Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Các lý thuyết tổng hợp theo trường phái tân cổ điển hiện đại và vai trò của chính sách tiền tệ (từ trang 234 271) nguyễn thị hải anh dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.06 KB, 32 trang )

Đây là nội dung được trích từ Tập National Bureau of Economic Research
Tiêu đề: NBER Kinh tế vĩ mô thường niên năm 1997, số 12
Tác giả / biên tập: Ben S. Bernanke và Julio Rotemberg
Nhà xuất bản: MIT Press
ISBN: 0-262-02435-7
URL: />Ngày xuất bản: tháng 1 năm 1997
Tiêu đề chương: Lý thuyết tân cổ điển hiện đại và vai trò của chính sách tiền tệ
Tác giả chương: Marvin Goodfriend, Robert King
URL: />Trang chương trong cuốn sách: (p. 231-296) Marvin Goodfriend và Robert G. King


FEDERAL RESERVE BANK OF RICHMOND VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VIRGINIA; VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIRGINIA, NBER, VÀ LIÊN BANG
RESERVE BANK OF RICHMOND

The new neoclassical synthesis and the role of monetary policy

Các lý thuyết tổng hợp theo trường phái tân cổ điển hiện đại
và vai trò của chính sách tiền tệ
1. Giới thiệu
Lâu nay kinh tế vĩ mô vẫn được nhìn nhận là một lĩnh vực tri thức nằm trong tình
trạng khá bất ổn với những bất đồng dai dẳng và chính yếu của các nhà nghiên cứu
luôn tranh cãi về phương pháp luận và bản chất của môn học này. Một biểu hiện cho
sự hỗn loạn này vẫn thường được đem ra bàn luận đó là sự khác nhau giữa các mô
hình giá linh hoạt theo trường phái kinh tế học tân cổ điển và phân tích về chu kỳ kinh
doanh thực tế với nhận định rằng chính sách tiền tệ là không hề cần thiết cho các sự
kiện thực tế và các mô hình giá cứng nhắc theo trường phái kinh tế học của New
Keynes với nhận định về vai trò quan trọng của chính sách tiền tệ trong việc thay đổi
các sự kiện thực tiễn. Đối với các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia tư vấn,
sự tranh luận này trở thành rào cản để đón nhận luồng gió mới về sự phát triển của
kinh tế học vĩ mô.


Tuy nhiên thực tế là trong mười năm qua chúng ta vẫn phải tuân theo một nhận định
đó là kinh tế học vĩ mô đang hướng tới trường phái tổng hợp Tân cổ điển hiện đại.
Trong những năm 1960, học thuyết ban đầu liên quan đến việc tuân theo ba nguyên tắc
mà đôi khi là mâu thuẫn với nhau đó là: mong muốn đưa ra sự tư vấn về chính sách
kinh tế vĩ mô một cách thiết thực, một niềm tin về sự cứng nhắc của giá cả trong ngắn
hạn đã trở thành gốc rễ của những biến động kinh tế, và cam kết xây dựng mô hình
hành vi của kinh tế học vĩ mô bằng cách sử dụng cùng một hướng tiếp cận tối ưu hóa
như trong kinh tế học vi mô.
Bài viết này được kế thừa từ các bài thuyết trình tại các Ngân hàng Anh và các hội
thảo về "Chính sách tiền tệ, giá ổn định, và cơ cấu hàng hóa và thị trường lao động"
do Ngân hàng của Ý, Centro Paolo Baffi, và IGIER tài trợ. Các tác giả đã tiếp nhận
những ý kiến hữu ích từ B. Bernanke, O. Blanchard, C. Goodhart, M. Dotsey, B.
Hetzel, B. Mc-Callum, E. McGrattan, E. Nelson, J. Rotemberg, K. Tây, và A-Wolman.
Các ý kiến của các tác giả này khá độc lập và không nhất thiết phản ánh quan điểm
của Cục Dự tru Liên Bang Mỹ.


Lý thuyết tổng hợp tân cổ điển hiện đại kế thừa tinh thần của quan điểm cũ trong đó
kết hợp giữa quan điểm của Keynes và quan điểm cổ điển. Về mặt phương pháp luận,
lý thuyết tổng hợp mới này liên quan đến việc áp dụng có hệ thống phương pháp tối ưu
hóa và các kỳ vọng hợp lý cùng thời điểm mà Robert Lucas đã nhấn mạnh. Trong lý
thuyết tổng hợp mới, các quan điểm này được áp dụng để đưa ra các quyết định về sản
lượng và giá là trọng tâm trong các mô hình của Keynes, kể cả mô hình cũ và mới,
cũng như các quyết định về tiêu dùng, đầu tư và cung ứng các nguồn lực vốn là trọng
tâm của các mô hình cổ điển và RBC. Thêm vào đó, lý thuyết tổng hợp mới này còn
bao gồm những quan điểm của các nhà tiền tệ học như Milton Friedman và Karl
Brunner về lý thuyết và cách thực hiện chính sách tiền tệ trong thực tế.
Vì vậy, đã có những nền tảng đột phá trong kinh tế học vi mô dành cho việc nghiên
cứu kinh tế học vĩ mô. Các quan điểm phương pháp luận chung này được đưa vào các
mô hình trong phạm vi từ các mô hình nghiên cứu học thuật nhỏ, linh hoạt đến mô

hình chính sách mới về kỳ vọng hợp lý của cục Dự trữ Liên bang. Lý thuyết tổng hợp
tân cổ điển hiện đại (gọi tắt là NNS) đưa ra một loạt các kết luận chính về vai trò của
chính sách tiền tệ. Đầu tiên, các mô hình của NNS nhận định rằng tác động của chính
sách tiền tệ có thể có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế trong thực tế kéo dài
trong nhiều năm do sự điều chỉnh từ từ của giá cả riêng và mặt bằng giá chung. Thứ
hai, các mô hình này vẫn nhận định về một sự đánh đổi nhỏ trong dài hạn giữa lạm
phát và các hành vi thực tế ngay cả trong trường hợp điều chỉnh gía cố định.Thứ ba,
mô hình này cũng đưa ra các lợi ích của việc khắc phục lạm phát như tăng hiệu quả
giao dịch và giảm thiểu sự biến dạng của giá tương đối. Thứ tư, các mô hình này cũng
hàm ý rằng tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu về ảnh hưởng của
chính sách tiền tệ. Bốn ý tưởng này hoàn toàn phù hợp với các báo cáo được công bố
của các ngân hàng trung ương tại rất nhiều quốc gia.
Ngoài các quan điểm chung, mô hình NNS còn cho phép phân tích về các quy tắc thay
thế trong chính sách tiền tệ bằng việc thiết lập các biến mong đợi hợp lý. Với ưu điểm
này, mô hình này có thể đưa ra dự báo hay nói đúng hơn là xác nhận các đặc quyền
của Ngân hàng trung ương. Độ tin cậy của chính sách tiền tệ yêu cầu một quy tắc đơn
giản và xuyên suốt. Nhưng đó là quy tắc nào? Chúng ta sử dụng hướng tiếp cận của
NNS để phát triển một loạt các nguyên lý và hướng dẫn thực tế cho chính sách tiền tệ
trung lập nhằm duy trì mức sản lượng tiềm năng trong trường hợp gía ổn định. Lý
thuyết tổng hợp mới nhận định rằng chính sách tiền tệ liên quan đến việc ổn định phần
tiền tăng thêm bình quân giữa giá với chi phí biên. Trong đó, việc này ngụ ý một chế
độ chính sách tiền tệ với các mục tiêu lạm phát biến động tương đổi nhỏ qua thời
gian. Dù rằng việc ổn định giá cả từ lâu đã được xem là mục tiêu hàng đầu của chính
sách tiền tệ nhưng một loạt các câu hỏi lớn vẫn nảy sinh về việc hiện thực hóa điều đó.
Chúng ta phải đối diện với rất nhiều các vấn đề thực tế bao gồm phản ứng về các cú
sốc giá cả hàng hóa dịch vụ, độ trễ kéo dài và biến động giữa chính sách tiền tệ và mức
giá, sự đánh đổi chính sách tiềm ẩn giữa biến động về gía và sản lượng và việc áp
dụng lãi suất ngắn hạn như một công cụ của chính sách.
Việc tổ chức bài viết này của chúng tôi là như sau. Trong phần 2, chúng tôi mô tả
hướng tiếp cận chung của lý thuyết tổng hợp tân cổ điển ban đầu như Paul Samuelson



đã làm rõ. Trong phần 3, chúng tôi tổng kết lại lý do tại sao lý thuyết cổ điển ban đầu
chưa bao giờ được các nhà tiền tệ học chấp nhận một cách đầy đủ thậm chí là trong
giai đoạn phát triển cao trào của nó vào những năm 60, và sau đó là đối diện với thách
thức của cuộc cách mạng mong đợi hợp lý. Chúng tôi sẽ quay lại với công trình nghiên
cứu gần đây nhất trong kinh tế học vĩ mô về các mô hình RBC trong phần 4 và mô
hình kinh tế học của New Keynes ở phần thứ 5.
NNS sẽ được giới thiệu và mô tả ở phần 6. Chúng tôi phân tích ảnh hưởng của chính
sách tiền tệ trong lý thuyết tổng hợp mới với hai hướng tiếp cận bổ sung. Trước tiên,
chúng ta sử dụng phương pháp chuẩn mực của Keynes về tác động của chính sách tiền
tệ đối với tổng cầu thực tế. Thứ hai, chúng tôi sử dụng mô hình của RBC để theo dõi
các biến được lựa chọn bình quân từ một loạt các biến số tác động đến tổng cung; các
biến được đánh dấu này là giống nhau dưới tác động của các cú sốc về thuế trong mô
hình RBC. Chúng tôi sử dụng các quan điểm từ các phần trước để đưa ra các nguyên
tắc cho chính sách tiền tệ ở phần 7 và hướng dẫn thực hiện chính sách tiền tệ ở phần 8.
Phần 9 là tóm tắt và kết luận.
2. Lý thuyết tổng hợp tân cổ điển.
Như Paul Samuelson đã phổ biến, học thuyết tổng hợp tân cổ điển được quảng bá là
động lực của nghiên cứu theo quan điểm của Keynes về việc xác định thu nhập quốc
gia – chu kỳ kinh doanh xuất hiện từ những thay đổi từ phía tổng cầu do tính cứng
nhắc của giá và lương- và các nguyên lý tân cổ điển chỉ đường cho việc phân tích kinh
tế học vi mô. Trong bàn luận của chúng tôi về tổng hợp tân cổ điển, chúng tôi xem xét
3 vấn đề chính đó là: bản chất của cơ chế chuyển đổi sang tiền tệ, mối quan hệ tương
hỗ giữa lạm phát với các sự kiện thực tế và vai trò của chính sách tiền tệ.
2.1 Cơ chế chuyển đổi của tiền tệ
Mô hình kinh tế vĩ mô căn bản của học thuyết tân cổ điển là mô hình IS-LM. Học
thuyết tân cổ điển đã đưa ra một loạt các cải tiến trong những năm 50 và 60 để biến
đổi mô hình này phù hợp hơn với sự lựa chọn của cá nhân và kết hợp các yếu tố nổi
bật vốn đã được chứng minh là rất cần thiết cho việc xây dựng mô hình kinh tế lượng

về kinh tế vĩ mô theo chuỗi thời gian. Mô hình lý thuyết giải thích cầu về tiền xuất
hiện từ lựa chọn biên của cá nhân, dẫn đến việc giải thích vi mô về các biến lãi suất và
quy mô trong ngành tiền tệ. Học thuyết này đã kích thích sự thay đổi trong lý thuyết
tiêu dùng và đầu tư dựa trên sự lựa chọn của cá nhân theo thời gian. Nghiên cứu kinh
tế lượng về cầu tiền và đầu tư đã làm nảy sinh các thông số kỹ thuật điều chỉnh từng
phần nổi bật.
Các nhân tố mới này đã được đưa vào các mô hình kinh tế vĩ mô với quy mô lớn. Thảo
luận của chúng tôi tập trung vào mô hình MPS của Cục dự trữ Liên bang, mô hình này
được xây dựng vì theo như De Leeuw và Gramlich (1968, trang 11) đã nói là “không
có mô hình hiện tại nào nghiên cứu về việc định lượng chính sách tiền tệ và tác động
của chính sách đối với nền kinh tế”. Mô hình MPS ban đầu bao gồm các nhân tố cốt
lõi của mô hình IS-LM đó là: khối tài chính, khối đầu tư và khối tiêu thụ hàng tồn kho.


