Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

skkn bản đồ tư DUY VÀ KHẢ NĂNG vận DỤNG VÀO BÀI HỌC văn HỌC sử ở TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.57 KB, 39 trang )

MỤC LỤC


BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG VÀO
BÀI HỌC VĂN HỌC SỬ Ở TRƯỜNG THPT
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Môn Ngữ văn là môn học giữ vị trí quan trọng trong chương trình phổ
thông. Song theo khảo sát của các nhà giáo dục Việt Nam, trong những năm
gần đây, chất lượng học văn của học sinh THPT ở nước ta ngày càng giảm
sút. Môn Ngữ Văn đang mất dần vị thế vốn có của nó. Chúng ta có thể dễ
dàng nhận thấy, tình trạng học sinh không còn hứng thú với việc học Văn đã
trở thành hiện tượng phổ biến trong nhà trường phổ thông hiện nay.
Thực tế cho thấy, môn Ngữ văn trong trường THPT là một trong những
môn học chính có dung lượng kiến thức và số lượng tiết dạy nhiều. Bộ môn
này được cấu thành bởi nhiều phân môn như: văn học, tiếng Việt, làm văn, lí
luận văn học. Trong đó văn học chiếm dung lượng lớn nhất, và một phần nội
dung có vị trí quan trọng không thể thiếu, được phân bố đều ở cả ba khối học
10, 11, 12 đó chính là phần Văn học sử.
Kiến thức phần Văn học sử có vị trí cực kì quan trọng, nó trang bị cho
học sinh toàn bộ những kiến thức khái quát nhất, cơ bản nhất, tiêu biểu nhất
về một tác gia, một thời kì, một giai đoạn hay cả nền văn học dân tộc để từ đó
học sinh có những nền tảng vững chắc đi nghiên cứu và tiếp thu từng bài học
cụ thể.
Tuy nhiên, việc dạy học phần Văn học sử hiện nay cũng gặp phải rất
nhiều khó khăn. Dung lượng kiến thức trong mỗi tiết dạy đều quá dài và có độ
khái quát lớn. Để giờ học có hiệu quả, cả người dạy, người học đều phải tập
trung cao độ, làm việc hết sức khẩn trương, nghiêm túc, chuẩn bị kĩ lưỡng nếu
không sẽ không kịp thời gian. Trong khi đó, kiến thức cho phần này lại rất
rộng và khô khan, cảm hứng nghệ thuật không nhiều mà chủ yếu là các khái


1


niệm khoa học trừu tượng, vì vậy không phải người học nào cũng tạo được
cho mình trạng thái tinh thần thoải mái, hưng phấn khi học. Thậm chí nhiều
người còn cảm thấy mệt mỏi, kém hứng thú trong các giờ học Văn học sử.
Hơn nữa phương pháp, biện pháp giảng dạy trong các giờ học này vẫn chủ
yếu là thuyết trình từ đầu đến hết bài để cho kịp thời gian và đảm bảo dung
lượng kiến thức mà chưa có sự đổi mới nào đáng kể. Do đó, rất cần thiết phải
tìm ra những phương pháp, biện pháp mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học
bộ môn Ngữ văn nói chung và phần Văn học sử nói riêng.
Như chúng ta đã biết, thế kỉ XXI là thế kỉ bùng nổ thông tin, bùng nổ
tri thức, phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học Văn nói
riêng đã trở thành một khâu đột phá, một mũi nhọn khoa học của ngành giáo
dục trên con đường Hiện đại hóa. Một cuộc cách mạng về phương pháp đang
mở ra trước mắt người học, người dạy và các nhà nghiên cứu khoa học. Lâu
nay, nền giáo dục của nước ta tuy có nhiều đổi mới song vẫn còn tồn tại
phương pháp dạy học “giáo điều”, vì vậy không phát huy được tính chủ động,
sáng tạo của người học. Dạy học bằng Bản đồ tư duy đang là một trong những
phương pháp mang lại hiệu quả cao, phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh…bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh. Thiết nghĩ vận dụng Bản đồ tư duy vào
dạy học các bài Văn học sử sẽ đáp ứng được yêu cầu của Luật giáo dục, khắc
phục được những hạn chế trên, đồng thời giúp cho việc giảm tải đạt chất
lượng.
2. Cơ sở lí luận
- Tiến sỹ Huỳnh Công Minh Giám Đốc Sở GD-ĐT Thành phố Hồ Chí
Minh cho rằng “Ưu điểm của bản đồ tư duy là sẽ đem đến cho học sinh
những lợi ích cụ thể trong quá trình học tập là nắm được nội dung cơ bản

2


của bài học, hệ thống nội dung kiến thức và biểu thị bằng sơ đồ, ghi nhớ nội
dung học tập một cách sâu sắc và bền vững”
- Còn thầy Hoàng Đức Huy trong cuốn sách “Bản đồ tư duy đổi mới
dạy học” thì cho rằng “Bản đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy
và học tập ở trường Phổ Thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng
giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng,
suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài
học hay một cuốn sách… hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng
ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới…”
Như vậy, sử dụng bản đồ tư duy hợp lí sẽ giúp cho học sinh rất nhiều
trong việc nắm vững và khắc sâu kiến thức.
3. Cơ sở thực tiễn
Hiếu học là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Hiện nay, ngoài việc
học để tiếp thu kiến thức, các em học sinh còn phải trải qua các kì thi gay go:
thi Tốt Nghiệp, thi Đại Học, Cao Đẳng….
Trong kì thi Tốt Nghiệp có hai hình thức: Ngoại ngữ, Sinh học, Vật lí,
Hóa học thi với hình thức trắc nghiệm khách quan; còn Ngữ văn, Toán, Lịch
sử, Địa lí thi với hình thức tự luận. Cùng với những môn Khoa học Tự Nhiên,
những môn Khoa Học xã hội cũng có lượng kiến thức rất nhiều. Làm thế nào
để học sinh hệ thống kiến thức, nắm vững kiến thức một cách khoa học, logic,
tránh sự nhầm lẫn? Là một giáo viên đã cùng nhiều thế hệ học sinh trải
nghiệm những kì thi Tốt Nghiệp, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp học
sinh hệ thống kiến thức và ôn tập một cách tốt nhất? Đối với bộ môn Ngữ
văn, học sinh không những phải chăm học mà còn phải có phương pháp học
phù hợp mới có thể nắm vững kiến thức cơ bản.

