Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

skkn sử DỤNG VIDEO CLIP GIẢNG dạy một số bài TRONG PHẦN địa lý tự NHIÊNLỚP 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH

Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG VIDEO CLIP GIẢNG DẠY
MỘT SỐ BÀI TRONG PHẦN

ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LỚP 10

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Dung
Lĩnh vực nghiên cứu:
Phương pháp dạy học bộ môn Địa lý

Năm học 2015 - 2016


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Dung
2. Ngày, tháng, năm sinh: 13 - 02 - 1983
3. Giới tính: Nữ
4. Địa chỉ: 120/74/18A KP6, Tân Tiến, Biên Hòa, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0989.777.655
6. Email:
7. Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
8. Nhiệm vụ được giao: quản lý; giảng dạy lớp 10 Hóa 1, 10 Anh 2.
9. Đơn vị công tác: THPT chuyên Lương Thế Vinh
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO


- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2008
- Chuyên ngành đào tạo: Địa Lí Kinh tế - Xã hội
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Địa Lí
Số năm có kinh nghiệm: 12 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Sử dụng phần mềm Google Earth trong dạy học Địa Lí
+ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc đổi mới kiểm tra - đánh giá trong
môn Địa Lý ở trường phổ thông
+ Một số hình thức sinh động hóa bài giảng lớp 10 - phần Địa lý tự nhiên.
+ Sử dụng phần mềm Mindmap online trong một số bài học Địa lý 10.
+ Hướng dẫn học sinh học tập ngoại khóa môn Địa lý qua hình thức tiến hành
du khảo.


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trường THPT chun Lương Thế Vinh

MỤC LỤC
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................. 2
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................ 2
3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 2
4. Giới hạn của đề tài ........................................................................... 3

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay ................................................... 4

1.2. Quá trình nắm tri thức của học sinh ................................................... 5
1.3. Phương tiện dạy học .............................................................................. 5
1.4. Vai trò của video clip trong q trình dạy học ...................................... 6
Chương 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng dạy và học Đòa Lí hiện nay ở trường THPT ............................. 7
2.2. Nhận đònh chung về chương trình Đòa Lí tự nhiên lớp 10 ban Cơ bản ........ 8
2.3. Sử dụng video clip giảng dạy một số bài lớp 10 phần Địa Lý tự nhiên .......... 9
2.4. Rút kinh nghiệm khi sử dụng video clip để giảng dạy ................................. 22
2.5. Tổ chức thực nghiệm .................................................................................... 22

PHẦN 3 : KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT ........................................................ 26
Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 28

GV : Nguyễn Thò Thanh Dung

 1 


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trường THPT chun Lương Thế Vinh

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nhà trường và ngoài xã hội, rất nhiều người nghó Đòa Lý là môn học khô
khan, nhàm chán. Một số người cho rằng học sinh đến tiết học chỉ chép bài; khi trả bài
hoặc được kiểm tra chỉ cần học thuộc; kiến thức đơn điệu, lý thuyết, không ứng dụng
được. Môn Đòa cũng không tác động nhiều đến xu hướng chọn ngành nghề của đa số
học sinh cấp 3 khi lên Đại học. Do đó nhiều em còn thờ ơ, lãnh đạm, thiếu sự háo hức,
đam mê tìm tòi, khám phá và quan tâm đối với Đòa Lý.

Thế nhưng thực chất đây là một môn học lí thú và hấp dẫn, liên quan đến nhiều
mặt trong đời sống thực tế. Nếu giáo viên làm tốt công việc giảng dạy của mình sẽ
khơi gợi ở các em sự quan tâm đến thực tế, thiên nhiên xung quanh, đến các hiện
tượng tự nhiên và kinh tế xã hội, các đối tượng đòa lý, các mối quan hệ nhân quả v.v,
giúp các em phát triển tư duy và liên hệ thực tế rất tốt… Vì vậy, việc đổi mới phương
pháp dạy học trong nhà trường phổ thông là rất cần thiết. Đặc biệt, vai trò của người
giáo viên là rất quan trọng trong việc khơi dậy niềm say mê, hứng thú học tập của các
em.
Nhận thức được nhiệm vụ đó, trong các tiết dạy của mình, tôi đã cố gắng tìm
cách để khơi gợi hứng thú học tập của học sinh với môn Đòa Lý bằng nhiều hình thức
khác nhau, đặc biệt là đối với khối lớp 10- là lớp đầu cấp 3. Một trong những giải pháp
tôi áp dụng là ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một cách có chọn lọc.
Đồng thời, tôi tổ chức nhiều hình thức dạy học, hoạt động dạy học khác nhau trong giờ
giảng. Một hình thức tôi quan tâm, sử dụng chọn lọc nhưng ưu tiên, đó là dùng các
video clip khi giảng dạy, đặc biệt trong khi giảng dạy phần Đòa lý tự nhiên lớp 10.
Trong phạm vi đề tài này, xin trình bày một số kinh nghiệm khi sử dụng video
clip để làm sinh động bài giảng trong chương trình Đòa Lý tự nhiên khối lớp 10 THPT.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài, u cầu của việc đổi mới hình thức tổ chức
trong dạy học Đòa Lí.
- Nêu thực trạng giảng dạy môn Đòa Lý trong nhà trường PT hiện nay.
- Trình bày các phần của một số bài dạy trong chương trình Đòa Lý tự nhiên lớp
10 có sử dụng video clip để giảng dạy. Rút kinh nghiệm khi sử dụng. Tiến hành thực
nghiệm để thấy được kết quả của hình thức dạy học này.
3. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp tham khảo, nghiên cứu tài liệu.
 Phương pháp sưu tầm, lưu trữ, xử lý thông tin.
 Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.
 Phương pháp thống kê, phân tích số liệu.


GV : Nguyễn Thò Thanh Dung

 2 


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trường THPT chun Lương Thế Vinh

4. Giới hạn của đề tài
 Phạm vi nghiên cứu :
- Đề tài giới hạn việc nghiên cứu, tìm hiểu và mở rộng kiến thức trong việc sử
dụng video clip (trong phạm vi SKKN này, xin được gọi là video clip, hoặc phim ảnh,
đoạn phim, video, clip v.v…) để đổi mới cách thức dạy học ở một số bài học tiêu biểu
trong chương trình Địa Lý tự nhiên lớp 10.
 Đối tượng nghiên cứu :
- Một số bài dạy Đòa Lý tự nhiên phù hợp (bài 5,6,8,15).
- Học sinh 2 lớp 10 chun Anh 2 và chun Hóa 1.

