Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Khảo sát marketing thị trường mỹ phẩm việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.92 KB, 8 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN:

Khảo sát và đánh giá tình hình marketing các
sản phẩm mỹ phẩm nội địa có nguồn gốc hữu
cơ tại thị trường TPHCM nhằm nâng cao
năng lực tiêu thụ sản phẩm

Học viên:
Lớp:
GVGD:

MBA
Hồ Cao Việt


TP.HCM, tháng 06 năm 2016
I. Đặt vấn đề:
1. Tính cấp thiết của đề tài: Nhận diện về bối cảnh sản phẩm đâu là cơ hội đâu là thách
thức:
 Về cạnh tranh giữa mỹ phẩm thông thường và mỹ phẩm nguồn gốc hữu cơ:
Ở nhiều quốc gia châu Âu, cũng như các nước phát triển trên thế giới, nhu cầu tiêu
thụ thực phẩm hữu cơ có mức tăng bình quân trung bình 20%, có nước tăng đến 50%
mỗi năm. Nắm bắt được nhu cầu này, các công ty mỹ phẩm trên thế giới cũng đã sản
xuất ngày càng nhiều các dòng mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. "Tại châu Âu,
cũng như Bắc Mỹ, người tiêu dùng không còn chuộng những sản phẩm sử dụng hóa


chất tổng hợp. Thay vào đó, họ chọn những sản phẩm sử dụng các loại tinh dầu chiết
xuất từ hoa, cây cỏ, quả vốn rất hiệu quả trong việc làm đẹp. Lần Một thực tế là phụ
nữ Việt Nam đều muốn sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ nhiên nhiên như
phụ nữ các nước khác trên thế giới
Các sản phẩm chống lão hóa làm từ thành phần tự nhiên đang ngày càng chiếm ưu
thế so với loại mỹ phẩm trang điểm thông thường khác đơn giản là có sự tăng cường
nhận thức của người tiêu dùng. Với việc sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm hữu
cơ hàng ngày bạn sẽ ngăn chặn các loại hóa chất độc hại có trong các sản phẩm mỹ
phẩm thông thường khác thâm nhập vào cơ thể. Rất nhiều chuyên gia chăm sóc sức
khỏe đang quan tâm tới tác động gây ung thư tiềm ẩn của một số loại mỹ phẩm. Khi
bạn hiểu được rằng da là cơ quan cho phép mọi thứ tiếp xúc với nó thẩm thấu vào
bên trong cơ thể và vào máu thì bạn sẽ ý thức được những gì đi vào cơ thể bạn giống
như đường miệng cũng là lí do khác khiến chúng ta cần suy nghĩ kĩ càng về những
đồ sẽ bôi lên người cũng như trong miệng. Lựa chọn các thành phần làm từ tự nhiên
là một trong những lựa chọn tốt nhất để giúp bạn khỏe mạnh.
 Về cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài:
Sụ cạnh tranh các sản phẩm ngoại nhập và các sản phẩm nội địa hết sức gay gắt với
thế yếu thuộc về các nhà sản xuất nội địa, bước chân vào phân khúc cao cấp là khả
năng các nhà sản xuất nội địa chưa đủ tầm vươn tới với số vốn, công nghệ hạn hẹp
và kèm theo điểm yếu của doanh nghiệp (DN) trong nước là chưa có sự đầu tư lớn về
bao bì, nhất là chưa đưa được sản phẩm vào các kênh quảng bá hiện đại do ít kinh
phí và không xây dựng chiến lược để đầu tư phát triển sản phẩm, thiếu các chương
trình quảng cáo tiếp cận người tiêu dùng.
Bắt kịp xu hướng ưa chuộng mỹ phẩm thiên nhiên, các DN trong nước đã nhanh
chóng tận dụng ưu thế nguồn nguyên liệu thiên nhiên tại chỗ để phát triển các dòng


