BM 01-Bìa SKKN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT
Mã số: ................................
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG VIỆC LÊN THỰC ĐƠN ĐI CHỢ HÀNG NGÀY
TẠI TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT ĐỒNG NAI
Người thực hiện: Phạm Thị Bạch Huệ
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn:
- Lĩnh vực khác: Chăm sóc – nuôi dưỡng
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
Mô hình
Đĩa CD (DVD)
Phim ảnh Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2015-2016
BM02-LLKHSKKN
SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên:
PHẠM THỊ BẠCH HUỆ
2. Ngày tháng năm sinh:
3. Nam, nữ:
23-12-1978
Nữ
4. Địa chỉ: Khu I, ấp Bình Thạch, xã Bình Hòa, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
5. Điện thoại:
6. Fax:
7. Chức vụ:
(CQ); ĐTDĐ:
0613954171
E-mail:
0974656426
Kế toán trưởng
8. Nhiệm vụ được giao: Kế toán - Tổ trưởng Tổ Hành chính
9. Đơn vị công tác: Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học
- Năm nhận bằng: 2011
- Chuyên ngành đào tạo: kế toán
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Kế toán
Số năm có kinh nghiệm: 17 năm
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG VIỆC LÊN THỰC ĐƠN ĐI CHỢ HÀNG NGÀY
TẠI TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT ĐỒNG NAI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày càng phát triển phù hợp
với tiến trình của đất nước thì chúng ta không thể không nói đến sự phát triển vượt
bậc của nghành công nghệ thông tin (CNTT). Công nghệ thông tin thực sự trở
thành kho tàng - nguồn tài nguyên quan trọng. Chính vì thế cần phải đẩy mạnh ứng
dụng CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong thời
kỳ mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của đất nước.
Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật là đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào
tạo Đồng Nai, có chức năng nuôi, dạy cho trẻ khuyết tật khiếm thính, khiếm thị và
chậm phát triển trí tuệ. Trung tâm tổ chức giảng dạy từ cấp Tiểu học đến cấp trung
học cơ sở và có tổ chức bếp ăn tập thể cung cấp cho trẻ được ăn uống ngày ba bữa.
Sau giờ học, các em học sinh khuyết tật được về các nhà nội trú dưới sự quản lý,
chăm sóc của các bảo mẫu. Bộ phận cấp dưỡng gồm hai người phục vụ cho 184 em
học sinh khuyết tật đang học tại Trung tâm. Ban Giám đốc Trung tâm phân công
cho một Phó Giám đốc phụ trách tổ Hành chính trong việc nuôi các em khuyết tật
đang sống tại Trung tâm mà trong đó là bộ phận cấp dưỡng chịu trách nhiệm chính
trong việc lên thực đơn đi chợ hàng ngày.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy học cùng với công tác
hành chính tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai trong những năm vừa
qua đã mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ khuyết
tật. Nhưng với tình hình đội ngũ nhân viên cấp dưỡng có trình độ thấp, lớn tuổi,
chưa từng sử dụng máy tính thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc lên
thực đơn đi chợ hàng ngày thật sự khó khăn. Bản thân tôi là một kế toán kiêm
nhiệm chức vụ tổ trưởng Tổ Hành chính, được Giám đốc giao nhiệm vụ quản lý,
điều hành các bộ phận của tổ để việc ăn ở của học sinh sống nội trú ngày càng tốt
hơn. Trong đó giúp cho bộ phận cấp dưỡng thực hiện công việc của mình một cách
khoa học, tiết kiệm thời gian. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài sáng kiến kinh
nghiệm “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC LÊN
THỰC ĐƠN ĐI CHỢ HÀNG NGÀY” từ những kinh nghiệm của bản thân.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.
Một số thuật ngữ và văn bản về công nghệ thông tin
Căn cứ vào Chỉ thị số 55/2008/CT - BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT
trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 - 2012.