GV : Nguyễn Thò Thanh Dung

 3 


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trường THPT chun Lương Thế Vinh

PHẦN 1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp đổi
mới giáo dục phổ thông nói chung và dạy học Đòa lý nói riêng. Đất nước ta hiện đã và
đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Trong điều
kiện hiện nay khi mà các phương tiện truyền thông phát triển vượt bậc, cùng với quá
trình giao lưu, hội nhập, học sinh được mở rộng khả năng tìm kiếm, tiếp cận thông tin
hơn so với trước.
Do đó, trước yêu cầu của xã hội, các quan niệm về giáo dục đã có sự thay đổi căn
bản, dẫn đến nội dung, phương pháp dạy học cũng thay đổi theo.
UNESCO đã nêu ra 4 trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, đó là “Học để biết, học để
làm, học để chung sống, học để khẳng đònh mình”, đồng thời yêu cầu “giáo viên cần
triệt để sử dụng các thiết bò và phương pháp giảng dạy mới nhất” “nhằm làm cho mỗi
người trở thành người dạy và kiến tạo nên sự tiến bộ văn hoá của bản thân mình”.
Theo đó, nhiệm vụ của nhà trường là phải đào tạo những con người có năng lực tự học,
tự bồi dưỡng tri thức, người giáo viên “dạy chữ đồng thời dạy cả kó năng, tri thức, thái
độ để con người có thể thích nghi, sáng tạo cuộc sống”.
Tuy nhiên, chất lượng giáo dục ở nước ta hiện chưa bắt kòp được yêu cầu của thời
đại mới. Tình hình thế giới và Việt Nam hiện nay đặt ra yêu cầu phải đổi mới giáo dục
một cách toàn diện theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh thông
qua việc sử dụng các phương tiện, phương pháp hiện đại, phù hợp với từng bộ môn,
trong đó có môn Đòa Lí.
Đòa Lí là một môn khoa học mang tính chất liên ngành. Đặc trưng của bộ môn là
gần gũi với đời sống thực tế nhưng nhiều khi học sinh lại không thể tiếp xúc, quan sát
trực tiếp mà phải tư duy, tưởng tượng gián tiếp. Để nắm được các sự vật, hiện tượng cụ
thể làm nền tảng cho hoạt động tư duy, học sinh cần phải được tiếp cận với các loại tư
liệu khác nhau. Có thể nói, trong dạy học Đòa Lí, việc đưa tư liệu trực quan vào bài
giảng là điều cần thiết và tất yếu. Vấn đề này dù đã được chú ý đến trong sách giáo
khoa nhưng do thực tế sách giáo khoa là tài liệu đóng, in trên giấy, do đó vẫn còn

nhiều hạn chế trong việc truyền tải thông tin đến học sinh.
Để tiết học Đòa lý có thể thực sự hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra, đồng thời gây hứng
thú đối với học sinh, cần sử dụng nhiều phương tiện dạy học khác nhau: bản đồ, quả
GV : Nguyễn Thò Thanh Dung

 4 


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trường THPT chun Lương Thế Vinh

đòa cầu, Atlat, tranh ảnh v.v… Tuy nhiên tính chất của các phương tiện này vẫn là tónh.
Trong khi đó, các video clip với điểm đặc biệt là kết hợp được cả âm thanh, hình ảnh,
lời nói, truyền tải được kiến thức. Do đó, các video clip sẽ giúp tăng khả năng nhận
thức, tiếp cận các đối tượng đòa lí của học sinh nhiều hơn.
1.2. Quá trình nắm tri thức của học sinh
Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc của con người. Ban đầu,
nhận thức còn đơn giản, cùng với sự phát triển của xã hội, nhận thức của con người
ngày càng phát triển đa dạng, phong phú và sâu sắc, thể hiện tính khoa học và khách
quan hơn.
Theo Lênin, nhận thức của con người trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất
là nhận thức cảm tính thông qua hệ thống các giác quan, vì vậy mang tính chủ quan.
Giai đoạn thứ hai là nhận thức lý tính. Trong giai đoạn này bằng sức mạnh của tư duy
trừu tượng con người sẽ rút ra được những khái niệm, quy luật.
Trong dạy học K.D.Usinxky cũng nói “Việc dạy học không dựa trên những biểu
tượng trừu tượng mà dựa trên những hình ảnh cụ thể do học sinh trực tiếp tri giác
được : những hình ảnh này hoặc do học sinh tri giác ngay khi học dưới sự hướng dẫn
của giáo viên hoặc do các em độc lập quan sát trước đó. Giáo viên sẽ tìm ở các em
những hình ảnh có sẵn mà dạy. Tiến trình dạy học này đi từ cụ thể đến trừu tượng,

từ biểu tượng đến tư tưởng…” (Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học tập 1,
NXBGD,TP. HCM, tr. 154).
Trong học tập Đòa Lí, để cho hệ thống tín hiệu thứ nhất thêm phong phú, đa dạng
thì phương pháp sử dụng thông tin hỗ trợ và các tài liệu trực quan để sinh động hóa
kiến thúc là rất cần thiết. Chính điều này góp phần quan trọng làm cho hệ thống tín
hiệu tăng thêm độ chính xác, trung thực và đáng tin cậy hơn.
Từ những cơ sở khoa học trên không ai có thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan
trọng của thò giác trong dạy học. Nói rộng hơn đó là tầm quan trọng của phương tiện
trực quan trong dạy học nói chung và dạy học Đòa Lí nói riêng. Sử dụng tư liệu trực
quan, cụ thể ở đây là các đoạn video clip khi dạy học, là kích thích các giác quan cùng
hoạt động, cùng phản ứng và thu nhận tín hiệu, thông tin, tri thức. Điều này giúp cho
quá trình tư duy thêm nhanh nhạy, hiệu quả và trung thực, rất có lợi cho việc học tập.
Thêm vào đó khơi gợi được ở các em lòng say mê, hứng thú học tập và do đó việc dạy
học đạt được kết quả cao hơn.
1.3. Phƣơng tiện dạy học
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phương tiện dạy học, nhưng chung nhất có thể
nhận định như sau: “Phương tiện dạy học là tất cả các đối tượng vật chất được sử dụng
trong q trình dạy học, giúp cho người giáo viên và học sinh tổ chức tiến hành hợp lý
và hiệu quả q trình giáo dưỡng và giáo dục ở các mơn học, các cấp học.” (Theo Tơ
Xn Giáp, Phương tiện dạy học, NXB Giáo dục Hà Nội, 1977).
GV : Nguyễn Thò Thanh Dung

