Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

skkn xây DỰNG hệ THỐNG bài tập ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực CHƯƠNG OXI – lưu HUỲNH hóa học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.42 KB, 29 trang )

Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị trường THPT Đắc Lua

Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHƯƠNG
OXI – LƯU HUỲNH HÓA HỌC 10

Người thực hiện: Giáo viên : Lê Văn Dũng
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục

1

Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học 10 þ
Phương pháp giáo dục

1

Lĩnh vực khác: ......................................................... 1
Có đính kèm:
1 Mô hình
1 Phần mềm

1 Phim ảnh

1 Hiện vật khác



Năm học: 2015-2016

Trang 1


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
Họ và tên: Lê Văn Dũng
1. Ngày 19 tháng 12 năm 1985
2. Giới tính: Nam
3. Địa chỉ: ấp 1 xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
4. Điện thoại: (CQ)/ 0633.884.564 (NR); DĐ: 0982 845 196
5. Fax:

E-mail:

6. Chức vụ: Giáo viên
7. Đơn vị công tác: Trường THPT Đắc Lua
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm hóa học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn hóa THPT
- Số năm có kinh nghiệm: 6 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:


Trang 2


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH HÓA HỌC 10
PHẦN THỨ NHẤT: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực
hay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra đang được bàn nhiều trên các kênh
thông tin đại chúng và cả trong bộ, ngành của hệ thống giáo dục nước ta. Đó là nội
dung của chương trình đổi mới căn bản đồng bộ theo nghị quyết 29 của BCH TW
Đảng khóa XI. Chiến lược giáo dục từ 2011-2020 ban hành kèm theo quyết định
711/QĐ-TTg ban hành ngày 13 /6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ “Tiếp tục đổi
mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”. Vì vậy,
việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực của người học nói chung
và đổi mới cách ra đề, kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển
năng lực học sinh là vấn đề cấp bách của ngành giáo dục.
Để đổi mới phương pháp dạy và học trước tiên là phải đổi mới cách kiểm tra,
đánh giá. Trên tinh thần đó đầu năm 2015, sở GD và ĐT Đồng Nai đã tổ chức đợt tập
huấn cho giáo viên các trường THPT về vấn đề dạy học , kiểm tra đánh giá kết quả học
tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
Từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của người
giáo viên trong giai đoạn hiện tại của đất nước; mong góp phần nhỏ bé của mình vào
sự nghiệp giáo dục nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tôi đã xây
dựng chuyên đề
“XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG

LỰC CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH HÓA HỌC 10” đã thu được kết quả rất khả
quan. Do đó, tôi viết lại cách làm này nhằm trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp
đồng thời nhân rộng cách làm nói trên.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Thuận lợi
- Nhà trường có trang thiết bị để giáo viên nghiên cứu, tham khảo và ứng dụng
công nghệ thông tin trong giảng dạy
- Được tham gia đợt tập huấn do sở GD và ĐT Đồng Nai tổ chức tôi cũng đã tiếp
thu được những định hướng cơ bản, các tài liệu liên quan khi viết chuyên đề của mình.
- Tổ chuyên môn đã thảo luận, góp ý hết sức tâm huyết trong quá trình xây dựng
chuyên đề.
Trang 3


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng

2. Khó khăn
HS đã quen cách học, vận dụng làm bài tập một cách máy móc. Cách học này
chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới.
GV quen cách dạy cũ, một phần vẫn chưa thoát ly được sách giáo khoa, kiến thức
chưa bám sát được thực tế.
III. MỤC ĐÍCH VÀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích
Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình giảng dạy và học tập môn Hoá
học nhất là phần bài tập chương oxi-lưu huỳnh lớp 10 .
Với chuyên đề “Xây dựng hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực
chương oxi-lưu huỳnh” sẽ hi vọng qua đó giúp đỡ chính bản thân và các đồng nghiệp
trong quá trình giảng dạy. Để qua đó cùng trao đổi và tìm ra giải pháp tốt nhất cho sự
dạy và học của học sinh và đồng nghiệp trong quá trình xây dựng bài tập kiểm tra,

đánh giá.
2. Cơ sở nghiên cứu
- Nắm vững cơ sở lí luận của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Nghiên cứu cấu trúc chương trình, nội dung kiến thức chương trình hóa học
THPT ban Cơ bản và Nâng cao nhất là nghiên cữu kĩ phần Oxi và Lưu huỳnh.
- Nghiên cứu quy trình xây dựng câu hỏi phần hoá học Oxi và Lưu huỳnh lớp 10
THPT- SGK ban Cơ Bản và Nâng cao.
- Tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng hệ thống câu hỏi đã xây dựng
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG
1. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu về lí luận dạy học nhất là lí luận dạy học hoá học và các tài
liệu khác có liên quan đến đề tài, đặc biệt nghiên cứu kĩ những cơ sở lí luận về bài tập
và cấu trúc chương trình, nội dung kiến thức phần hoá học vô cơ: Oxi và Lưu huỳnh
theo chương trình hoá học 10 ban Cơ Bản và Nâng cao.
- Căn cứ vào nhiệm vụ của đề tài, dựa trên cơ sở lí luận về bài tập hóa học và dựa
trên nội dung kiến thức chương trình hoá học vô cơ: Oxi và Lưu huỳnh theo chương
trình hoá học 10 ban Cơ Bản và Nâng cao để xây dựng hệ thống câu hỏi.
- Nghiên cứu những phần mềm trắc nghiệm để tạo đề kiểm tra và tạo ngân hàng
câu hỏi để kiểm tra.
2. Nguyên tắc xây dựng
Dạy học định hướng phát triển năng lực đòi hỏi việc thay đổi mục tiêu, nội
dung, phương pháp dạy học và đánh giá, trong đó việc thay đổi quan niệm và cách xây
dựng các nhiệm vụ học tập, câu hỏi và bài tập (sau đây gọi chung là bài tập) có vai trò
quan trọng.
a. Tiếp cận bài tập định hướng phát triển năng lực
Trang 4