Cơ cấu về khả năng sản xuất và bản chất của quan điểm giá-lương được xem là rất
quan trọng nhưng chỉ xếp thứ hai trong giai đoạn xây dựng mô hình trước đây. So với
các mô hình hiện tại khác, mô hình MPS đề cập đến những tác động lớn hơn của chính
sách tiền tệ vì mô hình này kết hợp việc phân tích tác động quan trọng của lãi suất
trong dài hạn đối với hoạt động đầu tư và độ trễ ước lượng của nó đối với cầu tiền đã
được điều chỉnh nhanh hơn so với những mô hình trước đây.
Với dạng phát triển đầy đủ của nó, vào khoảng năm 1972, mô hình MPS đã hợp nhất
rất nhiều các đặc tính cấu trúc có giá trị. Đó là nó đã được xây dựng để sở hữu lâu dài
như mô hình tăng trưởng đồng thuận của Robert Solow bao gồm thông số của hàm sản
xuất hàm ý với một yếu tố lao động không đổi sẽ đóng góp vào thu nhập quốc gia
thông qua việc gia tăng năng suất lao động. Tuy nhiên như nghiên cứu của Ando giải
thích (năm 1974) thì mô hình MPS đã xây dựng hàm sản xuất trong ngắn hạn dựa vào
việc liên kết sản lượng đầu ra với yếu tố đầu vào lao động theo hình thức một được
một từ kết quả của việc thay đổi biến số vốn (tư bản) hữu dụng. Từ Bảng 1 cho thấy
động cơ thực tế của tính chất này đó là trải qua các chu kỳ kinh tế, tổng số giờ làm
việc và sản lượng có cùng biên độ tương tự nhau với biến công suất được đo lường

theo chu kỳ. Trong đa số các phần, các biến số chu kỳ về tổng số giờ này xuất hiện
nhiều hơn ở biến số lượng lao động so với số giờ làm việc bình quân một lao động.
2.2 Lạm phát và các sự kiện thực tế
Trong năm đầu của tổng hợp tân cổ điển, các mô hình kinh tế lượng vĩ mô được xây
dựng và những phân tích về chính sách trong thực tế được phác họa với giả thiết giá và
tiền lương danh nghĩa là hoàn toàn độc lập với hoạt động thực tiễn và các yếu tố của
nó.
Bảng 1 GIỜ, VIỆC LÀM, VÀ SỬ DỤNG
Trong thực tế, vào những năm 1950, đã có sự biến động tương đối nhỏ của lạm phát.
Đến giữa thập niên 60, giả thiết này đã không còn đúng nữa – lạm phát đã trở thành
mối quan tâm chính trong các chính sách kinh tế và dễ dàng nhận thấy lạm phát có liên
quan đến sự phát triển của nền kinh tế.
Đường cong Philips vì thế mà trở thành một phần quan trọng trong việc phân tích
chính sách và các mô hình kinh tế vĩ mô. Các mô hình kinh tế vĩ mô với các yếu tố giá
và lương đã chỉ ra sự đánh đổi khá lớn giữa tỷ lệ lạm phát và mức độ hành vi thực tế.
Mô hình MPS nhấn mạnh rằng mức giá được quyết định bởi giá tăng thêm sau khi
vượt qua chi phí biên và mức lương danh nghĩa trở thành yếu tố quyết định trong chi
phí. Thêm vào đó, mô hình MPS còn tạo ra lợi nhuận dựa vào việc mở rộng độ hữu
dụng và các mức giá cho phép được điều chỉnh dần theo chi phí biên (Ando, 1974,
trang 544,552). Mô hình MPS với đường cong Philips cũng chú trọng đến tỷ lệ lạm
phat do lương dựa vào tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ biến động của mức giá danh nghĩa.
Với 3 giả thiết này, trong nghiên cứu của De Menil và Enzler (năm 1972), thì mô hình
MPS đã chỉ ra kết quả của việc giảm tỷ lệ lạm phát dài hạn từ 5% xuống 0% thì tỷ lệ
thất nghiệp sẽ tăng từ 3,5% lên 7%.


Tính chất đánh đổi giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp đã trở thành trọng tâm trong
chính sách kinh tế vĩ mô cũng như trong việc xây dựng các mô hình kinh tế vĩ mô. Các
nhà tư vấn chính sách rất lo ngại về mối liên hệ giá-lương và mối liên hệ này sẽ dẫn
đến lạm phát ì như trong trường hợp suy thoái năm 1957-58 (Okun, 1969, trang 96;

Okun, 1970, trang 8). Và cùng từ những năm tiếp theo, lạm phát và thất nghiệp luôn
đạt mức chuẩn trong thập niên 50 và 60. Hàm tương quan Philips về mối liên hệ giữa
lạm phát và thất nghiệp cũng thường xuyên được nhắc đến trong suốt những năm 60.
Tuy nhiên các nhà tư vấn kinh tế theo trường phái truyền thống lại khá bi quan về viễn
cảnh duy trì lạm phát.
2.3 Vai trò của chính sách tiền tệ
Những người kế thừa trường phái tân cổ điển đã nhận ra yêu cầu cần phải có sự kiểm
soát tổng cầu trong thực tế. Với mức giá là không đổi trong ngắn hạn, chính sách tiền
tệ sẽ có hiệu quả khá mạnh theo lý thuyết. Nhưng trên thực tế các nhà tư vấn chính
sách lại xem chính sách tiền tệ đóng vai trò khá yếu trong việc hỗ trợ cho chính sách
tài khóa. Thêm vào đó, các nhà kinh tế học cũng xem tác động của lãi suất thị trường
lên các thành phần nhạy cảm với lãi suất của tổng cầu là không quan trọng bằng tác
động của các nhân tố tín dụng trực tiếp (theo Okin, 1969, trang 85-92). Họ cho rằng
chính sách tiền tệ chỉ có hiệu quả ban đầu thông qua ảnh hưởng của nó đối với sự hiện
diện của tín dụng trung gian tài chính, cùng với tác động cũng quan trọng không kém
đi kèm đối với các mức lãi suất thị trường và lãi suất tiền gửi. Và theo đó, đã có một
sự miễn cưỡng áp đặt chính sách ổn định hóa phải là chính sách tiền tệ vì các loại biến
dạng của nó.
Mặc dù miễn cưỡng phải áp dụng chính sách tiền tệ, các nhà thực hành lý thuyết tân cổ
điển vẫn nhận ra chính sách tiền có thể kiềm chế lạm phát. Theo như quan điểm của
Okun đã trình bày: “biện pháp căn bản để kiểm soát lạm phát là phải triệt tiêu hay bù
đắp nguyên nhân gây ra lạm phát bằng cách đưa ra chính sách tài khóa hay tiền tệ có
hiệu quả cắt giảm tổng cầu để tốc độ lưu thông tiền tệ không còn vượt quá giá trị của
hàng hóa”. James Tobin cũng đã phát biểu về việc thắt chặt tiền tệ năm 1966 để ngăn
chặn lạm phát phi mã rằng”trách nhiệm hạn chế tiền tệ là phụ thuộc vào động thái
quyết liệt của Fed”
Vì thế, chính sách tiền tệ trong lý thuyết tổng hợp tân cổ điển được xem là một công
cụ hữu hiệu nhưng sẽ có hạn chế đi kèm khi kiểm soát lạm phát hoặc khi thực hiện
chính sách điều tiết. Trong khi chính sách tiền tệ có thể hạn chế lạm phát về mặt lý
thuyết thì vẫn có quan điểm thực tế cho thấy lạm phát vẫn có thể được khống chế bởi

các nhân tố và động cơ về tâm lý vì thế chính sách tiền tệ chỉ có thể có tác dụng từ từ.
Vì chính sách tiền tệ gây ra nhiều méo mó đối với các thành phần kinh tế nên chính
sách tài khóa vẫn là chính sách phù hợp hơn để kiểm soát chu kỳ kinh tế.
3. Trường phái trọng tiền và các mong đợi hợp lý
Nổi lên từ thập niên 60, trường phái trọng tiền trở thành mối đe dọa cho học thuyết tân
cổ điển. Một phần là vì những người theo trường phái này tự cho mình là những người
kế thừa của lý thuyết số lượng tiền tệ trước Keynes như Irving Fisher và một số người


khác. Phần khác là do những nhà tiền tệ học này đặt ra khá nhiều nghi vấn về học
thuyết tổng hợp ví dụ như tính hiệu quả của chính sách tài khóa và tính ổn định của
đường cong Philips. Trong thập niên 70 và 80, nhiều quan điểm về tiền tệ đã được
thống nhất trong thuyết tổng hợp mở rộng và vì một lý do rất tốt đó là chủ nghĩa trọng
tiền đã trở thành bộ nguyên tắc cho việc tư vấn chính sách thực tế, người ta đã công
nhận nó trong học thuyết tân cổ điển và trường phái này cũng đã được xác định là
nguồn gốc của chu kỳ kinh tế với giả thiết giá cố định trong ngắn hạn. Tuy nhiên, cùng
lúc đó nhận xét của Lucas về chính sách kinh tế lượng vĩ mô và việc đưa phần giới
thiệu về hậu quả của các biến mong đợi phù hợp trong kinh tế vĩ mô đã đặt ra nhiều
nghi vấn hơn cho thuyết tổng hợp tân cổ điển.
Lý thuyết số lượng –trọng tâm của trường phái trọng tiền- đã phân tích về thị trường
tiền tệ theo quan điểm cân bằng giữa cung tiền danh nghĩa và cầu tiền thực tế. Quan
điểm này bao hàm về cơ chế chuyển đổi tiền tệ, về mối quan hệ giữa lạm phát và các
sự kiện thực tế và về vai trò của chính sách tiền tệ.
3.1 Cơ chể chuyển đổi tiền tệ
Phương trình tiền tệ cơ bản là phương trình số lượng như chúng tôi đã giới thiệu với
lưu ý sẽ là phương trình mà chúng tôi sẽ sử dụng trong suốt nghiên cứu của mình.
Theo lý thuyết số lượng, thu nhập danh nghĩa (Yt) là kết quả của khối tiền (Mt) và tốc
độ lưu thông tiền tệ (vt):
log Yt = log Mt + log vt