 5 


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

Có nhiều cách phân loại phương tiện dạy học, phổ biến nhất hiện nay là phân thành

2 nhóm: phương tiện dạy học truyền thống và phương tiện dạy học hiện đại.
Trong hệ thống phương tiện dạy học, các video clip được xếp vào nhóm phương
tiện dạy học hiện đại.
1.4. Vai trò của video clip trong quá trình dạy học
So với các phương tiện dạy học khác, các video clip có những vai trò nổi bật:
- Video clip giúp học sinh nắm vững kiến thức và ghi nhớ tốt hơn.
Thật vậy, như mục 1.2 đã trình bày, khả năng tiếp nhận và ghi nhớ kiến thức của
học sinh có được tốt nhất thông qua các tri giác như thính giác, thị giác… Khi xem video
clip, học sinh được tiếp xúc trực tiếp với hình ảnh, âm thanh, lời nói, do đó kiến thức
được truyền tải bằng nhiều đường, nội dung bài học sẽ có hiệu quả, được ghi nhớ nhanh
và khắc sâu tốt hơn.
- Video clip giúp học sinh có thể nắm được các đối tượng địa lý tốt hơn.
Thông qua các đoạn phim, học sinh có thể quan sát các đối tượng, hiện tượng địa lý
ở quá xa không thể trực tiếp đến gần, hoặc quá lớn (như vũ trụ, Trái đất…), quá nhỏ (sự
dịch chuyển của các mảng kiến tạo, phong hóa sinh vật…), không tiếp cận được. Thậm
chí cả những quá trình, hiện tượng khó hình dung như vòng tuần hoàn nước, gió, khí áp
v.v… cũng được diễn tả lại. Các đoạn phim có thể giúp hình dung lại những điều đã xảy
ra trong quá khứ hoặc dự báo những hiện tượng sắp đến trong tương lai. Bằng âm thanh,
hình ảnh, màu sắc, lời nói, các video góp phần giúp học sinh quan sát, tư duy và hiểu về
đối tượng địa lý cũng như sự phát triển của chúng nhiều hơn.
- Video clip có thể được sử dụng rất linh hoạt.
Trong video có kèm theo thuyết minh, giải thích, bình luận, học sinh sẽ tập trung
chú ý lắng nghe vào những vấn đề trọng tâm của clip. Do đó, video có thể sử dụng khi
học tập trên lớp, ở nhà, ôn tập kiểm tra, rất dễ nhớ, nhớ lâu hơn. Giáo viên cũng có thể
dùng các video clip để kiểm tra bài cũ, bằng cách ngắt âm thanh và yêu cầu học sinh trả
lời câu hỏi. Hình thức có thể sử dụng đối với cá nhân, hoặc tập thể lớp. Khi dạy học có
trình chiếu các video clip, thời gian chiếu phim cũng là lúc giáo viên có thể có thời gian
chuẩn bị tốt cho các hoạt động học sắp tới của cả lớp, giúp chủ động, linh hoạt về thời
gian hơn.
Là một loại phương tiện mang tri thức, vai trò của việc dùng video clip trong dạy

học ngày càng quan trọng. Tuy nhiên khi sử dụng cũng cần chọn lọc, phối hợp với các
phương pháp khác cho phù hợp, đó là việc làm rất quan trọng và cần thiết.

GV : Nguyeãn Thò Thanh Dung

 6 


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trường THPT chun Lương Thế Vinh

CHƢƠNG 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2 .1. Thực trạng dạy và học Đòa Lí hiện nay ở trường THPT
Thực tế cho thấy rằng, có nhiều thầy cô bộ môn yêu nghề, có tâm huyết, trình độ
chuyên môn vững, luôn tìm cách cải thiện phương pháp, biên soạn thêm các tài liệu trợ
giảng nhằm giúp cho việc dạy và học đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên cũng còn tình
trạng nhiều giáo viên dạy Đòa Lí hiện nay chỉ dừng lại ở kiểu truyền đạt kiến thức có
sẵn, học sinh nghe giảng, trả lời câu hỏi rồi ghi chép bài trên bảng, về nhà học bài tiết
sau kiểm tra. Chu trình cứ lặp lại có thể gây nhàm chán và mệt mỏi. Trong tiết học,
học sinh chỉ ngồi thụ động hoặc đứng lên trả lời một số câu hỏi phát vấn. Thậm chí ở
một số tiết giảng, câu hỏi phát vấn của giáo viên cũng chưa chú trọng đến khả năng
phát triển năng lực nhận thức cho học sinh - đó là những câu hỏi mà đáp án nằm sẵn
ngay trong sách giáo khoa, học sinh chỉ cần tìm và đọc. Học sinh chỉ sử dụng sách để
trả lời những kiến thức mà em “cần”để làm bài thi hoặc để trả lời câu mà thầy cô hỏi,
chứ các em chưa có cơ hội để có được những kiến thức mà mình thật sự “muốn”, chưa
có cơ hội tiếp cận tư liệu để chủ động, sáng tạo lónh hội kiến thức, chưa sử dụng thêm
các tư liệu trực quan ngoài sách giáo khoa. Tranh ảnh, bản đồ - loại tư liệu rất cần thiết
trong dạy học Đòa Lí - cũng ít được dùng, nên khái niệm, biểu tượng về không gian