3



Một thực trạng đáng lo ngại trong quá trình ôn tập là khi giáo viên hỏi
bài, học sinh đã nắm hầu hết kiến thức, nhưng khi kiểm tra lại thì học sinh đã
quên hoặc có sự nhầm lẫn tai hại. Nhầm lẫn kiến thức của giai đoạn văn học
này sang giai đoạn văn học khác, tác giả này với tác giả khác, thậm chí từ
nhân vật này sang nhân vật khác…
Khi sử dụng Bản đồ tư duy trong giảng dạy và hệ thống hóa kiến thức,
tôi nhận thấy học sinh hứng thú, tích cực hơn so với các phương pháp khác.
Tuy nhiên, khi thực hiện Bản đồ tư duy, giáo viên cũng cần kết hợp nhuần
nhuyễn nhiều phương pháp để khai thác triệt để tác dụng của phương pháp
dạy học tích cực.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Lý thuyết về bản đồ tư duy:
1. Sự ra đời của bản đồ tư duy:
Bộ não con người có ước chừng một ngàn tỉ nơ-ron (tế bào não), mỗi tế
bào não tựa như một con siêu bạch tuộc với hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn
xúc tu. Ngài Charles Sherrington- cha đẻ của ngành sinh lý thần kinh- khi
nghiên cứu tế bào não đã xúc động đến mức thốt lên những lời như thơ: “Bộ
não con người là vùng tối ma thuật, với hàng triệu con thoi lấp lánh uốn lượn
thành các vệt sáng đan xen vào nhau và kết nên những hoa văn mạch lạc,
nhưng không hề ổn định, rồi chuyển thành những hoa văn nhỏ hơn cùng nhảy
múa hòa điệu, như dải Thiên Hà hòa vào vũ khúc của vũ trụ”.
Khi mỗi thông điệp, suy nghĩ hay kí ức tái hiện dẫn truyền qua tế bào
não, một lộ trình điện từ hóa sinh sẽ được tạo ra. Mỗi đoạn lộ trình qua từng
tế bào não ấy gọi là một “vết kí ức”. Tất cả vết ký ức đó, hay còn gọi là Sơ đồ
tư duy, là một trong những lĩnh vực thú vị nhất của khoa học nghiên cứu về
não bộ.

4



Dựa trên những đặc điểm đó của não bộ, Tony Buzan đã sáng tạo ra
Bản đồ tư duy theo nguyên lý hoạt động của bộ não. Bản đồ tư duy không
những sử dụng chữ, số, các dòng kẻ mà còn có thể sử dụng cả màu sắc và
hình ảnh. Các dòng kẻ, chuỗi, chữ, số và các danh sách được xử lí bằng chức
năng thần kinh của não trái. Đây là bán cầu não được sử dụng cho các công
việc bình thường, do đó khi sử dụng nó, tư duy sáng tạo của con người bị giới
hạn. Để thực sự trở nên sáng tạo, chúng cần sử dụng trí tưởng tượng- chức
5


năng hoạt động của bán cầu não phải như sự tri giác màu sắc, hình ảnh, nhịp
điệu, không gian.
Từ lý thuyết về trí nhớ, Tony Buzan- người Anh, nhà văn, nhà thuyết
trình, cố vấn hàng đầu thế giới cho các chính phủ, doanh nghiệp, ngành nghề,
trường đại học, trường học về não bộ, kiến thức và những kỹ năng tư duy- đã
chỉ rõ rằng, hai nhân tố chính của trí nhớ là liên tưởng và nhấn mạnh. Trên cơ
sở đó, Phương pháp tư duy Mind Map (Bản đồ tư duy) ra đời.
2. Tác giả của Bản đồ tư duy:
Bản đồ tư duy còn gọi là Sơ đồ tư duy, Lược đồ tư duy do Tony Buzan
sáng lập, sau đó Barry Buzan- em trai của ông- đã có nhiều nghiên cứu, đóng
góp cho quá trình phát triển Lập Bản đồ tư duy của ông. Tuy nhiên, từ trước
đến nay, mỗi lần nhắc đến Bản đồ tư duy người ta hầu như chỉ nghĩ đến Tony
Buzan, ít ai nghĩ tới Barry, bởi như Barry đã nói “Khoảng 80% cuốn sách là
của Tony: tất cả lý thuyết não bộ, mối liên hệ giữa sự sáng tạo và trí nhớ, các
quy luật, phần lớn kỹ thuật, hầu hết những câu chuyện, và tất cả mối liên hệ
với các nghiên cứu khác. Anh ấy cũng chính là người chấp bút, vì anh ấy viết
phần lớn bản thảo. Đóng góp chính của tôi là sắp xếp cuốn sách, và lý luận
rằng sức mạnh thật sự của Sơ đồ tư duy được giải phóng qua việc sử dụng

những Ý chủ đạo. Ngoài ra, tôi còn đóng vai trò phê bình, khuyên can, chỉ
trích, hỗ trợ và là người có chung ý tưởng”.
Ý tưởng sử dụng Bản đồ tư duy được Tony nghĩ ra bắt đầu từ lúc ông
học đại học năm thứ hai, khi ông nhận ra rằng khối lượng công việc học thuật
đang gia tăng và não bộ đang bắt đầu oằn đi do phải căng ra để suy nghĩ, sáng
tạo, ghi nhớ, giải quyết vấn đề, phân tích rồi viết tiểu luận, nhưng càng cố
gắng bao nhiêu ông lại càng nhận được ít thành công bấy nhiêu. Ông đã tìm
tòi, thử nghiệm rất nhiều và cuối cùng đã phát hiện ra cách học nhằm phát
huy tối đa khả năng ghi nhớ kì diệu của não bộ. Nghiên cứu “Bách khoa toàn
6


