Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

SKKN sử dụng di sản ở đồng nai trong dạy học môn lịch sử ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 27 trang )

BM 01-Bìa SKKN
Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NAM HÀ
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG DI SẢN Ở ĐỒNG NAI TRONG
DẠY MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT

Người thực hiện: LÊ QUANG CẦN
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử
- Lĩnh vực khác:

Có đính kèm:
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)

 Phim ảnh

 Hiện vật khác

Năm học: 2014-2015
Người thực hiện - Lê Quang Cần

1

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015




Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––

BM02-LLKHSKKN

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: LÊ QUANG CẦN
2. Ngày tháng năm sinh: 1978
3. Nam, nữ:

Nam

4. Địa chỉ: Tổ 32 - KP2 - P.Trảng Dài - TP Biên Hòa - Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613950365 (CQ); 0982996200 (ĐTDĐ)
6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Phó hiệu trưởng
8. Nhiệm vụ được giao: Phụ trách thẩm định SKKN, quản lý nề nếp học sinh, hoạt động ngoài
giờ lên lớp.
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nam Hà
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO


Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Ths.Sử học




Năm nhận bằng: 2013



Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử Việt Nam

III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC


Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn lịch sử



Số năm có kinh nghiệm: 12



Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 6 năm gần đây:

1. Sử dụng kênh hình sách giáo khoa bài 21 chương IV- Lịch sử Việt Nam lớp 12 ban cơ bản trung
học phổ thông.
2. Sử dụng kênh hình SGK nhằm phát huy tính tích cực của HS trong giảng dạy chương III: Các
nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945-2000) - Lịch sử TG lớp 12 THPT.
3. Sử dụng hiệu quả kênh hình sách giáo khoa nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng
dạy lịch sử lớp 11- Phần ba: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918.
4. Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1919-1945
5. Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945 - 1954


Người thực hiện - Lê Quang Cần

2

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015


Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vị trí quan trọng của lịch sử dận tộc:
Chỉ có thông qua lịch sử và chỉ có kiến thức hiểu biết về lịch sử mà mỗi người dân Việt
Nam mới hiểu được gốc tích, cội nguồn của dân tộc mình, đất nước mình. Người viết:
“Dân ta phải biết sử ta – Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Vì thế, bên cạnh tìm
hiểu lịch sử dân tộc, việc giảng dạy các di sản văn hóa là nhiệm vụ rất cần thiết cho ngành
giáo dục và đào tạo, đặc biệt môn học lịch sử ở trường THPT. Để đáp ứng nhiệm vụ trong
giảng dạy “di sản” đến học sinh cấp THPT, tháng 10 năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã ban hành tài liệu tập huấn: Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông môn Lịch
sử. Qua tài liệu hướng dẫn này, giáo viên giảng dạy có cơ sở pháp lý và điều kiện tốt cho
việc biên soạn, giảng dạy lồng ghép nội dung “di sản” vào từng bài học cụ thể. Đặc biệt
trong giảng dạy lồng ghép “di sản” lịch sử địa phương Đồng Nai đối với chương trình môn
Lịch sử THPT phù hợp là rất cần thiết nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước, con
người vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai hơn 300 năm hình thành và phát triển.
Trong thời kỳ xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là nhiệm vụ cấp bách song song với tăng trưởng kinh tế.
Vì vậy, Nghị Quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu phát triển bền
vững của đất nước” với: “Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt
Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực

sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp
luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với
bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước. Xây dựng môi trường văn hóa
lành mạnh, phù hợp với bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản,
khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trò của gia đình,
cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành
nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách” [1]. Đồng Nai là tỉnh nằm
trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu cả nước.
Người thực hiện - Lê Quang Cần

3

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015


Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

Đồng hành với phát triển kinh tế, việc giáo dục hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa là
nhiệm vụ thường xuyên liên tục của ngành giáo dục và đào tạo Đồng Nai. Trong đó, giáo
dục “di sản” địa phương Đồng Nai góp phần làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy
con người Đồng Nai hoàn thiện nhân cách.
Chính vì thế, việc “Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy học môn Lịch sử ở
trường THPT” rất quan trọng đối với giáo viên đang thực hiện nhiệm vụ giảng dạy bộ
môn lịch sử trường THPT tại Đồng Nai, cho nên tôi xem đề tài “Sử dụng di sản ở Đồng
Nai trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT” là rất cần thiết. Qua đó, sẽ góp phần
giúp cho học sinh tiếp nhận kiến thức mới vững chắc, hiểu rõ hơn nữa những di sản văn
hóa Đồng Nai đồng hành cùng lịch sử dân tộc trong suốt hơn 300 năm hình thành và phát
triển vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Di sản là văn hóa tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu
truyền từ thế này sang thế hệ khác.
Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hay phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá
trình giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường, tạo công cụ hoặc nguồn cung cấp
chất liệu để xây dựng nội dung dạy học và giáo dục.
Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị việc phát động phong trào thi đua “xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các
lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện,
hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. Qua đó, phát
huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội
một cách phù hợp và hiệu quả. Một trong nhiều nội dung của phong trào“xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” là “học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy
giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương”[2]. Việc khai thác các di sản
văn hóa địa phương trên địa bàn tọa lạc của nhà trường như là nguồn tri thức, là phương
tiện dạy học, giáo dục rất ít khi được quan tâm hoặc nếu có chỉ mang tính tự phát. Vì vậy,
vai trò, thế mạnh của những di sản văn hóa đa dạng, muôn hình muôn vẻ ở địa phương
Đồng Nai gần như chưa được ngành giáo dục và đào tạo, đặc biệt bộ Lịch sử vận dụng hết
trong tiến trình giảng dạy lồng ghép cùng với lịch sử dân tộc một cách hệ thống và hiệu
quả ở trường THPT.
Sử dụng di sản trong dạy học giúp cho quá trình học tập bộ môn lịch sử của học sinh
ở trường phổ thông trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc
hơn, phát huy tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Ý nghĩa,
vai trò của các di sản văn hóa địa phương đối với giảng dạy lịch sử Việt Nam được thể
hiện bởi những yếu tố sau [3]:
Người thực hiện - Lê Quang Cần

4

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015



Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh về lịch sử
dân tộc: Các di sản văn hóa, dù là vật thật hay được phục dựng lại (thể hiện qua tranh,
ảnh, phim…) sử dụng trong dạy học, giáo dục đều góp phần nâng cao tính trực quan giúp
học sinh mở rộng khả năng tiếp cận với đối tượng, hiện tượng liên quan đến bài học tồn tại
trong di sản văn hóa. Bằng việc tiếp cận với di sản, học sinh sẽ sử dụng hệ thống tín hiệu
(mắt nhìn, tai nghe, tay sờ…) để được thấy, cảm nhận và qua đó tiếp thu được những kiến
thức cần thiết từ di sản đến tiến trình lịch sử dân tộc. Ngoài ra, các giá trị có trong di sản
còn được giáo viên khai thác bằng cách đặt các câu hỏi mang tính định hướng hoặc gợi
mở cho học sinh tìm hiểu chúng qua di sản được sử dụng như là phương tiện điều khiển
quá trình nhận thức của học sinh.
Giúp học sinh phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh tri thức lịch sử: Di sản
lịch sử địa phương là phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn luyện một số kĩ năng như
quan sát, thu thập, xử lý thông tin, thảo luận nhóm; qua đó, học sinh tự chiếm lĩnh kiến
thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với di sản; kĩ năng vận dụng kiến thức đã
học để giải thích những hiện tượng, sự vật có trong các di sản văn hóa địa phương và dân
tộc.
Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh: Hứng thú nhận thức là một trong
những yếu tố ảnh hưởng lớn đến cường độ và hiệu quả của quá trình học tập. Trong giai
đoạn nhận thức cảm tính của học sinh, sự tri giác các đối tượng, hiện tượng là điều kiện để
phát sinh cảm giác, tạo nên biểu tượng về chúng và sau đó, nhờ nhận thức lý tính hình
thành nên khái niệm hoàn chỉnh về đối tượng. Trong quá trình tiếp cận với di sản theo sự
hướng dẫn của giáo viên, các sự vật hiện tượng, các giá trị ẩn chứa trong di sản sẽ được
học sinh tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm. Qua đó, học sinh có được động cơ học tập
đúng đắn trở nên tích cực phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như hành vi và thái độ
bảo vệ di sản ở Đồng Nai tốt hơn.
Phát triển trí tuệ của học sinh: Trong quá trình học tập, trí tuệ của học sinh được
phát triển nhờ sự tích cực hóa các mặt hoạt động khác nhau của tư duy. Cho học sinh tiếp

