Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Xử lý tình huống, tâm lý khi thi lái xe hạng B2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.86 KB, 77 trang )

TÂM LÝ KHI VÀO THI SÁT HẠCH BẰNG LÁI XE Ô TÔ B2, B1, C
Cứ chuẩn bị tâm lí vững vàng, ko run, ko lo lắng, sốt ruột. Nên dùng phanh tay khi
đê-pa lên dốc vì độ an toàn qua bài thi cao hơn. Kinh nghiệm qua 2 bài đêpa - tăng
tốc của mình nè : 1. Đạp côn,phanh >> kéo phanh tay >> nhả chân phanh >>
chuyển qua chân ga, đạp ga lên tầm 3000 >> nhả từ từ chân côn đến 1500 >> hạ
phanh tay >> xe bò lên dốc. 2. Nhìn thấy mũi tên trắng trước biển "tăng số, tăng tốc
bắt" đầu đạp ga, tay phải nắm cần số >> gặp biển thì đạp côn, vào số, đạp ga kịch
sàn ( Mình thi trên Sóc sơn, vios e yếu, kịch sàn cũng vượt tốc độ ) >> Trước biển
20 thì bạn đạp côn, phanh chết bánh, về số 1 >> từ từ bò qua bài. Còn nữa, tùy xe
sách hạch, có xe vòng tua lớn, có xe vòng tua nhỏ, mỗi khi dừng đèn xanh đèn đỏ,
bạn nên mớm ga trước rồi nhả côn, tránh tình trạng ực ực chết máy. Thân!


Học lái xe b2 ở tphcm và hà nội Làm sao để theo dõi biển
báo khi mới biết lái ( xe ôtô hạng B1 và B2 )
Đánh giá:
Đánh giá của bạn:
Lượt xem: 1560

KHÓA ĐÀO TẠO LÁI XE, HỌC LÁI XE Ô TÔ GIÁ
RẺ TẠI TPHCM
Tôi mới có bằng B2 và mới tậu một chiếc SUV, muốn tìm
hiểu xem làm thế nào để có thể theo dõi các biển báo tốt
nhất, vì có nhiều bảng chỉ dẫn ghi rất nhiều thông tin,
không đọc kịp, vậy phải làm sao? (Bùi Anh Tuấn).
Tôi thấy có một số nội dung như sau:
- Những điểm nào thì phải thật chú ý nhìn đường để theo dõi
biển báo? (có phải đầu các ngả đường, chỗ rẽ, giữa đường thì
sao...?).
- Qua các vòng xoay trong thành phố rất đông người, có rất ít
thời gian để nhìn biển báo, vậy phải làm sao?


- Nguyên tắc nào khi nhìn nhiều biển báo một lúc: Biển báo
cấm, biển chỉ dẫn...
- Có nhiều bảng chỉ dẫn ghi rất nhiều thông tin, không đọc kịp,
vậy phải làm sao?
-.....


Các Bác có kinh nghiệm xin chỉ giáo giúp, làm sao cho việc
theo dõi biển báo có hiệu quả nhất?
Xin chân thành cám ơn.
DANH SÁCH BẠN ĐỌC TRẢ LỜI:

Biển báo là thập diện mai phục

Nơi nào cũng có biển báo nhưng khó thấy và nếu thấy thì đã
muộn, tốt nhất bị phạt nhiều rồi có kinh nghiệm. Còn không
xử lý được bạn thấy xe nào cùng hệ với mình cứ chạy theo nó,
tốt nhất nên theo taxi.

ka | 13/04/2011

Biển báo của Việt Nam rất tuỳ tiện

Tôi thấy biển báo của Việt Nam rất tuỳ tiện về kích cỡ chữ và
màu chữ. Cụ thể trên đường gần cầu Phù Đổng từ Bắc Ninh về
Hà Nội có biển xe 10tấn ở dưới chữ bé tý , đi 50/km/h chẳng
thấy chữ viết gì. Hình như những người thiết kế biển hướng
dẫn của cơ quan giao thông không biết lái xe hay sao ấy.
Còn các bạn có thể thấy vẽ làn đường trên phố Huế thì đúng là
cài bẫy lái xe. Đang đi thì vẽ vạch liền ngay giữa hai làn

đường tránh chạm vạch thì coi chừng chạm xe máy, chạm
vạch thì ăn phạt. Mong mọi người cảnh giác anh hùng núp./.


Nguyên Văn Hà | 24/01/2011

Bạn BigBull nói có lý ấy chứ !

Khi mình đọc bài viết của Big Bull mình không có ý tưởng gì
nhiều lắm. Đến khi đọc bài phản đối của 1 vài bạn đối với Big
Bull thì mình mới xem lại bài của Big Bull. Và thấy rắng bạn
ấy không đề cập việc có bằng hay không. Mà là việc hễ cầm
vô lăng ra đường là phải thuộc bài học an toàn.
Mình cũng thấy đúng là 27 tuổi mà chạy xe 10 năm cũng
tương đối ghê thật. 10 năm trước mới 17 tuổi thì chưa có bằng
là đúng rồi. À. mình cũng muốn góp ý là chưa chắc gì có bằng
100 năm mà chạy xe an toàn, biết suy nghĩ bằng người không
có bằng nhé. Các bạn nên đọc lại bài của chủ thớt ! Bạn ấy đã
chạy xe ra đường rồi mà còn lúng túng không biết bảng hiệu
ra sao. Nếu cho phép 100 hay 1000 người mới chạy ra đường
đều như vậy thì tỷ lệ rủi ro cao cỡ nào ?!
Bằng chứng là rất nhiều người gây tai nạn khi mới lấy bằng
vài tháng đấy thôi. Vậy nếu bắt họ học thêm vài tháng nữa hãy
cho lấy bằng thì sẽ giảm số tai nạn đó hơn rồi. Về việc xe mô
tô phân khối lớn thì mình cũng đang chạy 1 chiếc đây. Không
biết bạn Bull chạy tới đâu chứ mình từng đạt hơn 250kmh rồi.
Và anh em trong nhóm thì họ còn đạt vận tốc cao hơn nhiều.
Tuy nhiên, những tốc độ đó đạt được trong những cung đường
được bảo vệ an toàn và mang thiết bị an toàn, và được cho
phép của chủ đất, hay người quản lý khu vực đó. Tuy là cũng

phạm pháp nhưng thật sự là yếu tố an toàn được ý thức đưa
lên rất cao. Có lẽ bạn Bull nói ra việc mô tô là muốn nhấn


mạnh điều này : phải luôn an toàn. Không chừng bạn Bull là
thành viên nhóm mình ấy chứ ! :)

