Tải bản đầy đủ (.pdf) (253 trang)

Luận văn gốm men thời lý, trần qua các đợt khai quật ở khu vực điện kính thiên từ năm 2011 đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.88 MB, 253 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ NGỌC HÂN

GỐM MEN THỜI LÝ, TRẦN QUA CÁC ĐỢT
KHAI QUẬT Ở KHU VỰC ĐIỆN KÍNH THIÊN
TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Khảo cổ học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ NGỌC HÂN

GỐM MEN THỜI LÝ, TRẦN QUA CÁC ĐỢT
KHAI QUẬT Ở KHU VỰC ĐIỆN KÍNH THIÊN
TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Khảo cổ học
Mã số: 60 22 03 17

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.Tống Trung Tín

Hà Nội - 2015




LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành là kết quả của một quá trình học tập và
nghiên cứu không ngừng của bản thân, sự động viên giúp đỡ của quý thầy cô giáo,
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với
PGS.TS Tống Trung Tín, người không chỉ tạo mọi điều kiện cho tôi về mọi mặt
trong quá trình làm luận văn, mà thầy còn là người vô cùng nhẫn nại và tỉ mỉ chỉ
bảo tôi. Luận văn cũng không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của các đồng
nghiệp trong Viện Khảo cổ học và sự hỗ trợ của các đồng nghiệp trong dự án khai
quật và chỉnh lý điện Kính Thiên trong suốt quá trình làm việc của tôi. Tôi cũng xin
gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo ở Bộ môn Khảo cổ học, khoa Lịch sử, trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Xin gửi lời cảm
ơn bạn bè đồng môn và đồng nghiệp.
Tuy đã cố gắng nhưng luận văn vẫn còn nhiều hạn chế thiếu sót, vì vậy tôi
rất mong nhận được những ý kiến góp ý, bổ sung của những các nhà nghiên cứu,
các thầy cô và những người quan tâm tới đề tài để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 5 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Ngọc Hân


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, khách quan, khoa học và được

trích nguồn rõ ràng. Nếu không đúng sự thật, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 5 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Ngọc Hân


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
BẢNG VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ, SƠ ĐỒ, BẢN VẼ, VÀ BẢN ẢNH
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TƯ LIỆU.........................................................................5
1.1. Tổng quan về tình hình phát hiện và nghiên cứu gốm men Lý, Trần
trong khu vực Thăng Long – Hà Nội ........................................................................5
1.1.1.Những phát hiện và nghiên cứu trước năm 1954 .............................................5
1.1.2. Những phát hiện và nghiên cứu từ sau năm 1954 ...........................................5
1.2. Tình hình phát hiện và nghiên cứu gốm men Lý, Trần qua các đợt khai
quật khu vực điện Kính Thiên 2011 - 2013 ..............................................................8
1.2.1. Vài nét về khu vực trung tâm và Chính điện Kính Thiên ...............................8
1.2.2. Khai quật khu vực Chính điện Kính Thiên trong các năm 2011-2013 .........10
1.3. Tiểu kết chương 1 ..............................................................................................13
CHƯƠNG 2. GỐM MEN THỜI LÝ, TRẦN QUA CÁC ĐỢT KHAI QUẬT
TẠI KHU VỰC ĐIỆN KÍNH THIÊN 2011-2013......................................................15
2.1. Gốm men thời Lý ...............................................................................................15
2.1.1. Dòng men trắng .............................................................................................15
2.1.2. Dòng men ngọc .............................................................................................33
2.1.3. Dòng men xanh lục........................................................................................36

2.1.4. Dòng men nâu ...............................................................................................37
2.1.5. Dòng men trắng vẽ hoa nâu...........................................................................38
2.1.6. Dòng men nâu vẽ hoa trắng...........................................................................38
2.2. Gốm men thời Trần ...........................................................................................38
2.2.1. Dòng men trắng .............................................................................................38
2.2.2. Dòng men ngọc .............................................................................................58
2.2.3. Dòng men xanh lá cây ...................................................................................65
2.2.4. Dòng men xanh lục........................................................................................69
2.2.4. Dòng men nâu ...............................................................................................69


2.2.5. Dòng men trắng vẽ hoa nâu...........................................................................76
2.2.6. Dòng men trắng vẽ hoa lam ..........................................................................77
2.3. Tiểu kết chương 2 ..............................................................................................79
CHƯƠNG 3. ĐẶC TRƯNG VÀ GIÁ TRỊ GỐM MEN LÝ, TRẦN TẠI KHU
VỰC ĐIỆN KÍNH THIÊN ..........................................................................................81
3.1. Đặc trưng của đồ gốm men thời Lý, Trần tại khu vực điện Kính Thiên............81
3.1.1. Đặc trưng của đồ gốm men thời Lý...............................................................81
3.1.2. Đặc trưng của đồ gốm men thời Trần ...........................................................85
3.2. Giá trị của đồ gốm men thời Lý, Trần ở khu vực điện Kính Thiên .............91
3.2.1. Gốm men thời Lý, Trần phản ánh trình độ kỹ thuật cao, sáng tạo trong
sản xuất đồ gốm.......................................................................................................91
3.2.2. Gốm men thời Lý, Trần ở khu vực chính điện Kính Thiên góp phần phản
ánh một số đặc điểm lịch sử văn hóa thời Lý – Trần ..............................................91
3.2.3. Gốm men thời Lý, Trần phản ánh tính chất, đặc trưng của khu di tích
Chính điện Kính Thiên ............................................................................................92
3.3.Tiểu kết chương 3 ...............................................................................................93
KẾT LUẬN ...................................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................97



BẢNG VIẾT TẮT
BA : Bản ảnh
BV : Bản vẽ
ĐKĐ : Đường kính đáy
ĐKM : Đường kính miệng
ĐKT : Điện Kính Thiên
H1 : Hố 1
H.1 : Hình 1
GM : Gốm men
HĐĐ : Hố đất đen
HĐVHKH : Hội đồng văn hóa khoa học
HMR : Hố mở rộng
KCH : Khảo cổ học
KHXH : Khoa học Xã hội
LVH : Lớp văn hóa
LXT : Lớp xáo trộn
Nxb : Nhà xuất bản


DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ,
SƠ ĐỒ, BẢN VẼ, VÀ BẢN ẢNH

BẢNG THỐNG KÊ
Bảng 2.1. Bảng thống kê loại hình gốm men thời Lý
Bảng 2.2. Bảng thống kê bát thời Lý
Bảng 2.3. Bảng thống kê mảnh miệng bát thời Lý
Bảng 2.4. Bảng thống kê mảnh thân bát thời Lý
Bảng 2.5. Bảng thống kê mảnh chân đế bát thời Lý
Bảng 2.6. Bảng thống kê đĩa thời Lý