cận di sản ở Đồng Nai đúng mục đích, đúng lúc với những phương pháp dạy học phù hợp,
với sự hướng dẫn chi tiết mang tính định hướng, kích thích tư duy, giáo viên sẽ giúp học
sinh phát triển khả năng quan sát, khả năng xử lý thông tin…chủ động lĩnh hội kiến thức
lịch sử.
Giáo dục nhân cách học sinh: Di sản văn hóa nói chung, ở Đồng Nai nói riêng là
một trong những phương tiện dạy học đa dạng, sống động. Ẩn chứa trong di sản ở Đồng
Nai là những giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thề hệ này sang thế hệ
khác hơn 300 năm qua nên có khả năng tác động mạnh đến tình cảm, đạo đức, việc hình
thành nhân cách của học sinh. Khai thác được những giá trị ẩn chứa trong các di sản ở
Đồng Nai, chuyển giao cho học sinh để các em nhận thức được những giá trị đó, giáo viên
giúp hình thành ở học sinh một hệ thống các quan điểm, các khái niệm về nhận thức thế
giới xung quanh, giúp học sinh nhận thức được bản chất và có cơ sở khoa học giải thích
các sự vật, hiện tượng liên quan đến các di sản ở Đồng Nai đối với lịch sử dân tộc.
Người thực hiện - Lê Quang Cần

5

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015


Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

Góp phần phát triển một số kĩ năng ở học sinh: Kĩ năng sống được hiểu là khả
năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và xã hội.
Dạy học với di sản ở Đồng Nai tạo điều kiện cho học sinh phát triển một số kĩ năng:
Kĩ năng giao tiếp: Trong quá trình học tập với di sản ở địa phương Đồng Nai, học
sinh được rèn luyện cách trình bày, diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc của bản thân dưới hình thức
nói, viết phù hợp với từng đối tượng…Học tập với di sản, học sinh có được môi trường
giao tiếp cởi mở với bạn bè không chỉ phạm vi trong lớp, với nhiều đối tượng khác mà học
sinh gặp gỡ.

Kĩ năng lắng nghe tích cực: Người có kĩ năng lắng nghe tích cực thể hiện sự tập
trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác.
Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng: Là khả năng có thể diễn đạt ý kiến, quan điểm,
suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của bản thân, thông qua hình thức nói, viến và cả ngôn ngữ
bản thân...
Kĩ năng hợp tác: Là cùng chung sức làm việc, hỗ trợ lẫn nhau trong cùng một công
việc. Học tập với di sản, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của nhóm học sinh...
Kĩ năng tư duy phê bình: Là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện
các vấn đề, sự vật, hiện tượng...xảy ra. Khi làm việc với di sản, học sinh không chỉ thu
thập thông tin rồi mô tả các hiện tượng sự vật được các em tìm hiểu mà còn cần phải phân
tích một cách có phê phán...
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm: Đó là khả năng con người tự tin, chủ động nhận
nhiệm vụ phù hợp với khả năng của bản thân, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ. Việc giáo viên
giao nhiệm vụ rõ ràng, học sinh tiếp nhận nhiệm vụ và trao đổi nhóm, phân công nhau và
thực hiện nhiệm vụ được giao một cách có ý thức, nhiệt tình và kết quả.
Kĩ năng đạt mục tiêu: Là khả năng của con người biết đề ra cho bản thân trong cuộc
sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó. Trong cả quá trình tiếp cận di sản,
giáo viên cùng học sinh xác định mục tiêu chung...
Kĩ năng quản lí thời gian: Đó là khả năng con người biết sắp xếp các công việc
theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc chính, trọng tâm trong một thời
gian nhất định.
Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Kĩ năng này giúp học sinh có thể thu được
những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác và kịp thời.Trước khi
làm việc với di sản, học sinh đã cùng giáo viên xác định rõ chủ đề mà mình cần tìm kiếm
thông tin...
*Di sản văn hóa tỉnh Đồng Nai
Theo Ban quản lý di tích, danh thắng tỉnh Đồng Nai, cho đến thời điểm tháng 10
năm 2010, tỉnh Đồng Nai có 40 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh.
Di tích căn cứ Tỉnh uỷ Biên Hoà có 2 địa điểm cấu thành một ở huyện Trảng Bom và một
ở huyện Long Thành. Các loại hình di tích khá phong phú như: Di tích khảo cổ, di tích lịch

sử, di tích kiến trúc và di tích truyền thống đấu tranh cách mạng.
Người thực hiện - Lê Quang Cần

6

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015


Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

Di tích được xếp hạng cấp quốc gia có 24 di tích (xếp theo thứ tự thời gian xếp
hạng), gồm: Mộ cự thạch Hàng Gòn (1982), Địa điểm chiến thắng La Ngà (1986), Nhà
Xanh (1986), Đài Chiến sĩ/Đài Kỷ Niệm (1988), Danh thắng Đá chồng Định Quán (1988),
Toà Hành chánh Long Khánh (1988), Đình An Hoà (1989), Danh thắng Bửu Long (1990),
Chùa Đại Giác (1990), Lăng mộ Trịnh Hoài Đức (1990), Đình Tân Lân (1991), Đền thờ
và Mộ Nguyễn Hữu Cảnh (1991), Chùa Long Thiền (1991), Nhà hội Bình Trước (1991),
Quảng trường Sông Phố (1991), Đền thờ Nguyễn Tri Phương (1992), Nhà lao Tân Hiệp
(1994), Mộ Nguyễn Đức Ứng và 26 nghĩa binh (1994), Căn cứ Khu uỷ miền Đông Nam
Bộ (1997), Mộ - đền thờ Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh (1998), Địa đạo Suối Linh (1999),
Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (2001), Chùa Ông/Thất phủ cổ miếu (2001), Địa đạo
Nhơn Trạch (2001)
Di tích được xếp hạng cấp tỉnh có 16 di tích (xếp theo thứ tự thời gian xếp hạng),
gồm: Bửu Hưng tự/chùa Cô hồn (1979), Toà bố Biên Hoà (1979), Địa điểm Ngã ba Giồng
Sắn (2001), Đình Bình Quan (2004), Đình Phú Mỹ (2005), Nhà cổ Trần Ngọc Du (2005),
Địa điểm Căn cứ Tỉnh uỷ Biên Hoà (2005), Địa điểm thành lập chi bộ Đảng cộng sản Bình
Phước Tân Triều và Tỉnh uỷ Lâm thời Biên Hoà (2007), Đình Phước Lộc (2007), Thành
Biên Hoà (2008), Đình Xuân Lộc – chùa Xuân Hoà (2008), Miếu Tổ sư/Thiên hậu cổ miếu
(2008), Đình Hưng Lộc (2008), Đình Phước Thiền (2009), Núi Chứa Chan (2009), Vườn
Cao su đầu tiên, sân điểm đồn điền cao su Dầu Giây (2009) [4].
Di tích phân bố trên các địa bàn hành chánh như sau:

Biên Hoà có 21 di tích, gồm: Bửu Hưng tự/chùa Cô hồn (phường Quang Vinh), Toà
bố Biên Hoà, Nhà hội Bình Trước, Quảng trường Sông Phố (phường Thanh Bình), Nhà
Xanh (phường Thống Nhất), Đài Chiến sĩ, Lăng mộ Trịnh Hoài Đức (phường Trung
Dũng), Danh thắng Bửu Long, Miếu Tổ sư/Thiên hậu cổ miếu (phường Bửu Long), Chùa
Đại Giác, Đền thờ - mộ Nguyễn Hữu Cảnh, Chùa Ông/Thất phủ cổ miếu, Đình Bình Quan
(xã Hiệp Hoà), đình Tân Lân (phường Hoà Bình), Chùa Long Thiền, Đền thờ Nguyễn Tri
Phương (phường Bửu Hoà), Nhà lao Tân Hiệp (phường Tân Tiến), Mộ - đền thờ Đoàn
Văn Cự và 16 nghĩa binh (phường Long Bình và phường Tam Hiệp), Nhà cổ Trần Ngọc
Du (phường Tân Vạn), Thành Biên Hoà (phường Quang Vinh), Đình An Hoà (xã An Hoà)
Thị xã Long Khánh có 03 di tích, gồm: Mộ Cự thách Hàng Gòn (xã Hàng Gòn), Toà
hành chánh Long Khánh, Đình Xuân Lộc – chùa Xuân Hoà (phường Xuân An).
Huyện Định Quán có 02 di tích: Địa điểm chiến thắng La Ngà (xã Phú Ngọc), Danh
thắng Đá chồng (thị trấn Định Quán).
Huyện Long Thành có 03 di tích, gồm: Mộ Nguyễn Đức Ứng và 26 nghĩa binh (xã
Long Phước), Đình Phước Lộc (thị trấn Long Thành), Căn cứ Tỉnh uỷ Biên Hoà (xã Bình
Sơn).
Huyện Vĩnh Cửu có 04 di tích, gồm: Căn cứ khu uỷ miền Đông Nam Bộ, Địa đạo
Suối Linh (xã Hiếu Liêm), Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (xã Phú Lý), Địa điểm
thành lập chi bộ Bình Phước – Tân Triều và Tình uỷ lâm thời Biên Hoà (xã Tân Bình).
Huyện Nhơn Trạch có 04 di tích, gồm: Địa điểm Ngã ba Giồng Sắn (xã Phú Đông),
Địa đạo Nhơn Trạch (xã Long Thọ), Đình Phú Mỹ (xã Phú Hội), Đình Phước Thiền (xã
Phước Thiền).
Người thực hiện - Lê Quang Cần

7

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015


Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT


Huyện Thống Nhất có 02 di tích, gồm: Đình Hưng Lộc (xã Hưng Lộc), Vườn cao su
đầu tiên, sân điểm đồn điền cao su Dầu Giây (xã Bàu Hàm 2).
Huyện Xuân Lộc có 01 di tích, gồm: Núi Chứa Chan trên địa bàn các xã Xuân
Trường, Xuân Thọ, Suối Cát, Xuân Hiệp và thị trấn Gia Ray.
Huyện Trảng Bom có 01 di tích, gồm: Căn cứ tỉnh uỷ Biên Hoà (xã Thanh Bình).
Bên cạnh các di sản đã được công nhận cấp quốc gia, cấp tỉnh, giáo viên có thể liên
hệ bảo tàng Đồng Nai, sử dụng các di sản được trưng bày, lưu giữ nhằm phục vụ giảng dạy
di sản cho chương trình Lịch sử Việt Nam THPT.
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy học môn Lịch sử lớp 10 THPT
1.1.Bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy (SGK trang 70)
Để dạy lồng ghép di sản ở Đồng Nai trong bài này, giáo viên cần thực hiện nội dung
hướng dẫn giảm tải phần 3.Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.
Đồng thời, nhằm tranh thủ thêm nhiều thời gian cho dạy lồng ghép di sản, giáo viên in
phần nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng cho học sinh chuẩn bị trước.
Nếu học sinh tại các trường THPT ở tỉnh Đồng Nai, có điều kiện cho các em tham
quan bảo tàng Đồng Nai, ngược lại giáo viên giảng dạy có thể dùng máy ảnh đến bảo tàng
chụp hình hoặc lấy hình ảnh từ trang web của bảo tàng về hình ảnh di sản cần sử dụng.
Tại mục 1.Những dấu tích người tối cổ ở Việt Nam. Ngoài nội dung theo chuẩn
kiến thức kĩ năng, giáo viên giới thiệu di sản về bộ đàn đá Bình Đa – Phường Bình Đa –
TP. Biên Hòa.

Đàn đá – Bình Đa [5]
Giáo viên giới thiệu, mô tả bộ đàn đá Bình Đa: Bộ sưu tập đàn đá Bình Đa gồm 5
thanh nguyên và 31 mảnh, đoạn bị gãy, vỡ được phát hiện và khai quật lần 1 năm 1979,
Người thực hiện - Lê Quang Cần

8


Trường THPT Nam Hà - Năm 2015


Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

lần thứ 2 năm 1993 tại di chỉ khảo cổ học Bình Đa (TP. Biên Hòa). Đàn đá Bình Đa có
niên đại cách ngày nay khoảng 3.000 năm. Theo đó, truyền thống chế tạo và sử dụng đồ đá
trong cộng đồng dân cư tại Đồng Nai nói riêng, Nam Bộ nói chung đã có từ rất sớm trước
3.000 năm cách ngày nay.
Giáo viên chốt ý: Như vậy, dựa trên di sản đàn đá Bình Đa, con người đã cư trú từ
rất sớm trên địa bàn Đồng Nai. Đàn đá Bình Đa là một sản phẩm văn hóa tiêu biểu và độc
đáo của cư dân cổ trên đất Đồng Nai cùng đồng hành với lịch sử dân tộc.
1.2. Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam (SGK trang 74)
Đây là bài dài, lượng kiến thức cần truyền đạt cho học sinh lớn nên giáo viên thực
dạy lồng ghép di sản ở Đồng Nai vào bài dạy cần có kế hoạch cụ thể. Trước hết, giáo viên
cung cấp phần kiến theo chuẩn kiến thức kĩ năng cho học sinh trước nhằm tranh thủ thời
gian dạy lồng ghép di sản địa phương. Thứ hai, xác định nội dung di sản cần lồng ghép
dạy trong bài này.
Nội dung cần dạy lồng ghép di sản Mộ cự thạch Hàng Gòn vào mục 3. Quốc gia
cổ Phù Nam.

Mộ cự thạch Hàng Gòn – xã Hàng Gòn – Long Khành – Đồng Nai
Di tích đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia 12/1982
Người thực hiện - Lê Quang Cần

9

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015



Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

Giáo viên có thể sử dụng hình ảnh di tích qua PowerPoint hoặc cho học sinh tham
quan di sản nếu có điều kiện. Giáo viên nghiên cứu tài liệu hoặc giao nhiệm vụ cho học
sinh trước và mô tả như sau: Di tích Mộ Cự thạch Hàng Gòn, còn được gọi là Mộ Ông
Đá, nằm ở ấp Hàng Gòn. Mộ do kĩ sư J. Bouchot phát hiện vào năm 1927 trong lúc đào ủi
để thi công tuyến đường từ Long Khánh đi Bà Rịa – Vũng Tàu. Năm 1928, di tích này đã
được xếp hạng và ghi vào danh mục các di tích lịch sử với tên “Mộ Đông Dương - Mộ
Dolmen Hàng Gòn” [6]. Đây là một dạng hầm mộ, hình chữ nhật dài 4,2m, ngang 2,7 mét,
cao 1,6 mét được ghép bởi sáu tấm đá hoa cương được bào khá nhẵn ở mặt ngoài; 4 tấm đá
thẳng đứng dùng làm vách, nặng khoảng 30 - 40 tấn, hai tấm nằm ngang dùng làm mặt đáy
và nắp đậy. Liên kết giữa tấm đá hoa cương nhờ vào hệ thống rãnh dọc chắc chắn. Xung
quanh mộ có nhiều trụ đá hoa cương cao 7,5 mét, tiết diện mặt cắt ngang hình chữ nhật dài
1,10m X 0,3m, phần lớn các đầu trụ được khoét lõm hình yên ngựa. Tại khu vực mộ, có
dấu vết của những vệt đất cháy kéo dài thành hình vòng cung, phía trên có rất nhiều than
tro và xỉ kim loại; các mảnh đồ gốm trên thân có hoa văn làm từ chất liệu đất sét pha cát và
vỏ nhuyễn thể nghiền nhỏ; phát hiện hai chiếc tù bằng đồng và hai chiếc bàn mài bằng đá
có lỗ đeo. Ngoài ra, có nhiều hiện vật bằng gốm, bằng đá, các dụng cụ bàn mài, các cột đá
và những vết đất cháy, than tro. Trong xưởng chế tác đá đã tìm thấy trước đó, đoàn khảo
sát cũng đã tìm thấy những tấm đá, cột đá, nhiều phế vật mảnh tước đá và nhiều công cụ
lao động. Niên đại của di tích được xác định trong khoảng thời gian 150 trước Công
nguyên đến 240 năm sau Công nguyên [7].
Sau khi giáo viên hoặc học sinh mô tả, giáo viên chốt nội dung: Mộ cổ Hàng Gòn là
công trình mộ táng đã được người xưa nghiên cứu xây dựng rất tinh xảo, tỉ mĩ, nghệ thuật
và thể hiện sự phân hóa giai cấp trong xã hội lúc bấy giờ. Qua mộ cổ này, chứng tỏ phần
cuối cùng phía đông bắc của vương quốc cổ Phù Nam (tỉnh Đồng Nai ngày nay) điều kiện
kinh tế - xã hội đã phát triển. Đồng thời, giúp học sinh tự hào về trình độ kĩ thuật chế tác
đá, lao động của người xưa trên đất Đồng Nai và trân trọng, gìn giữ di sản văn hóa dân tộc.
1.3 Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII (SGK trang 121)
Kiến thức bài này cần truyền đạt đến học sinh với khối lượng khá lớn nên giáo viên