sản phẩm mới phù hợp xu hướng tiêu dùng từ nguyên liệu bạc hà, hồi, nghệ, bồ kết,
gừng, chanh, bưởi, dưa leo... Đây cũng là các loại nguyên liệu truyền thống trong
nước đã tin dùng nên việc giới thiệu sản phẩm mới không quá khó. Một lợi thế khác

là do những năm qua, thị trường mỹ phẩm bát nháo với hàng trôi nổi, thật giả lẫn lộn,
những thương hiệu cao cấp có giá quá cao, trong khi đó mỹ phẩm nội địa lại có xuất
xứ rõ ràng, được kiểm nghiệm của Bộ Y tế sẽ an toàn hơn rất nhiều so với hàng loạt
mỹ phẩm đính mác ngoại nhưng mập mờ nguồn gốc. Bên cạnh đó, ưu thế giá cả hợp
lý, chất lượng tốt, thương hiệu quen thuộc cũng là những yếu tố then chốt để các nhà
sản xuất đưa mỹ phẩm Việt tới gần hơn với người tiêu dùng, nhất là khi kinh tế khó
khăn, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu.
 Về cạnh tranh với các nhà sản xuất trong nước trong cùng ngành mỹ phẩm
Các thương hiệu quen thuộc đang đi theo xu hướng mỹ phẩm thiên nhiên như Miss
Saigon (Công ty CP Mỹ phẩm Sài Gòn), Thorakao của Công ty TNHH Sản xuất Mỹ
phẩm Lan Hảo, Thái Dương của Công ty CP Sao Thái Dương, La na, E 100 (Công ty
Đại Việt Hương)... còn có rất nhiều công ty mỹ phẩm trong nước cũng tung ra các
loại mỹ phẩm đa dạng chiết xuất từ nha đam, lô hội, cây chùm ngây, mủ trôm, bùn
khoáng, tảo biển Spirulina... các thương hiệu như Miss Sài Gòn, Thorakao... đã đầu
tư các dây chuyền sản xuất hiện đại và áp dụng công nghệ Nanotech (một công nghệ
tiên tiến trong sản xuất).
2. Tiềm năng của thị trường:
Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen, mức chi của người tiêu dùng Việt Nam
cho mỹ phẩm bình quân chỉ 4 USD/người/năm, trong khi Thái Lan là 20 USD/người.
Tiềm năng này cộng với xu hướng sử dụng mỹ phẩm thiên nhiên đã khiến thị trường
mỹ phẩm Việt Nam tiếp tục sôi động nhất là tại thụ trường có sức tiêu thụ lớn như ở
TP.HCM.
Theo nhận xét của lãnh đạo cty Mỹ phẩm Lan Hảo những năm gần đây, tăng trưởng
của Thorakao tại thị trường trong nước là 30% nhưng thị trường xuất khẩu vẫn là chủ
lực. Đây là điểm yếu của các sản phẩm mỹ phẩm nội địa nói chung cũng như là điểm
rất yếu của sản phẩm mỹ phẩm có nguồn gốc hữu cơ do đưa được sản phẩm vào các
kênh quảng bá hiện đại, ít kinh phí và không xây dựng chiến lược để đầu tư phát
triển sản phẩm, thiếu các chương trình quảng cáo tiếp cận người tiêu dùng.

II. Mục tiêu nghiên cứu:

1. Mục tiêu tổng quát:
Việt Nam có một nền văn hóa rất đa dạng, phong phú và giàu bản sắc, Việt Nam là một
quốc gia tự do về tôn giáo nên việc phân phối, quảng cáo sản phẩm không phải chịu