Bảng 2.7. Bảng thống kê mảnh miệng đĩa thời Lý
Bảng 2.8. Bảng thống kê mảnh thân đĩa thời Lý
Bảng 2.9. Bảng thống kê mảnh chân đế đĩa thời Lý
Bảng 2.10. Bảng thống kê số lượng loại hình gốm men thời Trần
Bảng 2.11. Bảng thống kê loại hình bát thời Trần
Bảng 2.12. Bảng thống kê mảnh đủ dáng, mảnh chân đế bát thời Trần
Bảng 2.13. Bảng thống kê loại hình đĩa thời Trần
Bảng 2.14. Bảng thống kê mảnh đủ dáng, chân đế đĩa thời Trần
Bảng 2.15. Bảng thống kê loại hình âu thời Trần
Bảng 2.16. Bảng thống kê mảnh đủ dáng, chân đế âu thời Trần
Bảng 2.17. Bảng thống kê loại hình bình thời Trần
Bảng 2.18. Bảng thống kê loại hình chậu thời Trần
Bảng 3.1. Bảng thống kê kỹ thuật tạo chân đế thời Lý
Bảng 3.2. Bảng thống kê kỹ thuật chồng nung thời Lý


SƠ ĐỒ
Sơ đồ 01: Vị trí hố khai quật H1, H2, H3, H4 năm 2011
Sơ đồ 02: Vị trí hố khai quật H7 năm 2011
Sơ đồ 03: Vị trí hố khai quật năm 2012
Sơ đồ 04: Sơ đồ vị trí hố khai quật trong khu vực điện Kính Thiên 2013
Sơ đồ 05: Sơ đồ hố khai quật năm 2013
BẢN VẼ
Bản vẽ 01: Chân đế bát men trắng thời Lý, nhóm 1, loại I
Bản vẽ 02: Chân đế bát men trắng thời Lý, nhóm 1, loại I, kiểu I-2a(2)
Bản vẽ 03: Chân đế bát men trắng thời Lý nhóm 1
Bản vẽ 04: Chân đế bát men trắng thời Lý, nhóm 2
Bản vẽ 05: Chân đế bát men trắng thời Lý, nhóm 2, loại II
Bản vẽ 06: Chân đế đĩa men trắng thời Lý, nhóm 1, loại I
Bản vẽ 07: Chân đế đĩa men trắng thời Lý, nhóm 1, loại II

Bản vẽ 08: Chân đế đĩa men trắng thời Lý, nhóm 2, loại I
Bản vẽ 09: Chân đế đĩa men trắng thời Lý, nhóm 2, loại II
Bản vẽ 10: Hộp men trắng thời Lý
Bản vẽ 11: Gốm men ngọc thời Lý
Bản vẽ 12: Mảnh thân gốm men nâu vẽ hoa trắng thời Lý
Bản vẽ 13: Chân đế bát men trắng thời Trần
Bản vẽ 14: Chân đế bát men trắng thời Trần nhóm 2
Bản vẽ 15: Chân đế bát men trắng thời Trần, nhóm 2
Bản vẽ 16: Chân đế bát men trắng thời Trần, nhóm 2, loại III, kiểu III-5
Bản vẽ 17: Chân đế bát men trắng thời Trần, nhóm 2, loại III, kiểu III-5
Bản vẽ 18: Chân đế bát men trắng thời Trần, nhóm 2, loại III, kiểu III-5
Bản vẽ 19: Chân đế bát men trắng thời Trần, nhóm 2, loại IV, kiểu IV-1
Bản vẽ 20: Chân đế bát men trắng thời Trần, nhóm 2, loại IV, kiểu IV-1
Bản vẽ 21: Chân đế đĩa men trắng thời Trần
Bản vẽ 22: Chân đế đĩa men trắng thời Trần
Bản vẽ 23: Chân đế đĩa men trắng thời Trần, nhóm 3, loại III


Bản vẽ 24: Chân đế đĩa men trắng thời Trần, nhóm 3
Bản vẽ 25: Gốm men trắng thời Trần
Bản vẽ 26: Chân đế bát men ngọc thời Trần
Bản vẽ 27: Chân đế bát men ngọc thời Trần, loại II
Bản vẽ 28: Gốm men ngọc thời Trần
Bản vẽ 29: Chân đế bát men xanh lá cây thời Trần
Bản vẽ 30: Chân đế đĩa men xanh lá cây thời Trần
Bản vẽ 31: Chân đế bát men xanh lục thời Trần
Bản vẽ 32: Chân đế bát men nâu thời Trần
Bản vẽ 33: Chân đế bát men nâu thời Trần
Bản vẽ 34: Gốm men nâu thời Trần
Bản vẽ 35: Chân đế bát có thành ngoài phủ men nâu, thành trong phủ men trắng

thời Trần
Bản vẽ 36: Chân đế đĩa có thành ngoài phủ men nâu, thành trong phủ men trắng
thời Trần
Bản vẽ 37: Gốm có thành ngoài phủ men nâu, thành trong phủ men trắng thời
Trần
Bản vẽ 38: Âu men trắng vẽ hoa nâu thời Trần
Bản vẽ 39: Chân đế bát men trắng vẽ hoa lam thời Trần
Bản vẽ 40: Gốm men trắng vẽ hoa lam thời Trần
BẢN ẢNH
Bản ảnh 01: Hiện trường mặt bằng các hố khai quật năm 2011
Bản ảnh 02: Hiện trường hố khai quật năm 2012
Bản ảnh 03: Hiện trường hố khai quật năm 2013
Bản ảnh 04: Địa tầng hố khai quật H1 năm 2013
Bản ảnh 05: Tầng văn hóa Đại La
Bản ảnh 06: Các di tích thời Lý
Bản ảnh 07: Các di tích thời Trần
Bản ảnh 08: Các di tích thời Lê sơ
Bản ảnh 09: Các di tích thời Lê Trung Hưng
Bản ảnh 10: Các dấu tích thời Nguyễn


Bản ảnh 12: Các phương pháp chồng nung
Bản ảnh 11: Các phương pháp chồng nung
Bản ảnh 13: Các phương pháp chồng nung
Bản ảnh 15: Chân đế bát men trắng thời Lý nhóm 1, loại I, kiểu 2a
Bản ảnh 14: Chân đế bát men trắng thời Lý nhóm 1, loại I, kiểu 1
Bản ảnh 16: Chân đế bát gốm men trắng thời Lý nhóm 1, loại II
Bản ảnh 17: Chân đế bát gốm men trắng thời Lý, nhóm 1, loại III
Bản ảnh 18: Chân đế bát men trắng thời Lý nhóm 2, loại I, kiểu 1
Bản ảnh 19: Chân đế bát gốm men trắng thời Lý nhóm 2

