh hoạt
Ý nghĩa văn bản:
Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô
giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế
giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt
Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc
lập, tự do ấy.
Kết tinh lí tưởng đấu giải phóng dân tộc và
tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do.
Là một áng văn chính luận mẫu mực.

4) Hướng dẫn tự học:
Nhận xét điểm giống và khác nhau của hai văn bản: Bình Ngô đại cáo và Tuyên
Ngôn độc lập:
- Cả hai văn bản đều là những bản tổng kết chiến thắng, đều khẳng định quyền
độc lập của dân tộc bằng những lí lẽ đanh thép, những bằng chứng hùng
hồn, đều thể hiện tư thế của một dân tộc anh hùng trước kẻ thù.
– Chỗ khác của hai văn bản là: BNĐC ra đời trong thời kì văn học “văn sử bất
phân”nên bên cạnh các yếu tố chính luận tác giả còn sáng tạo những hình tượng
có sức truyền cảm mạnh mẽ. Còn TNĐL ra đời trong thời hiện đai nên văn chính
luận thực sự là văn chính luận. Sức thuyết phục chính của văn bản là ở sự mài sắc lí
lẽ, lập luận sắc bén thuyết phục về nhận thức lí trí là giá trị chính của VB
+ Lí giải vì sao bản TNĐL từ khi ra đời cho đến nay luôn là một áng văn chính
luận có sức lay động lòng người sâu sắc ?
Gợi ý: Vì ngoài giá trị lịch sử lớn lao, bản TNĐL còn chứa đựng một tình cảm yêu

nước thương dân nồng nàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tình cảm đó được bộc lộ
qua các phương diện:
- Về lập luận: Mọi cố gắng trong lập luận của tác giả đều chủ yếu dựa trên lập
trường quyền lợi tối cao của các dân tộc nói chung của dân tộc ta nói riêng.
11


- Về lí lẽ: Sức mạnh của lí lẽ trong bản TN xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ
tôn trọng sự thật, và trên hết là dựa vào lẽ phải và chính nghĩa của dân tộc ta.
- Về bằng chứng:Những bằng chứng xác thực hùng hồn không thể chối cãi
được cho thấy một sự quan tâm sâu sắc của Người đến vận mệnh dân tộc, hạnh
phúc của nhân dân.
- Về ngôn ngữ: Cách sử dụng từ ngữ chan chứa tình cảm yêu thương đối với
nhân dân đất nước: ngay từ câu đầu tiên “Hỡi đồng bào cả nước!”; nhiều từ ngữ
xưng hô gần gũi thân thiết “đất nước ta”, “nhân dân ta”, “nước nhà của ta”,
“Những người yêu nước thương nòi của ta”...
 Hệ thống kiến thức cơ bản về văn bản nghị luận, tìm hiểu văn bản nghị
luận bằng hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài qua Phiếu học tập ( PHT ) của học
sinh . Hình thức PHT phải rõ ràng, thể hiện tính sư phạm để kích thích, tạo
ra sự hứng thú cho HS. Kích thước của PHT thường là giấy khổ A4, có chỗ
trống cho HS ghi kết quả học tập.
Phiếu học tập thường có các nội dung cơ bản sau:
• Thông tin cơ bản về học sinh: họ và tên học sinh, lớp, tổ ( nhóm )
• Thông tin về văn bản nghị luận: tên văn bản, tác giả
• Hệ thống các yêu cầu của giáo viên: các câu hỏi đặt ra ( đa dạng với
nhiều hình thức trả lời: trắc nghiệm, tự luận, tô màu, gạch chân hoặc
vẽ biểu đồ, xây dựng sơ đồ cây,...)
Ví dụ: Thiết kế Phiếu học tập cho văn bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ
Chí Minh.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tiết đọc – hiểu văn bản TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP của Hồ Chí Minh.
Họ và tên học sinh:.......................................................................
Tổ:............... Lớp:.............
Nội dung tìm hiểu:
1) Khái niệm văn bản nghị luận
2) Đặc điểm chung của văn bản nghị luận: phạm vi đề tài và thể loại, lập luận và
luận điểm, bố cục, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu
3) Hoàn cảnh ra đời của TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
4) Xác định đối tượng hướng tới, mục đích sáng tác TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
5) Tóm tắt văn bản TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
6) Hệ thống luận điểm và cách lập luận trong TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
7) Những nhận định, đánh giá về tài năng văn chương của Hồ Chí Minh và giá trị
của TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