Trong tình hình phát triển mạnh mẽ như ngày nay, ngành tin học với những
hiệu quả thiết thực trong đời sống xã hội cùng với sự phát triển của các công cụ
phần cứng và phần mềm Tin học đã được xã hội công nhận như là lĩnh vực không
thể thiếu trong bất kỳ một ngành nghề nào, đặc biệt là trong ngành giáo dục đang
trong giai đoạn đổi mới giáo dục, đưa CNTT vào trong dạy học và quản lý.
Theo Luật Công nghệ Thông tin năm 2007: Công nghệ thông tin là tập hợp
các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất,
truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.
Công nghệ Thông tin: Đây là ngành công nghệ mũi nhọn, được xây dựng
trên thành quả của nhiều công nghệ khác. Luôn luôn nặng về tri thức, vì vậy để
phát triển công nghệ thông tin cần phải có nguồn nhân lực trình độ cao. Là ngành
có tốc độ phát triển và phổ biến nhanh nhất. Là ngành khoa học có thể ứng dụng
trong mọi lĩnh vực, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu xã hội, phong cách sống, học tập và làm việc của
con người. Có khả năng số hóa thông tin, tổ chức, lưu trữ thông tin trên diện tích
nhỏ; truy xuất và xử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác.
Thực tế cho thấy đối với công việc một kế toán, bên cạnh việc sử dụng các
phần mềm phục vụ cho công tác kế toán thì người kế toán còn thường xuyên phải
lập những bảng biểu tính toán do mình tự lập ra, để thuận tiện hơn trong công việc
hay tổng hợp những bảng báo cáo số liệu để nộp lên trên. Nếu như chúng ta không
có phương án tối ưu nào để hoàn thành những công việc đó thì chắc chắn rằng
chúng ta sẽ dễ mắc sai sót. Như vậy để hoàn thành các công việc với tiêu chí
“nhanh – chính xác – khoa học – an toàn – hiệu quả” thì chắc chắn chúng ta
phải đưa ra một phương án tối ưu và phương án đó chính là tận dụng sức mạnh của
công nghệ thông tin. Mà giải pháp tối ưu cho từng con số, cho từng bảng tính đó
chính là phần mềm MS.Excel của Microsoff Office.
MS.Excel là một phần mềm xử lý bảng tính thông dụng nhất từ trước đến
nay. Nó được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan, trường học ở nhiều mục đích
khác nhau. Với MS.Excel, chúng ta có thể tính toán, lập bảng tổng hợp, phân tích
số liệu, .... mà không cần dùng đến một chương trình chuyên nghiệp nào. Có thể
nói đây là một phần mềm tạo ra bảng tính tự động vì khi ta thay đổi dữ liệu trên
một ô (cell) thì dữ liệu trên các ô khác có liên kết với nó tự động thay đổi theo.
2. Thực trạng tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm
Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai
Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai ký
Quyết định thành lập số 2893/QĐ-UBT ngày 27 tháng 8 năm 1997 và chính thức đi
vào hoạt động vào tháng 10 năm 1997. Trung tâm tổ chức khai giảng năm học đầu
tiên ngày 18 tháng 3 năm 1998 với 36 học sinh và 05 cán bộ, giáo viên. Đến năm
học 2015-2016, Trung tâm có 49 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 184 em học sinh.
Đây là trường phổ thông chuyên biệt nội trú dành riêng để nuôi, dạy văn hóa,
hướng nghiệp nghề đơn giản cho học sinh khuyết tật (khiếm thính, khiếm thị và
chậm phát triển trí tuệ). Học sinh học hết chương trình tiểu học phổ thông và được
nâng cao lên chương trình hệ bổ túc trung học cơ sở. Các giáo viên đều được đào tạo
chuyên ngành giáo dục đặc biệt, một số giáo viên trung học cơ sở tuy chưa học qua
khoá giáo dục đặc biệt nhưng rất tâm huyết với sự nghiệp dạy trẻ khuyết tật. Tất cả
các giáo viên đều biết ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy.