thư về não bộ và cách sử dụng nó” của ông đã trở thành cơ sở cho cuốn sách
Lập Bản đồ tư duy sau này. Bản đồ tư duy được chính thức giới thiệu với thế
giới lần đầu tiên vào mùa xuân năm 1974. Cùng với những quyển sách trong
Bộ sách về tư duy (The Mind Set), Bản đồ tư duy đã đưa ông đến vị trí của
tác giả có sách bán chạy nhất thế giới.
3. Khái niệm Bản đồ tư duy:
Theo Tony Buzan thì Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng
màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một
ý tưởng hay một hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ
được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối
với các ý trung tâm. Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh.
Bản đồ tư duy khiến tư duy con người cũng phải hoạt động tương tự. Từ đó
các ý tưởng của con người sẽ phát triển.
Hay nói cách khác, Bản đồ tư duy là phương pháp kết nối mang tính đồ
họa có tác dụng lưu giữ, sắp xếp và xác lập ưu tiên đối với mỗi loại thông tin
(thường là trên giấy) bằng cách sử dụng từ hay hình ảnh then chốt hoặc gợi
nhớ nhằm làm “bật lên” những ký ức cụ thể và phát sinh các ý tưởng mới.
Mỗi chi tiết gợi nhớ trong Bản đồ tư duy là chìa khóa khai mở các sự kiện, ý

tưởng và thông tin, đồng thời khơi nguồn tiềm năng của bộ não kỳ diệu.
4. Nguyên lý hoạt động của Bản đồ tư duy:
Bản đồ tư duy hoạt động theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gọi ý kia”
của bộ não. Ở ý trung tâm của bản đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể
hiện một ý tưởng hay một khái niệm chủ đạo. Trung tâm đó được nối với các
hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính đó lại
có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế sự
phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được kết nối với

7


nhau. Chính sự liên kết này tạo ra một bức tranh tổng thể mô tả về ý trung
tâm một cách đầy đủ, rõ ràng.

8


Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng đào tạo, chúng ta đã cải tiến đồng
bộ về nhiều mặt, từ chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy đến đội ngũ
9


giáo viên, trong đó việc đổi mới phương pháp giảng dạy được xem là một
trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo một
cách bền vững, vì đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ tạo điều kiện tốt cho
người học có thể phát huy hết khả năng tư duy của mình, biến quá trình học
của người học thành quá trình phát triển tư duy sáng tạo. Từ thực tế trên cho
thấy, để nâng cao chất lượng đào tạo, việc đổi mới phương pháp đào tạo tại
Việt Nam là việc làm cấp thiết và cần tiến hành một cách đồng bộ. Đổi mới

phương pháp giảng dạy sẽ cung cấp những cơ hội đặc biệt để nhận thức rõ
những giá trị quan trọng, thực chất trong cuộc sống. Điều đó làm tăng khả
năng mà thực ra là yêu cầu giáo viên không ngừng nâng cao trình độ hiểu
biết. Vì vậy, vai trò mới của người giáo viên trở thành nhân tố kích thích trí tò
mò của người học, mài sắc thêm năng lực nghiên cứu độc lập, tăng cường khả
năng tổ chức, sử dụng kiến thức và khả năng sáng tạo.
Trong các phương pháp mới được đề xuất và vận dụng trong những
năm gần đây, dạy học bằng Bản đồ tư duy đặc biệt được các nhà nghiên cứu,
nhà khoa học và giáo viên giảng dạy cũng như học sinh quan tâm. Cùng với
các phương pháp dạy học tích cực khác, việc triển khai dạy học bằng Bản đồ
tư duy chính là một công cụ phù hợp mà các trường đang thực hiện để tiến
hành giảm tải đạt chất lượng.
Theo ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học của Bộ
Giáo dục- Đào tạo, ngoài tính khoa học, phương pháp học này có nhiều ưu
điểm phù hợp với điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất của ngành giáo dục Việt
Nam: “Bản đồ tư duy có thể áp dụng cho nhiều vùng khác nhau, đặc biệt tại
các vùng nghèo, giáo viên có khi chỉ cần một tấm bản đồ dùng rồi, một tờ lịch
dùng rồi, chỉ cần một mặt giấy cũng có thể vẽ được Sơ đồ tư duy. Học sinh có
thể học trên một mặt bằng, thậm chí là một nền đất. Chính vì tính linh hoạt
nên áp dụng nó khả thi”.
10


Qua thực tế ứng dụng, nhiều giáo viên đánh giá: Kết hợp với các
phương pháp dạy học tích cực khác mà ngành giáo dục đã và đang triển khai,
Bản đồ tư duy sẽ là đòn bẩy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học
sinh tích cực chủ động và có tư duy tốt hơn.
5. Ưu điểm và hạn chế của Bản đồ tư duy:
Cũng như các phương pháp, phương tiện dạy học khác, sử dụng bản đồ
tư duy trong dạy học cũng có những ưu và nhược điểm nhất định.