Bản ảnh 20: Mảnh miệng, mảnh thân bát men trắng thời Lý
Bản ảnh 21: Mảnh thân bát men trắng thời Lý
Bản ảnh 22: Chân đế đĩa men trắng thời Lý nhóm 1
Bản ảnh 23: Chân đế đĩa men trắng thời Lý nhóm 1
Bản ảnh 24: Chân đế đĩa men trắng thời Lý
Bản ảnh 25: Chân đế đĩa men trắng thời Lý nhóm 2
Bản ảnh 26: Một số loại hình gốm men trắng thời Lý
Bản ảnh 27: Nắp hộp thời Lý
Bản ảnh 28: Chân đế bát men ngọc thời Lý
Bản ảnh 29: Chân đế bát men ngọc thời Lý nhóm 2
Bản ảnh 30: Chân đế đĩa men ngọc thời Lý
Bản ảnh 31: Gốm men xanh lục thời Lý
Bản ảnh 32: Gốm men nâu thời Lý
Bản ảnh 33: Ấm hoa nâu thời Lý
Bản ảnh 34: Chân đế bát men trắng thời Trần nhóm 1
Bản ảnh 35: Chân đế bát gốm men trắng thời Trần nhóm 1, loại II, kiểu II-2
Bản ảnh 36: Chân đế bát gốm men trắng thời Trần nhóm 2, loại I, kiểu 1
Bản ảnh 37: Chân đế bát gốm men trắng thời Trần nhóm 2
Bản ảnh 38: Chân đế bát gốm men trắng thời Trần, nhóm 2
Bản ảnh 39: Chân đế bát gốm men trắng thời Trần, nhóm 2, loại III
Bản ảnh 40: Chân đế bát gốm men trắng thời Trần, nhóm 2, loại III, kiểu 5
Bản ảnh 41: Bát gốm men trắng thời Trần, nhóm 2, loại III, kiểu 5


Bản ảnh 42: Bát gốm men trắng thời Trần, nhóm 2, loại III, kiểu 5
Bản ảnh 43: Bát gốm men trắng thời Trần, nhóm 2, loại IV, kiểu 1
Bản ảnh 44: Bát men trắng thời Trần, nhóm 2, loại IV, kiểu 1
Bản ảnh 45: Bát gốm men trắng thời Trần, nhóm 2, loại IV, kiểu 2
Bản ảnh 46: Chân đế đĩa gốm men trắng thời Trần, nhóm 1, loại I
Bản ảnh 47: Đĩa gốm men trắng thời Trần, nhóm 1, loại II.

Bản ảnh 48: Đĩa gốm men trắng thời Trần, nhóm 2
Bản ảnh 49: Chân đế đĩa gốm men trắng thời Trần, nhóm 3
Bản ảnh 50: Chân đế đĩa gốm men trắng thời Trần, nhóm 3, loại III
Bản ảnh 51: Chân đế đĩa men trắng thời Trần, nhóm 3, loại III
Bản ảnh 52: Chân đế đĩa men trắng thời Trần, nhóm 3, loại III, kiểu III-3c(1)
Bản ảnh 53: Chân đế đĩa men trắng thời Trần, nhóm 3, loại III
Bản ảnh 54: Chân đế đĩa gốm men trắng thời Trần, nhóm 3, loại IV
Bản ảnh 55: Chân đế âu men trắng thời Trần, loại I
Bản ảnh 56: Chân đế âu men trắng thời Trần, loại II
Bản ảnh 57: Chân đế bình men trắng thời Trần,
Bản ảnh 58: Chân đế bình men trắng thời Trần, nhóm 2
Bản ảnh 59: Bình men trắng thời Trần
Bản ảnh 60: Gốm men trắng thời Trần
Bản ảnh 61: Chậu men trắng thời Trần
Bản ảnh 62: Gốm men trắng thời Trần
Bản ảnh 63: Chân đế đĩa đèn men trắng thời Trần
Bản ảnh 64: Chân đế bát men ngọc thời Trần
Bản ảnh 65: Chân đế bát men ngọc thời Trần, loại II, kiểu 2
Bản ảnh 66: Chân đế bát men ngọc thời Trần, loại II
Bản ảnh 67: Chân đế bát men ngọc thời Trần loại II
Bản ảnh 68: Gốm men ngọc thời Trần
Bản ảnh 69: Âu men ngọc thời Trần
Bản ảnh 70: Âu men ngọc thời Trần
Bản ảnh 71: Tước men ngọc thời Trần
Bản ảnh 72: Chân đế bát men xanh lục thời Trần


Bản ảnh 73: Chân đế bát men xanh lá cây thời Trần
Bản ảnh 74: Chân đế bát men xanh lá cây thời Trần
Bản ảnh 75: Chân đế đĩa men xanh lá cây thời Trần

Bản ảnh 76: Chân đế âu men xanh lá cây thời Trần
Bản ảnh 77: Gốm men xanh lá cây thời Trần
Bản ảnh 78: Chân đế bát men nâu thời Trần, nhóm 2, loại III, kiểu III-1
Bản ảnh 79: Chân đế bát men nâu thời Trần, nhóm 2
Bản ảnh 80: Chân đế đĩa gốm men nâu thời Trần
Bản ảnh 81: Gốm men nâu thời Trần
Bản ảnh 82: Chân đế bát có thành ngoài phủ men nâu, thành trong phủ men
trắng thời Trần
Bản ảnh 83: Đĩa có thành ngoài phủ men nâu, thành trong phủ men trắng thời
Trần
Bản ảnh 84: Gốm có thành ngoài phủ men nâu, thành trong phủ men trắng thời
Trần
Bản ảnh 85: Gốm men trắng vẽ hoa nâu thời Trần
Bản ảnh 86: Gốm men trắng vẽ hoa lam thời Trần
Bản ảnh 87: Bát gốm men trắng vẽ hoa lam thời Trần
Bản ảnh 88: Chân đế đĩa men trắng vẽ hoa lam thời Trần
Bản ảnh 89: Chân đế âu men trắng vẽ hoa lam thời Trần