Để đảm bảo cho việc chăm sóc của Trung tâm ngày càng tốt hơn, tổ Hành
chính bao gồm 15 người. Trong đó nhân viên biên chế gồm 4 người: kế toán, thủ
quỹ kiêm nhiệm văn thư, nhân viên y tế và nhân viên thư viện. Còn lại 11 người là
nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP gồm 02 nhân viên bảo vệ, 09
nhân viên phục vụ (bao gồm 05 nhân viên bảo mẫu trực tiếp chăm sóc các em, 02
nhân viên phục vụ vệ sinh môi trường xung quanh và 02 nhân viên cấp dưỡng phục
vụ bếp ăn tập thể).
Ngay từ những năm đầu thành lập, Trung tâm đã tổ chức bếp ăn tập thể cung
cấp cho trẻ được ăn uống ngày ba bữa. Sau 19 năm hình thành và phát triển việc
chăm sóc các em khuyết tật đã đi vào ổn định và ngày càng tốt hơn, chất lượng bữa
ăn ngày càng được nâng cao. Để có được thành công như ngày hôm nay là do được
sự quan tâm, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai,
các cấp, các Ngành, các mạnh thường quân, đặc biệt là sự lãnh đạo của Ban Giám
đốc Trung tâm.
Mỗi tháng một lần Phó Giám đốc Trung tâm phụ trách tổ Hành chính cùng
họp với các thành viên của tổ để lắng nghe các báo cáo tình hình tháng trước và đưa
ra những phương hướng tháng sau nhằm cho tất cả các hoạt động của tổ được thực
hiện tốt nhất. Việc tổ chức bếp ăn tập thể tại Trung tâm được phân công như sau:
- Bộ phận cấp dưỡng chịu trách nhiệm chính trong việc nấu ăn, lên thực đơn
đi chợ hàng ngày.
- Bộ phận y tế chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra chất lượng, an toàn vệ
sinh thực phẩm, trong đó việc lưu mẫu thức ăn sống, thức ăn chính mỗi ngày là việc
làm rất quan trọng. Bên cạnh đó, nhân viên y tế hỗ trợ thêm cho bộ phận cấp dưỡng
trong việc lên thực đơn và ghi chép sổ sách đi chợ hàng ngày.
- Bộ phận nhân viên bảo mẫu các nhà chịu trách nhiệm theo dõi sĩ số học sinh
hàng ngày.
- Bộ phận tài chính (kế toán, thủ quỹ) chịu trách nhiệm theo dõi hợp đồng và
thanh quyết toán với đơn vị cung cấp thực phẩm.
- Các bộ phận này kết hợp chặt chẽ với nhau để chất lượng bữa ăn ngày càng
được nâng cao, việc theo dõi sĩ số học sinh mỗi ngày giúp cho việc chấm công được
chính xác. Vào các buổi chiều hàng ngày, bảo mẫu báo cáo số lượng học sinh cho bộ
phận kế toán. Sau đó, tôi cùng với cấp dưỡng xác định số tiền ăn mỗi ngày và số
lượng thực phẩm theo thực đơn đã thống nhất trước cho ngày hôm sau. Thông
thường trong cuộc họp hàng tháng, chúng tôi đã bàn bạc, thống nhất thực đơn cho
một tháng.
Đối với một kế toán như tôi thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công
việc hàng ngày là điều bắt buộc, đòi hỏi kế toán phải có một trình độ tin học nhất
định. Nhưng đối với các nhân viên cấp dưỡng hợp đồng theo Nghị định
68/2000/NĐ-CP có trình độ thấp, độ tuổi lao động cao, chưa qua bất kỳ khóa đào
tạo, bồi dưỡng về tin học thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc lên
thực đơn đi chợ hàng ngày thật là khó khăn vô cùng.
Trong những năm học trước, tôi đã thiết kế và cung cấp các biểu mẫu cho các
nhân viên bảo mẫu điểm danh số lượng học sinh hàng ngày chính xác, để các nhân
viên cấp dưỡng có những biểu mẫu ghi chép lại việc đi chợ hàng ngày trong việc
công khai tài chính cho Trung Tâm bằng Microsoft Office Word.
Tôi nhận thấy rằng công việc lên thực đơn đi chợ hàng ngày được lặp đi lặp
lại nhiều lần, các cấp dưỡng đều tính toán bằng phương pháp thủ công, việc điền vào
các biểu mẫu chiếm nhiều thời gian, đôi khi xảy ra sai sót trong tính toán.