a.Ưu điểm:
Lập Bản đồ tư duy là phương pháp nhằm tận dụng các nguồn tài
nguyên vô tận của não. Trong học tập nó là công cụ trợ giúp rất thích hợp, tuy
nhiên Bản đồ tư duy không chỉ là bản ghi nhớ trực quan mà còn là công cụ ôn
tập, quản lý thời gian kích thích trí nhớ linh hoạt và hữu cơ.
Bản đồ tư duy hiệu quả hơn so với ghi chú thông thường; nếu sử dụng
cách ghi chép truyền thống, thành câu văn đầy đủ thì có thể bị thiếu ý, lủng
củng về bố cục, không rõ ý tưởng, khó nắm bắt trọng tâm, khó sữa chữa bổ
sung, gò bó về tư duy và mất nhiều thời gian. Với Bản đồ tư duy, ý chủ đạo
được xác định cụ thể, mức độ quan trọng tương đối của mỗi ý được nhận biết
rõ, các ý quan trọng hơn có thể được nhận biết vì nằm ở tâm Bản đồ tư duy,
mối liên kết giữa các khái niệm then chốt được nhận biết tức thì- nhờ từ then
chốt- tạo điều kiện liên hội các ý tưởng, khái niệm và nâng cao trí nhớ, ôn lại
những thông tin hiệu quả và nhanh chóng, cấu trúc Bản đồ tư duy cho phép
bổ sung các khái niệm một cách dễ dàng, mỗi Bản đồ tư duy là kết quả của
quá trình sáng tạo, tác phẩm độc đáo giúp nhớ lại chính xác.
Vận dụng Bản đồ tư duy trong giảng dạy sẽ mang lại những lợi ích sau:
- Bản đồ tư duy gợi hứng thú cho người học một cách tự nhiên, nhờ đó
giúp họ tiếp thu nhiều hơn và tích cực hơn trong lớp.

11


- Bản đồ tư duy làm cho bài học cũng như cách trình bày bài học ngẫu
hứng, sáng tạo và lý thú hơn đối với cả người dạy lẫn người học.
- Nhờ Bản đồ tư duy, ghi chú bài giảng của giáo viên trở nên linh hoạt,
tùy biến. Trong thời đại mà mọi thứ đều thay đổi và phát triển nhanh chóng,
giáo viên cần có khả năng làm mới, đồng thời bổ sung ghi chú bài giảng một
cách dễ dàng, nhanh chóng.
- Bản đồ tư duy biểu thị nội dung thích hợp dưới hình thức rõ ràng và

dễ nhớ nên người học có khuynh hướng đạt điểm cao hơn trong các kỳ thi.
- Khác với văn bản trình bày nội dung theo cách tuần tự, Bản đồ tư duy
không những biểu thị sự kiện mà còn cho thấy mối liên hệ giữa các sự kiện
ấy, nhờ đó giúp người học hiểu sâu hơn về chủ đề.
- Số lượng ghi chú cho bài giảng được giảm đi rất nhiều.
Trong thuyết trình và viết văn, vận dụng Bản đồ tư duy cũng mang lại
nhiều lợi ích:
- Bản đồ tư duy loại bỏ sự căng thẳng, khó chịu phát sinh từ cách sắp xếp
không hợp lý cũng như nỗi lo bị thất bại và “chỗ bế tắc của người viết văn”.
- Bản đồ tư duy giúp mang lại một bài thuyết trình hoặc tiểu luận, một
dự án hoặc một báo cáo có trọng tâm rõ ràng và bố cục hợp lý hơn.
Cơ chế hoạt động của Bản đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc,
với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Bản đồ tư duy là công cụ đồ họa
nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng Bản đồ tư duy
vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập
hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương... và giúp cán bộ quản lí giáo dục lập
kế hoạch công tác.
Bản đồ tư duy giúp học sinh học được phương pháp học: Việc rèn
luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao
hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học.. Sử dụng thành thạo Bản đồ tư
12


duy trong dạy học học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập,
chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
Bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả
nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái
mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình, vì vậy
việc sử dụng Bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy
động tối đa tiềm năng của bộ não.

Việc học sinh tự vẽ Bản đồ tư duy có ưu điểm là phát huy tối đa tính
sáng tạo của học sinh, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinh,
các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt,
thẳng, cong…), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi Bản đồ tư duy thể hiện rõ
cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh và Bản đồ tư duy do các
em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình.
Bản đồ tư duy giúp học sinh ghi chép có hiệu quả. Do đặc điểm của
Bản đồ tư duy nên người thiết kế Bản đồ tư duy phải chọn lọc thông tin, từ
ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi” thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sử dụng
Bản đồ tư duy sẽ giúp học sinh dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả.
Nói tóm lại, dạy học bằng Bản đồ tư duy sẽ mang lại cho cả người học
và người dạy nhiều lợi thế:
- Nhanh, ngắn gọn, dễ làm, dễ phát triển thêm ý tưởng mới, dễ nhìn, dễ
hiểu, dễ tiếp thu, có thể nhìn thấy bức tranh tổng thể của vấn đề, nhờ vậy rất
dễ kiểm tra, dễ bổ sung, bố cục tốt hơn vì theo suy nghĩ của bộ não.
- Không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lý, nên có thể vẽ
thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, có thể dùng màu
sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, nghĩa là cùng một nội dung
nhưng mỗi người có thể “thể hiện” theo một cách riêng, vì vậy sẽ phát huy
được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
13


- Ý được phát triển tới mức vô hạn, nhưng lại dễ liên kết các ý tưởng.
- Đối với người học, dễ nhìn, dễ viết, kích thích được hứng thú học tập
và khả năng sáng tạo của người học, đồng thời phát huy tối đa tiềm năng ghi
nhớ của bộ não, rèn luyện được cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý
phụ một cách logic.
Hơn nữa, phương tiện thiết kế Bản đồ tư duy cũng khá đơn giản:
- Giấy, bìa, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu, tẩy,…

- Vận dụng với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường
hiện nay. Vì thế phương pháp này có thể áp dụng tại những trường vùng sâu,
vùng xa, vùng kinh tế khó khăn.
- Trên lớp học nên dùng phấn màu vẽ Bản đồ tư duy lên bảng và bút
màu vẽ trên giấy, bìa.
- Học sinh có thể vẽ tay giúp tiếp thu, phát triển ý tốt hơn, sáng tạo hơn.
- Tập thói quen lập Bản đồ tư duy trước hoặc sau khi học một bài hay
một chủ đề, một chương, để giúp các em phát triển tư duy lôgic.
Hãy cùng nhìn lại những biểu hiện của phương pháp dạy học tích cực“lấy học sinh làm trung tâm” để thấy rõ hơn những ưu điểm nổi bật của
phương pháp dạy học bằng Bản đồ tư duy:
- Thừa nhận, tôn trọng, hiểu, đồng cảm với học sinh. Đạt được độ tin
cậy, tạo sức thu hút, thuyết phục, kích thích động cơ bên trong của học sinh.
- Dựa vào kinh nghiệm của người học, khai thác kinh nghiệm đó, dồn
thành sức mạnh trong quá trình tự khám phá.
- Chống gò ép, ban phát, giáo điều, nuôi dưỡng tính sẵn sàng, tính tích
cực ý chí của người học để đạt được mục đích học tập và phát triển cá nhân.
- Người học tự nhận thức, tự phát triển, tự thực hiện, tự kiểm tra, đánh
giá, tự hoàn thiện trong môi trường được đảm bảo quyền lựa chọn tối đa của
học sinh (quyết định, ứng xử, hoạt động…)
14


