Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Giáo trình môn học nguyên lý kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.95 MB, 219 trang )

ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
BỘ MÔN KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH

---oOo---

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

Biên soạn và cập nhật: Tiến sĩ NGUYỄN THANH NAM
NĂM 2013
( Tài liệu lưu hành nội bộ)


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN

1

Mục tiêu học tập

1

I.

1

II.

III.



LỊCH SỬ KẾ TOÁN
1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán

1

1.2.

Định nghĩa về kế toán

2

CHỨC NĂNG, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ, YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN

3

2.1.

Chức năng của kế toán

3

2.2.

Vai trò của kế toán

3


2.3.

Nhiệm vụ của kế toán

3

2.4.

Yêu cầu của công tác kế toán

4

ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

5

3.1.

Khái niệm đối tượng của kế toán và sựhình thành tài sản trong doanh nghiệp 5

3.2.

Sự vận động của tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh

6

IV.

NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN


8

V.

PHÂN LOẠI KẾ TOÁN

9

VI.

NGUYÊN TẮC CỦA KẾ TOÁN

9

BÀI TẬP

12

CHƯƠNG 2: CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ KIỂM KÊ

18

Mục tiêu học tập

18

I.

18


CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
1.1.

Khái niệm

18

1.2.

Phân loại

18

1.3.

Các mẫu chứng từ

20

1.4.

Nội dung cơ bản của chứng từ kế toán

21

1.5.

Yêu cầu khi lập chứng từ

21


1.6.

Ký chứng từ kế toán

21

1.7.

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán

22

1.8.

Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán

23


1.9.

Dịch chứng từ kế toán ra tiếng Việt

23

1.10. Sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán

23


1.11. Quy trình lưu trữ chứng từ

24

1.12. Quy định chứng từ điện tử

24

II.

HỆ THỐNG BIỂU MẪU CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

24

III.

KIỂM KÊ TÀI SẢN

27

3.1.

Khái niệm

27

3.2.

Tác dụng kiểm kê


27

3.3.

Phân loại Kiểm kê

27

3.4.

Phương pháp tiến hành kiểm kê

28

3.5.

Quy trình kiểm kê

30

MỘT SỐ CHỨNG TỪ THÔNG DỤNG

32

CÂU HỎI KIỂM TRA LÝ THUYẾT

38

BÀI TẬP


38

CHƯƠNG 3: CÂN ĐỐI – TỔNG HỢP

44

Mục tiêu học tập

44

I.

44

II.

CÂN ĐỐI – TỔNG HỢP
1.1.

Cân đối

44

1.2.

Tổng hợp

44

1.3.


Tổng hợp – Cân đối

45

1.4.

Các loại tổng hợp và cân đối kế toán

45

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

45

2.1.

Mục đích của báo cáo tài chính

45

2.2.

Đối tượng áp dụng

45

2.3.

Phân loại báo cáo tài chính


46

2.3.1. Báo cáo tài chính năm

46

2.3.2. Báo cáo tài chính giữa niên độ

46

2.4.

Yêu cầu lập và trình bày Báo cáo tài chính

46

2.5.

Thời gian nộp và nơi nộp Báo cáo tài chính

47

2.5.1. Thời gian nộp Báo cáo tài chính

47


III.


2.5.2. Nơi nhận Báo cáo tài chính

48

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

49

3.1.

Khái niệm

49

3.2.

Nội dung và kết cấu

49

3.2.1. Nội dung kết cấu tổng quát

49

3.2.2. Nội dung, kết cấu chi tiết

49

3.2.3. Tính cân đối


49

3.3.

Nhận xét về các ảnh hưởng trên bảng cân đối kế toán

51

3.4.

Tác dụng của việc lập Bảng cân đối kế toán

52

3.5.

Các bài tập minh họa cho bảng cân đối kế toán

52

CÂU HỎI KIỂM TRA LÝ THUYẾT

56

IV.

56

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
4.1.


Khái niệm

56

4.2.

Kết cấu

56

4.3.

Cơ sở lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

56

4.4.

Biểu mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

57

4.5.

Phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

58

4.5.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)


58

4.5.2. Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02)

58

4.5.3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)

58

4.5.4. Giá vốn hàng bán (Mã số 11)

58

4.5.5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)

58

4.5.6. Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21)

58

4.5.7. Chi phí tài chính (Mã số 22)

58

4.5.8. Chi phí lãi vay (Mã số 23)

59


4.5.9. Chi phí bán hàng (Mã số 24)

59

4.5.10.Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25

59

4.5.11.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)

59

4.5.12.Thu nhập khác (Mã số 31)

59

4.5.13.Chi phí khác (Mã số 32)

59

4.5.14.Lợi nhuận khác (Mã số 40)

59

4.5.15.Tổng lợi nhuận kÕ to¸n trước thuế (Mã số 50)

59



4.5.16.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51)

59

4.5.17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60)

60

*Bài tập minh họa Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

60

V.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

61

VI.