Trong đề tài này, tôi chủ yếu sử dụng phần mềm MS.Excel của Microsoff
Office để tạo ra một tập tin với các ô đã được cài đặt công thức. Người sử dụng chỉ
cần chọn những thực phẩm đã có trong danh sách và nhập dữ liệu vào một số ô cần
thiết cho công việc lên thực đơn đi chợ hàng ngày tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết
tật Đồng Nai.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Sử dụng Microsoft Office Excel để thiết kế tập tin mẫu Sổ đi chợ hàng
ngày cho bộ phận lên thực đơn đi chợ
a) Cách thức tổ chức thực hiện:
Sử dụng phần mềm MS.Excel của Microsoff Office để tạo ra một tập tin với
các ô công thức đã cài đặt cho việc lên thực đơn đi chợ hàng ngày. Tập tin này
nhằm giúp cho các nhân viên cấp dưỡng sử dụng máy tính một cách dễ dàng và
biết ứng dụng công nghệ thông tin trong việc lên thực đơn đi chợ hàng ngày và
nâng cao năng suất, hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian làm việc.
b) Các bƣớc thực hiện:
Khởi động Microsoft Excel bằng cách: Start / Programs / Microsoft Office /
Microsoft Excel 2003
Chèn thêm Sheet: Nhấn Shift_F11 (Tạo khoảng 32 sheets)
Đổi tên tất cả các Sheet (Rename)
Nhập Bảng báo giá thực phẩm do đơn vị cung cấp thực phẩm cho Trung tâm
cung cấp như hình sau:
Đặt tên vùng dữ liệu cho tất cả hàng hóa, thực phẩm
+ Bước 1: Chọn vùng dữ liệu cần đặt tên
+ Bước 2: Insert – Name – Define
Hộp thoại Define Name xuất hiện: Gõ tên cần đặt vào
+ Bước 3: Nhấn OK
Nhập Sổ đi chợ chi tiết ngày 01 vào Sheet 1 như hình sau:
Số tiền ăn mỗi ngày của một em học sinh là ba mươi sáu ngàn đồng. Trong
đó, buổi sáng là mười ngàn đồng do cha mẹ học sinh đóng góp, buổi trưa và buổi
chiều là mười ba ngàn đồng cho mỗi buổi.
Tạo danh sách hàng hóa, thực phẩm trong Bảng kê chi tiết:
+ Bước 1: Chọn ô dữ liệu cần tạo danh sách
+ Bước 2: Data – Validation
+ Bước 3: Trong thẻ Settings
Allow: Chọn List
Source: = tên vùng dữ liệu
+ Bước 4: OK
Kết quả:
+ Bước 5: Sao chép công thức vừa tạo được cho các ô trong cột Nội dung còn
lại.
Bước 1: Chọn ô có dữ liệu cần sao chép
Bước 2: Đưa con trỏ chuột tới góc dưới cùng bên phải vùng dữ liệu
vừa chọn, xuất hiện hình dấu +
Bước 3: Nhấn giữ chuột trái và kéo chúng sang các vị trí cần sao
chép. Sau đó thả con trỏ chuột.
Đối với các ô “ĐVT”, “Đơn giá” ta không nhập giá trị dữ liệu vào mà dùng
công thức Hàm VLOOKUP để dò tìm giá trị trong bảng theo cột theo cú pháp sau:
= VLOOKUP (giá trị dò tìm, bảng dò tìm, số thứ tự cột cần lấy, 0)
+ Ví dụ 1: ô D20 về “ĐVT” trong Sheet 1 nhập như sau:
=VLOOKUP(B20,Gia!$B$9:$D$87,2,0)
+ Ví dụ 2: ô F20 về “Đơn giá” trong Sheet 1 nhập như sau:
=VLOOKUP(B20,Gia!$B$9:$D$87,3,0)
Thành tiền = Số lượng x Đơn giá
Sao chép các công thức vừa tạo được cho các ô còn lại trong các cột của
Bảng kê chi tiết.