- Tối đa hóa sự tham gia của người học, tối thiểu hóa sự áp đặt, can
thiệp của người dạy.
- Tạo cho học sinh tính năng động, chủ động, tự tin.
- Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, khả năng suy ngẫm, óc phê phán
và tôn trọng cá tính.
- Nội dung học tập, môi trường học tập… được kiểm soát bởi chính
người học.
- Đảm bảo tính mềm dẻo, thích ứng cao của giáo dục.

- Hết sức coi trọng vai trò to lớn của kỹ năng.
- Chống được các biểu hiện:
+ Quyền uy, áp đặt, giáo điều, xơ cứng, máy móc (đối với giáo viên)
+ Thụ động “ngoan ngoãn”, khuôn mẫu, quá lệ thuộc, dễ bị chi phối,
học vẹt, lý thuyết suông (đối với học sinh)
- Giáo dục không chỉ phục vụ số đông mà phục vụ cho nhu cầu của số đông.
- Con người vốn sẵn có những tiềm năng. Giáo dục cần và có thể giúp
khai thác tối đa các tiềm năng đó, đặc biệt là tiềm năng sáng tạo.
- Giáo dục là tạo ra cho người học một môi trường để người học có thể
tự giác, tự do (trong suy nghĩ, trong việc làm, trong tranh luận), tự khám phá.
Các thành tố đó gồm:
+ Các hình thức học tập đa dạng, linh hoạt.
+ Nội dung học tập phù hợp với mong muốn, khả năng và thiên hướng
của người học.
+ Những quan hệ thầy - trò, bạn bè với tinh thần hướng dẫn, hợp tác,
dân chủ… giúp cho người học đạt tới mục đích nhận thức theo 3 yêu cầu nói
trên (tự giác, tự do, khám phá).
Như vậy, xét cả trên lý thuyết và thực tế vận dụng có thể khẳng định,
vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học có rất nhiều ưu điểm, chúng ta có thể

15


kỳ vọng về một diện mạo mới giáo dục nếu phương pháp dạy học này được
thực hiện đồng bộ.
b. Hạn chế:
Mặc dầu sử dụng Bản đồ tư duy đang là “cơn sốt” của ngành giáo dục,
song ở cấp Trung học phổ thông vẫn chưa được triển khai đồng bộ, hầu hết
còn do tự phát, một số giáo viên vì tò mò hoặc tình cờ được biết đến nó, thấy
thú vị nên áp dụng thử, cũng có nhiều giáo viên xác định đây là phương pháp

hiệu quả và hoàn toàn thích hợp trong dạy học nên chủ động đầu tư tìm tòi,
học hỏi và đưa ra được cả Sáng kiến kinh nghiệm. Nhưng số đông vẫn là
“chưa biết”, “có nghe nói”, “biết nhưng chưa dám áp dụng”...
Có thể nói, khá nhiều giáo viên ngại áp dụng các phương pháp giảng
dạy mới và Bản đồ tư duy không phải là ngoại lệ . Có thể do những khó khăn
ban đầu như phải xây dựng thói quen cho học sinh, nếu vậy sợ không theo kịp
chương trình…
Nếu không hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị ở nhà và đầu tư nghiêm
túc cho bài học, khi lên lớp dễ rơi vào “tình cảnh” chỉ có một mình giáo viên
làm việc. Giáo viên chỉ trình chiếu những trang kí tự thay cho viết bảng, đưa
ra hình ảnh, bản đồ, công thức …thay cho sử dụng bảng phụ, tranh vẽ bên
ngoài, sau đó thuyết trình hoặc đưa sẵn Bản đồ tư duy vào phần kết bài theo ý
tưởng của giáo viên... nếu vậy thì học sinh vẫn chỉ tiếp nhận kiến thức một
cách thụ động. Khi đó học sinh chỉ cố nhớ những gì quan sát thấy trên Bản đồ
tư duy có sẵn của giáo viên mà không hề tư duy.
Qua quá trình soạn giảng tôi thấy rằng: những gì mà phấn trắng bảng
đen làm được thì không cần thiết phải soạn dạy trên máy chiếu (có thể vẽ trực
tiếp trên bảng để học sinh ghi nhớ), bởi lẽ, hạn chế lớn nhất của phương pháp
dạy học bằng Bản đồ tư duy (nếu thiết kế trên phần mềm) là khi chiếu lên
bảng thì chữ rất nhỏ.
Trong thực tế không phải bài nào cũng có thể sử dụng Bản đồ tư duy (ít
nhất là với bộ môn Ngữ văn), chúng ta cần biết chọn lọc các bài hoặc một số
16


phần trong bài có khả năng ứng dụng Bản đồ tư duy trên máy tính mà đạt hiệu
quả cao. Nhưng sử dụng Bản đồ tư duy trực tiếp trên bảng thì bài học nào
cũng có thể đưa vào.
Theo kinh nghiệm của bản thân tôi, không nên sử dụng Bản đồ tư duy cho
một mảng kiến thức quá lớn, khi đó khiến học sinh rối không biết bắt đầu từ đâu