12


 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh qua hoạt động luyện tập
tìm hiểu về văn bản nghị luận: tìm hiểu phân tích một phần của văn bản;
phiếu đánh giá của nhóm về nghệ thuật lập luận của tác giả; vận dụng
những hiểu biết, bài học về nghệ thuật nghị luận của tác giả vào thực tế viết
văn nghị luận của học sinh (viết đoạn văn nghị luận, sử dụng các thao tác,
cách thức lập luận mà tác giả đã sử dụng trong văn bản ),... GV phân nhóm
cho HS thực hiện, có thể định hướng, gợi ý thêm. Sau đó tiến hành sửa
chữa, phân tích ưu và khuyết trong hệ thống lập luận ở các dàn ý, bài viết
của học sinh.
Ví dụ:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm: ........... Lớp:............
Mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu và tổng hợp ý kiến nhận xét:

Đối sánh hai văn bản: Bình Ngô đại cáo và Tuyên Ngôn độc lập.
Điểm giống nhau:
Điểm khác nhau:
GV tổ chức cho đại diện nhóm trình bày, các nhóm trao đổi, góp ý, GV nhận xét và
đưa ra kết luận.
GV ra đề thực hành, luyện tập về văn bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh. (Các
đề bài thể hiện những mức độ khác nhau nhằm tích hợp rèn luyện kĩ năng làm văn
nghị luận và kiểm tra kiến thức văn học, năng lực đọc – hiểu của học sinh). Học sinh
thực hiện ở nhà và nộp lại vào tiết học sau.
Đề 1:
Phân tích đoạn văn sau trong bản TNĐL – HCM:
“Hỡi đồng bào cả nước,
“ Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy , có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ . Suy
rộng ra câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng,
dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng
nói:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được
tự do và bình đẳng về quyền lợi.”
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”
13


Bài thực hành lập dàn ý của học sinh:
Dàn ý:
I. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

Giới thiệu luận đề:
TNĐL được đánh giá là áng văn chính luận mẫu mực, đoạn mở đầu của tác
phẩm đã thể hiện tài năng chính luận xuất sắc của tác giả ở cách lập luận chặt chẽ
khoa học, lí lẽ sắc bén, luận cứ xác đáng.
II. Thân bài:
1. Giới thiệu chung:
a) Hoàn cảnh sáng tác – mục đích – đối tượng:
• Ra đời vào một thời điểm đặc biệt của lịch sử dân tộc, khi chính quyền cách
mạng non trẻ phải đối mặt với những thế lực phảnđộng trong và ngoài
nước, TNĐL không chỉ nhằm tuyên bố nền độc lập dân tộc trước quốc dân
đồng bào mà còn để vạch trần bác bỏ những luận điệu xảo trá, những âm
mưu đen tối của các thế lực xâm lược cũ và mới.
Hôm nay sáng mùng hai tháng chin
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Người đứng trên đài lặng phút giây
Trông đàn con đó vẫy hai tay,
Cao cao vầng trán ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây
( Theo chân Bác – Tố Hữu )

• Mục đích:
Tác dụng đối nội: bản tuyên ngôn mở nước với vai trò chấm dứt chế độ thực
dân phong kiến, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Tác dụng đối ngoại: ngăn chặn âm mưu của kẻ thù, kêu gọi sự đồng tình ủng
hộ của nhân dân thế giới đối với nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
• Đối tượng tiếp nhận: đồng bào cả nước, thế giới và đặc biệt là bọn đế quốc
thực dân, nhất là thực dân Pháp đang âm mưu xâm lược nước ta một lần
nữa.

b) Vị trí đoạn trích:
Đoạn mở đầu, đặt nền móng tư tưởng, lập luận cho toàn bộ bản TN, có
vị trí vô cùng quan trọng trong một văn bản chính luận.
2. Phân tích đoạn văn:
a) Câu mở đầu: Hỡi đồng bào cả nước
14