BÀI TẬP TỔNG HỢP

66

CHƯƠNG 4: TÀI KHOẢN & ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN

70

Mục tiêu học tập


70

I.

KHÁI NIỆM TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

70

II.

KẾT CẤU CỦA TÀI KHOẢN

70

2.1.

70

2.1.1. Sự vận động của các đối tượng kế toán

70

2.1.2. Kết cấu chung của tài khoản

71

2.2.

III.


Kết cấu chung của tài khoản

Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản

72

2.2.1. Đối với các Tài khoản phản ánh Tài sản

72

2.2.2. Đối với các tài khoản phản ánh Nguồn vốn

73

2.2.3. Kết cấu tài khoản chi phí

73

2.2.4. Kết cấu tài khoản doanh thu và thu nhập khác

74

2.2.5. Kết cấu tài khoản xác định kết quả kinh doanh

75

2.2.6. Tài khoản ngoài bảng (tài khoản loại 0)

75


HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

76

3.1.

Khái niệm

3.2.

Nội dung hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định

3.3.

76

15/2006/QĐ – BTCngày 20/03/2006 được chia thành 10 loại

77

Phân loại tài khoản kế toán Việt Nam

79

3.3.1. Theo mối quan hệ với bảng cân đối kế toán

79

3.3.2. Theo mối quan hệ với bảng kết quả hoạt động kinh doanh


79

3.3.3. Theo mức độ phản ánh

79

3.3.4. Theo phương pháp ghi sổ

79

3.3.5. Theo tính chất và kết cấu

79

3.3.6. Theo nội dung kinh tế

79

3.3.7. Theo công dụng và kết cấu

81


IV.

CÁCH GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN

82

4.1.


Ghi đơn trên tài khoản

82

4.2.

Ghi kép trên tài khoản

82

4.2.1. Khái niệm ghi sổ kép và định khoản kế toán

82

4.2.2. Các định khoản

83

4.3.
V.

Kết Chuyển

HẠCH TOÁN TỔNG HỢP – HẠCH TOÁN CHI TIẾT

85
86

5.1.


Hạch toán tổng hợp

86

5.2.

Hạch toán chi tiết

86

5.3.

Mối quan hệ giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết

87

VI.

MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI KHOẢN VÀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

89

6.1.

Quan hệ giữa tài khoản kế toán và Bảng cân đối kế toán

89


6.2.

Quan hệ giữa tài khoản kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh

89

VII.

KIỂM TRA SỐ LIỆU GHI CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN

7.1.

Bảng đối chiếu số phát sinh tài khoản (hay Bảng cân đối tài khoản)

90
90

7.1.1. Khái niệm

90

7.1.2. Tác dụng của bảng cân đối tài khoản

90

7.1.3. Hạn chế

90

7.1.4. Cách lập bảng cân đối phát sinh các tài khoản


90

7.2.

Bảng chi tiết số phát sinh

92

7.2.1. Khái niệm

92

7.2.2. Cách lập

92

BÀI TẬP

96

*MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI KHOẢN VÀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

108

*MỐI QUAN HỆ GIỮA HẠCH TOÁN TỔNG HỢP VÀ CHI TIẾT

111

CHƯƠNG 5: SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN


115

Mục tiêu học tập

115

I.

115

SỔ KẾ TOÁN


1 .1. Khái niệm và ý nghĩa sổ kế toán

115

1.1.1. Khái niệm về sổ kế toán

115

1.1.2. Ý nghĩa của sổ kế toán

115

1.2.

Các loại sổ kế toán
1.2.1. Sổ kế toán tổng hợp


116

1.2.2. Sổ, thẻ kế toán chi tiết

117

1.3.

Hệ thống sổ kế toán

118

1.4.

Trách nhiệm của người giữ và ghi sổ kế toán

118

1.5.

Ghi sổ kế toán bằng tay hoặc bằng máy vi tính

118

1.6.

Mở và ghi sổ kế toán

119


1.6.1. Mở sổ

119

1.6.2. Ghi sổ

120

1.6.3. Khoá sổ

120

1.6.4. Ví dụ minh hoạ việc ghi sổ kế toán

120

1.7.

II.

116

Sửa chữa sổ kế toán

122

1.7.1. Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay

112


1.7.2. Sửa chữa trong trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính

112

1.7.3. Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt

112

1.7.4. Các ví dụ minh hoạ sửa chữa sổ kế toán

112

1.8.

Điều chỉnh sổ kế toán

125

1.9.

Các hình thức sổ kế toán

125

CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN

125

2.1.