Sau khi sao chép xong, trong các ô dữ liệu xuất hiện N/A. Đây là lỗi dữ liệu
vì giá trị trả về không tương thích từ hàm dò tìm VLOOKUP. Các lỗi này tự động
biến mất khi ta lựa chọn tên một loại thực phẩm, hàng hóa trong bảng danh sách
của ô.
Sử dụng các công thức để tính toán: Các phép toán trong công thức được thực
hiện theo trình tự thông thường, có nghĩa là các phép toán trong dấu ngoặc đơn ( )
được thực hiện trước, sau đó đến phép lũy thừa, tiếp theo là các phép nhân và phép
chia, cuối cùng là phép cộng và phép trừ. Điều quan trọng trong khi sử dụng các
công thức để tính toán đó là: Dấu = là dấu đầu tiên cần phải gõ khi nhập công thức
vào một ô.
Dùng hàm Sum để tính tổng. Cú pháp: = SUM (number 1, number 2, …)
c) Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp của tác giả đã thực hiện so
với giải pháp đã có.
Sau khi thực hiện từng bước các thao tác trên, ta được một tập tin với các ô
đã được cài đặt công thức. Người sử dụng chỉ cần chọn những thực phẩm đã có
trong danh sách và nhập dữ liệu vào một số ô cần thiết cho công việc lên thực đơn
đi chợ hàng ngày. Việc ứng dụng công nghệ thông tin thay cho việc ghi chép bằng
tay trước đây vào việc lên thực đơn đi chợ hàng ngày giúp cho sổ sách được rõ
ràng, tính toán chính xác và điều quan trọng nhất là rút ngắn thời gian làm việc cho
công việc này.
2. Hƣớng dẫn các thao tác cơ bản khi sử dụng máy tính và sử dụng tập
tin Excel đã thiết kế cho bộ phận đi chợ
Tình hình đội ngũ nhân viên cấp dưỡng có trình độ thấp, lớn tuổi, chưa từng
sử dụng máy tính thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc lên thực đơn đi
chợ hàng ngày thật sự khó khăn. Do đó, ngay từ cuộc họp đầu tiên của năm học
này tôi đã triển khai kế hoạch thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
việc lên thực đơn đi chợ hàng ngày. Đối tượng triển khai bao gồm nhân viên cấp
dưỡng, nhân viên y tế phục giúp công việc đi chợ cho nhân viên cấp dưỡng. Nội
dung triển khai chủ yếu là việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm giúp cho bộ
phận đi chợ thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả nhất, khoa học nhất.
Một số nội dung hướng dẫn việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc lên
thực đơn đi chợ hàng ngày như sau:
- Hướng dẫn các thao tác mở và tắt máy tính.
- Hướng dẫn các thao tác sử dụng Windows Explore như mở, đóng Windows
Explore; tạo thư mục mới; sao chép, đổi tên tập tin, thư mục.
- Hướng dẫn cách gõ dấu tiếng Việt.
- Hướng dẫn các thao tác cơ bản sử dụng phần mềm Microsoff Office Excel
trên tập tin đã thiết kế sẵn: mở, đóng tập tin; cách nhập dữ liệu; cách sử dụng công
thức trong các ô; chọn vùng dữ liệu; sao chép vùng dữ liệu. Trong các thao tác này
thì thao tác sao chép vùng dữ liệu được sử dụng rất nhiều (sao chép cho các ngày
còn lại trong tháng).
Trong tháng đầu tiên triển khai những nội dung trên, hầu như ngày nào tôi
cũng cùng với các nhân viên này dành ra khoảng 10 phút để hướng dẫn sử dụng và
thực hành lên thực đơn đi chợ hàng ngày trên máy tính. Đến tháng thứ hai trở đi,
các nhân viên này có thể sử dụng thành thạo việc lên thực đơn đi chợ hàng ngày
trên máy tính và tôi chỉ hỗ trợ khi cần thiết. Đến nay thì chỉ cần dành thời gian 5
phút có thể hoàn thành xong công việc sổ sách đi chợ mỗi ngày.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Mỗi ngày bộ phận đi chợ đều dành thời gian để ngồi vào bàn ghế vi tính ở
văn phòng để lên thực đơn đi chợ cho ngày mai, do đó trình độ tin học của các
nhân viên này cũng ngày càng được nâng cao.