Đòa Lý của các em còn khá kém. Còn việc sử dụng video khi giảng dạy thì tùy vào
điều kiện cơ sở vật chất, đặc điểm của học sinh, tùy thuộc vào sự tận tâm tìm kiếm
phương pháp mới khi giảng dạy của các thầy cô. Do đó, việc giảng dạy bằng phương
pháp này chưa thực sự phổ biến.
Đặc biệt là đối với chương trình Đòa Lý tự nhiên lớp 10, có nhiều kiến thức khó
hoặc bò xem là khô khan, nhiều thầy cô còn có tâm lý ngại dạy, khó nói. Trong khi đây
lại là những kiến thức rất thực tế và cần thiết để học sinh nắm bắt và quan sát đồng
thời hiểu được những quy luật trong tự nhiên. Đồng thời đây là nền tảng để em nắm
các kiến thức về kinh tế xã hội cũng như tạo niềm say mê hứng khởi đối với Đòa Lý
trong những năm học về sau. Chính vì thế nên việc sinh động hóa những kiến thức này
bằng cách dùng video clip khi giảng dạy để việc học Đòa Lý trở nên gần gũi, nhẹ
nhàng và được các em quan tâm, đó là điều quan trọng, đòi hỏi sự đầu tư của giáo
viên.
2.1.1. Những vấn đề cụ thể trong việc tổ chức dạy học của giáo viên :
Sách giáo khoa viết theo lối mở, u cầu giáo viên phải cập nhật thơng tin và am
hiểu về các đối tượng, hiện tượng Địa lí, song nhiều giáo viên khi dạy còn rập khn máy
móc, chỉ liệt kê những kiến thức ở sách giáo khoa, khơng giải thích, mở rộng. Khi kiểm
tra, đánh giá chỉ cho học sinh học thuộc những gì được ghi trong vở, còn các kĩ năng, vận
dụng thì khơng thực hiện được dẫn đến học sinh chỉ nắm kiến thức một cách thụ động,
máy móc mà khơng phát huy được tính sáng tạo.
GV : Nguyễn Thò Thanh Dung

 7 


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trường THPT chun Lương Thế Vinh

Có nhiều cách để học sinh chú ý học tập hơn. Một trong những phương pháp được

xem là có hiệu quả tốt nếu sử dụng đúng, đó là sử dụng phim ảnh trong dạy học.
Thực tế phim ảnh đã được đưa vào sử dụng ở nhiều nơi trong nhà trường từ rất sớm.
Đến những năm 1970, kĩ thuật video ra đời đã tạo thuận lợi rất lớn cho việc đổi mới giáo
dục. Sau này, sự phát triển của Internet và những trang mạng cung cấp tài liệu dạy học là
nguồn hỗ trợ rất lớn cho các giáo viên trong q trình giảng dạy, làm sinh động hóa cách
dạy của mình, tăng cường khả năng nhận thức cho học sinh. Do đó, bên cạnh những hạn
chế như đã trình bày ở trên, vẫn có nhiều giáo viên rất tâm huyết với bộ mơn, cố gắng tìm
tòi vươn lên tự hồn thiện nên đã có những tiết dạy sáng tạo, sinh động, mang tính khoa
học cao, phù hợp với xu thế đổi mới. Nhiều giáo viên đã sử dụng các video clip trình
chiếu khi dạy học, hoặc đưa clip vào soạn những bài giảng E-learning chuyển lên mạng
để học sinh học tập mọi lúc, mọi nơi.
2.1.2. Những vấn đề về phía học sinh :
Chủ yếu tài liệu học tập của học sinh là sách giáo khoa, lại học nhiều mơn học nên
số học sinh có ý thức u thích thực sự đối với mơn Địa lí rất ít. Vì vậy các em chỉ chú
trọng những gì thầy cung cấp trong vở học là đủ, ít tìm tòi sáng tạo thêm. Ngồi ra,
khơng ít em xem đây là mơn phụ, mơn học bài nên có tâm lý chán nản. Cần phải tạo ấn
tượng cho học sinh ngay từ lớp đầu cấp và ngay từ đầu năm. Nếu ngay từ đầu, tiết học đã
khơng có sự mới lạ gây hứng thú thì dần dần sẽ khắc sâu thêm ấn tượng khơng tốt và rồi
giáo viên sẽ rất khó khăn trong việc làm cho tiết học hiệu quả.
Học sinh THPT là lứa tuổi đã có sự phát triển khá ổn định về thể chất và tâm lý so
với tuổi THCS. Đây chính là lúc hứng thú học tập của các em được hình thành. Thái độ
của các em đối với mơn học rõ ràng hơn, có tính lựa chọn hơn. Mơn nào thích, các em sẽ
tập trung, học tốt, và ngược lại. Những kiến thức về ghi nhớ logic sẽ phù hợp với lứa tuổi
này. Do đó, kiến thức nào mang tính hàn lâm, nặng về câu chữ, lý thuyết, đa phần các em
khơng thích học. Còn các hình thức dạy học tích cực, các em khá thích thú, và cảm thấy
thoải mái, dễ chịu khi học hơn.
2.1.3. Đối với các cấp quản lí:
Ở một số nơi cán bộ QLGD vẫn còn xem nhẹ mơn này nên cơng tác quản lí chỉ đạo
còn lỏng lẻo. Ở những trường có hoạt động của tổ chun mơn nghiêm túc, giáo viên tâm
huyết, có trình độ và năng lực, dạy đúng bộ mơn, ban giám hiệu có năng lực quản lí tốt,

nhận thức đúng, thường xun thanh - kiểm tra thì các tiết dạy có tác dụng tốt, kích thích
được ý thức, thái độ học tập của HS và ngược lại.
2.2. Nhận đònh chung về chương trình Đòa Lí tự nhiên lớp 10 ban Cơ bản
Sách giáo khoa là một công cụ thiết yếu, cơ sở để tiến hành hoạt động dạy học
của giáo viên, học sinh. Hình thức trình bày, nội dung kiến thức của sách giáo khoa
ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Vì thế, khi tiếp cận với thực tế dạy
học Đòa Lí ở trường phổ thông, chúng ta rất cần tìm hiểu về nội dung sách giáo khoa
của chương trình.
Chương trình Đòa lý 10 bao gồm 2 nội dung chính là Đòa lý tự nhiên đại cươngv à
Đòa lý kinh tế-xã hội đại cương. Các nội dung này là tiền đề quan trọng, là nền cơ bản
để học sinh có thể học tốt kiến thức ở những năm sau. Trong đó, phần Đòa Lí tự nhiên
GV : Nguyễn Thò Thanh Dung

 8 


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trường THPT chun Lương Thế Vinh