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng


Các nghiên cứu thực tiễn về bài tập trong dạy học đã rút ra những hạn chế của việc xây
dựng bài tập truyền thống như sau:
- Tiếp cận một chiều, ít thay đổi trong việc xây dựng bài tập, thường là những bài
tập đóng.
- Thiếu về tham chiếu ứng dụng, chuyển giao cái đã học sang vấn đề chưa biết cũng
như các tình huống thực tiễn cuộc sống.
- Kiểm tra thành tích, chú trọng các thành tích nhớ và hiểu ngắn hạn.
- Quá ít ôn tập thường xuyên và bỏ qua sự kết nối giữa cái đã biết và cái mới.
- Tính tích lũy của việc học không được lưu ý đến một cách đầy đủ…
Còn đối với việc tiếp cận năng lực, những ưu điểm nổi bật là:
- Trọng tâm không phải là các thành phần tri thức hay kỹ năng riêng lẻ mà là sự vận
dụng có phối hợp các thành tích riêng khác nhau trên cơ sở một vấn đề mới đối với
người học.
- Tiếp cận năng lực không định hướng theo nội dung học trừu tượng mà luôn theo
các tình huống cuộc sống của HS, theo “thử thách trong cuộc sống”. Nội dung học tập
mang tính tình huống, tính bối cảnh và tính thực tiễn.
- So với dạy học định hướng nội dung, dạy học định hướng phát triển năng lực định
hướng mạnh hơn đến HS và các quá trình học tập.
Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực được xây dựng trên cơ sở
chuẩn năng lực của môn học. Năng lực chủ yếu hình thành qua hoạt động học của HS.
Hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực chính là công cụ để HS luyện tập
nhằm hình thành năng lực và là công cụ để GV và các cán bộ quản lý giáo dục kiểm
tra, đánh giá năng lực của HS và biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học.
Bài tập là một thành phần quan trọng trong môi trường học tập mà người GV
cần thực hiện. Vì vậy, trong quá trình dạy học, người GV cần biết xây dựng các bài tập
định hướng phát triển năng lực.
b. Phân loại bài tập định hướng phát triển năng lực
Đối với GV, bài tập là yếu tố điều khiển quá trình giáo dục. Đối với HS, bài tập
là một nhiệm vụ cần thực hiện, là một phần nội dung học tập. Các bài tập có nhiều
hình thức khác nhau, có thể là bài tập miệng, bài tập viết, bài tập ngắn hạn hay dài hạn,

bài tập theo nhóm hay cá nhân, bài tập trắc nghiệm đóng hay tự luận mở. Bài tập có
thể đưa ra dưới hình thức một nhiệm vụ, một đề nghị, một yêu cầu hay một câu hỏi.
Những yêu cầu chung đối với các bài tập là:
Trang 5


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng

- Được trình bày rõ ràng.
- Có ít nhất một lời giải.
- Với những dữ kiện cho trước, HS có thể tự lực giải được.
- Không giải qua đoán mò được.
Theo chức năng lý luận dạy học, bài tập có thể bao gồm: Bài tập học và bài tập đánh
giá (thi, kiểm tra):
- Bài tập học: Bao gồm các bài tập dùng trong bài học để lĩnh hội tri thức mới,
chẳng hạn các bài tập về một tình hướng mới, giải quyết bài tập này để rút ra tri thức
mới, hoặc các bài tập để luyện tập, củng cố, vận dụng kiến thức đã học.
- Bài tập đánh giá: Là các kiểm tra ở lớp do GV ra đề hay các đề tập trung như kiểm
tra chất lượng, so sánh; bài thi tốt nghiệp, thi tuyển.
Thực tế hiện nay, các bài tập chủ yếu là các bài luyện tập và bài thi, kiểm tra. Bài tập
học tập, lĩnh hội tri thức mới ít được quan tâm. Tuy nhiên, bài tập học tập dưới dạng
học khám phá có thể giúp HS nhiều hơn trong làm quen với việc tự lực tìm tòi và mở
rộng tri thức.
Theo dạng của câu trả lời của bài tập “mở” hay “đóng”, có các dạng bài tập sau:
- Bài tập đóng: Là các bài tập mà người học (người làm bài) không cần tự trình bày
câu trả lời mà lựa chọn từ những câu trả lời cho trước. Như vậy trong loại bài tập này,
GV đã biết câu trả lời, HS được cho trước các phương án có thể lựa chọn.
- Bài tập mở: Là những bài tập mà không có lời giải cố định đối với cả GV và HS
(người ra đề và người làm bài); có nghĩa là kết quả bài tập là “mở”. Chẳng hạn GV
đưa ra một chủ đề, một vấn đề hoặc một tài liệu, HS cần tự bình luận, thảo luận về đề

tài đó. Các đề bài bình luận văn học không yêu cầu học theo mẫu, HS tự trình bày ý
kiến theo cách hiểu và lập luận của mình là các ví dụ điển hình về bài tập mở.
Bài tập mở được đặc trưng bởi sự trả lời tự do của các nhân và không có một lời
giải cố định, cho phép các cách tiếp cận khác nhau và dành không gian cho sự tự quyết
định của người học. Nó được sử dụng trong việc luyện tập hoặc kiểm tra năng lực vận
dụng tri thức từ các lĩnh vực khác nhau để giải quyết các vấn đề. Tính độc lập và sáng
tạo của HS được chú trọng trong việc làm dạng bài tập này. Tuy nhiên, bài tập mở
cũng có những giới hạn như có thể khó khăn trong việc xây dựng các tiêu chí đánh giá
khách quan, mất nhiều công sức hơn khi xây dựng và đánh giá cũng không phù hợp
với mọi nội dung dạy học. Trong việc đánh giá bài tập mở, chú trọng việc người làm
bài biết lập luận thích hợp cho con đường giải quyết hay quan điểm của mình.
Trong thực tiễn giáo dục trung học hiện nay, các bài tập mở gắn với thực tiễn còn ít
được quan tâm. Tuy nhiên, bài tập mở là hình thức bài tập có ý nghĩa quan trọng trong
Trang 6


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng

việc phát triển năng lực HS. Trong dạy học và kiểm tra đánh giá giai đoạn tới, GV cần
kết hợp một cách thích hợp các loại bài tập để đảm bảo giúp HS nắm vững kiến thức,
kỹ năng cơ bản và năng lực vận dụng trong các tình huống phức hợp gắn với thực tiễn.
c. Những đặc điểm của bài tập định hướng phát triển năng lực
Các thành tố quan trọng trong việc đánh giá việc đổi mới xây dựng bài tập là: Sự
đa dạng của bài tập, chất lượng bài tập, sự lồng ghép bài tập vào giờ học và sự liên kết
với nhau của các bài tập.
Những đặc điểm của bài tập định hướng phát triển năng lực:
- Yêu cầu của bài tập
+ Có mức độ khó khác nhau.
+ Mô tả tri thức và kỹ năng yêu cầu.
+ Định hướng theo kết quả.