Hình thức kế toán Nhật ký chung

125

2.1.1. Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung

125

2.1.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung (Biểu số 01)

126

2.2.

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

2.2.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

127
127

2.2.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái
(Biểu số 02)
2.3.

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

2.3.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
2.3.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ


127
128
128


(Biểu số 03)
2.4.

130

2.4.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký-Chứng từ (NKCT)

130

2.4.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ

130

2.5.

III.

Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ

129

Hình thức kế toán trên máy vi tính

131


2.5.1. Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính

131

2.5.2. Trình tự ghi sổ theo Hình thức kế toán trên máy vi tính (Biểu số 05)

131

DANH MỤC SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP

133

BÀI TẬP

137

CHƯƠNG 6: TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

145

Mục tiêu học tập

145

I.

MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN

145


II.

CÁC NGUYÊN TẮC VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TÍNH GIÁ 146

III.

2.1.

Nguyên tắc giá gốc

146

2.2.

Nguyên tắc hoạt động liên tục

146

2.3.

Nguyên tắc thận trọng (bảo thủ)

146

2.4.

Nguyên tắc khách quan

147


2.5.

Nguyên tắc nhất quán (kiên định)

147

2.6.

Ảnh hưởng của mức giá chung thay đổi

147

2.7.

Quản lý trong nội bộ doanh nghiệp

147

TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN
3.1.

148

Tính giá tài sản cố định

148

3.1.1. Tài sản cố định hữu hình


148

3.1.2. Tài sản cố định vô hình

149

3.1.3. Định khoản: Mua trong nước

149

3.2.

Hàng tồn kho

150

3.2.1. Khái niệm hàng tồn kho

150

3.2.2. Nội dung hàng tồn kho

150

3.2.3. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho

151

3.2.4. Một số loại hình hàng tồn kho chủ yếu


151


3.2.5. Tính giá
3.3.

Ngoại tệ, vàng bạc, kim loại quý, đá quý

BÀI TẬP

155
159
160

CHƯƠNG 7: HẠCH TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CƠ
BẢN

166

Mục tiêu học tập

166

I.

II.

HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG &CÁC KHOẢN TRÍCH THEO TIỀN LƯƠNG 166
1.1.


Khái niệm

166

1.2.

Các khoản trích theo lương

166

1.2.1. Bảo hiểm xã hội

166

1.2.2. Bảo hiểm y tế

167

1.2.3. Kinh phí công đoàn

167

1.2.4. Trợ cấp thất nghiệp

167

1.3.

Tài khoản sử dụng


167

1.4.

Trình tự hạch toán

168

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
2.1.

Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

170

2.2.

Hạch toán chí phí nhân công trực tiếp (NCTT)

172

2.3.

Hạch toán chi phí SX chung

173

2.3.1. Khái niệm

173


2.3.2. Tài khoản sử dụng

173

2.3.3. Nội dung hạch toán

173

2.4.
IV.

169

Tập hợp chi phí SX, tính giá thành SP

176

KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH
3.1.

Kế toán tiêu thụ thành phẩm

178
178

3.1.1. Khái niệm về quá trình tiêu thụ

178


3.1.2. Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả

178

3.1.3. Chứng từ

179

3.1.4. Tài khoản sử dụng

179


3.1.5. Phương pháp hạch toán

180

3.2.

Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

180

3.3.

Kế toán xác định kết quả kinh doanh

181


3.4.

BÀI TẬP VÍ DỤ

184

BÀI TẬP

189


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN

Mục tiêu học tập:
1. Kế toán là gì? Luật kế toán Việt Nam ra sao?
2. Các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và các giả định liên quan đến kế toán?
3. Đối tượng kế toán? Phân loại tài sản và nguồn vốn?
4. Hiểu các yếu tố hình thành quá trình hoạt động kinh doanh?

I. LỊCH SỬ KẾ TOÁN
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán
Sự ra đời của kế toán kép ở thế kỷ XIII là bước ngoặc lớn cho sự phát triển của kế
toán từ xưa đến nay và ngày càng xem là một môn khoa học.Kế toán xuất hiện cùng một
lúc với sự hình thành đời sống kinh tế và xã hội của loài người.
Lịch sử kế toán có từ thời thượng cổ, khoảng 5-6 ngàn năm trước công nguyên.
Lịch sử kế toán bắt nguồn trong lịch sử kinh tế, theo đà phát triển của những sự tiến bộ
kinh tế - xã hội và đôi khi cũng tiến bộ theo tổ chức hành chánh của từng thời kỳ. Qua
nghiên cứu nền văn minh cổ xưa các dân tộc Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Hy Lạp và La
Mã chứng tỏ kế toán đã được hình thành từ thời thượng cổ.

