Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi học sinh giỏi và đáp án tham khảo hóa học lớp 9 (128)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.44 KB, 2 trang )

Gợi ý trả lời câu I:
Dạy học theo nhóm nhỏ là phương pháp dạy học dưới sự tổ chức và điều khiển của giáo viên, học sinh được
chia thành từng nhóm nhỏ liên kết lại với nhau trong một hoạt động chung, với phương thức tác động qua lại
của các thành viên và bằng trí tuệ tập thể để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Trong phương pháp này, thảo
luận nhóm đóng vai trò hết sức quan trọng. Phương pháp này được sử dụng trong dạy học như một phương
pháp trung gian giữa hoạt động độc lập của từng học sinh với hoạt động chung của cả lớp.
Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ:
Giáo viên
Học sinh

Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu





Tổ chức thảo luận nhóm





Tổ chức thảo luận lớp

Hợp tác với bạn trong nhóm





Kết luận đánh giá



Tự nghiên cứu cá nhân

Hợp tác với các bạn trong lớp




Tự đánh giá, tự điều chỉnh

- Học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học hoá học được thể hiện khi:
+ Nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm để rút ra kết luận về tính chất của chất.
+ Thảo luận nhóm để tìm ra lời giải, nhận xét, kết luận cho một vấn đề học tập hay một bài tập hoá học cụ thể.
+ Cùng thực hiện một nhiệm vụ do giáo viên nêu ra.
Ưu điểm của phương pháp:
- Thông qua hoạt động thảo luận nhóm, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, đồng
thời phát huy cao độ khả năng hợp tác, giúp đỡ học tập lẫn nhau. Học sinh học được phương pháp hợp tác,
trình bày và bảo vệ ý kiến của riêng mình.
- Trong phương pháp hoạt động nhóm nổi lên mối quan hệ giao tiếp học sinh - học sinh. Thông qua thảo luận,
tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được điều chỉnh, qua đó người học nâng mình lên một trình
độ mới.
- Hoạt động trong tập thể nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động
xã hội, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức cộng đồng. Mô hình này nhằm chuẩn bị cho học sinh
thích ứng với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo phân công, hợp tác với tập thể cộng
đồng.
- Phương pháp này được đánh giá là một phương pháp dạy học tích cực, hướng vào học sinh và đạt hiệu quả
cao trong giờ ôn tập.
Tồn tại:
- Phương pháp này còn bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định cho một tiết
học nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lí và học sinh đã quen với hoạt động này thì mới có kết quả tốt. Mỗi

tiết học chỉ nên tổ chức từ một đến ba hoạt động nhóm, mỗi hoạt động cần 5 - 10 phút.
- Cần tránh khuynh hướng hình thức và lạm dụng phương pháp này khi cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là
dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới phương pháp dạy học hoặc hoạt động nhóm càng nhiều thì càng chứng tỏ
phương pháp dạy học càng đổi mới.
- Cần chú ý đến yêu cầu phát huy tính tích cực của học sinh và rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên
trong hoạt động nhóm. Nếu không tổ chức quản lí tốt hoạt động nhóm thì có thể xảy ra hiện tượng mỗi nhóm
chỉ có một vài thành viên tích cực tham gia, các thành viên còn lại của nhóm dường như không tham gia hoặc
tham gia chiếu lệ không mang lại hiệu quả.
Gợi ý trả lời câu II:
X1,2,3 ( Cl2, SO2, H2O);
A1,2 ( H2S, O2 dư, t0);
B1,2 ( Ca(OH)2, NH4NO3);
D1,2,3 ( KMnO4, NaCl, H2SO4 đặc, t0)
Y1,2 ( FeSO4; Cl2);
Y3,4 ( NaHSO4; (NH4)2CO3)


Gợi ý trả lời câu IV
Chọn thuốc thử là đồng kim loại.
- Nhận biết dung dịch HNO3: Cu tan có khí màu nâu bay ra (đun nóng nhẹ với trường hợp axit đặc) hoặc khí
không màu hóa nâu ngoài không khí ( với trường hợp axit loãng), dung dịch từ không màu chuyển sang màu
xanh ( Cu(NO3)2).
- Các dung dịch không hòa tan được đồng là: HCl, NaOH, NaNO3 ( Nhóm 1)
- Các dung dịch hoàn tan được đồng, tạo ra dung dịch có màu xanh là: AgNO 3 và HgCl2 ( Nhóm 2)
- Nhỏ dd Cu(NO3)2 được tạo ra ở trên vào các dung dịch ở nhóm 1 nhận ra được dd NaOH vì có kết tủa màu
xanh lơ ( Cu(OH)2) xuất hiện.
- Lọc lấy kết tủa Cu(OH)2 cho vào lượng dư 2 dung dịch còn lại ở nhóm 1: Dung dịch hòa tan được kết tủa là
dd HCl, không hòa tan được kết tủa là dd NaNO3.
- Nhỏ dung dịch HCl vào 2 dung dịch ở nhóm 2 nhận ra được dung dịch AgNO 3 vì có kết tủa trắng AgCl xuất
hiện, dung dịch còn lại không có hiện tượng gì là HgCl 2.

( Bạn đọc tự viết PTHH minh họa)
Gợi ý trả lời câu VI:
Dụng cụ, hóa chất tối thiểu cần dùng đảm bảo tính an toàn đã được thể hiện rõ trong hình vẽ.
Phương pháp: Cho muối sunfit tác dụng với axit ( dung dịch HCl, H 2SO4), thu khí SO2 vào lọ bằng cách đẩy
không khí: Na2SO3 + H2SO4 (loãng) 
→ Na2SO4 + SO2 + H2O
( Có thể điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm bằng cách đun nóng H2SO4 với Cu )
Trong lọ thu khí có chứa vài giọt H2SO4 đặc để hút ẩm.
Phác họa cách lắp đặt:

Câu III, V ( chắc không cần gợi ý)



×