- Hỗ trợ học tích lũy
+ Liên kết các nội dung qua suốt các năm học.
+ Làm nhận biết được sự gia tăng của năng lực.
+ Vận dụng thường xuyên cái đã học.
- Hỗ trợ cá nhân hóa việc học tập
+ Chẩn đoán và khuyến khích cá nhân.
+ Tạo khả năng trách nhiệm đối với việc học của bản thân.
+ Sử dụng sai lầm như là cơ hội.
- Xây dựng bài tập trên cơ sở chuẩn
+ Bài tập luyện tập để bảo đảm tri thức cơ sở.
+ Thay đổi bài tập đặt ra (mở rộng, chuyển giao, đào sâu và kết nối, xây dựng tri
thức thông minh).
+ Thử các hình thức luyện tập khác nhau.
- Bao gồm cả những bài tập cho hợp tác và giao tiếp
+ Tăng cường năng lực xã hội thông qua làm việc nhóm.
+ Lập luận, lí giải, phản ánh để phát triển và củng cố tri thức.
- Tích cực hóa hoạt động nhận thức
+ Bài tập giải quyết vấn đề và vận dụng.
Trang 7


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng

+ Kết nối với kinh nghiệm đời sống.
+ Phát triển các chiến lược giải quyết vấn đề.
- Có những con đường và giải pháp khác nhau
+ Nuôi dưỡng sự đa dạng của các con đường, giải pháp.
+ Đặt vấn đề mở.
+ Độc lập tìm hiểu.
+ Không gian cho các ý tưởng khác thường.

+ Diễn biến mở của giờ học.
- Phân hóa nội tại
+ Con đường tiếp cận khác nhau.
+ Phân hóa bên trong.
+ Gắn với các tình huống và bối cảnh.
d. Các bậc trình độ trong định hướng phát triển năng lực
Về phương diện nhận thức, người ta chia các mức quá trình nhận thức và các
bậc trình độ nhận tương ứng như sau:
Các mức quá Các bậc trình độ Các đặc điểm
trình
nhận thức
1. Hồi tưởng
thông tin

Tái hiện
Nhận biết lại
Tái tạo lại

- Nhận biết lại cái gì đã học theo cách thức
không thay đổi.
- Tái tạo lại cái đã học theo cách thức không
thay đổi.

2. Xử lý thông Hiểu và vận dụng - Phản ánh đúng bản chất, ý nghĩa cái đã học.
tin
Nắm bắt ý nghĩa
- Vận dụng các cấu trúc đã học trong tình huống
tương tự.
Vận dụng
3. Tạo thông

tin

Xử lí, giải quyết
vấn đề

- Nghiên cứu có hệ thống và bao quát một tình
huống bằng những tiêu chí riêng.
- Vận dụng các cấu trúc đã học sang một tình
huống mới.
Trang 8


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng

- Đánh giá một hoàn cảnh, tình huống thông qua
những tiêu chí riêng
Dựa trên các bậc nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học tập định hướng phát
triển năng lực, có thể xây dựng bài tập theo các dạng:
- Các bài tập dạng tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. Bài tập tái hiện
không phải trọng tâm của bài tập định hướng phát triển năng lực.
- Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong các tình
huống không thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ
năng cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo.
- Các bài tập giải quyết vấn đề: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp,
đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề.
Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của người học.
- Các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn: Các bài tập vận dụng và
giải quyết vấn đề gắn các vấn đề với các bối cảnh và tình huống thực tiễn. Những
bài tập này là những bài tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều con
đường giải quyết khác nhau.


PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
OXI - OZON
1. Kiến thức
Biết được:
- Oxi: Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng; tính chất vật lí, phương pháp điều
chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
- Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon, ozon trong tự nhiên và
ứng dụng của ozon; ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi.
Hiểu được: Oxi và ozon đều có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim
loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ), ứng dụng của oxi.
2. Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của oxi, ozon.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế.
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.
- Tính % thể tích khí oxi và ozon trong hỗn hợp .
Trang 9


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng

3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành
- Năng lực tính toán
LƯU HUỲNH
1. Kiến thức
Biết được:

- Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh.
- Tính chất vật lí: Hai dạng thù hình phổ biến (tà phương, đơn tà) của lưu huỳnh,
quá trình nóng chảy đặc biệt của lưu huỳnh, ứng dụng.
Hiểu được: Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá( tác dụng với kim loại, với hiđro), vừa
có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hoá mạnh).
2. Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của lưu huỳnh.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của lưu
huỳnh.
- Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hoá học của lưu huỳnh.
- Tính khối lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành trong
phản ứng.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực tự học
- Năng lực tính toán
HIĐRO SUNFUA. LƯU HUỲNH ĐIOXIT. LƯU HUỲNH TRIOXIT
1. Kiến thức
Biết được:
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S.
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất oxit axit, ứng dụng, phương pháp
điều chế SO2, SO3.
Hiểu được tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh) và SO2 (vừa có tính oxi
hoá vừa có tính khử).
2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của H2S, SO2, SO3.
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất của H2S, SO2, SO3.
- Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết.
- Tính % thể tích khí H2S, SO2 trong hỗn hợp.

3. Định hướng phát triển năng lực
Trang 10


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực tính toán
AXIT SUNFURIC- MUỐI SUNFAT
1. Kiến thức
Biết được:
- Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4.
- Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat.
Hiểu được:
- H2SO4 có tính axit mạnh ( tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit
yếu...)
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim
và hợp chất) và tính háo nước.
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axit
sunfuric.
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.
- Phân biệt muối sunfat , axit sunfuric với các axit và muối khác (CH3COOH,
H2S ...)
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong
phản ứng.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực thực hành
- Năng lực tính toán
II. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Nội dung
Mức độ nhận thức
Kiến thức Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp Vận dụng cao
Oxi-ozon
- Viết được
- Giải thích
- Viết phương
cấu hình lớp
được oxi và
trình hóa học
Giải một số bài
electron của oxi, ozon đều có tính minh hoạ tính
tập liên quan
xác định số
oxi hoá rất mạnh chất và điều chế đến hiện tượng
electron ở lớp
(oxi hoá được
oxi.
thục tiễn
ngoài cùng.
hầu hết kim loại, - Tính % thể
- Nêu được
phi kim, nhiều
tích khí oxi và
vị trí của oxi

hợp chất vô cơ
ozon trong hỗn
trong bảng tuần
và hữu cơ.
hợp .
hoàn.
- Chứng minh
Trang 11


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng

- Nêu được
tính chất vật lí,
phương pháp
điều chế oxi
trong phòng thí
nghiệm, trong
công nghiệp.
- Ozon là
dạng thù hình
của oxi, điều
kiện tạo thành
ozon, ozon trong
tự nhiên và ứng
dụng của ozon;
ozon có tính oxi
hoá mạnh hơn
oxi.
Lưu huỳnh

- Viết được
cấu hình lớp
electron của lưu
huỳnh, xác định
số electron ở lớp
ngoài cùng.
- Nêu được
vị trí của lưu
huỳnh trong bảng
tuần hoàn.
- Nêu được
hai dạng thù hình
phổ biến (tà
phương, đơn tà)
của lưu huỳnh,
- Nêu được
ứng dụng của lưu
huỳnh.
H2 S
Nêu được:
SO2
- Tính chất
SO3
vật lí, trạng thái
tự nhiên, ứng

ozon có tính oxi
hóa mạnh hơn
oxi.