sử dụng di sản Đồng Nai phục vụ cho bài giảng góp phần tạo hứng thu học tập và bớt
nhàm chán cho học sinh. Để thực hiện điều này, giáo viên cung cấp nội dung chuẩn kiến
thức kĩ năng cho học sinh trước nhằm sử dụng thời gian dôi dư để dạy lồng ghép di sản.
Giáo viên sử dụng thời gian khoản 12 phút cho dạy lồng ghép di sản ở Đồng Nai nên phải
lựa chọn những di sản ở địa phương tiêu biểu nhất và phù hợp với tiến trình lịch sử của
dân tộc.
Về di sản Chùa Ông được sử dạy nội dung I. Về tư tưởng, tôn giáo. Nội dung di
sản này giáo viên chỉ sử dụng thời gian trong 6 phút. Để thực hiện điều này, giáo viên hoặc
người dạy giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu di sản Chùa Ông và trình bày dưới nhiều
hình thức khác nhau như tham quan di tích nếu có điều kiện, chụp ảnh để thuyết trình,
trình chiếu PowerPoint…với những khái quát: Chùa Ông còn được gọi là Thất Phủ cổ
miếu, một ngôi chùa được xem là xưa nhất ở Nam bộ. Chùa tọa lạc tại xã Hiệp Hòa, TP
Người thực hiện - Lê Quang Cần

10

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015


Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Thất Phủ cổ miếu được gọi là chùa Ông vì vị thần được thờ
chính ở đây là Quan Công – vị thần tượng trưng cho trung, hiếu, tiết, nghĩa… Chùa Ông ở
đây còn có tên nữa là Miếu Quan Thánh Đế. Chùa được dựng vào năm 1684, gắn liền với
quá trình khai hoang mở cõi vùng đất Biên Hòa. Sau đó, do chiến tranh tàn phá, ngôi chùa
gần như bị hư hại hoàn toàn. Đồng bào người Hoa ở đây trùng tu lại ngôi chùa này vào các
năm 1817, 1868 và 1894. Hằng năm, chùa có rất nhiều ngày lễ lớn như: vía Ông, vía Bà, lễ
Vu Lan… trong những lần lễ, vía đó, chùa thu hút rất nhiều khách thập phương đến chiêm
ngưỡng và cúng bái. Có thể nói, chùa Ông ở Biên Hòa, Đồng Nai là một công trình kiến
trúc xưa độc đáo thể hiện văn hóa người Hoa ở Nam bộ. Ngoài giá trị văn hóa, tín ngưỡng,

còn có giá trị về mặt lịch sử: đây là một ngôi chùa gắn liền với sự định cư đầu tiên của
cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ vào giữa thế kỷ XVII [8].

Chùa Ông tọa lạc tại xã Hiệp Hòa – TP. Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai được Bộ Văn hóaThông tin xếp hạng di tích kiến trúc cấp quốc gia năm 2001.
Giáo viên chốt ý: Chùa Ông là công trình kiến trúc độc đáo của người Hoa phục vụ
nhu cầu tín ngưỡng, văn hóa cho cư dân Hoa – Việt vùng đất Cù Lao Phố – Biên Hòa.
Chùa ra đời cùng với quá trình khai hoang mở cõi của lưu dân Việt – Hoa vùng đất Biên
Hòa – Đồng Nai. Trải qua bao thiên biến của lịch sử, ngày nay chùa Ông tiếp tục phục vụ
nhu cầu tín ngưỡng cho nhân địa phương và khách thập phương với lễ hội chùa Ông vào
trung tuần tháng giêng hàng năm. Qua đây, chúng ta sinh thấy được sự đa dạng về tư
tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử và đất nước từ Bắc chí
Nam. Từ đó, trân trọng những thành quả lao động sáng tạo của các bậc tiền nhân mở cõi
vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai hơn 300 năm qua.
Về di sản Văn miếu Trấn Biên được sử dụng lồng ghép dạy nội dung 1.Giáo dục
của mục II. Phát triển giáo dục và văn học (SGK trang 122) và mục III. Nghệ thuật và
khoa học kỹ thuật (SGK trang 123). Nội dung di sản này, giáo viên thực hiện giảng dạy
Người thực hiện - Lê Quang Cần

11

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015


Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

trong thời gian 6 phút. Giáo viên có thể cho học sinh tham quan di tích nếu có điều kiện
hoặc sưu tầm tư liệu hình ảnh, nội dung và sử dụng PowerPoint để giới thiệu đến học sinh.

Văn Miếu Trấn Biên – Phường Bửu Long – TP. Biên Hòa
Giáo viên hoặc học sinh khái lược cho cả lớp hoặc đoàn tham quan: Lịch sử vùng

đất Đồng Nai từ thế kỷ XVI là vùng đất hoang sơ. Đến năm 1698, chưởng cơ Thành Hầu
Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược xứ Nam Bộ, lúc này kinh tế Đồng Nai phát triển
khá trù phú, nên văn hóa học hiệu càng được chú trọng hơn. Vì thế, năm 1715, chúa
Nguyễn Phúc Chu sai người xây dựng Văn miếu Trấn Biên tại thôn Tân Lại, tổng Phước
Dinh, huyện Phước Chánh (nay thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa). Trước
năm 1802, hằng năm, đích thân chúa Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long) đến Văn miếu
Trấn Biên để hành lễ hai lần vào mùa xuân và mùa thu. Văn miếu Trấn Biên có hai lần
được trùng tu lớn: Lần trùng tu thứ nhất vào năm (1794). Lần trùng tu thứ hai vào năm Tự
Đức thứ 5 (1852). Vào năm 1861, khi thực dân Pháp xâm lược miền Đông Nam Kì đánh
chiếm Biên Hòa cho tàn phá văn miếu Trấn Biên nhằm thực hiện chính sách ngu dân và
thống trị lâu dài. Vào năm 1998, tỉnhĐồng Nai đã khởi công xây dựng lại trên nền đất cũ
[9].
Giáo viên chốt ý: Văn Miếu Trấn Biên ra đời được xem như là “Văn Miếu Quốc Tử
Giám” của Nam Bộ. Ðây chính là biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn
hóa của người Việt phương Nam. Văn Miếu là nơi thờ phụng các danh nhân văn hóa tiêu
biểu của đất nước và là biểu trưng của nền văn hóa dân tộc. Với chức năng là nơi bảo tồn,
gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa - giáo dục của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai,
Người thực hiện - Lê Quang Cần

12

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015


Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

Trung tâm Văn Miếu Trấn Biên ngày càng thể hiện vai trò là trung tâm văn hóa, giáo dục
của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng đất phía Nam nói chung thông qua rất nhiều hoạt
động, sự kiện được tổ chức hàng năm. Không chỉ chứa đựng những giá trị về văn hóa, lịch
sử, Văn Miếu Trấn Biên còn là một công trình đặc sắc về nghệ thuật, kiến trúc với phong

cảnh thoáng mát, vừa cổ kính vừa trang nhã nên thu hút động đảo nhiều tầng lớp nhân dân
trong và ngoài tỉnh, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành, các đoàn
ngoại giao và các đoàn khách quốc tế ghé thăm. Hàng năm, Văn Miếu Trấn Biên đã đón
tiếp gần 200,000 lượt khách [10]. Với vị thế và tầm quan trọng nhất định trong sinh hoạt
văn hóa của tỉnh Đồng Nai, Văn Miếu Trấn Biên đang nỗ l.ực không ngừng để thực hiện
nhiệm vụ bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa ở Đồng Nai. Qua đây, các thế người
Đồng Nai sinh ra, định cư, lớn lên tự hào về truyền thống lao động sáng tạo của các thế hệ
cha ông suốt 300 năm qua và phấn đấu học tập tốt hơn nữa xứng đáng với niềm tự hào đó.
2. Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy học môn Lịch sử lớp 11 THPT
2.1 .Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lượt (Từ năm
1858 đến trước năm 1873) (SGK trang 106)
Nội dung dạy di sản ở Đồng Nai trong bài này: Thành Biên Hoà (Thành Kèn).
Nội dung di sản này dạy vào mục 2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam
Kì. Hiệp ước 5/6/1862 thuộc phần II. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các
tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1859 đến năm 1862. Nội dung bài này thực hiện giảm
tải theo phân phối chương trình, giáo viên tranh thủ thời gian dôi dư dạy lồng ghép di sản
trong thời 5-7 phút.

