Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tình huống quản lý nhà nước xử lí tình huống mất nguồn phóng xạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.25 KB, 19 trang )

HỌC VIÊN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
----------------
LỚP BỒI DƯỠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CHÍNH
Tổ chức tại Học viện Hành chính, Khóa III năm 2011
TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG MẤT NGUỒN PHÓNG XẠ
TRONG CÁC CƠ SỞ CÓ SỬ DỤNG NGUỒN PHÓNG XẠ
Họ và tên: Đặng Thị Hồng
Chức vụ: Phó trưởng phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ hạt nhân
Đơn vị: Cục Năng lượng nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ
Hà nội, tháng 6 năm 2011
HỌC VIÊN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
---------------
LỚP BỒI DƯỠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CHÍNH
Tổ chức tại Học viện Hành chính, Khóa III năm 2011
Từ ngày 5 tháng 4 năm 2011 đến ngày 24 tháng 6 năm 2011
TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG MẤT NGUỒN PHÓNG XẠ
TRONG CÁC CƠ SỞ CÓ SỬ DỤNG NGUỒN PHÓNG XẠ
Họ và tên: Đặng Thị Hồng
Chức vụ: Phó trưởng phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ hạt nhân
Đơn vị: Cục Năng lượng nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ

Người hướng dẫn: PGS. TS Hoàng Văn Chức
Hà nội, tháng 6 năm 2011
2
Lời cảm ơn!


Sau 2 tháng tham gia khóa học bồi dưỡng chuyên viên chính, tôi đã được
trang bị những kiến thức rất bổ ích cho công việc của một công chức tại Cục
Năng lượng nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn các thày, cô giáo của Học viện
hành chính đã tận tình giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho toàn thể học viên
chúng tôi.
Tôi chân thành cảm ơn các anh, chị và các bạn cùng lớp đã góp công sức
để có một tập thể lớp học gắn bó, không chỉ để lĩnh hội kiến thức hành chính
cần thiết, mà còn để chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác và cuộc
sống.
Tôi xin được cảm ơn Lãnh đạo Cục Năng lượng nguyên tử, Cục An toàn
bức xạ và hạt nhân đã cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan, làm cơ sở cho
việc hoàn thành bài tập tình huống này.
3
MỤC LỤC
HỌC VIÊN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH...1
HỌC VIÊN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH...2
Lời cảm ơn!................................................................................................3
Mở đầu........................................................................................................6
I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG...................................................................6
1.1. Hoàn cảnh ra đời..............................................................................6
1.2. Mô tả tình huống.............................................................................7
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG................................................................8
2.1. Mục tiêu phân tích tình huống.........................................................8
2.2. Cơ sở lý luận....................................................................................8
2.3. Phân tích diễn biến tình huống......................................................12
2.4. Nguyên nhân xảy ra tình huống.....................................................13
2.5. Hậu quả của tình huống.................................................................13
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG......................................................................13
3.1. Mục tiêu xử lý tình huống.............................................................13

3.2. Giải pháp xử lý tình huống............................................................14
3.3. Lựa chọn giải pháp........................................................................17
IV. KIẾN NGHỊ.......................................................................................18
4.1. Với Đảng, Nhà nước......................................................................18
4.2. Với các cơ quan chức năng............................................................19
V. KẾT LUẬN.........................................................................................19
………..18
4
Mở đầu
Tình huống được mô tả ở đây là tình huống có thật xảy ra vào những năm
2003-2006 tại một số cơ sở bức xạ có sử dụng các nguồn phóng xạ trong hoạt
động nghiên cứu và ứng dụng bức xạ (thuộc lĩnh vực năng lượng nguyên tử).
Những tình huống xảy ra đòi hỏi phải có giải pháp xử lý kịp thời và hiệu quả
của các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan chức năng, nhằm ngăn chặn
hậu quả xấu có thể xảy ra, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát để không
xẩy ra tình trạng tương tự.
I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1. Hoàn cảnh ra đời
Ứng dụng bức xạ là lĩnh vực công nghệ cao được ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội và mang lại lơi ích và hiệu quả kinh tế vô cùng
lớn lao. Vì vậy mà cùng với việc tăng nhanh hội nhập kinh tế, từ những năm
2000-2006, ứng dụng bức xạ phát triển rất nhanh ở Việt Nam. Theo kết quả đợt
Tổng kiểm tra các đối tượng quản lý về an toàn bức xạ được thực hiện năm
2006, trên toàn quốc có 188 cơ sở bức xạ sử dụng 1.961 nguồn phóng xạ kín,
trong đó số nguồn được sử dụng trong y tế là 35%, công nghiệp là 30%, nghiên
cứu đào tạo là 21% và các lĩnh vực khác là 14%. Riêng trong lĩnh vực y tế có
hơn 2.700 máy X-quang chẩn đoán tại gần 1.900 cơ sở, 22 máy xạ trị sử dụng
nguồn Cobalt-60, 10 máy gia tốc, 589 nguồn xạ trị áp sát và 22 cơ sở y học sử
dụng dược chất phóng xạ để chẩn đoán và điều trị bệnh.
Bức xạ có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, bảo vệ