đại cương giữ vai trò rất quan trọng trong tổng thể khoa học Đòa Lí lẫn môn Đòa Lí
được giảng dạy trong nhà trường. Tuy nhiên kiến thức khá dài và trừu tượng, nhiều
khái niệm học sinh chưa được tiếp cận nhiều, khó hình dung (ví dụ gió, khí áp, sóng
thần, thuyết kiến tạo mảng v.v…)
Phần Đòa Lý tự nhiên chiếm 17 bài, từ bài 5 đến bài 21, chia làm 3 chương
Chương II – Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất có 2 bài. Chương III – Cấu
trúc Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ Đòa Lý gồm 13 bài. Chương IV – Một số quy luật
của lớp vỏ Đòa Lý có 2 bài.
Chương đầu giới thiệu về các chuyển động của Trái Đất, chỉ 2 bài nhưng bao hàm
những kiến thức quan trọng và cũng khá khó truyền đạt. Chương tiếp theo học về toàn

bộ 5 quyển của Trái Đất là các thành phần tự nhiên quan trọng. Chương kế mang tính
tổng kết lại các quy luật đã học.
Có thể khẳng đònh kiến thức của phần này là khá khó và khô khan nếu không áp
dụng các biện pháp làm sinh động bài dạy. Toàn bộ nội dung là những khái niệm, các
mối quan hệ nhân quả của các thành phần tự nhiên trên toàn thế giới. Các thành phần
này có những yếu tố mà các em chưa thấy bao giờ, thí dụ như khái niệm về Front khí
quyển, hoặc về các hiện tượng lớn như quá trình bồi tụ, bóc mòn, phong hóa, hay
đường chuyển ngày quốc tế, quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời… Đây
là điều khó cho giáo viên khi dạy vì kiến thức rất chung, khó hình dung và chuyển tải.
Bên cạnh đó, kiến thức khá nhiều và được trình bày khá dàn trải.
Nhìn chung chương trình sách giáo khoa đã đổi mới rất nhiều so với trước, tạo
điều kiện thuận lợi cho cả giáo viên lẫn học sinh trong hoạt động dạy - học. Tuy nhiên
vẫn còn một số những hạn chế nhất đònh. Các kênh hình chưa thật sự thu hút và bắt
mắt, là yếu tố tónh nên kém sinh động, lôi cuốn. Thêm vào đó, một số hình ảnh, sơ đồ
… còn chưa được rõ nét hoặc kích cỡ chưa hợp lí (đa phần là quá nhỏ cả về chú thích
lẫn nội dung đối tượng thể hiện) đã làm hạn chế quá trình tiếp thu tri thức.
Bài soạn khá dài, nhiều khái niệm trừu tượng, kết luận khó hiểu đối với học sinh,
trong khi đó các tài liệu trực quan, sinh động thì có được chú ý nhưng chưa đảm bảo
truyền tải đủ nội dung.
Chương trình còn nặng về cung cấp lý thuyết, nhẹ về thực hành, tổ chức các hoạt
động thực tiễn liên quan đến bài học. Điều này làm cho các bài học trở nên nặng nề,
chưa tạo được khả năng kích thích tư duy, phát huy hứng thú học tập nơi các em. Chính
ở điểm này chúng ta cần bổ sung các yếu tố nhằm khai thác những nội dung gắn bó với
hiểu biết vốn có của học sinh, những nội dung gắn với cuộ c sống thực tế của các em,
giúp học sinh phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng hiểu biết vào việc phát
hiện, giải quyết những vấn đề học tập, cuộc sống.
2.3. Sử dụng video clip giảng dạy một số bài lớp 10 phần Địa Lý tự nhiên
Do phạm vi và thời gian nghiên cứu, trình bày sáng kiến có hạn nên ở đây chỉ xin
trích lọc những bài học tiêu biểu có nội dung phù hợp làm ví dụ. Nội dung sẽ được trình
bày theo từng bài học cụ thể. Xin phép chỉ trình bày những phần tơi có sử dụng video

GV : Nguyễn Thò Thanh Dung

 9 


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

clip, không trình bày cả bài giảng vì có rất nhiều phần không liên quan đến mà nội dung
đề tài sáng kiến kinh nghiệm đề cập.
Bài 5 : VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI , TRÁI ĐẤT.

HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
* Mục tiêu bài học : HS cần
- Nhận thức được Vũ trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất chỉ
là một bộ phận bé nhỏ trong Vũ trụ.
- Hiểu khái quát về hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- Giải thích được các hiện tượng: sự luân phiên ngày – đêm, giờ trên Trái Đất, sự
lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.
- Xác định hướng chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, vị trí của Trái
Đất trong hệ Mặt Trời.
- Xác định các múi giờ, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động trên bề mặt đất.
* Phƣơng pháp dùng video clip trong bài
Nội dung bài là giới thiệu về Vũ trụ, Hệ Mặt trời, Trái đất trong hệ Mặt trời, hệ quả
của chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất. Đây là các đối tượng địa lí có phạm vi
kích thước rộng lớn, khó tưởng tượng và hình dung, nhưng lại cần xác định được chính
xác hình dạng, vị trí, so sánh kích thước giữa các đối tượng với nhau… Do đó tôi tìm một
đoạn clip ngắn nói về quá trình hình thành vũ trụ để học sinh hình dung được nguồn gốc
ban đầu của các đối tượng địa lí trong bài này, đồng thời nắm được các hình dạng khác

nhau của vũ trụ. Sau đó tôi trình chiếu clip thứ hai về một số hành tinh trong hệ Mặt Trời
(có tên, quỹ đạo, thời gian quay quanh MT 1 vòng) và vị trí của Trái Đất, để học sinh dễ
hình dung khi học mục I.2.

GV : Nguyeãn Thò Thanh Dung

 10 


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

Hai đoạn clip dài khoảng 5 phút.
Trước khi chiếu clip tôi đặt ra hệ thống câu hỏi:
- Em biết gì về vũ trụ, vũ trụ từ đâu đến, vũ trụ bao gồm gì, hình dạng vũ trụ ra sao?
- Các hành tinh trong hệ Mặt Trời chia làm mấy loại, quỹ đạo của chúng có gì đặc
biệt?
- Trong hệ Mặt Trời, Trái đất có điểm gì khác biệt?
Các câu hỏi này được đặt dựa vào nội dung bài và clip. Những phần clip dư thừa,
tôi đã cắt đi bằng phần mềm Video Cutter. Sau khi đặt câu hỏi, tôi trình chiếu clip. Vì cần
trả lời các câu hỏi nên học sinh phải tập trung chú ý khi xem clip. Sau đó, khi tôi phát
vấn, học sinh nêu ý kiến, tôi chuẩn kiến thức.
Từ đó cho học sinh rút ra khái niệm, đặc điểm chuyển động (hướng, quỹ đạo) của
các đối tượng trên, đồng thời nêu được vị trí của Trái Đất, ý nghĩa của vị trí đó trong hệ
GV : Nguyeãn Thò Thanh Dung

 11 



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

Mặt Trời. Đồng thời giảng thuật thêm 1 số điều về kích thước của vũ trụ (so sánh bằng
năm ánh sáng và đời người) để học sinh hình dung được độ lớn của không gian.
Sau đó, để chuyển sang phần Hệ quả, tôi chiếu 1 đoạn phim ngắn 1 phút. Đoạn
phim này nói về hiện tượng Trái Đất tự quay quanh trục, có ánh sáng chiếu ban ngày và
ban đêm, có các đường kinh tuyến trên Trái Đất.