(3.1)

Các nhà tiền tệ học xây dựng lý thuyết số lượng từ việc xem tiền tệ là nhân tố độc lập.
Họ cũng xây dựng một mô hình kinh tế lượng dựa trên nền tảng khung phân tích của
mình. Mô hình St.Louis của Anderson và Jordan (năm 1968) là phương trình số lượng
đơn giản dựa trên độ trễ được phân bổ với một biến số thay đổi để điều chỉnh kịp thời
với sự thay đổi của cung tiền và cầu tiền.
Quan điểm của cơ chế chuyển đổi tiền tệ là khá nổi bật trong thuyết tổng hợp tân cổ
điển với nội dung chính là xem xét các kênh chuyển đổi chủ yếu là thông qua sự sẵn
có của tín dụng và từ đó là thông qua tác động của lãi suất dài hạn đối với đầu tư. Các
nhà tiền tệ học đều xem hai kênh này là thứ yếu. Họ tập trung vào việc phân tích tiền
tệ hơn là các kênh tín dụng.
Theo Irving Fisher, các nhà tiền tệ học nhận thấy rằng lãi suất danh nghĩa là một thành
phần thực sự và là một yếu tố được xét đến trong lạm phát kỳ vọng. Giống như các
thành phần khác, lãi suất danh nghĩa trong phương trình kỳ vọng được xem là có độ trễ
khá lâu và hay thay đổi. Tuy vậy trong thực tế các nhà tiền tệ học lại xem sự thay đổi
của các mức lãi suất trong dài hạn là phản ánh về bảo hiểm lạm phát và như vậy thì
các mức lãi suất này chỉ có vai trò khá khiêm tốn trong việc đưa chính sách tiền tệ áp
dụng trong thực tế.
3.2 Lạm phát và hoạt động thực tế


Các nhà tiền tệ học cũng phân biệt rất rõ quan điểm của họ về quan hệ giữa lạm phát
và hoạt động thực tế. Đa số các nhà tiền tệ học nhận thức được rằng họ không có một
cơ sở lý thuyết đáng tin cậy nào để dự đoán về sự phân chia trong ngắn hạn của mức
tăng trưởng thu nhập danh nghĩa giữa mức giá (Pt) và sản lượng thực tế (yt) – họ
không có phương trình giá trong ngắn hạn. Theo nhiều cách khác nhau, họ giải thích
về tính không trung lập của tiền tệ trong ngắn hạn là kết quả của việc cố định giá.
Nhưng họ lại thấy rằng tác động của chính sách tiền tệ trong thực tế đối với nền kinh
tế lại khá lâu và có thể thay đổi. Vì vậy họ có xu hướng bổ sung thêm tính chất hay

thay đổi ở mỗi mức độ khác nhau đối với các chính sách được thực hiện bởi lẽ sự kỳ
vọng sẽ quyết định mức giá và lương thay đổi thế nào cho phù hợp với việc bơm tiền.
Những xem xét này càng được làm rõ hơn trong lý thuyết của Friedman (năm 1968),
người đã mô tả về sự điều chỉnh không đầy đủ của các yếu tố kỳ vọng có thể dẫn đến
việc giá và lương thay đổi khá chậm so với sự thay đổi của tiền. Và cùng lúc đó,
Friedman cũng cho rằng lạm phát chấp nhận được sẽ không có ảnh hưởng đến nền
kinh tế trong dài hạn, nghĩa là trong trường hợp những kỳ vọng là đúng với thực tế, vì
sản lượng đầu ra sẽ được quyết định bởi các yếu tố thực tế. Những nhận định của
Friedman đã được minh chứng theo thời gian. Theo bảng số 2, tỷ lệ lạm phát tăng khá
nhanh trong những năm 1970 dù chỉ là với sự thay đổi khá nhỏ của các sự kiện thực tế.
3.3 Vai trò của chính sách tiền tệ
Các nhà tiền tệ học cũng đã nhìn thấy vai trò khác nhau của chính sách tiền tệ. Nghi
ngờ về tính hiệu quả của chính sách trong thực tế, họ tìm cách đưa ra các quy tắc cố
định đơn giản dành cho chính sách. Theo giải thích của Friedman và Schwartz (năm
1963) về cuộc đại suy thoái tưởng tượng, họ tin rằng việc kiểm soát tiền tệ sẽ tránh
được các cú sốc về tiền đối với nền kinh tế, bằng cách đưa ra nguyên tắc lượng tiền sẽ
tăng với tốc độ không đổi theo tốc độ tăng của năng suất lao động (Friedman 1960).
Sau khi tranh luận về lạm phát chấp nhận được sẽ ít có ảnh hưởng đến hoạt động thực
tế, Friedman (năm 1969) đã mô tả về cơ chế tiền tệ dài hạn sẽ dẫn đến giảm phát chấp
nhận được nếu đưa lãi suất danh nghĩa về mức 0 và nền kinh tế được cung ứng một
lượng tiền hợp lý.
Trong thực tế, có sự khác biệt khá quan trọng về vai trò của chính sách tiền tệ trong
chu kỳ kinh tế. Trong khi các nhà tư vấn chính sách của thuyết tổng hợp tân cổ điển
tìm cách duy trì lãi suất của FED không đổi khi chính sách tài khóa thay đổi thì các
nhà tiền tệ học lại cho rằng lãi suất không đổi sẽ gây ra sự dao động trong các hoạt
động kinh tế từ việc thay đổi lượng tiền theo chu kỳ.
3.4 Các kỳ vọng hợp lý
Trở lại trường phái trọng tiền, việc đưa các kỳ vọng hợp lý vào lý thuyết kinh tế vĩ mô
trong những năm đầu của thập niên 70 thoạt nhìn là không nhất quán với thuyết tổng
hợp tân cổ điển. Điều này càng được khẳng định khi John Muth đã xúc tiến giả thiết về

yếu tố kỳ vọng hợp lý khi cho rằng các kỳ vọng của cá nhân là hợp lý vì đây là sự mở


rộng tự nhiên của nguyên lý tân cổ điển về một nền kinh tế là nơi cư trú của các yếu tố
tối đa hóa và hợp lý.
Trong các mô hình cổ điển mới trước đây ví dụ như mô hình của Sargent và Wallace
(năm 1975) cùng với quan điểm của Friedman về sự thay đổi có nhận thức của tiền tệ
sẽ dẫn đến sự thay đổi về giá, và nhận thức nhầm về sự thay đổi của tiền sẽ gây ra
những ảnh hưởng thực tế. Cùng với các kỳ vọng hợp lý, cơ chế trung hòa mạnh mẽ
này dẫn đến tình huống tranh cãi về vai trò của chính sách tiền tệ. Trước tiên, như
phân tích của các nhà tiền tệ học, ngân hàng trung ương sẽ tránh việc gây ra các cú sốc
về tiền. Thứ hai, một loạt các nguyên tắc về tiền sẽ gây ra những xáo trộn như nhau
cho nền kinh tế vì tác động thực tế của các thay đổi nhận thức về tiền sẽ trung hòa với
sự thay đổi của giá.
3.5 Sự tin cậy
Mặc dù kết quả về tính không hiệu quả trong chính sách là dễ thay đổi, nội hàm của
những nghiên cứu xa hơn vẫn chuyển tải khá nhiều phương pháp kinh tế vĩ mô hiện
đại nhất bao gồm khung lý thuyết về giá cố định mà chúng tôi sẽ bàn luận ở bên dưới.
Lý do của việc đưa ra các kỳ vọng hợp lý đã cho thấy rằng tác động của các cú sốc cho
trước không thể được tính toán mà không có sự hiểu biết nào về tính dai dẳng của nó
hoặc rộng hơn là cho những gì mà nó được mong đợi và chuẩn bị từ trước. Quan điểm
này, được Lucas phổ biến mạnh mẽ vào năm 1976, đã làm thay đổi hoàn toàn việc
phân tích chính sách hàm ý rằng một người không thể đoán trước tác động của chính
sách khi mà không tính đến bản chất của cơ chế chính sách khi nó diễn ra.
Sargent (năm 1986) đã cột chặt những ý kiến này một cách khá rõ với bản chất của
quá trình lạm phát khi nói rằng:”lạm phát dường như chỉ có cái đà của chính nó. Thực
tế là chính sách của chính phủ trong dài hạn về thực hiện mức thâm hụt cao và tạo tiền
với tốc độ lớn mới tham gia vào đà phát triển của tỷ lệ lạm phát”. Nhìn lại một loạt
các giai đoạn lịch sử ở các quốc gia cố gắng giảm tỷ lệ lạm phát đang ở mức cao, ông
cho rằng chi phí của việc hạn chế lạm phát – với sản lượng cho trước - sẽ nhỏ hơn

nhiều nếu cam kết của chính phủ trong việc kiểm soát lạm phát là đáng tin cậy hơn
nhiều so với việc không cam kết. Tuy nhiên mô hình kinh tế vĩ mô cổ điển mới lại cho
rằng độ đáng tin cậy là không có tầm quan trọng gì lớn. Trong mô hình đó, ý định
tương lai của ngân hàng trung ương là rất quan trọng đối với sự tăng lên của giá bởi vì
ý định này ảnh hưởng đến lạm phát kỳ vọng nhưng những ý định này lại chẳng có liên
quan gì nhiều với các hoạt động thực tế cũng như các sự nhận thức chính xác về
chúng. Hệ quả là, trong khi các ngân hàng trung ương xem tín dụng là quan trọng thì
họ lại vẫn miễn cưỡng áp dụng mô hình kinh tế vĩ mô mới để phân tích về các vấn đề
của chính sách tiền tệ.
4. Chu kỳ kinh tế thực tế
Mặc dù các kỳ vọng hợp lý được đưa vào lý thuyết kinh tế vĩ mô để nghiên cứu về mối
liên hệ giữa biến danh nghĩa và thực tế thì những ứng dụng của chúng vẫn nằm ngoài
khuôn khổ của chương trình nghiên cứu về chu kỳ kinh tế thực tế. Tính trung hòa tiền


tệ được xây dựng trong mô hình RBC đã ngăn ngừa việc áp dụng chúng trong các
phân tích chính sách kinh tế vĩ mô được thực hiện. Nhưng chúng tôi vẫn xem tính
logic của mô hình RBC là phần trung tâm của Thuyết tổng hợp tân cổ điển. Một lý do
là vì chương trình RBC đã xây dựng các mô hình mà ở đó các chính sách thay thế có
thể được so sánh trên nền tảng của các công cụ đo lường độ hữu dụng hoặc chi phí hơn
là căn cứ về các mục tiêu được quảng bá. Một lý do khác là khung lý thuyết của RBC
cho phép việc phân tích về chính sách và các cú sốc khác trong bối cảnh của một hệ
thống cụ thể với các nhân tố ngẫu nhiên nổi bật nhằm đưa ra lý do phải có các kỳ vọng
hợp lý. Chương trình RBC đã thống nhất và xác định rõ các thành phần có liên quan
vốn là trọng tâm của kinh tế vĩ mô như hành vi tiêu dùng, đầu tư và cung ứng lao động
và trong quá trình đó nó cũng làm rõ những nhân tố quyết định đến lãi suất thực tế.
Cuối cùng, các mô hình RBC đưa ra những điểm sáng về bản chất của tính không
trung hòa có lặp lại trong các mô hình NNS đồng thời mô tả các kết quả đầu ra khi
thực hiện chính sách tiền tệ trung hòa
4.1 Các nhân tố quan trọng của mô hình RBC