• Một câu văn ngắn gọn, giọng văn tha thiết giàu ý nghĩa.
• Xác định đối tượng trực tiếp mà bản TN hướng tới là quốc dân đồng bào.
• Tạo được tâm thế giao tiếp gần gũi, cởi mở giữa người nói và người nghe
( lãnh tụ và toàn thể nhân dân – qua cách dùng từ đồng bào thể hiện tình
đoàn kết dân tộc)
• Vẫn giữ được không khí trang nghiêm, trang trọng cần thiết của buổi lễ
mừng độc lập.
b) Cách lập luận tiếp theo:
• Dùng lẽ phải: chân lí khách quan đúng đắn, thuyết phục được mọi người và
được mặc nhiên thừa nhận → sức mạnh bác bỏ và thuyết phục của lập luận.
Hai Bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp là kết quả của hai cuộc cách mạng có ý
nghĩa lớn lao không chỉ đối với hai nước này mà còn là niềm tự hào của loài
người tiến bộ
• Trích dẫn nguyên văn môt đoạn trong TNĐL nước Mĩ năm 1776: “ Tất cả mọi
người đều sinh ra có quyền bình đẳng, Tạo hóa cho họ những quyền không ai
có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền
tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
Đây là đoạn văn kết tinh tư tưởng chủ đạo của bản TNĐL của nước Mĩ,
sau khi đấu tranh thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh: khẳng định quyền
bình đẳng của con người → lời bất hủ - tư tưởng tiến bộ này đã được toàn thể
nhân loại thừa nhận như một chân lí. Từ đó, dùng phép suy luận tương đồng,
Người đã phát triển, bổ sung, mở rộng thành luận điểm: “Suy rộng ra, câu ấy có

ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng
có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”→ khẳng định quyền bình
đẳng giữa các dân tộc trên thế giới, xem đây là một trong những quyền chính
đáng của mỗi dân tộc.
Phân tích:
Bác thay thế cụm từ mọi người bằng các dân tộc trên thế giới, từ
quyền con người mở rộng thành quyền của các dân tộc → Luận điểm này là
sản phẩm tư duy lí luận sáng tạo, sắc bén, biến hóa.
Là một đóng góp có ý nghĩa lớn lao đối với phong trào giải phóng dân
tộc trên thế giới vì lúc bấy giờ, luật pháp thế giới vẫn còn công nhận quyền
của các nước thực dân đối với các nước thuộc địa, xem việc đấu tranh của
các dân tộc bị áp bức là việc nội bộ của các nước này. Một nhà văn hóa
nước ngoài đã thừa nhận: “Cống hiến nổi tiếng của Cụ Hồ Chí Minh là ở chỗ
Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc.
Như vậy tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của
mình” ( Hồ Chủ tịch trong lòng nhân dân thế giới)  là “phát súng lệnh”mở
15




c)




3.





đầu cho cơn bão táp Cách mạng là sụp đổ chủ nghĩa thực dân, giành độc lập ở
các nước thuộc địa Á, Phi và Mĩ La tinh.
Quan trọng hơn là khi khẳng định quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do của các dân tộc trên thế giới cũng là lúc Người cất lên tiếng nói
dõng dạc, dứt khoát, đầy tự tin về quyền của dân tộc ta.
Tiếp tục triển khai luận điểm bằng việc trích dẫn một đoạn trong Bản Tuyên
ngôn Nhân quyền và quyền của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh
ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng
về quyền lợi”.
Đây cũng là đoạn văn hội tụ tinh thần của bản TN của Pháp, việc sắp
xếp trình tự của hai đoạn văn không chỉ vì yếu tố thời gian mà chủ yếu là ở
mối quan hệ biện chứng, quyền bình đẳng dân tộc mới có quyền tự do,
hạnh phúc của cá nhân. Cách lập luận có lí lẽ, logic, rất khoa học → sức
thuyết phục cao.
Khẳng định bằng giọng văn đanh thép: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi
được”
Câu văn ngắn gọn đóng vai trò xác định, khẳng định những nguyên tắc, chuẩn
mực có giá trị như những chân lí vĩnh cửu để đối chiếu, so sánh nhằm chỉ ra
và phê phán những biểu hiện phi nguyên tắc, phi nhân tính mà thực dân
Pháp đã thi hành ở nước ta trong hơn 80 năm đô hộ.
Cụm từ “không ai chối cãi được” mang tính tranh biện, luận chiến ( so với
cách nói những lẽ phải đã được khẳng định ) → nhằm đập lại những âm mưu
toan tính của các thế lực thực dân đế quốc  bức tường thành lí luận vững
chắc, sừng sững.
Đánh giá, bàn luận:
Phần mở đầu đã đặt cơ sở chính nghĩa, nền tảng pháp lí vững chắc cho bản
TN ( liên hệ đối sánh với cách lập luận ở Nam quốc sơn hà và Bình Ngô đại
cáo:
Rành rành đã định tại sách trời