Đoạn clip có tác dụng minh họa rất rõ việc chuyển động tự quay quanh trục của Trái
Đất, với ánh sáng chiếu từ một hướng, cho thấy sự luân phiên ngày đêm. Với clip này,
chiếu xong, tôi mới đặt câu hỏi.
Câu hỏi như sau:
- Quan sát đoạn clip xong, em cho biết chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất
gây nên hiện tượng gì? Mô tả hiện tượng em quan sát thấy.
Học sinh trả lời hệ quả một: đó là sự luân phiên ngày đêm và mô tả v.v…
Liên hệ phần hệ quả 1 và hệ quả 2, dùng luôn đoạn clip đó, câu hỏi tiếp theo là:
- Các khu vực khác nhau trên Trái đất có ngày và đêm khác nhau, vậy thì giờ ở các
nơi đó như thế nào?
Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên hỏi thêm học sinh về các loại giờ trên Trái
đất, cho dừng đoạn clip tại vị trí như hình để giảng thuật thêm về giờ địa phương (giờ
Mặt Trời), giờ múi… Sau đó là đến giờ GMT, đường chuyển ngày quốc tế v.v…
Phần còn lại là Sự lệch hướng chuyển động của vật thể. Để đảm bảo nội dung kiến
thức được truyền tải phù hợp, tôi dùng phương pháp giảng thuật chứ không dùng video
clip nữa. Dùng video clip trong phần này, bản thân tôi thấy không phù hợp.
Tôi còn sử dụng hình cắt ra từ clip như trên để học sinh làm bài kiểm tra viết hoặc
kiểm tra bài cũ. Ví dụ:
- Quan sát hình cắt ra từ clip, em hãy cho biết hình nói về hiện tượng gì? Mô tả hiện
tượng và nêu nguyên nhân.

- Đoạn clip trên cho em biết điều gì về các hành tinh trong hệ Mặt trời và Trái đất?
Như vậy bài học số 5 trong sách giáo khoa rất phù hợp để có thể chọn lọc các phần
dùng video giảng dạy.

GV : Nguyeãn Thò Thanh Dung

 12 


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trường THPT chun Lương Thế Vinh

Bài 6 :

HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
* Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
- Trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động xung quanh Mặt trời của
Trái đất: chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt trời, các mùa, ngày đêm dài ngắn
khác nhau theo mùa.
* Phƣơng pháp dùng video clip trong bài
Trước hết tơi cho hs quan sát một đoạn phim dài 1 phút 26 giây. Trong đoạn phim
này có đề cập đến cả 2 hệ quả trong bài. Ở đoạn đầu của phim, học sinh có thể nhận thấy
TĐ chuyển động quanh MT theo quỹ đạo, lần lượt tia sáng MT qt những góc chiếu
khác nhau lên mặt đất. Phim có giới thiệu cả 4 ngày phân và chí, là ngày mà những tia
sáng MT tạo các góc đặc biệt với mặt đất ở xích đạo và chí tuyến. Đó chính là hiện tượng
chuyển động biểu kiến của MT. Qua đó phát vấn, những nơi nào trên TĐ có hiện tượng
này trong năm, một năm mấy lần, vị trí 4 ngày quan trọng lúc MT lên thiên đỉnh tại xích
đạo và 2 chí tuyến.


Chuyển sang hiện tượng mùa, trước khi vào phần này, cho hs quan sát 4 bức tranh
thời tiết, cảnh vật để hs đốn ra những bức tranh nói về hiện tượng gì. Sau đó u cầu học
sinh giải thích tại sao có các mùa, tại sao 4 mùa lại có thời tiết khác nhau. HS giải thích
xong, giáo viên chiếu tiếp đoạn phim lúc nãy để kiểm chứng. Đoạn phim này nói về
ngun nhân hiện tượng 4 mùa. Nhờ có đoạn phim, phần mơ tả bằng lời của giáo viên sẽ
dễ hiểu, ngắn gọn, học sinh có thể quan sát trực tiếp góc chiếu của tia sáng MT lên mặt
đất, thời gian chiếu sáng ở các mùa của cả 2 bán cầu một cách trực quan hơn, khắc sâu ấn
tượng và dễ nhớ hơn, vì hệ quả này khi giải thích khơng dùng video clip thì khó hình
dung. Khi học sinh xem phim xong, GV chuẩn lại kiến thức.

GV : Nguyễn Thò Thanh Dung

 13 


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

Khi dạy đến phần ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ, trước tiên giáo viên
gợi ý để học sinh dễ hình dung : trong thực tế, có những ngày trời tối rất muộn, 6 giờ hơn
trời vẫn còn sáng, nhưng ngược lại có những ngày mới 5 giờ trời đã xẩm tối. Buổi sáng
cũng vậy, có thời gian 4 giờ trời đã hửng sáng, trong khi có mùa phải 6 giờ mới thấy le
lói bình minh. Đồng thời gợi ý hs nhớ lại câu ca dao của Việt Nam có nhắc đến hiện
tượng này. Như vậy là có hiện tượng khi ngày dài, đêm ngắn và ngược lại. Trên thực tế
có những nơi có hiện tượng ngày hoặc đêm dài cả 24 giờ hoặc thậm chí 6 tháng liên tục.
Sau đó GV cho học sinh xem 1 đoạn clip dài khoảng 2 phút, nói rất rõ về hiện tượng
này, cụ thể là hiện tượng đêm trắng.