Thành Biên Hoà (Thành Kèn) xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2008
Người thực hiện - Lê Quang Cần

13

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015


Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

Giáo viên hoặc học sinh được giao nhiệm vụ tìm tư liệu về Thành Biên Hoà khái
quát như sau: Theo thư tịch cổ, từ thế kỉ 14-15, thành do người Lạp Man (Chân Lạp) xây

đắp bằng đất với tên gọi thành cựu. Thời nhà Nguyễn, thành được xây dựng lại trên nền
cũ, mở rộng hơn gọi thành Biên Hòa. Chu vi thành dài 338 trượng, cao 8 thước 5 tấc, dày
1 trượng. Hào xung quanh rộng 4 trượng, sâu 6 thước. Thành có 4 cửa và 1 kỳ đài. Năm
1837, thành được xây dựng lại bằng đá ong và đổi tên thành Biên Hòa. Ngày 17/02/1859
Pháp chiếm thành Sài Gòn. Ngày 24/02/1861, thành Kỳ Hoà (Chí Hoà) bị thất thủ, Pháp
chuẩn bị tấn công các vùng phụ cận trong đó có Biên Hòa. Thành Biên Hoà là trung tâm
kháng chiến chống Pháp, từ trước do Tôn Thất Hợp điều khiển. Lúc này người dân Biên
Hòa đã xây đắt những hộc đá và dị vật xuống đáy sông Đồng Nai nhằm ngăn chặn tiến
quân của hải quân Pháp. Sáng 16/12/1861 nước lớn, chiến hạm Pháp lần sát vào bờ sông
Thành Biên Hòa. Thành Biên Hòa bị công hãm quá ồ ạt nên bị thất thủ. Ngày
17/12/1861, Pháp tràn vào chiếm đóng thành của ta. Thành Biên Hoà thất thủ, lòng dân ly
tán. Các gia đình đùm đề khăn gói dắt vợ, cõng con lánh nạn trong hoàn cảnh loạn lạc:
“Bến Nghé: bạc tiền tan bọt nước, Đồng Nai: tranh ngói nhuốm màu mây !”. Sự mất
Thành Biên Hòa chỉ là tạm thời nhưng nó chứa đựng một tinh thần chống Pháp, một tiềm
năng quật khởi, một sức mạnh ngấm ngầm để vùng dậy, đứng lên khi có thời cơ của người
dân Biên Hòa.
Giáo viên chốt nội dung dạy di sản: Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Thành Biên
Hòa đã cùng nhân dân Biên Hòa chia ngọt sẻ bùi trong sự phát triển. Trong những ngày
tháng 12/1861, nhân dân các tỉnh miền Đông Nam Bộ kháng chiến chống Pháp xâm lượt,
Thành Biên Hòa đã góp phần giữ chân địch trong việc đánh chiếm tỉnh Biên Hòa, tạo điều
kiện cho nghĩa quân, nhân dân di tản ra các vùng kháng chiến nhằm tiến hành cuộc cách
mạng trường kỳ chống Pháp đến ngày thắng lợi. Qua đây, học sinh trân trọng những thành
quả lao động của các thế hệ cha ông với kiến trúc Thành Biên Hòa tràn đầy giá trị lịch sử
và vai trò của nó trong kháng chiến chống ngoại xâm của nười dân Biên Hòa – Đồng Nai.
2.2. Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (19141918) (SGK trang 146)
Nội dung giảm tải mục II. Phong trào đấu tranh vũ trang trong chiến tranh.
Theo phân phối chương trình, mỗi địa phương lựa chọn 2 trong 5 phong trào đấu tranh
vũ trang trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Giáo viên sử dụng thời gian dôi dư từ
phần nội dung giảm tải, dạy di sản ở Đồng Nai vào bài học nhằm giúp học sinh tìm hiểu
lịch sử văn hóa địa phương đáp ứng yêu đổi mới phương pháp dạy học. Nội dung chọn dạy

lồng ghép di sản 5.Phong trào hội kín ở Nam Kì thuộc mục II. Phong trào đấu tranh
vũ trang trong chiến tranh (SGK trang 149). Di sản lịch sử dạy trong nội dung này là
Mộ - đền thờ Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh (1998). Để có nhiều thời gian cho việc dạy di
sản này trong bài, giáo viên cung cấp chuẩn kiến thức kĩ năng cho học sinh trước nhằm
đảm bảo theo yêu cầu tiết học. Giáo viên hoặc phân công học sinh tìm hiểu tiểu sử, cuộc
đời và sự nghiệp của nhân vật bằng nhiều hình thức khác nhau.

Người thực hiện - Lê Quang Cần

14

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015


Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

Mộ - đền thờ Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh toạ lạc tại phường Tam Hiệp - TP.
Biên Hoà 0được xếp hạng cấp quốc gia năm 1998.
Giáo viên hoặc học sinh được giao nhiệm vụ sưu tầm tư liệu khái quát nhân vật
Đoàn Văn Cự: Đoàn Văn Cự (1835-1905) [11], là một thủ lĩnh kháng Pháp tại Biên Hoà Đồng Nai. Hoạt động của ông bị Pháp nhanh chóng dập tắt, nhưng đã có ảnh hưởng sâu
rộng ở vùng miền Đông Nam Bộ trong những thập niên đầu thế kỉ XX. Đoàn Văn Cự sinh
năm Ất Mùi (1835) tại làng Bình An, huyện Bình An, tỉnh Biên Hoà (nay là quận Thủ
Đức, thành phố Hồ Chí Minh). Cha ông là một nhà nho yêu nước, có tinh thần chống
Pháp, bị đối phương theo dõi, ông phải rời bỏ Thủ Đức để tha hương. Nối chí cha, Đoàn
Văn Cự đến cư ngụ tại một nơi hẻo lánh ở ấp Vĩnh Cửu thuộc xã Tam Hiệp, huyện Châu
Thành, tỉnh Biên Hòa xưa (nay thuộc phường Tam Hiệp,thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng
Nai) sống bằng nghề dạy học và hốt thuốc nam, nên được gọi là ông thầy Cự. Nhờ vậy,
ông che tai mắtthực dân Pháp được một thời gian, để có thể bí mật tuyên truyền và chiêu
tập những người dân có cùng chí hướng.
Được tin tưởng, đông đảo người dân ở các vùng Chợ Đồn, Chợ Chiếu, Bình Đa, Lù

Lao Phố, Núi Nứa (nay thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu)...đã tình nguyện đi theo và ủng hộ ông.
Để chuẩn bị cho đại cuộc đánh Pháp, ông Cự chọn vùng Bưng Kiệu (thuộc xã Tam Hiệp)
làm căn cứ, tổ chức lực lượng theo theo lối Thiên Địa hội (còn gọi là Hội kín), đồng thời
cho tích lũy lương thực, mua sắm khí giới, lập lò rèn vũ khí, luyện tập nghĩa quân...Mọi
việc còn đang trong giai đoạn chuẩn bị, thực dân Pháp phát hiện. Sáng ngày 12 tháng
4 năm 1905, một số lính mã tà (cảnh sát thời Pháp) do một viên quan ba (đại úy) chỉ huy
kéo vào căn cứ Bưng Kiệu. Thừa lúc nghĩa quân canh phòng sơ ý, quân Pháp liền xông
thẳng vào ngôi nhà Đoàn Văn Cự đang ở. Trước bàn thờ Tổ, Đoàn Văn Cự trong bộ trang
Người thực hiện - Lê Quang Cần