- Giải thích được
tại sao lưu
huỳnh vừa có
tính oxi hoá( tác
dụng với kim
loại, với hiđro),
vừa có tính khử
(tác dụng với
oxi, chất oxi hoá
mạnh).

- Viết
phương trình
hóa học chứng
minh tính chất
hoá học của lưu
huỳnh.
- Tính khối
lượng lưu
huỳnh, hợp chất
của lưu huỳnh
tham gia và tạo
thành trong
phản ứng.

Giải thích
được tính chất
hoá học của
H2S (tính khử


- Viết
phương trình
hóa học minh
hoạ tính chất

Giải một số bài
tập liên quan
đến hiện tượng
thục tiễn

Giải một số bài
tập liên quan
đến hiện tượng
thực tiễn
Trang 12


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng

dụng của H2S.
- Tính chất
vật lí, trạng thái
tự nhiên, ứng
dụng, phương
pháp điều chế
SO2, SO3.

Axit
sunfuric
Muối

sunfat

Nêu được:
- Tính chất
vật lí của H2SO4,
ứng dụng và sản
xuất H2SO4.
- Tính chất
của muối sunfat,
nhận biết ion
sunfat.

mạnh) và SO2
(vừa có tính oxi
hoá vừa có tính
khử).

của H2S, SO2,
SO3.
- Phân biệt
H2S, SO2 với
khí khác đã
biết.
- Tính % thể
tích khí H2S,
SO2 trong hỗn
hợp.
Minh họa
- Viết phương
Nhận biết các

được:
trình hóa học
chất không sử
- H2SO4 có
minh hoạ tính
dụng thuốc thử
tính axit mạnh
chất và điều
( tác dụng với
chế.
kim loại, bazơ,
- Phân biệt
oxit bazơ và
muối sunfat ,
muối của axit
axit sunfuric
yếu...)
với các axit và
- H2SO4 đặc, muối khác
nóng có tính oxi (CH3COOH,
hoá mạnh (oxi
H2S ...)
hoá hầu hết kim
- Tính nồng
loại, nhiều phi
độ hoặc khối
kim và hợp chất) lượng dung
và tính háo
dịch H2SO4
nước.

tham gia hoặc
tạo thành trong
phản ứng.

III. HỆ THỐNG BÀI TẬP MINH HỌA
a. Mức độ nhận biết:
Câu 1: Câu nào trong các câu sau đây sai?
A. Oxi tan nhiều trong nước
B. Oxi là chất khí không màu,không mùi, không vị
C. Oxi nặng hơn không khí
D. Oxi chiếm khoảng 20% thể tích không khí
Câu 2: Người ta thu oxi bằng cách đẩy nước là do tính chất nào sau đây?
A. Khí oxi nhẹ hơn nước
B. Khí oxi tan nhiều trong nước
C. Khí oxi ít tan trong nước
D. Khí oxi khó hóa lõng
Trang 13


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng

Câu 3: Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế oxi bằng cách
A. nhiệt phân các hợp chất giàu oxi và kém bền vơi nhiệt.
B. điện phân nước hoà tan H2SO4.
C. điện phân dung dịch CuSO4.
D. chưng phân đoạn không khí lỏng.
Câu 4: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon ?
A. Chữa sâu răng, bảo quản hoa quả.
B. Khử trùng nước uống, khử mùi.
C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. D. Tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn.

Câu 5: Oxi có thể tác dụng trực tiếp với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?
A. Cu, Al, C2H4, Br2
B. SO2,C2H5OH, I2,Fe
C. H2S,C,SO2,Cu
D. Pt,S,Cl2,CO
Câu 6: Câu nào sau đây sai?
A. Lưu huỳnh tác dụng được với hidro
B. Lưu huỳnh tác dụng với tất cả các phi kim
C. Ở trạng thái rắn mỗi phân tử lưu huỳnh có 8 nguyên tử
D. Trong phản ứng với kim loại và hidro lưu huỳnh là chất oxi
Câu 7: Oxit của lưu huỳnh thuộc loại nào?
A. Oxit bazơ
B. Oxit axit
C. Oxit lưỡng tính
D. Oxit trung tính
Câu 8: Khi sục SO2 vào dd H2S thì:
A. dung dịch bị vẫn đục màu vàng
B. không có hiện tượng.
C. dung dịch chuyển sang màu đen
D. tạo thành chất rắn màu nâu đỏ
Câu 9: Khi sunfurơ là chất có:
A. Tính khử mạnh
B. Tính oxi hóa yếu
C. Tính oxi hóa mạnh
D. Vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa
Câu 10: Với số mol các chất bằng nhau, chất nào dưới đây điều chế được lượng O2
nhiều hơn ?
1

o


t
A. KNO3 
→ KNO2 + 2 O2

3

o

t
B. KClO3 
→ KCl + 2 O2

1

o

1

xt
t
C. H2O2 
D. HgO 
→ H2O + 2 O2
→ Hg + 2 O2
Câu 11: Phương trình phản ứng sai là:
A. Cu +2H2SO4 đặc,nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O
B. 2Al +6H2SO4 đặc,nóng → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6 H2O
C. Fe + H2SO4 đặc,nguội → FeSO4 + H2
D. S+ 2H2SO4 đặc,nóng→3SO2+2H2O

Câu 12: Cho các phản ứng sau:
(1) SO2 + 2H2O + Br2 →2HBr +H2SO4
(2) SO2 + NaOH → NaHSO3
(3) SO2 + CaO →CaSO3
(4) SO2 + 2H2S→ 3S +2H2O.

SO2 đóng vai trò chất khử trong các phản ứng là:
Trang 14


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng

A. 1,2,4
B. 1,4
C. 4
Câu 13: Cho các phản ứng sau:
(1) S + O2 → SO2 ;
(2) S + H2 → H2S ;
(3) S + 3F2 → SF6 ;
(4) S + 2K →K2S .