GV : Nguyeãn Thò Thanh Dung

 14 


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trường THPT chun Lương Thế Vinh

Để giải thích hiện tượng đêm trắng cũng như hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo
mùa và theo vĩ độ thì tơi cho HS sử dụng sơ đồ trong SGK để giải thích ngun nhân. Tơi
vẽ những đường màu đỏ và màu trắng chồng lên hình để hs dễ quan sát, đường màu đỏ là
độ dài ban ngày, đường màu trắng là độ dài ban đêm. Dễ thấy ở xích đạo ngày ln bằng
đêm, từ xích đạo trở lên vòng cực có độ dài ngày và đêm chênh lệch, còn từ vòng cực trở
lên cực có hiện tượng đêm trắng - ngày đen.
Sau đó tơi chốt kiến thức bằng cách hỏi học sinh:
- Nơi nào có ngày ln bằng đêm, ngày nào dài nhất ở chí tuyến Bắc, chí tuyến
Nam?
- Nơi nào có ngày dài 24 giờ, đêm dài 24 giờ? Đó là ngày nào?
- Nơi nào có ngày dài 6 tháng, đêm dài 6 tháng? Hiện tượng đó bắt đầu từ ngày nào
trong năm?
Để củng cố và chuẩn câu trả lời của học sinh, tơi cho các em xem tiếp một đoạn
phim khoảng 2 phút, nhằm khắc sâu kiến thức.

Như vậy trong bài này tơi nhận định cả 3 hệ quả đều là nội dung khó: làm sao để
học sinh hình dung ra chuyển động biểu kiến của Mặt trời trong năm qua các vĩ độ khác
nhau; ngun nhân hiện tượng mùa có thời tiết trái ngược, đồng thời khác nhau ở 2 bán
cầu; tại sao lại có ngày và đêm chênh lệch nhau ở các nơi. Nếu khơng dùng sơ đồ, hình
ảnh, học sinh chắc chắn rất khó khăn khi học. Tuy nhiên, nếu dùng sơ đồ, hình ảnh thì
đơi khi việc miêu tả của giáo viên gặp khó khăn. Do đó các clip với hình ảnh, sơ đồ động,

lời thuyết minh dễ hiểu, ổn định, khơng thay đổi sẽ là những yếu tố thuận lợi để học sinh
học bài và ghi nhớ tốt hơn, khắc sâu bài học dễ dàng hơn.
Bài 8 : TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
* Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
- Trình bày khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực
- Trình bày tác động của nội lực thể hiện qua vận động kiến tạo theo phương
thẳng đứng và theo phương nằm ngang
GV : Nguyễn Thò Thanh Dung

 15 


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trường THPT chun Lương Thế Vinh

- Quan sát hình vẽ, tranh ảnh, băng… về các tác động của nội lực để nêu được kết
quả của sự tác động đó
* Phƣơng pháp dùng video clip trong bài
Trước khi vào bài học, để thu hút sự chú ý và say mê của hs, tơi cho hs quan sát
đoạn phim ngắn về các dạng địa hình khác nhau trên bề mặt TĐ. Sau đó phát vấn hs : tại
sao có nhiều dạng địa hình khác nhau như vậy, nơi là đồng bằng, nơi đại dương, nơi lại là
núi cao, thung lũng… Hs sẽ phát biểu ngun nhân do nội lực. Từ đó đi đến định nghĩa
và nguồn gốc sinh ra nội lực.
Sau đó cho hs xem đoạn phim ngắn trong phim hoạt hình nổi tiếng Ice Age – Kỉ
băng hà, nói về hiện tượng các lục địa bị trơi dạt và tách giãn, ngun nhân chính là do
nội lực trong lòng đất tạo ra. Từ đó dẫn đến phần Các tác động của nội lực.

Về tác động của nội lực, khi nói đến vận động theo phương thẳng đứng, cho hs quan

sát sơ đồ về các vùng được nâng lên và hạ xuống của vỏ TĐ.
Ở phần vận động theo phương nằm ngang, tơi dùng đoạn clip Flash để tạo hiệu ứng
chuyển động từ từ nén ép hoặc tách giãn theo chiều ngang rồi chèn vào Power Point trình
chiếu, học sinh sẽ thấy rõ hiện tượng xảy ra và các dạng địa hình tạo thành. Do file Flash
có tính năng động nên khi theo dõi rất trực quan. Chèn thêm một số hình ảnh về các dạng
địa hình được tạo ra sau q trình nén ép, tách giãn.

GV : Nguyễn Thò Thanh Dung

 16 


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

Ở những nơi có các vận động với cường độ lớn có thể xảy ra các quá trình tạo núi,
động đất, núi lửa v.v… Kết thúc bài bằng cách cho hs xem các đoạn phim về các hiện
GV : Nguyeãn Thò Thanh Dung

 17 


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trường THPT chun Lương Thế Vinh

tượng này, đồng thời với việc liên hệ các vùng phân bố những hiện tượng bất ổn này của
vỏ Trái đất.


Bài 15 : THỦY QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI

CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT
* Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
- Trình bày được khái niệm thủy quyển
- Mô tả được vòng tuần hòan nhỏ và vòng tuần hòan lớn của nứơc trên Trái đất
- Phân tíchhình ảnh để nhận biết các vòng tuần hòan nước
GV : Nguyễn Thò Thanh Dung

 18 


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trường THPT chun Lương Thế Vinh

- Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của một con sông.
Biết cách phân loại sông theo nguồn tiếp nước
- Phân biệt được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của
một con sông
* Phƣơng pháp dùng video clip trong bài
Mở đầu bài học có một nội dung quan trọng, đó là vòng tuần hồn nước. Khi giảng
đến phần này, tơi đặt câu hỏi phát vấn:
- Vòng tuần hồn nước là gì?
- Có mấy vòng tuần hồn nước? Mỗi vòng tuần hồn hoạt động như thế nào, cơ chế
ra sao?
Khi học sinh trả lời xong, tơi chuẩn kiến thức và cho hs xem đoạn clip về vòng ln
chuyển của nước, clip trình bày cả vòng tuần hồn nhỏ và lớn. Hoặc cũng có thể tùy tình
hình lớp, tơi cho xem đoạn clip trước và u cầu học sinh mơ tả các vòng tuần hồn, chu

trình hoạt động v.v… Từ đó rút ra vai trò của các vòng tuần hồn và thủy quyển nói
chung.