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Trong các di tích khảo cổ học lịch sử, đồ gốm là loại hình di vật rất phổ biến,
có ý nghĩa quan trọng trong việc phục dựng lại bức tranh sinh động lịch sử văn hóa
của dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu đồ gốm một cách có hệ thống sẽ cung cấp những
thông tin để giải mã nhiều vấn đề như kỹ thuật, thẩm mỹ, tình hình sản xuất, giao
thương buôn bán, đặc trưng xã hội…qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước.
Việt Nam với bề dày lịch sử trải qua nhiều triều đại bao gồm các thời kỳ bị
đô hộ và độc lập. Với mỗi một triều đại, một giai đoạn thì đời sống xã hội lại có
những thay đổi dựa trên các yếu tố nội sinh và ngoại sinh mà đặc trưng biểu hiện
của nó rõ nét ở hệ thống các loại hình đồ dùng sinh hoạt, vật liệu kiến trúc…và gốm

sứ cũng có những biểu hiện như vậy. Bởi vậy ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu
Việt Nam quan tâm tới đồ gốm từ nhiều phương diện như loại hình, nguồn gốc,
trang trí hoa văn và hoạt động kinh tế.
Hiện nay, với những cuộc khai quật khảo cổ học đô thị, các nhà nghiên cứu đã
có điều kiện tiếp cận hơn với các tư liệu khảo cổ trên chất liệu gốm men. Ở Thăng
Long, trong các cuộc khai quật lớn ở 18 Hoàng Diệu, Văn Cao, Đào Tấn, Bưởi,… đã
thu được rất nhiều hiện vật gốm men. Vì vậy một vài công trình nghiên cứu cũng đã
đề cập đến loại hình gốm men qua các triều đại. Đã có nhiều bài viết rất hay đi sâu
vào nghiên cứu gốm Lý, Trần. TS. Bùi Minh Trí đã có bài “Nét đẹp gốm Hoàng cung
thời Lý ở 18 Hoàng Diệu”, Đỗ Đức Tuệ, Hà Văn Cẩn có bài “Đồ gốm sứ Lý Trần ở
địa điểm Văn Cao – Hoàng Hoa Thám”, hay bài “Đĩa gốm có chữ Động Nhân Cung
ở 62 – 64 Trần Phú” của Hà Văn Cẩn, Bùi Vinh, Đỗ Đức Tuệ, hiện nay còn có luận
văn của Ngô Thị Thanh Thúy đang làm về gốm Lý Trần trong kho Bảo tàng Hà
Nội… Tất cả đóng góp này góp phần nhận diện gốm sứ Lý, Trần ở Thăng Long trong
dòng chảy của gốm sứ Việt Nam.
Năm 2011, 2012, 2013, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với Trung tâm Bảo
tồn khu di tích Cổ Loa – Thành cổ Hà Nội nay là Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng
Long Hà Hội tiến hành các đợt thám sát và khai quật trong khu vực điện Kính
Thiên. Khu vực điện Kính Thiên là một khu di tích có tầm quan trọng bậc nhất của
Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Nơi đây có điện Kính Thiên là

1


chính điện thiết triều của nhà Lê Sơ, nhà Mạc và nhà Lê Trung Hưng. Theo giả thiết
của nhiều nhà nghiên cứu, nơi đây cũng từng là chính điện Thiên An của triều Lý và
triều Trần. Trong năm 2011, tiến hành đào 5 hố thám sát với tổng diện tích 100m2,
trong đó có 4 hố nằm ở các vị trí xung quanh 2 bậc thềm rồng của Điện Kính Thiên,
1 hố ở gần khu vực Tây Nam Hậu Lâu. Năm 2012, 2013 tiếp tục mở các hố khai
quật tập trung ở khu vực phía trước thềm điện Kính Thiên và phía Tây Bắc Đoan

Môn với tổng diện tích là 1547m2. Kết quả khai quật đã thu được số lượng hiện vật
lớn trong đó có nhiều gốm Lý, gốm Trần, gốm Lê Sơ, gốm Lê Mạc, và gốm Lê
Trung Hưng, gốm Nguyễn. Gốm Lý, gốm Trần xuất hiện không nhiều như gốm của
thời khác. Tuy nhiên tập hợp tất cả lại cũng cho ta một sưu tập đáng kể góp phần
nghiên cứu gốm sứ Lý, Trần. Các loại gốm Lý Trần đã xuất hiện gồm có bát, đĩa,
bình, vò…với các dòng men trắng, men nâu, men ngọc, hoa nâu, hoa lam…Kỹ
thuật chế tác gốm khá điêu luyện, hoa văn tinh tế mang các đặc trưng rất riêng. Vì
vậy nghiên cứu gốm sứ Lý, Trần ở khu vực điện Kính Thiên góp phần cung cấp
những thông tin để xây dựng hệ thống phát triển của các loại hình gốm men trong
lịch sử đồng thời cũng cung cấp cứ liệu cho việc nghiên cứu diện mạo Thăng Long
thời Lý, thời Trần và đặc trưng đời sống xã hội đương thời. Chẳng hạn nghiên cứu
đặc trưng gốm Lý, Trần ở đây có thể giúp ta đánh giá, đoán định tính chất của di
tích khu vực điện Kính Thiên vào thời Lý, thời Trần là như thế nào? Hoặc thông
qua nguồn tư liệu gốm men chúng ta cũng có thể hiểu được đôi nét về sinh hoạt
trong Hoàng cung Thăng Long thời Lý, thời Trần.
Tác giả luận văn may mắn được trực tiếp tham gia khai quật tại điện Kính
Thiên từ năm 2013 cho đến nay. Qua quá trình khai quật tác giả đã nhận thấy đây là
một cơ hội tốt để góp phần tìm hiểu đồ gốm men Lý, Trần, tác giả đã quyết đinh
chọn đề tài luận văn “Gốm men thời Lý, Trần qua các đợt khai quật ở khu vực
điện Kính Thiên từ năm 2011 đến năm 2013”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống, phân loại di vật gốm men thời Lý, Trần qua các đợt khai quật ở
khu vực điện Kính Thiên năm 2011, 2012, 2013.
- Tìm hiểu các đặc trưng của hệ thống di vật gốm men Lý, Trần ở khu vực
điện Kính Thiên.

