Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

skkn quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn tổ ngữ văn trường THPT tân phú năm học 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.43 KB, 12 trang )

Mục lục

1- Lý do chọn đề tài ………………………………….Trang 1- 2.

1.1. Lý do pháp lý ………………………………….Trang 1.
1.2. Lý do lý luận ………………………………… Trang

2.

1.3. Lý do thực tiễn ………………………………. Trang 2.
2- Thực trạng công tác quản lý - sinh hoạt tổ Ngữ văn ở trường THPT
Tân Phú Năm học 2015-2016 .
2.1. Thực trạng của tổ ………………………………Trang 2.
2.1.1. Điểm mạnh ………………………………… Trang 2.
2.1.2. Điểm yếu ……………………………………. Trang

3.

2.1.3. Cơ hội …………………………………………Trang 3.
2.1.4. Thách thức …………………………………….Trang 3.
2.1.5. Thực trạng quản lý-sinh hoạt tổ ở các trường phổ thông - Trang 3.
3. Kinh nghiệm quản lý - sinh hoạt tổ Ngữ văn tại trường THPT Tân
Phú năm học 2015-2016.
3.1. Kinh nghiệm quản lý …………………………… Trang 3 - 4.
3.2. Kinh nghiệm sinh hoạt tổ chuyên môn …………. Trang 4 - 5.
4. Kết quả đạt được …………………………………… Trang 5.


5. Kết luận và kiến nghị ………………………………….Trang 6.
6. Tài liệu tham khảo ……………………………………. Trang 7.
________________________________________



1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Lý do pháp lý:
Nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt trong các trường trung học phổ thông
là Dạy - Học. Nhiệm vụ này hoàn thành và đạt hiệu quả cao hay thấp phần lớn
phụ thuộc vào việc quản lý - sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong từng đơn vị
trường học.
Theo Thông tư số 12/2011/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 03 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Gíao dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường trung
học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (gọi tắt
là Điều lệ trường trung học); qui định tại điều 16 “Hiệu trưởng, các Phó Hiệu
trưởng,giáo viên,viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm
công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức thành tổ
chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng
cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng, từ một đến hai tổ
phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ
sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học “. Tổ
chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn
xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân
phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;


b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp
loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
trung học và các quy định khác hiện hành;
c) Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;
d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
Như vậy tổ chuyên môn là một bộ phận của nhà trường, thực hiện các
nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 điều 16 của Điều lệ nhà trường.

Văn bản số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 18/10/2014 tại mục 3 phần nội
dung sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm
tra đánh giá ghi:
1 - Xây dựng chuyên đề dạy học;
2 - Biên soạn câu hỏi/ bài tập;
3 -Thiết kế tiến trình dạy học;
4 - Tổ chức dạy học và dự giờ;
5 - Phân tích,rút kinh nghiệm bài học.
Tại mục 4 văn bản ghi “Tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn qua
mạng“.

1.2. Lý do lý luận:
Bất cứ đơn vị trường học nào, cấp học nào đều có các tổ, nhóm chuyên
môn. Đây là tổ chức có nhiệm vụ, chức năng quan trọng trong việc giúp Hiệu
trưởng tổ chức, thực hiện, điều hành, thúc đẩy quá trình Dạy - Học, tham mưu
cho Hiệu trưởng về các vấn đề Dạy - Học trong nhà trường. Trực tiếp quản lý
điều hành, kiểm tra các hoạt động chuyên môn theo chức năng, quyền hạn đã
được quy định.


Dựa vào Kế hoạch công tác, nhiệm vụ của nhà trường trong năm học để
xây dựng Kế hoạch công tác, nhiệm vụ cho tổ đề ra những giải pháp thực hiện
mang tính khả thi, nhằm hoàn thành tốt nhất mục tiêu, nhiệm vụ năm học .
1.3. Lý do thực tiễn:
Nâng cao chất lượng Dạy - Học và đổi mới kiểm tra đánh giá trong
trường phổ thông thực chất là đổi mới phương pháp Dạy - Học. Điều đó chỉ có
thể thực hiện được khi từng cá nhân giáo viên trong từng tổ chuyên môn ý thức
được cần phải có sự đổi mới trong công việc của chính mình thông qua các
buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Chính trong các buổi sinh hoạt chuyên môn giáo
viên mới có dịp chia sẻ những kinh nghiệm từ những đồng nghiệp trong từng