- Trước đây khi thực hiện việc lên thực đơn đi chợ mỗi ngày bằng công tác
thủ công thì ít nhất phải mất thời gian là 20 phút cho một thực đơn một ngày.
Nhưng từ khi tôi áp dụng công nghệ thông tin vào trong lĩnh vực này thì thời gian
rút ngắn đi rất nhiều. Bên cạnh đó, do việc ghi chép bằng tay nên chữ viết không
được sạch sẽ, rõ ràng và việc tính toán đôi lúc bị nhầm lẫn. Chính vì vậy tôi đã đưa
công nghệ thông tin vào áp dụng và kết quả cho thấy đạt hiệu quả cao, tiết kiệm
được thời gian và công sức rất nhiều. Qua thực tiễn cho thấy, ứng dụng công nghệ
thông tin vào việc lên thực đơn đi chợ hàng ngày là một điều rất cần thiết và cấp
bách, không những nó có thể giúp cho công việc được rút ngắn thời gian mà còn
đưa đến độ chính xác rất cao. Điều này góp phần cho việc chăm sóc học sinh
khuyết sống nội trú tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai ngày càng tốt
hơn.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Đề tài này không chỉ áp dụng cho việc lên thực đơn đi chợ hàng ngày cho
các nhân viên cấp dưỡng, mà đề tài này còn có thể mở rộng áp dụng cho tất cả các
công việc để tạo ra một danh sách sẵn có hay dò tìm một giá trị nào đó trong bảng
theo cột. Có thể đây không phải là đề tài mới đối với các đơn vị khác nhưng đối
với Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai thì đây là đề tài hoàn toàn mới vì
trong năm học vừa qua bộ phận đi chợ phục vụ cho bếp ăn tập thể của Trung tâm
làm việc rất có hiệu quả, tiết kiệm được thời gian.
VI. PHỤ LỤC
Đính kèm tập tin Excel với các ô công thức đã cài đặt cho việc lên thực đơn
đi chợ hàng ngày.
NGƢỜI THỰC HIỆN
Phạm Thị Bạch Huệ
BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TT NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT
–––––––––––
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Biên Hòa, ngày
tháng
năm 2016
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015 - 2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
VIỆC LÊN THỰC ĐƠN ĐI CHỢ HÀNG NGÀY
Họ và tên tác giả:
PHẠM THỊ BẠCH HUỆ
Chức vụ: Kế toán – Tổ trưởng Tổ Hành chính
Đơn vị: Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai
Họ và tên giám khảo 1: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
GIÁM KHẢO 1
BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TT NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT
–––––––––––
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Biên Hòa, ngày
tháng
năm 2016
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015 - 2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
VIỆC LÊN THỰC ĐƠN ĐI CHỢ HÀNG NGÀY
Họ và tên tác giả:
PHẠM THỊ BẠCH HUỆ
Chức vụ: Kế toán – Tổ trưởng Tổ Hành chính
Đơn vị: Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai
Họ và tên giám khảo 2: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
GIÁM KHẢO 2
BM04-NXĐGSKKN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TT NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT
–––––––––––
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Biên Hòa, ngày
tháng
năm 2016
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015 - 2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
VIỆC LÊN THỰC ĐƠN ĐI CHỢ HÀNG NGÀY
Họ và tên tác giả:
PHẠM THỊ BẠCH HUỆ
Chức vụ: Kế toán – Tổ trưởng Tổ Hành chính
Đơn vị: Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................
- Phương pháp giáo dục
- Lĩnh vực khác: ........................................................
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị
Trong Ngành
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong ngành
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong ngành
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong ngành
Xếp loại chung: Xuất sắc
Khá
Đạt
Không xếp loại
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao
chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực
hiện tại đơn vị, được Hội đồng khoa học, sáng kiến đơn vị xem xét, đánh giá, cho điểm, xếp loại
theo quy định.
NGƢỜI THỰC HIỆN SKKN
XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