15

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015


Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

phục uy nghi, vừa thấy viên quan ba dẫn lính vào liền vung đoản đao chém thẳng. Viên
quan ba bị thương nhưng kịp rút súng bắn chết ông. Sau khi giết được thủ lĩnh Đoàn Văn
Cự, viên quan ba cho lính đốt phá căn cứ, bắn giết và truy đuổi nghĩa quân cho đến ngày
hôm sau. Kết cuộc, ngoài Đoàn Văn Cự, còn có thêm 16 nghĩa quân bị hy sinh tại trận. Sau
đó, quân Pháp bắt dân làng chôn Đoàn Văn Cự cùng với 16 nghĩa quân vào một hố lớn.
Ngôi mộ chung chôn thủ lĩnh Đoàn Văn Cự cùng 16 nghĩa quân, tọa lạc trên khu đất cạnh
dòng suối Linh Tuyền (gọi là suối Linh), thuộc phường Long Bình, cách trung tâm thành
phố Biên Hoà khoảng 8km. Ban đầu, chỉ là một ngôi mộ đơn sơ. Năm 1956, được nhân
dân địa phương xây đắp lại nhưng quy mô nhỏ. Trước năm 1975, vì ngôi mộ nằm trong
căn cứ quân sự Long Bình, nên người dân không thể đến sửa sang hay thăm viếng, mãi
đến 1990 ngôi mộ mới được xây dựng bề thế như hiện nay. Ngôi mộ hiện có hình chữ nhật
dài 16,5m, rộng 2m, cao 0,75m. Phía sau ngôi mộ là một ngôi miếu nhỏ thờ Đoàn Văn Cự
và 16 nghĩa binh. Khu mộ được bảo vệ bởi hai vòng rào bằng gạch, có cổng ra vào. Ngôi

đình cũng được xây dựng từ năm 1956, cách phần mộ khoảng 1km về hướng Đông Bắc.
Đền tọa lạc trên khu đất bằng phẳng, rộng gần 3000m2, thuộc phường Tam Hiệp (TP. Biên
Hoà) trên đường Phạm Văn Thuận. Ngày 8 tháng 4 (âm lịch) hàng năm, nhân dân địa
phương đều làm lễ tế trang trọng để tưởng nhớ thủ lĩnh Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa quân.
Giáo viên chốt ý: Trong phong trào Hội kín ở Nam Kì kháng Pháp, tại tỉnh Biên
Hoà Đoàn Văn Cự cùng các nghĩa binh của mình đã mưu sự nghiệp cứu nước chống Pháp
và đã hi sinh anh dũng. Mặc dù sự nghiệp của ông bị thất bại nhưng đã để lại tinh thần yêu
nước nồng nàn, khát khao độc lập, tự do cho các thế hệ tiếp bước gương ông đấu tranh đòi
hoà bình cho tổ quốc. Qua bài học di sản này, giúp học sinh hiểu được giá trị nền độc lập
tự do trên quê hương Biên Hoà - Đồng Nai thấm đẫm máu và nước mắt của bao thế hệ đi
trước đã ngã xuống. Các thế hệ học sinh hôm nay phải phấn đấu học tập, lao động tốt hơn
nữa để xứng đáng sự hi sinh của các thế hệ cha anh.
3. Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy học môn Lịch sử lớp 12 THPT
3.1 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
Nội dung kiến thức bài này được phân bố trong 3 tiết nên việc sử dụng di sản trong
giảng dạy khá thuận lợi đặc biệt là di sản địa phương. Nội dung cần lồng ghép di sản ở
Đồng Nai trong 2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam của mục II. Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời. Di sản phục vụ cho giảng dạy nội dung này: Địa điểm di tích
thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Biên Hoà.

Người thực hiện - Lê Quang Cần

16

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015


Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

Di tích lịch sử Địa điểm thành lập Chi bộ Cộng sản Bình Phước – Tân Triều và Tỉnh ủy

lâm thời Biên Hòa được UBND tỉnh Đồng Nai xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2001
Để sử dụng di sản này dạy lồng ghép lịch sử thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam,
giáo viên sư tầm tư liệu hoặc giao nhiệm vụ cho học thực hiện. Biện pháp thực hiện: Giáo
viên hoặc học sinh dùng hình ảnh thuyết trình và sử dụng câu hỏi gợi mở nhằm tạo cho
học sinh cả lớp chú ý, tập trung suy nghĩ.
Trước hết giáo viên hoặc học sinh thực hiện khái quát: Địa điểm thành lập Chi bộ
Bình Phước – Tân triều [12]– Chi bộ đầu tiên của tỉnh Biên Hòa tọa lạc tại ấp Tân Triều,
xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Chi bộ thành lập tháng 2 năm 1935, tại nhà
đồng chí Huỳnh Văn Ngọc do đồng chí Hoàng Minh Châu – Bí thư, Huỳnh Văn Phan –
Phó Bí thư cùng nhiều đảng viên khác. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, cũng cố và
kiện toàn bộ máy lãnh đạo, tháng 2/1937 tại nhà đồng chí Huỳnh Văn Ngọc, tỉnh ủy lâm
thời Biên Hòa được thành lập do đồng chí Trương Văn Bang – Bí thư cùng nhiều đồng chí
tỉnh ủy viên như Huỳnh Xuân Phan, Trần Văn Triết, Lê Văn Tôn…Từ hạt nhân Chi bộ
Bình Phước – Tân Triều và tỉnh ủy lâm thời Biên Hòa đã chỉ đạo thành lập nhiều chi bộ
cho toàn tỉnh Biên Hòa từng bước chuẩn bị mọi mặt chờ thời cơ giành chính quyền năm
1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Sau khi giáo viên hoặc học sinh giới thiệu khái quát di tích địa điểm Chi bộ Bình
Phước – Tân Triều và tỉnh ủy lâm thời Biên Hòa đặt câu hỏi: Tháng 2/1935 Chi bộ Đảng
ra đời đầu tiên tại Bình Phước – Tân triều và tháng 2/1937, tỉnh ủy lâm thời Biên Hòa
thành lập tại Bình Phước – Tân Triều nói lên điều gì?
Trước hết giáo viên yêu cầu học sinh trả lời và người dạy chốt ý và trả lời câu hỏi:
Sự ra đời của Chi bộ cộng sản Bình Phước – Tân Triều và tỉnh ủy lâm thời Biên Hòa đã
đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng, một bước phát triển mới của phong trào cách mạng
ở tỉnh Biên Hòa. Nhiều đảng viên được kết nạp, nhiều Chi bộ Cộng sản được thành lập.
Người thực hiện - Lê Quang Cần

17

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015



Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

Đảng viên, quần chúng nhân dân dưới ngọn cờ của Đảng đã đấu tranh quyết liệt với nhiều
kẻ thù, giành thắng lợi to lớn trong cuộc tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám 1945 tại
tỉnh Biên Hòa. Quá đó, học sinh hôm nay trân trọng những hi sinh gian khó, tự hào những
thắng lợi vẽ vang của các thế hệ cách mạng cha anh. Học sinh ngay nay cần cố gắng học
tập tốt hơn nữa để xây dựng quê hương Biên Hòa – Đồng Nai giàu đẹp hơn nữa.
3.2. Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám
(1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. (SGK trang 102)
Bài này dạy theo phân phối chương trình 4 tiết, giáo viên có điều kiện linh động về
thời gian để sử dụng di sản ở Đồng Nai lồng ghép trong bài giảng nhằm giúp học sinh hiểu
được hào khí cách mạng trong cả nước và tại tỉnh Biên Hòa tháng Tám năm 1945. Tùy vào
điều kiện của nhà trường, giáo viên có thể cho học sinh tham quan di tích hoặc thông qua
hình ảnh trực quan, thuyết trình dưới hình thức thực địa hay tại lớp học.