để ghi nhớ và liên tưởng các phần kiến thức với nhau và học sinh cũng khó thể
hiện toàn bộ kiến thức vào một Bản đồ tư duy. Mà nên hướng dẫn học sinh tách
các phần kiến thức, nội dung, các chủ đề bằng một mấu chốt quan trọng nào đó,
sau đó liên hệ các kiến thức đó với nhau bằng nhiều Bản đồ tư duy.
Dẫu còn một vài hạn chế nhất định nhưng suy cho cùng, Bản đồ tư duy
vẫn là "chiếc cầu nối" ngắn nhất giữa kho tàng tri thức và bộ não của con người.
II/ Vận dụng Bản đồ tư duy trong dạy học Văn học sử:
1. Đặc điểm của bài Văn học sử ở trường THPT:
a. Dung lượng và loại bài Văn học sử trong bộ môn Ngữ văn ở THPT
Các bài văn học sử là những nhận định, những đánh giá của các nhà
nghiên cứu văn học về lịch sử văn học dân tộc trong cái nhìn bao quát của cả một
nền văn học, từng bộ phận, từng thời kỳ văn học và từng tác gia văn học. Với
hình thức là những văn bản nghị luận gồm nhiều phần, mỗi phần trình bày một
vấn đề bằng hệ thống luận điểm và các luận cứ để làm rõ từng luận điểm.
Bộ SGK Ngữ văn THPT hiện hành được “xây dựng như một chỉnh thể
văn hóa mở trong nhiều quan hệ…”. Theo tinh thần đổi mới của chương trình
giáo dục phổ thông “hệ thống tri thức văn học được cấu trúc một cách hợp lý
trên các phương diện lịch sử và loại thể. Trình tự lịch sử văn học dân tộc vẫn
được chú ý trong sự đối sánh với văn học nước ngoài. Song tiêu chí loại thể
được chú trọng hơn so với chương trình cũ”. Tiếp tục quan tâm đến sự phát
triển của loại thể, Sách giáo viên Ngữ văn 11 có bổ sung thêm: “…khi tiếp
cận các văn bản văn học, chúng ta tiếp tục quan tâm đến sự phát triển của loại
17


thể. Nhưng không nên chỉ chú trọng loại thể mà coi nhẹ sự phát triển về lịch
sử. ở THPT cần cung cấp cho học sinh những tri thức khái quát và hệ thống
về văn học. Kiến thức có tính lịch sử rất cần thiêt cho sự hình thành thói quen
và khả năng tư duy tổng hợp ở học sinh. Mỗi văn bản được nhìn từ góc độ
loại thể lại cần được đặt cào hệ thóng lịch sử…”.

Rõ ràng, cấu trúc chương trình cải cách lần này có sự thay đổi, lịch sử văn
học không còn là cơ sở độc tôn. Vì vậy chúng ta cần phải khai thác các kiến thức
văn học sử một cách hệ thống, khoa học, cụ thể trong quá trình đọc - hiểu văn
bản để bù đắp cho sự không độc tôn đó. Những kiến thức trong bài khái quát về
thời kỳ, giai đoạn, tác gia, tác phẩm là tiền đề tạo cơ sở cho việc đọc hiểu các văn
bản. Ngược lại khi đọc hiểu các văn bản trên tinh thần khắc sâu các kiến thức văn
học sử sẽ góp phần làm sáng tỏ các nhận định, luận điểm…
Căn cứ vào các bài văn học sử trong bộ sách giáo khoa cơ bản, ta thấy
ở chương trình THPT có tất cả 11 bài, cụ thể như sau:
KHỐI
LỚP

10

11

12

SỐ

TIẾT

TIẾT

THEO

VHS

PPCT


7

4

4

1
2
4
32
33
59
82
21
33
34
50
1
2
7
22

TÊN BÀI

TỔNG SỐ
TIẾT

Tổng quan Văn học Việt Nam
Khái quát Văn học dân gian Việt Nam
Khái quát Văn học Việt Nam từ thế kỉ


105

X đến hết thế kỉ XIX
Tác gia Nguyễn Trãi
Tác gia Nguyễn Du
Tác gia Nguyễn Đình Chiểu
Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến
Cách mạng tháng 8 năm 1945
Tác gia Nam Cao
Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng
Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
Tác gia Tố Hữu
18

105


Nhìn vào bảng thống kê ta thấy với một dung lượng kiến thức đồ sộ
nhưng phần văn học sử chỉ chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong chương trình.
Được phân bố chủ yếu ở đầu và giữa các kì học. Các bài khái quát thường
nằm ở đầu mỗi kì học hoặc phần học, còn các bài tác gia văn học thì thường
được bố trí sau khi học tác phẩm.
Nhìn chung, nhờ những kiến thức cụ thể mà sự trừu tượng của những
kiến thức khái quát đã dễ nắm bắt hơn, tuy nhiên để chuyển tải cho học sinh
hiểu sâu vấn đề thì hoàn toàn không đơn giản, bởi chính những kiến thức cụ
thể như ví dụ trên vẫn còn có tính khái quát rất cao, thời gian dành cho những
bài văn học sử không nhiều, hơn nữa lượng kiến thức không chỉ thiên về khái
quát, mà còn là kiến thức tổng hợp của nhiều tri thức thuộc các lĩnh vực khác

nhau như tri thức xã hội, lịch sử, kinh tế, chính trị…tất cả những tri thức này
đều có liên quan, soi chiếu cho nhau, cái này làm cơ sở để nảy sinh cái kia và
ngược lại. Như vậy không thể xem nhẹ kiến thức nào, tất cả đều phải giúp học
sinh nắm bắt được. Để làm được điều này thiết nghĩ dạy học theo các phương
pháp truyền thống là khó đạt được mục tiêu.
b.Những khó khăn trong dạy học Văn học sử ở nhà trường THPT
Với những đặc điểm đặc trưng về nội dung kiến thức cũng như phương
pháp giảng dạy phần Văn học sử trong bộ môn Ngữ văn ở nhà trường THPT
hiện nay thì nó có những khó khăn sau:
- Về nội dung kiến thức: Phần Văn học sử bao quát toàn bộ quá trình
phát triển văn học ở nước ta từ thời sơ khai chưa có chữ viết đến nay. Về thời
gian, nó khái quát toàn bộ quá trình phát triển văn học hàng ngàn năm. Về tác
giả, nó ghi lại dấu ấn của hàng nghìn tác giả cùng hàng triệu tác phẩm, cho
nên bản thân nó chứa đựng một khối lượng nội dung và kiến thức khổng lồ.
Chỉ cần nói riêng bộ phận văn học Dân gian hay văn học Viết thôi cũng đã có
19