( Sông núi nước Nam - Lí Thường Kiệt )
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
( Cáo Bình Ngô - Nguyễn Trãi )
Thể hiện sự khéo léo và kiên quyết trong cuộc đấu tranh chính trị, ngoại giao :
hai bản tuyên ngôn lựa chọn trích dẫn đã trở thành hàng rào pháp lí vừa
khéo léo mềm mỏng, vừa cứng cỏi kiên quyết. Khéo léo vì vừa đề cao
truyền thống bình đẳng, nhân đạo, tư tưởng dân chủ tiến bộ của nhân dân
hai nước Mĩ và Pháp bấy giờ vừa trân trọng đánh giá đó là những điều bất
16




III.




hủ. Song cương quyết khi tranh biện, cảnh báo, ngăn chặn âm mưu xâm
lược của chúng, nếu Pháp và Mĩ cố tình đi ngược lại tức là họ đã phủ nhận
chính tổ tiên mình, làm vấy bùn lên lá cờ nhân đạo đã từng là niềm tự hào
của cha ông họ → chiến thuật “gậy ông đập lưng ông” trong lập luận.
Bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm tự hào dân tộc: đặt cuộc Cách mạng tháng
Tám của nhân dân ta ngang hàng với hai cuộc Cách mạng lớn trên thế giới
Bộc lộ tài năng chính luận bậc thầy của HCM: lập luận khoa học, dẫn chứng
không ai chối cãi được, lí lẽ sắc bén, kín kẽ, giọng văn linh hoạt.
Kết bài:
Tầm trí tuệ + tài năng chính luận → một áng văn chính luận mẫu mực, xứng
đáng là bản thiên cổ hùng văn của thời đại cách mạng

Sự nhạy cảm chính trị, tài ứng biến trước thực tiễn cách mạng → nhà chính
trị tài ba lỗi lạc.

Đề 2:
Tuyên ngôn Độc lập – một áng văn nghị luận chính trị bất hủ.
Cách triển khai hệ thống lập luận
Ngôn ngữ, giọng điệu của bản tuyên ngôn
Đề 3:
Về những bản tuyên ngôn trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Gợi ý: Lịch sử nước ta có ba văn bản xưa nay vẫn được coi là Tuyên ngôn Độc lập:
Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo và Tuyên ngôn Độc lập
Đối sánh ba tác phẩm trên các bình diện:
• Bối cảnh lịch sử
• Nội dung nổi bật
• Giọng điệu nghệ thuật
• Sức thuyết phục
→ bước tiếp nối và phát triển của các bản tuyên ngôn trong lịch sử dân tộc.
Đề 4:
Tính chiến đấu của bản Tuyên ngôn Độc lập ( Hồ Chí Minh )
Khai thác hiệu quả thuyết phục, đặc biệt là đối với mục đích của văn bản.
Đề 5:
Nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc lập.
Gợi ý:
Kết cấu mẫu mực của một văn bản chính luận:
• Mở đầu : Nêu nguyên lí chung: tất cả mọi người và các dân tộc đều có quyền
bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
• Chứng minh nguyên lí: Thực dân Pháp là người làm trái nguyên lí còn nhân
dân ta tuân thủ đúng nguyên lí
17



• Tuyên ngôn: Nêu ý nghĩa của Bản tuyên ngôn, kêu gọi nhân dân thế giới ủng
hộ quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam để dẫn đến lời tuyên bố cuối
cùng với thế giới về quyền độc lập tự do thiêng liêng và bất khả xâm phạm
của dân tộc Việt Nam.
Từ nguyên lí chung làm cơ sở lí luận dẫn đến những thực tế cần chứng
minh, cuối cùng là phần tuyên ngôn – cái đích, luận điểm kết luận của bài viết →
tính logic, chặt chẽ của lập luận
Nghệ thuật lập luận ở từng phần: cách chọn luận cứ, phép luận chứng và sức thuyết
phục của ngôn từ giàu tính biểu cảm.
Đề 6:
Từ những sáng tác đã học của Hồ Chí Minh, hãy lí giải sự độc đáo, đa dạng mà
thống nhất trong phong cách nghệ thuật của Bác.
Gợi ý:











A. Giải thích:
Phong cách của một tác giả: cái nhìn độc đáo, mang tính phát hiện của nhà
nghệ sĩ trước cuộc sống và con người, được thể hiện qua một hệ thống
những phương tiện hình thức nghệ thuật mang tính lặp đi lặp lại, thống
nhất trong nhiều tác phẩm của mình.

Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh: tính cách vừa trẻ trung hiện đại,
vừa đậm đà phong vị cổ điển, vừa hồn nhiên tự nhiên, vừa thâm trầm sâu
sắc, vừa đầy chất thép kiên cường, lại chan chứa tình nhân đạo, dạt dào
cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên. Không chỉ độc đáo, đa dạng mà còn
mang tính thống nhất trong mọi hình thức thể loại, phương tiện biểu hiện.
B. Chứng minh:
Thể loại phong phú: thơ trữ tình, kịch, văn xuôi. Trong từng thể loại cũng
rất đa dạng, riêng thơ có thơ Đường luật, thơ lục bát, thơ chữ Hán, thơ
tiếng Việt; văn xuôi có truyện ngắn, kí và văn chính luận.
Đề tài phong phú: viết về nhiều mặt của nội dung đời sống chính trị - xã hội.
( dc)
Bút pháp đa dạng, linh hoạt mà thống nhất: nét tiêu biểu nhất trong thơ trữ
tình là sự kết hợp giữa màu sắc cổ điển và tính hiện đại. Thơ Bác đạt độ hàm
súc cao mà vẫn giản dị, gần gũi với quần chúng, phục vụ tốt nhiệm vụ tuyên
truyền cách mạng. Trong truyện và kí, một mặt Bác nắm vững bút pháp
hiện đại châu Âu, mặt khác luôn kế thừa rất sáng tạo những môtip dân gian.
Văn chính luận thường ngắn gọn, tư duy sắc sảo, giàu chất trí tuệ, mang
tính luận chiến rõ rệt.
Dù đa dạng nhưng bút pháp HCM luôn thống nhất ở một đặc điểm: tinh
thần yêu nước và cách mạng.
18


Đề 7:
Thế đứng của dân tộc Việt Nam qua bản Tuyên ngôn Độc lập ( Hồ Chí Minh )
Đề 8:
Suy nghĩ về đoạn văn: “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và
sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết
đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự
do, độc lập ấy.”

Đề 9:
Suy nghĩ về tấm lòng yêu nước của Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn Độc
lập.
3. Nhận xét
Qua quá trình hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản nghị luận ở
chương trình Ngữ văn lớp 12, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
3.1. Ưu điểm:
 Học sinh có nhiều thời gian tìm hiểu tác phẩm hơn, kết hợp ôn lại, củng cố
kiến thức đã biết đồng thời tìm hiểu, phát hiện kiến thức mới. Chủ động,
tích cực phát biểu ý kiến, tranh luận sôi nổi, nắm bắt vấn đề có hệ thống,
theo đúng đặc trưng của văn bản nghị luận. Giáo viên không những đảm
bảo được thời lượng tiến trình của tiết dạy trên lớp mà còn đạt được mục
tiêu dạy học đã đề ra.
Ví dụ ở bài Tuyên ngôn Độc lập:
Mức độ 1:
Nêu được quan điểm sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh:
+ Coi VH là thứ vũ khí sắc bén phục vụ sự nghiệp CM;
+ Chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của VH;
+ Mỗi khi viết, Người luôn tự hỏi: “Viết cho ai?”, “Viết để làm gì?” , sau đó mới
quyết định “Viết cái gì?” và “Viết thế nào?”.
- Nêu được hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn và đối tượng mà bản Tuyên
ngôn hướng tới (nhân dân VN; toàn thế giới, cụ thể là Pháp, Anh, Mĩ).
- Nêu được nội dung chính của 3 phần trong bản tuyên ngôn:
+ Cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn;
+ Những cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn;
+ Lời tuyên cáo độc lập và quyết tâm của toàn thể dân tộc trong việc bảo vệ quyền
độc lập, tự do ấy.
- Nêu được 3 luận điệu xảo trá của thực dân Pháp bị Hồ Chủ tịch bác bỏ trong bản
Tuyên ngôn (kể công khai hoá; kể công bảo hộ; khẳng định Đông Dương đã thành
thuộc địa của chúng).