nhiều ràng buộc quá khắt khe như nhiều nước châu Á khác. Việt Nam có quốc giáo là
Phật Giáo, truyền thống phong tục lễ giáo đậm nét của người Á Đông.
Văn hóa vùng miền, tỉnh thành phố, quận huyện, làng xã. Có sự tiếp thu văn hóa từ các
quốc gia khác, ngày càng rõ, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên giới trẻ Việt Nam cũng bị
nhiều chỉ trích từ phía xã hội do xu hướng ăn chơi, hưởng thụ của không ít thanh niên
đã gây nhiều bất bình trong người lớn tuổi, nghiêm khắc... Một số ý kiến đã cho rằng
chính các công ty đa quốc gia đã cổ động,mang lại cuộc sống hưởng thụ phương Tây,
vốn xa lạ với người châu Á mà nhất là một nước còn ít nhiều tư tưởng phong kiến, lễ
giáo như Việt Nam.
Khách hàng mục tiêu của cty là giới trẻ thế hệ X (những bạn trẻ từ tuổi 18-29), hiện có
phần tự lập và phóng khoáng,tự tin hơn thế hệ trước. Họ sẽ là người đưa ra quyết định
cho phần lớn các vấn đề trong cuộc sống, bao gồm việc chọn mua những sản phẩm
hàng tiêu dùng.
 Thị trường người tiêu dung: những người và hộ dân mua hàng hoá và dịch vụ để sử
dụng cho cá nhân.
 Thị trường các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng chúng
trong quá trình sản xuất.
 Thị trường nhà bán buôn trung gian: tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó bán lại
kiếm lời.
 Thị trường của các cơ quan Nhà nước: những tổ chức mua hàng và dịch vụ để sau đó
sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hay chuyển giao hàng hoá và dịch vụ đó
cho những người cần đến nó.
 Thị trường quốc tế: những người mua hàng ở ngoài nước bao gồm những người tiêu
dung, sản xuất bán trung gian và các cơ quan Nhà nước ở ngoài nước.
Các loại công chúng trực tiếp của công ty thường là:

 Giới tài chính. Có ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo nguồn vốn của công ty. Công
chúng trực tiếp cơ bản trong giới tài chính là ngân hàng, các công ty đầu tư, các công
ty môi giới của Sở giao dịch chứng khoán, các cổ đông.
 Công chúng trực tiếp thuộc các phương tiện thông tin. Công chúng thuộc các phương
tiện thông tin là những tổ chức phổ biến tin tức, những bài báo và bài xã luận. Trước
hết đó là báo chí, đài phát thanh và đài truyền hình.
 Công chúng trực tiếp thuộc các cơ quan Nhà nước. Ban lãnh đạo phải nhất thiết chú
ý đến tất cả những gì xảy ra trong lĩnh vực Nhà nước.
 Các nhóm công dân hành động. Những quyết định marketing được các công ty thông
qua có thể gây nên những điều nghi vấn từ phía các tổ chức người tiêu dùng, các
nhóm bảo vệ môi trường, thay mặt của các dân tộc ít người…
 Công chúng trực tiếp địa phương. công ty có quan hệ với công chúng trực tiếp địa
phương như những người dân sống ở vùng xung quanh và các tổ chức địa phương.
 Quần chúng đông đảo. Công ty theo dõi chặt chẽ thái độ của quần chúng đông đảo


đối với hàng hóa và hoạt động của mình.
 Công chúng trực tiếp nội bộ: bao gồm công nhân viên chức, những người tình
nguyện giúp đỡ, các nhà quản trị, các ủy viên Hội đồng giám đốc của công ty. Với
mục đích thông tin và cổ vũ công chúng trực tiếp nội bộ các công ty lớn phát hành
các tờ tin tức và sử dụng những hình thức thông tin khác. Khi công nhân viên chức
có thái độ tốt đối với công ty thì thái độ tốt đó của họ sẽ truyền lan ra các nhóm công
chúng trực tiếp khác.
2. Mục tiêu cụ thể:
Xác định các nhân tố tác động đến tình hình tiêu thụ sản phẩm mỹ phẩm nội địa có
nguồn gốc hữu cơ.
Nêu các giải pháp nâng cao năng lực tiêu thụ sản phẩm mỹ phẩm nội địa có nguồn gốc
hữu cơ. Phương pháp nghiên cứu:
 Khái niệm về mỹ phẩm:
Theo cách hiểu thông thường, mỹ phẩm có nghĩa là sản phẩm làm đẹp, dùng chủ yếu