Chim Cu | 21/01/2011

Giúp bạn

Bạn có nhớ là khi đi thi phần luật GTĐB phải học theo mẹo
không. Biển báo ngoài đường các chú ấy cũng đặt theo mẹo
mà. Ví dụ nhỏ : Từ xa nhìn thấy biển có nhiều dòng tức là có
nhiều tốc độ cho các xe khác nhau. Vậy chỗ đó là ta có thể
tăng tốc cho loại xe mình đi. Nếu biển đó có hai dòng là ta
phải giảm tốc độ về tốc độ quy đinh 40 và 50km/h. Lưu ý các
anh hùng núp đoạn này.

Nguyễn Thanh Hà | 21/01/2011

Biển báo ở Việt Nam thật khó

Đúng như nhiều bạn nói chỉ có ở Việt Nam mới có biển báo
đánh đố người tham gia giao thông như vậy thôi. Biển hướng
dẫn chữ thì bé tý trong khi đường bắt buộc đi tối thiểu là 60
Km/h căng mắt nhìn không biết rẽ đường nào như trên đường
Hà Nội Lạng Sơn.
Biển boá thì cắm rất khó hiểu nữa quy định lại chẳng giống ai
như là đường dành cho các phương tiện rẽ phải trên đó có đèn



báo các phương tiện được rẽ phải rẽ phải khi đèn đỏ nhưng khi
rẽ là bị phạt sai làn đường ngay đấy các bạn ạ ( ngã tư Trần
Khắc Trân phố Huế) cần cảnh giác nên cứ đi vào đoạn đường
dành cho các phiện tiện rẽ phải cho lành.
Tranh cãi một hồi rồi CSGT thua thôi nhưng mất thời gain
lắm.

Nguyên Văn Hà | 21/01/2011

Học lại lý thuyết, thực hành bằng đi xe máy trước khi ôm vô
lăng

Tôi đồng tình rằng các bạn mới lái thường bỡ ngỡ về cách làm
chủ tay lái, bỡ ngõ về các cung đường, cách xử lý tình
huống.... Nhưng không thể bỡ ngỡ về cách nhận biết biển báo
hiệu đường bộ. Vì các ký hiệu biển báo chúng ta đều được làm
quen và học từ rất nhỏ. Ở đây, phải nói chúng ta có tập trung,
có tạo thói quen nhìn biển báo hay không thôi. (Xin không nói
tới vấn đề biển báo thiếu, biển khuất, biển báo nhiều nhưng
không hợp lý...).
Biển báo bao giờ cũng được đặt ở bên phải, theo chiều đi,
trước ngã ba, ngã tư, nơi giao nhau, nơi vào và kết thúc địa
giới hành chính, đầu và cuối đường cao tốc, cầu vượt liên
thông, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực dân cư,
đoạn đường nguy hiểm, đường phân nhiều làn.... Có tới 5
nhóm biển báo, nhưng cần hiểu rõ 3 nhóm chính: Nhóm cấm
màu đỏ,nhóm hiệu lệnh, chỉ dẫn màu xanh, nhóm cảnh báo
màu vàng. Các hình tượng trên các nhóm rất dễ hiểu.



Không cần thuộc lòng một cách máy móc, chỉ cần nhìn thoáng
qua và hiểu thông điệp ghi trên biển là đựơc. Nói tóm lại, nếu
không phải là " ba ngơ" từ trên Trời rơi xuống thì đến 18 tuổi,
không cần học bằng B2 cũng hiểu được các ký hiệu của biển
báo và biển báo được đặt ở đâu và hiệu lực của biển báo thông
thường là ngã ba, ngã tư ngay phía sau của biển (trừ có gắn
thêm biển phụ 503e và một số ít biển chỉ dẫn có hiệu lực phía
trước của biển báo ).
Nếu bạn chưa hiểu biến báo thì khi lái xe sẽ phân tâm trong
việc đọc biển. Tốt nhất là nên học lại lý thuyết , thực hành
cách đọc biển bằng xe máy, sau đó mới ôm vô lăng cho lành
cả người lẫn ta.

Cao Cự Thắng | 21/01/2011

Gui ban Big Bull

Bạn Big Bull phát biểu hơi bị mâu thuẫn rồi, bạn luôn đề cao
việc an toàn cho mọi người xung quanh là việc làm rất tốt
nhưng bạn đã lái xe được 10 năm nhưng chỉ mới có bằng được
6 năm thì thật là....
Mong bạn luôn có tinh thần trách nhiệm tốt với xã hội và chấp
hành tốt các quy định của pháp luật!
Trân trọng