2


- So sánh tổng hợp và tiến hành phân tích, đánh giá đặc trưng gốm men thời

Lý, Trần ở khu vực điện Kính với hệ thống gốm men ở khu vực phụ cận và mối
tương quan với các loại di vật khác trong di tích.
Thông qua việc nghiên cứu gốm sứ Lý, Trần góp phần tìm hiểu thêm về
tính chất khu vực điện Kính Thiên thời Lý, Trần.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng: nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn này là toàn bộ số di vật
gốm men (tập trung vào các loại đồ gia dụng như bát, đĩa, chậu, tước,…) có niên đại
Lý, Trần thu được qua các đợt khai quật ở khu vực điện Kính Thiên từ năm 2011
đến năm 2013.
Về phạm vi: về không gian tập trung tìm hiểu gốm men Lý, Trần trong khu
vực điện Kính Thiên, có sự so sánh với gốm sứ ở các di tích khác trong khu vực
Thăng Long – Hà Nội. Về thời gian, từng nguồn tư liệu gốm men Lý Trần ở khu
vực điện Kính Thiên, luận văn thử tìm hiểu thêm các đặc trưng của gốm men thời
Lý, Trần từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học như: điều tra,
thám sát, khai quật và lấy tư liệu tại hiện trường… cũng như các kỹ thuật nghiên
cứu khảo cổ học trong phòng: thống kê, đo vẽ hiện vật, chụp và xử lý ảnh… Các
phương pháp so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp về kỹ thuật chế tác cũng như
nghệ thuật trang trí trên gốm sứ.
Phân loại hiện vật theo các trình tự: niên đại, dòng men, loại hình. Về niên
đại, chúng tôi đưa ra những tiêu chí tương đối để phân chia gốm men thời Lý và
gốm men thời Trần. Về dòng men, dựa vào màu sắc, chất liệu, độ thủy tinh hóa để
xác định các dòng men. Về loại hình, trên cơ sở những hiện vật nguyên, đủ dáng ở
trong sưu tập này cũng như ở một vài sưu tập khác để xác định loại hình của các
mảnh vỡ miệng, thân, và chân đế một cách tương đối. Trong những loại hình này,
lại tiếp tục phân loại theo hiện vật đủ dáng và các mảnh vỡ miệng, thân, chân đế.
Tuy nhiên, vì số lượng hiện vật đủ dáng không nhiều, ít kiểu loại nên chúng tôi lấy
chân đế để phân chia thành các kiểu loại nhỏ và phân loại hiện vật đủ dáng, mảnh
chân đế chung với nhau. Đối với mảnh vỡ miệng và thân, do đều là các mảnh vỡ


3


nhỏ nên việc phân chia kiểu loại chỉ mang tính tương đối dựa vào các hiện vật đủ
dáng đã có. Những tiêu chí để phân chia kiểu loại là kỹ thuật chân đế, đặc điểm
phủ men, xương gốm, hoa văn và kỹ thuật chồng nung. Việc phân chia cụ thể chi
tiết các đặc điểm nhằm xác định giai đoạn và tiến trình phát triển của gốm men
thời Lý, Trần.
Kết hợp liên ngành, trong luận văn còn sử dụng các phương pháp: nghiên
cứu Khu vực học, Hán Nôm học, Dân tộc học…
Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác – Lê Nin trong việc xem xét lý giải đôi nét về xã hội và văn hóa Lý – Trần tại
khu vực chính điện Kính Thiên.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn tập hợp và hệ thống hóa khối tư liệu di vật gốm men thời Lý,
Trần thu được qua các đợt khai quật ở khu vực chính điện Kính Thiên từ năm 2011
đến 2013.
- Xác định những đặc trưng cơ bản của gốm men Lý, Trần tại khu vực điện
Kính Thiên trên các phương diện loại hình, dòng men, hoa văn, kỹ thuật chế tạo.
- Góp phần tìm hiểu đôi nét về giá trị lịch sử văn hóa của khu di tích điện
Kính Thiên nói riêng và Thăng Long nói chung cũng như một vài khía cạnh xã hội
thời Lý - Trần thông qua đồ gốm men thời Lý, Trần.
6. Bố cục luận văn
Luận văn được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tư liệu
Chương 2. Gốm men Lý, Trần qua các đợt khai quật ở khu vực điện Kính
Thiên 2011-2013
Chương 3. Đặc trưng và giá trị gốm men Lý, Trần tại khu vực điện Kính
Thiên.


4


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TƯ LIỆU
1.1. Tổng quan về tình hình phát hiện và nghiên cứu gốm men Lý, Trần
trong khu vực Thăng Long – Hà Nội
1.1.1.Những phát hiện và nghiên cứu trước năm 1954
Trước năm 1954, những phát hiện và nghiên cứu về khu vực Thăng Long –
Hà Nội chủ yếu là của người Pháp. Đây là những phát hiện về hiện vật của các thời
Lý, Trần, Lê trong khu vực Hà Nội. Những phát hiện này đều mang tính đơn lẻ, sưu
tập ngẫu nhiên do việc xây dựng, mở mang thành phố và các công trình công cộng
ở trong khu vực Hà Nội mà tập trung chủ yếu ở phần phía Tây của thành Thăng
Long thời Lý, Trần.
Các phát hiện và khai quật đã thu đựơc một khối lượng di vật lớn, trong đó
có nhiều hiện vật gốm thời Lý, Trần. Một số di vật gốm men Lý – Trần được người
châu Âu đưa về một số Bảo tàng châu Âu như Pháp, Bỉ. Một số khác đã được lưu
trữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên tất cả đều không có phân
loại, báo cáo khoa học. Những bài viết, nghiên cứu khá ít ỏi, tiêu biểu có thể kể đến
cuốn “Nghệ thuật Việt Nam” của Louis Bezacier được xuất bản ở Paris năm 1955.
Trong cuốn sách này, tác giả đã so sánh những di vật tìm thấy ở nội thành Hà Nội
với chùa Phật Tích ở Bắc Ninh. Dưới quan điểm thực dân, nhiều học giả cho rằng
những di vật thời Lý, Trần là dấu vết thành Đại La của Cao Biền và gọi đó là thời
kỳ nghệ thuật Đại La.
Như vậy, trước năm 1954 đã có những phát hiện về đồ gốm men Lý, Trần.
Nhưng chưa có một nghiên cứu khoa học bài bản nào về đồ gốm men Lý, Trần ở
Thăng Long. Những nghiên cứu của người Pháp chủ yếu đi sâu vào nghệ thuật
Việt Nam và phân kỳ nghệ thuật Việt Nam. Quan điểm của họ có chỗ chưa được
chính xác và đã được một số học giả phê phán.