D. 1

S đóng vai trò chất khử trong những phản ứng nào?
A. chỉ (1)
B. chỉ (3)
C. (2) và (4)
D. (1) và (3)
Câu 14: Phát biểu nào không đúng khi nói về khả năng phản ứng của lưu huỳnh?
A. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hóa.

B. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa
C. Hg phản ứng với S ngay ở nhiệt độ thường.
D. S vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
Câu 15: Phát biểu đúng là
A. Muốn pha loãng axit H2SO4 đặc, ta rót nước vào axit.
B. Lưu huỳnh trioxit vừa có tính oxi hóa vừa có tỉnh khử.
C. Hầu hết các muối sunfat đều không tan.
D. Axit H2SO4 đặc có tính háo nước mạnh, nên khi sử dụng phải hết sức thận trọng.
Câu 16: Khi có oxi lẫn hơi nước. Chất nào sau đây là tốt nhất để tách hơi nước ra khỏi
khí oxi?
A. Nhôm oxit
B. Axit sunfuric đặc.
C. Dung dịch natri hiđroxit
D. Nước vôi trong
Câu 17: Để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm, chúng ta tiến hành như sau:
A. Cho lưu huỳnh cháy trong không khí.
B. Đốt cháy hoàn toàn khí H2S trong không khí.
C. Cho dung dịch Na2SO3 + dung dịch H2SO4
D. Nhiệt phân muối sunfit
b. Mức độ hiểu:
Câu 1: Hãy chỉ ra nhận xét sai, khi nói về khả năng phản ứng của oxi:
A. O2 phản ứng trực tiếp với hầu hết kim loại.
B. O2 phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim.
C. O2 tham gia vào quá trình xảy ra sự cháy, sự gỉ, sự hô hấp.
D. Những phản mà O2 tham gia đều là phản ứng oxi hoá – khử.
Câu 2: Đốt nóng ống nghiệm chứa hỗn hợp KClO3, MnO2 theo tỉ lệ 4: 1 về khối lượng
trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đưa tàn đóm còn hồng vào miệng ống nghiệm, thì
A. tàn đóm tắt ngay.
B. tàn đóm bùng cháy.
C. tiếng nổ lách tách.

D. không thấy hiện tượng gì.
Câu 3:Cho các phản ứng:
a) S + F2 →
b) SO2 + Br2 + H2O→
c) SO2 + O2 →
d) S + H2SO4(đặc, nóng)→
e) SO2 + H2O →
f) H2S + Cl2 (dư) + H2O→
Trang 15


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng

Số phản ứng tạo ra lưu huỳnh ở mức oxi hoá +6 là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 4: Phản ứng không thể xảy ra là:
A. Na2S + HCl
H2S + NaCl
B. HCl + NaOH
NaCl+ H2O
C. FeSO4 + HCl
FeCl2 + H2SO4
D. FeSO4 + 2KOH
Fe(OH)2 + K2SO4
Câu 5: X, Y là 2 nguyên tố liên tiếp nhau trong nhóm A. Cấu hình electron ngoài cùng
của X là 2p4. Vậy vị trí của X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn là
A. Đáp án khác

B. X thuộc chu kì 2, nhóm VA; Y thuộc chu kì 3, nhóm VIA
C. X thuộc chu kì 2, nhóm VIA; Y thuộc chu kì 3, nhóm VIA.
D. X thuộc chu kì 2, nhóm IVA; Y thuộc chu kì 3, nhóm IVA
Câu 6: Trong các câu sau đây câu nào không đúng:
A. dung dịch H2SO4 loãng là một axit mạnh.
B. Đơn chất lưu huỳnh chỉ thể hiện tính khử trong các phản ứng hoá học.
C. SO2 vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.
D. Ion S2- chỉ thể hiện tính khử, không thể hiện tính oxi hoá
Câu 7: Để phân biệt được 3 chất khí : CO2, SO2 và O2 đựng trong 3 bình mất nhãn
riêng biệt , người ta dùng thuốc thử là:
A. Nước vôi trong (dd Ca(OH)2)
B. Dung dịch Br2
C. Nước vôi trong (dd Ca(OH)2) và dung dịch Br2 D. Dung dịch KMnO4
Câu 8: Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6 . X là nguyên tố nào trong
bảng hệ thống tuần hoàn?
A. Oxi
B. Lưu huỳnh
C.Selen
D.Telu
Câu 9: Cho các phát biểu sau:
(1) Ozon có thể được dùng để tẩy trắng tinh bột, chữa sâu răng, sát trùng nước
sinh hoạt.
(2) Sắt khi tác dụng với HCl và H2SO4 đặc nóng đều thu được muối sắt (II).
(3) Hấp thụ một lượng dư khí SO2 vào dung dịch nước vôi trong thu được kết
tủa trắng.
(4) Khí SO2 có khả năng làm mất màu thuốc tím nên có thể phân biệt khí SO2 và
CO2 bằng dung dịch thuốc tím.
Số phát biểu đúng: A. 2
B. 3
C. 1

D. 4
Câu 10:Cho sơ đồ chuyển hoá (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
+dd X

NaOH
+ddX

+dd Y

Fe(OH)
2
+ddX

Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là:
A. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2.
C. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), Ba(NO3)2.

+dd Z

Fe2(SO4)+ddX
3

BaSO4

B. FeCl2, H2SO4 (đặc, nóng), BaCl2.
D. FeCl2, H2SO4 (loãng), Ba(NO3)2
Trang 16


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng


Câu 11: Thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm ở nồng độ dưới mức gây độc
cấp tính có thể gây nhiễm độc mãn tính. Các triệu chứng có thể là: suy nhược, rối loạn
hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, tính khí thất thường, khó tập trung, mất ngủ, viêm phế quản
mãn tính…Dẫn mẫu không khí bị ô nhiễm này qua giấy lọc tẩm Pb(NO3)2 thấy trên
giấy lọc xuất hiện vết màu đen . Không khí đó có thể bị ô nhiễm bởi
A. H2S
B. NO2
C. Cl2
D. SO2
Câu 12: Khi điều chế oxi trong phòng thí nghiệm có thể thu khí oxi bằng 2 cách sau:
Cách nào thu được oxi tinh khiết hơn, giải thích?

Hướng dẫn: Dựa vào tính chất vật lí và hoá học của khí oxi là:
- Nặng hơn không khí, không tác dụng với không khí
- Tan ít trong nước
Từ đó học sinh dễ dàng suy ra:
Phương pháp 1: oxi thu được có thể có lẫn các khí có trong không khí ( phương pháp
đẩy không khí)
Phương pháp 2: thu được oxi tinh khiết ( phương pháp đẩy nước)
Câu 13: Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào mô tả cách thu khí oxi trong phòng thí
nghiệm, hãy giải thích?