Davis | 21/01/2011



Không thuộc nhưng phải "hiểu ký hiệu biển báo" từ khi đang
học phổ thông kia

Chào cả nhà ! Mình cũng là mới lái. Bỡ ngỡ rất nhiều thứ...
Nhưng về biển báo mình không bỡ ngỡ chút nào cả. Đúng như
bạn Tần Đình Long nói, Luật GT có thể bạn không thuộc, mà
phải nói là không thể thuộc hết các chương, điều... Nhưng ký
hiệu của biển báo thì bạn đã được làm quen từ thời còn tiểu
học, được học ở trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Nếu bạn đã có xe máy thì chắc chắn bạn phải học và thi lý
thuyết . Có nghĩa là bạn phải hiểu các ký hiệu của biển báo
( tôi không nói là thuộc lòng ). Khi bạn có bằng B2 thì phần
học lý thuyết và thi còn kỹ càng hơn.
Chẳng nhẽ mười mấy năm ngồi ghế phổ thông cộng với hàng
ngày phải tham gia GT mà bạn vẫn không rành về biển báo?
Có thể mới lái, tay lái non, tâm lý căng thẳng.... là điều chấp
nhận được. Các biển báo có thể bị che khuất, chưa hợp lý....
song, ký hiệu chỉ cần liếc qua là hiểu.
Riêng việc lái thì phải từ từ, còn ký hiệu của biển báo, vạch kẻ
đường phải hiểu rõ từ lâu, trước khi học lái xe ô tô đã phải biết
rõ rồi mới phải.

Phan Hữu Bằng | 21/01/2011

Chấp nhận hoàn cảnh


Thời gin đầu ai cũng vậy thôi, rất căng thẳng với việc lái xe.
Mọi việc bạn chỉ tập trung phía trước, còn lại là các "khoảng
mù": Hai bên sườn xe, hai bên gương, gương chiếu hậu,... nói

gì là các biển báo. Thời gian để khắc phục nhữgn "điểm mù"
này mất mất khoảng 2-3 tháng.
Do vậy, bạn nên giữ tốc độ vừa phải khi đi trong thành phố, ra
ngoài thành chỉ nên đi trong tầm 50km/h và đi gọn vào bên
phải. Ở nước ngoài, những người mới lái xe từ 3-6 tháng sẽ có
những biển báo dán ở kính sau.
Sẽ đễn một lúc bạn sẽ cảm thấy thoài mái khi lái xe và quan
sát hết được mọi thứ xung quanh, lúc đó biển báo chỉ là
chuyện nhỏ. Chúc bạn lái xe an toàn.

Anh Long | 21/01/2011

@ Big Bull!

Gửi bạn Big Bull Bạn hãy có cái nhìn cởi mở hơn với những
người mới học lái xe bạn nhé, nhất là thời đại ngày nay, có
quá nhiều việc để làm và lo lắng chứ không phải chỉ đi học lái
xe (có lẽ vì vậy mà các trường dạy lái có những khóa học cho
công chức hoặc người không có nhiều thời gian). Mình nói thế
không có nghĩa là ngụy biện và không học cẩn thận, nhưng
bạn nên nhớ là có hàng trăm biển báo, khó có ai một lúc có thể
nhớ hết được tất cả đâu bạn.
Mình dám cam đoan bạn cũng thế, khi mới lấy bằng lái xong
bạn mà thuộc làu tất tần tật biển báo hiệu giao thông thì mĩnh
xin gọi bạn bằng thầy! Đi học ai cũng thế, nhìn nhận sự việc
dưới góc độ tình và lý chứ đừng nhìn quá khắt khe. Còn bạn,


bạn nói người khác không tôn trọng luật nhưng bạn 27 tuổi, lái
xe 10 năm, có bằng 6 năm thì bạn có 4 năm chạy không bằng

lái (bạn nghĩ như thế là oai lắm sao?) nghĩa là bạn đã vi phạm
luật giao thông 4 năm đấy, bạn đã tôn trọng luật chưa mà nói
người khác thế?
10 năm lái xe chưa là cái gì đâu bạn à, mình thì chưa lái nhiều
như bạn, chỉ mới có khoảng 1/3 thời gian của bạn thôi nhưng
mình nghĩ không ai nói tài nói giỏi được cả trong cái nghề này
đâu. 35-40 năm ngồi sau vô lăng, không vi phạm luật bao giờ,
chưa gây tai nạn bao giờ, mai về hưu hôm nay làm mấy mạng
người liền, chưa kịp về hưu thì đi bóc lịch rồi.
Ai cũng chập chững tập đi rồi mới chạy được chứ có ai sinh ra
là chạy ầm ầm đâu! Bạn chạy mô tô phân khối lớn là bao
nhiêu vậy bạn? Tốc độ cao là bao nhiêu vậy bạn? Đường bộ
Việt Nam bạn chạy được bao nhiêu mà cao vậy? Đúng là hậu
sinh khả úy qúa! Hãy cho bạn Tuấn lời khuyên chứ đừng nên
chỉ trích người khác, dù là gì thì bây giờ bạn Tuấn cũng đã có
bằng và bạn có thể đề nghị với cơ quan tổ chức nào đó cấp
bằng cho bạn Tuấn thu hồi lại bằng của bạn ấy không? Nếu
không thì tốt nhất nên giúp bạn ấy hoàn thiện thì tốt hơn nhiều
đấy.