Hướng tiếp cận của RBC sử dụng các mô hình cân bằng tổng quát thực tế để nghiên
cứu về các hiện tượng kinh tế vĩ mô. Một thành phần quan trọng của mô hình này đó là
áp dụng phương pháp tối ưu hóa liên thời gian đối với tiêu dùng và cung lao động.
Một cách tiếp cận khác đó là cũng sử dụng phân tích liên thời gian tương tự đối với
đầu tư và cầu lao động, xuất phát từ quyết định tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Kế hoạch của hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ được cân bằng với nhau và tại điểm cân
bằng đó sẽ xác định số lượng hàng hóa và giá cả.
4.2 Các cú sốc về năng suất lao động
Nội dung của RBC tập trung vào việc nghiên cứu hành vi của nhà kinh tế học vĩ mô về
tính chu kỳ của hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Với sự hỗ trợ của Prescott (năm
1986) và Plosser (năm 1989), thì mô hình RBC căn bản được xem là có khả năng tạo
ra chu kỳ kinh tế giống nhau cho nền kinh tế Mỹ và các nền kinh tế khác khi các nền
kinh tế này được vận hành theo hướng của Solow. Với mục đích làm rõ những tàn dư
này và để bàn luận về các vấn đề khác ở bên dưới, chúng tôi xác định hàm sản xuất là
không đổi theo quy mô lao động (n) và vốn (k) và hàm này chỉ thay đổi theo thời gian
khi có các cú sốc về hiệu quả sử dụng (a):
yt = atF(nt,kt) (4.1)
Trong mô hình RBC, những thay đổi về hiệu quả sử dụng có 2 ảnh hưởng đối với sản
lượng đầu ra. Một là chúng làm sản lượng tăng hay giảm hơn như trong phương trình
đạo hàm nổi tiếng của Solow
dyt/yt = (sndnt/nt + skdkt/kt) + dat/at

(4.2)

trong đó sk và sn là sự chia sẻ về nhân tố lao động và vốn. Tuy nhiên, các cú sốc về
hiệu quả sử dụng cũng có ảnh hưởng khác lên hành vi kinh tế vĩ mô vì chúng tác động
đến kế hoạch sản phẩm biên (cầu về yếu tố sản xuất). Các hệ số biên tế này tác động
qua lại đối với động cơ ổn định trong tâm trí hộ gia đình nhằm điều tiết với phản ứng



của nền kinh tế. Và như thế sẽ có một sự tăng tạm thời trong năng suất hiện tại, ví dụ
như làm cho hộ gia đình cảm thấy mong muốn làm việc hơn (giảm thiểu thời gian
nhàn rỗi) và đầu tư nhiều hơn (để trì hoãn tiêu dùng trong hiện tại). Trong mô hình
RBC, các cơ chế này cũng giải thích điều đó ví dụ như tính lặp lại của yếu tố lao động
đầu vào và phản ứng với cường độ lớn trong đầu tư. Hướng tiếp cận của RBC buộc 1
nhà nghiên cứu phải giải thích được phản ứng của nền kinh tế vĩ mô thông qua hiệu
ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập của hộ gia đình.
Một câu hỏi lớn về hướng tiếp cận theo RBC đã trở thành công cụ đo lường các cú sốc
về năng suất lao động cụ thể là câu hỏi liệu rằng phương pháp của Solow có đo lường
sai lệch các yếu tố đầu vào hay không. Các nghiên cứu trả lời cho câu hỏi này với nội
dung tập trung vào việc tối ưu hóa nhân tố vốn bao gồm nghiên cứu gần đây của
Burnside, Eichenbaum và Rebelo (năm 1995) đã đề cập đến việc cắt giảm các biến dư
trong mô hình Solow vì vậy các thành viên đi theo học thuyết RBC có thể lo lắng rằng
có khá ít hạn chế còn sót lại khi sử dụng các cú sốc về hiệu quả sản xuất.

4.3 Hợp lý hóa độ co dãn cao của cung
Bằng việc chú trọng đến mặt cung, các nhà nghiên cứu theo RBC đã làm nảy sinh khá
nhiều nghi vấn, một trong số các nghi vấn căn bản nhất đó là liệu biến số cung lao
động ở mức cao được giả định trong mô hình RBC đã được kiểm chứng hay chưa?
Các mô hình RBC trước đây đã giả thiết rằng tổng cung về lao động sẽ chỉ thay đổi khi
mỗi lao động (thành viên đại diện) thay đổi số giờ làm việc của họ. Giả thiết này là
không nhất quán với minh chứng trong kinh tế vi mô về cung lao động.
Tuy nhiên trải qua một giai đoạn của chu kỳ kinh tế đã có sự thay đổi lớn trong nỗ lực
làm việc. Như Bảng 1 đã minh họa và so sánh giữa mục (a) và (c) thì phần lớn sự thay
đổi này xuất phát từ việc thay đổi số lượng lao động hơn là số giờ làm việc của một lao
động. Những bổ sung quan trọng của mô hình RBC căn bản đã được xây dựng thêm
như động lực để thúc đẩy lực lượng lao động, làm cho năng suất lao động tăng cao và
cung lao động co dãn nhiều trong khi vẫn duy trì độ co dãn vi mô nhỏ. Các nghiên cứu
gần đây cũng cho thấy sự tối ưu hóa về yếu tố vốn, với việc cung ứng các dịch vụ vốn
cực kỳ nhạy cảm với những thay đổi về giá để tăng độ hữư dụng của vốn theo chu kỳ.

Tóm lại, mô hình RBC hiện đại đã mô tả về một nền kinh tế vĩ mô cực kỳ nhạy cảm
với những cú sốc thực tế. Hall (1991) cũng đã chỉ ra nhiều hướng tiếp cận liên quan
đến chu kỳ kinh tế đòi hỏi một nền kinh tế có sự thay thế có giống như những gì mà
các nhà nghiên cứu RBC đề cập đến.
4.4. Tiền tệ trong các mô hình RBC
Trong chương trình nghiên cứu trước đây của RBC, thị trường tiền tệ đã được thêm
vào để khám phá mối quan hệ có tính chu kỳ giữa tiền tệ và sản lượng đầu ra mà mối
quan hệ này thường nảy sinh nếu các cú sốc về năng suất lao động trở thành nhân tố
tác động chính (King và Plosser, 1984). Trong giai đoạn nghiên cứu sau này, người ta


cũng đã tìm ra ảnh hưởng của thuế lạm phát (Cooley và Hansen, 1989). Từ nghiên cứu
này và các công trình khác trong suốt 1 thập niên vừa qua, các nhà kinh tế vĩ mô đã
công bố một số kết luận mà họ đã tìm ra. Trước tiên, là các biến nội sinh trong cung
tiền nảy sinh khi có các động thái liên kết giữa các ngân hàng tư nhân với cơ quan tiền
tệ ít nhất cũng giải thích phần nào về mối liên hệ chu kỳ giữa tiền tệ và sản lượng đầu
ra. Thứ hai, trong khi các dạng mô hình RBC được thực hiện trong thị trường tiền tệ có
thể giải thích về mặt nguyên lý mối liên hệ giữa tiền tệ và sản lượng đầu ra thì những
mô hình này lại không giải thích rõ về biến chu kỳ trong thực tế và các mức lãi suất
danh nghĩa (Sims, 1992), cụ thể là các mô hình này cho rằng có thể là chu kỳ chứ
không phải là các cú sốc về năng suất lao động làm xuất hiện biến tham số về tiền.
Thứ ba, các kết quả dự báo của các biến chu kỳ đối với lạm phát kỳ vọng sẽ có số
lượng khá nhỏ trong mô hình giá linh hoạt nếu cầu tiền được xác định thông qua tiền
mặt trả trước hoặc thông qua kỹ thuật giao dịch hiện tại. Điều này có nghĩa là vì mục
tiêu nghiên cứu chu kỳ kinh tế, một mô hình RBC với cơ chế tiền tệ hiện tại sẽ hiệu
quả hơn nhiều so với một mô hình RBC với hàm cầu tiền được bổ sung thêm sau khi
có phân tích về điểm cân bằng tổng quát trên thực tế.
4.5 Phân tích về lạm phát có thể chấp nhận được
Các nghiên cứu về chi phí lạm phát cố định được thực hiện sau khi khối rubic RBC
đưa ra các nhận định tổng quan về lợi ích của việc hạ thấp lạm phát. Một nghiên cứu

cơ bản trong lĩnh vực này là của Lucas (1993), ông đã tính toán được chi phí phúc lợi
của tỷ lệ lạm phát 7% có thể chỉ bằng 1% giá trị sản lượng khi áp dụng mô hình cầu
tiền sử dụng biến thời gian mua sắm. Vì kỹ thuật giao dịch trong nghiên cứu của Lucas
không đáp ứng được mức độ cân bằng của tiền mặt nên hầu hết các kết quả nghiên cứu
của ông ta về việc giảm lạm phát theo cấp độ của Friedman (1969) đều thể hiện là kết
quả của hiện tượng giảm phát. Tuy nhiên, khi ước lượng các tham số của mô hình biến
thời gian mua sắm cùng với dữ liệu thường niên của Mỹ từ năm 1915 đến năm 1992,
Wolman (1996) đã kết luận rằng kinh nghiệm của nước Mỹ dường như khá thống nhất
với kỹ thuật giao dịch và mức độ thỏa mãn sự cân bằng của tiền mặt. Mô hình cầu tiền
thay thế này cũng đưa ra những lợi ích tương tự của việc giảm lạm phát nhưng phần
lớn là đề cập đến tỷ lệ lạm phát ở mức 7% và 0%.
4.6 Chính sách tài khóa và những cú sốc tài khóa trong lý thuyết RBC
Chủ đề quan trọng khác của phân tích RBC đó là nghiên cứu về chính sách tài khóa và
sự thay đổi tài khóa ảnh hưởng đến điểm cân bằng tổng quát. Trong mô hình RBC,
những thay đổi về thuế suất có tác động mạnh mẽ đến hoạt động thực tế. Cụ thể là các
biến số về thu nhập khả dụng hoặc thuế doanh thu đều ảnh hưởng đến các nhân tố sau
thuế như là lao động và vốn, kể cả những yếu tố từ hàng hóa cho đến thời gian đều ảnh
hưởng đến số giờ công lao động và đầu tư mà một cá nhân lựa chọn. Ví dụ như mức
lương thực tế sau thuế sẽ là