tiết dạy, thấu hiểu và thông cảm với nhau nhiều hơn, tạo nên những nét đẹp văn
hóa trong quan hệ với đồng nghiệp, là điều kiện tốt nhất để mỗi người hoàn
thành nhiệm vụ của mình.
Từ những lý do trên, với thực tế hơn 30 năm làm công tác tổ trưởng tổ
Ngữ văn tôi chọn đề tài: Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn - Tổ Ngữ văn
Trường THPT Tân Phú - năm học 2015-2016.
2. Thực trạng công tác quản lý sinh hoạt tổ Ngữ văn tại trường THPT
Tân Phú.
2.1.Thực trạng của tổ:
Được thành lập từ năm 1984 được tách từ Tổ xã hội, hiện có 12 thành
viên với 11 nữ và 01 nam; 01 tổ trưởng và 01 tổ phó với 04 đảng viên. Tất cả
đều đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, có tuổi nghề trung bình từ 15 năm
trở lên, hết lòng với nghề, an tâm công tác, kinh tế tương đối ổn định. Đa số
kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm.
2.1.1. Điểm mạnh:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học bộ môn tương đối
đầy đủ. Đội ngũ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ. Công tác quản lý, sinh hoạt


tổ đều đặn 2 lần /tháng, dự giờ, thao giảng tiến hành thường xuyên. Mọi hoạt
động của tổ, của cá nhân đều có mục tiêu, kế hoạch, phương pháp cụ thể, rõ
ràng. Hồ sơ, sổ sách đựợc kiểm tra thường xuyên. Trong đợt đoàn thanh tra Sở
Giáo dục và Đào tạo về làm việc tại trường (tháng 3/2016), tổ được đánh giá
cao về các mặt hoạt động.

2.1.2.Điểm yếu:
So với yêu cầu đổi mới giáo dục nhất là yêu cầu sử dụng những trang
thiết bị hiên đại, nhiều thành viên trong tổ chưa bắt kịp trong việc sử dụng
trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học .Trong dạy học, giáo viên chưa thật
sự linh hoạt trong việc tích hợp, rèn luyện các kỹ năng về quan hệ, ứng xử,

giao tiếp cho học sinh trong khi bản thân học sinh hầu như không đam mê học
bộ môn này.
2.1.3. Cơ hội:
Được tự chủ về chương trình, tự chịu trách nhiệm về kết quả công việc
của chính mình trong từng tiết dạy, trong từng phần của tiến trình lên lớp. Sự
quan tâm của lãnh đạo nhà trường và của Sở Gíao dục và Đào tạo Đồng Nai
cùng với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục con em mình.
2.1.4.Thách thức :
Mặt trái của toàn cầu hóa, của những phương tiện hiên đại, vấn đề thi cử,
việc làm, đời sống… đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình dạy và học bộ
môn.
2.1.5. Thực trạng quản lý - sinh hoạt tổ chuyên môn ở các trường phổ
thông.
Trong thực tế việc quản lý - sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường phổ thông
lâu nay đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về cách thức quản lý - sinh hoạt.
Quản lý còn nặng về hành chính, sự vụ, sinh hoạt còn nặng về hình thức, xây
dựng kế hoạch, xác định mục tiêu còn mang tính chủ quan. Việc dự giờ, thao


giảng còn nặng về phong trào, chủ yếu là minh họa lại kế hoạch, chỉ tiêu của
nhà trường cho phù hợp với tính đặc thù của tổ. Thời gian sinh hoạt phần lớn
dành để thông báo những văn bản, những công văn chỉ đạo của nhà trường và
của cơ quan cấp trên…
3. Kinh nghiệm quản lý - sinh hoạt ở tổ Ngữ văn tại trường THPT Tân
Phú trong thời gian qua.
3.1. Kinh nghiệm quản lý:
Quản lý các hoạt động của tổ chuyên môn có hiệu quả là góp phần quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng Dạy - Học đồng thời giúp Hiệu trưởng ổn
định nề nếp, ý thức tổ chức kỷ luật, quy chế làm việc trong nhà trường. Để làm
tốt công việc này, ngay từ tuần đầu của năm học, tổ trưởng phải phổ biến, quán