HMQ | 20/01/2011

Gửi Tuấn (*****)

Bạn Anh Tuấn thân mến! Những thắc mắc của bạn hoàn toàn
dễ hiểu và đó là suy nghĩ của nhiều người khi bắt đầu lái xe.
Ai cũng vậy bạn Tuấn à, nhưng rồi bạn sẽ biết hết các loại


biển báo trên đường khi tham gia giao thông (mặc dù hệ thống

biển báo, nơi đặt biển, hệ thống giao thông của Việt Nam
mình chưa tốt). Để nắm bất tốt các loại biển báo trên đường,
mình xin đưa ra vài ý kiến như sau:
+ Thứ nhất, bạn phải hiểu ý nghĩa các biển báo giao thông một
cách tổng quát theo cách phân nhóm, có thể phân thành nhóm
bao quát theo hình thù của biển báo như sau:
- Nhóm biển phụ: Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông,
được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, báo cấm, biển
hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ xung để hiểu
rõ các biển đó hoặc được sử dụng độc lập.
Nhóm biển phụ gồm có 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số
501 đến biển số 509. ...
- Nhóm biển hiệu lệnh: Có dạng hình tròn, nền mầu xanh lam,
trên biển có hình vẽ mầu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm
báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành.
Nhóm biển hiệu lệnh gồm có 9 kiểu được đánh số thứ tự từ
biển số 301 đến biển số 309.
Hiệu lực của các loại biển hiệu lệnh có thể có gia trị trên tất cả
các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của
một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng
biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu
lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì
nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 “Làm đường”
đặt ngay bên dưới biển chính.
- Nhóm biển báo cấm: Có dạng hình tròn( trừ biển số 122
"dừng lại" có hình 8 cạnh đều ) nhằm báo điều cấm hoặc hạn
chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết
các biển đều có viền đỏ, nền mầu trắng, trên nền có hình vẽ
mầu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các
phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.



Nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ
biển số 101 đến biển số 139. Hiệu lực của các loại biển báo
cấm có thể có gia trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá
trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn
đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền
trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên
một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải theo biển và một
biển phụ số 504 “Làm đường” đặt ngay bên dưới biển chính.
- Nhóm biển báo nguy hiểm: Có dạng hình tam giác đều, viền
đỏ, nền mầu vàng, trên có hình vẽ mầu đen mô tả sự việc báo
hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất
của sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử
trí. Nhóm biển báo nguy hiểm gồm 46 kiểu được đánh số thứ
tự từ biển số 201 đến biển số 246. Hiệu lực của các biển báo
nguy hiểm có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe
chạy.
- Nhóm biển chỉ dẫn: Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông
nền mầu xanh lam để báo cho người sử dụng đường biết
những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong
hành trình. Nhóm biển chỉ dẫn gồm có 48 kiểu được đánh số
thứ tự từ biển số 401 đến biển số 448. Hiệu lực của các biển
chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe
chạy.
- Biển hiệu lệnh: Từ biển 301a đến biển 309 (không biết mình
nhớ có chính xác không nữa) trong hệ thống biển báo hiệu
giao thông. - Vạch kẻ đường: Từ loại vạch ký hiệu 1.1 đến
1.23. Bạn nên chú ý là vạch này có thể kẻ trên mặt đường,
cũng có thể là treo lên trên thanh xà ngang đường bạn nhé.

Nói như thế thì hơi lý thuyết, nhưng những loại biển đó bạn
cần phải nắm một cách chung nhất khi bạn ngồi sau vô lăng và
điều khiển ô tô tham gia giao thông, vì nếu bạn không nắm
được hệ thống biển báo giống như một người nông dân đi cày


ruộng mà không biết cách giật dây mũi và hô lên những câu
lệnh để con trâu nó đi sang bên trái hoặc bên phải theo ý của
bạn. Và điều đương nhiên xảy ra đó là bạn bị phạt hoặc bạn
gây tắc đường hoặc là bạn sẽ gây tai nạn (nhất là ở các đường
cao tốc).
+ Thứ hai, Việc nhớ biển báo không phải là một sớm một
chiều bạn có thể nhớ ngay được đâu. Bạn hãy đừng cố nhớ
một lần mà sẽ rối hết lên. Cách đơn giản là bạn hãy để ý đến
biển báo bất cứ khi nào bạn tham gia gia thông, đi ô tô, đi xe
máy, đi bộ hoặc đơn giản là khi bạn ngồi trong quán cafe, nhìn
ra đường và thấy cái biển báo bạn hãy xem biển đó là loại biển
gì, có ý nghĩa như thế nào, hiệu lực ra làm sao.
Nhất là khi bạn đi xe máy hoặc xe đạp hoặc đi bộ, hãy để tâm
đến biển báo, thứ nhất bạn sẽ không phạm luật và hơn nữa bạn
sẽ nhớ biển rất nhanh. Hoặc những khi bạn đi taxi ngồi lên ghế
trước và quan sát tất cả biển báo bạn thấy trên toàn bộ quãng
đừơng, nhìn thấy cái nào thì hãy nhớ xem nó là loại biển nào,
ý nghĩa ra sao, nếu không rõ hãy hỏi luôn tài xế taxi bạn nhé,
còn khi đi bộ, xe đạp, xe máy bạn nhìn thấy biển mà chưa
hiểu, hãy ghi nhớ biển đó và về đến nhà là vác cuốn hướng
dẫn luật ra tra cứu ngay (đừng cố vừa đi xe máy hoặc xe đạp
vừa suy nghĩ về nó nhé, tai nạn đấy). Mình đảm bảo với bạn,
sau 1 tuần bạn sẽ nhớ tất cả các loại biển bạn đã gặp trên
đường.

+ Thứ ba, việc quan sát biển trên đường bạn đi. Việc này và
việc nhìn gương xe ô tô khi điều khiển gần như là một bộ đôi
không thể thiếu đối với người ngồi sau vô lăng. Quan sát biển
không khó khi bạn biết được cách nhìn bao quát khi bạn ngồi
lái xe. Theo mình, khi cầm lái, điều tối kỵ là nhìn xuống cần
số khi sang số, tầm mắt của bạn (thị trường) quan sát quá hẹp
và quá ngắn. Bạn hãy phóng tầm nhìn xa ra, đừng nhìn chăm
chú vào đít xe thằng đi trước và cũng đừng nhìn chỉ một đoạn
đường ngắn phía trước.