cho phái nữ, nhằm giúp họ trở nên xinh đẹp hơn.
Theo từ điển y dược, mỹ phẩm được định nghĩa là sản phẩm được chế tạo nhằm mục
đích làm sạch cơ thể, tăng thêm vẻ đẹp, làm tăng sức hấp dẫn, làm thay đổi diện mạo
bên ngoài, giúp bảo vệ nuôi dưỡng các mô bên ngoài cơ thể.
Theo định nghĩa trên, mỹ phẩm đã không còn là một sản phẩm làm đẹp thông thường
mà mang ý nghĩa của dược phẩm. Đó cũng chính là lý do mà các nhà sản xuất cũng
như các bác sĩ da liễu luôn khuyên người tiêu dùng sử dụng mỹ phẩm một cách đúng
đắn và thận trọng.
Đi kèm với khái niệm mỹ phẩm còn có khái niệm về dược mỹ phẩm. Khái niệm
dược mỹ phẩm được ông Pierre Fabre đưa ra lần đầu tiên: mỹ phẩm được nghiên
cứu, bào chế như một dược phẩm (tuân thủ tất cả những qui định nghiêm ngặt của
việc nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm một dược phẩm). Đó là môt loại sản phẩm
dùng cho nhu cầu làm đẹp vàkhác biệt. Dược mỹ phẩm hướng đến những chăm sóc
thích hợp cho tất cả các dạng tóc và da, khắc phục các khiếm khuyết phổ biến, nhất
là đối với làn cảm khích ứng. Dược mỹ phẩm đáp ứng vừa đáp ứng yêu cầu của việc
điều trị y khoa của một dược phẩm, vừa thỏa mãn nhu cầu làm đẹp và tính an toàn có
thể sử dụng lâu dài của một mỹ phẩm
 Phân loại mỹ phẩm:
Thông thường mỹ phẩm được chia làm ba loại:
Loại thứ nhất là mỹ phẩm bề ngoài: các sản phẩm trang điểm bề mặt (sản phẩm make
up, sơn móc tay,thuốc nhuộm tóc…) Các sản phẩm này chỉ tác động đến vẻ bề ngoài
chứ không đi sâu vào sính lý da .
Loại thứ hai là mỹ phẩm dự phòng, bao gồm các sản phẩm chăm sóc da, dưỡng da
dành cho việc làm chậm lại các biến đổi sinh lý của da (lão hóa, khô da) và bảo vệ
chống lại các tác nhân bên ngoài (ô nhiễm, ánh nắng, chất kích ứng): kem chống


nắng, sữa dưỡng ẩm, nước hoa hồng…
Loại thứ ba là các sản phẩm sửa chữa được dùng khi người ta đã thất bại trong dự
phòng. Đối mặt với các tổn thương người ta phải chăm sóc, khắc phục chúng bằng