1.1.2. Những phát hiện và nghiên cứu từ sau năm 1954
Từ sau năm 1954, việc nghiên cứu Hoàng thành Thăng Long được các học
giả trong nước quan tâm hơn. Để nghiên cứu về Thăng Long, một khía cạnh không
thể thiếu đó là các di vật, trong đó có đồ gốm. Cho đến thập niên 70, với sự tham
gia của các nhà nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực như khảo cổ, văn hóa, nghệ thuật…

5


cùng với sự ra đời của các ấn phẩm “những phát hiện mới về khảo cổ học” và “tạp
chí khảo cổ học” …đã tạo điều kiện cho những phát hiện mới về gốm men thời Lý,
Trần được công bố, là những dữ liệu quan trọng để tiến hành nghiên cứu về loại
hình này. Đó là những phát hiện của các cá nhân trong khu vực nội, ngoại thành Hà
Nội. Số lượng những phát hiện này khá nhiều, nhưng đó chỉ là những phát hiện lẻ
tẻ, ngẫu nhiên. Bên cạnh đó là những phát hiện gốm men thời Lý, Trần trong các
cuộc khai quật. Đó là những tư liệu quan trọng để xác định niên đại của hiện vật.
Khu vực Quần Ngựa trong các năm 1970-1971, 1971-1972, 1978 đã được
Trường Đại học Tổng hợp và Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tiến hành khai quật
để tìm dấu vết của Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần. Cuộc khai quật đã xuất
lộ nhiều hiện vật, trong đó có một số mảnh gốm men thuộc loại hình đồ gia dụng
thời Lý, Trần [38, tr.62-70].
Năm 1998, Viện Khảo cổ học khai quật địa điểm Hậu Lâu (Ba Đình, Hà Nội),
thu được một số mảnh gốm men có niên đại cuối thời Trần [51, tr.5-26].
Cùng năm 1998, Viện Khảo cổ học cũng tiến hành khai quật địa điểm Bắc
Môn (Ba Đình, Hà Nội), thu được nhiêu hiện vật gốm men trắng, men ngọc và men
lam sắt có niên đại thế kỷ 13-14 [50, tr.33-41].
Năm 1999, Viện Khảo cổ học tiếp tục khai quật địa điểm Đoan Môn (Ba
Đình, Hà Nội), thu được những hiện vật thuộc dòng gốm men nâu và men lam sắt
có niên địa thế kỷ 13-14 [49, tr.11-32].
Năm 1999, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với Trung tâm HĐVHKH Văn

Miếu – Quốc Tử Giám tiến hành thăm dò khảo cổ học tại khu vực Khải Thánh trước
đó gọi là khu Thái Học thuộc di tích Văn Miếu ở Hà Nội. Cuộc khai quật đã thu
được nhiều hiện vật gốm men thời Lý, Trần [16, tr.57-73].
Năm 2001, Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật chữa cháy di tích Kim Lan.
Đến năm 2003, di tích này tiếp tục được khai quật do Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và
Viện Khảo cổ học tiến hành. Cuộc khai quật đã thu được nhiều hiện vật gốm men
thời Trần. Bên cạnh đó, thông qua các dấu tích khảo cổ cho thấy Kim Lan vào thời
Trần là một làng chuyên sản xuất đồ gốm [56].
Năm 2002, Viện Khảo cổ học và Ban quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội,
Văn phòng Ban chỉ đạo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội điều tra và đào

6


thám sát hai đợt tại địa điểm 62-64 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Đến năm 2008, tiến
hành khai quật địa điểm này với quy mô lớn bao gồm 26 hố đào, tổng diện tích
2626 m2. Cuộc khai quật đã thu được hàng nghìn hiện vật gốm men Lý, Trần bao
gồm nhiều loại hình, trong đó có một số lượng không nhỏ mảnh bao nung và phế
phẩm của lò nung gốm thời Lý, Trần [8,9,10].
Từ tháng 12 năm 2002 đến tháng 3 năm 2004, để phục vụ việc xây dựng nhà
Quốc hội và Hội trường Ba Đình, Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật tại địa
điểm 18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội đã thu được một khối lượng di vật đồ sộ,
trong đó có rất nhiều hiện vật gốm men thời Lý, Trần [55].
Năm 2003 và 2004, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Hà Nội) đã tiến hành 2 đợt
khai quật di tích chùa Báo Ân (thôn Trung, xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, Hà
Nội) nằm bên tả sông Thiên Đức. Cuộc khai quật đã thu được nhiều mảnh gốm men
có niên đại thế kỉ XIII-XIV [1,2].
Tháng 11 năm 2003, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Sở Văn hoá - Thông tin
Hà Nội (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội) đã phối hợp tiến hành thám
sát và khai quật di tích Ủng Thành - Đoài Môn (phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà

Nội). Cuộc khai quật được tiến hành trên 6 hố đào với tổng diện tích trên 100m2, đã
thu được nhiều hiện vật, trong đó có một số mảnh gốm men thời Lý, Trần.
Năm 2005, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Hà Nội) tiếp tục khai quật di tích đềnchùa Bà Tấm (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Tại đây đã thu được nhiều
mảnh gốm men là các loại hình đồ gia dụng hàng ngày của thời Lý, Trần [3].
Năm 2006, Bộ môn Khảo cổ học và Bảo tàng Nhân học (trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) phối hợp với Viện Khảo cổ học, Văn phòng
Ban chỉ đạo kỉ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội tiến hành
điều tra khảo sát và khai quật một số địa điểm trên địa bàn huyện Đông Anh, Sóc
Sơn. Tại địa điểm Bến Long Tửu (thôn Đông Ngàn, huyện Đông Anh), ngay ven bờ
sông đã xuất lộ nhiều hiện vật có niên đại từ thế kỉ XI-XIV. Ở khu vực Đầu Vè
(thôn Lại Đà, huyện Đông Anh) xuất lộ rất nhiều mảnh gốm men thời Trần, gốm
men thời Lý có số lượng rất ít.
Năm 2006 đến năm 2008, Viện Khảo cổ học đã tiến hành 1 đợt điều tra thám
sát và 4 đợt khai quật, di dời tại di tich đàn Nam Giao. Tại đây, đã xuất lộ nhiều loại

7


hình hiện vật thuộc nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó có một số mảnh gốm men
thời Lý, Trần.
Năm 2007, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã tiến hành thám sát và khai quật di
tích miếu Đồng Cổ (thôn Nguyên Xá, xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Tại
địa điểm này, đã thu được nhiều hiện vật gốm men thời Trần.
Năm 2011, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở VHTTDL Hà Nội, Ban Quản
lý Dựng án Giao thông đô thị Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội,
Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội tiến hành khai quật nút giao thông
Văn Cao – Hoàng Hoa Thám, với tổng diện tích 200m2. Hiện vật gốm men thu được
qua đợt khai quật có niên đại từ thời Lý đến thời Lê bao gồm nhiều loại hình phong
phú. Trong đó hiện vật gốm men thời Lý, Trần có số lượng lớn nhất [63, tr.86-96].
Như vậy, các cuộc khai quật ở Kinh đô Thăng Long và vùng phụ cận khá