Trước tiên, kế toán là một hình thức sổ nhật ký, kế tiếp đến là kế toán đơn và sau
cùng người ta khám phá ra hệ thống kế toán mới là kế toán kép. Một trong những người
đầu tiên sáng chế ra phương pháp kế toán kép là một nhà tu Dòng Franciscain tên là
Luca Pacioli, Ông là một giáo sư về toán và đã soạn thảo ra một tác phẩm vĩ đại tựa như
cuốn từ điển. Ông đã dành riêng 36 chương giảng về kế toán kép như ghi phiếu tạm, sổ
nhật kỳ, sổ cái……Tuy nhiên, còn đối chiếu đơn giản và chưa đầy đủ đến thế kỷ 19
người ta xây dựng lý thuyết về kế toán và hoàn thiện nó.
Ở Việt Nam :
Năm 1945, Nhà nước sử dụng chủ yếu cho việc quản lý thu chi ngân sách (xí
nghiệp quốc doanh và quốc phòng).
Năm 1954, miền Bắc chuyển sang Xây dựng kinh tế, kế toán áp dụng trong tất cả
ngành kinh tế quốc dân.

1


Năm 1957, chủ trương thi hành từng bước chế độ hạch toán kinh tế nhà nước ban
hành chế độ kế toán các ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản.
Năm 1961, ban hành điều lệ tổ chức kế toán nhà nước, đồng thời sửa đổi cải tiến
hệ thống kế toán.
Năm 1970, ban hành sửa đổi tổ chức kế toán, vai trò kế toán trưởng và hệ thống
TKKT.
Năm 1988, ban hành pháp lệnh về kế toán và thống kê tăng cường quản lý kinh tếtài chính.
Ngày 01/11/1995, ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, thống nhất quản lý kế
toán giám sát và quản lý chặt chẽ.
Từ 2001-2003 ban hành các chuẩn mực kế toán.
1.2. Định nghĩa về kế toán
Theo điều lệ tổ chức kế toán nhà nước Việt nam “Kế toán là công việc ghi chép,
tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới
hình thức giá trị để phản ánh kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình

và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của nhà nước, cũng
như từ tổ chức xí nghiệp”.
Theo luật kế toán Việt Nam“ Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và
cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao
động”.
Nước ngoài :“ Kế toán là một diễn trình ghi chép đo lường và báo cáo các tài liệu
tài chính liên quan đến hoạt động kinh tế của một tổ chức để dùng vào điều hành quyết
định”.
Qua nghiên cứu kế toán có 2 hướng lý luận chủ yếu:

-

Một hướng coi kế toán là một công cụ quản lý của từng doanh nghiệp.

-

Một hướng khác coi kế toán là môn khoa học có tính phương pháp luận tổng
hợp.

Ngày nay, trên cơ sở của sự phát triển và thực tiễn, kế toán được lý giải và vận
dụng như là một công cụ kiểm tra và quản lý, đồng thời là một môn khoa học về ứng
dụng trong đời sống kinh tế.

2


II. CHỨC NĂNG, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ, YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN
2.1. Chức năng của kế toán
Thu thập:Ghi nhận những thông tin, nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến
doanh nghiệp.

Xử lý thông tin:Xử lý những thông tin, nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được ghi
nhận theo đúng phương pháp quy định của nhà nước.
Thông tin Báo Cáo Tài Chính (BCTC): Cung cấp các thông tin đã xử lý về tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có chính sách quản lý một
cách hiệu quả.
2.2. Vai trò của kế toán
Kế toán là công cụ có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với bản thân doanh
nghịêp mà còn với các cơ quan chức năng của nhà nước cũng như các đối tượng khác có
quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đối với hoạt động kinh doanh:

-

Đối với nhà nước: Thông tin của kế toán là căn cứ để tổng hợp, để tính thuế, để
kiểm tra và chỉ đạo theo yêu cầu quản lý chung.

-

Đối với doanh nghiệp: Thông tin của kế toán là cơ sở để kế hoạch, kiểm tra,
đánh giá, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, kiểm tra việc chấp hành luật
pháp và là cơ sở để ra quyết định.

-

Đối với các đối tượng khác: Thông tin của kế toán là căn cứ để quyết định đầu
tư, mua bán thanh toán cũng như xử lý những vấn đề liên quan đến quyền hạn,
trách nhiệm giữa doanh nghiệp với các bên có liên quan.

2.3. Nhiệm vụ của kế toán
Phản ánh, ghi chép một cách đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát
sinh trong quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp đảm bảo đúng nguyên tắc, chuẩn

mực và phương pháp quy định.
Thu thập, phân loại, xử lý và tổng hợp số liệu lập hệ thống báo cáo tài chính và
cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng có liên quan.
Thông qua phản ánh ghi chép, thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành
thực hiện các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính, chế độ, thể lệ kế toán.
Định kỳ tiến hành phân tích thông tin kế toán tài chính từ đó đề xuất và kiến nghị
các biện pháp hoàn thiện hệ thống kế toán tài chính.