Khi thị trường quan sát của bạn rộng và xa, bạn sẽ nhìn thấy
được hầu hết các chướng ngại vật, các phương tiện đi cùng
chiều hay ngược chiều với bạn và tiên đoán được cả tình
huống giao thông, hơn nữa mắt bạn đỡ mỏi hơn nhiều. (dĩ
nhiên, đi đường thành phố, mặc dù quan sát rộng nhưng mà ưu
tiên sự quan sát cho phương tiện đi trước mình nhé, không thì
đúc đít nó đấy).
Khi quan sát được như vậy, biển báo hiệu giao thông sẽ đập
vào mắt bạn ngay lập tức và tín hiệu sẽ được truyền về não bộ
bạn để phân tích cái biển đó (dĩ nhiên là bạn phải để cái hình
biển đó vào trong suy nghĩ của bạn, coi đó là một mỹ nữ đi
nha!) bạn sẽ nhớ ra nó ngay lập tức (có thể là nhớ chi tiết hoặc
là nhớ bao quát) còn nếu khi bạn ko nhớ biển đó, cách hay
nhất cho bạn là nhìn thằng ô tô đi trước mà đi theo nó (tránh
theo mấy ông xe khách hoặc là xe ben chở vật liệu vì đó là
những hung thần xa lộ và những "con cua" chuyên bò ngang).
Một điều lưu ý với bạn là có nhiều ý kiến nói về việc bất cập
đối với hệ thống giao thông ở Việt Nam, nhưng bạn à, chúng
ta đang sống ở Việt Nam, điều kiện của chúng ta chỉ được đến

vậy thì hãy chấp nhận nó đi, đừng phàn nàn về nó mà học cách
chấp nhận nó, đừng phàn nàn về nó mà hãy chấp hành tốt
những qui định đó (đừng bàn đến việc đúng hay sai vội, vì bạn
hay ai đó có bàn hay chửi rủa gì đi nữa thì nó vẫn cứ tồn tại
mà thôi, cách để thay đổi nó là khó vì nó là cả hệ thống và hãy
nói đến nó ở một nơi khác, một diễn đàn khác chứ không phải
là lúc bạn lái xe) như vậy chắc chắn rằng không bao giờ bạn bị
phạt hoặc là bạn bị bắt đền.
Để có thời gian quan sát biển báo, bạn hãy chạy xe đúng tốc
độ qui định và việc nhìn biển báo không phải mất thời gian
tính bằng phút bằng giờ mà chỉ bằng giây thôi và nó xảy ra
đồng thời với các hoạt động khác của bạn nữa khi bạn điều
khiển xe, nên bạn đừng quá lo lắng là không kịp nhìn biển.
Vài lời của mình mong rằng giúp được bạn chút nào đó.


Mình chạy xe bao nhiêu năm nay nhưng mình chưa bao giờ
chủ quan không nhìn gương, không nhìn biển báo và phóng
nhanh vượt ẩu cả. Bạn hãy làm như thế đi để bạn có giấc ngủ
ngon bên vợ con sau khi rời xe khóa cửa gara và những người
thân bên bạn cũng không phải phàn nàn gì cả, cũng như bạn
không phải móc ví đếm tiền phạt, tiền đền bù hay là tiền sửa
xe. Chúc bạn có những giờ lái an toàn, có một mùa xuân vui
vẻ hạnh phúc bên gia đình và xế yêu! (khi nào rỗi cho mình
mượn con SUV của bạn lướt tí nhé, hề hề)! Thân ái!

Minh Quang | 20/01/2011

Đơn giản, nhẹ nhàng


Bạn không nên tập trung nhiều vào biển báo làm gì! Cứ bình
tĩnh chạy và quan sát đường! Nói chung biển báo ở VN ta
nhiều vô kể! Có những đoạn ngã tư cách nhau 100m mà có tới
7 biển báo, bạn mà chú ý đọc chỉ có cách xuống xe đi bộ mà
đọc. Chỉ cần quan sát biển trước khi có ý định làm gì thôi.

lê ngọc cương | 20/01/2011

Cứ đi nhiều và trả giá nhiều sẽ biết hết bác ạ.

Bác cứ bình tĩnh thôi. Những ngưới khác chẳng phải tự nhiên
họ giỏi, chẳng qua họ đi nhiều, trả giá nhiều mà thành kinh


nghiệm thôi. Không cần thúc ép bản thân quá, lại gây ức
chế.....Cứ đi sẽ đến thôi mà....Chúc bác mạnh khỏe nhé!

Ng Thanh Tùng | 20/01/2011

Ai bảo cứ lái ôtô mới phải học Luật GT?

Nguy hiểm quá chủ thớt ơi ! Chưa cần có bằng ô tô đâu, chỉ
cần ngồi trên xe máy hơn 50 cm3 là chủ thớt đã phải thi luật
GT rồi. Mà hệ thống biển báo hiệu đường bộ đường làm quen
từ Tiểu học, được học ở Trung Học cơ sở, được thi sát hạch
trước khi cấp bằng xe máy.
Chả có lẽ chủ thớt từ xã vùng cao " Mù Cang Chải " xuống
ư?! Đằng này chủ thớt lại có cả bằng lái ô tô mà ngỡ ngàng về
biển báo Gt thế thì là sao ? Đành rằng Luật GT có bổ xung,
sửa đổi, nhưng hình tượng của biển báo cả trăm năm nay, từ

hồi Pháp đô hộ VN đến nay vẫn không thay đổi. Chủ thớt học
lại ngay lý thuyết trước khi ra đường nhé !
Chỉ có ba màu đỏ, xanh, vàng thôi. ĐỎ là CẤM. XANH là
HIỆU LỆNH, VÀNG là cảnh báo SẮP ĐẾN ĐOẠN ĐƯỜNG
NGUY HIỂM cần chú ý đề phòng... Thế mới thấy một thực tế
là tuyên truyền và giáo dục Luật GTĐB ở VN bất cập đến
nhường nào, cứ bảo sao ý thức của người Dân kém.