Trang 17


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng

Câu 14: Giải thích tại sao: Khi tiến hành các phản ứng hóa học giữa chất rắn và chất
khí, kèm theo đun núng thì bình đựng khí phải có một ít nước hoặc một ít cát, ví dụ khi

thực hiện phản ứng giữa Na với O2, Na với Cl2, Fe với O2, sắt với Cl2 .v.v..
c. Mức độ vận dụng thấp
Câu 1: Khối lượng nước thu được khi đốt cháy hoàn toàn 80g hidro là?
A. 180g
B. 720g
C. 840g
D. 370g
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam một kim loai M hóa trị II trong H2SO4 loãng, thì
thu được 4,48 lít khí hidro ở đktc. Kim loại đó là:
A. Ca
B. Zn
C. Ba
D. Mg
Câu 4: Hấp thụ hoàn toàn 12,8 g khí SO2 vào 400 ml dd NaOH 0,5M. Cô cạn dd ta thu
được m gam chất rắn.Vậy m có giá trị là:
A. 104 g
B. 208 g
C. 10,4 g
D. 20,8 g
Câu 5: Thể tích nước (ml) để pha 100ml dd H2SO4 98%, d= 1,84 g/ml, thành dd H2SO4
20% là:
A. 721,28 ml
B. 717,6 ml
C. 720 ml
D. 714 ml
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 6,5 gam một mẩu lưu huỳnh không tinh khiết (chứa tạp
chất không cháy) trong oxi thu được 4,48 lít khí SO2 (đktc).Thể tích oxi cần dùng là:
A. 4,48 lít
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít

D. 5,6 lít
Câu 7: Một hỗn hợp gồm O2 và CO2, có tỉ khối so với hidro là 19. Khối lượng mol hổn
hợp và % thể tích oxi trong hổn hợp là:
A. 38 và 40%
B. 50 và 50%
C. 38 và 50%
D. 50 và 38%
Câu 8: Khi cho hỗn hợp gồm 3,2 g Cu và 2,8 g Fe tác dụng với H2SO4 đặc, nguội.Thể
tích khí thu được ở đktc là:
A. 1,68 lít
B. 1,12 lít
C. 2,24 lít
C. 3,36 lít
Câu 9: Hãy ghi chú cho 2 hình vẽ miêu tả thí nghiệm điều chế SO2 , H 2 S và chứng
minh tính khử và tính oxi hóa của SO2

Biết rằng có thể là một trong số các chất sau: Na2SO3, dd H2SO4, FeS, dd HCl, MnO2,
dd H2S, dd Br2, H2O
Câu 10: Điều chế và thử tính chất của hiđro sunfua trong ống hình trụ có đế.

Trang 18


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng

Hình vẽ bên biểu diễn thí nghiệm điều
chế và thử tính chất của H 2 S . Bóp
mạnh quả bóp cao su của ống nhỏ
giọt, dung dịch axit clohiđric nhỏ vào
đáy cốc tác dụng với sắt (II) sunfua.

- Nêu hiện tượng xảy ra trong ống
hình trụ. Nhận xét và giải thích?

Câu 11: Hãy giải thích cách làm sau: Sau khi điều chế oxi xong, người ta phải tháo
ống dẫn khí ra khỏi ống nghiệm rồi mới tắt đèn cồn (phương pháp đẩy nước).
Câu 12: Chỉ dựng phenolphtalein hóy nhận biết 5 lọ mất nhón đựng 5 dung dịch:
Na2SO4, H2SO4, NaOH, BaCl2, MgCl2.
Câu 13: Từ Fe, S , dd HCl, hãy trình bày hai phương pháp điều chế axit H2S?
Câu 14: Có hỗn hợp bột lưu huỳnh và bột sắt, một số dụng cụ trong PTN như: Bình
tam giác, phễu lọc, bese và một số hóa chất khác. Làm thế nào để tách lưu huỳnh ra
khỏi hỗn hợp?
Câu 15: Với các hoá chất có trong phòng thí nghiệm gồm: lưu huỳnh, dd NaOH. Hãy
nghĩ cách thu một bình khí nitơ từ không khí mà không cần hóa lỏng không khí. Nếu
không có lưu huỳnh có thể dùng chất nào thay thế?
Câu 16: Đốt Mg cháy rồi đưa vào bình đựng SO2. Phản ứng sinh ra chất bột A màu
trắng và bột B màu vàng. A tác dụng với dd H2SO4 loãng sinh ra chất C và H2O. B
không tác dụng với dd H2SO4 loãng, nhưng tác dụng với dd H2SO4 đặc sinh ra chất khí
có trong bình ban đầu. Hãy giải thích các hiện tượng trên bằng PTHH và cho biết tên
các chất A, B, C?
Câu 17: Tại sao hidro sunfua lại độc với con người?
Câu 18: Hidro sunfua nặng hơn không khí và trong tự nhiên có nhiều nguồn phát sinh
ra nó như núi lửa, xác động vật phân hủy, nhưng tại sao trên mặt đát khí này không
tích tụ lại?
Câu 19: Vì sao sau những cơn giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn ?
Câu 20: Các nguyên tắc vận tải axit sunfric đặc đựng trong các toa thùng yêu cầu một
cách nghiêm ngặt phải đóng kín ngay tức khắc vòi thoát sau khi tháo axit ra khỏi
thùng. Tại sao sau khi tháo axit rồi mà khóa chặt ngay vòi lại thì tao thùng không bị hư
hỏng, còn nếu cứ để mở thì thùng không dùng được tiếp nữa?
Câu 21: Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?
Câu 22: Vì sao khi sử dụng máy photocopy phải chú ý đến việc thông gió?