3


2.4. Yêu cầu của công tác kế toán
Trung thực
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng
chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị
của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Khách quan
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế,
không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.
Đầy đủ
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi
chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.
Kịp thời
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc
trước hạn quy định, không được chậm trễ.
Dễ hiểu
Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ
hiểu đối với người sử dụng. Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh
doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình. Thông tin về những vấn đề phức
tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh.

Có thể so sánh
Các thông tin và sổ kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa
các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. Trường
hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo
tài chính có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa
thông tinthực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch.
Yêu cầu kế toán quy định tại các yêu cầu trên phải được thực hiện đồng thời.
Ví dụ: Yêu cầu trung thực đã bao hàm yêu cầu khách quan; yêu cầu kịp thời nhưng
phải đầy đủ, dễ hiểu và có thể so sánh.

4


III. ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN
3.1. Khái niệm đối tượng của kế toán và sựhình thành tài sản trong doanh nghiệp
Khái niệm đối tượng kế toán: đối tượng của kế toán là tổng tài sản và sự biến động
của tài sản trong quyền quản lý và sử dụng của đơn vị có thể biểu hiện dưới hình thức
tiền tệ.
Kế toán là công cụ không thể thiếu trong công tác quản lý của bất kỳ đơn vị nào và
việc thực hiện tốt hay không đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của
công tác quản lý. Để thực hiện tốt công tác kế toán thì việc đầu tiên cần xác định đúng
nội dung mà kế toán cần phản ánh và giám đốc và điều đó còn được gọi là xác định đối
tượng kế toán.
Bất kỳ đơn vị nào muốn duy trì hoạt động đều gắn liền với các loại tài sản nhất
định bao gồm nhiều loại khác nhau. Trong quá trình hoạt động của đơn vị, các loại tài
sản luôn biến động, sự biến động phát sinh không ngừng tác động đến toàn hoạt động
của đơn vị. Cho nên để theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động, tình
hình sử dụng vốn của một đơn vị thì phải nắm được sự biến động của tài sản trong quá
trình hoạt động.
Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế

trong tương lai hay tài sản là nguồn lực kinh tế tạo nên dòng lưu ngân quỹ.
Tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn:
+ Tài sản ngắn hạn:là tài sản có kỳ luân chuyển ngắn hạn.

-

Các loại nguyên liệu, nhiên liệu, …

-

Công cụ, dụng cụ nhỏ.

-

Hàng hoá, thành phẩm.

-

Tiền mặt, tiền gởi ngân hàng.

-

Các khoản mà các đơn vị và cá nhân thiếu nợ doanh nghiệp: phải thu của
khách hàng, tạm ứng phải thu khác, …

+ Tài sản dài hạn: là tài sản thuộc quyền sở hữu doanh nghiệp do doanh nghiệp
kiểm soát có kỳ luân chuyển dài thường là lớn hơn 1 năm.

-


Bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu, quyền phát hành,


-

Nhà cửa, máy móc thiết bị, kho bãi, phương tiện vận tải, …

-

Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu).
5


Các loại tài sản trên được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như sau:
+ Nguồn vốn chủ sở hữu:
Đây là nguồn vốn ban đầu do chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ ra nhằm đảm bảo cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh. Có đặc điểm là sử dụng dài hạn và không cam kết
phải thanh toán và gồm các thành phần sau:

-

Nguồn vốn kinh doanh

-

Lợi nhuận chưa phân phối

-

Các loại quỹ chuyên dùng (quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính,…)


+ Nợ phải trả:
Là nguồn vốn bổ sung nhằm đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Bao gồm
các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn của ngân hàng, các cá nhân tổ chức kinh tế, … bao
gồm các khoản:

-

Vay ngắn hạn, dài hạn

-

Phải trả cho người bán

-

Phải trả công nhân viên, phải nộp NSNN

-

Phải trả khác

-

……….