Quảng trường Sông Phố hiện nay
Quảng trường sông phố xưa được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2001
Giáo viên hoặc giao nhiệm vụ cho học sinh nghiên cứu tư liệu về di tích Quảng
trường sông phố và khái quát cả lớp hoặc nhiều lớp biết: Quảng trường Sông Phố tọa lạc
tại phường Thanh Bình – TP. Biên Hòa. Sau khi chiếm tỉnh Biên Hòa, vào đầu thế kỉ XX
Pháp tiến hành xây dựng nhiều công sở. Quảng trường Sông Phố được xây dựng cùng với
kiến trúc Tòa Bố Biên Hòa, Dinh tỉnh trưởng tạo nên khung cảnh hài hòa giữa lòng thành
phố Biên Hòa. Trước đây, tại Quảng trường Sông Phố, một hồ nước được xây dựng kiên
cố nhưng hài hoà với cảnh quang nhộn nhịp của giao thông. Một cái hồ được xây dựng
giữa Quảng trường, trong hồ có bệ đài phun nước, những con cá trong thế rồng dựng
deáng vờn nước trông rất đẹp qua nhiều tia nước phun lên đẹp mắt vào lúc sớm mai và
chiều hôm.
Trong những ngày sôi sục cách mạng tháng Tám năm 1945, Quảng trường Sông
Phố đã đi vào lịch sử tỉnh Biên Hoà dưới sự lãnh đạo của Đảng, hàng vạn quần chúng nổi

dậy giành chính quyền về tay nhân dân. Tại nội ô thành phố Biên Hoà, trước làn sóng cách
Người thực hiện - Lê Quang Cần

18

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015


Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

mạng dâng cao, bộ máy chính quyền thuộc địa hầu như bị tê liệt; các lực lượng cách mạng,
yêu nước được tập hợp như Thanh niên tiền phong, tự vệ chiến đấu. Ngày 26/8/1945, đồng
chí Nguyễn Văn Nghĩa tập trung hàng trăm quần chúng tiến vào Toà Bố Biên Hoà treo cờ
đỏ sao vàng. Uỷ ban khởi nghĩa tỉnh Biên Hoà buộc chính quyền thuộc địa bàn giao chính
quyền cho cách mạng, báo hiệu một thời kỳ mới của độc lập, tự do.
Ngày 27/8/1945, nơi đây đã diễn ra cuộc mít tinh trọng thể chào mừng chính quyền
cách mạng lâm thời đầu tiên của tỉnh Biên Hoà. Hàng nghìn người từ các địa phương tỉnh
Biên Hoà tập trung về Quảng trường Sông Phố tham gia mít tinh mừng đất nước độc lập
[13].
Giáo viên chốt ý: Mặc dù Quảng trường Sông Phố nay không còn diện tích như xưa
nhưng nó đã chứng kiến những thời khắc lịch sử sôi động, hào khí cách mạng quật khởi
của nhân tỉnh Biên Hoà trong cách mạng tháng Tám năm 1945. Qua học tập di sản này,
giúp học sinh trân trọng những thành quả cách mạng của lớp lớp cha anh đã hi sinh biết
bao xương máu giành độc lập tự do cho quê hương Biên Hoà - Đồng Nai tươi đẹp hôm
nay.
3.3. Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2/9/145 đến trước
ngày 19/12/1946 (SGK trang 121)
Bài này với nội dung kiến thức nhiều được phân chia 2 tiết. Để dạy lồng ghép di sản
ở Đồng Nai trong bài này đòi hỏi giáo viên giảng dạy đầu tư nhiều thời gian và công sức.
Nội dung di sản Căn cứ Khu uỷ miền Đông Nam Bộ (Chiến khu D) được sử dụng dạy

trong mục 1.Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ của phần I.
Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng. Để có thời
gian dạy di sản trong bài này khoảng 7-10 phút, giáo viên phải cung cấp nội dung chuẩn
kiến thức kĩ năng cho học sinh nhằm đảm bảo yêu cầu của bài học. Di tích này ở khá xa so
với trường học nên việc tham quan thực sự rất khó khăn. Vì thế, việc sử dụng tranh ảnh
trực quan, phim tư liệu để dạy di sản này là biện pháp tối ưu, dễ thực hiện. Giáo viên hoặc
giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tầm tư liệu về di tích Căn cứ Khu uỷ miền Đông Nam
Bộ (Chiến khu D). Giáo viên hoặc học sinh khái quát di tích này: Danh từ “Chiến Khu Đ”
chỉ vùng căn ra đời vào cuối tháng 2/1946. Khi thực dân Pháp chiếm đóng được quận lỵ
Tân Uyên, thành lập chi khu. Tổng hành dinh Khu 7 và lực lượng vũ trang Biên Hòa, Thủ
Dầu Một rút sâu vào rừng. Công tác xây dựng căn cứ được đặt ra một cách cấp thiết tại
Hội nghị bất thường của khu bộ khu 7 ở Lạc An. Được hội nghị chấp thuận, việc xây dựng
căn cứ được triển khai có hệ thống, các cơ quan, đơn vị, công xưởng… phân chia đóng
từng khu vực. Mỗi khu vực đều có nhiều phương án di chuyển địa điểm tránh sự đột kích
của quân Pháp và mang mật danh A, B, C, D (A là căn cứ giao thông liên lạc đóng ở Giáp
Lạc, B là căn cứ hậu cần đóng ở Thường Lang, C là khu bộ đội thường trực đóng ở Ông
Đội, D là khu Tổng hành dinh khu 7 đóng ở hố Ngãi Hoang).Từ đấy, chiến khu Đ trở
thành căn cứ địa của chiến khu 7 – một tổ chức hành chính – quân sự của các tỉnh Thủ Dầu
Một, Biên Hòa, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Bà Rịa và thành phố Sài Gòn, do Trung
tướng Nguyễn Bình được chỉ định làm Khu trưởng và Trần Xuân Độ làm chính trị ủy viên
khu. Ban đầu, Đ là mật danh chỉ tổng hành dinh của khu 7 nằm trong hệ thống các vị trí
căn cứ của khu. Dần dần về sau, mật danh Đ được dùng để chỉ luôn cả vùng chiến khu
rộng lớn ngày càng phát triển ở miền Đông Nam Bộ [14].
Người thực hiện - Lê Quang Cần

19

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015



Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

Di tích căn cứ Kkhu uỷ miền Đông (Chiến khu Đ) xếp hạng cấp quốc gia năm 1997
Giáo viên kết luận: Ngay khi Pháp tái xâm lượt Nam Bộ (23/9/1945), chiến khu Đ
thành lập trở căn cứ địa cách mạng quan trọng bậc nhất miền Đông Nam Bộ trong cuộc
kháng chống Pháp tái xâm lượt (1945-1954) và chống Mĩ (1954-1975). Chiến khu Đ đã
oằn mình trong mưa bom bảo đạn để che chở cho hàng vạn chiến sĩ và đồng bào yêu nước
sẵn sàng tiến lên đánh đuỗi kẻ, giành độc lập dân tộc. Về phương diện chính trị, tinh thần,
Chiến khu Đ tồn tại như một biểu tượng của cuộc kháng chiến, tiêu biểu cho ý chí, sức
mạnh tinh thần của toàn dân, là nguồn hy vọng, là niềm tin của toàn thể cán bộ, chiến sĩ và
nhân dân trên địa bàn miền Đông Nam Bộ nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng.

3.4. Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc
Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965), (SGK trang 157)
Người thực hiện - Lê Quang Cần

20

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015


Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

Vận dụng thời gian dôi dư thực hiện giảm tải, giáo viên sử dụng di sản ở Đồng Nai
vào bài giảng tạo thêm sinh khi cho bài học. Nội dung cần tích hợp di sản: 2. Phong trào
Đồng Khởi (1959-1960) của phần III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm,
giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng Khởi (1954-1960). Di sản tích
hợp cho nội dung này: Di tích Nhà Xanh. Nhằm danh thời gian khoảng 8-10 phút cho nội
dung dạy lồng ghép di sản, giáo viên phải cung cấp nội dung chuẩn kiến thức kĩ năng cho
học sinh. Giáo viên hoặc giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện sưu tầm tư liệu hoặc lên kế

hoạch xin nhà trường cho phép tham quan di tích. Nếu không có điều kiện, giáo viên hoặc
học sinh đến nơi di tích chụp hình, quay phim...và tiến hành hoạt động học tập tại lớp bằng
hình ảnh trực quan sinh động với ti vi hoặc máy chiếu.