Câu 23: Tại sao khi đánh rơi vỡ nhiệt kế thủy ngân không được dùng chổi quét mà lại
rắc bột lưu huỳnh lên?
Câu 24: Vì sao các đồ vật bằng bạc hoặc đồng để lâu ngày thường bị xám đen?
Trang 19


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng

Câu 25: Trong tự nhiên khí H2S có trong một số nước suối, trong khí núi lửa và bốc ra
từ xác chết của người và động vật, nhưng vì sao lại không có sự tích tụ khí này trong
không khí?
Câu 26: Để diệt chuột trong một nhà kho người ta dùng phương pháp đốt lưu huỳnh,
đóng kín của nhà kho lại. Chuột hít phải khói sẽ bị sưng yết hầu, co giật, tê liệt cơ
quan hô hấp. Chất gì đã làm chuột chết? Tính khối lượng lưu huỳnh cần phải đốt để
diệt chuột trong nhà kho có diện tích 160m2 và có chiều cao 6m, biết rằng một mét
khối không gian cần đốt 100 gam lưu huỳnh?
Câu 27: Xung quanh các nhà máy sản xuất gang, thép, phân lân, gạch ngói,…cây cối
thường ít xanh tươi, nguồn nước bị ô nhiễm. Điều đó giải thích như thế nào ?
Câu 28: Vì sao khi luộc trứng chín ta thấy lòng đỏ trứng có lớp màu đen bao quanh?
d. Vận dụng cao
Câu 1: Không dùng thuốc thử nào khác hãy phân biệt 4 lọ mất nhãn đựng các dd sau:
BaCl2, H2SO4, Na2CO3, HCl.
Câu 2: Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm?
Câu 3: Để xác định công thức của tinh thể muối kép sắt sunfat và amoni sunfat ngậm
nước, người ta hòa tan 28,92 gam muối này vào nước rồi cho thêm một lượng kiềm dư
vào dd và đun nhẹ. Sau phản ứng thu được 1344 cm3 khí ở điều kiện tiêu chuẩn và một
kết tủa màu nâu đỏ. Nung kết tủa này đến khối lượng không đổi thu được 4,8 gam chất
rắn. Xác định công thức phân tử của muối kép ban đầu?
Câu 4: Để xác định hàm lượng khí độc H2S trong không khí , người ta làm thí nghiệm
như sau: lấy 30 lít không khí nhiễm H2S (d=1,2) cho đi qua bình phân tích có thiết bị

hấp thụ đựng lượng dư dung dịch CdSO4 để hấp thụ H2S dưới dạng CdS màu vàng.
Sau đó axit hóa toàn bộ dd chứa kết tủa trong bình hấp thụ và cho toàn bộ lượng H2S
thoát ra hấp thụ hết vào ống đựng 10 ml dd I2 0,0107 M để oxi hóa H2S thành S.
Lượng I2 dư phản ứng với lượng vừa đủ 12,85 ml dd Na2S2O3 0,01344 M.
Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính hàm lượng H2S
trong không khí theo ppm(số micro gam chất trong một gam mẫu)?
IV. GIÁO ÁN MINH HỌA KHI SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Bài 29:
OXI – OZON (T1)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
* Học sinh biết:
- Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố oxi, tính chất hóa học cơ bản của oxi.
- Ứng dụng và phương pháp điều chế oxi.
* Học sinh hiểu:
- Hiểu vì sao oxi có tính oxi hóa mạnh.
Trang 20


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng

- Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là phản ứng phân hủy hợp chất
chứa oxi kém bền với nhiệt
* Vận dụng:
- Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất oxi hóa mạnh của oxi và một
số phương trình điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
- Giải được một số bài tập có nội dung liên quan
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng làm và quan sát thí nghiệm.

- Kĩ năng viết phương trình hóa học
- Kĩ năng giải bài tập hóa học.
3. Tình cảm thái độ:
- Rèn luyện tính tích cực, chủ động trong học tập
- Nâng cao sự yêu thích môn hóa học, yêu thiên nhiên bảo vệ môi trường.
- Nâng cao lòng tin vào khoa học
4. Trọng tâm bài học:
- Tính chất hóa học của oxi.
- Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
B. Phương pháp dạy học.
- Trực quan, nêu vấn đề.
- Đàm thoại gợi mở
C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên.
- Dụng cụ: Bình cầu, bình tam giác có nút, ống nghiệm, giá sắt, đèn cồn, chậu
thủy tinh, bông tẩm xút, ống dẫn khí, muôi sắt, que đóm.
- Hóa chất: KMnO4, Na, Mg, S, C2H5OH, dd NaOH
2. Học sinh:
- Ôn tập kiến thức về nhóm oxi.
- Đọc bài mới.
D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
2. Giảng bài mới:
Hoạt động của học
Hoạt động của giáo viên
Nội dung
sinh
Hoạt động 1: Vai trò và ứng dụng. (5 phút)
- Cung cấp cho HS một số
- HS nghe và ghi nhận

A. OXI
hình ảnh về của oxi
thông tin
I. VAI TRÒ VÀ ỨNG
- Oxi có vai trò và ứng dụng gì
DỤNG
trong thực tế đời sống?
- Tham khảo SGK từ
- Oxi có vai trò quyết
hiểu biết thực tế
định đối với sự sống của
Trang 21


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng

- GV nhận xét bổ sung và
cung cấp biểu đồ vê ứng dụng
của oxi
- GV đặt vấ đề: Trong không
khí oxi chiếm khoảng 20% về
thể tích và mỗi người mỗi
ngày cần từ 20- 30 m3 không
khí để thở. Vậy tại sao hàm
lượng oxi trong không khí hầu
như lại không thay đổi?
- Chúng ta cần làm gì để để
cân bằng nồng độ O2 trong
không khí?


HS trả lời được:
con người và động vật.
Oxi có vai trò quyết
- Oxi phục vụ cho các
định đối với sự sống của ngành công nghiệp, y tế
con người và động vật. …
Oxi phục vụ cho các
ngành công nghiệp, y tế

- Thảo luận nhóm và từ
hiểu biết thực tế để trả
lời:
Trong quá trình quang
hợp, cây xanh hấp thụ
khí CO2 và thải khí O2
nên lượng O2 hầu như
không đổi.

- Bảo vệ rừng và trồng
nhiều cây xanh.
Hoạt động 2: Vị trí và cấu tạo(5 phút)
- GV yêu cầu HS thảo luận để - HS thảo luận theo bàn II. VỊ TRÍ VÀ CẤU
hoàn thành một số thông tin về và trả lời được
TẠO
oxi
NTK: 16
- NTK: 16
- Cấu hình
2
2

4
2
2
4
- GV đặt câu hỏi”
Cấu hình e: 1s 2s 2p e: 1s 2s 2p
Từ cấu hình e nêu vị trí của
CTPT: O2
- CTPT: O2 - CTCT:
ng/tử oxi trong bảng tuần
CTCT: O=O
O=O
hoàn?
ĐÂĐ: 3,44
- ĐÂĐ: 3,44
Nhận xét đặc điểm về liên
Vị trí: Ô 8, chu kì 2,
kết trong phân tử O2?
nhóm VIA
Liên kết: CHT không
phân cực
Hoạt động 3: Tính chất vật lý. (4 phút)
- GV: Yêu cầu học sinh trình
- Học sinh trình được:
III. TÍNH CHẤT VẬT
bày một số tính chất vật lý
Khí oxi không màu,

được biết của oxi (lấy từ trong không mùi, không vị,
- Khí oxi không màu,

không khí).
hơi nặng hơn không khí không mùi, không vị,
- Nhận xét và kết luận
Ít tan trong nước.
hơi nặng hơn không khí
- Dựa vào đặc điểm cấu tạo
- Vì phân tử O2 không
- Ít tan trong nước.
Trang 22


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng

phân tử oxi hãy giải thích tại
sao khí oxi ít tan trong nước?
- GV đặt vấ đề: Tại sao
trong bể nuôi cá cảnh hay các
đầm nuôi thủy sản, người ta
thường phải sử dụng hệ thống
sục khí?

phân cực.