(4.3)
Trong đó là thuế suất ở thời điểm t và wt là mức tiền lương thực tế tại thời điểm t.
Theo đó, từ mức lao động biên, thuế hoạt động tương tự một cú sốc về năng suất lao
động. Do vậy, những thay đổi trong thuế thu nhập đã có ảnh hưởng rõ ràng trong mô
hình RBC.
Các nghiên cứu của RBC về các cú sốc tài khóa tại Mỹ, như nghiên cứu của
McGrattan (1994), đã đi đến một kết luận khá chắc chắn. Những thay đổi trong thuế
suất có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của nền kinh tế nhưng vì sự thay đổi trong số
liệu về vốn và mức thuế thu nhập của Mỹ trong các chu kỳ kinh tế là khá nhỏ nên

những cú sốc về thuế này không có tác động gì lớn đến sự thay đổi của chu kỳ kinh tế.
Tuy vậy, chúng tôi vẫn nhận thấy ở bên dưới là những thay đổi tăng thêm này là do
thuế nằm ở dưới hình thức bay hơi theo chu kỳ tiềm ẩn.
5. Kinh tế học của New Keynes
Phương pháp luận trong kinh tế vĩ mô của New Keynes được đưa ra để giải quyết mâu
thuẫn của các nhà tiền tệ học và để trả lời cho câu hỏi căn bản trong nhận xét của
Lucas và để thay thế cho mô hình giá linh hoạt trong phân tích của RBC. Bài viết của
chúng tôi về chương trình nghiên cứu mở rộng này được chia làm 3 phần. Trước tiên
chúng tôi sẽ tóm tắt các nghiên cứu của Gordon (1982) và Taylor (1980). Sau đó
chúng tôi sẽ bàn luận về những vấn đề cơ bản trong kinh tế vi mô của New Keynes
trong đó điểm sáng nhất trong luận điểm của ông là vấn đề cạnh tranh độc quyền và
điều chỉnh giá không đổi. Cuối cùng, chúng tôi tập trung vào việc điều chỉnh mức giá
tối ưu trong bối cảnh năng động.
5.1 Các mô hình New Keynes thế hệ đầu tiên
Trong các mô hình New Keynes thế hệ đầu tiên, Gordon (1982) và Taylor (1980) đã
hiện đại hóa đặc điểm của khối giá-lương kết hợp với quan điểm về tiền tệ và mong
đợi hợp lý.
5.1.1 Phương trình giá của Gordon
Về mặt kinh nghiệm, Gordon (1982) đã ước lượng sự thay đổi về giá bằng việc sử
dụng yếu tố ngoại sinh gần với tiền của cầu tiền danh nghĩa. Để tránh xem xét riêng
tiền lương danh nghĩa vì ông cho rằng đặc điểm của tiền lương danh nghĩa cũng tương
tự như đặc điểm của giá, Gordon đã ước lượng phương trình giá của mình như sau:
πt = λ(L)πt-1 + G(logYt – logYt-1) + pst + ƞt

(5.1)

Trong đó πt = log Pt – log Pt-1 là tỷ lệ lạm phát, λ(L) là hàm đa thức của biến độ trễ ,
log Yt – log Yt-1 là mức tăng thu nhập danh nghĩa, pst theo dõi tác động của các cú sốc
về giá quan sát và ƞt là sai số.



Gordon giải thích hệ số λ(L) cho biết mức giá điều chỉnh như thế nào theo mức thu
nhập danh nghĩa trong dài hạn và mức “tỷ lệ tự nhiên” của hoạt động thực tế. Có 3
phát hiện trong khảo sát của Gordon: một là có một giá trị khá nhỏ của G trong
phương trình giá. Bằng việc ước lượng một phần tư các phương trình giá trong số liệu
của gần một thế kỷ và rất nhiều các mẫu khác nhau, Gordon đã tìm thấy các hệ số độ
dốc trong phạm vi của G là 0.10, hệ số này cho thấy sản lượng đầu ra có ảnh hưởng
khá nhỏ đối với giá và được tính bằng G/(1+G) = 0.09. Thứ hai là độ trễ được ước
lượng là khá quan trọng đối với phương trình giá: độ trễ trung bình giữa giữa giá và
sản lượng đầu ra có thể là hơn 1 năm. Gordon giải thích điều này như một minh chứng
về việc điều chỉnh dần của giá đối với những thay đổi trong chi phí danh nghĩa.
Tuy nhiên, Gordon cũng tìm thấy những thay đổi đáng kể trong các tính toán của mình
khi chia số liệu của 90 năm thành 3 hoặc nhiều hơn 3 giai đoạn nhỏ. Trong mẫu ban
đầu từ năm 1892 đến năm 1929 đã có sự thay đổi quan trọng trong tác động của thu
nhập danh nghĩa trong suốt thời kỳ chiến tranh 1915-1922. Cụ thể là hệ số ước lượng
về thu nhập danh nghĩa đã tăng về cơ bản, với sự khác biệt về mức tăng của thu nhập
danh nghĩa kỳ vọng là G = 0.47 và mức tăng của thu nhập danh nghĩa ngoài kỳ vọng
là G = 0.25. Các yếu tố của các cú sốc về cung – như là năng lượng và giá hàng hóa
dịch vụ- đã tăng đáng kể trong mẫu giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ 2. Cuối
cùng là tổng các hệ số về lạm phát, , đã tăng về cơ bản từ 0.4 trong suốt giai đoạn từ
1892-1929 đến hơn 1 trong giai đoạn từ 1954-1980.
5.1.2 Phương pháp thiết lập lương theo kỳ vọng hợp lý của Taylor.
Mô hình khó nhất trong số các mô hình kinh tế vĩ mô về kỳ vọng hợp lý của New
Keynes thế hệ đầu tiên là mô hình của Taylor (1980). Theo thuật ngữ hiện đại, quan
điểm của Taylor đó là doanh nghiệp và lao động của mình thiết lập một mức tiền
lương cố định trong suốt thời gian của hợp đồng thời kỳ J. Những mặc cả về lương
được giả định là không đáng kể trong suốt thời gian 1/J của các hợp đồng được ký cho
mỗi giai đoạn. Phương trình toán học đơn giản nhất của mô hình thiết lập lương của
Taylor như sau. Mức lương danh nghĩa được thiết lập ở thời kỳ t, log W*t, phụ thuộc
vào mức giá bình quân được kỳ vọng trong hợp đồng,


trên việc thắt chặt thị trường lao động bình quân [đó là
trong đó et là sự thắt chặt của thị trường lao động ở thời kỳ t và h kiểm soát lương
theo sự thắt chặt này và trên cú sốc về lương (vt):
(5.2)


Taylor (1980) đã đưa ra mô hình kinh tế vĩ mô rất đơn giản nhằm tập trung vào kết quả
của hành vi thiết lập lương. Trước tiên, Taylor nhấn mạnh rằng mức giá là mức lương
trung bình giản đơn, do nhà độc quyền xác lập dựa trên chi phí biên không đổi với một
mức lợi nhuận được lựa chọn cố định.

log Pt =

(5.3)

Thứ hai, cũng giống như Gordon (1982), Taylor đã đưa ra giả định về tiền tệ là chi phí
danh nghĩa có thể được quyết định bởi một phương trình số lượng. Thứ ba là Taylor
giả thiết rằng sự thắt chặt của thị trường lao động có liên quan đến sản lượng đầu ra: et
= g1 log yt. Thứ tư, Taylor giả định quy tắc về khối tiền thay đổi trong chính sách tiền
tệ, nghĩa là
log Mt = g2 log Pt*

(5.4)

Cùng với các mô hình kỳ vọng hợp lý của thuyết tân cổ điển trước đây, mô hình kỳ
vọng hợp lý của Taylor đòi hỏi phải có sự chú trọng về hành vi của người thực thi
chính sách tiền tệ. Thay vì để cho cơ quan tiền tệ trở thành nguồn gốc thúc đẩy chu kỳ
kinh tế, ông xem điều này là sự điều chỉnh khối tiền tệ theo giá với hệ số phản ứng g2.
5.1.3 Chu kỳ kinh tế và hàm ý chính sách trong mô hình của Taylor

Có 4 hàm ý trong mô hình của Taylor. Đầu tiên là, Taylor tạo ra một mẫu dưới dạng
cái bướu về các đặc tính của sản lượng đầu ra theo chu kỳ (thất nghiệp) nhằm phản
ứng với các cú sốc về lương vt trong đó Taylor cho rằng đó là phương pháp của sự
thành công bởi vì một số nhà nghiên cứu kinh nghiệm đã ước tính các mô hình chuỗi
thời gian có chứa kết quả này. Thứ hai, Taylor chỉ ra rằng quy định về chính sách có
ảnh hưởng đến sự thay đổi của các hoạt động thực tế. Thứ ba, Taylor nhấn mạnh về
việc có sự đánh đổi chính sách tiền tệ mới giữa biến số sản lượng và biến số lạm phát
trong mô hình của mình, thậm chí là khi đang tồn tại giả định là không có sự đánh đổi
trong dài hạn giữa tỷ lệ lạm phát và mức sản lượng. Nếu những thay đổi về tốc độ của
tiền là nhỏ thì ngân hàng trung ương có thể xóa bỏ biến số thực tế bằng cách thiết lập
sự thay đổi về giá (g2 tiến gần đến 1), nhưng điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi lớn
hơn trong mức giá. Thứ tư, ông chỉ ra rằng các biến số kỳ vọng hợp lý thực sự rất có ý
nghĩa – do phản ứng của nền kinh tế với các cú sốc và do việc đưa ra các quy định
trong chính sách tiền tệ- bằng cách so sánh những kết quả của ông với những người
nghiên cứu về kỳ vọng ngoại suy.
Quan trọng là các mô hình kỳ vọng hợp lý về giá và lương cố định như của Taylor
cũng giải thích cho những phát hiện của Gordon, ít nhất là về mặt quy mô. Độ trễ của
lương và giá danh nghĩa là những biến số quốc gia quan trọng trong các mô hình này,
nó phản ánh sự điều chỉnh dần dần đối với các cú sốc danh nghĩa và thực tế. Hơn nữa
tác động của các nhân tố ngoại sinh trong thu nhập danh nghĩa phụ thuộc phần lớn vào


việc những nhân tố này được kỳ vọng trong bao lâu vì phương trình (5.2) chỉ ra rằng
kỳ vọng về giá có vai trò quan trọng trong việc thiết lập tiền lương.
Khi kết hợp các kết quả nghiên cứu của mình vào các mô hình kinh tế lượng vĩ mô lớn
hơn về việc điều chỉnh giá từ từ, mô hình lý thuyết của Taylor đã có ảnh hưởng rộng
lớn. Nhưng cùng thời điểm đó không có sự dễ dàng nào trong các mô hình tiền lương
của Taylor. Cụ thể là ở Mỹ chỉ có một tỷ lệ khá nhỏ lực lượng lao động tuân theo các
hợp đồng đa thời hạn. Thêm vào đó, các nền tảng lý thuyết của kinh tế vi mô về quá
trình thiết lập lương lại không có đầy đủ.

