Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN CÔNG TÁC CHỈ đạo GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG văn HÓA VÀ đạo đức ở TRUNG tâm GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN LONG THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.15 KB, 10 trang )

SangKienKinhNghiem.org
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI BM 01-Bia SKKN
Tổng Hợp Hơn 1000 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Chuẩn
Đơn vị: Trung tâm GDTX Long Thành
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC Ở TRUNG TÂM GIÁO
DỤC THƯỜNG XUYÊN LONG THÀNH

Người thực hiện: Nguyễn Đức Nguơn
Lĩnh vực nghiên cứu:


- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 
(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Phần mềm
 Phim ảnh
 Hiện vật khác

Năm học: .2011-2012




BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Đức Nguơn
2. Ngày tháng năm sinh: 24-07-1956
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Ấp 5, xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613526639 (CQ)/ 0613845182 (NR); ĐTDĐ: 0913940076
6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Giám đốc
8. Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX Long Thành
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học Sư phạm
- Năm nhận bằng: 1979
- Chuyên ngành đào tạo: Địa lí
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: quản lí
Số năm có kinh nghiệm: 20
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 5 SKKN

2


BM03-TMSKKN


Tên SKKN: CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG
VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC Ở TRUNG
TÂM GIÁO GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN LONG THÀNH
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để thực hiện chủ đề của năm học là “Tiếp tục đổi mới công tác quản lí và
nâng cao chất lượng giáo dục” Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Long Thành đã
có những giải pháp trong đó đặc biệt coi trọng công tác chỉ đạo giáo viên chủ
nhiệm trong việc nâng cao chất lượng văn hóa và đạo đức. Như chúng ta đã biết
giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển nhân cách học viên
và các phong trào hoạt động của một tập thể lớp. Để có một tập thể vững mạnh, là
điều mơ ước của trung tâm và tập thể thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm. Điều
này thật không đơn giản đối với học viên ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên
Long Thành. Bởi vì, đa số học viên ở trung tâm là những em với nhiều lí do không
được vào Trường Phổ thông Trung học, kiến thức bị mai một do bỏ học thời gian
dài, bị kỉ luật ở trường phổ thông, gia đình khó khăn về kinh tế vừa đi học vừa đi
làm......Vì vậy, vai trò của giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng trong việc giáo
dục và quản lí học viên. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt giám đốc quản lí,
tổ chức, giáo dục học viên và chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng văn
hóa và đạo đức của lớp mình phụ trách.
Chất lượng văn hóa và đạo đức của học viên được nâng cao chỉ có được khi
giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm và lãnh đạo trung tâm có biện pháp chỉ đạo
giáo dục đúng dắn, phù hợp, hiệu quả. Công tác chủ nhiệm có một vị trí vai trò
quan trọng trong việc xây dựng nề nếp, giáo dục học viên, nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện trong trung tâm. Điều này càng có ý nghĩa và vai trò quan trọng
quyết định hơn trong việc nâng cao chất lượng văn hóa và đạo đức trong trung tâm.
Vì thế, người quản lí trung tâm cần phải đổi mới cách nhìn và hơn nữa đó là đổi
mới việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm, để đáp ứng được việc nâng cao chất lượng
văn hóa và đạo đức trong trung tâm.Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài
“CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC
THƯỜNG XUYÊN LONG THÀNH”.
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Theo Luật Giáo dục Điều 2. Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có
đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
3


năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Từ mục tiêu đó, chúng ta có thể thấy vai trò hết sức quan trọng của Giáo
dục-Đào tạo trong việc hình thành nhân cách cho người học. Đặc biệt, trong công
tác quản lí, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm trong việc nâng cao chất lượng văn hóa và
đạo đức ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Long Thành. Chất lượng văn hóa và
đạo đức của mỗi học viên chỉ có được khi giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm
và lãnh đạo trung tâm có biện pháp chỉ đạo, giáo dục đúng đắn, phù hợp, hiệu quả
thì mới có thể nâng cao được chất lượng văn hóa và đạo đức cho học viên.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
a. Thực trạng
Đối với học viên:
Còn không ít học viên cá biệt chưa có ý thức trong học tập và rèn luyện
đạo đức chủ yếu do tác động từ hoàn cảnh gia đình hoặc xã hội, bạn bè.
Một số học viên chuyển từ nơi khác đến, hoàn cảnh kinh tế khó khăn,
gia đình cha mẹ li dị, li thân, chỉ lo mưu sinh không quan tâm đến việc học hành
của con cái, thường xuyên đi trễ, cúp tiết.
Trung tâm GDTX Long Thành nằm ở vùng trọng điểm phát triển công
nghiệp, một số thành phần dân cư có đời sống khá lên con em họ chạy theo lối

sống vật chất và ảnh hưởng các tệ nạn xã hội.
Đối với giáo viên:
Nhiều giáo viên chỉ chú tâm vào bồi dưỡng chuyên môn giảng dạy, chưa
quan tâm bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp. Công tác chủ
nhiệm lớp lâu nay chỉ được coi là công tác kiêm nhiệm. Cho nên thiếu quan tâm
hoặc quan tâm nhưng thiếu biện pháp phát huy tính tích cực của học viên.
Nhiều giáo viên nhận nhiệm vụ chủ nhiệm một cách miễn cưỡng, bắt
buộc. Do đó, không thực sự có trách nhiệm vì học viên thân yêu. Vì vậy, trong quá
trình quản lí lớp không có những biện pháp tích cực để giáo dục học viên mà còn
có tác dụng ngược lại.
Đối với quản lí:
Trong công tác đánh giá xếp loại giáo viên ở trung tâm, thường cán bộ
quản li ít đưa công tác chủ nhiệm lớp vào để kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên.
Từ thực trạng nói trên, để đổi mới công tác chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm
Trung tâm GDTX Long Thành trong năm học 2011-2012, đã đổi mới công tác chỉ
đạo giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng văn hóa và đạo đức phù hợp
với phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với ngành
học giáo dục thường xuyên.
b. Biện pháp thực hiện các giải pháp

4


b.1. Bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm và xây dựng lớp tiên
tiến:
b.1.1. Làm rõ nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp
Ngoài các nhiệm vụ đối với giáo viên được quy định tại Điều 3 của
Quy định Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (Ban hành kèm theo Thông
tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo), giáo viên làm chủ nhiệm lớp còn có những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu và nắm vững học viên trong lớp về mọi mặt để có biện
pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học
viên và của cả lớp;
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học viên, chủ động phối hợp với các
giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ
chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học viên của
lớp mình chủ nhiệm;
- Nhận xét, đánh giá xếp loại học viên cuối học kì và cuối năm học, đề
nghị khen thưởng và kỉ luật học viên, đề nghị danh sách học viên được lên lớp,
danh sách học viên phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kì
nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điển và học bạ của học viên;
- Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn
luyện học viên do trung tâm tổ chức;
- Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Giám đốc
trung tâm.
Với tư cách là nhà sư phạm, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm
truyền đạt tới tập thể và từng học viên của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch
giáo dục của trung tâm tới tập thể và từng học viên của lớp chủ nhiệm bằng sự
gương mẫu của người giáo viên chủ nhiệm, với uy tín của mình, giáo viên chủ
nhiệm biến những chủ trương, kế hoạch đào tạo của trung tâm thành chương trình
hành động của tập thể lớp và của mỗi học viên. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp
là người tập họp ý kiến, nguyện vọng của từng học viên của lớp phản ánh với giám
đốc, với các tổ chức trong trung tâm và với giáo viên bộ môn.
b.1.2 Sự năng động và gương mẫu của giáo viên chủ nhiệm lớp
- Quản lí trung tâm không chỉ là lãnh đạo, các tổ trưởng quản lí giáo
viên, nhân viên và học viên, mà giáo viên chủ nhiệm còn quản lí lớp và học viên
của lớp mình chủ nhiệm, cho nên đương nhiên giáo viên chủ nhiệm là một người
quản lí, là cánh tay nối dài của người giám đốc đến học viên và cha mẹ học viên.
Do đó giáo viên chủ nhiệm phải thực sự năng động, phải nghiêm túc, đảm bảo
nguyên tắc thấu hiểu đối tượng và quy trình quản lí. Đối tượng quản li lớp học là