các sản phẩm như là làm căng, làm ẩm, làm láng, tái sinh, giảm béo, chống rụng
tóc…Với chuyên khoa da liễu, các tổn thương thuộc về lĩnh vực của da như: vảy
nến, chàm, mụn trứng cá…, dược mỹ phẩm về da là một công cụ bổ sung hiệu quả
cho các điều trị y khoa sản phẩm chống nhăn và lão hóa da.
Ngoài ra còn có thể phân loại mỹ phẩm theo các bộ phận mà nó cho tác dụng như
sau:
Da: xà bông tắm, sữa tắm, phấn hồng, phấn nền, bột thơm, nước hoa, chất làm trắng,
chất làm mềm, nước hoa, kem chống nắng, kem dưỡng da…
Lông tóc: dầu gội, dầu xả, thuốc nhuộm tóc, thuốc duỗi tóc, thuốc uốn tóc, gel vuốt
tóc, kem tẩy lông, kem cạo râu…
Mắt: bút kẻ mắt, kẻ lông mày, kem chải mi, mi mắt giả
Môi: son môi, chất làm ẩm môi, chất làm bóng môi…
Móng tay, chân: sơn, thuốc tẩy sơn…
3. Vai trò:
Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với tốc độ phát triển cao. Tốc độ phát triển
kinh tế tăng nhanh, tất yếu kéo theo nhu cầu không ngừng nâng cao chất lượng cuộc
sống. Trong nhịp sống sôi động hiện nay, có một diện mạo đẹp vừa là một mong muốn
chính đáng,vừa là một yêu cầu tương đối cần thiết. Trong cuộc sống cũng như trong
công việc,có một ngoại hình đẹp, thu hút sẽ là một lợi thế không nhỏ. Tuy nhiên, không
phải ai cũng có được vẻ đẹp như mong muốn. Chính mỹ phẩm sẽ là một công cụ giúp
chúng ta hoàn thiện vẻ đẹp bề ngoài của bản thân. Mỹ phẩm vì vậy đã và đang thu hút
được sự quan tâm lớn của cả hai giới. Theo một cuộc điều tra nhỏ về nhu cầu sẻ dụng
mỹ phẩm thì có đến 39% người được hỏi đều trả lời là họ không bao giờ dùng mỹ
phẩm, vì họ cho rằng mỹ phẩm là những sản phẩm làm đẹp như: kem dưỡng da, phấn
trang điểm, các sản phẩm chăm sóc và bảo vệ da…
Trên thực tế, ngoài những sản phẩm như trên, mỹ phẩm còn bao gồm cả những chế
phẩm dùng khi tắm gội, sản phẩm chăm sóc răng miệng, xà phòng, nước hoa… Theo
đó, mỹ phẩm là sản phẩm gần như không thể thiếu với bất cứ ai.
Với quy mô dân số 83 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và thu nhập của người
dân không ngừng được cải thiện, Việt Nam trở thành một thị trường béo bở cho các

thương hiệu mỹ phẩm và là một trong ba thị trường mỹ phẩm được chú ý nhất trên thế
giới (Việt Nam, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ). Năm 2004, tổng doanh thu của thị trường
mỹ phẩm Việt Nam - chỉ riêng sản phẩm trang điểm và chăm sóc da - đã đạt khoảng
1.900 tỉ đồng. Đến nay, tổng doanh thu của thị trường này đạt xấp xỉ 4ooo tỉ đồng,
đóng góp một phần không nhỏ vào ngân quĩ nhà nước, làm tăng tỷ trọng của ngành


hàng tiêu dùng.
Trong thời buổi hội nhập, giao lưu hàng hóa phát triển không ngừng, chủng loại sản
phẩm mỹ phẩm ngày càng đa dạng se góp phần làm thị trường hàng hóa trong nước
thêm phong phú. Nhiều hướng kinh doanh mới được mở ra,nhu cầu về lao động cũng
tăng lên đáng kể. Đó là cơ hội tạo công ăn việc làm cho người dân thất nghiệp, ngoài ra
còn là cơ hội cho người có thu nhập thấp nâng cao mức thu nhập hiện có của mình.
Không chỉ đóng góp trong lĩnh vực kinh tế, mỹ phẩm còn có vai trò nâng cao đời sống
văn hóa, tinh thần của người dân. Với một ngoại hình đẹp, chúng ta sẽ thấy tự tin hơn,
từ đó tạo hứng khởi làm việc tốt hơn. Trong nhiều năm gần đây, vai trò của marketing
đã được khẳng định là vô cùng quan trọng và có tính quyết định đối với sự phát triển cua
doanh nghiệp. Phân phối là một biến số quân trọng của marketing hỗn hợp. Hoạt động
phân phối giải quyết vấn đề hàng hóa dịch vụ được đưa như thế nào đến người tiêu
dùng. Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến phân phố như là biến số
marketing tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh
nghiệp tổ chức và quản lý hoạt động phân phối thông qua các hệ thống kênh phân phối.
Theo quan điểm marketing, kênh phân phối lá một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân
độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất
tới người tiêu dùng. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hóa từ người sản xuất
qua hoặc không qua các trung gian thương mại để tới người tiêu dùng. Một số loại trung
gian thương mại chủ yếu là: nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý và môi giới, nhà phân phối.
Mỹ phẩm là một sản phẩm thông dụng, ngày càng phổ biến. Song song với sự phong
phú về chủng loại, nhãn hiệu mỹ phẩm là sự đa dạng trong hình thức phân phối. Do đặc
thù của sản phẩm mỹ phẩm nên kênh phân phối được sử dụng sẽ phải qua các trung