5.2 Các mô hình New Keynes thế hệ thứ hai
Trong bước tiếp theo của nghiên cứu của mình, các nhà kinh tế học New Keynes đã
thay đổi vị trí cố định danh nghĩa từ lương sang giá cả. Trong nghiên cứu mới này, các
doanh nghiệp định giá được xây dựng như các nhà cạnh tranh độc quyền. Mô hình
cạnh tranh hoàn hảo được dùng để giải thích tác động của sản lượng thực tế đối với
tiền tệ khi giá tuân theo chi phí điều chỉnh để tạo nên các cơ chế khuếch đại khác nhau
và để làm rõ phí tổn xã hội tiềm ẩn trong chu kỳ kinh tế.
5.2.1 Các mô hình cạnh tranh độc quyền
Trong suốt thập niên 80, hàm ý cạnh tranh độc quyền đã được khai thác trong rất nhiều
các lĩnh vực bao gồm tăng trưởng kinh tế, thương mại quốc tế và tài chính và kinh tế
vĩ mô. Trong mỗi lĩnh vực, lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo đã giữ lời hứa sẽ tìm
hiểu về các vấn đề đang nảy sinh từ khung lý thuyết cạnh tranh. Trong kinh tế vĩ mô,
lý thuyết cạnh tranh độc quyền là rất quan trọng để phân tích về cách xác định giá của
doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh tiêu chuẩn, các doanh nghiệp xem giá thị
trường là cho trước và điều chỉnh số lượng để đáp lại sự biến động của giá và chi phí.
Ngược lại, trong Blanchard và Kitoyaki (1987) và Rotemberg (1987), các doanh
nghiệp là những nhà cạnh tranh độc quyền và xác định giá để tối đa hóa lợi nhuận. Các
nghiên cứu này xem tiêu dùng là tổng của một loạt các loại hàng hóa khác nhau, ct =
[ʃ01ct(z)1-1/ϵdz] (ϵ-1)/ϵ . Một doanh nghiệp cụ thể đang sản xuất sản phẩm z sẽ đối diện với
độ co dãn hoàn toàn của cầu
ct(z) =

(5.5)

Sẽ thay đổi theo mức giá chung và tổng cầu tiêu dùng. Đầu tư và mức chi tiêu của
chính phủ có thể được xét tương tự với tổng các loại sản phẩm như trong phương trình
(5.5) đã thay ct là hệ số đo lường tổng cầu. Dạng ngầm của chỉ số giá (hoàn hảo) cùng
với tổng chi phí là
Pt =


(5.6)

Theo đó, với một mức chi phí biên danh nghĩa là Ψt , một doanh nghiệp sẽ xác định giá
tại mức lợi nhuận không đổi vượt qua chi phí biên, Pt(z) = [ϵ/(ϵ-1)]Ψt chính là lợi
nhuận được tính từ công thức thông thường. Vì vậy, cạnh tranh độc quyền đã chỉ rõ
làm sao một doanh nghiệp xác định mức giá của mình và mức giá này là cao hơn so


với chi phí biên. Lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo thì lại không giải thích được về
sự cố định danh nghĩa.
5.2.2 Kết hợp với mô hình cố định danh nghĩa
Ở khía cạnh kinh tế vi mô, giá danh nghĩa không đổi là một đặc trưng trong cuộc sống
hàng ngày của chúng ta. Vì vậy, nếu chúng ta đang muốn phát triển “các nền tảng vi
mô cho kinh tế học vĩ mô” thì điều quan trọng là phải có các mô hình giải thích được
hoạt động của giá đang quan sát. Cách giải thích trực tiếp nhất đó là chi phí thực tế của
việc thay đổi giá danh nghĩa –chi phí thực đơn- là khá nhỏ nếu tính theo giá cố định.
Một câu hỏi mở là liệu các chi phí thực đơn nhỏ có thể dẫn đến việc cố định giá của
hàng hóa cụ thể nào đó không đặc biệt là trong trường hợp lạm phát dương. Trong hầu
hết các phần của mô hình New Keynes, việc điều chỉnh gián đoạn và thi thoảng của
giá cả đơn giản chỉ là một đặc trưng của môi trường được giải thích theo các cách
nhiều hoặc ít kỹ lưỡng hơn. Trong bài báo này, với bối cảnh đó, chúng tôi ít tập trung
vào lý do tại sao giá có thể được xác định từ trước mà chủ yếu là tập trung vào nội
dung điều chỉnh giá riêng biệt một cách rời rạc và thi thoảng theo hành vi của mức giá
chung và các hoạt động kinh tế trong thực tế.
5.2.3 Nguyên nhân và hậu quả của chu kỳ kinh tế
Các nhà kinh tế học New Keynes cũng nhấn mạnh rằng lý thuyết cạnh tranh không
hoàn hảo là khá quan trọng trong tác động của tiền đối với sản lượng nếu giá danh
nghĩa là cố định. Để nhìn thấy hiệu quả của tranh luận này, chúng ta hãy nghĩ về
trường hợp cạnh tranh hoàn hảo. Nếu cầu tăng nhưng giá vẫn không đổi thì doanh
nghiệp sẽ không phản ứng gì cả, cho dù nó có nhìn thấy khách hàng tiềm năng ở bất cứ

đâu. Ngược lại, nếu giá vẫn cố định ở mức vượt ra khỏi chi phí biên thì người ta mong
đợi doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng của mình khi cầu tăng. Trường hợp dễ thấy nhất là
nếu chi phí biên không có liên quan gì với sản lượng của doanh nghiệp thì khi đó chi
phí này sẽ bù đắp tất cả những thay đổi của cầu mà không hề làm giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp. Thậm chí là nếu chi phí biên tăng cùng với sản lượng, kể cả ở mức độ
doanh nghiệp hoặc ở điểm cân bằng tổng quát, thì nó vẫn tiếp tục sinh lời để thỏa mãn
cầu miễn là giá vượt qua mức chi phí biên. Để trả lời cho việc mở rộng kinh tế tổng
quát – ct tăng trong phương trình (5.5) ở trên – thì chi phí biên tăng là hợp lý bởi vì các
doanh nghiệp phải trả một mức lương thực tế cao hơn để bảo đảm lao động đầu vào sẽ
sản xuất thêm sản lượng đầu ra. Vì thế, các lý thuyết của New Keynes đặc biệt nhấn
mạnh tầm quan trọng của những thay đổi mang tính chu kỳ trong tiền lương thực tế và
chi phí biên.
Cũng với nội dung liên quan, phân tích New Keynes cũng đưa ra một loạt các kết luận
về phân tích phúc lợi trong chu kỳ kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh độc quyền,
sức mạnh thị trường của doanh nghiệp có nghĩa là mức việc làm và sản lượng bình
quân là rất thấp. Phân tích New Keynes vì thế đã cung cấp một tài khoản kết hợp về
mong muốn mở rộng nền kinh tế hiện tại trong bối cảnh các chính sách tiền tệ không
nhất quán về mặt thời gian (Barro và Gordon, 1983). Hơn nữa, các nhà hoạch định


chính sách tiền tệ sẽ không phân biệt được những thay đổi ngắn hạn của việc làm nảy
sinh từ việc thay đổi tiền tệ khi giá là cố định. Lưu ý là tỷ lệ việc làm và sản lượng
giảm là kết quả của chính sách tiền tệ hẹp đã hạ thấp phúc lợi của cá nhân bằng cách
gia tăng những biến dạng của độc quyền.
5.2.4 Nguồn gốc và hàm ý của cạnh tranh độc quyền
Tất nhiên là có một loạt các động cơ kinh tế tương thích với thị trường độc quyền. Đối
với chúng tôi, động cơ chính đáng nhất đó là các doanh nghiệp phải đối mặt với chi
phí cố định quan trọng bao gồm tổng chi phí thực hiện.Vì thế hàm sản xuất được viết
lại như sau
yt = a t


(5.7)

Trong đó Ф là chi phí cố định được giả định là bao gồm những yêu cầu về chuyên
môn hóa sản xuất và những thay đổi về công nghệ liên quan đến sản phẩm cuối cùng.
Với hàm sản xuất như vậy, doanh nghiệp đại diện có mức chi phí biên không đổi (với
giá cả đầu vào cho trước) và chi phí bình thấp.
Hall (1988) chỉ ra rằng đạo hàm của Solow là
= (1+ϕ) (

(5.8)

Trong đó sn và sk là tổng mức chi phí và ϕ là tỷ lệ chi phí sản xuất chung với chi phí
biến đổi. Phân thức này nhấn mạnh kết quả của chi phí thực hiện. Trước tiên, biến dư
của Solow chuẩn thay đổi theo chu kỳ kinh doanh kể cả khi không có các cú sốc về
năng suất lao động. Thứ hai, là có một động cơ khuếch tán để khi lao động thay đổi
1% thì sản lượng đầu ra thay đổi (1+ ϕ ) sn%.
Lý thuyết New Keynes cho phép đưa ra nhiều giả định về bản chất và sự mở rộng của
thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Nếu không có lợi nhuận độc quyền thuần túy
thì phần tăng thêm của giá sau khi vượt qua chi phí biên phải bù đắp được chi phí sản
xuất chung nghĩa là chúng ta phải có µ = 1+ ϕ bình quân như chúng tôi đã giả định
trong suốt phần thảo luận của mình. Trong các bài tập định lượng ở bên dưới chúng tôi
thấy cần phải tính đến điểm giá trị lợi nhuận vững chắc của ngành. So với các nghiên
cứu khác gần đây, chúng tôi tính ra giá trị này là nhỏ, µ = 1.1, tương ứng với lợi
nhuận thuần là 10% và độ co dãn của cầu là 11. Chúng tôi xác định hệ số này vì hai lý
do. Lý do thứ nhất là người ta đã thống nhất với nhau về lợi nhuận trong ngành xây
dựng và ngành dịch vụ xe máy nghĩa là mức lợi nhuận trong khoảng từ 7% đến 15%
theo các hợp đồng và hóa đơn doanh thu. Lý do thứ hai là người ta cũng đã nhất quán
về các nghiên cứu thực nghiệm chi tiết của Basu và Fernald (1997).



5.3 Các mô hình thiết lập giá nổi bật
Các mô hình về thiết lập giá dựa trên chi phí thực tế không đổi khi giá danh nghĩa thay
đổi được xây dựng trước tiên vào đầu thập niên 1970. Trong các mô hình này, các
doanh nghiệp lựa chọn độ lớn và thời gian cho việc điều chỉnh giá của mình để phản
ứng lại những tình huống của nền kinh tế như tỷ lệ lạm phát bình quân và giai đoạn
của chu kỳ kinh tế. Hướng tiếp cận xác lập giá phụ thuộc vào tình huống này là khá
hấp dẫn theo quan điểm của kinh tế vi mô bởi vì (1) là người ta đã quan sát thấy các
doanh nghiệp điều chỉnh gía của mình theo độ dài ngẫu nhiên của khoảng thời gian
không thường xuyên và (2) là các doanh nghiệp có khả năng điều chỉnh giá khi có các
cú sốc lớn đến thị trường của họ hoặc khi có lạm phát. Tuy nhiên rất khó để chứng
minh việc đưa sự điều chỉnh giá này vào các mô hình kinh tế vĩ mô đầy đủ. Caplin và
Leahy (1991) đã chỉ ra rằng kết quả là quan trọng nhưng vẫn cần có sự đơn giản hóa
để khắc họa điểm cân bằng cạnh tranh không hoàn hảo với việc điều chỉnh gía bao
gồm hạn chế trong quy định của ngân hàng trung ương, trong hành vi người tiêu dùng
và trong bản chất của cầu tiền. Vì vậy, trong khi giá phụ thuộc vào tình huống là tự
nhiên thì các mô hình hiện tại vẫn khó phù hợp với các phân tích thực nghiệm hoặc là
với các cuộc kiểm tra về quy định trong chính sách tiền tệ thay thế. Vì lý do này, điểm
nhấn trong lý thuyết New Keynes đó là các quy định về điều chỉnh giá phụ thuộc vào
thời gian khá chú trọng đến việc các doanh nghiệp có các cơ hội ngoại sinh để điều
chỉnh giá.
5.3.1 Phương pháp liên thời gian để xác định giá
Theo Calvo (1983), chúng tôi nhận thấy cách thức một doanh nghiệp sẽ lựa chọn giá
hiện nay đó là nó sẽ phải giữ giá đó không đổi trong một khoảng thời gian nhất định
nào đó. Để minh chứng cho nhận định này, chúng tôi sử dụng lưu ý và cấu trúc trong
một nghiên cứu gần đây về việc định giá theo thời gian và tình huống. Như trong mô
hình cạnh tranh không hoàn hảo ở trên, chúng tôi có thể yêu cầu một số lượng lớn
doanh nghiệp –về mặt kỹ thuật là một chuỗi doanh nghiệp- và cho rằng phân số đã
điều chỉnh mức giá cuối cùng của họ cách đây j thời kỳ với j = 0,1,…, j-1. Theo đó,
xác suất có điều kiện tại thời điểm -t của lần điều chỉnh tiếp theo vào thời điểm t+j là