Tài sản và nguồn vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau biểu hiện ở chỗ bất kỳ
một tài sản nào cũng được hình thành từ một hoặc một số nguồn nhất định, ngược lại một
nguồn nào đó có thể hình thành một hay nhiều dạng tài sản khác nhau.
3.2. Sự vận động của tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh

Trong quá trình hoạt động, các loại tài sản luôn biến động tăng hoặc giảm. Sự biến
động này phát sinh không ngừng và tác động đến hầu hết các loại tài sản trong đơn vị.
Như vậy các loại tài sản sở hữu và sự biến động của nó là cơ sở cho mọi hoạt động của
doanh nghiệp. Chính vì thế, các loại nguồn vốn cũng biến động không ngừng trong quá
trình sản xuất và chúng luôn có mối quan hệ như sau (phương trình kế toán):
Tài sản = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
hoặc:

Tổng số tài sản = Tổng số nguồn vốn

6


Ví dụ 1: Tại cơ sở sản xuất Minh Long có các số liệu đầu kỳ như sau:
Số tiền (tr. đồng)
Nhà xưởng

500

Máy móc

200

Tiền mặt

20

Tủ bàn ghế

25


Phương tiện vận tải

155

Vốn sở hữu

900

Yêu cầu: Tính tổng tài sản, tổng nguồn vốn, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu?
Giải:
Tổng tài sản

Tiền (tr.đồng)

Nhà xưởng

500

Máy móc

200

Tiền mặt

20

Tủ bàn ghế

25


Phươngtiện vận tải

155

Cộng

900

Tiền (tr.đồng)

Nguồn vốn
Nợ phải trả

0

Vốn KD

900
900

Cộng

Ví dụ 2: Hãy tính tổng TS, nguồn vốn, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu của một công
ty với số liệu sau?
Số tiền (tr. đồng)
Tiền mặt

200


Thu khách hàng

500

Tủ bàn ghế

100

Máy vi tính

60

Xe hơi

200

Hàng hoá tồn kho

270

Phải nộp NSNN

180

Trả người bán

950

Nguồn vốn kinh doanh


200

7


Giải:
Tổng tài sản

Tiền (tr.đồng)

Nguồn vốn

Tiền (tr.đồng)

Tiền mặt

200

Nợ phải trả

1130

Thu khách hàng

500

Phải nộp NSNN

180


Tủ bàn ghế

100

Phải trả người bán

950

Máy vi tính

60

Xe hơi

200

Hàng hoá tồn kho

270

Vốn chủ sở hữu

200

Cộng

1330

Cộng


1330

IV. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN
Việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời số hiện có và sự vận động của
từng loại tài sản, nguồn hình thành nên tài sản là nội dung cơ bản của công tác kế toán
(tham khảo thêm trong Luật kế toán).
Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế
tài chính, có vai trò quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính trong
đơn vị. Tổ chức tốt công tác kế toán có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác cung cấp
thông tin để thực hiện mục tiêu quản trị đơn vị nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Tổ chức công tác kế toán bao gồm:

-

Tổ chức thực hiện các chế độ và phương pháp kế toán: Chứng từ kế toán, tài
khoản kế toán-sổ kế toán, báo cáo tài chính, kiểm kê tài sản, bảo quản – lưu
trữ tài liệu kế toán, kiểm tra kế toán.

-

Tổ chức bộ máy kế toán: Người làm kế toán và trang bị phương tiện thiết bị để
thực hiện công tác kế toán.

-

Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động của đơn vị (hoạt
động sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính, hoạt động sự nghiệp…) đặc
điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị (loại hình hoạt động: sản xuất,
thương mại, dịch vụ…) quy mô và đặc điểm tổ chức quản lý đơn vị, nhu cầu
thông tin để ra quyết định quản trị (tổ chức công tác kế toán tài chính và kế

toán quản trị), số lượng và trình độ của người làm kế toán, cũng như trình độ
ứng dụng tin học trong công tác kế toán.

8


V. PHÂN LOẠI KẾ TOÁN
Thông tin của kế toán không những cần thiết cho những người ra quyết định ở bên
trong DN mà còn cần cho những người ở bên ngoài DN. Do có hai phạm vi phục vụ khác
nhau, nên kế toán được chia thành kế toán tài chính (KTTC) và kế toán quản trị (KTQT).

NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU CỦA KTQT SO VỚI KTTC

Căn cứ phân biệt

Đối tượng

KTQT

KTTC

Nhà QT bên trong DN.

Các đối tượng bên ngoài
DN.

Hướng về tương lai, linh

Phản ánh quá khứ, chính
xác, Tuân thủ nguyên tắc kế

toán, biểu diễn dưới hình
thức giá trị là chủ yếu.

phục vụ

Đặc điểm của hoạt, tốc độ, thích hợp, biểu
thông tin

diễn bằng giá trị và cả vật
chất.

Phạm vi báo

Từng bộ phận, từng khâu
công việc.

Toàn DN.

Tùy yêu cầu quản lý.

Quý, năm.

Quan hệ nhiều.

Quan hệ ít.

K
h
á
c


cáo

Kỳ báo cáo

Quan hệ với

n
h
a
u

các môn học 

Tính pháp lệnh

Không có tính pháp lệnh.

Có tính pháp lệnh.

Đều quan tâm đến việc lượng hoá
thông tin của các sự kiện kinh tế.