gian thương mại. Những trung gian thương mại chủ yếu trên thị trường mỹ phẩm Việt
Nam hiện có là:
 Nhà phân phối hay nhà cung ứng
 Các nhà môi giới và đại lý
 Cửa hàng bách hóa: bày bán nhiều loại sản phẩm khác nhau, mỗi mặt hàng là một
quầy riêng.
 Siêu thị là những trung tâm bán lẻ lớn, chi phí thấp, tự phục vụ giá thấp, doanh số
bán cao.
 Chợ với hệ thống các cửa hàng tiện dụng: là những cửa hàng bán lẻ nhỏ, chuyên bán
những sản phẩm phục vụ nhu cầu thường xuyên của người tiêu dùng.
 Cửa hàng cao cấp: Chuyên bán những sản phẩm cao cấp ,chủ yếu là những sản phẩm
của các nhãn hiệu nổi tiếng với giá thành cao. Ngoài những trung gian hoạt động
chính thức kể trên, trên thị trường còn có thêm những người bán lẻ các sản phẩm mỹ
phẩm tự chế với số lượng đang có chiều hướng gia tăng.


Chiến lược xúc tiến hỗn hợp:
Xúc tiến hỗn hợp là một trong bốn nhóm công cụ chủ yếu chủ yếu của marketing mix
mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt mục tiêu
kinh doanh của doanh nghiệp.Bản chất của các hoạt động xúc tiến chính là truyền tin về
sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng để thuyết phục họ mua. Một số dạng phương
tiện truyền thông được sử dụng là :
 Quảng cáo: là một kiểu truyền thông có tính đại chúng ,mang tính xã hội cao.Đây là
một phương tiện có khả năng thuyết phục,tạo cơ hội cho người nhận tin so sánh sản
phẩm của doanh nghiệp này với các sản phẩm của doanh nghiệp khác. Quảng cáo
có thể tạo ra hình ảnh cho hàng hóa, định vị nó trong người tiêu dùng. Một số
phương tiện quảng cáo mà các công ty thường sử dụng là: báo, tạp chí, tivi, radio,
quảng cáo trên internet, pano áp phích…
 Bán hàng cá nhân: Là một công cụ hiệu quả nhất ở những giai đoạn hình thành sự ưa
thích và niềm tin của người mua và giai đoạn ra quyết định mua hàng. Nó đòi hỏi

có sự giao tiếp qua lại giữa hai hay nhiều người. Việc bán hàng trực tiếp khuyến
khích người mua có những phản ứng đáp lại, thể hiện thông tin phản hồi cho người
bán.
 Khuyến mại (xúc tiến bán): là một hoạt động truyền thông trong đó sử dụng các công
cụ tác động trực tiếp, tạo lợi ích vật chất bổ sung cho khách hàng như phiếu mua
hàng, các cuộc thi, quà tặng, hàng khuyến mại, gói hàng chung. Ngoài ra các công ty
còn tổ chức hội chợ triển lãm, hội nghị khách hàng nhằm giới thiệu công ty, sản
phẩm hàng hóa của công ty với khách hàng và công chúng .
 Tuyên truyền: là việc sử dụng những phương tiện truyền thông đại chúng truyền tin
không mất tiền về hàng hóa dịch vụ tới các khách hàng hiện tại và tiềm năng nhằm
đạt những mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Tuyên truyền có thể tác động sâu sắc
đến mức độ hiểu biết của xã hội, có khả năng thuyết phục người mua lớn và ít tốn
kém hơn nhiều so với hoạt động quảng cáo.
Trên thực tế để đạt được hiệu quả tốt nhất,các doanh nghiệp cần có sự kết hợp các phương
tiện truyền thông một cách hài hòa,phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của công ty.



×