- Yêu cầu HS nêu nguyên tắc
điều chế oxi trong phòng thí
nghiệm.

- Nhiệt phân các hợp
chất giàu oxi và kém
bền với nhiệt: KMnO4,

hoặc KClO3…

- Vì khí O2 ít tan trong
nước nên người ta sử
dụng hệ thống sục khí
nhằm tăng nồng độ khí
O2 trong nước.
Hoạt động 4: Điều chế. (13 phút)

- GV đặt vấn đề: Trong các hình vẽ sau, hình vẽ
nào mô tả cách lắp dụng cụ điều chế và thu khí
oxi trong phòng thí nghiệm hiệu quả nhất, hãy
giải thích?

=>HS thảo luận trả lời. Sử dụng sơ đò thứ 2 để điều
chế hiệu quả nhất.
- GV đặt vấn: Sau khi điều chế oxi xong, người ta
phải tháo ống dẫn khí ra khỏi ống nghiệm rồi mới
tắt đèn cồn
=>HS thảo luận trả lời: Nếu lấy đèn cồn (tắt đèn cồn)
thì áp suất trong bình giảm nên nước từ ngoài phun
vào bình làm vỡ ống nghiệm

Trang 23


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng

- Yêu cầu HS lên làm thí
nghiệm và một HS khác viết

phương trình điều chế oxi từ
KMnO4?

- HS làm thí nghiệm và
viết ptpư
t
2KMnO4 →
K2MnO4 + MnO2+ O2

- Trong CN oxi được điều chế
bằng các phương pháp nào?

- Chưng cất phân đoạn
không khí lỏng và điện
phân nước.

0C

- GV ghi nhận và giới thiệu sơ - HS nghe và nghi nhận
bộ về phương pháp điều chế
thông tin
oxi trong CN
Hoạt động 5: Tính chất hóa học. (15 phút)
V. TÍNH CHẤT HÓA
- Dựa vào cấu hình e và độ âm Độ âm điện lớn → Oxi HỌC
điện hãy dự đoán mức độ hoạt có tính oxi hóa mạnh
Độ âm điện lớn → Oxi
động của oxi.
có tính oxi hóa mạnh
- GV: nhận xét và rút ra kết

O +2e → O-2
luận.
1. Tác dụng với kim
- Tính oxi hóa mạnh của oxi
- Tác dụng với kim loại, loại.
thể hiện ở các phản ứng nào? phi kim và với nhiều
(Trừ Au, Pt…)
hợp chất
0
0
+2 -2
t
- GV nhận xét và kết luận.
2Mg + O2 → 2MgO
0

0

- GV cho HS lần lượt làm thí
nghiệm của oxi t/d với Mg,
Na, S và C2H5OH.

- HS tiến hành thí
nghiệm theo sự hướng
dẫn của GV. Các HS
còn lại quan sát hiện
tượng
- GV yêu cầu HS nêu hiện
- HS nêu hiện tượng,
tượng, viết phương trình phản viết phương trình phản

ứng và xác định sự thay đổi số ứng và xác định sự thay
oxi hóa của nguyên tố oxi.
đổi số oxi hóa của
nguyên tố oxi.
- Em hãy cho biết sự thay đổi - Số OXH của O từ 0
số oxi hóa của nguyên tố O?
xuống -2 và thể hiện
Kết luận về tính chất của oxi
tính oxi hóa.
khi t/d với kim loại, phi kim
và một số hợp chất?

0

+1 -2

t
4Na + O2 →
2Na2O
2. Tác dụng với phi
kim.
(Trừ Halogen)
0

0

0

+4 -2


S + O2 → SO2
t0

3. Tác dụng với hợp
chất.
-2

0

C2H5OH + 3O2
+4 -2

-2

→ 2CO2 +3H2O
t0

Trang 24


Giáo viên thực hiện: Lê Văn Dũng

- GV nhận xét và kết luận.

- HS nghe và ghi chép
thông tin.

Hoạt động 6: Cũng cố (2 phút)

GV nhắc lại kiến thức trọng - HS nghe và ghi nhận

tâm: Tính chất hóa học của oxi
và phương pháp điều chế oxi
trong phòng thí nghiệm.
3. Dặn dò:
- Về nhà các em hãy tìm hiểu khái niệm về thù hình. Ozon là một dạng thù hình của
oxi vậy nó có tính chất hóa học gì giống và khác so với oxi?
- Làm bài tập 1,2,4 SGK trang 127
E. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................
V. KẾT QUẢ
1. Qua thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài, đối chiếu với mục đích, yêu cầu
và nhiệm vụ đề ra. Đề tài đã cơ bản hoàn thành và thu được những kết quả như
sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài về xây dựng hệ thống bài tập định hướng phát
triền năng lực của HS.
- Đã tiến hành tìm hiểu việc xây dựng hệ thống bài tập ở trường THPT Đắc Lua để
làm cơ sở thực tiễn cho đề tài.
- Tuyển chọn và xây dựng hệ thống các bài tập định hướng phát triển năng lực của
học sinh chương oxi-lưu huỳnh hóa học lớp 10.
- Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại 2 lớp 10A2 và 10A3 ở trường THPT Đắc
Lua. Đã rút ra được hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng phát
triển năng lực của học sinh.
- Trao đổi, lấy ý kiến của các GV và một số HS tham gia các lớp TN để khẳng định
tính thực tế, tính ứng dụng của đề tài.
2 . Những lợi ích trực tiếp do sáng kiến kinh nghiệm này mang lại.
a. Với giáo viên
- Hệ thống hóa được các dạng bài tập chương oxi-lưu huỳnh
- Tiết kiệm thời gian khi giảng bài có thể liên hệ thực tế có tính giáo dục về bảo
vệ cơ thể giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Nâng cao được chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời đánh giá luôn được chất lượng

sơ bộ sau khi dạy dựa trên điểm của các phiếu.
- Thiết kế bài dạy linh hoạt phù hợp với năng lực học sinh.
Trang 25


×