Giống
nhau

VI . NGUYÊN TẮC CỦA KẾ TOÁN
Kế toán Việt Nam hiện đang trong quá trình hoà nhập với chuẩn mực kế toán thế
giới và những thông tin kế toán phổ biến của các nước trong khu vực. Theo chuẩn mực
chung, các nguyên tắc kế toán cơ bản bao gồm (trích chuẩn mực chung):


9


Cơ sở dồn tích
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải
trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải đựơc ghi sổ kế toán vào thời điểm
phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương
tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh
nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Hoạt động liên tục
Báo cáo tài chính phải đựơc lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt
động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa
là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải
thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt
động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở
đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.
Giá gốc
Tài sản phải đựơc ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền
hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó
vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có
quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
Phù hợp
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một
khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo
ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và
chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
Nhất quán
Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng
thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và

phương pháp kế tóan đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó
trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Thận trọng
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế
toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

-

Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn.
10


-

Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.

-

Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí.

-

Doanh thu, thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả
năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng
chứng về khả năng phát sinh chi phí.

Trọng yếu
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu
chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng
đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc

vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót đựơc đánh giá trong hoàn cảnh cụ
thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương tiện định lượng và
định tính.

11


BÀI TẬP
Bài 1: TRẮC NGIỆM (Chọn câu đúng nhất)
1. Vì sao kế toán ra đời từ rất sớm?
a. Vì tiền tệ đã có từ rất lâu (làm điều kiện tiền đề để kế toán ra đời).
b. Vì quy định của Nhà nước.
c. Vì chữ viết đã có từ rất lâu.
d. Vì con người luôn muốn biết rõ về tài sản của mình, nhất là khi chúng được sử
dụng cho kinh doanh.
2. Kế toán ra đời vào khoảng thời gian nào?
a. Từ khi có chữ viết.
b. Từ khi toán học ra đời.
c. Từ khi nhà tu Dòng Franciscain, ông Luca Pacioli phát minh ra kế toán kép.
d. Trước các mốc thời gian kể trên.
3. Đối tượng của kế toán là:
a. Tình hình thị trường, tình hình cạnh tranh.
b. Tài sản, nguồn vốn hình thành TS trong DN và sự vận động của chúng.
c. Tình hình thực hiện kỷ luật lao động trong DN.
d. Tình hình thu chi tiền mặt trong DN.
4. Tài sản của một DN gồm:
a. Những tài sản thuộc quyền sở hữu của DN và TSCĐ thuê tài chính.
b. Những tài sản thuộc quyền sở hữu của người chủ DN.
c. Những tài sản DN khác cho mượn.
d. Cả 3 loại trên.

5. Đặc điểm của Tài sản trong một DN:
a. Hữu hình hoặc vô hình.
b. DN có thể kiểm soát được chúng.
c. Chúng có thể mang lại lợi ích cho DN trong tương lai.
d. Các câu trên đều đúng.
6. Tài sản trong DN khi tham gia vào quá trình SX trong DN sẽ biến động như
sau:
a. Ít biến động.

c. Thường xuyên biến động.
12


b. Giá trị tăng dần.

d. Giá trị giảm dần.

7. Các khoản nợ phải thu:
a. Không phải là tài sản của DN bởi vì cá nhân hoặc đơn vị khác đang chiếm giữ.
b. Là tài sản của DN.
c. Không phải là tài sản của DN bởi tài sản của DN phải hiện hữu tại DN.
d. Không chắn chắn là tài sản của DN.
8. Thước đo chủ yếu được sử dụng trong kế toán là:
a. Thước đo lao động (đơn vị là ngày công, giờ công,...).
b. Thước đo hiện vật (đơn vị là kg, lít, mét,...).
c. Thước đo giá trị (đơn vị tiền tệ đồng,...).
d. Cả 3 loại trên.
9. Chức năng cuả kế toán là:
a. Thông tin: thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin về tình hình tài chính, tình hình
kinh doanh đến các đối tượng sử dụng thông tin cuả kế toán.

b. Điều hành các hoạt động SXKD trong DN.
c. Giám đốc tình hình sử dụng vốn, tình hình SXKD.
d. Câu a và c.
10. Khoản phải trả người bán là:
a. Tài sản của DN.
b. Nguồn vốn hình thành nên tài sản của DN.
c. Không phải là nguồn hình thành tài sản DN vì DN sẽ phải thanh toán cho người
bán.
d. Tuỳ từng trường hợp cụ thể không thể đưa ra kết luận tổng quát.
11. DN đang xây dựng dở dang một nhà kho, vậy công trình xây dựng dở dang
này là:
a. Nguồn vốn hình thành nên tài sản của DN.
b. Tài sản của DN.
c. Tuỳ thuộc vào quan điểm của từng nhân viên kế toán.
d. Tuỳ theo quy định của chế độ kế toán.
12. Sự biến động của nguồn vốn có đặc điểm:
a. Ít biến động hơn tài sản.