Di tích Nhà Xanh tại phường Thống Nhất - TP. Biên Hoà - tỉnh Đồng Nai,
xếp hạng cấp quốc gia năm 1986
Trước tiên, giáo viên hoặc học sinh được giao nhiệm vụ khái quát di tích: Từ năm
1912 đến năm 1945, Nhà Xanh là một biệt thự Pháp xây dựng làm văn phòng của Công ty
kỹ nghệ và lâm nghiệp Biên Hòa. Toàn bộ khung kiến trúc được xây dựng bằng vật liệu
kiên cố; mái lợp ngói mới móc vảy cá; sơn tường toàn màu xanh nên người dân địa
phương đặt tên là Nhà Xanh. Trong giai đoạn 1945 - 1954, Nhà Xanh được quân Pháp sử
dụng làm Sở chỉ huy tiểu khu Biên Hòa. Chính quyền Sài Gòn sử dụng biệt thự Nhà Xanh
làm cư xá cho đoàn cố vấn quân sự Mỹ (MAAG: Mission Army American Group) tại Biên
Hòa vì chúng cho rằng đây là địa điểm được bảo vệ kỹ. Từ năm 1954, chính quyền Ngô
Đình Diệm thi hành nhiều hoạt động khủng bố phong trào cách mạng miền Nam. Đặc biệt,
tháng 5-1959, khi luật 10/59 "đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật" được ban hành, phong
trào cách mạng được xem như "bị dìm trong biển máu". Đế quốc Mỹ đã lộ rõ bản chất xâm
lược ở miềnNam, tăng cường viện trợ kinh tế, quân sự và đưa cố vấn quân sự làm nhiệm
vụ huấn luyện quân đội Sài Gòn.
Người thực hiện - Lê Quang Cần

21

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015


Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

Trước tình hình đó, sau Hội nghị Trung ương 15 (1/1959), Liên Tỉnh ủy miền Đông
quyết định tổ chức mặt trận tập kích vào đoàn cố vấn Mỹ đóng tại Biên Hòa. Qua gợi ý

của Thị ủy Biên Hòa, mục tiêu được chọn để tấn công vào địch là Nhà Xanh, cư xá
đoàn cố vấn quân sự Mỹ (MAAG). Khoảng 19 giờ ngày 7-7/1959, phân đội đặc công hóa
trang lính đi tuần từ Gò Me tiến về khu cư xá. Sau khi diệt tên gác cổng, phân đội chia làm
ba mũi (mỗi mũi 2 đồng chí) tấn công vào khu biệt thự. Cuộc tấn công diễn ra chớp
nhoáng khiến những cố vấn quân sự Mỹ trong khu biệt thự trở tay không kịp. Trong trận
đánh, đồng chí Huề chấp nhận hy sinh, ôm quả mìn lao vào trong để đồng đội kích điện
cho nổ tiêu diệt địch. Đội biệt động thị xã Biên Hòa kịp thời phối hợp khống chế kho súng
và trại gia binh. Năm đồng chí trong phân đội sau trận đánh chớp nhoáng được cơ sở cách
mạng giúp đỡ đã rút về căn cứ an toàn. Kết quả trận đánh táo bạo này, lực lượng võ
trang cách mạng diệt hai cố vấn Mỹ là thiếu tá Bael Buis và trung sĩ Chester Ovmand, bắn
bị thương đại úy Howard B. Boston [15]
Giáo viên nêu ý nghĩa: Di tích Nhà Xanh là nơi ghi dấu ấn đậm nét sự can thiệp
của đế quốc Mỹ vào miền Nam Việt Nam, đồng thời đây còn là di tích thể hiện tinh thần, ý
chí cách mạng táo bạo, quả cảm của quân dân Biên Hòa - Đồng Nai trong công cuộc
kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Người chiến sĩ Nguyễn Văn Huề hy sinh anh dũng
trong trận đánh được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng võ trang nhân
dân. Đây là trận tấn công đầu tiên của quân ta vào quân đội Mỹ trên chiến trường miền
Nam Việt Nam, báo hiệu cho phong trào Đồng Khởi bùng nổ cuối 1959 đầu 1960. Qua đó,
giáo dục lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương Biên Hoà - Đồng Nai.
Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT năm học 20142015 đạt kết quả như sau:
Bảng khảo sát so sánh kết quả học tập (bài kiểm tra 15 phút) của 3 lớp 10C1, 11C6,
12C1 (năm học 2013-2014), không có sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch
sử trường THPT và học sinh 3 lớp 10C1, 11C6, 12C1 trường THPT Nam Hà (năm học
2014-2015), có sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT.
- Nội dung kiểm tra 15 phút học kì II năm học 2014-2015
+ Chủ đề 1: Chương trình lớp 10. Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVIXVIII
* Câu hỏi: Em hãy nêu vai trò của tư tưởng, tôn giáo và nghệ thuật của di sản tiêu
biểu ở Đồng Nai thế kỉ XVI-XVIII.
+ Chủ đề 2: Chương trình lớp 11. Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh
thế giới thứ nhất (1914-1918)

* Câu hỏi: Đấu tranh chống Pháp dưới hình thức Hội Kín ở tỉnh Biên Hoà diễn ra
như thế nào?
+ Chủ đề 2: Chương trình lóp 12. Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,
đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
* Câu hỏi: Hãy nêu sự tổn thất cố vấn quân sự Mĩ đầu tiên tại tỉnh Biên Hoà giai
đoạn từ 1954-1965, rút ra nhận xét.

Người thực hiện - Lê Quang Cần

22

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015


Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

Năm học

Điểm kiểm tra

Bài
Số
kiểm tra HS
0
kiểm
tra

1

2


3

4

5

6

2013-2014

15 phút

137

1

1

8

1
1

17

13

20 3
0


20 10 5

2014-2015

15 phút

138

/

/

/

/

4

5

10 1
5

35 40 25

7

8


9

10

Qua so sánh bảng số liệu bài kiểm tra 15 phút học kì II năm học 2013-2014, khi
chưa sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT, số học sinh
dưới trung bình là 27% và trên trung bình là 73%. Kết quả của bài kiểm tra 15 phút học kì
II năm học 2014-2015, dạy sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường
THPT, điểm dưới trung bình là 2.26% và trên trung bình là 97,74 %  Số học sinh trung
bình, khá, giỏi đều tăng, số học học sinh yếu, kém giảm rõ rệt.
Ngoài ra, tôi còn dạy ở 2 lớp 12A4, 12A11, lớp 10A6, 10A10 trường THPTTT Trần
Đại Nghĩa; ở 2 lớp 11A1, 11A2 trường Trung cấp kĩ thuật công nghiệp Đồng Nai (nay là
cơ sở 4 Đại học Đồng Nai) học sinh đều trả lời là dễ hiểu, thích thú và nắm bài dễ hơn khi
tiết học không dạy lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt
Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954. Trên 98,9 % học sinh cảm động, trân trọng thành quả
lao động và sự hi sinh cao cả của các thế hệ cha anh cho quê hương Biên Hoà - Đồng Nai
tươi đẹp hôm nay.
Khi bản thân tôi sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường
THPT đem trao đổi với đồng nghiệp trong tổ đặc biệt với giáo viên dạy cùng khối thì nhận
được sự ủng hộ, nhất trí phổ biến cách dạy trên và đã rút kinh nghiệm sau mỗi bài học.
Qua sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT, người dạy và
người học đều thấy tiết học nhẹ nhàng hơn, học sinh hứng thú tham gia vào quá trình nhận
thức nên dễ nhớ bài hơn so với cách học khô khan máy móc trước đây.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy
môn Lịch sử trường THPT trong các tiết học, giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương
pháp, lựa chọn tranh ảnh, tư liệu, phim tư liệu về di sản ở Đồng Nai cụ thể, rõ nét thì mới
thu được kết quả cao nhất.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc sử dụng di sản ở
Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT là một yêu cầu cấp bách. Do đó, đòi hỏi

mỗi người giáo viên dạy lịch sử cần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, phát huy tính
tích cực, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bộ môn
Lịch sử.
Người thực hiện - Lê Quang Cần

23

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015


Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

Trên đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ mà tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy thực
tế nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý thầy cô, bạn bè
đồng nghiệp nhiệt thành đóng góp ý kiến.
Xin chân thành cảm ơn.
Biên Hòa, ngày 15/5/2015

Người thực hiện

Lê Quang Cần

MỤC LỤC
Người thực hiện - Lê Quang Cần

24

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015



Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy môn Lịch sử trường THPT

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ..................................................................
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:.............................................
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP:................................
1. Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy học môn Lịch sử lớp 10
THPT: .....................................................................................................
2. Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy học môn Lịch sử lớp 11
THPT: ………………………………………………………...............
3. Sử dụng di sản ở Đồng Nai trong dạy học môn Lịch sử lớp 12
THPT: ……………………………………………….............................
IV.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: …………………………………...........
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:.................
VI. MỤC LỤC: ……………………………………………………….
VII.TÀI LIỆU THAM KHẢO: …………………………………….....

Trang
1
2
6
6

12
15
21
22
23
24

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Dẫn theo http// Nghi-quyet-trung-uong-9-khoa-XI.html (Truy cập ngày 20/2/2015)
Người thực hiện - Lê Quang Cần

25

Trường THPT Nam Hà - Năm 2015


×