Trần Đình Long | 20/01/2011

Bạn Lê Quang Hùng chỉ dẫn rất đúng


Bạn hãy thực hiện như bạn Lê Quang Hùng tư vấn, đi nhiều
thành quen. Nếu bạn ở TP.HCM thì bạn cũng cần thuộc nằm
lòng các đường nào cho phép đỗ ô tô, phân làn thế nào, đường
nào cấm ô tô, đoạn nào công an hay bắt lỗi lấn lane, đường
nào hay kẹt xe giờ cao điểm, thậm chí phải nhớ đường nào có
lô cốt nữa, đường nào giờ cao điểm học sinh tan trường là
kẹt ...
Đi ô tô khổ hơn xe máy ở chỗ đó bạn ạ.

Quang NV | 20/01/2011

Từ từ mà đi

Chào bạn, Bạn cứ theo taxi mà chạy, đến ngã tưthì nhả bớt ga,
rà từ từ ngó nghiêng, 1 là ngó biển báo, 2 là ngó CA :D. Còn
biển mà nó ko giống ai thì cứ xuống xe mà đẩy cho chắc.
To big bull, Chú có quyền gì mà đòi không được cấp bằng cho

nguời này nguời nọ? Chú có 10 năm chạy xe và lấy bằng được
6 năm, tức là chú có 4 năm chạy xe không có bằng lái, chú coi
thuờng pháp luật như vậy mà lại còn lên cái giọng dạy đời các
cha các chú ở đây ? Cái loại như chú mới là cái loại cần phải
loại ra khỏi giao thông đấy chú ạ.
Ở đời dốt thì đừng tỏ ra nguy hiểm nhé.

| 20/01/2011


Dễ như thò tay vào tuý lấy đồ vật

Gửi chủ thớt ! Chủ thớt không cần học thuộc lòng biển báo
đâu, học làm gì ? Bộ nhớ cần chỗ để nhớ những việc khác
quan trọng hơn.... Chủ thớt chỉ cần nhớ ngắn gọn như thế này
thôi : Cứ gặp biển hình tròn, viền đỏ là CẤM, cấm gì thì đi
chậm mà xem, nó vẽ cái ô tô con gạch màu đỏ thì mình đừng
có đi vào, hoặc mũi tên đen về bên nào có gạch màu đỏ thì
đừng có rẽ vào lối đó. Nó vẽ cái ô tô tải hoặc ô tô khách có
vạch màu đỏ thì mình cứ vô tư mà vào...
Cứ gặp biển hình chữ nhật màu xanh là BIỂN HIỆU LỆNH
không phải là biển CẤM đi vô tư, nhưng phải đi theo mũi tên
mà nó chỉ, đi ngược lại là ăn đòn nghe. Cứ gặp biển hình tam
giác màu vàng, viền đỏ là BIỂN BÁO NGUY HIỂM, sắp đến
chỗ nguy hiểm cần lưu ý ! Đi chậm quan sát, kẻo xuống vực
hoặc chỗ mấp mô, đường hẹp, chắn tàu ....
Biển chữ nhật màu trắng, viền đen là BIỂN PHỤ, nếu nó
không vẽ cái Ô TÔ CON của mình ở dưới cái biển CẤM thì
vô tư mà chạy, nó cấm ai mặc nó. Những biển có chữ không
cần đọc vì xe 7 chỗ không bị cấm giờ, không bị cấm trọng

tải...Có thế thôi, chỉ cần nhớ màu của ba nhóm biển chính.
Đặc biệt, màu ĐỎ là CẤM. Màu XANH phải đi theo hướng.
Màu VÀNG, lưu ý phía trước nguy hiểm! Dễ như thò tay vào
túi lấy đồ vật.

Cảnh Chí Quang | 20/01/2011

Biển báo - người dẫn đường thân thiện!


Có 5 loại biển báo và sau đây là cách nhận dạng:
1. Báo cấm: hình tròn, viền đỏ, nền trắng vẽ hình màu đen
gạch chéo thể hiện cho điều cấm.
2. Biển báo hiệu nguy hiểm (cảnh báo) : hình tam giác, viền
đỏ, nền vàng, hình màu đen thể hiện điều cảnh báo.
3. Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh, hình màu trắng thể
hiện hiệu lệnh ( có biển đặc biệt hình lục lăng có chữ Stop)
4. Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật, nền màu xanh, hình trắng (hay
chữ trắng) thể hiện điều cần chỉ dẫn. Ngoài ra còn có Bảng
quy định tốc độ ở mỗi đoạn đường, đầu thành phố, thị trấn, thị
xã, đường cao tốc...vv.
5. Biển phụ: được lắp dưới biển chính thông thường là dưới
biển cấm ( hình chữ nhật, nền trắng màu đen) thể hiện rõ thêm
điều cấm đã nêu ở biển chính, ví dụ: thời gian cấm, khoảng
cách hiệu lực của biển...vv.
Ngoài ra còn có loại biển cố định và tạm thời. Trường hợp
hiệu lệnh của các biển khác nhau thì bạn phải theo biển tạm
thời. Đa phần các biển bảo có hiệu lực ngay sau mặt biển, tuy
nhiên khi lắp thêm biển phụ có chiều 2 mũi tên ngược nhau thì
nó lại có hiệu lực cả trước và sau mặt biển.