triệt chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn đến từng thành viên trong tổ, nhất
là chức năng, nhiệm vụ của tổ trưởng trong việc quản lý, điều hành các hoạt
động của tổ:
- Trực tiếp quản lý giảng dạy của các thành viên trong tổ Ngữ văn: Xây
dựng duyệt và quản lý kế hoạch hoạt động chung của tổ và của từng cá nhân
bao gồm:
+ Kế hoạch giảng dạy.
+ Kế hoạch kiểm tra nội bộ.
+ Kế hoạch chuyên đề.
+ Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10 và lớp 12 dự thi cấp tỉnh.
+ Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém.
+ Kế hoạch triển khai sinh hoạt nhóm theo nghiên cứu bài học.
+ Kế hoạch làm đồ dùng dạy học.
+ Kế hoạch ôn thi trung học phổ thông Quốc gia.
+ Kế hoạch tổ chức hoạt động Câu lạc bộ bộ môn.
+ Kế hoạch câu lạc bộ văn học Dân gian ở khối lớp 10.
Tổ chức và quản lý tốt các cuộc họp của tổ theo định kỳ, các hoạt động
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ. Quản lý, kiểm tra
việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (hồ sơ giáo án, sổ điểm, sổ


dự giờ, sổ chủ nhiệm, lịch báo giảng, thiết kế bài giảng…). Theo dõi, quản lý
việc dự giờ…
Quản lý việc học tập của học sinh: Nắm vững kết quả học tập của học
sinh thuộc bộ môn để có những biện pháp nâng cao chât lượng. Đề xuất xây
dựng các hoạt động ngoại khóa để kích thích học sinh yêu thích môn học, tích
cực, nỗ lực trong học tập bộ môn Ngữ văn.
3.2. Kinh nghiệm sinh hoạt tổ chuyên môn:
Để sinh hoạt tổ chuyên môn đi vào chiều sâu, bổ ích, thiết thực. Trước
khi họp, tổ trưởng, tổ phó phải thống nhất về nội dung cuộc họp, hoạch định kế

hoạch, dự kiến thời gian cho từng buổi họp. Với lượng thời gian 2 lần/ tháng,
tùy theo yêu cầu công việc mà hoạch định nội dung sinh hoạt. Có thể giành
thời gian 30 phút đầu buổi để kiểm diện, kiểm điểm tình hình thực hiện trong
thời gian qua, thông báo những công việc đã và chưa làm được, rút ra nguyên
nhân, bài học kinh nghiệm. Thời gian còn lại giành trọn cho nội dung: Thảo
luận, góp ý về tiến trình, phương pháp, kỹ năng, chuẩn kiến thức cũng như các
mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng thấp, vận dung cao trong từng bài
giảng cụ thể. Yêu cầu các tổ viên khi tham gia sinh hoạt tổ phải mang theo sách
giáo khoa, phân phối chương trình, các tài liệu tham khảo, những thông tin
mình có được liên quan đến phạm vi, nội dung sinh hoạt tổ (đây là yêu cầu làm
cơ sở để tính điểm thi đua và bình xét danh hiệu thi đua cuối học kỳ, cuối năm
học). Trên cơ sở góp ý, tổ đi đến thống nhất các nội dung và ghi vào biên bản,
yêu cầu các thành viên thực hiện nghiêm túc. Để khẳng định tính hiệu quả, mỗi
tháng có 02 giáo viên trong tổ dạy thao giảng, tập thể tổ tham dự, góp ý và đúc
rút kinh nghiệm bài dạy.
Trong công tác ra đề kiểm tra 1 tiết, đề kiểm tra chung, đề thi cuối học
kỳ, từng nhóm, khối thống nhất nội dung kiểm tra, từng giáo viên phải xác lập
ma trận đề gửi tổ chuyên môn trước khi ra đề và đáp án và phải chịu trách


nhiệm trước tổ về tính an toàn, tính khoa học, tính vừa sức của đề theo chuẩn
kiến thức.
Trong công tác chấm, trả bài kiểm tra, vào điểm bài thi, trước khi chấm,
nhóm trưởng có trách nhiệm thống nhất thang điểm sau khi đã chấm thử từ 510 bài. Khi chấm xong, tổ trưởng, nhóm trưởng có thể chấm lại một vài bài làm
của học sinh ở nhiều phòng thi khác nhau để kiểm tra độ lệch trong quá trình
chấm giữa các giám khảo để điều chỉnh kịp thời trước khi giao bài cho văn
phòng nhập điểm.
Từ kết quả học tập của học sinh làm cơ sở để tổ phân tích đánh giá rút ra
những bài học kinh nghiệm cho từng thành viên trong buổi sinh hoạt tổ tiếp
theo.