con người. Vì vậy, phải nắm bắt từ thực tế và phải có các phẩm chất nhiệt tình, sâu
sát, chịu khó linh hoạt và tâm lí, có khả năng tập hợp được học viên của lớp đoàn
kết xung quanh Ban cán sự lớp mà giáo viên chủ nhiệm là trung tâm, phải biết
đồng hành cùng học viên.
5


-Trong lớp học, giáo viên chủ nhiệm là người rất gần gủi với học viên,
là tấm gương để các học viên noi theo. Nhất cử nhất động của giáo viên chủ nhiệm
sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến học viên thậm chí đến cả cha mẹ học viên. Cho nên
một giáo viên chủ nhiệm có uy tín trước hết phải là giáo viên dạy bộ môn khá, giỏi
ở lớp mình phụ trách và gương mẫu trong mọi công việc.
b.1.3. Xây dựng kế hoạch quản lí lớp
Khi nói đến công tác quản lí lớp thì giáo viên chủ nhiệm phải biết xây
dựng lập kế hoạch chủ nhiệm; hướng dẫn cán bộ lớp tự quản; tổ chức sinh hoạt
lớp; xây dựng các phong trào thi đua; giáo dục học viên cá biệt và duy trì sĩ số học
viên; giáo viên chủ nhiệm lớp phải biết kết hợp với giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh
niên, cha mẹ học viên, nhất là Ban chấp hành chi hội cha mẹ học viên của lớp và
đặc biệt phải giáo dục kỹ năng sống cho học viên đây là vấn đề thời sự mà giáo
viên chủ nhiệm phải tìm tòi học hỏi để truyền đạt cho học viên từ thực tế cuộc
sống của xã hội và của bản thân người giáo viên chủ nhiệm.
b.2. Xây dựng tổ chủ nhiệm
Đây là tổ chức của giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp mà giám đốc
trung tâm phân công vào đầu năm trong số giáo viên của trung tâm có khả năng và
các tố chất để làm tốt công tác này.
-Tổ chủ nhiệm mỗi tuần họp một lần, nội dung gồm: nắm tình hình ở
các lớp, sơ kết công tác công tác chủ nhiệm ở trung tâm hàng tuần và đưa ra công
tác chủ nhiệm tuần tới; xếp loại thi đua các lớp tuần qua có sự phối hợp của Đoàn
Thanh niên làm nồng cốt công tác này, trong đó phát huy các lớp làm tốt và rút
kinh nghiệm các lớp làm không tốt; thảo luận hoạt động trong tuần và xây dựng

công tác tuần tới.
b.3. Kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp thông qua công tác kiểm tra nội bộ
trung tâm.
b.3.1. Nội dung
-Hồ sơ của giáo viên chủ nhiệm
-Công tác tổ chức lớp.
-Giáo viên chủ nhiệm tổ chức các phong trào thi đua và hoạt động ở lớp.
-Giáo viên chủ nhiệm đánh giá học viên theo Quyết định số
02/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 23-01-2007 v/v Ban hành Qui chế đánh giá, xếp loại
học viên theo Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp
trung học phổ thông.
-Công tác phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với gia đình học viên,
Đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn và đặc biệt giáo dục học viên cá biệt và duy trì
sỉ số.
Các nội dung này sẽ được kiểm tra định kì và kiểm tra toàn diện hoặc
chuyên đề đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp.
6


b.4. Cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá lớp hàng tuần, tháng, học kì và cả
năm.
Đoàn Thanh niên qui định cụ thể các tiêu chí và tiến hành đánh giá, sau
đó công bố hàng tuần, tháng, học kì và cả năm. Thông qua họp tổ chủ nhiệm để
thống nhất đánh giá xếp loại các lớp theo từng thời gian cụ thể.
b.5.Đánh giá công tác chủ nhiệm.
Trên cơ sở đánh giá, xếp loại lớp hàng tuần, hàng tháng để làm cơ sở cho
việc đánh giá xếp loại giáo viên có làm công tác chủ nhiệm lớp.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Trong năm học 2011-2012 Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Long Thành
đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN

CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VĂN HÓA VÀ ĐẠO
ĐỨC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN LONG THÀNH” đã đạt
được những kết quả nhất định góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trong việc giáo
dục học viên và đạt được một số kết quả như sau:
1.Năng lực, phương pháp, kĩ năng trong việc thực hiện công tác chủ nhiệm
của giáo viên tại trung tâm được nâng cao điều này được chứng minh qua việc tổng
kết cuối năm so với kế hoạch năm học 2011-2012 như sau:
* Hạnh kiểm của học viên
-Tốt: 50%
-Yếu: 0,1%
* Kết quả cuối năm
-Tốt: 64,5% (tăng)
-Yếu: 0% (giảm)
* Số lớp tiên tiến
- Hai lớp
* Kết quả cuối năm
-Ba lớp (tăng)
*Số học viên được kết nạp vào Đoàn Thanh niên
- 70%
*Kết quả cuối năm
- 75%
*Chất lượng học tập
- Giỏi: 1%
-Khá: 10%
-Yếu: 20%
7


*Kết quả cuối năm
-Giỏi: 1,3% (tăng)

-Khá: 18,2% (tăng)
-Yếu: 13,5% (giảm)
* Học viên giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh
-Hai học viên
* Kết quả cuối năm
-Bốn học viên (tăng)
2.Giáo viên chủ nhiệm có thái độ tích cực hơn trong công tác chủ nhiệm,
gắn bó với lớp nhiều hơn để đưa lớp của mình chủ nhiệm đi vào quỹ đạo của
phong trào thi đua chung của trung tâm.
3.Kỷ cương nề nếp văn hóa và đạo đức của học viên đã đi vào ổn định;
phong trào thi đua của các lớp được duy trì thường xuyên và có sự phối hợp, quan
tâm theo dõi của Đoàn Thanh niên. Điều này đã được chứng minh bằng các số liệu
trên đây.
4. Đa số giáo viên chủ nhiệm thành công bước đầu trong việc hướng dẫn học
viên tự quản lớp, tạo tiền đề tốt cho các lớp chủ yếu là học viên lớn tuổi, vừa đi
học, vừa vừa đi làm. Đặc biệt là lướp 12Đ làm rất tốt công tác này tạo tiền đề cho
các lớp khác và các lớp sau này noi theo.
IV.ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
-Đề nghị Sở GD-ĐT nên có tiêu chí cụ thể để đánh giá giáo viên chủ
nhiệm lớp và giáo viên chủ nhiệm lớp dựa vào các tiêu chí đó để phấn đấu hàng
năm.

NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Đức Nguơn

8



BM04-NXĐGSKKN

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị TRUNG TÂM
GDTX LONG THÀNH.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..Long Thành., ngày 9

tháng 5

năm 2012

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: ...2011-2012.
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC Ở
TRUNG TÂM GIÁO GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN LONG THÀNH
Họ và tên tác giả: .Nguyễn Đức Nguơn Chức vụ: .Giám đốc
Đơn vị: .Trung tâm Giáo dục Thường Xuyên Long Thành
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực
khác)
- Quản lý giáo dục

môn: ............................... 

-


Phương

- Phương pháp giáo dục 
khác: ........................................................ 

pháp

dạy

học

Lĩnh

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị
Ngành 

bộ
vực



Trong

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
- Có giải pháp hoàn toàn mới



- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có




2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp

dụng tại đơn vị có hiệu quả ∴

9


3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:

Tốt 

Khá 

Đạt ∴

- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống:

Tốt ∴


Khá 

Đạt 

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu
quả trong phạm vi rộng:


Tốt ∴

Khá 

Đạt

Sau khi duyệt xét SKKN, Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương
ứng, có ký tên xác nhận và chịu trách nhiệm của người có thẩm quyền, đóng dấu
của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

10



×