Theo quy định, biển báo phải lắp ở bên phải theo chiều đi của
phương tiện, ở nơi người tham gia giao thông dễ quan sát nhất,
hiệu lệnh các biển không được chồng chéo, phải theo thứ tự
giảm dần hiệu lực, khoảng cách giữa các biển phải đảm bảo
thời gian cho tài xế thực hiện...vv.
Tuy nhiên điều này ở VN khó áp dụng, hãy xem hệ thống biển
báo ở HN, TPHCM đặc biệt là đại lộ Thăng Long: cái thì lấp
ló sau lùm cây, cái thì chót vót trên cột điện, cái thì thấp tè


...vv. Quay trở lại câu chuyện của bạn, việc bạn chạy xe SUV
thì cũng không cần quan tâm lắm đến các loại biển phụ mà
hãy chú ý quan sát các loại biển cẩm mà thôi, bạn nên quan sát
từ xa, lái xe hãy tập cho mình quan sát thật linh hoạt, từ xa về
gần, đảo mắt thường xuyên.
Có như vậy bạn sẽ không bị mất tập trung và luôn thoải mái
khi cầm lái. Một điểm nữa, khi lái xe cũng nên kết hợp việc
theo dõi biển báo kết hợp với sơn kẻ trên vạch đường để bạn
chạy sao cho đúng làn, đúng tuyến. Khi bạn đi đường dài,
xuyên từ tỉnh này qua tỉnh khác nếu cần thiết có thể dừng lại
quan sát các biển chỉ dẫn (nhất là trên đường cao tốc đoạn cầu
vượt liên thông) có như vậy bạn sẽ hạn chế được việc đi nhầm
đường.
Chúc bạn lái xe an toàn.

Trịnh Xuân Nguyên | 20/01/2011

Rất dễ hiểu, chỉ cần tập trung và nhớ quan sát là được

Luật Gt nước mình hay nước ngoài đều có bốn nhóm biển

chính. Các ký hiệu được quốc tế hoá nên dễ hiểu. Nói chung,
tập trung là hiểu được. " Bẫy " chẳng qua là khuất tầm nhìn,
thay đổi đường cấm làn đường liên tục hoặc đặt nhũng biển
hạn chế tốc độ quá gần, khi trước đó được chạy tốc độ rất
cao... Còn đâu đều do chủ quan, thiếu quan sát của lái xe.
Nhóm biển cấm có hình tròn viền màu đỏ, còn cấm cái gì thì
có biểu tượng ở giữa vẽ hình màu đen và có vạch đỏ đè lên,
nếu cấm rẽ hoạc cầm quay đầu thì có mũi tên và vạch màu đỏ
đè lên. Nhóm biển báo nguy hiểm là hình tam giác đều, viền


màu đỏ , nền vàng, nguy hiểm cái gì thì người ta vẽ biểu tượng
ở giữa.
Nhóm biển hiệu lệnh hay còn gọi là nhóm biển chỉ dẫn là hình
chữ nhật hoặc hình vuông màu xanh hoà bình, chỉ dẫn cái gì
thì người ta vẽ biểu tượng hay ký hiệu ở giữa bằng màu trắng,
đôi khi là màu đỏ ví dụ như biển hiệu lệnh trên đường cao tốc
có kèm cả biển chỉ dẫn và biển cấm, thường là cấm tốc độ tối
đa trên 100km/h.
Nhóm biển phụ là hình chữ nhật màu trắng viền đen. Với
nhóm này chỉ cần quan tâm đến biển 503e ( hướng tác dụng
của biển ), biển 505 ( loại xe ), biển phụ này hay đặt ở dưới
biển cấm để chỉ ra loại xe chịu hiệu lực của biển báo cấm, biển
506a,b ( hướng đường ưu tiên ), còn các biển phụ khác chữ
nghĩa loằng ngoằng không cần quan tâm vì thường chỉ dẫn xe
tải, xe khách...
Xe dưới 7 chỗ ngồi là ít bị đặt biển phụ nhất, nếu không có
biển cấm ô tô thì cứ vô tư mà chạy.

Nguyễn Thu Hằng | 20/01/2011


Ma trận biển báo giao thông!!!

Một trong những vấn đề mà người lái xe quan tâm hàng đầu
trong khi điều khiển xe đó là biển báo và làm theo cho đúng
luật giao thông để khỏi gây tai nạn hay bị thổi phạt. Nhưng
khổ một nỗi về lý thuyết thì có vô số biển báo, biển cũ, biển
mới, chia ra nhiều loại biển cấm, biển hướng dẫn, biển cảnh
báo, biển qui định tốc độ vân vân và vân vân, người có kinh


nghiệm nhất cũng không ai dám nói là mình thông thuộc hết
các loại biển báo về lý thuyết.
Vậy thì làm cách nào để lái xe mà không vi phạm biển báo
một cách đơn giản nhất và có thể ứng dụng nhanh trong thực
tế lái xe trên đường. Có một điều may mắn đó là tất cả các loại
biển báo đều được thiết kế kỹ càng có màu sơn nổi bật, phản
quang để dù ban đêm vẫn có thể thấy rõ. Nội dung thì rất ngắn
gọn và tượng hình vì vậy chỉ cần liếc sơ qua là người lái xe
cũng hiểu.
Không cần phải nhìn quá nửa giây nhằm đảm bảo an toàn,
người lái vẫn tập trung khi lái xe. Khả năng quan sát nhanh
biển báo của người lái xe sẽ tăng dần theo kỹ năng điều khiển
xe trên đường, một khi đã tự tin xử lý tình huống trên đường
thì tự nhiên người lái xe sẽ có nhiều thời gian để quan sát biển
báo xung quanh hơn. Nếu theo quan điểm từ người lái xe thì
cách quan sát biển báo sẽ chia ra thành ba phương pháp chính.
Phương pháp 1: Ghi nhớ ! Cách này đơn giản và thông dụng
nhất. Người lái xe sẽ chỉ đi trên những đoạn đường quen thuộc
hàng ngày và ghi nhớ biển báo lần lượt từng đoạn đường mà

mình đã đi qua. Vì vậy người lái xe không còn phải quan sát
biển báo nữa vì đã nhớ rồi, chỉ quan sát thêm khi đi vào những
đoạn đường mà mình chưa từng đi bao giờ.
Phương pháp 2 : Phân loại ! Phương pháp này khó hơn một
chút, thường dành cho những tài xế chạy nhiều, chạy dịch vụ.
Họ sẽ phân loại biển báo và chỉ nhìn những biển báo chính,
không quan tâm đến những biển báo phụ. Cách này chia ra hai
loại địa hình lái xe. Một là chạy trong thành phố; Hai là chạy
đường trường. Đối với cách chạy trong thành phố thì người lái
xe chỉ quan tâm hai loại bảng, một là biển cấm rẽ, hai là biển
cẩm đậu.