biết bao điều để nói. Để dạy và học tốt những bài văn học sử, đòi hỏi phải vận
dụng kiến thức cụ thể về tác phẩm, tác giả, về hiện tượng văn học…mới làm
sáng rõ được luận điểm, nhận định. Điều này lại càng khó hơn cho những
giáo viên mới ra trường, giáo viên chưa dạy hết cả 3 khối lớp 10,11,12.
- Đặc điểm kiến thức của phần Văn học sử thì lại vừa nhiều, vừa khó.
Như bài “Tổng quan văn học Việt Nam”, đây là bài học mang tính khái quát
cao, có nhiều luận điểm trừu tượng nên rất khó hiểu, khó tiếp thu đối với học
sinh, khi dạy giáo viên phải sử dụng kiến thức văn học sử cụ thể, nhất là các
kiến thức mà học sinh đã biết, đã học từ các lớp dưới để minh họa cho các
luận điểm khái quát trong bài, tạo sự sinh động hấp dẫn cho bài giảng, tuy
nhiên không phải giáo viên nào cũng tìm hiểu và nắm bắt tốt các kiến thức ở
lớp dưới. Vì chỉ là những bài khái quát, tổng quát, hay tiểu sử nên bản thân nó

chỉ chứa đựng những từ ngữ thuật, kể, tả, tái hiện một cách khách quan mà
hầu như không có sự trình bày những cảm hứng, cảm xúc. Dẫn đến người đọc
luôn có cảm giác khô khan, cứng nhắc, khó nhớ. Đó cũng là một khó khăn
nữa cho những tiết dạy các bài Văn học sử.
- Ít tài liệu tham khảo: trải qua hàng nghìn năm với biết bao thăng trầm,
biến loạn của lịch cùng với sự đổi thay của thời đại, tư duy, nhận thức. Phần
Văn học sử ít nhiều bị mai một, có chỗ chưa tìm thấy, có chỗ chưa thực sự rõ
ràng chính xác. Có thể nói đây là phần có rất ít tài liệu tham khảo liên quan,
được rất ít người quan tâm, chú ý hay coi trọng nó, nhiều người còn nghĩ rằng
đây là phần không quan trọng.
- Theo bảng thống kê những tiết dạy Văn học sử trong chương trình
THPT ở trên ta thấy kiến thức vừa khó, vừa nhiều mà số lượng tiết dạy, thời
gian dạy cho bài dạy của phần này rất hạn hẹp. Thời gian để giáo viên giảng
kĩ, giảng sâu bài học cho học sinh trên lớp là không có. Với cả thầy và trò
những tiết này gần như chỉ là cưỡi ngựa xem hoa. Thầy thì cố gắng nhồi nhét
20


cho học sinh bằng hết kiến thức của bài học, còn trò thì uể oải cố gắng ngồi
đếm thời gian mong sao cho chóng hết giờ.
- Với những đặc thù như vậy phần Văn học sử cũng rất khó có được
những đồ dùng minh hoạ sinh động và cũng rất khó ứng dụng được công nghệ
thông tin vào giảng dạy một cách sâu sắc và hiệu quả.
- Tâm lí của người dạy và người học đối với phần Văn học sử cũng là
vấn đề đáng bàn luận. Học sinh lúc nào cũng mang tâm lí phần này học khó
nên chưa học đã ngại, phần lớn học sinh cũng chưa nhận thức được một cách
đầy đủ, sâu sắc về vai trò, mục đích, tầm quan trọng của môn Ngữ văn trong
nhà trường. Thậm chí, có một số nhỏ học sinh còn nhận thức sai lệch về bộ
môn này, cho rằng học văn là phù phiếm, không gắn liền với cuộc sống,
không phục vụ cho cuộc sống, nói tóm lại là học văn chẳng để làm gì. Thêm

nữa những bài khái quát hầu như rất ít thi vào hoặc có thi vào cũng chiếm số
điểm rất ít của bài (2 điểm cho cấu trúc bài thi tốt nghiệp THPT và thi vào đại
học, cao đẳng) nên đa số học sinh không có hứng thú, say mê, không có thái
độ đúng đắn với môn học này, hoặc chủ quan và không chịu học. Còn giáo
viên vừa vì áp lực thời gian, vừa vì áp lực kiến thức lại thêm học sinh không
có nhiều hứng thú cho phần này nên cũng hay mang tâm lí chủ quan, chán
nản.
Để khắc phục những khó khăn trên, qua nghiên cứu, tìm hiểu và bước
đầu vận dụng vào giảng dạy các bài văn học sử, tôi thấy vận dụng bản đồ tư
duy cho các tiết học ở loại bài này rất hiệu quả.
2.Ưu thế của bản đồ tư duy trong dạy học văn học sử:
Đối với hoạt động giảng dạy bài Văn học sử của giáo viên, sử dụng
Bản đồ tư duy có những ưu thế sau:
- Sử dụng Bản đồ tư duy như một công cụ để giúp học sinh chiếm lĩnh
kiến thức tổng hợp về bài học:
21