Trong các buổi sinh hoạt tổ, để tạo không khí đoàn kết, thông cảm, thấu
hiểu lẫn nhau, tổ trưởng khuyến khích các thành viên mang theo trái cây, nước
uống, bánh kẹo để cùng nhau thưởng thức, nếu có vấn đề tranh luận thì vẫn tạo
được không khí đoàn kết.
Tổ trưởng cần phải nhớ được, nhớ chính xác ngày sinh nhật của các
thành viên trong tổ của mình, nếu buổi sinh hoạt tổ trùng hoặc sát với ngày
sinh nhật của một thành viên trong tổ, hay trong tuần, trong tháng thì cũng là
cơ hội để mọi người trong tổ chúc mừng cho thành viên đó, tạo nên một vẻ đẹp
văn hóa, gắn kết mọi người trên tinh thần đồng nghiệp, đồng đội.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân đã áp dụng trong quản lý sinh hoạt ở tổ Ngữ văn trường trung học phổ thông Tân Phú trong những năm
gần đây. Xin được chia sẻ cùng quý đồng nghiệp.
4. Kết quả đạt được trong năm học 2015-2016.
4.1. Về học tập của học sinh:


- Tỷ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi 56,48%; so năm học trước tăng
1,08%.
- Tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình 41,53%; so năm học trước giảm
0,64%.
- Tỷ lệ học sinh đạt điểm yếu 1,94%; so năm học trước giảm 0,44%.
- Tổng số giải học sinh giỏi cấp tỉnh: 6 giải; so năm học trước tăng 1
giải.
4.2. Về thi đua của tổ:
- Tổng số 12/12 giáo viên đạt chuyên môn giỏi, danh hiệu Lao động
tiên tiến; so năm học trước tăng 01 giáo viên.
- Một giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở.
- Danh hiệu thi đua tổ: Tổ Lao động tiên tiến.
- Đoàn thanh tra Sở đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ.
5. Kết luận và kiến nghị:
5.1. Kết luận:

Quản lý - sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường phổ thông có một vị trí
quan trọng, là điều kiện cần thiết để nhà trường nâng cao chất lượng Dạy Học, góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới “căn bản, toàn diện” nền Giáo dục
và Đào tạo của nước nhà, nhất là đối với giáo dục phổ thông.
Tổ chuyên môn được coi là “gia đình thứ hai” của các thành viên trong
tổ, là diễn đàn tập hợp trí tuệ, tính sáng tạo, chủ động để mọi thành viên tham
gia trao đổi, hợp tác, chia sẻ, thể hiện hết khả năng, nhiệt tình, muốn được tự
khẳng định mình, được tôn trọng nhất là trong công việc. Muốn vậy tổ trưởng
phải là người vừa có tâm, vừa có tầm trong quản lý, trong lãnh đạo, trong điều
hành hoạt động tổ.
5.2. Kiền nghị:
+ Với nhà trường:


Tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, về kinh phí
hoạt động trong một số công việc cần thiết, về thời gian để tổ hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Phát huy quyền tự chủ, lãnh đạo trường nên phân công đúng người
đúng việc, người có khả năng, năng lực thì mới có cơ hội cống hiến nhiều,
không nên cào bằng hoặc tính theo tuổi tác, lâu năm công tác “Sống lâu lên lão
làng” trong phân công nhiệm vụ.
+ Với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo:
Hàng năm tổ chức tập huấn cho các tổ trưởng chuyên môn về các chuyên
đề liên quan đến công tác quản lý - sinh hoạt tổ chuyên môn; nhân rộng và phổ
biến những kinh nghiệm quản lý - sinh hoạt tổ chuyên môn; tổ chức cho các tổ
trưởng chuyên môn tham quan học tập kinh nghiệm về công tác chuyên môn ở
các trường có nhiều thành công trong công tác này trong và ngoài tỉnh.
Cần cử tổ trưởng chuyên môn đi học lớp Cán bộ quản lý giáo dục để họ
được trang bị những kiến thức khoa học về quản lý, lãnh đạo, điều hành trong
lĩnh vực giáo dục. Đây là điều mà bản thân tôi đã trải nghiệm qua khi được
vinh dự tham gia học lớp Cán bộ quản lý giáo dục năm học 2015-2016.
Xin trân trọng cảm ơn .

Định Quán, ngày 22 tháng 5 năm 2016
Người viết SKKN

Doãn Hữu Quang


TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1- Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học (ban hành kèm theo Quyết định số
80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30 /12 /2008 của Bộ trưởng Bộ Giaó dục và
Đào tạo).
2- Thông tư số 12/ 2011/QĐ-BGD&ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3- Văn bản số: 5555 /BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014
của Bộ Giáo dục và Đào tạo V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về
đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý
các hoạt động chuyên môn của trường trung học/ trung tâm GDTX qua
mạng.
___________________________________________



×