Mức độ 2:
19


- Nêu được giá trị lịch sử và giá trị văn học của Tuyên ngôn độc lập.
+ Giá trị lịch sử: Là một vặn kiện lịch sử vô giá: tuyên bố sự ra đời của nước Việt
Nam mới; chặn đứng âm mưu tái chiếm nước ta của Pháp và sự nhòm ngó của Anh
và Mĩ.
+ Giá trị văn học: Là một áng văn chính luận mẫu mực với lí lẽ sắc bén, lập luận chặt
chẽ, đanh thép cùng giá trị vĩnh hằng.
- Nhận xét được cách lập luận mẫu mực của Hồ Chủ tịch trong bản Tuyên ngôn
độc lập (lập luận bác bỏ và lập luận khẳng định); từ đó, khái quát được đặc điểm
phong cách nghệ thuật của Người (độc đáo, đa dạng; cách viết ngắn gọn, trong
sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ pháp và bút pháp nghệ thuật; ở mỗi thể loại
VH, Hồ Chí Minh đều tạo được nét phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn).
Mức độ 3:
So sánh được Tuyên ngôn độc lập với Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
+ Là 2 áng “Thiên cổ hùng văn” bất hủ, mở đầu cho kỉ nguyên độc lập, tự do của
đất nước.
+ Tuyên ngôn độc lập kế thừa và phát huy xuất sắc thể loại văn tuyên ngôn của các
anh hùng dân tộc, các bậc tiền bối CM.
+ So sánh cách kết cấu TP mạch lạc.
+ So sánh cách lập luận chặt chẽ, không ai chối cãi được; đồng thời, tác động mạnh
mẽ vào tình cảm, nhận thức của người nghe, người đọc.
+ So sánh cách dùng từ ngữ: thể hiện sâu sắc tư cách làm chủ, tinh thần, ý chí, bản
lĩnh của hai bậc vĩ nhân nói riêng của nhân dân VN nói chung.
 Sử dụng PHT cá nhân giúp HS tư duy, lí giải vấn đề bằng lí lẽ, dẫn chứng cụ
thể, vừa ôn lại kiến thức vừa biết cách tìm hiểu một văn bản nghị luận, nâng
cao nhận thức, hiểu biết về những vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội.... PHT
thảo luận theo nhóm tạo tình đoàn kết, thái độ khoa học khi tham gia bổ

sung ý kiến của nhóm mình hoặc tranh luận với nhóm khác, giúp các em tự
tin, mạnh dạn, ứng xử nhanh nhạy.
 Tích hợp với phần làm văn nâng cao khả năng, rèn luyện thêm kĩ năng làm
văn nghị luận cho học sinh.
3.2. Hạn chế và hướng khắc phục:
 Một số học sinh chưa chuẩn bị PHT ở nhà tốt nên việc đạt được mục tiêu
dạy học giữa các tiết học và các lớp không đồng đều. Vì vậy, GV cần thiết kế
PHT phù hợp với đối tượng của từng lớp học ( đối tượng là HS lớp không
chuyên và lớp chuyên)
 Việc thảo luận và đưa ra ý kiến của nhóm còn nhiều lúng túng, HS trong
nhóm chưa tham gia đồng đều.
D. KẾT LUẬN:
20


Dạy học là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng. Trên đây
chỉ là những thực nghiệm bước đầu, tiến hành qua một số tiết đọc – hiểu văn
bản nghị luận của chương trình Ngữ văn lớp 12 còn mang tính tham khảo, tuy
có một số ưu điểm nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót rất mong sự đóng góp quí
báu của quý thầy cô.
Biên Hòa, ngày 20 tháng 4 năm 2012
Người thực hiện,

Nguyễn Thị Thanh Phương

21




×