Với phương pháp Bản đồ tư duy trong giảng dạy từng bước giáo viên
sẽ giúp học sinh tự mình phát hiện dần dần toàn bộ kiến thức bài học. Bắt đầu
bằng những kiến thức tổng quát nhất - trọng tâm bài học- trung tâm bản đồ,
giáo viên giúp học sinh tái hiện những kiến thức lớn xoay quanh trọng tâm bài
học, những ý nhỏ trong từng ý lớn cứ như vậy đến khi giờ học kết thúc cũng
là lúc kiến thức tổng quát của bài học được trình bày một cách sáng tạo, sinh
động trên bản đồ.
Không những cung cấp cho học sinh kiến thức tổng thể, Bản đồ tư duy
còn giúp cho học sinh nhìn nhận đa chiều mọi mặt của vấn đề, từ đó đưa ra
các ý tưởng mới, phát hiện mới, tìm ra sự liên kết, ràng buộc các ý tưởng
trong bài tức tìm ra mạch lôgic của bài học.
Sau khi hoàn thiện, học sinh nhìn vào bản đồ là có thể tái hiện, thuyết

trình lại được toàn bộ nội dung kiến thức bài học. Đồng thời học sinh cũng có
thể khẳng định được toàn bộ dung lượng kiến thức của bài, xác định ý chính,
ý phụ và lên kế hoạch học tập hiệu quả.
- Sử dụng Bản đồ tư duy như một công cụ gợi mở, kích thích quá trình
tìm kiếm kiến thức của học sinh:
Với những ưu điểm của mình, Bản đồ tư duy trở thành một công cụ gợi
mở, kích thích quá trình tìm tòi kiến thức của học sinh. Bước quan trọng nhất
là giáo viên giúp học sinh phát hiện, tìm kiếm được trung tâm bản đồ - trọng
tâm bài học. Sau đó theo nguyên lí Bản đồ tư duy là ý nọ gọi ý kia dần dần
giúp học sinh khám phá kiến thức bài học.
Bằng trí tưởng tượng cùng sự tập hợp kiến thức từ các nguồn, học sinh
phải biết cách phân tích tìm ra những từ khóa, hình ảnh chính xác nhất. Khi
các nhánh lớn được xây dựng giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh sắp xếp
theo thứ tự quan trọng bằng cách đánh số ở đầu mỗi nhánh. Điều đó giúp học

22


sinh dễ dàng ôn tập sau này. Cứ làm việc theo cách đó học sinh sẽ biết cách tự
mình vận động, tìm tòi khám phá, lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả.
- Sử dụng Bản đồ tư duy như một công cụ để củng cố, khái quát bài
học của học sinh:
Sau mỗi tiết học bao giờ cũng có phần củng cố, nhắc lại kiến thức trọng
tâm. Với cách học truyền thống, học sinh ghi chép và thực hiện kiến thức theo
trật tự tuyến tính nên khả năng nhớ kiến thức thường ít hơn 50% dung lượng
bài. Sử dụng Bản đồ tư duy giúp các em khắc phục được hạn chế đó. Sau mỗi
giờ học, khi cần củng cố kiến thức học sinh chỉ cần nhìn vào Bản đồ tư duy có
thể tái hiện được 80%-90% kiến thức bài học. Đến khi ôn thi học sinh không
phải mất một lượng lớn thời gian để đọc lại kiến thức như cách học truyền
thống mà chỉ cần quan sát lại sơ đồ tổng thể vẫn có thể tái hiện nội dung bài

học một cách cụ thể, chi tiết. Như thế học sinh vừa nâng cao được kết quả học
tập vừa tiết kiệm được thời gian.
III/ Những hình thức sử dụng bản đồ tư duy trong giờ văn học sử
1. Sử dụng bản đồ tư duy trong hoạt động nhóm
Nhóm bao gồm một nhóm nhỏ những người cùng làm một công việc,
gặp gỡ để cùng nhận dạng, phân tích và giải quyết các vấn đề được đặt ra.
Nhóm không phải là một cơ chế, hay một tổ chức mang tính hình thức, một
thứ mốt nhất thời, một chương trình, mà là một cách làm việc, một sự thay đổi
thói quen bảo thủ trong suy nghĩ của con người. Nhóm làm thay đổi mối quan
hệ giữa người với người trong công việc.
- Chức năng của nhóm:
* Tạo môi trường làm việc thân thiện:
- Cải thiện hành vi giao tiếp:
Nhóm giúp cải thiện sự giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn
ra thường xuyên, mọi người trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học
23


tập, lao động trở nên sôi động hơn. Mọi người dần giảm bớt chủ nghĩa cá
nhân để hướng đến tập thể, để cùng giải quyết các vấn đề lớn mà một người
hoặc một nhóm người làm việc độc lập, riêng rẽ không thể hoàn thành được.
Bầu không khí làm việc của tổ chức thay đổi theo hướng tích cực, mọi người
có thái độ thiện chí với nhau. Chính vì vậy
mà vấn đề hóc búa thường được giải quyết
dễ dàng hơn.
- Xây dựng tinh thần đồng đội và
hỗ trợ nhau cùng phát triển:
Sau quãng thời gian lao động và
học tập, đặc biệt là những công việc lặp đi lặp lại, hoặc các vấn đề cần giải
quyết quá phức tạp, áp lực công việc quá cao làm cho người thực hiện cảm

thấy dễ chán nản, đơn điệu, buông xuôi. Khi đó, tham gia nhóm làm họ trở
nên hưng phấn, họ chờ đón các hoạt động của nhóm và khi tham gia nhóm, họ
bị thu hút vào công việc hơn bao giờ hết, vì trong nhóm có sự hỗ trợ của đồng
đội, có điều kiện thể hiện cá nhân, được chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn
những thành viên khác và mọi việc trước đây được xem là nhàm chán thì giờ
đây, dưới cái nhìn từ một góc độ khác từ nhóm, vấn đề trở nên mới và hấp
dẫn hơn.
- Mở rộng hợp tác và liên hệ giữa tất cả các cấp:
Khi tham gia nhóm, các thành viên có xu hướng mở rộng hợp tác với
nhau để tạo sự thống nhất của tổ chức, giúp xóa bỏ ngăn cách trong các mối
quan hệ. Nhóm là một trong những cách kết nối tất cả mọi người không phân
biệt chức vụ, cấp bậc. Khi mọi người bắt tay cùng giải quyết các vấn đề đặt
ra, lúc đó bức tường ngăn cách bị phá toang, mọi người hòa nhập lại, gần gũi
nhau hơn, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển.
* Huy động nguồn nhân lực:
24


×