. Khi độ co dãn của cầu được giả định là không đổi thì với Pt là chỉ số giá hoàn hảo
và dt là thành phần tổng cầu khi đó giá tối ưu sẽ là

(5.9)

Trong đó ѱt+j là chi phí biên danh nghĩa tại thời điểm t+j và βjΛt+j/Λt là nhân tố chiết
khấu cho dòng tiền ngẫu nhiên tại thời điểm t+j. Quy tắc điều chỉnh giá tổng quát (5.9)
được rút ra từ việc cân bằng lợi nhuận biên và chi phí biên và có dạng ước lượng thuận
tiện như chúng tôi đã sử dụng ở dưới. Cụ thể là, khi tỷ lệ lạm phát tiến gần đến 0% thì


logPt*là khoảng log (ε/(1-ε)) + [1/Σj-1h=0βhωh]Σj=0j-1βjωjEtlogѱt+j
Nghĩa là, giá là căn
cứ được phân phối giảm trừ theo chi phí biên danh nghĩa với trọng số có liên quan đến
phân phối thường xuyên của thời gian điều chỉnh giá. Đồng thời với việc xác định chi
phí biên thực tế tại mức ѱt và sử dụng ba phương trình (log ѱt = log Pt + log ѱt, log ѱt
= - log µt và log µ = log (ε/(1 – ε)), chúng ta có thể biểu diễn giá tối ưu là

log



(5.10)

Nghĩa là giá đó phụ thuộc vào giá trong tương lai và hiệu của chi phí biên thực tế với
mức cố định với tình huống của nó.
5.3.2 Mức giá
Để hoàn tất mô hình xác định giá, chúng tôi cần một phương trình tổng hợp giá của
các doanh nghiệp vào mức giá chung . Với tất cả doanh nghiệp điều chỉnh mức giá Pt*
ở thời điểm t thì mức gía tổng hợp hoàn hảo là


(5.11)
Để mức giá phụ thuộc vào các quyết định xác lập giá và các phương trình điều chỉnh.
Nếu sự thay đổi trong phương trình điều chỉnh là nhỏ trong suốt chu kỳ kinh tế - như
trong mô hình phụ thuộc thời gian hoặc mô hình phụ thuộc vào một số tình huống- và
tỷ lệ lạm phát là thấp thì sẽ có một sự ước lượng so sánh,

log ≈

(5.12)

Mà chúng ta có thể kết hợp với phương trình (5.10). Cả hai phương trình này đều đại
diện cho khối giá trung tâm của mô hình NNS mà chúng tôi sẽ mô tả trong phần sau.
5.3.3 So sánh với hệ thống nổi trội của Taylor
Dựa trên phương pháp tối ưu hóa liên thời gian và ba giả định (lạm phát thấp, độ co
dãn của cầu là không đổi, và ít có sự thay đổi trong mô hình điều chỉnh), chúng tôi đã
có được một cặp phương trình tuyến tính như (5.10) và (5.12) mô tả về các đặc tính
của giá. Các phương trình này tương tự như các phương trình thiết lập lương trước đó
và phương trình giá sau đó mà Taylor đã sử dụng nhưng có thêm sự linh hoạt bổ sung
trong cơ chế độ trễ và cơ chế dẫn đầu về phân phối do việc áp dụng mô hình điều
chỉnh ngẫu nhiên.
Tuy nhiên vẫn có một sự bỏ sót đáng lưu ý đó là không có cú sốc về giá trong cả 2
phương trình hành vi của chúng tôi. Đây là kết quả của việc xây dựng mô hình kinh tế
học: lý thuyết tối ưu hóa dẫn đến kết luận chứng kiến các cú sốc xuất hiện từ các sự
kiện nguyên thủy có ảnh hưởng đến người ra quyết định kinh tế. Như chúng ta sẽ thấy,
phương pháp tối ưu hóa của chúng tôi cho phép mô tả nhiều dạng sự kiện như các cú
sốc về giá (ví dụ như sự thay đổi về giá mà Gordon đã đưa ra trong các hệ số thực


nghiệm của mình (1982)). Tuy nhiên,dựa theo lý thuyết được phát triển trong phần tiếp

theo, các sự kiện này vẫn gián tiếp tác động đến giá thông qua chi phí biên hơn là tác
động một cách trực tiếp.
6. Học thuyết tổng hợp hiện đại: mô tả và cơ chế
Học thuyết tân cổ điển hiện đại được định nghĩa theo hai thành phần trọng tâm. Dựa
trên các phân tích của kinh tế vĩ mô tân cổ điển và RBC, học thuyết này đưa phương
pháp tối ưu hóa liên thời gian và các kỳ vọng hợp lý vào các mô hình kinh tế vĩ mô nổi
bật. Dựa trên kinh tế học của New Keynes, học thuyết bổ sung thêm lý thuyết cạnh
tranh không hoàn hảo và điều chỉnh giá theo chi phí. Cũng giống như mô hình RBC,
học thuyết này tìm cách phat triển các mô hình định lượng về thay đổi của nền kinh tế.
Lý thuyết NNS hiện tại được trình bày theo 3 mô hình có quy mô khác nhau. Trước
tiên là có các mô hình phân tích nhỏ được dùng để nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và
thực nghiệm trong khi vẫn giữ lại cách kiểm soát hiệu quả mà chúng có thể giải quyết
thủ công. Thứ hai là có các mô hình kinh tế vĩ mô quy mô trung bình tương tự với các
mô hình được các nhà nghiên cứu RBC phát triển được dùng để chỉ ra các vấn đề tích
cực và quy phạm. Thứ ba là có mô hình FRB/US mới ở quy mô lớn về nền kinh tế Mỹ
được phát triển trong suốt vài năm qua mà các mô hình này bây giờ trở thành mô hình
tiêu chuẩn để đánh giá về chính sách do FED sử dụng.
Chúng tôi gọi lý thuyết mới trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô là Học thuyết tân cổ điển
hiện đại bởi vì học thuyết này kế thừa lý thuyết cũ đã được đề cập đến trong mục 2.
Các mô hình NNS đưa ra các tư vấn về chính sách dựa trên ý tưởng giá cố định hàm ý
rằng tổng cầu là nhân tố quyết định các hoạt động kinh tế trong ngắn hạn. Các mô hình
NNS hàm ý rằng chính sách tiền tệ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động thực tế. Ảnh
hưởng này bao gồm cả hai mặt tích cực và quy phạm.Từ quan điểm tích cực, kết luận
trọng tâm là các dao động của nền kinh tế không thể được giải thích hoặc tìm hiểu một
cách độc lập với chính sách tiền tệ. Tuy nhiên sự thật là mô hình RBC với trọng tâm là
NNS luôn giả định về vai trò to lớn của tiềm ẩn của năng suất lao động, chính sách tài
khóa và các cú sốc về giá tương đối. Từ quan điểm quy phạm, lý thuyết NNS cho rằng
tổng cầu phải được điều tiết bởi chính sách tiền tệ để đem lại kết quả đầu ra hiệu quả.
Nói cách khác, lý thuyết NNS đã tạo ra nhu cầu cấp thiết cần có sự tư vấn của chính
sách tiền tệ.

Học thuyết tổng hợp tân cổ điển hiện đại cũng đưa ra lời khuyên đó. Sự kết hợp giữa
các nội dung về việc thiết lập giá tương lai phù hợp, thị trường độc quyền và các mô
hình RBC trong NNS đã đưa ra những hướng dẫn cho chính sách tiền tệ dựa trên
những căn cứ sau. Trước tiên là, chính sách tiền tệ phải phản ánh được các nhân tố
quyết định trong RBC tác động lên các hoạt động kinh tế theo thời gian trung bình.
Nghĩa là cho dù sản lượng có thể được quyết định bởi cầu dựa theo căn cứ thời gian
nối tiếp trong NNS thì sản lượng bình quân phải được quyết định theo cung.Thứ hai là
lý thuyết NNS xác định việc chuyển tiếp từ chính sách tiền tệ trong lý thuyết sang bối
cảnh thực tế sẽ tác động đến tỷ lệ giữa gía bình quân của doanh nghiệp so với chi phí
sản xuất biên mà chúng ta gọi là lợi nhuận bình quân. Việc tăng tổng cầu của chính
sách tiền tệ h tẽ làm tăng chi phí biên và hạ thấp lợi nhuận bình quân. Mức lợi nhuận


bình quân giảm sẽ làm tăng sản lượng và việc làm bởi vì lợi nhuận giảm cũng giống
như tác động của việc giảm thuế trong mô hình RBC. Thứ ba là sẽ ít có sự đánh đổi
trong dài hạn giữa lạm phát và các hoạt động kinh tế ở mức lạm phát thấp. Để minh
họa cho quan điểm này, chúng tôi đưa ra minh chứng về mô hình giá tối ưu của Taylor
– mô hình cho biết một doanh nghiệp điển hình đã điều chỉnh giá của nó một năm một
lần như thế nào- trong đó thuế lợi nhuận sẽ được tối thiểu hóa khi thực hiện chính sách
tiền tệ để làm lạm phát tiến về mức 0. Do đó, khuyến nghị ở đây là chính sách tiền tệ
nên ổn định đường đi của giá để giữ sản lượng ở mức tiềm năng. Chính sách này là
“động lực” trong đó nhà cầm quyền phải kiểm soát tổng cầu để đảm bảo không có bất
cứ sự ảnh hưởng nào về mặt cung tác động đến sản lượng.
Sức mạnh của thuyết tổng hợp hiện đại nằm trong phần bổ sung các nội dung của
thuyết New Keynes và RBC, các nội dung này khá tương hợp với nhau vì chúng đều
dựa trên nền tảng của kinh tế học vi mô. Học thuyết hiện đại cho phép đưa các nghiên
cứu của New Keynes và RBC nhằm giải thích cho các nghi vấn về chu kỳ kinh tế và
chính sách tiền tệ bằng một mô hình kết hợp các luận điểm này. Bằng cách này, học
thuyết hiện đại làm tăng thêm hiểu biết của chúng ta về sự dao động trong nền kinh tế.
Điều này và các kết quả nghiên cứu càng làm rõ nét thêm những điểm chính và hàm ý