c. Biến động nhiều hơn tài sản.

b. Tuỳ từng DN.

d. Tuỳ thuộc vào quy định chế độ kế toán.
13


13. Nguồn vốn trong DN gồm các nguồn nào sau đây:
a. Chủ DN đầu tư vốn của mình vào DN.
b. Chủ DN vay mượn của tổ chức hoặc cá nhân khác.
c. Chủ DN dùng lợi nhuận để bổ sung vào vốn.

d. Các câu trên đều đúng.
14. Theo hợp đồng đã kí, công ty A đã giao ước 50% tiền hàng cho công ty B trong
tháng này. Lô hàng theo hợp đồng sẽ được công ty B giao trong tháng sau. Số
tiền còn lại sẽ được công ty A thanh toán sau khi nhận hàng 15 ngày. Theo
nguyên tắc phù hợp, công ty B được phép ghi nhận doanh thu:
a. Ngay khi nhận được tiền đặt cọc trước của công ty A.
b. Chỉ khi nhận được toàn bộ tiền hàng theo hợp đồng.
c. Khi hoàn tất việc giao hàng cho công ty A, được công ty A chấp nhận thanh toán.
d. Khi hoàn thành việc kí kết hợp đồng mua bán.
15. Nguyên tắc nhất quán đòi hỏi kế toán:
a. Không được thay đổi các phương pháp kế toán đã lựa chọn.
b. Có thể thay đổi các chính sách kế toán nếu thấy cần thiết.
c. Có thể thay đổi phương pháp kế toán nhưng phải giải trình sự thay đổi và ảnh
hưởng của sự thay đổi đó trong các báo cáo tài chính.
d. Cả 2 câu trên đều sai.
16. Khi một thành viên của công ty TNHH PHĐ sử dụng một số vật tư trong kho
cho mục đích cá nhân, nguyên tắc kế toán sau được áp dụng:
a. Nguyên tắc thận trọng.
b. Nguyên tắc trọng yếu.
c. Nguyên tắc thực thể kinh doanh.
d. Nguyên tắc thước đo giá trị.
17. Công ty PTL mua một ô tô vận tải với giá 500 triệu VND, dự kiến sử dụng
trong 8 năm. Sau 4 năm sử dụng, khi công ty lập báo cáo về tình hình tài sản,
theo nguyên tắc giá phí lịch sử, công ty sẽ lựa chọn các phương án sau để xác
định giá trị của chiếc xe:
a. Giá trị ban đầu của chiếc xe là 500 triệu.
b. 1/2 giá trị ban đầu do đã sử dụng được 1/2 thời gian sử dụng ước tính.
c. Giá báncủa chiếc xe trên thị trường vào thời điểm hiện nay.
14



d. Số tiền cần thiết để mua một chiếc xe mới cùng loại vào thời điểm hiện nay.
e. Giá trị kinh tế của xe: giá trị ước tính thu được từ việc sử dụng chiếc xe trong thời
gian còn lại.
f. a và b.
g. c hoặc e.
18. Nguyên tắc nào trong số các nguyên tắc sau quy định rằng nếu một khách
hàng của doanh nghiệp đang có nguyên cơ phá sản, doanh nghiệp cần phải lập
một khoản dự phòng đối với khoản nợ phải thu từ khách hàng đó:
a. Nguyên tắc trọng yếu.
b. Nguyên tắc phù hợp.
c. Nguyên tắc thận trọng.
d. Tất cả các nguyên tắc trên.
19. Quy định “Hàng tồn kho cần được ghi nhận theo giá thấp hơn giá phí và giá trị
thuần có thể thực hiện được” được xây dựng trên nguyên tắc:
a. Nguyên tắc giá phí lịch sử.
b. Nguyên tắc thận trọng.
c. Nguyên tắc trọng yếu.
d. Nguyên tắc phù hợp.
20. Công ty PTL mua một dây chuyền sản xuất với giá 1.000.000 triệu VND, dự
kiến sử dụng trong 10 năm. Trong vòng 10 năm nếu không có gì bất thường
xảy ra, mỗi năm, kế toán sẽ ghi nhận 100 triệu VND vào chi phí kinh doanh
công ty. Việc làm này tuân thủ nguyên tắc:
a. Nguyên tắc giá phí.
b. Nguyên tắc phù hợp.
c. Nguyên tắc hoạt động liên tục.
d. Nguyên tắc kì kế toán.
e. Tất cả các nguyên tắc trên.

15



×