Sau đó khi trình bày về nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sơng, tơi cho các em
xem các đoạn clip trình bày về các con sơng lớn trên Trái Đất. Trong đó có sơng Nile,
sơng Mekong, sơng Amazone… Trước khi xem phim tơi lưu ý học sinh tìm ra thơng tin
về nguồn cung cấp nước của các con sơng này. Xem xong, lần lượt cho các em trả lời.
Tơi chuẩn kiến thức, để hs nhận biết ngun nhân ảnh hưởng đến hoạt động của các con
sơng. Hình ảnh các con sơng mùa cạn – mùa khơ cho thấy ảnh hưởng của chế độ mưa,
sơng đóng băng là do ảnh hưởng bởi thời tiết, nguồn cung cấp nước là băng tuyết v.v…

GV : Nguyễn Thò Thanh Dung

 19 


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

Khi dạy về ảnh hưởng của địa hình, thực vật, hồ đầm, tôi cho học sinh quan sát các
clip lũ sông ở từng khu vực, Bắc, Trung, Nam. Từ đó yêu cầu hs quan sát tranh trong
sách giáo khoa, kết hợp để giải thích ảnh hưởng cụ thể của địa hình đến chế độ dòng chảy
và khả năng gây lũ ở ĐB sông Hồng, ĐBSCL và duyên hải miền Trung.

GV : Nguyeãn Thò Thanh Dung

 20 



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

GV : Nguyeãn Thò Thanh Dung

Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

 21 


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

Đồng thời khi chiếu các đoạn phim đó xong, yêu cầu nêu ảnh hưởng của rừng hoặc
hồ đối với khả năng điều tiết nước sông. Từ đó giáo dục các em ý thức bảo vệ rừng để
bảo vệ nguồn nước và tính mạng, tài sản con người.
Như vậy, trong 4 bài học trên lấy ví dụ làm mẫu, tôi chủ yếu sử dụng các đoạn clip
có liên quan để thay thế các nội dung kiến thức khô khan, khó hình dung và khó chuyển
tải. Sau đó chèn vào Power Point và trình chiếu. Khi sử dụng cũng linh hoạt, tùy lúc. Có
khi gv trình bày, lúc khác để học sinh sử dụng khai thác kiến thức, hoặc dùng khi hs
thuyết trình, chơi trò chơi. Cũng có thể sử dụng để kiểm tra kiến thức của học sinh sau
khi học xong. Đó là những biện pháp để làm cho tiết học trở nên sinh động, có sức sống,
giúp hs có hứng thú say mê hơn với môn học khi được hoạt động, theo dõi thực tế. Điều
này sẽ giúp các em học tốt, nắm bắt kiến thức nhanh và khắc sâu ấn tượng về những gì
được học. Đồng thời, nó giúp tiết học trở nên bớt khô khan, nhàm chán với những kiến
thức lý thuyết đơn thuần.
2.4. Rút kinh nghiệm khi sử dụng video clip để giảng dạy
Trong quá trình giảng dạy có sử dụng video clip, kinh nghiệm tôi rút ra được là:
- Cần tìm hiểu thật kĩ nội dung bài học, những vấn đề nào thật sự cần thiết, thiết
thực (đối tượng, hiện tượng khó hình dung, trình bày bằng lời không hiệu quả, những vấn

đề bắt buộc phải quan sát trực quan sinh động v.v…) thì mới dùng video clip.
- Không nên lạm dụng phim ảnh trong dạy học mà phải xem đó là phương tiện, cần
khai thác một cách hợp lý.
- Không chỉ sử dụng video cip ở mức độ minh họa mà phải sử dụng ở mức độ cao
hơn, thực sự biến nó thành phương tiện hữu ích thông qua cách tổ chức các hoạt động, từ
đó góp phần tạo hứng thú, say mê, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong
quá trình học tập.
- Trong quá trình soạn bài giảng:
+ Tìm các clip cần thiết, chọn lọc lại từ các trang mạng như youtube, cliphay v.v…
+ Xây dựng kịch bản, kế hoạch bài dạy tỉ mỉ, xem trước các clip thật kĩ, tính toán
thời gian, đặt hệ thống câu hỏi, phân phối thời gian sử dụng cho hợp lý, cắt bớt nội dung
clip nếu cần.
- Trong quá trình giảng dạy trên lớp.
+ Kiểm tra các thiết bị âm thanh, trình chiếu trong lớp học cho phù hợp.
+ Quan sát cả lớp trong khi trình chiếu clip để xem khả năng tập trung hoặc phản
ứng với clip như thế nào để rút kinh nghiệm.
+ Có thể dùng clip khi học bài mới, kiểm tra bài cũ, hoạt động cá nhân, hoạt động
nhóm, hoạt động cả lớp v.v…
+ Sử dụng clip kết hợp với các phương tiện khác như sơ đồ, tranh ảnh, bản đồ v.v…
để đem lại hiệu quả dạy học cao hơn.
2.5. Tổ chức thực nghiệm
Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của phương pháp này, tôi tiến hành thực nghiệm bằng
cách dạy đối chiếu song song 2 lớp là lớp 10 Anh 2 và 10 Hóa 1 (thực tế nhà trường chỉ
phân công tôi dạy 2 lớp nên chưa có điều kiện thực nghiệm thêm). Lớp 10 Anh 2 có điểm
kiểm tra tốt hơn hẳn 10 Hóa 1 vì nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng
là 10 Anh 2 được học video bài bản và thường xuyên hơn 10 Hóa 1 nên kiến thức khắc
GV : Nguyeãn Thò Thanh Dung
 22 



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016

Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

sâu và ghi nhớ tốt hơn. Ví dụ bài 5,6, lớp 10 Anh 2 học với video clip còn 10 Hóa 1 thì
không.
Kết quả kiểm tra 15 phút (lần 1) sau khi học xong bài 5 như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm
1

3

4

5

6

7

8

9

10 Anh 2

26


1

1

5

0

8

0

11

0

10 Hóa 1

26

0

0

3

5

5


9

4

0

Phổ điểm của lớp 10 Anh 2 tương đối đều nhau và không có điểm thấp như lớp 10
Hóa 1. Các lần kiểm tra 15 phút và 45 phút sau đó cũng tương tự. Do đó điểm trung bình
hk 1 của lớp Anh nhìn chung cao hơn. Ở đây xin chỉ phân tích 1 lần kiểm tra và đính kèm
bảng điểm học kì I của cả 2 lớp để tiện cho việc tham khảo, đối chiếu (vì đề tài nghiên
cứu trong phạm vi học kì I nên chỉ để bảng điểm học kì I của học sinh).
Qua thực hiện khảo sát về việc học tập Địa Lí với các bài học có dùng video clip
của học sinh 2 lớp, kết quả thu nhận được tương đối khả quan.

GV : Nguyeãn Thò Thanh Dung

 23 


×