Biển cấm rẽ sẽ đặt ở cuối đường phía trước ngã rẽ ; Biển cấm
đậu, cấm đỗ luôn đặt ở đầu các con đường hoặc đầu mỗi ngã
tư. Đối với chạy đường trường liên tỉnh thì chỉ quan tâm đến
biển qui định tốc độ. Khi bắt đầu vào thị trấn có biển giới hạn
tốc độ (50km/h) kèm với biển báo vào thị trấn; Khi hết thị trấn
sẽ có biển qui định tốc độ (80km/h) luôn kèm với biển hết thị
trấn. Ngoài ra khi có ngã rẽ hoặc địa hình nguy hiểm cũng có
biển giới hạn tốc độ và biển cấm vượt để đảm bảo an toàn cho
đoạn đường có địa hình nguy hiểm.
Phương pháp 3: Hỗ trợ ! Người lái xe sẽ được một trợ giúp
của một lơ xe. Người này ngồi bên cạnh lái xe và quan sát
thay cho lái xe tất cả các bảng chỉ dẫn và nhắc cho lái xe biết
tình hình qui định từng đoạn đường xe đi qua cũng như địa
hình hoặc phối hợp hỗ trợ cho lái xe giải quyết tình huống trên
suốt chặng đường, phương pháp này tốn kém nhất nhưng an
toàn nhất, các bác tài đường xa hay các bác tài chạy xe đua
rally luôn dùng cách này để điều khiển xe.

Chúc bác một ngày vui và lái xe an toàn.

vanquan1310 | 20/01/2011

Theo taxi mà đi

Không thể đọc kịp biển báo đâu, đi lâu rồi thành quen. Hồi
đầu tôi làm thế này: đoạn đường mình cần đi mà phía trước có
xe con hoặc taxi đang đi thì cứ yên tâm mà theo, đoạn nào
phía trước không có xe chạy nhưng có xe con đỗ theo chiều đi
thì vẫn đi được, còn đoạn phía trước không thấy xe đi hoặc đỗ


thì dừng lại quan sát xem có phải ngược chiều không. Phạt ở
HN khá nặng đấy, chúc bạn lái an toàn.

Hoàng Hùng | 20/01/2011

Đi chậm - biết đường trước

Xin cám ơn các Bác, tôi đọc được rất nhiều góp ý hay. Nói
chung là nên: đi chậm - biết đường trước - nhớ nhìn từ xa và
thuộc lòng tất cả các biển báo...
Chúc các Bác thật thoải mái khi lái xe của mình.

Bùi Anh Tuấn | 20/01/2011

Không được cấp bằng cho người này

Xin lỗi anh nhưng ngay đầu câu hỏi anh đặt ra đã thấy vấn đề

nghiêm trọng trong việc lái xe của anh. Không cần biết anh
mới có bằng hay đã có lâu, khi cầm tay lái ra đường thì tất cả
những điều cơ bản anh nêu đầu phải nắm rõ. Điều đó để tránh
vi phạm luật -> có thể dẫn tới tai nạn rất nhiều người khác.
Mình không bất ngờ khi có nhiều bạn bảo không sao, dần dần
rồi quen v.v. Vì cách thức học và thi lấy bằng hiện giờ quá đại
trà, quá dễ dàng nên trình độ tay lái cũng thấp. Cái khó hiện
giờ chỉ là tiền và thời gian thôi. Ngay cả khi mình thi đã thấy


sao cho qua quá dễ dàng rồi ! Mình chỉ 27 tuổi, có lẽ sẽ làm
nhiều bác - anh lớn tuổi không vừa ý.
Nhưng sự thật là khi đã chạy ra đường thì phải biết giữ an toàn
cho người khác - đó chính là giữ an toàn cho mình. (Ghi chú
thêm mình đã chạy nhiều xe, từ xe tải đến oto đời mới ... hơn
10 năm, có bằng 6 năm. Và 3 năm nay còn chạy cả mô tô phân
khối lớn tốc độ cao nữa. )

Big Bull | 20/01/2011

"Có những con đường...."

- Có những biển báo nằm khuất sau lùm cây khi não bão to gió
lớn may ra bác tài mới kịp nhận ra nhưng chưa chắc đã đọc
được gọi là biển "anh hùng nup" .
- Có những biển báo (40) nằm chình ình trên đoạn đường (80)
phải dẫm cả phanh chân kết hợp phanh ...tay may ra đi đúng
luật, cách đó một đoạn có mấy anh công an giao thông ngày
đêm miệt mài "làm nhiệm vu".
- Có biển báo (40) nằm lặng lẽ phía sau cái biển "Có đường rẽ

ngang" nếu bác tài không nhìn đường đi mà chỉ lo nhìn biển
báo chắc chắn sẽ thắng phanh.(đoạn đền củi Hà tĩnh).
- có cái cột đèn đỏ làm việc một chiều mà chỉ thấy người tham
gia giao thông dừng lại trên một đường (khi đèn đỏ) còn
đường kia họa may lắm mới thầy có người dừng vì đèn đỏ
nằm trên trục đường I mà đường cắt chỉ là con đường ...xóm
rộng 4 m chiều ngang ( chẳng có người đi). đây là cột đèn đỏ
nổi tiếng nhất thành phố Vinh năm trên đoạn đường trần phú.
...


×