môi trường và nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, nhưng cũng tiểm ẩn nhiều
nguy cơ làm tổn hại sức khỏe cho con người và ảnh hưởng đến môi trường. Do
đó, cùng với việc ban hành chính sách mở cửa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp
phát triển đầu tư, cũng phải nhanh chóng hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, tăng cường quản lý, bảo
5
đảm an toàn cho con người và môi trường. Nguyên tắc là như vậy, nhưng trong
thực tế, việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật cũng cần phải có thời gian và lộ
trình cụ thể, nên việc sử dụng các văn bản hành chính mang tính mệnh lệnh vẫn
là rất cần thiết.
Ở các mục tiếp theo, chúng ta sẽ mô tả cụ thể tình huống đã xảy ra để làm
rõ điểm yếu của quy định pháp luật tại thời điểm xảy ra tình huống, phân tích và
làm rõ sự cần thiết của việc nên tiếp tục hình thức quản lý nhà nước bằng các
văn bản hành chính.
1.2. Mô tả tình huống
Ứng dụng bức xạ phát triển nhanh, trong khi quy định về trách nhiệm
quản lý chưa rõ ràng, năng lực quản lý còn bị hạn chế, là các nguyên nhân gián
tiếp dẫn đến một số vụ mất nguồn phóng xạ, cụ thể như sau:
- Ngày 23/12/2003, Công ty Cổ phần xi măng Việt Trung (thôn Cổ Động,
xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) phát hiện bị mất nguồn phóng
xạ Cs-137 dùng để phục vụ việc xả tự động Clinke.
- Ngày 29/5/2006, Viện Công nghệ xạ hiếm (thuộc Viện Năng lượng
nguyên tử Việt Nam) phát hiện mất nguồn phóng xạ Eu-152 dùng để nghiên
cứu đồng vị đánh dấu đất hiếm.
- Ngày 16/8/2006, Công ty Xi măng Sông Đà – Hòa Bình phát hiện mất
nguồn phóng xạ dùng trong việc điều khiển hệ thống sản xuất xi măng.
Ngoài ra, còn có một số vụ rơi nguồn phóng xạ ra khỏi thiết bị bảo vệ, khi
nguồn được sử dụng để kiểm tra chất lượng mối hàn vỏ tàu biển, giàn khoan ở
công trình dầu khí…; có đơn vị đã tự ý chôn nguồn phóng xạ đã qua sử dụng,
chôn chất thải phóng xạ mà không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sự

việc được phát hiện tại Công ty Mía – Đường Huyện Mai Sơn, Tỉnh Sơn La,
tháng 8/2006.
6
Mặc dù không có dấu hiệu tổn hại sức khỏe cho con người, không có dấu
hiệu ảnh hưởng lâu dài đối với môi trường, nhưng các vụ việc nêu trên đã có
ảnh hưởng tâm lý, tác động xấu đối với dư luận xã hội, đặc biệt là có tổn hại
không nhỏ về kinh tế để giải quyết hậu quả.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1. Mục tiêu phân tích tình huống
Mục tiêu phân tích tình huống là đánh giá tính đúng đắn của công tác chỉ
đạo của Chính phủ và Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua các văn bản hành
chính, hành động kịp thời của các đơn vị trong Bộ Khoa học và Công nghệ
nhằm ổn định tâm lý của công chúng và những người có liên quan, góp phần
tăng cường bảo đảm an toàn cho hoạt động ứng dụng bức xạ ở Việt Nam, gián
tiếp góp phần phát triển lĩnh vực ứng dụng quan trọng này.
2.2. Cơ sở lý luận
Để có cơ sở phân tích tình huống, xác định tính đúng đắn của giải pháp
xử lý tình huống, chúng ta tìm hiểu một số vấn đề có tính chất lý luận về văn
bản quy phạm pháp luật và về quản lý hành chính.
1. Về văn bản quy phạm pháp luật
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là hệ thống được hình thành bởi sự
liên kết các văn bản quy phạm pháp luật thành một chỉnh thể thống nhất, toàn
diện và ổn định, trên cơ sở sự phân chia và phân cấp hợp lý về thẩm quyền của
cơ quan nhà nước trong việc ban hành văn bản và hệ thống hóa pháp luật. Hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với hệ thống cấu trúc của pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật được hình thành trên cơ sở các quan hệ pháp luật,
cho nên chúng hoặc là từng bộ phận, hoặc là toàn bộ đều hợp thành các chế
định, các ngành luật. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mang tính thứ bậc.
Tính chất đó được quy định bởi hiệu lực pháp luật của từng loại văn bản. Tính
thứ bậc của các văn bản quy phạm pháp luật là điều kiện quan trọng để biểu đạt

7

×