nhiều. Tuy nhiên, nhiều các cuộc khai quật còn đang trong quá trình chỉnh lý như
cuộc khai quật địa điểm 18 Hoàng Diệu, địa điểm 62 – 64 Trần Phú, địa điểm Vườn
Hồng. Một số công trình đã hoàn chỉnh hồ sơ khoa học nhưng chưa có công trình
công bố. Vì vậy, việc tham góp nghiên cứu tổng hợp chưa có điều kiện phát huy.
Trong khi đó, thì tại khu vực Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, đã có thêm các
cuộc khai quật mới theo khuyến nghị của UNESCO.
1.2. Tình hình phát hiện và nghiên cứu gốm men Lý, Trần qua các đợt
khai quật khu vực điện Kính Thiên 2011 - 2013
1.2.1. Vài nét về khu vực trung tâm và Chính điện Kính Thiên
Khu vực di tích trung tâm có ranh giới phía bắc là đường Phan Đình Phùng,
phía Đông là đường Nguyễn Tri Phương, phía Nam là đường Điện Biên Phủ và phía
tây là đường Hoàng Diệu. Khu vực này là một phần di tích nằm trong tổng thể khu
di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long. Trong đó vẫn còn lưu giữ nhiều di tích
lịch sử hiện hữu trên mặt đất. Đó là Đoan Môn, nền điện Kính Thiên với đôi rồng
đá thời Lê sơ, Bắc Môn và Cột Cờ thời Nguyễn, di tích nhà D67, hầm D67 và hầm
chỉ huy tác chiến Bộ tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Khu vực Chính điện Kính Thiên là một khu di tích có tầm quan trọng bậc
nhất của Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Nơi đây có điện Kính
Thiên là chính điện thiết triều của thời Lê Sơ, thời Mạc và thời Lê Trung Hưng, tồn

8


tại ở thời Nguyễn với tên gọi là điện Long Thiên mà dấu tích nền móng còn tồn tại
đến ngày nay. Theo các ghi chép của sử sách cũ thì vị trí mà điện Kính Thiên tọa
lạc chính là nền cũ của Chính điện Càn Nguyên thời Lý, và Chính điện Thiên An
thời Lý và thời Trần nằm trên đỉnh Núi Nùng hay còn gọi là Long Đỗ.
Trong khu vực trục trung tâm và khu vực Chính điện Kính Thiên từ năm
1998 đến năm 2013 đã có 7 cuộc khai quật và thám sát ở các địa điểm Đoan Môn,
Hậu Lâu, Bắc Môn, điện Kính Thiên… Riêng khu vực Chính điện Kính Thiên từ

nền điện Kính Thiên đã khai quật liên tục trong các năm 2008, 2011, 2012, 2013,
2014, 2015 và hàng năm khu vực này vẫn đang tiếp tục được khai quật. Các cuộc
khai quật đều tìm thấy những dấu vết của di tích và di vật của các thời kỳ lịch sử
Đại La, Lý, Trần, Lê, Nguyễn.
Khai quật địa điểm Hậu Lâu năm 1998
Cuộc khai quật ở khu vực điện Kính Thiên đầu tiên là tại địa điểm Hậu Lâu.
Khai quật với tổng diện tích 206m2. Xuất hiện các vết tích kiến trúc gạch, giếng, bể,
móng nền và các loại hình di vật như: gạch Bắc thuộc Giang Tây quân, gạch lát nền
hình hoa sen, chân tảng hình sen, lá đề gắn tượng uyên ương…
Về cơ bản hố khai quật vào vị trí một phần “sông cổ” hay “hồ cổ” hoạt
động vào thời Lê sơ và có thể là từ trước thời Lê sơ. Vết tích kiến trúc chỉ tìm
thấy ít trong thời Lê trung hưng. Tuy nhiên về di vật có rất nhiều vật liệu có niên
đại Lý, Trần, Lê sơ với chất lượng cao. Trong đó đồ gốm men thời Lý, Trần có
số lượng không nhiều nhưng khá phong phú về dòng men và loại hình.
Khai quật địa điểm Đoan Môn năm 1999
Khai quật 2 hố với tổng diện tích 133,2m2. Xuất hiện các vết tích kiến trúc
sân nền và viền đá lát, đường gạch hoa chanh…Di vật lớn về số lượng và phong
phú về loại hình với 2025 mảnh vật liệu kiến trúc của gạch lát nền, ngói ống, tượng
đầu rồng, lá đề trang trí rồng phượng; 8655 mảnh gốm men và gốm sành.
Từ các di vật gạch vuông in hình hoa sen, gạch ngói ống màu đỏ, đầu ngói in
hình hoa sen thấy được vết tích con đường thời Lý. Thời Trần đã tiếp thu và xây dựng
lại con đường này. Toàn bộ vết tích con đường tìm thấy thuộc về thời Trần đồng thời
có tận dụng lại vật liệu thời Lý. Sang thời Lê bỏ hẳn toàn bộ vết tích của giai đoạn
trước và xây dựng Đoan Môn mới với lớp đất sét san lấp làm nền dày 20cm.

9


Khai quật địa điểm Bắc Môn năm 1999
Khai quật 2 hố với tổng diện tích 60,40m2. Ở cả hai hố xuất lộ vết tích nền

móng kiến trúc khá lớn, được xây dựng bằng gạch vồ. Kiến trúc ở hố 1 gần như là
kiến trúc của nhà cửa hay đền tháp, xây giật cấp, móng gạch vụn xây mỏng. Kiến
trúc ở hố 2 là một đoạn tường thành, gạch xây xếp giật cấp; móng gạch xây khá dầy
và kiên cố. Bước đầu xác định hai kiến trúc có cùng niên đại vào khoảng thế kỷ
XV-XVIII.
Di vật bao gồm vật liệu xây dựng và đồ gốm men. Vật liệu xây dựng có 3833
mảnh chủ yếu là các mảnh ngói ống thời Lê, đầu ngói trang trí, yếm ngói, diềm ngói
và các mảnh kê. Đồ gốm có 5841 mảnh, rất phong phú về loại hình nhưng chủ yếu
là gốm men Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII.
Khai quật địa điểm điện Kính Thiên năm 2008
Khai quật với diện tích 60,40m2, nằm ở phía Nam nhà Cục Tác Chiến, cách
thềm rồng của điện Kính Thiên khoảng 75m về phía Nam, nằm trên trục trung tâm
chạy thẳng từ cửa Đoan Môn vào điện Kính Thiên.
Qua khai quật xuất lộ nền gạch ở phía Đông và phía Tây của hố khai quật.
Kết cấu của nền được xây dựng bằng gạch vồ màu xám hoặc màu đỏ, các viên gạch
còn nguyên hoặc đã bị vỡ. Kích thước trung bình 37,5cm x 17cm, không có hoa văn
trang trí. Giữa 2 nền gạch là khoảng đầm gia cố nền của đường đi, trong đó xác định
được biên của tâm đường, rộng 3,8m (tính từ mép ngoài).
Di vật phong phú. Từ lớp 3 đến mặt nền gạch vồ tìm được chủ yếu là các di vật
của thời Lê thế kỷ XVIII – XIX, đó là các loại ngói men xanh, ngói men vàng, gạch vồ
và các mảnh gốm sứ có niên đại thế kỷ XVII - XVIII – XIX.
Lớp văn hóa 5 (nằm dưới lớp gia cố thời Lê) chứa các di vật: gạch, ngói ống
thời Trần; lá đề trang trí phượng thời Lý.
1.2.2. Khai quật khu vực Chính điện Kính Thiên trong các năm 2011-2013
Các cuộc khai quật ở khu vực Chính điện Kính Thiên từ năm 2011 – 2013,
có địa tầng tương đối thống nhất, các di tích xuất lộ dày đặc, nằm chồng chéo lên
nhau. Tình hình và kết quả khai quật tóm tắt như sau:

10



1.2.2.1 Vị trí và diện tích khai quật
Năm 2011, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn khu Di
tích Cổ Loa – Thành cổ Hà Nội nay là Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà
Nội tiến hành đào 5 hố thám sát với tổng diện tích 100m2 (sơ đồ 01), trong đó có 4
hố nằm ở các vị trí xung quanh 2 bậc thềm rồng của điện Kính Thiên, 1 hố ở gần
khu vực Tây Nam Hậu Lâu. Cụ thể vị trí của từng hố như sau:
Hố khai quật 01 (H1) được mở dọc theo chiều Đông - Tây. Diện tích khai
quật là 10m2 (5m x 2m), nằm sát lan can phía Tây của bậc thềm rồng phía Nam điện
Kính Thiên.
Hố khai quật 02 (H2) được mở dọc theo chiều Bắc - Nam. Diện tích khai
quật là 10m2 (5m x 2m), nằm sát lan can phía Đông của bậc thềm rồng phía Đông
điện Kính Thiên.
Hố khai quật 03 (H3) được mở dọc theo chiều Đông - Tây, phía trước của
thành bậc thềm rồng ở phần sau điện Kính Thiên. Có diện tích khai quật là 32m2
(8m x 4m).
Hố khai quật 04 (H4) được mở dọc theo chiều Bắc - Nam, nằm ở phía Đông
của nhà Con Rồng. Diện tích khai quật là 20m2 (5m x 4m).
Hố khai quật 05 (H7) được mở ở gần khu vực Tây - Nam Hậu Lâu. Diện tích
là 40m2 (10m x 4m), sâu 5,2m (sơ đồ 02).
- Năm 2012, hố khai quật có diện tích 500m2 nằm ở phía Bắc của cổng Đoan
Môn chạy theo chiều Đông – Tây (sơ đồ 03).
- Năm 2013, tiến hành khai quật 1000 m2 (sơ đồ 04-05) được chia thành 2 đợt:
Đợt 1 tiến hành khai quật với diện tích 500m2, nằm tiếp giáp về phía Tây Bắc
với hố khai quật 2012.
Đợt 2 tiến hành khai quật 500m2, ở vị trí nằm song song với hố khai quật đợt
1 năm 2013 về phía Tây, cạnh tường hành cung phía Tây thời Nguyễn.
1.2.2.2. Địa tầng tiêu biểu
Các hố khai quật từ năm 2011 đến năm 2013 có địa tầng tương đối thống
nhất. Tiêu biểu nhất là địa tầng hố khai quật đợt 1 năm 2013, có tầng văn hóa kéo

dài từ thời Đại La đến thời Nguyễn.

11


Địa tầng hố khai quật được chia thành 5 lớp tương ứng với 5 lớp văn hóa
hiện đại, Nguyễn, Lê, Lý-Trần và Đại La. Địa tầng có độ sâu trung bình là 3m –
3,5m, tương ứng cao độ +9,2m đến +5,5m so với mực nước biển, gồm các lớp văn
hóa chồng xếp lên nhau, từ trên xuống dưới: lớp hiện đại, lớp văn hóa thời Nguyễn
01 (LVH01), lớp văn hóa thời Lê 02 (LVH02), lớp văn hóa Lý – Trần 03 (LVH03)
và lớp văn hóa Đại La (LVH04). Về cơ bản khá thống nhất với địa tầng năm 2012,
cụ thể từ trên xuống dưới như sau:
- Lớp hiện đại: Dày từ 0cm đến 50cm.
Chứa các dấu vết kiến trúc hiện đại sân nền và móng gạch.
- Lớp văn hóa thời Nguyễn 01 (LVH01) có độ dày 50cm, là lớp đất tôn nền
sân thời Nguyễn. Lớp đất này bị xáo trộn mạnh do việc xây dựng các công trình
kiến trúc hiện đại. Trong đó chứa nhiều di vật khảo cổ học như gạch vồ màu xám,
đồ sành, đồ gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19.
- Lớp văn hóa thời Lê 02 (LVH02) có độ dày 55cm - 60cm, gồm nhiều lớp
đất chồng xếp lên nhau. Về cơ bản có 2 lớp chính: lớp đất thời Lê trung hưng dày
trung bình từ 25cm – 30cm, trong lớp này có di tích sân gạch vồ và lớp gia cố sân
bằng gạch xám vụn, các lớp đất thời Lê sơ dày 30cm – 35cm chủ yếu là lớp đất sét
tôn nền màu vàng xanh loang lổ và vết tích nền gạch, cống nước, nền kiến trúc nằm
cận kề với lớp Trần phía dưới.
- Lớp văn hóa 03 (LVH03), lớp văn hóa thời Lý – Trần, dày 2,45m nằm ở độ
sâu 1,75m đến 4,2m. Đất có màu nâu, hoặc vàng loang lổ, có chứa nhiều gạch ngói
màu đỏ, đồ gốm, sành và các dấu tích kiến trúc móng trụ ngói, tường bao, bồn
hoa...thời Trần chồng lên các dấu tích kiến trúc thời Lý ở phía dưới.
- Lớp văn hóa Đại La 04 (LVH04), nằm phía dưới nền sét và kiến trúc thời
Lý, độ dày tại vị trí thám sát là 40cm - 50cm. Đất màu nâu xám thẫm rất xốp, chứa

những di vật khảo cổ gạch ngói xám và đồ gốm.
1.2.2.3. Di tích tiêu biểu
Qua 3 năm khai quật, nhiều di tích đã được xuất lộ, bao gồm nhiều loại hình
di tích có niên đại từ thời Đại La đến thời Nguyễn, cụ thể:
- Thời Đại La: do diện tích khai quật đến tầng văn hóa Đại La rất ít nên các
vết tích xuất lộ chưa rõ ràng (BA05).

12


×