trong các mô hình NNS. Việc cân bằng phần này còn bao gồm những nghiên cứu sơ
bộ về động cơ căn bản của lợi nhuận, lợi nhuận bình quân đóng vai trò như thuế trong
hoạt động kinh tế, giá tương đối được xem như cú sốc về năng suất lao động cùng với
sức mạnh và những hạn chế của chính sách tiền tệ. Các nguyên lý và chỉ dẫn thực hiện
của NNS cho chính sách tiền tệ được phản ánh trong phần 7 và 8.
6.1 Chính sách tiền tệ tác động như thế nào đến nền kinh tế thực tế
Trong học thuyết hiện đại, chính sách tiền tệ có những ảnh hưởng tương ứng với các
cú sốc về tài khóa và năng suất lao động, tạo ra hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập
đối với nền kinh tế giống như trong các mô hình RBC. Các biến số trong lợi nhuận
bình quân do doanh nghiệp kiểm soát ảnh hưởng đến lợi nhuận biên là những nhân tố
hoạt động tương tự như các cú sốc về năng suất lao động hoặc những thay đổi về thuế;
những thay đổi trong giá tương đối của các doanh nghiệp lại có tác động giống như tác
động của các cú sốc năng suất lao động hoặc những thay đổi trong mức chi tiêu của
chính phủ.
6.1.1 Lợi nhuận biên và lợi nhuận bình quân
Hai chỉ tiêu về lợi nhuận này có vai trò quan trọng trong các mô hình NNS. Như đã đề
cập ở trên, mức chênh lệch bình quân giữa giá và chi phí biên có vai trò đáng lưu ý
trong cơ chế chuyển đổi chính sách tiền tệ. Mặc dù ở tại bất cứ mốc thời gian nào cũng
chỉ có một bộ phận nhỏ các doanh nghiệp đang điều chỉnh giá và thiết lập mức lợi
nhuận mới mà chúng ta gọi là lợi nhuận biên.
Một cách tổng quát, lợi nhuận biên là tỉ lệ giữa giá và chi phí biên đối với các doanh
nghiệp đang thực hiện điều chỉnh giá tại thời điểm t, có nghĩa là


(6.1)

Từ phần 5 chúng ta biết rằng Pt* phụ thuộc vào các kỳ vọng của doanh nghiệp về các
điều kiện kinh tế tương lai bao gồm mức giá và chi phí biên. Lợi nhuận bình quân là tỷ
lệ giữa giá và chi phí biên đối với doanh nghiệp bình quân trong nền kinh tế (tỷ lệ giữa
giá và chi phí biên)

(6.2)
Để phân tích về nhân tố quyết định ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế trong
khoảng thời gian trọng tâm là phân tích lợi nhuận bình quân. Đứng trên quan điểm
này, cần phải nhấn mạnh rằng lợi nhuận bình quân chỉ là đối ứng của chi phí biên thực
tế,

(6.3)
Vì vậy, thay đổi liên hoàn của chi phí biên thực tế - mà nhiều nhà kinh tế học tìm thấy
trong thực tế - ngầm ý trực tiếp về lợi nhuận bình quân nghịch chu kỳ.
Lợi nhuận bình quân và lợi nhuận biên có thể cùng thay đổi rất nhanh trước các cú sốc.
Ví dụ như, để phản ứng với việc tăng lên của tổng cầu danh nghĩa thì lợi nhuận sẽ
giảm đối với những doanh nghiệp không điều chỉnh giá, nhưng lạm phát tăng cao lại
khiến các doanh nghiệp lựa chọn mức lợi nhuận cao hơn. Do đó, tác động trong ngắn
hạn của việc tăng cầu đó là lợi nhuận cũng tăng và lợi nhuận bình quân thì lại giảm.
Chúng tôi sẽ trở lại quan điểm này ở phần 7.
6.1.2 Lợi nhuận bình quân đóng vai trò như thuế biến dạng
Các doanh nghiệp sản xuất sản lượng từ các yếu tố đầu vào như vốn và lao động. Vì
các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền với nhau, nên cầu của các nhân tố này được
dựa trên việc tối thiểu hóa chi phí tại mức sản lượng do cầu quyết định. Điều kiện cần
thiết để tối thiểu hóa chi phí là giá trị sản lượng biên cho mỗi nhân tố phải cân bằng
với gía thuê mướn. Hệ số Ψt ở trên được dùng để chỉ chi phí biên danh nghĩa và Wt là
mức tiền lương danh nghĩa, điều kiện hiệu quả cho nhân tố lao động là
wt = ΨtatϑF(nt, kt)/ ϑnt, và cũng có điều kiện tương tự cho yếu tố vốn. Chia cả 2 vế của
phương trình này cho gía thì mức lương bình quân bằng chi phí biên thực tế nhân với
sản lượng bình quân biên của lao động.
(6.4)
Trong đó dấu bằng cuối cùng phản ánh trực tiếp rằng lợi nhuận bình quân và chi phí
biên thực tế là đối ứng với nhau. Một lần nữa, đối với nhân tố vốn thì giá nhân tố thực
tế cân bằng với giá trị sản lượng biên thực tế.



Vì vậy, sự thay đổi trong lợi nhuận bình quân hoạt động giống như thuế đánh vào các
doanh nghiệp sử dụng các yếu tố đầu vào. Ví dụ như trong trường hợp cầu về lao động
thì lợi nhuận bình quân quyết định mức độ giữa tiền lương thực tế và sản lượng lao
động biên giống như mức độ của thuế trong phương trình (4.3). Lợi nhuận tăng thêm
sẽ làm tăng thuế đánh trên lao động và vốn.
6.1.3 Phân tán giá tương đối đóng vai trò như sự thay đổi của năng suất lao động
Ngoài lợi nhuận bình quân, còn có một nguồn gốc biến dạng quan trọng thứ hai được
rút ra từ các mô hình NNS. Vì các mức giá riêng biệt là cố định nên những thay đổi
trong mức giá bình quân sẽ làm cho giá tương đối thay đổi. Sự phân tán giá tương đối
này là kết quả của việc phân bổ nhầm tổng sản lượng cho các cách sử dụng khác nhau
của hàng hóa cuối cùng. Để loại bỏ sự phân bổ nhầm này chúng tôi xác định mức tổng
sản lượng theo dạng dưới đây

Như trong phương trình (5.5) ở trên, chúng ta giả định rằng cầu được cho trước với độ
co dãn không đổi thì yt(z) = [Pt(z)/Pt] -ϵdt với dt là mức lợi ích được rút ra từ việc chi
tiêu cuối cùng (chi tiêu hoặc đầu tư). Khi đó việc phân phối giá tương đối sẽ ảnh
hưởng đến mức tăng thêm của lợi ích sử dụng cuối cùng này đối với sản lượng cuối
cùng.

Kết quả quy phạm của sự thay đổi trong việc đo lường phức hợp giá tương đối này là
giống với kết quả về các cú sốc năng suất lao động sử dụng tất cả nhân tố.
6.2 Cơ chế chuyển đổi
Học thuyết tân cổ điển hiện đại cung cấp hai cách suy nghĩ bổ sung về việc chuyển đổi
chính sách tiền tệ trong hoạt động thực tế đó là tổng cầu và thuế lợi nhuận.
6.2.1 Tổng cầu
Từ quan điểm truyền thống, sự thay đổi trong số lượng tiền tệ sẽ làm thay đổi tổng
cầu, điều này cũng sẽ làm thay đổi tổng cung trước. Khi các mô hình NNS được giải
thích theo cách thức này –chính sách tiền tệ quyết định tổng cầu thực tế- thì các kết
quả là khá nhạy cảm ở mỗi thời điểm. Nhưng cách giải thích này là không đầy đủ vì

hai nguyên nhân đó là: mức giá có thể phản ứng lại với chính sách tiền tệ trong một
thời gian nào đó và điều này có thể khác với sự thay đổi của chi phí biên thực tế là một
nhân tố quan trọng trong các mô hình NNS.


6.2.2 Thuế lợi nhuận
Quan điểm thay thế về cơ chế chuyển đổi chính sách tiền tệ được đưa ra bởi ý tưởng
cho rằng lợi nhuận có thể được giải thích như công cụ thuế cụ thể là như sự thay đổi
trong thuế doanh thu ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn và lao động. Từ một mô hình
của RBC thì ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đối với hoạt động kinh tế có thể được
phân tích từ việc áp dụng các tác động tương đối về sự thay đổi của thuế đối với các
hoạt động kinh tế vĩ mô như chúng tôi đã tóm lược ở phần 4. Quan điểm này đặt
những thay đổi trong lợi nhuận bình quân và chi phí biên thực tế vào trung tâm của cơ
chế mà chính sách tiền tệ tác động đến các hoạt động kinh tế thực tế. Tuy nhiên, điều
này là không đầy đủ trong trường hợp không có sự liên kết về ảnh hưởng của giá đối
với lợi nhuận bình quân cũng như không ai nhận ra vai trò của chi phí biên thực tế
trong cải cách về giá. Nhưng lợi nhuận bình quân vẫn là con số thống kê tổng hợp có
ích cho cơ chế chuyển đổi.
6.3 Điểm mạnh và hạn chế trong chính sách tiền tệ
Như các học thuyết đi trước, học thuyết tổng hợp tân cổ điển hiện đại nhìn nhận về vai
trò tiềm ẩn của chính sách tiền tệ trong tác động của nó đối với hoạt động kinh tế mặc
dù chính sách này vẫn có những hạn chế rất rõ. Thêm vào đó, ảnh hưởng này được
hiểu rằng nó hoạt động thông qua các biến dạng, quan điểm này là khác với quan điểm
được xác định trong học thuyết ban đầu của thập niên 60.
6.3.1 Những gì mà chính sách tiền tệ có thể làm
Để minh họa cho điểm mạnh của chính sách tiền tệ, cần nghiên cứu mô hình thiết lập
giá đơn giản nhất đó là mô hình thiết lập giá theo 2 thời kỳ. Trong mô hình này, người
ta giả định rằng chính sách tiền tệ ít có ảnh hưởng đến hoạt động nền kinh tế bởi vì các
quyết định về giá được thực hiện trước trong 1 thời kỳ nhưng chúng tôi vẫn cho rằng
chính sách tiền tệ là rất hữu hiệu. Trong thiết lập giá theo 2 thời kỳ với

là phương trình ước lượng về giá (5.12) là
log Pt = ½(logPt* + logP*t-1). Phương trình thiết lập giá cho thời kỳ trước (5.10) là
log P*t =
Kết hợp phương trình trong khối giá hai thời kỳ, chúng tôi có thể biểu diễn mức giá là

(6.5)

Giải pháp về kỳ vọng hợp lý cho mức giá thể hiện hai đặc trưng quan trọng được
chuyển tải trong các mô hình giá theo thời gian lâu hơn. Trước tiên, mức giá được
quyết định một phần bởi bộ dữ liệu về giá trong quá khứ. Thứ hai, bộ giá do các doanh
nghiệp xác định hiện tại phụ thuộc vào chi phí biên hiện tại và tương lai. Sự thật là
mức giá phụ thuộc vào việc phân bố vô hạn chi phí biên thực tế kỳ vọng mặc dù mỗi


×